Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản tại xã mỹ thắng, huyện mỹ lộc, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 167 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu giải pháp chuyển
đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản tại xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh
Nam Định” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Bài khóa luận được xây
dựng trên cơ sở những kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập tại Học viện
Nông nghiệp Việt Nam và những thông tin thu thập trong thời gian thực tập
tại UBND xã Mỹ Thắng.
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu này chưa được công bố tại bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, tài liệu, dẫn chứng trong luận văn đều được
chỉ rõ nguốn gốc.

Tác giả

Trần Hồng Phúc

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài những cố gắng của bản
thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức trong và
ngoài Học viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo
khoa Kinh tế và PTNT cùng toàn thể các thầy cô giáo Học viện nông nghiệp
Việt Nam đã luôn tận tâm giảng dạy, cung cấp truyền đạt kiến thức trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS Nguyễn Thị Minh
Thu, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành được
chuyên đề tốt nghiệp này.


Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, UBND xã Mỹ Thắng cùng toàn
thể bà con nhân dân các thôn Thát Đoài, thôn Kim, thôn Nội đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên
và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Tác giả

Trần Hồng Phúc

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Nông nghiệp nông thôn có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc
phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Đối với một nước nông nghiệp như Việt
Nam thì vai trò đó càng tỏ ra quan trọng. Việt Nam chúng ta xuất phát điểm là
một nước nông nghiệp có truyền thông sản xuất lâu đời nhưng công nghệ còn
lạc hậu và chưa có sự đầu tư quan tâm đúng mức. Mặc dù đang trên đà công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng hiện nay Việt Nam ta vẫn cơ bản là
một nước nông nghiệp. Xác định được vai trò không thể thiếu của nông
nghiệp nông thôn, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp, chính sách để
thúc đẩy khu vực nông nghiệp nông thôn phát triển. Xây dựng nhiều hướng đi
mới để nâng cao đóng góp của nông nghiệp vào nền kinh tế quốc dân. Để làm
được điều đó, cần có nhiều những hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả và thu
nhập cao cho người nông dân. Không chỉ cấy lúa, trồng rau, nuôi lợn mà cần đa
dạng các hoạt động sản xuất tại các khu vực nông thôn. Sử dụng và tận dụng triệt
để hiệu quả các diện tích đất nông nghiệp cho dù khó canh tác, bạc màu.
Nhằm mục đính nâng cao hiệu quả kinh tế và đem lại nguồn thu nhập

cao cho người dân, các biện pháp về nông nghiệp đã được thực hiện. Một
trong số đó là hoạt động chuyển đổi đất trũng khó canh tác sang nuôi trồng
thủy sản. Giải pháp này đã và đang được triển khai tại nhiều địa phương trên
cả nước. Với những điều kiện thuận lợi và diện tích đất trũng tương đối nhiều,
xã Mỹ Thắng huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định cũng đã và đang thực hiện
chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản dựa trên nguyện vọng của
người dân và chủ trương của nhà nước. Vậy để thực hiện hiệu quả chuyển đổi
đất trũng sang nuôi trồng thủy sản, Mỹ Thắng cần phải làm gì? Tình hình
chuyển đổi của Mỹ Thắng đang diễn ra như thế nào? Mỹ Thắng đã có những
giải pháp nào để tiến hành chuyển đổi và sau chuyển đổi? Những khó khăn
vướng mắc nào mà xã Mỹ Thắng đang gặp phải? Cần có những biện pháp nào
để hỗ trợ và giải quyết các khó khăn đó? Các giải pháp đó chịu ảnh hưởng từ

iii


những yếu tố nào?...Để góp phần giải quyết các vấn đề trên, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi đất trũng sang nuôi
trồng thủy sản tại xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định".
Nghiên cứu được thực hiện tại 3 thôn Thát Đoài, thôn Kim, thôn Nội
của xã Mỹ Thắng từ 20/1/2015 – 2/6/2015. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi đất trũng sang nuôi
trồng thủy sản; 2) Đánh giá tình hình thực hiện và giải pháp chuyển đổi đất
trũng sang nuôi trồng thủy sản tại xã Mỹ Thắng; 3) Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến thực hiện các giải pháp chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy
sản tại xã Mỹ Thắng; 4) Đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các giải
pháp chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản tại địa phương trong thời
gian tới. Để đạt được các mục tiêu trên, tôi thực hiện điều tra 45 hộ ngẫu
nhiên có hoạt động nuôi trồng thủy sản tại 3 thôn của xã Mỹ Thắng. Kết hợp
với tham hảo các tài liệu, sách báo, tạp trí và các số liệu thu thập được tại địa

phương. Từ đó có những đánh giá, góc nhìn tổng quan về hoạt động chuyển
đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản tại xã Mỹ Thắng. Sử dụng các phương
pháp phân tích, xử lý số liệu để làm nổi bật những kết quả, ưu nhược điểm
của hoạt động chuyển đổi tại địa phương.
Mỹ Thắng là một xã có diện tích đất trũng rất lớn, với 1/3 diện tích
đất canh tác nông nghiệp của xã. Các diện tích đất trũng canh tác khó khăn và
hiệu quả rất thấp, mỗi năm chỉ canh tác được 1 vụ lúa còn lại bỏ hoang do
nước ngập quá sâu. Tuy nhiên, Mỹ Thắng cũng có những lợi thế nhất định khi
địa bàn xã Mỹ Thắng rất gần với thành phố Nam Định và có tuyến đường
quốc lộ Nam Định-Phủ Lý chạy qua. Các diện tích đất trũng tập trung tự
nhiên tại một số thôn của Mỹ Thắng. Hệ thống sông 32 và sông Châu Giang
cung cấp nước dồi dào cho cả xã và các địa phương khác....Đây chính là
những điều kiện rất thuận lợi để Mỹ Thắng phát triển nuôi trồng thủy sản.
Hoạt động chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản đã mang lại
thu nhập rất lớn cho người dân, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng

iv


cuộc sống ngày một tốt hơn. Không những vậy, nuôi trồng thủy sản trên các
diện tích đất trũng còn giúp địa phương sử dụng hiệu quả các diện tích đất
nông nghiệp tránh lãng phí đất. Hạn chế tình trạng bỏ hoang bỏ hóa đất canh
tác, tạo nghề nghiệp ổn định cho các hộ dân, giảm tỷ lệ di cư. Đồng thời, nhờ
có nguồn thu nhập từ nuôi trồng thủy sản mà các hộ dân có thể nâng cao đời
sống gia đình, tham gia đóng góp tốt hơn cho làng xã. Bên cạnh những thuận
lợi và kết quả khả quan mà Mỹ Thắng đã đạt được trong giai đoạn đầu, vẫn
còn đó những khó khăn vướng mắc mà Mỹ Thắng cần phải khắc phục như
xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp hơn, công tác tu sửa các công trình phục vụ
chuyển đổi NTTS, nâng cao chất lượng hoạt động vay vốn cho các hộ chuyển
đổi. Ngoài ra, Mỹ Thắng cũng rất cần phải quan tâm chú ý đến các hoạt động

giúp cho các hộ chuyển đổi thuận lợi hơn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,
hạn chế tình trạng ép giá hoặc tránh những bó buộc, yêu cầu của người thu
mua. Để hoạt động chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản mang lại
hiệu quả cao hơn nữa, cần đòi hỏi cán bộ và nhân dân Mỹ Thắng đồng lòng
thực hiện triển khai các biện pháp như:
1) Hoàn thiện công tác quy hoạch vùng nuôi phù hợp và gắn với công
cuộc xây dựng nông thôn mới; 2) Hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng phù hợp
với vùng chuyển đổi và tiêu chí cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới;
3) Xây dựng nguồn vốn và đa dạng các nguồn vốn hỗ trợ cho các hộ chuyển
đổi được vay vốn để sản xuất; 4) Coi trọng và nâng cao khả năng áp dụng
khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để nâng cao chất lượng và sản lượng
thủy sản; 5) Đa dạng hóa các nguồn tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm
được sản xuất ra mang lại giá trị kinh tế đúng với giá trị thực của sản phẩm;
6) Nuôi trồng thủy sản phải gắn với công tác bảo vệ môi trường, xây dựng
ngành sản xuất thủy sản bền vững. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, Mỹ
Thắng và các hộ chuyển đổi cũng cần thường xuyên cập nhật thông tin, học
hỏi kinh nghiệm của các địa phương và các hộ nuôi trồng thủy sản khác để có
thể sản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................. xi
DANH MỤC HỘP ...................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................... xiii

PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI
ĐẤT TRŨNG SANG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ..................................... 4
2.1 Cơ sở lý luận về thực hiện giải pháp chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng
thủy sản .......................................................................................................... 4
2.1.1 Các khái niệm liên quan ....................................................................... 4
2.1.2 Vai trò của chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản .................... 7
2.1.3 Giải pháp chủ yếu chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản....... 11
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản... 21
2.2 Cở sở thực tiễn về chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản .......... 24
2.2.1 Hoạt động chuyển đổi đất nông nghiệp tại một số nước trên thế giới .. 24

vi


2.2.2 Hoạt động chuyển đổi, phát triển nuôi trồng thủy sản tại một số địa
phương trong nước ....................................................................................... 29
2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho hoạt động chuyển đổi đất trũng sang nuôi
trồng thủy sản ............................................................................................... 34
2.2.4 Chủ trương phát triển nuôi trồng thủy sản của Nhà nước .................... 35
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU .. 37
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................. 37
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 37

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ...................................................................... 42
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 49
3.2.1 Chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu....................................................... 49
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 50
3.2.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................. 50
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 51
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................. 52
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVỀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI
ĐẤT TRŨNG SANG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN XÃ MỸ THẮNG
HUYỆN MỸ LỘC, TỈNH NAM ĐỊNH ..................................................... 55
4.1 Tình hình chung về chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản tại xã
Mỹ Thắng ..................................................................................................... 55
4.1.1 Thực trạng trước khi chuyển đổi ......................................................... 55
4.1.2 Kết quả đạt được khi bắt đầu thực hiện chuyển đổi............................. 56
4.1.3 Tổng hợp thông tin của các hộ tham gia chuyển đổi đất trũng sang nuôi
trồng thủy sản ............................................................................................... 61
4.2 Thực hiện các giải pháp chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản tại
xã Mỹ Thắng ................................................................................................ 66
4.2.1 Giải pháp quy hoạch ........................................................................... 66
4.2.2 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng........................................................ 75

vii


4.2.3 Giải pháp về vốn.................................................................................. 84
4.2.4 Giải pháp khuyến nông, khuyến ngư ................................................... 92
4.2.5 Giải pháp thị trường.......................................................................... 102
4.2.6 Giải pháp liên kết sản xuất-tiêu thụ.................................................... 111
4.2.7 Giải pháp môi trường......................................................................... 117
4.3 Đánh giá hiệu quả chuyển đổi đất trũng sang NTTS ............................ 124

