Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

đề kiểm tra ngữ văn lớp 9 chuyen de tho trung dai lop 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.87 KB, 10 trang )

CHUYÊN ĐỀ: TRUYỆN THƠ TRUNG ĐẠI LỚP 9
(Thời lượng: 06 tiết)
I MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm vững những nét tiêu biểu về hai tác giả: Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu
- Tóm tắt ngắn gọn được 2 tác phẩm truyện: Truyện Kiều,Truyện Lục Vân Tiên.
Nhớ, hiểu được nội dung đặc sắc của cả TP cũng như từng đoạn trích.
- Học thuộc lòng các đoạn trích được học, đọc thêm có ở trong SGK và học thuộc
một số câu thơ tiêu biểu khác trong Truyện Kiều,Truyện Lục Vân Tiên
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt TP thơ dài
- Rèn năng lực cảm thụ thơ
- Kĩ năng phân tích các biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,...
qua 2 TP Truyện Kiều và Truyện Lục Vân Tiên
- Vận dụng các phương thức biểu đạt để viết được đoạn văn, bài văn tự sự có yếu tố
miêu tả, biểu cảm
3. Thái độ:
- Lòng kính trọng, biết ơn, tinh thần tự hào về nền văn học dân tộc, tự hào về Nguyễn
Du và di sản văn học quý giá của ông, đặc biệt là Truyện Kiều
- Ý thức khâm phục, kính trọng nhân cách cao thượng của Nguyễn Đình Chiểu, tấm
gương lao động nghệ thuật, chiến thắng khó khăn và bệnh tật của ông.
4.Từ đó cần hướng tới đạt được các năng lực sau:
- Năng lực đọc, hiểu văn bản.
- Năng lực cảm thụ văn chương.
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
- Năng lực trình bày các ý kiến, quan điểm trong giao tiếp, tạo lập văn bản.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
B. Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu


Vận dụng thấp Vận dụng cao
-Hai tác giả,
-Nhớ được
-Giải thích ý
-Vận dụng hiểu -Vận dụng hiểu
h/c sáng tác
những nét
nghĩa nhan đề
biết về T/g,TP, biết về T/g, TP,
-Thể loại văn
chính về T/g,
của bài thơ
hoàn cảnh ra
hoàn cảnh ra
bản
TP/ đoạn
-Chỉ ra được sự đời...để phân
đời...để phân
- Đề tài,chủ đề, trích( cuộc đời ảnh hưởng, chi tích, lí giải giá tích, lí giải giá
cảm xúc chủ
và sự nghiệp,
phối nổi bật
trị ND,NT của trị ND,NT của
đạo...
hoàn cảnh sáng của hoàn cảnh bài thơ/ đoạn
bài thơ không
- Ý nghĩa nội
tác đến TP
sáng tác đến
trích.

có trong SGK
dung
-Chỉ ra giá trị
TP.
-Khái quát đặc -Trình bày
- Giá trị NT
ND/NT, tư
-Chỉ ra được
điểm phong
những kiến giả
(chi tiết, H/A,
tưởng của TP/ giá trị ND, NT, cách T/g
riêng, những
biện pháp tu
đoạn trích.
tư tưởng của
-Cảm nhận
phát hiện sáng
từ...)
-Chỉ ra được
đoạn thơ/Tp
được ý nghĩa
lạn về bài thơ

1


tác dụng của
các phép tu từ
-Nhận diện về

các phép tu từ
được sử dụng
trong TP
-Nhớ được 1 số
đặc điểm của
thơ trung đại.

-Chỉ ra được
tác dụng của
các phép tu từ
sử dụng trong
đoạn thơ/ bài
thơ.
-Chỉ ra được 1
số đặc điểm
của thơ trung
đại qua các văn
bản.

của 1 số hình
ảnh, chi tiết
đặc sắc trong
đoạn thơ/bài
thơ.
-Trình bày
được cảm
nhận,ấn tượng
của cá nhân về
giá trị ND và
NT của VB

-Nhận xét, khái
quát được 1 số
đặc điểm và
đóng góp của
thơ trung đại.

-Biết tự đọc và
khám phá các
giá trị của 1
văn bản mới
cùng thể loại
-Vận dụng tri
thức đọc hiểu
văn bản để kiến
tạo những giá
trị sống của cá
nhân.
-Sáng tác thơ,
vẽ
tranh,...nghiên
cứu khoa học,
dự án...

