Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Assessing the impact on biodiversity of Ho Chi Minh route through the Ngoc Linh Protected Area and propose solutions to minimize negative impacts on the conservation area

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.81 KB, 16 trang )

Assessing the impact on biodiversity of Ho
Chi Minh route through the Ngoc Linh
Protected Area and propose solutions to
minimize negative impacts on the
conservation area
Pham Ngoc Bay
Hanoi University of science, VNU; Faculty of Biology
Major: Ecology; Code: 60.42.60
Supervisors: PGS.TS. Nguyen Xuan Huan
Date of Presenting Thesis: 2011
Abstract. Trình bày điều kiện tự nhiên, hiện trạng Đa dạng sinh học (ĐDSH) và Kinh tế xã
hội (KTXH) của Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Linh. Đánh giá các ảnh hưởng
tích cực của tuyến đường Hồ Chí Minh tới KTXH của người dân và công tác quản lý bảo
vệ rừng của KBTTN. Đánh giá các ảnh hưởng tiêu cực của tuyến đường Hồ Chí Minh tới
ĐDSH của KBTTN. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu trên cơ sở đánh giá các ảnh hưởng
tiêu cực của đường Hồ Chí Minh tới ĐDSH của KBTTN Ngọc Linh.
Keywords. Sinh thái học; Đa dạng sinh học; Khu bảo tồn thiên nhiên; Rừng

Content
MỞ ĐẦU
Rừng Ngọc Linh là một trong 87 khu rừng đặc dụng của Việt Nam theo
Quyết định 194/CT ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng
Ngày 03 tháng 5 năm 2002 UBND tỉnh Kon Tum ra quyết định số 38/2002/QĐ-UB
về việc thành lập KBTTN Ngọc Linh.
Cùng thời điểm thành lập KBTTN Ngọc Linh thì việc xây dựng tuyến đường
HCM cũng được triển khai thực hiện.
Tuyến đường HCM đi qua 4 VQG và 5 KBTTN trong đó có KBTTN Ngọc
Linh tỉnh Kon Tum.
Hiện nay đã có một số công trình đánh giá ảnh hưởng của đường HCM tới
KTXH, môi trường trong đó các đánh giá ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và ĐDSH
còn khá sơ sài.


Để góp phần nghiên cứu và đánh giá các tác động của tuyến đường HCM
đến ĐDSH của các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam, trong khuôn khổ đề tài luận văn
thạc sĩ, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của


tuyến đường HCM đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và đề xuất các
giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên khu bảo tồn".
Trên cơ sở áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận văn đã đi sâu
vào thực hiện các mục tiêu và nội dung chính sau:
1. Mục tiêu:
Nghiên cứu đánh giá các ảnh hưởng trong quá trình nâng cấp và vận hành
tuyến đường HCM đối với ĐDSH và công tác quản lý, bảo vệ ĐDSH trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động nhằm bảo vệ ĐDSH của KBTTN
Ngọc Linh.
2. Nội dung nghiên cứu
-

Điều kiện tự nhiên, hiện trạng ĐDSH và KTXH của vùng dự án

-

Đánh giá các ảnh hưởng tích cực của tuyến đường HCM tới KTXH của
người dân và công tác quản lý bảo vệ rừng trong vùng

-

Đánh giá các ảnh hưởng tiêu cực của tuyến đường HCM tới ĐDSH

-


Đề xuất các biện pháp giảm thiểu trên cơ sở đánh giá các ảnh hưởng tiêu cực
của đường HCM tới ĐDSH của KBTTN Ngọc Linh
Chƣơng 2
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1 Thời gian nghiên cứu chia làm 2 đợt
- Đợt 1: từ ngày 07-21/3/2011 điều tra thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên,
ĐDSH và KTXH tại KBTTN Ngọc Linh.
- Đợt 2: từ tháng 5-6/2011 điều tra ngoại nghiệp tại KBTTN Ngọc Linh tại
các ôtc và theo các tuyến.
2.1.2 Đối tƣợng nghiên cứu
- Một số hệ sinh thái rừng đặc trưng.
- Các loài thực vật bậc cao có mạch.
- Các loài động vật có xương sống trên cạn (thuộc các lớp thú, chim, bò sát,
lưỡng cư).
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
Việc thu thập thông tin được thực hiện ở văn phòng KBTTN Ngọc Linh,
chính quyền địa phương các xã Đăk Man, Xốp, Ngọc Linh, Mường Hoong, Đăk
Choong, người dân địa phương và các tổ chức, cơ quan liên quan.
06 ôtc và 04 tuyến khảo sát. Vị trí của các ÔTC và các tuyến được bố trí như sau:
- Ô số 1thuộc khoảnh 1 tiểu khu 21. Trạng thái rừng: IIIa3.
- Ô số 2 thuộc khoảnh 2 tiểu khu 21. Trạng thái rừng: IIIa3.
- Ô số 3 thuộc khoảnh 4 tiểu khu 21. Trạng thái rừng: IIIa3.
- Ô số 4 thuộc khoảnh 6 tiểu khu 19. Trạng thái rừng: IIIa3.