4.3.1 Hiệu quả kinh tế ................................................................................ 124
4.3.2 Hiệu quả xã hội ................................................................................. 126
4.3.3 Hiệu quả môi trường.......................................................................... 130
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi đất trũng sang
nuôi trồng thủy sản ..................................................................................... 131
4.4.1 Cơ chế chính sách .............................................................................. 131
4.4.2 Năng lực cán bộ phụ trách ................................................................. 134
4.4.3 Điều kiện tự nhiên của vùng chuyển đổi ............................................ 136
4.4.4 Phía người dân................................................................................... 137
4.5 Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả chuyển đổi
đất trũng sang NTTS tại xã Mỹ Thắng ....................................................... 139
4.5.1 Định hướng phát triển chuyển đổi đất trũng sang NTTS taị xã Mỹ Thắng 139
4.5.2 Đề xuất nhằm hoàn thiện các giải pháp chuyển đổi đất trũng sang nuôi
trồng thủy sản ............................................................................................. 143
PHẦN V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..................................................... 149
5.1 Kết luận ................................................................................................ 149
5.2 Kiến nghị .............................................................................................. 150
5.2.1 Đối với nhà nước ............................................................................... 150
5.2.2 Đối với địa phương ............................................................................ 151
5.2.3 Đối với hộ chuyển đổi ....................................................................... 151
Tài liệu tham khảo ................................................................................... 152

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai xã Mỹ Thắng giai đoạn 2012-2014 ....... 39
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Mỹ Thắng giai đoạn 2012-2014 . 42
Bảng 3.3 Tổng hợp cơ sở hạ tầng xã Mỹ Thắng ........................................... 44

Bảng 3.4 Giá trị sản xuất của xã Mỹ Thắng giai đoạn 2012-2014 ................. 46
Bảng 3.5 Diện tích chuyển đổi đất trũng sang NTTS xã Mỹ Thắng và 3 thôn
trong địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 49
Bảng 4.1: Diện tích và sản lượng thủy sản của xã Mỹ Thắng giai đoạn 2008-2014 .. 56
Bảng 4.2 Tốc độ phát triển bình quân diện tích và sản lượng thủy sản của xã
Mỹ Thắng giai đoạn 2008-2014 (%) ............................................................. 57
Bảng 4.3: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Mỹ Thắng giai đoạn 2010-2014 .. 59
Bảng 4.4: Thông tin chung của các hộ chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng
thủy sản ........................................................................................................ 61
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch vùng nuôi toàn xã tính đến 2014 68
Bảng 4.6: Diện tích và tỷ lệ diện tích chuyển đổi sang NTTS ....................... 70
Bảng 4.7 Cơ sở hạ tầng tại các khu quy hoạch phục vụ chuyển đổi sang NTTS ..... 76
Bảng 4.8 Đánh giá của hộ nuôi về cơ sở hạ tầng .......................................... 79
Bảng 4.9 Hoạt động vay vốn của các hộ chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản ...... 86
Bảng 4.10 Tổng hợp ý kiến của hộ chuyển đổi về hoạt động vay vốn .......... 88
Bảng 4.11 Hoạt động tập huấn cho các hộ chuyển đổi .................................. 94
Bảng 4.12 Đánh giá của hộ tham gia các buổi tập huấn ................................ 97
Bảng 4.13 Ý kiến đóng góp của các hộ chuyển đổi về việc áp dụng KHKT . 98
Bảng 4.14 Nguồn cung cấp con giống và thức ăn của các hộ chuyển đổi ... 103
Bảng 4.15 Tổng hợp đánh giá của hộ chuyển đổi về thị trường .................. 106
Bảng 4.16 Hoạt động liên kết của các hộ NTTS xã Mỹ Thắng ................... 112
Bảng 4.17

Đánh giá của hộ chuyển đổi về liên kết .................................. 115

Bảng 4.18 Đánh giá của các hộ nuôi về môi trường.................................... 119

ix



Bảng 4.19 Mức độ chuyển đổi diện tích của hộ .......................................... 124
Bảng 4.20 Thu nhập từ NTTS/sào chuyển đổi/vụ (ĐVT: Nghìn đồng) ....... 125
Bảng 4.21 Đánh giá mức sống sau khi chuyển đổi NTTS của hộ................ 129
Bảng 4.22 Thông tin tổng hợp về cán bộ phụ trách chuyển đổi .................. 134
Bảng 4.23 Trình độ và kinh nghiệm sản xuất của các hộ ............................ 138

x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Tốc độ phát triển diện tích và sản lượng thủy sản xã Mỹ Thắng
giai đoạn 2008-2014 .................................................................................... 58
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp xã Mỹ Thắng giai đoạn 2012-2014 59
Biểu đồ 4.3: Đánh giá của hộ nuôi về quy hoạch vùng nuôi.(%) .................. 72