C. Câu hỏi và bài tập
I. Câu hỏi, bài tập mức độ nhận biết.
Câu 1:
Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung của truyện Kiều?
A. Truyện Kiều có giá trị hiện thực.
B. Truyện Kiều có giá trị nhân đạo.
C. Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước.

D. Kết hợp cả A và D.
Đáp án:
- Mức tối đa chọn D
- Chưa đạt: Phương án khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 2:
Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả truyện Kiều?
A. Có kiến thức sâu rộng và là 1 thiên tài văn học.
B. Từng trải, có vốn sống phong phú.
C. Là 1 nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án:
- Mức tối đa chọn D
- Chưa đạt: Phương án khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 3:
Đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của cụ Đồ
Chiểu?
A. Được cứu người, giúp đời.
B. Trở nên giàu sang phú quý.
C. Có công danh hiển hách.
D. Có tiếng tăm vang dội.
Đáp án:
- Mức tối đa chọn A.
- Chưa đạt: Phương án khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 4:

2


Nhận định nào nói đúng nhất về cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu
trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga”?

A. Qua lời nói.
B. Qua cử chỉ.
C. Qua hành động.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án:
- Mức tối đa chọn D
- Chưa đạt: Phương án khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 5:
Nội dung chính của doạn trích “ Cảnh ngày xuân ” là gì?
A.Tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều.
B.Tả lại cảnh chị em Thúy kiều đi chơi xuân.
C.Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh mimh.
D.Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.
Đáp án:
- Mức tối đa: chọn D.
- Chưa đạt: Chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời.
II. Câu hỏi, bài tập thông hiểu:
`Câu1:
Qua những đoạn trích được học, đọc thêm trong sách Ngữ văn lớp 9 tập 1, em có
nhận xét gì về tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu?
Đáp án:
Tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu được kết cấu theo kiểu
truyền thống của loại truyện phương đông, theo từng chương hồi, xoay quanh diễn
biến của các nhân vật chính. Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là truyền
dạy đạo lí làm người: Xem trọng tình nghĩa con người, đề cao tinh thần nghĩa hiệp, thể
hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc
đời.
- Mức tối đa: Như đáp án
- Chưa tối đa: Trả lời có ý đúng nhưng chưa đầy đủ.
- Không đạt: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

Câu 2:
Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng
đến việc sáng tác Truyện Kiều?
Đáp án:
Nguyễn Du (1765- 1820) tên chữ:Tố Như, Hiệu: Thanh Hiên. Quê làng Tiên Điền,
Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm
quanvà có truyền thông về văn học. Thuở nhỏ ông được sống vinh hoa phú quí, lên 9
tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ, ông sống nương nhờ người anh cùng cha khác mẹ
là Nguyễn Khản.
Nguyễn Du sinh trưởng vào cuối TK XVIII đầu TK XIX, trong một thời đại có
nhiều biến động dữ dội: Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng
sâu sắc. Ông đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc nhiều vùng văn hóa, nhiều cảnh đời,
những con người, những số phận khác nhau. Những thay đổi kinh thiên động địa của
thời đại đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi
bút vào hiện thực:
“ Trải qua một cuộc bể dâu

3


Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
- Mức tối đa: Như đáp án
- Chưa tối đa: Trả lời có ý đúng nhưng chưa đầy đủ.
- Không đạt: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 3:
Nghĩa của từ được biểu đạt tinh tế trong văn cảnh. Em hãy giải thích nghĩa của từ “
chân trời” trong câu thơ sau:
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Đáp án:

Từ “ Chân trời” trong câu thơ: “ Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm
một vài bông hoa” nghĩa là: Đường giới hạn tầm mắt ở nơi xa tít trông tưởng như bầu
trời tiếp liền với mặt đất, hay mặt biển.
- Mức tối đa: Như đáp án
- Chưa tối đa: Trả lời có ý đúng nhưng chưa đầy đủ.
- Không đạt: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 4:
Câu thơ: “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì?
A. Miêu tả vẻ đẹp của cây hoa mai và tuyết trắng.
B. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao trong trắng của người thiếu nữ
C. Nói lên cốt cách và tinh thần trong trắng của nhà thơ.
Đáp án:
- Mức tối đa: Chọn B
- Chưa đạt: Chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 5:
Đọc đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, em cảm nhận về nhân vật
Lục Vân Tiên như thế nào?
Đáp án:
Nhân vật “ Lục Vân Tiên” được so sánh với dũng tướng Triệu Tử Long trong
truyện “ Tam quốc diễn nghĩa” đã dũng cảm một mình phá vòng vây để bảo vệ A Đẩucon của Lưu Bị. Vân Tiên không chỉ là người anh hùng có tấm lòng nghĩa hiệp mà còn
là người coi trọng danh dự, vô tư trong sáng, coi trọng khí phách anh hùng. Lục Vân
Tiên là hình ảnh đẹp mang tính lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng.
- Mức tối đa: Như đáp án
- Chưa tối đa: Trả lời có ý đúng nhưng chưa đầy đủ.
- Không đạt: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
III.Câu hỏi, bài tập vận dụng thấp.
Câu 1:
Phân tích giá trị của hình ảnh hoán dụ trong câu thơ:
“ Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai”.