- Ô số 5 thuộc khoảnh 1 tiểu khu 18. Trạng thái rừng: IIIa3.
- Ô số 6 thuộc khoảnh 8 tiểu khu 22. Trạng thái rừng phục hồi thường xanh.
- Tuyến 1: Chiều dài tuyến khoảng 4,8 km. Điểm xuất phát từ ngã ba Đăk

Plô theo trục đường đến xã Đăk Plô đến tọa độ vị trí ÔTC số 3 và tiếp tục qua suối
Đăk Sê tiếp cận ÔTC số 4.
- Tuyến 2: Chiều dài tuyến khoảng 3 km. Điểm xuất phát từ vị trí ÔTC số 3
đến ranh giới xã Đăk Plô.
- Tuyến 3: Chiều dài tuyến khoảng 9,5 km. Điểm xuất phát từ trạm kiểm lâm
Đăk Man qua chốt 77 đến ÔTC số 5.
- Tuyến 4: Chiều dài tuyến khoảng 12 km. Từ UBND xã Đăk Man theo ranh
giới của KBTTN đến tiểu khu 22 (ÔTC số 6).
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Kế thừa tài liệu
2.2.2 Điều tra tại hiện trƣờng
- Phỏng vấn cán bộ KBTTN Ngọc Linh cùng chính quyền và người dân các
xã trong vùng để sàng lọc thống kê các ảnh hưởng tiêu cực của đường mòn HCM
tới công tác bảo vệ tài nguyên rừng và ĐDSH trong vùng.
- Tiến hành điều tra tại các ôtc, tuyến để đánh giá ảnh hưởng của tuyến
đường đối với hệ thực vật
- Tiến hành điều tra đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường đối với hệ động
vật. Phương pháp được dùng chính là tiến hành phỏng vấn người dân, thợ săn.
2.2.3 Tổng hợp viết báo cáo
Số liệu thu thập được trong quá trình điều tra nghiên cứu được tổng hợp, xử
lý, tính toán theo phương pháp thống kê, so sánh và xây dựng báo cáo.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khu BTTN Ngọc Linh
3.1.1 Diện tích KBTTN Ngọc Linh
Theo quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2009 của UBND
tỉnh Kon Tum giao cho Ban quản lý KBTTN Ngọc Linh quản lý 38.109,4 ha.
3.1.2 Phân khu chức năng tại KBTTN Ngọc Linh
Hiện tại KBTTN Ngọc Linh được phân chia thành 03 phân khu chức năng
bao gồm Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 34.908,5 ha; Phân khu phục hồi sinh thái:

2.400,9 ha; và Phân khu hành chính dịch vụ: 800 ha.
3.1.3 Năng lực quản lý của KBT
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Ban quản lý KBTTN Ngọc Linh được thành lập theo Quyết định
38/2002/QĐ-UB ngày 03 tháng 05 năm 2002 của UBND tỉnh Kon Tum. Hiện nay


tổng cán bộ công nhân viên của KBTTN Ngọc Linh là 38 cán bộ (khối Văn phòng
11 cán bộ; Hạt Kiểm lâm 27 cán bộ), trong đó có 08 cán bộ có bằng Kỹ sư, 20 cán
bộ trung cấp và 10 công nhân kỹ thuật.
3.1.3.2 Các phòng chuyên môn bao gồm
+ Phòng Tổ chức - Tổng hợp - Hành chính: 05 cán bộ.
+ Phòng Khoa học kỹ thuật - Kế toán: 05 cán bộ.
+ Hạt kiểm lâm: 27 cán bộ với 5 trạm bảo vệ.
Lãnh đạo KBTTN Ngọc Linh gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc do Chủ
tịch UBND tỉnh Kon Tum bổ nhiệm.
3.1.3.3 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của KBT mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu làm việc
của cán bộ làm việc tại KBT. Trong đó một số công trình đặc biệt như một số trạm
kiểm lâm địa bàn đã xuống cấp như giột, hư hỏng một số hạng mục công trình phụ
trợ... ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và công tác của cán bộ địa bàn.
3.1.3.4 Trang thiết bị
Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động quản lý tài nguyên rừng tại
KBTTN Ngọc Linh còn thiếu và hầu hết ở trong tình trạng cũ. Đây cũng là một
trong những hạn chế, khó khăn cho công tác nghiên cứu, bảo vệ tài nguyên rừng và
ĐDSH cũng như thực hiện các chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của KBT.
3.2 Điều kiện tự nhiên, KTXH và các giá trị ĐDSH của KBTTN Ngọc Linh
3.2.1 Vị trí địa lý
- Toạ độ địa lý:


Từ 140 45' 00'' đến 150 15' 00'' Vĩ độ.
Từ 1080 21' 00'' đến 1080 20' 00'' Kinh độ

3.2.2 Địa hình
Địa hình KBTTN Ngọc Linh nằm trong một vùng núi cao của vùng núi cực
Nam Trung Bộ, nối tiếp với mạch núi Nam – Ngãi – Định của Trường Sơn Nam.
Độ dốc rất lớn phổ biến từ 40 ÷ 450, nhiều nơi độ dốc lên tới 60 ÷ 650 điển
hình là các đỉnh Mường Hoong 2.400m, Ngok Tion 2.032m, Ngok Lepho 2.047m,
Ngok Pa 2.251m và cao nhất là đỉnh Ngọc Linh 2.604m, từ độ cao 2.604m hạ đột
ngột xuống chỉ còn hơn 300m ở thung lũng Đắc Mi.
3.2.4 Khí hậu
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm từ (22 ÷ 250C), biên đô ̣ nhiê ̣t đô ̣ dao
đô ̣ng trong ngày từ 8 ÷ 90C; nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất < 17 ÷ 180C (tháng
1), thấp nhất tuyệt đối < 50C; Nhiệt độ tối cao 390C.
Chế độ mƣa: lượng mưa trung bình hàng năm từ khoảng 1.800 ÷ 3.800 mm,
chủ yếu trong mùa mưa chiếm từ 85 ÷ 90 % lượng mưa cả năm và xuất hiện lũ lớn ,
thường tập trung vào tháng 7 và tháng 8, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam .
Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm từ 85 ÷ 90%; cao nhấ t là tháng 8 và
tháng 9 (khoảng 90%), mùa khô lượng bốc hơi lớn , độ ẩm giảm mạnh , thấ p nhấ t là
tháng 3 (khoảng 66%).