Sơ đồ 4.1: Bộ máy thực hiện quy hoạch của địa phương .............................. 67
Sơ đồ 4.2: Chu trình thực hiện công tác vay vốn của địa phương ................. 84

xi


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Toàn đổ với lép .............................................................................. 55
Hộp 4.2: Đợi mấy tuần để lấy nước .............................................................. 56
Hộp 4.3: Phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị phối hợp ............................... 67
Hộp 4.4: Thắc mắc của hộ chưa vào khu chuyển đổi ................................. 69
Hộp 4.5: Khó khăn của hộ chuyển đổi về thủy lợi ........................................ 72
Hộp 4.6: Sự tham gia của các hộ chuyển đổi trong xây dựng vùng nuôi ...... 75
Hộp 4.7: Nhận xét của hộ chuyển đổi về cơ sở hạ tầng khu chuyển đổi ........ 78

Hộp 4.8: Tình trạng xuống cấp của một số hạng mục .................................. 80
Hộp 4.9: Đánh giá của cán bộ địa phương về xây dựng CSHT khu chuyển đổi ...... 82
Hộp 4.10: Vay vốn của các hộ chuyển đổi.................................................... 87
Hộp 4.11: Các hộ đã hoàn trả vốn vay .......................................................... 90
Hộp 4.12 Tham quan cở sở thủy sản khác .................................................... 93
Hộp 4.13: Làm nhiều nhật định phải có ........................................................ 96
Hộp 4.14: Khuyến nông khhuyến ngư-không chỉ là kỹ thuật ..................... 100
Hộp 4.15: Hỗ trợ của địa phương sau khi chuyển đổi cho các hộ nuôi........ 102
Hộp 4.16: Nguồn cung cấp thức ăn ............................................................ 105
Hộp 4.17: Nguồn cung cấp thông tin của hộ chuyển đổi ............................. 108
Hộp 4.18: Rất khó để tìm đầu ra ................................................................. 109
Hộp 4.19: Liên kết cũng có cái khó của nó ................................................. 113
Hộp 4.20: Không mấy khi có dịch lớn ở đây .............................................. 118
Hộp 4.21: Tham gia bảo vệ môi trường của các hộ chuyển đổi .................. 121
Hộp 4.22: Nhận định của cán bộ địa phương về việc làm ........................... 126
Hộp 4.23: Mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích cấy lúa sang NTTS ....... 127
Hộp 4.24 Sạch sẽ, vệ sinh hơn nuôi lợn ..................................................... 130
Hộp 4.25: Vẫn còn vướng mắc nhiều vấn đề .............................................. 133
Hộp 4.26: Ưu điểm trong bố trí khu chuyển đổi ......................................... 136

xii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

Tiếng Anh
Food and Agriculture

1

FAO

Organization (United
Nations

Tiếng Việt
Tố chức lương nông
của Liên hiệp quốc

2

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

3

UBND

Ủy ban nhân dân

xiii


PHẦN I: MỞ ĐẦU


1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và phát triển nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước đặc
biệt quan tâm. Trong nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa X đã nêu
rõ: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước". Những bước tiến mới trong
nông nghiệp nông thôn góp phần quan trọng trong chiến lược giảm nghèo
quốc gia tại các vùng nông thôn.
Với vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp nông thôn, bên cạnh
việc nâng cao năng suất, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi trên các diện
tích canh tác nông nghiệp hướng đến nền sản xuất hàng hóa lớn tạo ra giá trị
cao, nền nông nghiệp chúng ta đã có những chính sách quan trọng nhằm đa
dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp. Một trong số đó là chủ trương chuyển
đổi các khu đất trũng, đất nhiễm mặn canh tác cho năng suất thấp sang các mô
hình nuôi trồng thủy hải sản mang lại giá trị kinh tế cao.
Là một xã thuần nông phía Bắc của tỉnh Nam Định, xã Mỹ Thắng trực
thuộc huyện Mỹ Lộc với diện tích 7,47 km2 đựơc coi là một trong những địa
phương có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế chung
của huyện Mỹ Lộc. Xã có truyền thống canh tác lúa nước từ rất lâu. Tuy
nhiên, diện tích canh tác của Mỹ Thắng lại có đến 1/3 là đất chiêm trũng, canh
tác lúa cho năng suất thấp, một số khu vực đã bỏ hoang bỏ hóa do không thể
canh tác nên đã hạn chế tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. (Theo
Báo cáo tình hình sử dụng đất xã Mỹ Thắng năm 2010)

1



Thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 19992010 và chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chuyển đổi một số ruộng,
ruộng ngập nước năng suất cấy lúa thấp sang nuôi trồng thủy sản, xã đã tiến
hành rà soát lại các khu vực và lên kế hoạch, triển khai thưc hiện chuyển đổi
dựa trên nguyên vọng và nhu cầu của người dân. Mỹ Thắng đã hình thành
các khu nuôi trồng thủy sản trên đất chiêm trũng với các mô hình thủy sản đa
dạng, kết hợp như lúa-cá, cá-ếch, cá kết hợp chăn nuôi lợn... Sản phẩm chính
là cá các loại như trôi, chép, rô phi, trắm....góp phần ổn định và phát triển
kinh tế địa phương.
Cho đến nay, quá trình chuyển đổi đang trong đà thực hiện và các mô
hình nuôi trồng thủy sản đã đi vào hoạt động. Tại địa phương các giải pháp
chuyển đổi đang được thực hiện như quy hoạch vùng nuôi, liên kết các hộ
nuôi với nhà cung ứng giống, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kỹ thuật nuôi...đã
bước đầu giúp các hộ nuôi trồng thủy sản hoạt động khá tốt.
Bên cạnh những kết quả ban đầu đã đạt được vẫn còn đó những hạn chế
nhất định như mức độ phổ biến và tốc độ phát triển các mô hình chuyển đổi
còn thấp, người dân còn chưa thực sự mặn mà với các chính sách và chủ
trương chuyển đổi cơ cấu từ trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản. Mức độ tập
trung các trang trại, mô hình còn mang tính cá thể phân tán, các nguồn đầu
vào cho nuôi trồng thủy sản chủ yếu do hộ tự tìm kiếm, hệ thống phục vụ như
kênh mương dẫn nước chưa được đầu tư đúng mức, giá bán của các sản phẩm
bị các ép giá....Đây là những tồn tại đã hạn chế khả năng phát triển kinh tế xã
hội trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ
Thắng nói riêng và tại huyện Mỹ Lộc nói chung.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu và
thực hiện đề tài "Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi đất trũng sang nuôi
trồng thủy sản tại xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định"

