Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

đề tài “ đánh giá hiệu quả của phương pháp nhĩ châm trong điều trị bệnh suy nhược thần kinh thể tâm tỳ hư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.51 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1............................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................................3
1.1Sơ lược lịch sử và dịch tể học:......................................................................................3
1.2.Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh................................................................................3
1.2.1 Y học hiện đại........................................................................................................3
1.2.2. Y học cổ truyền....................................................................................................4
1.3. Các thể lâm sàng và nguyên tắc điều trị......................................................................4
1.3.1.Y học hiện đại........................................................................................................4
1.3.1.1Các thể lâm sàng..............................................................................................4
1.3.1.2.Nguyên tắc điều trị theo y học hiện đại..........................................................5
1.3.2.Y học cổ truyền.....................................................................................................5
1.3.2.1 Các thể lâm sàng.............................................................................................5
1.3.2.2 Nguyên tắc điều trị theo Y Học cổ truyền:.....................................................6
2.5.3 Cơ chế tác dụng của pháp điều trị trong nghiên cứu:............................................7
2.5.3.1 Cơ chế tác dụng của nhĩ châm:.......................................................................7
CHƯƠNG 2..........................................................................................................................10
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................10
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................................10
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................10
2.3 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU...............................................................................10
2.3.1 Kim châm:...........................................................................................................10
2.3.2 Máy điện châm Nhật...........................................................................................10
2.3.3 Thuốc Đông dược................................................................................................10
2.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.................................................................................10
2.4.1 Chọn mẫu............................................................................................................10
2.4.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán..........................................................................................11
2.4.2.1 Theo tây y.....................................................................................................11
2.4.2.2 Theo Y Học cổ truyền..................................................................................11


2.5 KỶ THUẬT TIẾN HÀNH.........................................................................................11
2.5.1 Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm có so sánh trước và sau can thiệp...............11
2.5.2 Phát đồ điều trị trong nghiên cứu:.......................................................................11
2.5.2.1 Châm cứu.....................................................................................................11
2.5.2.2 Dùng thuốc:..................................................................................................12
2.5.4 KỶ THUẬT CHÂM...............................................................................................12
2.6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ.....................................................................13
2.6.1 Các chỉ số biến số cần theo dõi...........................................................................13
2.6.2 Đánh giá hiệu quả giảm nhức đầu:......................................................................13
2.6.3 Đánh hiệu quả giấc ngủ.......................................................................................13
2.6.4 Đánh giá các triệu chứng cơ năng: .....................................................................14
2.6.5 Tiêu chuẩn phân loại kết quả điều trị..................................................................14
2..6.6 So sánh kết quả điều trị bằng nhĩ châm với điện châm......................................14


2.7 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU...............................................................................15
2.7.1 Nhân lực..............................................................................................................15
2.7.2. Địa điểm thực hiện Trung Tâm Châm Cứu bệnh viện Y học Cổ Truyền..........15
2.7.3. Trang thiết bị : Khoa Dược cung cấp.................................................................15
CHƯƠNG 3..........................................................................................................................15
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................................16
3.1. Sự phân bố theo độ tuổi.............................................................................................16
3.2. Sự phân bố theo giới..................................................................................................16
3.3. Sự phân bố theo nghề nghiệp....................................................................................17
3.5. Sự phân bố theo vùng cư trú......................................................................................18
3.6. Đánh giá mức độ giảm nhức đầu theo chỉ số Riche..................................................19
3.7 Đánh giá thời gian ngủ...............................................................................................20
Bảng 7. Đánh giá thời gian ngủ........................................................................................20
3.8 Đánh giá chất lượng giấc ngủ.....................................................................................21
3.9 Đánh giá tình trạng lo âu giảm trí nhớ:.....................................................................22

3.8 Kết quả điều trị của 2 lô.............................................................................................23
3.9 Đánh giá những yếy tố thuận lợi có liên quan đến điều kiện xuất hiện bệnh............24
CHƯƠNG IV.......................................................................................................................24
NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN.............................................................................................24
4.1 Về độ tuổi...................................................................................................................24
4.2 Về giới........................................................................................................................25
4.3 Về những yếu tố thuận lợi và yếu tố nghề nghiệp:.....................................................25
4.4 Về yếu tố nghề nghiệp................................................................................................25
4.5 Về yếu tố địa lý..........................................................................................................25
4.6 Nhận xét về mức độ giảm nhức đầu...........................................................................25
4.7 Nhận xét về thời gian ngủ trong đêm.........................................................................26
4.8 Nhận xét về độ nông sâu của giấc ngủ.......................................................................26
4.9 Về tình trạng lo âu,giảm trí nhớ.................................................................................26
4.10 Tỷ lệ đáp ứng điều trị của hai lô...............................................................................26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................29


ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy nhược thần kinh theo Y Học cổ truyền còn gọi là bệnh tâm căn suy
nhược, là một trong những loại bệnh loạn thần kinh có đặc điểm cơ bản là sự
phát sinh bệnh do căn nguyên tâm lý. Bệnh được miêu tả trong phạm vi nhiều
chứng bệnh: kinh quí, chinh xung, kiện vong (quên), đầu thống ( nhức đầu),
di tinh, thất miên (mất ngủ) ...của y học cổ truyền. Đây là tình trạng rối loạn
chức năng của võ não do tế bào não làm việc quá căng thẳng, sinh ra thái quá
và suy nhược, ảnh hưởng quá trình hồi phục và nghỉ ngơi của cơ thể. Tuỳ theo
cơ địa và sinh hoạt của mỗi người, tâm căn suy nhược có thể biểu hiện bằng
nhiều triệu chứng khác nhau như mệt mỏi, dễ cáu gắt, nhức đầu, mất ngủ, mỏi
gáy, trí nhớ giảm, tinh thần không tập trung, đầu óc căng thẳng, hay hồi hộp
lo sợ, rối loạn tiêu hoá v.v..Nếu kéo dài sẽ dẫn đến hư tổn cả khí lẫn huyết và

làm giảm sức đề kháng của cơ thể, là nguồn gốc của nhiều chứng bệnh
nghiêm trọng khác. Về phía lâm sàng và xét ngiệm không thấy tổn thương
tổn thương thực thể nào.
Chúng tôi nhận thấy : Trong thời đại ngày nay cuộc sống kinh tế xã hội
biến đổi một cách nhanh chóng, nhất là ở những thành phố đang phát triển
công nghiệp hoá; với nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp và gánh nặng sức ép
của công việc làm cho con người dễ bị những san chấn tinh thần dẫn đến suy
nhược thần kinh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ một số lượng lớn lao động
trong xã hội. Để khắc phục tình trạng trên các nhà khoa học trên thế giới đã
nghiên cứu nhiều chế phẩm,nhiều Phương pháp điều trị hiện đại có tác dụng
xoa dịu giấc ngủ, ức chế thần kinh có giá trị. Bên cạnh đó, Y học cổ truyền
Việt Nam từ lâu đời cũng có rất nhiều phương pháp điều trị suy nhược thần
kinh(Tâm căn suy nhược) có hiệu quả như: dùng thuốc,điện châm,nhĩ
châm..vv.

1


Để gìn giữ và phát huy giá trị quý báu của di sản Y học cổ truyền
chúng tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá hiệu quả của phương pháp nhĩ châm
trong điều trị bệnh suy nhược thần kinh thể tâm tỳ hư tại bệnh viện y học
cổ truyền Tỉnh Thừa thiên Huế”với mục tiêu:
-So sánh kết quả điều trị bệnh suy nhược thần kinh bằng phương pháp
nhĩ châm và phương pháp điện châm.
-Nhận xét những đặc điểm của bệnh nhân suy nhược thần kinh đến điều
trị tại bệnh viện YHCT tỉnh TT-Huế.

2



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1Sơ lược lịch sử và dịch tể học:
Bệnh tâm căn suy nhược lần đầu tiên được nhà thần kinh học Hoa kỳ
George Beard mô tả vào năm 1869. Beard coi tâm căn suy nhược là một bệnh
riêng biệt.Theo ông nguyên nhân chính của bệnh là sự căng thẳng cảm xúc
kéo dài dẫn đến suy nhược hệ thần kinh. Về sau nhiều tác giả mở rộng phạm
vi và gọi là suy nhược thần kinh. Bệnh nầy thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi 2045. Về tỷ lệ mắc bệnh nam nhiều hơn nữ. Lao động trí óc nhiều hơn lao động
chân tay. Ở Việt Nam bệnh nầy chiếm tỷ lệ 3-4% dân số, còn ở các nước Tây
Âu chiếm 5-10% dân số
1.2.Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
1.2.1 Y học hiện đại
Bệnh liên quan đến những chấn thương tinh thần(stress) lâu ngày khiến
cho quá trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh bị rối loạn (quá căng
thẳng quá trình hưng phấn, quá căng thẳng quá trình ức chế và đảo ngược của
quá trình hưng phấn và ức chế) làm phát sinh một số triệu chứng thần kinh cơ
năng mà về mặt lâm sàng và cận lâm sàng không có dấu chứng tổn thương
thực thể. Về mặt cơ chế là khi đối mặt với những chấn thương tinh thần, cơ
thể phải có sự tổ chức lại môi trường bên trongthông qua hệ thống thần kinh
thể dịch, thần kinh nội tiết mà chủ yếu liên quan đến chức năng hệ lưới- vỏ
não, hệ lưới- tuyến yên- tuyến thượng thận. Khi những xung động do sang
chấn thần kinh kéo dài không sàng lọc qua hệ lưới thì quá trình sắp xếp lại
của nội môi trường sẽ dồn các xung động đó lên vỏ não; vì thế vỏ não không
chịu đựng nổi, dẫn đến sự suy yếu quá trình ức chế và quá trình hưng phấn và
cuối cùng đi đến sự ức chế giới hạn của vỏ não làm xuất hiện triệu chứng thần
kinh cơ năng.