Chế độ gió: Mùa khô có gió Đông Bắc thổi mạnh, thường gây khô hạn trong
vùng; mùa mưa có gió Tây Nam và thường xuất hiện gió bão và tập trung vào tháng
9, tháng 10 hàng năm. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xảy ra vào đầu mùa
mưa (tháng 5) với khoảng từ 2 ÷ 3 cơn gió lốc và mưa đá.
3.2.5 Thủy văn
Vùng núi Ngọc Linh là đầu nguồn của một số hệ thống sông chính trong khu
vực như sau: Hệ thủy sông Đắk Mek; Hệ thủy sông Đăk Pơ Kô; Sông Đăk Plô.
3.2.6 Tài nguyên rừng và ĐDSH của KBTTN

3.2.6.1 Thảm thực vật rừng
Thảm thực vật rừng Khu BTTN Ngọc Linh bước đầu được phân chia thành
những 07 kiểu chính và 02 phụ sau.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới <900 (hoặc 1000)m
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình (1000-1700m)
- Rừng kín thường xanh, mưa mùa nhiệt đới núi cao (trên 1700- 2600m đỉnh
Ngọc Linh)
- Rừng kín cây lá rộng và cây lá kim (độ cao trên 1000m)
- Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp
+ Kiểu phụ thứ sinh Tre nứa và hỗn giao Tre nứa-gỗ
+ Kiểu phụ thứ sinh phục hồi trên đất mất rừng
- Kiểu rừng trồng
- Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh nhân tác
3.2.6.2 Khu hệ thực vật
Về tính đa dạng loài. Khu hệ thực vật KBTTN Ngọc Linh đã xác định
được 1.014 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 171 họ, 600 chi. Trong số đó 26
loài nằm trong danh lục đỏ IUCN và 35 loài trong sách đỏ Việt Nam.
Trong những năm gần đây các nhà khoa học trong và ngoài nước đã phát hiện
nhiều loài mới cho Việt Nam và Thế giới tại rừng Ngọc Linh như: Lan - Calanthe
duyana, Kiều diễm Việt Nam - Pleione vietnamensis, Lan lọng Ngọc Linh Bulbophyllum ngoclinhensis, Sồi 3 cạnh - Trigonobalanus verticillata,… Vì vậy, sự
cần thiết thực hiện nhiệm vụ bảo tồn tính ĐDSH, mẫu chẩn hệ sinh thái rừng nhiệt
đới và á nhiệt đới núi cao nơi đây là hết sức cần thiết.
3.2.6.3 Khu hệ động vật có xƣơng sống trên cạn
Khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở KBTTN Ngọc Linh đã thống kê
được 88 loài thú thuộc 27 họ, 8 bộ; 200 loài chim thuộc 42 họ, 8 bộ; 40 loài bò sát
thuộc 14 họ, 2 bộ và 21 loài lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ. Với tổng số 349 loài động
vật có xương sống ở cạn, trong đó có 53 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 30 loài
ghi trong danh lục đỏ thế giới.
KBTTN Ngọc Linh được đưa vào vùng chim đặc hữu cao nguyên Kon Tum
(Lê Trọng Trải et al. 1999) và là một trong hai vùng chim quan trọng Ngọc Linh và

đèo Lò Xo (Tordoff, 2002).


3.2.6.4 Khu hệ côn trùng (bƣớm)
Khu hệ bướm đến nay đã xác định được tổng số 312 loài thuộc 11 họ bướm
ngày (Rhopalocera) phân bố tại khu bảo tồn.
Khu vực KBTTN Ngọc Linh có những loài quí hiếm và đặc hữu bao gồm
những loài được IUCN/SSC liệt vào danh sách những loài cần được bảo vệ (VD.
Loài Teinopalpus imperialis).
3.2.7 Khái quát đặc điểm dân sinh và KTXH
3.2.7.1 Dân số và dân tộc
Trong đó dân số của 5 xã vùng lõi của KBTTN là 2.509 hộ, 10.467 khẩu.
Mật độ dân số trung bình trong vùng là 28 người/km2. Có 03 nhóm dân tộc bản
địa và có dân số đông nhất trong vùng là dân tộc Dẻ Triêng chiếm 44,9% tổng nhân
khẩu trong vùng, tiếp đến là dân tộc Xê Đăng với tổng số khẩu chiếm 40,1 %, dân
tộc Tà Dẻ chiếm 5,9% và dân tộc Kinh chiếm 3,4% số nhân khẩu.
3.2.7.2 Cơ cấu ngành nghề
Lao động trong ngành nông - lâm nghiệp chiếm 99,0%.
3.2.7.3 Đời sống kinh tế của ngƣời dân
Là các xã nằm trong chương trình 135 của chính phủ. Năm 2010, bình quân
lương thực trong khu vực các xã là 341,4kg/người/năm (thóc 179,4kg/người/năm).
Tình trạng thiếu lương thực trong vùng là khá phổ biến từ 3-5 tháng/năm. Tỉ lệ hộ
đói nghèo còn khá cao (51,7% tổng số hộ).
3.2.7.5 Giáo dục
Tất cả các thôn ở các xã đều có trường mầm non (có ở), các xã đều có trường
tiểu học cơ sở và trường trung học cơ sở. Mỗi huyện có 01 trường Trung học phổ
thông và trường dân tộc nội trú.
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong vùng đạt khoảng 98%.
3.2.7.6 Y tế
Các xã đều đã có trạm y tế ở trung tâm xã. Trong những năm qua công tác

chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiề u tiế n bô ̣ trong công tác tiêm chủng mở rộng ,
giảm tỷ lệ sinh, giám sát và khống chế dịch bệnh.
3.3 Ảnh hƣởng tích cực của đƣờng HCM
3.3.1 Ảnh hƣởng của đƣờng HCM đến KTXH và đời sống ngƣời dân trong vùng
3.3.1.1 Giao thông thuận tiện
Trước năm 1998, hệ thống giao thông liên xã cũng như đường lối với trung
tâm huyện chủ yếu là đường đất, việc đi lại khó khăn vào mùa mưa, giao lưu hàng
hóa và tiếp cận tiến bộ mới bị hạn chế.
Sau khi tuyến đường HCM được nâng cấp, một số tuyến đường đến các xã đã
được nâng cấp thành đường nhựa. Việc đi lại giữa các xã, huyện, tỉnh đã được cải
thiện, hàng hóa lưu thông, trao đổi văn hóa sâu rộng.