2



1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình thực hiện và giải pháp chuyển đổi từ đất trũng sang
nuôi trồng thủy sản tại xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Trên cơ
sở đó, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp chuyển đổi đất
trũng sang nuôi trồng thủy sản tại địa phương trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi đất
trũng sang nuôi trồng thủy sản.
- Đánh giá tình hình thực hiện và giải pháp chuyển đổi đất trũng sang
nuôi trồng thủy sản tại xã Mỹ Thắng.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp chuyển đổi
đất trũng sang nuôi trồng thủy sản tại xã Mỹ Thắng.
- Đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp chuyển đổi
đất trũng sang nuôi trồng thủy sản tại địa phương trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp chuyển đổi đất trũng sang nuôi
trồng thủy sản của xã Mỹ Thắng. Các đối tượng khảo sát: hộ nông dân, cán bộ
địa phương, các tổ chức đoàn thể có liên quan.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi và thực hiện giải
pháp để chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản của địa phương.
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại 3 thôn: thôn Thát Đoài,
thôn Kim, thôn Nội thuộc xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi thời gian của số liệu: Số liệu được thu thập tập trung chủ yếu
từ năm 2008-2014.
- Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 20/1/2015 – 2/6/2015

3



PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI ĐẤT
TRŨNG SANG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2.1 Cơ sở lý luận về thực hiện giải pháp chuyển đổi đất trũng sang nuôi
trồng thủy sản
2.1.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1.1 Giải pháp
Giải pháp là cách giải quyết một vấn đề khó khăn nào đó (Wikipedia).
Trong Vietnamdictionary được định nghĩa "Giải pháp là phương pháp giải
quyết vấn đề".
Trong bất kì khó khăn hay một vấn đề nào đó, ta cần có những giải
pháp để giải quyết những vấn đề đó. Giải pháp giúp con người giải quyết các
vấn đề theo một phương hướng và đạt được mục đích của mình. Mỗi vấn đề, khó
khăn có nhiều cách để giải quyết. Nói cách khác là có nhiều giải pháp. Tuy
nhiên, đối với những vấn đề mang tính vĩ mô, tính xã hội thì cần có quá trình và
thực hiện đồng loạt các giải pháp kết hợp để giải quyết các khó khăn đó.
Giải pháp càng thiết thực, sát với vấn đề khó khăn thì việc giải quyết
các khó khăn đó càng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngược lại, các giải pháp
mang tính hình thức, không thực tế thì càng làm cho vấn đề trở nên nghiêm
trọng và khó giải quyết hơn.
Như vậy, trong nghiên cứu này tôi cho rằng giải pháp được coi các cách
giải quyết vấn đề theo một mục đích cụ thể.
2.1.1.2 Đất trũng
"Đất trũng” là loại đất nằm sâu hơn, lõm hơn so với các vùng đất xung
quanh. Tại đây, khi xuất hiện nước hoặc mưa thì lượng nước các vùng đất cao
xung quanh sẽ dồn về, tạo thành các vũng, vùng hay vực nước tùy thuộc độ
trũng của vùng đất (Theo Công ước RamSar 1971). Theo các nhà khoa học

4


Canada, đất trũng-đất ngập nước là đất bão hòa nước trong thời gian dài có thể
thường xuyên hoặc từng thời kì đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là
những nơi khó tiêu hóa nước, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học
thích hợp với môi trường ẩm ướt (Theo Coward và cộng sự, năm 1979)
Khái niệm "Đất trũng" thường xuất hiện và được sử dụng trong các nghiên
cứu, báo cáo hay các bài viết về địa hình, lãnh thổ của các vùng hay của mỗi quốc
gia. Trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, người ta cũng thường xuyên sử dụng
khái niệm "Đất trũng" như trong xây dựng, nông nghiệp...
Trong nông nghiệp, đất trũng là loại đất sản xuất mà tỉ lệ ngập nước tự
nhiên cao, thời gian ngập nước kéo dài trong năm thậm chí là luôn luôn ngập
nước. Với sản xuất nông nghiệp như cấy lúa thì loại đất này thường không
mang lại hiệu quả cao, mỗi năm thường chỉ trồng được một vụ lúa còn lại bỏ
hoang do đất ngập quá sâu, không thể cấy lúa.
Trong nghiên cứu này, đất trũng là loại đất ngập nước tự nhiên có thời
gian dài trong năm thậm chí lúc nào cũng ngập nước khiến khả năng canh tác
kém và năng suất rất thấp.
2.1.1.3 Đất nuôi trồng thủy sản
Theo phân loại đất của FAO "Đất nuôi trồng thuỷ sản là đất, mặt nước
được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi
trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt".(Từ điển Thuật ngữ
Nuôi trồng thủy sản của FAO, 2008)
Tại Việt Nam, "Ðất nuôi trồng thủy sản là đất có mặt nước nội địa, bao
gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất
bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế
trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi
trồng thủy sản" (Luật Thủy sản, 2005)
Như vậy, trong nghiên cứu này Đất nuôi trồng thủy sản được hiểu là