3



Ngoài nguyên nhân chính do chấn thương tinh thần, còn có những yếu
tố nguy cơ như người có loại thần kinh yếu, lao động trí óc quá mức hoặc làm
việc quá sức, cuộc sống quá căng thẳng, nơi sống và làm việc có nhiều yếu tố
kích thích và các bệnh mạn tính như suy dinh dưỡng kéo dài, nhiễm độc rượu,
nhiễm độc mạn tính, suy nhược cơ thể, mất ngủ lâu ngày đều có thể thúc đẫy
sự phát sinh bệnh.
Giai đoạn đầu của bệnh do suy yếu quá trình ức chế của vỏ não làm
phát sinh ra các triệu chứng hưng phấn thần kinh( giai đoạn hưng phấn tăng),
đến giai đoạn hai do quá trình hưng phấn của vỏ não thể hiện trên lâm sàng
các triệu chứng ức chế thần kinh( giai đoạn ức chế giảm) giai đoạn ba do ức
chế giới hạn để bảo vệ tế bào não tránh những kích thích quá mức dẫn đến sự
suy yếy quá trình ức chế và quá trình hưng phấn ( giai đoạn quá trình ức chế
và hưng phấn giảm)
1.2.2. Y học cổ truyền
Do những sang chấn tinh thần mạnh và đột ngột hoặc tích lũy lâu ngày
khiến cho quá trình điều chỉnh âm dương khí huyết của các tạng phủ can tâm tỳ
thận bị rối loạn. Sự thái quá của các biểu hiện tình chí làm tổn thương âm dương
khí huyết của các tạng phủ trên: giận quá hại can, làm can âm can huyết hư, can
khí uất kết, can dương vượng, vui mừng quá hại tâm, làm tâm âm tâm huyết hư,
tâm hoả vượng; lo lắng quá hại tỳ, làm tỳ âm hư, sợ hãi quá hại thận, làm thận
âm hư, mệnh môn hỏa vượng, lâu ngày thận dương cũng bị hư.
Tuỳ theo sự tổn thương của một hoặc phối hợp nhiều tạng phủ nói trên mà
có các thể lâm sàng tương ứng với các giai đoạn hưng phấn tăng( can khí uất kết);
ức chế giảm và hưng phấn tăng( âm hư hoả vượng); ức chế giảm (tâm tỳ hư, can
thận âm hư); và ức chế hưng phấn đều giảm (thận âm, thận dương hư).
1.3. Các thể lâm sàng và nguyên tắc điều trị
1.3.1.Y học hiện đại
1.3.1.1Các thể lâm sàng

4



- Thể cường (hưng phấn): Bệnh nhân dễ kích thích, dễ xúc động hồi
hộp, lo lắng cảm xúc không ổn định, hưng phấn vận động, khó ngủ, dễ thức
giấc, tăng tính dục, nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.
- Thể nhược (ức chế): Bệnh nhân chóng mệt mỏi, suy yếu, khả năng lao động
giảm, khó ngủ và cảm thấy mệt sau khi thức dậy, hay buồn ngủ vào ban ngày.
- Thể trung gian (ức chế lẫn hưng phấn): Bệnh nhân có trạng thái bàng
quan, đôi lúc trầm cảm, ám ảnh sợ hãi, khả năng lao động lúc tăng giảm, có
nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.
1.3.1.2.Nguyên tắc điều trị theo y học hiện đại
- Tâm lý liệu pháp
- Thuốc an thần nhẹ như Meprobamate, librrium, seduxen..
- Thuốc giảm đau, chống trầm cảm và lo lắng.
- Phương pháp gây ngủ bằng máy điện.
- Phương pháp ám thị.
1.3.2.Y học cổ truyền
1.3.2.1 Các thể lâm sàng
a/.Tâm tỳ hư
- Triệu chứng: Khó ngủ, hồi hộp, quên, ăn kém, bụng chướng đầy sau
khi ăn, ỉa lỏng, mệt mỏi, rong kinh, nhức đầu âm ỉ, chóng mmặt, sắc mặt vàng
úa, lưởi nhạt to biệu, rêu lưởi trắng mỏng, mạch tế nhược.
- Chẩn đoán: Lý hư hàn.
- Phép điều trị: Bổ tâm, kiện tỳ, dưỡng tâm, an thần.
- Phương pháp điều trị
* Thuốc: Quy tỳ thang gia giảm
Nhân sâm 6-8g (đại bổ khí)