Đáp án:
Hai câu thơ trích trong phần đầu của truyện Kiều “ Gặp gỡ và đính ước”. Lần đầu
tiên Kim Trọng nhìn thấy hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. “ Bóng hồng” là hình
ảnh hoán dụ: Lấy cái cụ thể, bộ phận( váy màu đỏ, áo màu hồng) để chỉ người thiếu nữ

4


nhan sắc, thiếu nữ rất đẹp. Sắc đẹp của hai chị em Kiều đằm thắm, mặn mà như lan
mùa xuân, như cúc mùa thu. Đó là một vể đẹp tươi tắn, trẻ trung.
- Mức tối đa: Như đáp án
- Chưa tối đa: Chỉ ra được hình ảnh hoán dụ nhưng chưa phân tích được giá trị
nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ đó.
- Không đạt: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 2:
Trong bài “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” có tám câu thơ trực tiếp nói lên nỗi nhớ
thương của Kiều. Trong cảnh ngộ của mình Kiều đã nhớ ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau?
nhớ như thế có hợp lí không? Vì sao?
Đáp án:
Trong cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi Kiều nhớ đến Kim Trọng trước rồi nhớ về cha mẹ.
Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển tâm lí. Nỗi nhớ Kim Trọng là nỗi nhớ
thương của người đang yêu bỗng thấy cô đơn, trơ trọi, tuy nhiên liền sau đó, nàng nghĩ
đến cha mẹ nhiều hơn. Điều đó càng chứng tỏ nàng vừa là người tình thủy chung vừa
là người con có hiếu. Nỗi nhớ thương cả hai bên đều được diễn tả da diết, sâu thẳm.
- Mức tối đa: Như đáp án
- Chưa tối đa: Trả lời có ý đúng nhưng chưa đầy đủ.
- Không đạt: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 3:
Trong bài: “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, hình ảnh Nguyệt Nga được khắc
họa là người con gái như thế nào?

Đáp án:
Từ cách xưng hô khiêm nhường, nói năng vui vẻ, dịu dàng, mực thước, trình bày
vấn đề rõ ràng, khúc triết đáp ứng đầy đủ niềm thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên
càng khẳng định Nguyệt Nga là cô gái nết na, đức hạnh theo quan niệm truyền thống
cổ xưa.
- Mức tối đa: Như đáp án
- Chưa tối đa: Trả lời có ý đúng nhưng chưa đầy đủ.
- Không đạt: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
IV. Câu hỏi, bài tập vận dụng cao.
Câu 1:
Trong bài “ Thúy Kiều báo ân báo oán”, vì sao Kiều lại tha bổng Hoạn Thư? Việc
làm ấy của Kiều có hợp lí không, là đúng hay đáng trách? Lí giải cách lựa chọn của
em?
Đáp án:
Học sinh tự bộc lộ trên cơ sở nhận rõ được sự khoan dung độ lượng của Kiều: “ Đã
lòng tri quá thì nên”. Hoạn Thư đã biết lỗi, đã xin tha thì Kiều cũng cư sử theo quan
điểm triết lí dân gian “ Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”. Bài “ Thúy
Kiều báo ân báo oán” một lần nữa làm ngời lên tấm lòng vị tha nhân hậu của người
con gái họ Vương.
- Mức tối đa: Học sinh lí giải được việc Thúy Kiều tha Hoạn Thư, có cách đánh
giá từng khía cạnh của vấn đề và bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề đó.
- Chưa tối đa: biết cách lí giải vấn đề nhưng chưa có sự nhìn nhận ở từng khía
cạnh, bày tỏ quan điểm một cách chung chung.
- Không đạt: Không đưa ra cách lí giải hoặc không có câu trả lời.
Câu 2:

5


Trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm

trong bài “ Lục Vân Tiên gặp nạn”. Em sẽ làm gì khi gặp những số phận không may,
những mảnh đời bất hạnh?
Đáp án:
Học sinh tự bộc lộ khả năng cảm thụ vẻ đẹp của văn chương, các em tự nói lên
khám phá của mình, trình bày dưới dạng một bài văn nghị luận
Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Nêu khái quát chủ đề của văn bản.
Thân bài:
Trình bày cảm nhận về cảm xúc của tác giả thông qua việc tìm hiểu giá trị nghệ
thuật ở đoạn thơ cuối, lời Ngư ông nói về cuộc sống của mình. Đó là một đoạn thơ hay
của tác phẩm: ý tứ phóng khoáng mà sâu xa, lời lẽ thanh thoát, uyển chuyển, hình ảnh
thơ đẹp, gợi cảm. Một khoảng thiên nhiên cao rộng, khoáng đạt được mở ra với những
doi, vịnh, chích, đầm, bầu trời, đất, gió, trăng,...
Con người hòa nhập trong cái thế giới thiên nhiên ấy, không chút cách biệt: cái “
cõi thế ” của con người ấy ( tác giả dùng nhiều từ chỉ trạng thái tâm hồn thanh thản,
vui sống ấy: vui vầy, thong thả, nghêu ngao, vui thầm, thung dung, vui say,...). Có cảm
giác chính Nguyễn Đình Chiểu đang nhập thân vào nhân vật để nói lên khát vọng sống
và niềm tin yêu cuộc đời mình.
Tình huống khi gặp phải những số phận không may, những mảnh đời bất hạnh sẽ
thể hiện cách ứng xử của bản thân:
- Kêu gọi, vận động mọi người thực hiện nếp sống đẹp, đoàn kết giúp đỡ nhau lúc khó
khăn họan nạn, biết yêu thương con người, biết sống: mình vì mọi người, biết vươn lên
để khắc phục mọi hoàn cảnh, tạo niềm tin yêu trong cuộc sống.
Kết bài:
Khẳng định giá trị giáo dục, truyền dạy đạo lí của tác phẩm và rút ra bài học cho
bản thân.
- Mức độ tối đa: Bài viết đủ bố cục, trình bày luận điểm rõ ràng, khúc triết. Nội
dung cần đầy đủ các ý như đáp án, liên hệ bản thân về việc sử lí tình huống
- Mức chưa tối đa: Đủ bố cục nhưng nội dung chưa đầy đủ, hệ thống luận điểm

chưa rõ ràng.
- Không đạt: Không có kĩ năng trình bày hoặc xác định sai kiểu văn bản.
ĐỀ KIỂM TRA THEO CHỦ ĐỀ: TRUYỆN THƠ TRUNG ĐẠI ( LỚP 9)
Thời gian: 90 phút.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
Mức Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
độ
thấp
chủ
đề
Đọc, hiểu
văn bản

Vận dụng cao

Tổng
cộng

- Nhận diện
được nhân
vật gắn với
sự việc trong
mỗi văn bản
- Nhận diện

- Có sự hieur
biết sâu sắc
về tác giả,

cuộc đời, sự
nghiệp văn
chương.

6


được các biện
pháp nghệ
thuật sử dụng
trong văn
bản.

Số câu: 2
Số điểm: 0,5

- giải thích
được nghĩa
của từ trong
văn cảnh.
- Phân tích
được giá trị
của các biện
pháp tu từ
Số câu: 6
Số điểm: 1,5

2,0

Tạo lập

văn bản

Viết doạn văn
trình bày ý
kiến của mình
về 1 vấn đề
trong văn bản
Số câu: 1
Số điểm: 3,0

Cảm nhận của
em về một
nhân vật văn
học.
Số câu: 1
Số điểm: 5,0

8,0

Câu hỏi
I. Trắc nghiệm ( 2 điểm)
Câu 1:
Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả truyện Kiều?
A. Có kiến thức sâu rộng và là 1 thiên tài văn học.
B. Từng trải, có vốn sống phong phú.
C. Là 1 nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2:
Đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của cụ Đồ
Chiểu?