loại đất có mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
5


2.1.1.4 Chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản
Chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản là chuỗi các hoạt động
nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất mặt nước, ruộng trũng sang nuôi
trồng thủy sản trên vùng đất trũng đó.
Quá trình chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản không chỉ là
hoạt động chuyển đổi đất đơn thuần mà nó còn kéo theo rất nhiều hoạt động
khác như việc quy hoạch đất đai, xây dựng kênh mương đường điện...để phục
vụ sản xuất.
Hoạt động chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản được xem
như một trong các biện pháp phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi
trồng thủy sản nước ngọt. Đối với các khu vực có diện tích đất trũng lớn thì
đây là một giải pháp rất quan trọng và ý nghĩa.
Như vậy, chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản là các hoạt
động có chủ ý và được sắp xếp để thay đổi mục đích sử dụng từ các hoạt động
sản xuất hiện tại sang nuôi trồng thủy sản.
2.1.1.5 Giải pháp chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản
Giải pháp chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản là khái niệm
xuất phát từ Giải pháp và Chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản.
Quá trình chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản để đi vào hoạt
động và mang lại hiệu quả cao cần rất nhiều yếu tố. Việc xuất hiện các vướng
mắc, khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Giải pháp chuyển đổi đất trũng
sang nuôi trồng thủy sản là một khái niệm chỉ ra các cách thức giải quyết
những vướng mắc, khó khăn giúp cho hoạt động chuyển đổi đạt kết quả cao.
Các giải pháp này có thể đồng bộ thực hiện hoặc cũng có thể thực hiện
một cách riêng lẻ miễn là mang lại kết quả cao, hạn chế các chi phí. Giải pháp
tập trung giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện, các khó khăn phát

sinh sau khi chuyển đổi hoàn thành.(Nguyễn Thị Tuyết, 2013)

6


Trong nghiên cứu này, tôi quan niệm Giải pháp chuyển đổi đất trũng
sang nuôi trồng thủy sản là những biện pháp về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ
tầng, biện pháp về vốn, các hoạt động khuyến nông khuyến ngư, giải pháp thị
trường, liên kết sản xuất và tiêu thụ , giải pháp về môi trường...giúp hoạt động
chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy trở nên hiệu quả hơn.
2.1.2 Vai trò của chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản
2.1.2.1 Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng CNH-HĐH
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Việt Nam cũng như các nước
khác trên thế giới luôn hướng tới một nền sản xuất bền vững.
Theo mục tiêu quốc gia, Việt Nam đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành
một nước công nghiệp hiện đại. Điều đó không thể phủ nhận vai trò hết sức
quan trọng của ngành nông nghiệp bởi Việt Nam vốn là một nước nông
nghiệp. Phát triển trở thành một nước CNH-HĐH thì không chỉ quan tâm đến
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp dịch vụ, mà điều quan
trọng đó là tác động cả vào cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.
Xét trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp bao gồm Nông-Lâm-Ngư
thì tất cả các yếu tố đều có vai trò quan trọng như nhau. Tuy nhiên, công cuộc
phát triển nuôi trồng thủy sản mới được quan tâm khoảng hơn chục năm trở
lại đây. Trong quá trình phát triển đổi mới đất nước, ngành nuôi trồng thủy
sản có vai trò hết sức quan trọng. Đồng thời, góp phần gia tăng tốc độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu nền kinh tế của toàn xã hội theo xu
hướng gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp. Phát triển các ngành nông nghiệp có thu nhập cao thay cho các
hoạt động nông nghiệp thu nhập thấp.

Hoạt động chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản đã góp phần
mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản tại các khu vực sản xuất nông nghiệp
thuần túy. Không chỉ như vậy, hoạt động chuyển đổi này còn kéo theo sự xuất
7