Phục thần


Hoàng kỳ 12-16g(bổ khí)

Long nhãn nhục 10-12g(an thần)

Bạch truật 12-16g(bổ khí kiện tỳ)

Hắc táo nhân 10-12g(an thần)

Đương quy12-16g(dưỡng huyết)

Viễn chí 6-8g(an thần)

5

10-12g( an thần)


Đại táo 3 quả(bổ khí kiện tỳ)

Cam thảo4-6g(bổ tỳ khí)

* Châm cứu:
Châm bổ Tỳ du, Túc tam lý, Tâm du, Tam âm giao, Nội quan, Thần môn
* Xoa bóp:
Xoa bóp vùng đầu và vùng lưng (bổ pháp). Day thêm các huyệt Tâm
du, Tỳ du, Thần môn, Tam âm giao, Khí hải.
b/. Can thận âm hư
c/.Thận âm thận dương hư
d/ Can khí uất kết
1.3.2.2 Nguyên tắc điều trị theo Y Học cổ truyền:

Chúng ta biết rằng quan niệm “Chỉnh thể thống nhất” là nhận thức của
Đông y về mối quan hệ qua lại của sự vật và con người. Người xưa cho rằng
trong quá trình tồn tại và phát triển trời, đất, người không tách rời nhau, có
quan hệ biện chứng với nhau. Lý luận của Đông y trong chẩn đoán và điều trị
đều xây dựng trên quan hệ chỉnh thể này hay còn gọi là học thuyết thiên nhân
hợp nhất.
Bên cạnh đó, mọi sự vật và hiện tượng luôn mâu thuẫn và thống nhất
với nhau, luôn tồn tại bởi hai mặt đối lập, không ngừng phát sinh, phát triển
và tiêu vong, đó gọi là học thuyết âm dương. Do âm dương mất cân bằng sẽ
gây bệnh. Vậy dùng châm cứu hoặc dùng thuốc sẽ điều hoà âm dương, sẽ
khỏi bệnh. Ngoài ra trong Đông y quan niệm rằng các vật chất trong thiên
nhiên có liên quan mật thiết đến các hoạt động của tạng phủ của cơ thể theo
những quy luật riêng, như hành nọ khắc hoặc sinh hành kia. Tạng nọ khắc
hoặc sinh tạng kia. Hoặc chúng chế ước lẫn nhau để giữ thế quân bình âm
dương bằng cách tương khắc. Do sự quân bình trong sự tương khắc bị phá sẽ
gây bệnh. Nên nguyên tắc điều trị theo ngũ hành là hư thì bổ mẹ, thực thì tả
con. Giúp ta áp dụng trong châm cứu cũng như dùng thuốc.

6


Tóm lại, 3 học thuyết nói trên là nền tảng giúp chúng ta có một phương
pháp điều trị toàn diện, thống nhất, chỉnh thể. Đồng thời nó chỉ đạo nội dung
điều trị theo một nguyên tắc sau:
- Phải nâng cao chính khí của người bệnh bằng phương pháp tổng hợp.
- Dùng thuốc, châm cứu hoặc xoa bóp vận động.
- Dùng thuốc bao giờ cũng chú trọng bổ hư sau đó mới dùng thuốc tấn
công vào các tác nhân gây bệnh.
2.5.3 Cơ chế tác dụng của pháp điều trị trong nghiên cứu:
2.5.3.1 Cơ chế tác dụng của nhĩ châm:

a.Theo thuyết sinh lý thần kinh của Paplov
Năm 1959, các nhà nghiên cứu Thượng Hải đã vận dụng thuyết sinh lý
TK của Paplov để giải thích cơ chế hoạt động của Nhĩ châm. Như trên đã
trình bầy, tai có liên hệ với rất nhiều dây TK và theo Paplov, khi một vùng ở
cơ thể bị đau, bị bệnh, các tín hiệu đau, bệnh phát ra thông qua các dây TK
trung ương. Hệï TK trung ương sau khi nhận được tín hiệu sẽ sinh ra một
phản xạ điều chỉnh chạy về phái TK ngoại biên có liên hệ. Gần đây, các nhà
nghiên cứu sinh lý học ở California cho biết: Thí nghiệm trên thỏ cho thấy,
khi thỏ bị thương, tổ chức TK liền phát sinh cảm giác đau nhức và co bóp
gấp, do vâỵ mà phát sinh ra xung điện mạch. Trung ương TK căn cứ vào
mạch xung mạnh hoặc yếu mà báo cho tổ chức tế bào liên hệ tiết gấp ra một
chất gọi là ‘chất sinh trưởng mạch’. Chất này có khả năng làm cho mạch máu
chỗ bị thương mau lành. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng khi bị
thương, chung quanh vết thương liền sinh ra một dòng điện, dòng điện này
lúc đầu khá mạnh, vết thương lành dần thì dòng điện cũng yếu đi và khi vết
thương khỏi thì dòng điện cũng biến mất.
Tuy nhiên phản xạ điều chỉnh cũng có thể tác động trên các khu vực
khác do cùng dây TK chi phối. Điều này giải thích được tại sao còn xuất hiện
những vùng phản ứng khác nữa trên loa tai hoặc trên cơ thể. Thí dụ: Khi Ruột