3.3.1.2 Thu nhập và đời sống của ngƣời dân trong vùng đƣợc nâng lên
- Trước khi đường HCM được nâng cấp, có tới 39,3% hộ thiếu ăn hàng năm từ
1 – 6 tháng.
- Hiện nay: 10% là nhà kiên cố, xe máy có 61,8% số hộ. hộ dùng điện lưới
chiếm 95 %.
3.3.1.3 Cơ sở hạ tầng giáo dục và y tế đƣợc cải thiện
- Trước khi nâng cấp tuyến đường HCM. xã Đắc Man chưa có cơ sở y tế.
bệnh sốt rét hàng năm có 5-10% số người trong. Tỷ lệ sinh con thứ 4-5 rất phổ biến.
Tỷ lệ tăng tự nhiên 2,5%/năm.
Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở chỉ chiếm 1% trẻ đến trường, tỷ lệ học sinh
đến trường ở cấp tiểu học chiếm 75%.
- Hiện nay: các xã đều đã có trạm y tế, có cán bộ y sĩ, y tác và dược sĩ, một số
xã đã có bác sĩ như xã Xốp. năm 2009, 2010 chỉ có 4 trường hợp bị sốt rét. tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên trung bình 1,95%.
Các xã trong toàn vùng đã có trường mầm non, trường tiểu học cơ sở và
trường trung học cơ sở. Tỷ lệ trẻ em đến tuổi đi học tới trường đạt khoảng 98%.
3.3.2. Ảnh hƣởng của đƣờng HCM đến công tác quản lý bảo vệ rừng và ĐDSH

của KBTTN Ngọc Linh
Điều kiện hạ tầng phát triển tạo điều kiện cho công tác bảo vệ rừng được tốt
hơn so với trước kia như đi lại thuận lợi, tiếp cận dễ dàng, hạ tầng kỹ thuật như viễn
thông, điện, đời sống người dân…
3.4 Ảnh hƣởng tiêu cực của đƣờng mòn HCM tới KBTTN Ngọc Linh
3.4.1 Ảnh hƣởng trực tiếp
3.4.1.1 Mất rừng do làm đƣờng
- Mất rừng do làm đƣờng HCM: 5 ha thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
và phân khu phục hồi sinh thái.
- Sạt lở đƣờng: Trong các năm từ 2006 – 2011 chỉ có một vài điểm sạt lở
sảy ra tại khu vực ngã ba Đắk Tả, Đăk Man với diện tích khoảng 0,27 ha trong cơn
bão số 9 năm 2009 và từ đó đến nay không có vụ sạt lở đất nào sảy ra.
Như vậy có thể thấy ảnh hưởng của việc nâng cấp, mở rộng đường HCM
đoạn qua KBTTN Ngọc Linh thiệt hại không đáng kể đến diện tích rừng của KBT .
3.4.1.2 Ảnh hƣởng từ phƣơng tiện tham gia giao thông đến ĐDSH tại KBTTN
Ngọc Linh
Qua quan sát và phỏng vấn cán bộ và người dân trong vùng, trung bình 1
ngày có khoảng 170 -195 xe lưu thông trên đường HCM đoạn qua xã Đăk Man.
Việc nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của các phương tiện giao thông như: tiếng ồn,
đèn, khí phát thải và số lượng, thành phần loài động vật bị chết do phương tiện giao
thông trong quá trình vận hành đến môi trường, ĐDSH nói chung và các loài động
vật nói riêng trong phạm vi KBTTN Ngọc Linh hiện chưa được thực hiện.


3.4.2. Ảnh hƣởng gián tiếp
3.4.2.1 Nâng cấp hệ thống đƣờng nhánh có điểm xuất phát từ đƣờng HCM
Sau khi đường HCM đoạn qua KBTTN Ngọc Linh được nâng cấp, mở rộng
thì hệ thống đường nhánh từ trục đường HCM nối liền với một số tuyến đường liên
xã và liên thôn trong phạm vi KBTTN Ngọc Linh cũng đã được nâng cấp trên cơ sở
nền đường cũ. Tuy nhiên, việc nâng cấp các tuyến này không ảnh hưởng nhiều đến

diện tích rừng của KBT do tuyến Đăk Tạ-Ngọc Linh chủ yếu nằm ngoài ranh giới
KBT, tuyến Đăk Plô có chiều dài 15 km nâng cấp từ tuyến liên xã trước đây.
Xây dựng đường giao thông nối xã Ngọc Linh – huyện Tu Mơ Rông với
chiều dài qua KBTTN 8,02 km, diện tích đất rừng bị mất do làm đường là 38,01 ha
và tác động đến mạnh đến tài nguyên rừng của KBTTN
3.4.2.2. Mất rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Xâm canh
Đã xuất hiện hiện tượng xâm canh để trồng cây nông nghiệp như lúa nước,
lúa nương, rẫy tại những tuyến đường nhánh có điểm đầu xuất phát từ đường HCM
đi qua những địa hình ít phức tạp.
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau kết quả rà soát 3 loại rừng
Thực hiện chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về rà
soát, quy hoạch lại 3 loại rừng trên phạm vi toàn quốc và chuyển một phần diện tích
rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng về rừng sản xuất và giao cho nhân dân sống gần
rừng. Diện tích của KBTTN Ngọc Linh sau rà soát là 38.109,4ha. Như vậy diện tích
sau khi thực hiện rà soát đã giảm 3.310.6 ha.
- Mất rừng do xây dựng công trình thủy điện
Hiện nay trên địa bàn có 05 thủy điện có ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích
rừng của KBTTN Ngọc Linh là thủy điện Đăk mi I, thủy điện Đăc mek I, II, II và
đường dây tải điện, thủy điện Đăk Ruồi I.
Hiện tại trong khu vực KBTTN Ngọc Linh mới có thủy điện Đăk mek III
đang được xây dựng, hai thủy điện Đăk ruồi II, III đang xây dựng nhưng diện tích
xây dựng nằm ngoài ranh giới KBTTN.
Tóm lại hoạt động phát nương làm rẫy là tập quán sản xuất lâu đời của người
dân địa phương và cho đến nay tập quán này vẫn còn được duy trì. Đường HCM
cùng phát triển hệ thống đường nhánh trong khu vực đã vô hình chung góp phần tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận những khu vực phát nương làm rẫy mới.
Đồng thời một số cơ chế chính sách của nhà nước cũng như địa phương được áp
dụng trong vùng sau khi đường HCM được nâng cấp và đưa vào vận hành như:
chương trình rà soát 3 loại rừng, xây dựng thủy điện cũng làm mất một số diện tích