hiện của các hoạt động, ngành nghề khác như các loại hình dịch vụ phục vụ
nuôi trồng thủy sản: thức ăn chăn nuôi, thú y, chế biến thực phẩm, viễn
thông... Khi đó, người dân sẽ được tiếp cận với các phương pháp, công cụ
mới giúp tăng năng suất, chất lượng.
Hơn nữa, hoạt động chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản
mang lại nguồn thu nhập lớn hơn rất nhiều so với cấy lúa thông thường. Khi
thu nhập tăng, người ta có thể tái đầu tư để cải tạo và trang bị máy móc hiện
đại, mở rộng sản xuất. Xét về vấn đề lao động, chuyển đổi đất trũng sang nuôi
trồng thủy sản đã làm thay đổi lực lượng lao động và thói quen lao động của
người dân. Tận dụng nguồn lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thời vụ, hạn chế
sự di cư của người dân ra các thành phố lớn...
Như vậy, hoạt động chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản đã
góp phần quan trọng trong việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, thay
đổi cơ cấu kinh tế trong ngành và cơ cấu kinh tế của xã hội. Tác động tích cực
đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng
và nhà nước.
2.1.2.2 Giải quyết việc làm, hạn chế tình trạng bỏ đất, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân, hạn chế sự di cư ra các thành phố lớn.
a. Giải quyết việc làm
Trước khi chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản thì hầu hết
người nông dân chủ yếu phụ thuộc vào cấy lúa. Tuy nhiên, miền Bắc lúa chỉ
cấy được 2 vụ/năm bởi vậy mà thời gian nhàn rỗi khá nhiều. Cũng có những
công việc được làm trong thời này nhưng thu nhập không được cao.
Việc chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản đã tạo ra những việc

làm mới, người dân không chỉ phụ thuộc vào cấy lúa mà họ có thêm công
việc nuôi trồng thủy sản kèm theo, mang lại thu nhập khá ổn định.
Đối với nhiều gia đình chuyển đổi toàn bộ hoặc phần lớn diện tích đất
canh tác sang nuôi trồng thủy sản thì công việc chính của họ chuyển hẳn sang
8


nuôi trồng thủy sản. Trong khi đó, các thành viên khác của gia đình vẫn có thể
đi làm thêm các công việc khác như thợ xây, phụ vữa, làm công nhân tư nhân,
làm tại nhà... Đồng thời, nuôi trồng thủy sản cũng tận dụng được thời gian
rảnh rỗi của của các thanh thiếu niên phụ giúp công việc cho gia đình.
b. Hạn chế tình trạng bỏ đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Đất canh tác là điều kiện đầu tiên để sản xuất nông nghiệp, có đất người
sản xuất có thể yên tâm và mạnh dạn đầu tư sản xuất trên mảnh đất của mình.
Mức độ sở hữu ruộng đất cũng giúp cho các hộ sản xuất chủ động được quy
mô sản xuất, sản lượng hàng hóa...Các hoạt động nông nghiệp là gắn liền với
sở hữu ruộng đất, hoạt động chính của nông nghiệp trước đây là cấy lúa và
các loại nông sản khác như ngô, khoai, sắn, rau màu... Tuy nhiên, thu nhập từ
cấy lúa thường rất thấp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên nhiều
gia đình đã cho hộ khác cấy lúa với mục đích chỉ để giữ đất, các hộ còn lại
tìm kiếm công việc khác. Một số khu ruộng cao, ruộng trũng khó canh tác
hay những mảnh ruộng nhỏ thì tỷ lệ bỏ hoang rất cao. Người nông dân không
muốn đầu tư vào các khu ruộng đó để sản xuất bởi hiệu quả đầu tư rất thấp.
Chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản là một hướng đi, cách
khắc phục những vấn đề đó được đánh giá là rất hiệu quả. Sản xuất thủy sản
và các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao ngay tại những mảnh đất
đó đã giúp cho người nông dân không những giữ đất mà còn có nguồn thu
nhập tương đối cao và ổn định. Nông dân có thể đổi ruộng cho nhau hoặc nhờ
chính quyền quy hoạch các khu đất trũng thông qua các dự án chuyển đổi,
chương trình phát triển thủy sản để chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Cùng

với đó chính là nâng cao mức độ hiệu quả trong quá trình sử dụng đất của
người dân, tận dụng các diện tích đất có sẵn để sản xuất các sản phẩm giá trị
hơn cây lúa. Vẫn trên các mảnh ruộng đó nhưng không còn là cấy lúa mỗi vụ
thu lãi được vài trăm nghìn đến 1triệu mà đã là các sản phẩm thủy sản cho lãi
vài chục triệu mỗi năm.
9


c. Tăng thu nhập, hạn chế tình trạng di cư ra các thành phố lớn
Sự thay đổi về thu nhập của các hộ chuyển đổi đất trũng sang nuôi
trồng thuỷ sản là rất lớn. Trung bình, đối với mỗi sào nuôi trồng thủy sản cho
thu nhập cao hơn cấy lúa từ 5-7 lần. Hiện nay, đối với mỗi ha chuyển đổi nuôi
trồng thủy sản đã mang lại giá trị kinh tế từ 120-150triệu đồng mỗi năm. Thu
nhập của người dân tăng lên đã giúp cải thiện đời sống, mua sắm đầy đủ hơn
và tái đầu tư cho nuôi trồng thủy sản. (Báo Bắc Ninh, 2014 Khai thác hiệu
quả tiềm năng ruộng trũng)
Hoạt động chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản cũng đã góp
phần hạn chế tình trạng di cư ra các thành phố lớn như Hà Nội, tp Hồ Chí
Minh. Cấy lúa theo thời vụ nên thời gian nhàn rỗi nhiều, thu nhập lại không
cao nhiều nông dân, đặc biệt là lớp thanh niên đã bỏ ruộng ra các thành phố
lớn để tìm kiếm công việc. Tình trạng này kéo theo nhiều hệ lụy: gia tăng dân
số, an sinh xã hội, ô nhiễm môi trường tăng cao... Thông qua nuôi trồng thủy
sản, nhiều nông dân và lớp thanh niên đã tìm cho mình việc làm mới, gắn bó
với đồng ruộng quê hương và tạo ra giá trị kinh tế cao thay vì việc di cư đi
tìm việc làm mới tại các thành phố, khu công nghhiệp.
2.1.2.3 Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn.
Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn đã được GS.TS Đỗ Kim Chung
cho rằng “Đa dạng hoá kinh tế nông thôn là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm
hàng hoá với tỷ suất hàng hoá cao, tận dụng triết để các lợi thế so sánh của
các hộ, các vùng, trước hết là nguồn lực đất đai, lao động và các điều kiện tự