7


dư viêm cấp, trên loa tai xuất hiện điểm nhậy cảm ở vùng Đại trường, và Lan
vĩ (ở cẳng chân). Khi điều trị, không cần điều chỉnh ở cả hai điểm đau mà chỉ
cần điều chỉnh một trong số các điểm đau đều mang lại hiệu quả. Tuy nhiên
dấu hiệu báo bệnh sẽ xuất hiện rõ nét ở loa tai hay ở các vùng phản chiếu
khác... là điều cần được nghiên cứu kỹ hơn. Thực tế lâm sàng cho thấy một
người bệnh khi bị đau, vùng đau có thể xuất hiện trên mặt (Diện châm), trên
loa tai (Nhĩ châm), trên lòng bàn tay, lòng bàn chân… Có khi dấu hiệu báo

bệnh xuất hiện ở mặt hoặc ở lòng bàn tay, bàn chân mà không xuất hiện ở loa
tai. Hoặc có khi dấu hiệu báo bệnh vừa xuất hiện ở Mặt vừa ở Loa tai, và khi
kích thích điểm tương ứng ở mặt thì dấu báo bệnh ở Loa tai (dù không được
kích thích) cũng tự biến mất…
b.Thuyết thần kinh
Chỉ định độc đáo nhất của Nhĩ châm là ‘trấn thống’ (giảm đau), do đó,
Melzak và Wall đã đề ra thuyết ‘Cửa Kiểm Soát’ (Gate Control), theo đó, vai
trò chủ yếu là Tuỷ và các trung tâm sơ cấp nằm trong chất đông của sừng sau.
Các trung tâm này thiết lập một hàng rào chấn mà ngưỡng vượt qua chịu sự
quy định của các hoạt động đối kháng giữa hệ thống kích thích và Ức chế,
hoạt động theo chiều ngược nhau lên các trung tâm này. Khi châm ở loa tai,
thấy đau buốt ở huyệt châm nhưng chỉ thoáng qua rồi thấy tê. Như thế, có thể
mũi kim đã kích thích nhất thời hệ kích thích nhưng sau đó lại chuyển sang hệ
ức chế làm cho cơn đau tại vùng tương ứng giảm bớt đi. Tuy nhiên lý thuyết
này vẫn chưa đủ giải thích tại sao kích thích ở loa tai lại tạo nên một phản ứng
điều chỉnh vừa nhanh chóng vừa kỳ diệu như các nhà châm cứu đã nhận thấy.
Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng có thể ảnh hưởng của vỏ não
tác động đến cấu trúc bên dưới, chủ yếu là vùng Đồi thị, từ đó tạo ra sự ức
chếđôí với cơn đau và làm giảm đau. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng
do ảnh hưởng của chất giảm đau nội sinh tương tự như Morphin (Endorphin,
Enkephaline…).

8


Các nhà phản xạ học cho rằng Nhĩ châm chủ yếu tạo nên một cung
phản xạ mới và theo nguyên lý của Utomski thì kích thích nào mạnh hơn sẽ
lấn kích thích kia. Đau tạo nên một cung phản xạ lên não, châm kích thích
cũng tạo nên một cung phản xạ mới và nếu kích thích của châm mạnh hơn sẽ
lấn át được cảm giác đau và người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau ngay. Đó là lý do

tại sao có những người bệnh, khi vừa được châm kim, đã có cảm giác khỏi và
hết đau ngay. Trong cung phản xạ này, đường dẫn truyền hướng tâ là các dây
TK giao cảm của loa tai, trung tâm phản xạ là hành tuỷ và đường dẫn truyền
ly tâm là dây T
c.Theo quan niệm Y học cổ truyền:
Loa tai thể hiện hình ảnh con người và chức năng tạng phủ trong cơ
thể: “ Thập nhị kinh mạch giả thượng lạc vu nhĩ”.
- Kinh Linh Khu chương mạch đồ có câu: “Thận khí thông với tai, thận
hoà thì tai nghe được” hoặc “ Thận khí hoà nhĩ mục thông minh”
- Linh Khu chương Hải Luận “ Tuỳ Hải không đủ thì tai ù”
- Tố Vấn Ngọc cổ chân tạng luận “ Tỳ không thì chín khiếu không thông”
- Nạn Kinh điều 40 “ Bệnh ở Can, can khí hư thì tai không nghe được,
can khí nghịch thì đau đầu điếc tai” .
Những ghi chép đó cho thấy giữa tai và tạng phủ có mối quan hệ biểu
lý với nhau và cấu thành một thể thống nhất. Bởi vậy một số điểm nhất định ở
vành tai đã phản ánh bệnh của toàn thân và tạng phủ nên có thể chọn làm
điểm kích thích để chửa bệnh toàn thân.Đó là cơ sở lý luận của YHCT về
phương pháp châm loa tai .