đất rừng và ảnh hưởng đến ĐDSH của KBTTN
3.4.2.4. Các hoạt động khai thác tài nguyên rừng KBTTN
- Săn bắt động vật
Kết quả điều tra và phỏng vấn cán bộ kiểm lâm của KBTTN Ngọc Linh cũng
như người dân trong vùng cho thấy các loài thú mà người dân thường bẫy bắt trong


vùng như lợn rừng, don, cheo cheo, cu li nhỏ, gấu chó, hoãng, khỉ các loại, mèo
rừng, chuột các loại, nhím, tê tê.
Các loài chim người dân thường săn bắt để nuôi trong gia đình và trao đổi
làm vật cảnh trong nhà như: Cu ngói – Streptopelia tranquebarica, Chích chòe lửa
– Copsychus malabaricus, Họa mi – Garrulax canorus...
Các loài bò sát hay bị người dân bẫy bắt là Rồng đất, Tê tê, rùa, rắn, ếch núi…
Dưới đây là tổng hợp các vụ săn bắt động vật được Hạt kiểm lâm KBTTN
thống kê qua các năm từ 2003- 2011:
o Năm 2006, tại xã Đăk Choong phát hiện 1 vụ vi phạm mang dụng cụ vào
rừng bẫy bắt động vật.
o Năm 2007, tại xã Đăk Man phát hiện 1 vụ vi phạm mang dụng cụ vào
rừng bẫy bắt động vật
o Năm 2009, tại xã Mường Hoong có 2 vụ vi phạm mang dụng cụ vào rừng
bẫy bắt động vật.
o Năm 2009, trên trục đường HCM tại xã Đăk Man phát hiện và bắt giữ 01
vụ vi phạm 7,5 kg động vật.
o Năm 2011, tại xã Xốp phát hiện 2 vụ vi phạm mang dụng cụ vào rừng
bẫy bắt động vật.
Theo các thợ săn cho biết trước đây đường HCM chưa đi vào hoạt động, các
đường nhánh chưa phát triển, việc đi lại khó khăn, người dân trong vùng săn bắt thú
chủ yếu là làm thực phẩm (một phần nhỏ để bán hoặc trao đổi trong thôn, xã) hoặc
bẫy bắt thú bảo vệ mùa màng khỏi bị phá hoại, nhưng từ khi giao thông phát triển
người dân không phải chỉ đơn thuần bẫy bắt động vật hoang dã làm thực phẩm

trong gia đình mà chủ yếu mang bán ở thị trấn hoặc bán cho những người buôn bán
động vật do nhu cầu lớn, giá cao nên lượng thú khai thác nhiều vì vậy số lượng
động vật hoang dã trong vùng giảm đi nhanh chóng.
- Hoạt động khai thác gỗ
Những hoạt động khai thác tài nguyên thực vật trong khu vực KBTTN Ngọc
Linh khá đa dạng. Tùy thuộc vào mục đính sử dụng, giá trị sản phẩm đem lại mà
nhóm loài này hay nhóm loài kia bị tác động nhiều hay ít. Các loài cây gỗ tác động
như giổi, thông 3 lá, xoan đào, thông nàng, chắp tay, bời lời, dẻ các loại
Dựa trên kết quả điều tra trên 06 ôtc, chúng tôi thống kê được 09 gốc chặt trong
đó có 02 gốc chặt mới và được nhân viên kiểm lâm trạm Đăk Man phát hiện xử lý gần
đây. Các loài cây bị khai thác trong ôtc là Chắp tay, Thông nàng, Xoan đào.
Dưới đây là tổng hợp các khai thác và vận chuyển gỗ trên địa bàn được Hạt
kiểm lâm KBTTN thống kê qua các năm từ 2003- 2011:
o Năm 2007 phát hiện 03 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản bao gồm 0,1kg
Sâm ngọc linh và 0,86 m3 gỗ tròn, 0,79 m3 gỗ xẻ, trong đó trên đường
HCM 02 vụ và khu vực xã Đăk Choong 01 vụ.
o Năm 2008 phát hiện 01 vụ vận chuyển lâm sản trên đường HCM khu vực
xã Đăk Man với khối lượng 1,588 m3 gỗ tròn và 3,802 m3 gỗ xẻ.


o Năm 2010 phát hiện 04 vụ vi phạm mua bán vận chuyển lâm sản, tang
vật thu được gồm 13, 906 m3 gỗ. Trong đó tại xã Mường Hoong 01 vụ,
trên đường HCM đoạn ngã ba Đăk Tả xã Đăk Man 03 vụ.
- Khai thác củi
Gỗ củi là một trong những nhu cầu thiết yếu trong vùng. Các hộ trong vùng
chủ yếu dùng gỗ củi để đun nấu trong sinh hoạt và trong chăn nuôi.
Củi được khai thác trong các đối tượng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ tại
những vị trí thuận tiện, gần đường dễ khai thác, vận chuyển.
- Lâm sản phụ
Bảng 3.15. Phân bố và diễn biến LSNG từ khi thành lập khu BTTN