nhiên ưu đãi để đáp ứng yêu cầu tại chỗ và góp phần tham gia vào các quá
trình phân công và hợp tác kinh tế trong nội bộ hộ gia đình nông dân cũng
như trong phạm vi rộng” (Đỗ Kim Chung 1996, Vấn đề đa dạng hóa kinh tế
nông thôn , Nghiên cứu khoa học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam). Còn
theo Đào Thế Tuấn cho rằng " Đa dạng hoá sản xuất trong kinh tế nông thôn
là sự phát triển đa dạng các cây, con cũng như mở rộng các ngành nghề dựa
10


trên điều kiện của hộ gia đình sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường và
đạt hiệu quả cao" (Đào Thế Tuấn 1994, Tài liệu kinh tế hộ nông dân, NXB
Nông Nghiệp).
Sau khi tổng kết kinh nghiệm phát triển kinh tế ở nông thôn ở các nước Đông
Á và Đông Nam Á, thì Pradumna B. Rana (Indonesia) đã cho rằng để đa dạng hoá
kinh tế nông thôn thành công ở một vùng hoặc một nước thì nhất thiết phải :
- Giảm nhanh tỷ trọng sản phẩm và lao động trong khu vực nông
nghiệp so với tổng sản phẩm lao động và xã hội.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản
xuất các loại sản phẩm nông lâm thuỷ sản.
- Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn với nhiều hình thức đa dạng
- Mở rộng hệ thống dịch vụ ở nông thôn
- Gắn phương thức sản xuất truyền thống với phương thức sản xuất
hiện đại, đa dạng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đa dạng hoá kinh tế nông thôn gắn liền với bảo vệ môi trường.
Như vậy, chúng ta đều thấy điểm chung trong các khái niệm, nhận định,
quan điểm của các nhà kinh tế đó là sự mở rộng các loại sản phẩm nông
nghiệp là cần thiết trong công tác đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn. Hoạt
động chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản góp phần tạo ra nhiều loại
sản phẩm thủy sản hơn cho nền kinh tế nông thôn nói riêng và nền kinh tế xã
hội nói chung. Không chỉ tiêu dùng hàng ngày mà các sản phẩm thủy sản này

còn trở thành các mặt hàng thương phẩm mang lại giá trị kinh tế cao.
2.1.3 Giải pháp chủ yếu chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản
2.1.3.1 Giải pháp quy hoạch
Trong bất kì hoạt động phát triển sản xuất, quy hoạch là công việc hàng
đầu, yếu tố quan trọng mà người thực hiện cần phải làm.
Quy hoạch giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát nhất về việc phát
triển kinh tế. Đối với nuôi trồng thủy sản, công tác quy hoạch đóng vai trò
11


quyết định cho sự thành công. Các khu đất trũng chuyển đổi sang nuôi trồng
thuỷ sản cần được quy hoạch rõ ràng, cụ thể. Việc quy hoạch được thực hiện
tốt sẽ giúp cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ tiến triển nhanh và
thuận lợi hơn. Các khu đất trũng phân tán nhất thiết phải được quy hoạch cải
tạo để chuyển đổi tạo điều kiện hình thành phát triển cụm hay vùng nuôi trồng
thủy sản.
Giải pháp quy hoạch trong nuôi trồng thủy sản không chỉ đơn thuần là
sự quy hoạch về đất đai mà là sự kết hợp giữa phân bổ bố trí các vùng nuôi
hợp lý với khả năng liên kết cao giữa các vùng nuôi. Hình thành các khu nuôi
song song với việc hình thành hệ thống kênh mương thủy lợi, giao thông và
các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác để phục vụ nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch
gắn liền với sự đảm bảo tất cả các ao nuôi đều có khả năng lấy và thoát nước
dễ dàng, có đường giao thông thuận tiện đến từng hộ nuôi, có điện nước đầy
đủ để sản xuất.
Hơn nữa, công tác quy hoạch vùng nuôi góp phần làm giảm chi phí thực
hiện, xây dựng, đầu tư cũng như dễ dàng hơn trong việc vận chuyển, buôn
bán, quản lý, mở rộng nuôi trồng thủy sản. Việc quy hoạch hình thành các
vùng nuôi một cách khoa học, hợp lý là rất quan trọng tạo tiền đề ban đầu
vững chắc cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.
2.1.3.2 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng

Song song với công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chính
là động lực thúc đẩy sản xuất.
Đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng là phải được ưu tiên và tiên phong
đi trước, tạo tiền đề cho các ngành sản xuất phát triển. Tốc độ phát triển của
các ngành nghề khác phụ thuộc vào tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng. Điều
đó càng trở nên quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế nông thôn
hiện nay. Giúp nông dân thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chủ động được
nước tưới, điện thắp sáng....làm gia tăng tốc độ phát triển kinh tế nông thôn.
12


×