9


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả các bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Y Học cổ
truyền không phân biệt tuổi, giới tính, nghề nghiệp,nơi ở.Được chẩn đoán suy
nhược thần kinh thể tâm tỳ hư.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thực nghiệm có so sánh kết

quả sau can thiệp.
2.3 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.3.1 Kim châm:
- Kim hào châm: Đường kính 0,02-o,03 mm, dài 3-4 cm
- Kim nhĩ châm: Đường kính 0,05-0,15mm có đốc kim, dài 1-2cm.
Hoặc nhĩ hoàn .
2.3.2 Máy điện châm Nhật
2.3.3 Thuốc Đông dược
2.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
2.4.1 Chọn mẫu
* Những bệnh nhân được chẩn đoán suy nhược thần kinh thể tâm tỳ hư
* Không đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân:
- Có tổn thương thực thể vùng thần kinh trung ương
- Phụ nữ có thai
- Có tiền sử sử dụng thuốc an thần kéo dài
* Cở mẫu: 51 bệnh nhân được chia thành 2 lô.

10


2.4.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán
2.4.2.1 Theo tây y
-Triệu chứng tinh thần:
.Nhức đầu, mất ngủ (Ngủ 3-4 giờ/đêm),hay quên, lo âu; giảm trí nhớ.
- Triệu chứng thần kinh thực vật:
Rối loạn tim mạch, hồi hộp mệt ngực; tim đập nhanh.
2.4.2.2 Theo Y Học cổ truyền
Chọn bệnh nhân thể Tâm tỳ hư Gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán sau:
- Nhức đầu
- Mất ngủ

- Hay quên -Giảm trí nhớ
- Da nhợt nhạt
- Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế nhược.
2.5 KỶ THUẬT TIẾN HÀNH
2.5.1 Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm có so sánh trước và sau can
thiệp
Số bệnh nhân nghiên cứu được chia thành 2 lô:
* Lô nghiên cứu (lô1): Được can thiệp bằng phương pháp nhĩ châm kết
hợp với bài thuốc Quy tỳ thang.
* Lô chứng (lô 2): Được can thiệp bằng phương pháp điện châm kết
hợp với bài thuốc Quy tỳ thang.
* So sánh kết quả trước và sau can thiệp
2.5.2 Phát đồ điều trị trong nghiên cứu:
2.5.2.1 Châm cứu
* LÔ 1: nhĩ châm các huyệt : Thần Môn, Giao cảm .Huyệt Tâm
Châm bổ lưu kim 20 phút/lần/ngày. Liệu trình châm 30 ngày

11


* LÔ 2: Dùng điện châm các huyệt: Nội Quan, Thần Môn, Tam âm
Giao, Túc tam lý.
Điện châm bổ 20 phút/lần/ngày. liệu trình châm 30 ngày
2.5.2.2 Dùng thuốc:
Cả hai lô đều dùng bài thuốc Quy Tỳ thang:
Nhân sâm 6-8g (đại bổ khí)

Phục thần

10-12g( an thần)


Hoàng kỳ 12-16g(bổ khí)

Long nhãn nhục 10-12g(an thần)

Bạch truật 12-16g(bổ khí kiện tỳ)

Hắc táo nhân 10-12g(an thần)

Đương quy12-16g(dưỡng huyết)

Viễn chí 6-8g(an thần)

Đại táo 3 quả(bổ khí kiện tỳ)

Cam thảo4-6g(bổ tỳ khí)

Sắc uống ngày một thang chia hai lần. Liệu trình 30 ngày
2.5.4 KỶ THUẬT CHÂM
* Đảm bảo quy trình vô khuẩn trong châm cứu
* Kim dùng để châm ở loa tai có kích thước nhỏ, đường kính khoảng
0,1-0,15mm, cỡ số 28- 30, chiều dài 1,5-2,5cm. Cũng có loại có dạng hình
tròn (gọi là Nhĩ Hoàn), dùng để lưu kim lâu ở huyệt loa tai. Kim có thể được
làm bằng thép không rỉ, hoặc bằng vàng (2/3 vàng nguyên chất + 1/3 đồng
đỏ) hoặc bằng bạc (2/3 bạc nguyên chất + 1/3 kẽm). Kim vàng dùng để bổ,
kim bạc dùng để tả sẽ tăng tác dụng bổ tả thêm 10-15% so với kim bình
thường làm bằng thép.
* Dùng đầu cán kim hoặc que, ấn nhẹ vào vị trí huyệt đã chọn (theo
phương cách qui định phản chiếu), tìm chỗ nào phản ứng mạnh nhất (đau nhất),
đó là huyệt. Dùng cồn sát trùng kim và chỗ định châm rồi châm kim vào.