TT

1
2
3
4
5
6
7
8

Loại
LSNG
Mây
Tre trúc
Cây thuốc
Măng
Mật ong
Vỏ Bời lời
Đót
Lá kim
tuyến

Nơi
khai
thác
RG, RN
RG, RN
RG, RN

RG, RN
RG
RG, RN
RN
RG

Khi thành lập KBTTN
2000
Trữ
Số lƣợng
lƣợng ở
khai thác
rừng
xxx
40sợi/ngày
xxx
xx
xxx
20kg/ngày
xx
4-5L/ngày
xxx
30kg/ngày
xxx
1bó/ngày
0.5kg/ngày
xx

Năm 2009
Trữ

lƣợng ở
rừng
x
xxx
x
xxx
x
x
xxx
x

Số lƣợng
Khai thác
15sợi/ngày

2-3L/ngày
10kg/ngày
1-3bó/ngày
0.2kg/ngày

Nguồn: Dự án tăng cường bảo vệ rừng bằng việc thành lập các tổ bảo vệ
rừng thôn bản và các cơ chế chia sẻ lợi ích ở KBTTN Ngọc Linh, năm 2009
Ghi chú: xxx: trữ lượng nhiều; xx: trung bình; x: ít
Các hoạt động khai thác lâm sản phụ diễn ra khá mạnh mẽ cả trong và ngoài
KBTTN. Diễn biến về tài nguyên LSNG ở Bảng 3.13 cho thấy phần lớn có xu
hướng giảm đi rõ từ trữ lượng nhiều năm 2000 giảm xuống ít năm 2009. Nhóm cây
có trữ lượng nhiều như Mây, vỏ Bời lời giảm xuống mức ít; nhóm cây có trữ lượng
trung bình như cây thuốc, mật ong, cây kim tuyến đã giảm xuống mức ít. Bên cạnh
đó hình thức khai thác kiệt như hiện nay đối với các loài lâm sản phụ là một trong
những mối lo ngại đối với khả năng duy trì mật độ quần thể và tồn tại của các loài

này trong tự nhiên.
Như vậy có thể nói việc nâng cấp, vận hành đường HCM cùng với việc phát
triển hệ thống giao thông trong vùng góp một phần gián tiếp trong các nguyên nhân
làm gia tăng hiện tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trong vùng: như động vật,
gỗ, củi, đặc biệt là đối với các loài lâm sản ngoài gỗ bị ảnh hưởng và tác động trên
qui mô rộng trong và ngoài KBTTN, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ tài nguyên
rừng và ĐDSH của KBTTN.


3.4.2.5 Thực vật ngoại lai
KBTTN Ngọc Linh được bao bọc bởi lớp thảm thực vật nguyên sinh, thứ sinh
và phục hồi trên 89,5% diện tích tự nhiên nên các loài sinh vật ngoại lai nhất là thực
vật ít có cơ hội phát triển. Quá trình điều tra, nghiên cứu cho thấy có một số loài thực
vật ngoại lai bắt đầu xuất hiện trong vùng, trong đó chủ yếu là một số loài như:
- Cỏ lào - Chromolaena odorata,
- Mai dương - Mimosa pigra,
- Ngũ sắc - Lantana camara,
- Cỏ tranh - Imperata cylindrica
- Dây bìm bìm - Impomoea sp
Các loài này chủ yếu xuất hiện rải rác hai bên đường nơi không có lớp thảm
thực vật che phủ cùng một số điểm trên đất trống Ia.
Trong 5 loài thực vật ngoại lai được phát hiện lần này có Cỏ lào, Cỏ tranh
xuất hiện rải rác ở một vài điểm tại khu vực đường HCM.
3.4.2.6 Ảnh hƣởng đến hệ sinh thái
Các hệ sinh thái rừng tại KBTTN Ngọc Linh đang chịu ảnh hưởng từ các
hoạt động sản xuất của người dân như đốt nương làm rẫy, cháy rừng, phá rừng trái
pháp luật, khai thác lâm sản, săn bắt các loài động vật, mở mới tuyến đường giao
thông Ngọc Hoàng – Măng Bút – Tu Mơ Rông – Ngọc Linh, xây dựng các công
trình thủy điện,
3.4.2.7 Ảnh hƣởng đến các phân khu chức năng

- Các ảnh hƣởng
+ Ảnh hƣởng do nâng cấp đƣờng: Đường HCM được nâng cấp mặc dù
diện tích mở rộng không lớn, nhưng những ảnh hưởng đến phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt và phục hồi sinh thái dọc tuyến đường là điều khó tránh khỏi. Các ảnh hưởng
đến phân khu thể hiện qua việc khai thác và vận hành tuyến đường trong thời gian
sử dụng như tiếng ồn, khói bụi, môi trường thay đổi, lượng xe tăng lên sau khi
tuyến đường HCM thông tuyến và vận hành cũng ảnh hưởng đến khả năng chi
chuyển của các loài động vật.
Các hoạt động xâm hại đến tài nguyên rừng và ĐDSH như xâm lấn đất,
chuyển đổi cơ cấu đất (từ đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp – lúa), khai
thác gỗ, săn bắt động vật, khai thác lâm sản phụ … trái phép. Các hoạt động này đã
và đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng, suy giảm chất lượng rừng và
ĐDSH của các phân khu, đặc biệt là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, nơi có giá trị
ĐDSH cao.
+ Mở mới tuyến đƣờng giao thông Ngọc Hoàng – Măng Bút – Tu Mơ
Rông – Ngọc Linh (đoạn km 8 + 921 đến km 16 + 941 đi qua xã Ngọc Linh, huyện
Đăk Glei): tuyến đường đi qua vùng lõi của KBTTN, thuộc phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt dài khoảng hơn 6 km. Việc xây dựng tuyến đường này ảnh hưởng trực
tiếp đến phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc tiểu khu 95 và chia cắt KBTTN.