A. Được cứu người, giúp đời.
B. Trở nên giàu sang phú quý.
C. Có công danh hiển hách.
D. Có tiếng tăm vang dội.
Câu 3:
Câu thơ: “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì?
A. Miêu tả vẻ đẹp của cây hoa mai và tuyết trắng.
B. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao trong trắng của người thiếu nữ
C. Nói lên cốt cách và tinh thần trong trắng của nhà thơ
Câu 4:
Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng
đến việc sáng tác Truyện Kiều?
Câu 5:
Nghĩa của từ được biểu đạt tinh tế trong văn cảnh. Em hãy giải thích nghĩa của từ “
chân trời” trong câu thơ sau:
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Câu 6:
Qua những đoạn trích được học, đọc thêm trong sách Ngữ văn lớp 9 tập 1, em có
nhận xét gì về tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu?

7


Câu 7:
Đọc đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, em cảm nhận về nhân vật
Lục Vân Tiên như thế nào?
Câu 8:
Phân tích giá trị của hình ảnh hoán dụ trong câu thơ:
“ Bóng hồng nhác thấy nẻo xa

Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai”.
II Phần tự luận ( 8 điểm):
Câu 1: (3 điểm)
Trong bài “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” có tám câu thơ trực tiếp nói lên nỗi nhớ
thương của Kiều. Trong cảnh ngộ của mình Kiều đã nhớ ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau?
nhớ như thế có hợp lí không? Vì sao? (Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu).
Câu 2: (5 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm
trong bài “Lục Vân Tiên gặp nạn”. Em sẽ làm gì khi gặp những số phận không may,
những mảnh đời bất hạnh?
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm )
Câu
1
2
3
Đáp án D
A
B
- Mức tối đa: Lựa chọn đáp án đúng.
- Không đạt: Chọn đáp án sai hoặc không có đáp án.
Câu 4:
Đáp án:
Nguyễn Du( 1765- 1820) tên chữ:Tố Như, Hiệu: Thanh Hiên. Quê làng Tiên Điền,
Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm
quanvà có truyền thông về văn học. Thuở nhỏ ông được sống vinh hoa phú quí, lên 9
tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ, ông sống nương nhờ người anh cùng cha khác mẹ
là Nguyễn Khản.
Nguyễn Du sinh trưởng vào cuối TK XVIII đầu TK XIX, trong một thời đại có
nhiều biến động dữ dội: Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng

sâu sắc. Ông đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc nhiều vùng văn hóa, nhiều cảnh đời,
những con người, những số phận khác nhau. Những thay đổi kinh thiên động địa của
thời đại đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi
bút vào hiện thực:
“ Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
- Mức tối đa: Như đáp án
- Chưa tối đa: Trả lời có ý đúng nhưng chưa đầy đủ.
- Không đạt: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 5:
Đáp án:
Từ “ Chân trời” trong câu thơ: “ Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm
một vài bông hoa” nghĩa là: Đường giới hạn tầm mắt ở nơi xa tít trông tưởng như bầu
trời tiếp liền với mặt đất, hay mặt biển.
- Mức tối đa: Như đáp án
- Chưa tối đa: Trả lời có ý đúng nhưng chưa đầy đủ.
- Không đạt: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

8


Câu 6:
Qua những đoạn trích được học, đọc thêm trong sách Ngữ văn lớp 9 tập 1, em có
nhận xét gì về tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu?
Đáp án:
Tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu được kết cấu theo kiểu
truyền thống của loại truyện phương đông, theo từng chương hồi, xoay quanh diễn
biến của các nhân vật chính. Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là truyền
dạy đạo lí làm người: Xem trọng tình nghĩa con người, đề cao tinh thần nghĩa hiệp, thể
hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc

đời.
- Mức tối đa: Như đáp án
- Chưa tối đa: Trả lời có ý đúng nhưng chưa đầy đủ.
- Không đạt: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 7:
Đáp án:
Nhân vật “ Lục Vân Tiên” được so sánh với dũng tướng Triệu Tử Long trong
truyện “ Tam quốc diễn nghĩa” đã dũng cảm một mình phá vòng vây để bảo vệ A Đẩucon của Lưu Bị. Vân Tiên không chỉ là người anh hùng có tấm lòng nghĩa hiệp mà còn
là người coi trọng danh dự, vô tư trong sáng, coi trọng khí phách anh hùng. Lục Vân
Tiên là hình ảnh đẹp mang tính lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng.
- Mức tối đa: Như đáp án
- Chưa tối đa: Trả lời có ý đúng nhưng chưa đầy đủ.
- Không đạt: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 8:
Đáp án:
Hai câu thơ trích trong phần đầu của truyện Kiều “ Gặp gỡ và đính ước”. Lần đầu
tiên Kim Trọng nhìn thấy hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. “ Bóng hồng” là hình
ảnh hoán dụ: Lấy cái cụ thể, bộ phận( váy màu đỏ, áo màu hồng) để chỉ người thiếu nữ
nhan sắc, thiếu nữ rất đẹp. Sắc đẹp của hai chị em Kiều đằm thắm, mặn mà như lan
mùa xuân, như cúc mùa thu. Đó là một vể đẹp tươi tắn, trẻ trung.
- Mức tối đa: Như đáp án
- Chưa tối đa: Chỉ ra được hình ảnh hoán dụ nhưng chưa phân tích được giá trị
nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ đó.
- Không đạt: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Đáp án:
Trong cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi Kiều nhớ đến Kim Trọng trước rồi nhớ về cha mẹ.
Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển tâm lí. Nỗi nhớ Kim Trọng là nỗi nhớ
thương của người đang yêu bỗng thấy cô đơn, trơ trọi, tuy nhiên liền sau đó, nàng nghĩ

đến cha mẹ nhiều hơn. Điều đó càng chứng tỏ nàng vừa là người tình thủy chung vừa
là người con có hiếu. Nỗi nhớ thương cả hai bên đều được diễn tả da diết, sâu thẳm.
- Mức tối đa: Như đáp án
- Chưa tối đa: Trả lời có ý đúng nhưng chưa đầy đủ.
- Không đạt: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 2:( 5 điểm)
Đáp án:

9


Học sinh tự bộc lộ khả năng cảm thụ vẻ đẹp của văn chương, các em tự nói lên
khám phá của mình, trình bày dưới dạng một bài văn nghị luận
Mở bài:( 1 điểm)
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Nêu khái quát chủ đề của văn bản.
Thân bài:( 3 điểm)
- Cảm thụ:( 1,5 điểm)
Trình bày cảm nhận về cảm xúc của tác giả thông qua việc tìm hiểu giá trị nghệ
thuật ở đoạn thơ cuối, lời Ngư ông nói về cuộc sống của mình. Đó là một đoạn thơ hay
của tác phẩm: ý tứ phóng khoáng mà sâu xa, lời lẽ thanh thoát, uyển chuyển, hình ảnh
thơ đẹp, gợi cảm. Một khoảng thiên nhiên cao rộng, khoáng đạt được mở ra với những
doi, vịnh, chích, đầm, bầu trời, đất, gió, trăng,...
Con người hòa nhập trong cái thế giới thiên nhiên ấy, không chút cách biệt: hứng
gió, chơi trăng, tắm mưa, chải gió...và niềm vui sống dường như đầy ắp cái “ cõi thế ”
của con người ấy ( tác giả dùng nhiều từ chỉ trạng thái tâm hồn thanh thản, vui sống
ấy: vui vầy, thong thả, nghêu ngao, vui thầm, thung dung, vui say,...). Có cảm giác
chính Nguyễn Đình Chiểu đang nhập thân vào nhân vật để nói lên khát vọng sống và
niềm tin yêu cuộc đời mình.
- Xử lí tình huống: (1,5 điểm)

Tình huống khi gặp phải những số phận không may, những mảnh đời bất hạnh sẽ
thể hiện cách ứng xử của bản thân.
- Kêu gọi, vận động mọi người thực hiện nếp sống đẹp, đoàn kết giúp đỡ nhau lúc khó
khăn họan nạn, biết yêu thương con người, biết sống: mình vì mọi người, biết vươn lên
để khắc phục mọi hoàn cảnh, tạo niềm tin yêu trong cuộc sống.
Kết bài:( 1 điểm)
Khẳng định giá trị giáo dục, truyền dạy đạo lí của tác phẩm và rút ra bài học cho
bản thân.
- Mức độ tối đa: Bài viết đủ bố cục, trình bày luận điểm rõ ràng, khúc triết. Nội
dung cần đầy đủ các ý như đáp án, liên hệ bản thân về việc sử lí tình huống
- Mức chưa tối đa: Đủ bố cục nhưng nội dung chưa đầy đủ, hệ thống luận điểm
chưa rõ ràng.
- Không đạt: Không có kĩ năng trình bày hoặc xác định sai kiểu văn bản.

10



×