* Có 3 cách châm:
. Vừa đâm kim xuống, vừa xoay nhanh kim, đẩy nhẹ cho xuyên qua da,
đến độ sâu cần thiết.
. Đâm thẳng kim cho xuyên qua da, mạnh hơn và không xoay kim.

12


. Đâm thẳng kim vừa đủ mạnh cho xuyên qua da, rồi xoay nhẹ cho
xuóng sâu hơn dưới da đến độ sâu cần thiết.
Góc châm kim: có thể thẳng góc 90
Châm kim vào rồi, có thể xoay kim theo chiều đồng hồ ( bổ ). (Theo
Nogier, xoay kim như trên khá tốt vì nó giống như tác động thay đổi của một
từ trường ở vùng châm kim, dù từ trường đó có hướng nào đi nữa).
Khi châm đúng, nhất là các điểm ấn đau ( thị huyệt), người bệnh
thường có cảm giác đau buốt, nóng bừng và đỏ ửng bên tai châm. Đó là dấu
hiệu ‘đắc khí’. Nogier nhấn mạnh đến cảm giác đau buốt còn các tác giả Liên
Xô lại coi cảm giác nóng bừng là dấu hiệu tốt nhất.
2.6 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
2.6.1 Các chỉ số biến số cần theo dõi
Tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, tiền sử bệnh tật có yếu tố
gây san chấn.
2.6.2 Đánh giá hiệu quả giảm nhức đầu:
Được đánh giá bằng chỉ số RITCHE theo thang điểm 4 bậc (0 điểm, 1
điểm, 2 điểm, 3 điểm, 4 điểm. Đánh giá 3ngày 1 lần ) như sau:
- Không đau chút nào: 0 điểm
- Đau ít:

1 điểm


- Đau nhẹ

: 2 điểm

- Đau nhiều

: 3 điểm

2.6.3 Đánh hiệu quả giấc ngủ
*Đánh giá theo số giờ ngủ trong đêm trước và sau điều trị (>5 giờ,4-5
giờ, 3-4 giờ và <3giờ. Đánh giá 3ngày 1 lần)theo thang điểm 4 bậc.
* Đánh giá chất lượng giấc ngủ: Nông , sâu.
* Đánh giá thời gian đáp ứng điều trị ngủ được.

13


2.6.4 Đánh giá các triệu chứng cơ năng:
3 ngày đánh giá 1 lần
a/ Hồi hộp, lo âu : Theo thang điểm 3 bậc (Cố nhiều 2 điểm, có ít
1điểm, không có 0 điểm)
b/Hay quên, giảm trí nhớ: Theo thang điểm 3 bậc( Có nhiều 2 điểm, có
ít 1 điểm, không có 0 điểm)
2.6.5 Tiêu chuẩn phân loại kết quả điều trị
Triệu chứng đánh giá
LOẠI A
LOẠI B
LOẠI C
Giấc ngủ
>5 h sâu

>4-5 h sâu 3-4h không sâu
Nhức đầu giảm
>80%
>40%-80%
30%- 40%
Lo âu
> 80%
>40%-80%
30- 40%
Giảm trí nhớ
> 80%
>40%-80%
30 - 40 %
2..6.6 So sánh kết quả điều trị bằng nhĩ châm với điện châm
7.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu :
- Thu thập số liệu: Các số liệu được thu thập trước và sau can thiệp theo
phiếu nghiên cứu in sẵn.
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học trên các phần mềm
EXCEL 2000, SPSS.
- Tính trung bình và độ lệch chuẩn
X =

n

1
n

∑x
i =1


i

∑ (x
n

SD =

i =1

i

−x

)

2

n −1

- So sánh 2 tỷ lệ:
t=

P1 − P2
P1 (1 − P1 ) P2 (1 − P2 )
+
n1
n2

P1, P2: tỷ lệ, n1,n2: số mẫu
P> 0,005: Không có ý nghĩa thống kê


14


P< 0,005: có độ tin cậy cao >95% có ý nghĩa thống kê.
P < 0,001: có độ tin cậy rất cao > 99% có ý nghĩa thống kê.
2.7 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.7.1 Nhân lực
- Chủ đề tài: BS CKI Vĩnh Thạnh - BS CKII Hoàng Đức Dũng
- Cộng Sự : BS Phạm thành Phi
BS CKI Lê chí Thuần
YS Lê Hữu Quang Chính
YS Hồ Đăng Phương Thảo
YS Nguyễn Thị Ngọc Thanh
2.7.2. Địa điểm thực hiện Trung Tâm Châm Cứu bệnh viện Y học Cổ
Truyền
2.7.3. Trang thiết bị : Khoa Dược cung cấp