3.5 Các biện pháp giảm thiểu
3.5.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH trong cộng đồng
3.5.2 Giải pháp về tổ chức quản lý
3.5.2.1 Bổ sung nhân lực cho BQL KBTTN Ngọc Linh
3.5.2.2 Bổ sung các trạm quản lý bảo vệ
- Trạm kiểm lâm Đăk PLô
- Trạm kiểm lâm Kon Riêng
- Trạm kiểm lâm Pô Kô
- Trạm kiểm lâm Măng Ri

- Trạm kiểm lâm Đèo lò xo
3.5.2.3 Bổ sung các trang thiết bị trong công tác tuần tra bảo vệ rừng cũng
như PCCCR
3.5.3 Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn
3.5.4. Thực hiện việc đóng cọc mốc ranh giới KBTTN
3.5.5 Chống sạt lở đất
3.5.6 Giám sát thực hiện các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật trong vùng
3.5.7 Xây dựng và sớm thực hiện phê duyệt dự án đầu tƣ KBTTN giai đoạn
2010 - 2020
3.5.8 Phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cƣ vùng đệm
3.5.8.1 Phát triển du lịch sinh thái
3.5.8.2 Tiếp tục thực hiện công tác khoán quản lý bảo vệ rừng
3.5.8.3 Xây dựng dự án đầu tư phát triển KTXH các xã vùng đệm KBTTN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ảnh hưởng tích cực của đường HCM
- Tác động tích cực cộng đồng: Giao thông thuận tiện; Thu nhập và đời sống
của người dân trong vùng được nâng lên; Cơ sở hạ tầng giáo dục và y tế từng bước
được cải thiện.
- Thuận tiện trong công tác quản lý, tuần tra bảo vệ tài nguyên rừng của KBT.
2. Ảnh hưởng tiêu cực của đường HCM đến ĐDSH và bảo tồn tài nguyên rừng của
KBTTN
- Mất đất, tiếng ồn, khói bụi, chất phát thải và các loài động vật bị chết do
phương tiện tham gia giao thông va phải… Trong đó hoạt động nâng cấp đường
không ảnh hưởng nhiều đến diện tích rừng của KBTTN.
- Nâng cấp đường nhánh, mở đường mới, công trình thủy điện.


- Tăng khả năng tiếp cận đến tài nguyên rừng: xâm lấn rừng, khai thác và
vận chuyển trái phép tài nguyên rừng như: động vật rừng, gỗ, củi, đặc biệt là đối với
các loài LSNG.

- Đã xác định được 5 loài thực vật ngoại lai hiện diện trong KBTTN.
Tất cả các hoạt động này đều ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và phân khu
chức năng của KBTTN Ngọc Linh.
Kiến nghị
1. Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và quan trắc định kỳ ảnh hưởng của các phương
tiện giao thông trên tuyến đường HCM đến ĐDSH và môi trường của KBTTN
Ngọc Linh như ảnh hưởng của tiếng ồn, ánh sáng, chất phát thải, tai nạn do phương
tiện gây ra đối với các loài động vật...
2. Thiết lập một số ôtc, tuyến định vị nghiên cứu tại khu vực có đường HCM đi qua
nhằm mục đích nghiên cứu diễn biến cấu trúc, trữ lượng rừng, biến động thành phần
loài động thực vật trong vùng cũng như độ che phủ của rừng, sự xâm nhập các loài
ngoại lai qua các mốc thời gian nhất định để từ đó có dẫn liệu chi tiết về các ảnh
hưởng của tuyến đường đối với ĐDSH và công tác bảo tồn tại KBTTN.


Reference
Tài liệu tiếng Việt
1. Ban quản lý KBTTN Ngọc Linh (2004), Báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn và
báo cáo tham vấn xã hội, Dự án ADB/TA/3818 – phát triển lâm nghiệp để
cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên.
2. Ban quản lý KBTTN Ngọc Linh (2010), Biên bản kiểm tra hiện trạng, vị trí,
diện tích điểm sạt lở công trình bền vững hóa điểm sụt trượt km0 + 333 –
tỉnh lộ 673 thuộc dự án đường HCM, Kon Tum.
3. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nikolas Arhem (2006), Đánh giá tác động về văn hóa
xã hội của đường Hồ Chí Minh đối với các dân tộc thiểu số vùng Trung
Trường Sơn. WWF Việt Nam.
4. Bộ khoa học công nghệ và môi trường – dự án DANIDA (1996), Tạo thu nhập
từ ĐDSH để bảo tồn ĐDSH, Hội thảo dự án.
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Trồng cây và trồng rừng đường
Hồ Chí Minh, Hà Nội.

6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Quĩ môi trường toàn cầu (1995), Kế
hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam, dự án.
7. Chính phủ (2003), Chiến lược quản lý hệ thống KBT TN Việt Nam đến năm
2010, Hà Nội.
8. Chính Phủ (2010), Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức
và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, Hà Nội.
9. Chương trình Birdlife Quốc tế và Viện ĐTQH rừng (2004), Thông tin các khu
bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam, dự án mở rộng hệ thống khu bảo vệ ở
Việt Nam đến thế kỷ 21, Hà nội.
10. Hồ Văn Cử (2002), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh
học tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, luận văn
Thạc sĩ, trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai.
11. Cục môi trường (1995), Qui hoạch đa dạng sinh học quốc gia, Cục môi trường
xuất bản.
12. Cục môi trường (2002), Kỷ yếu hội thảo quốc gia nâng cao nhận thức về sử
dụng bền vững đa dạng sinh học ở Việt Nam, Cục môi trường.
13. Cục môi trường (2002), Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học rừng, Cục môi
trường.
14. Nguyễn Xuân Đào và cộng sự (2001), Nghiên cứu, đánh giá tác động môi
trường Dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn thiết kế, xây dựng), Viện Khoa
học công nghệ Thủy lợi.
15. Phan Thị Minh Hoa (2010), Đánh giá môi trường trong giai đoạn khai thác và
công tác QLMT đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương, Luận văn Thạc sỹ Khoa
học Môi trường (khoá 2008 - 2010).
16. Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam (2001), Các Vườn Quốc gia Việt
Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
17. Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam (2001), Tuyển tập báo cáo hội thảo
giáo dục môi trường tại các KBTTN Việt Nam, Dự án JICA – Cục kiểm lâm.
18. Đặng Thăng Long, Đỗ Tước (2010), Báo cáo chuyên đề động vật tại KBTTN
Ngọc Linh, Tài liệu lưu hành nội bộ, Viện Điều tra qui hoạch rừng.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật bảo vệ và
phát triển rừng, Hà Nội.