CHƯƠNG 3

15


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 02 năm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu51 bệnh nhân Suy
Nhược Thần Kinh được chia thành 2 lô với kết quả như sau:
3.1. Sự phân bố theo độ tuổi
Bảng 1: Sự phân bố theo độ tuổi
TUỔI
<20

20-50
50-60
> 60
n

SỐ BỆNH NHÂN
1
38
8
4
51

TỶ LỆ %
1,9
75,2
15,3
7,6
100

P

Biểu đồ 3.1: Sự phân bố theo độ tuổi
• Nhận xét:Bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi

3.2. Sự phân bố theo giới
Bảng 2: Sự phân bố theo giới

16



GIỚI

SỐ BỆNH NHÂN

TỶ LỆ %

Nữ

14

37,2

Nam

37

62,8

P

Biểu đồ 3.2 Sự phân bố theo giới
* Nhận xét: Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (P<0,05)
3.3. Sự phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 3: Sự phân bố theo nghề nghiệp
NGHỀ NGHIỆP
Lao động chân tay
Lao động trí óc
Hưu trí
n


SỐ BỆNH NHÂN
19
26
6
51

17

TỶ LỆ %
37,2
50,8
12,0
100

P
P<0,05


Biểu đồ 3.3 Bệnh phân bố theo nghề nghiệp
* Nhận xét: bệnh thường gặp ở những người lao động trí óc
3.5. Sự phân bố theo vùng cư trú
Bảng 5: Sự phân bố theo vùng cư trú
VÙNG CƯ TRÚ
Nông thôn
Miền núi
Thành thị

SỐ BÊNH. NHÂN
11
5

35

18

TỶ LỆ %
21,7
9,7
68,6

P
P < 0,05


Biểu đồ 3.5 Sự phân bố bệnh theo vùng cư trú
* Nhận xét:Bệnh xảy ra ở mọi nơi. Tỷ lệ bệnh ở thành thị nhiều hơn
3.6. Đánh giá mức độ giảm nhức đầu theo chỉ số Riche
Bảng 6: Đánh giá mức độ giảm nhức đầu theo chỉ số Riche


Trước ĐT

LÔ 1

60

n = 24
LÔ 2

69


Sau điều trị - X Điểm
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
54
48
22
12
63

59

n =27

19

46

24

P
P<0,05


Biểu đồ 3.6 : Đánh giá mức độ giảm đau đầu theo chỉ số Riche
* Nhận xét: Từ tuần thứ 2 trỏ đi mức độ giảm đau đầu của lô 1 tốt hơn
lô 2 .Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
3.7 Đánh giá thời gian ngủ
Bảng 7. Đánh giá thời gian ngủ


Trước ĐT


LÔ 1

8

n = 24
LÔ 2

9

Sau điều trị - X Điểm
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
16
37
52
66
11

20

n =27

20

38

50

P
P<0,05



Biểu đồ 3.7: Đánh giá thời gian ngủ trong đêm
* Nhận xét: Thời gian ngủ lô1 từ tuần thứ 2 tăng hơn lô2 ( P<0,05)
3.8 Đánh giá chất lượng giấc ngủ


Trước ĐT

LÔ 1

6

n = 24
LÔ 2

9

Sau điều trị - X Điểm
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
14
22
32
42
13

16

n =27


21

24

37

P
P<0,05


Biểu đồ 3.8: Đánh giá chất lượng giấc ngủ
* Nhận xét: chất lượng giấc ngủ của lô1 cải thiện tốt nhất vào tuần
thứ tư và tốt hơn lô 2 .Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
3.9 Đánh giá tình trạng lo âu giảm trí nhớ:
Bảng 9: Đánh giá tình trạng lo âu giảm trí nhớ


Trước ĐT

LÔ 1

34

n = 24
LÔ 2

36

Sau điều trị - X Điểm
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

29
21
16
7
32

25

n =27

22

18

11

P
P>0,05


Biểu đồ 3.9 Đánh giá tình trạng lo âu, giảm trí nhớ
* Nhận xét: Cả hai lô cải thiện tốt sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (P>o.05)
3.8 Kết quả điều trị của 2 lô
Bảng 8: Kết quả điều trị của 2 lô
A
Lô 1
n= 24
Lô 2


n
17

B
%
70

n
6

C
%
25,3

n
2

P
%
4,7
P < 0,05

12

44,4

11

40,6


n = 27

23

4

5


×