20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật đa dạng sinh
học, Hà Nội.
21. Nguyễn Xuân Thành (2007), Đánh giá mức độ suy thoái của hệ sinh thái dọc
hai bên đường Hồ Chí Minh khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam do xây
dựng đường và đề xuất giải pháp khắc phục, Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp
Bộ.
22. Thủ tướng Chính phủ (2005), Chỉ thị số 38/2005/Ct-TTG ngày 05/12/2005 về việc
rà soát, qui hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản
xuất), Hà Nội.
23. Dương Viết Tình, Trần Nam Tú, Phạm Cường (2009), Đánh giá quản lý lâm sản
ngoài gỗ dựa vào cộng đồng và xây dựng thỏa thuận quản lý rừng bảo vệ
rừng trên cơ sở chia sẻ lợi ích giữa KBT TN Ngọc Linh và cộng đồng, Quỹ
bảo tồn Việt Nam VCF.
24. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tại Việt Nam (2008), Hướng dẫn
quản lý KBTTN – một số kinh nghiệm và bài học quốc tế, Hà Nội.
25. Lê Trọng Trải và cộng sự (1998), Dự án đầu tư KBTTN Ngọc Linh, Tổ chức bảo
tồn Chim Quốc tế tại Việt Nam (Birdlife International Vietnam programme)
và Viện Điều tra Qui hoạch rừng.
26. Lê Trọng Trải, Jonathan C.Eam, Alexander L.Monastyrskii (1998), Báo cáo
chuyên đề động vật KBTTN Ngọc Linh tỉnh Kon Tum, Tổ chức bảo tồn Chim
Quốc tế tại Việt Nam (Birdlife International Vietnam programme).
27. Trung tâm KHCN bảo vệ môi trường GTVT (2000), Báo cáo đánh giá tác động
môi trường dự án đường Hồ Chí Minh tuyến Bùng – Kon Tum giai đoạn thiết
kế xây dựng, BQL đường Hồ Chí Minh - Bộ giao thông vận tải.
28. Lê Mạnh Tuấn (2010), Báo cáo chuyên đề thảm Thực vật tại KBTTN Ngọc Linh,
Tài liệu lưu hành nội bộ, Viện Điều tra qui hoạch rừng.

29. Lê Mạnh Tuấn (2010), Báo cáo chuyên đề Thực vật tại KBTTN Ngọc Linh, Tài
liệu lưu hành nội bộ, Viện Điều tra qui hoạch rừng.
30. Hoàng Văn Tuệ (2010), Báo cáo chuyên đề khu hệ bướm ngày tại KBTTN Ngọc
Linh, Tài liệu lưu hành nội bộ, Viện Điều tra qui hoạch rừng.
31. UBND tỉnh Kon Tum (2002), Quyết định số 38/2002/QĐ-UB ngày03/5/2002
của UBND tỉnh Kon Tum về việc thành lập KBTTN Ngọc Linh, Kon Tum.
32. UBND tỉnh Kon Tum (2002), Quyết định số 66/2002/QĐ-UB ngày 24/10/2002
của UBND tỉnh Kon Tum về việc thành lập Hạt kiểm lâm trực thuộc KBTTN
Ngọc Linh, Kon Tum.
33. UBND tỉnh Kon Tum (2010), Công văn số 1539/UBND-KTN ngày 17/8/2010
của UBND tỉnh Kon Tum về việc chuyển đổi chức năng rừng đặc dụng sang
đất chuyên dùng, Kon Tum.
34. UBND tỉnh Kon Tum (2008), Chỉ thị Số: 05/2008/CT-UBND ngày 09/1/2008 về
việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh,
Kon Tum.
35. Viện Khoa học, công nghệ GTVT (2000), Báo cáo đánh giá tác động môi
trường (giai đoạn 1), dự án đường Hồ Chí Minh.


Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
36. Barrass, A.N (1985), The effects of highway traffic noise on the phonotactic and
associated reproductive behavior of selected anurans. Vanderbilt Univ.
Nashville, TN.
37. Forman. R. T. T., and A. M. Hersperger (1996), Road ecology and road density
in different landscapes. with international planning and mitigation solutions.
Pages 1-22 in G. L. Evink, P. Garrett, D. Zeigler and J. Berry, editors.
Trends in addressing transportation related wildlife mortalitv. Publication
FL-ER-58-96. Florida Department of Transportation, Tallahassee.
38. Forman, R. T. T., and L. E. Alexander (1998), Roads and their major ecological
effects. Annual Review of Ecology and Systematics 29: 207-231.

39. Lenore Fahrig 1 and Trina Rytwinski 1 (2007), Effects of Roads on Animal
Abundance, an Empirical Review and Synthesis.
40. Reijnen, M. J. S. M., G. Veenbaas, and R. P. B. Foppen (1995), Predicting the
effects of motorway traffic on breeding bird populations, Ministry of
Transport and Public Works. Delft, The Netherlands.
41. Reijnen, R., R. Foppen, C. ter Braak, and J. Thissen (1995), The effects of car
traffic on breeding bird populations in Woodland. Ill. Reduction of density in
relation to the proximity of main roads, Journal of Applied Ecology 32:187202.
42. Reijnen, R., R. Foppen. and H. Meeuwsen (1996), The effects of car traffic on
the density of breeding birds in Dutch agricultural grass lands, Biological
Conservation 75:255-260.
43. Robert Primmer, La Quang Trung (2006), Green corridor project. WWF and
forest protection Department Hue province.
Trang Web
44. />


×