Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ CHIỀNG CỌ, THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.91 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

LÊ TRỌNG TOÁN

CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG:
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ CHIỀNG CỌ, THÀNH PHỐ SƠN LA,
TỈNH SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI - NĂM 2014


Công trình được hoàn thành tại: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường –
Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS.Nghiêm Thị Phương Tuyến

Phản biện 1: TS. Võ Thanh Sơn
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thu Hoa

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Họp tại: Phòng họp 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vào hồi: 9 giờ 30 ngày 01 tháng 02 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trung tâm NC TN&MT


- Thư viện Trung tâm Thông tin Thư viện, ĐHQGHN


1. Tính cấp thiết của đề tài
Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người trong việc duy trì
môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Rừng không chỉ
cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ mà còn có các lợi ích trong việc duy trì
và bảo vệ môi trường, đó là điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ biển,
điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt.
Thế những hệ sinh thái đang ngày càng suy thoái nghiêm trọng, do ý thức của cộng đồng
chưa được nâng cao, họ vẫn luôn coi tài sản rừng là nguồn thu nhập sinh sống của họ. Họ
coi rừng là của chung. Nên họ đã khai thác không hợp lý, làm cho tài nguyên rừng ngày
càng cạn kệt và suy giảm nghiêm trọng, các chính sách quản lý rừng chưa tốt nếu không nói
đến sai lầm trong việc coi tài nguyên rừng như những sản phẩm sinh lợi cho nền kinh tế, do
vậy nhiều chương trình, chính sách ra đời nhằm cải thiện môi trường rừng như chương trình
661,327, giao đất giao rừng và nay là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES).
PFES là một trong những chính sách đáp ứng được cơ chế kinh tế nhằm bù đắp cho bên bảo
vệ và duy trì dịch vụ hệ sinh thái. Từ khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, ý
thức của người dân đã được nâng cao trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nhưng
chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách cụ thể về những tác động của chính sách mang
lại cho sinh kế của cộng đồng như thế nào? vì vậy, nghiên cứu “Chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng và sinh kế cộng đồng: trường hợp nghiên cứu tại xã Chiềng Cọ, thành
phố Sơn La, tỉnh Sơn La” sẽ được thực hiện tại tỉnh Sơn La nhằm mục đích tìm hiểu những
vấn đề sau:
2. Mục tiêu của nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu hiện trạng thực hiện PFES và các tác động của PFES đến sinh kế
cộng đồng.
Mục tiêu cụ thể
1 Tìm hiểu hiện trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La;
2 Tìm hiểu tác động của PFES tới 5 nguồn lực sinh kế cộng đồng tại xã Chiềng Cọ

thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La;
3 Trên cơ sở tìm hiểu tác động của chính sách PFES đến sinh kế của cộng đồng địa
phương, đề xuất một số giải pháp cải thiện việc thực thi PFES hiệu quả hơn nhằm
hoàn thiện cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện chính sách

1


3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La được thực hiện như thế nào?
o PFES khác các chính sách quản lý rừng đã thực hiện ở Sơn La như thế nào?
o Hệ thống quản lý PFES có cơ cấu và chức năng như thế nào
 Quỹ Bảo vệ rừng
 Ban ban quản lý và bảo vệ rừng các cấp
o Phương thức thu và chi PFES tại Sơn La
- Việc chi trả dịch vụ môi trường đã tác động như thế nào đến 5 nguồn lực sinh kế cộng
đồng xã Chiềng Cọ?
o PFES có tác động đến nguồn nhân lực không? thông qua các hoạt động nào?
o PFES có giúp các hộ nghèo trong cộng đồng cải thiện hoạt động kinh tế?
o PFES có giúp cộng đồng tăng thêm nguồn thu nhập không?
o PFES có hỗ trợ tăng cường hoạt động bảo vệ rừng trong cộng đồng?
o PFES có giúp cải thiện cơ sở vật chất của cộng đồng?
- Những tác động tới năm nguồn lực sinh kế có ý nghĩa đóng góp cho việc hoàn thiện
chính sách PFES như thế nào?
4. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tới
năm nguồn lực sinh kế cộng đồng.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của nghiên cứu này tìm hiểu những thay đổi do tác động của chính sách

PFES đến năm nguồn lực tại địa phương trong khoảng thời gian từ 2008 (năm thực hiện chi
trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La) cho đến nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo luận văn
gồm ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chi trả dịch vụ môi trường và sinh kế cộng đồng
Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp
2


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
VÀ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG
1.1.

Một số khái niệm

1.1.1. Dịch vụ môi trường và chi trả dịch vụ môi trường
Dịch vụ môi trường
Dịch vụ môi trường hay dịch vụ hệ sinh thái là những lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà con
người hưởng thụ từ các chức năng của hệ sinh thái. Dịch vụ môi trường đóng vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế và sức khỏe cho cộng động
trên thế giới.
Chi trả dịch vụ môi trường
Khái niệm đưa ra năm 2005: Chi trả dịch vụ môi trường là một giao dịch trên cơ sở tự
nguyện mà ở đó dịch vụ môi trường được xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để
đảm bảo có được dịch vụ này) đang được người mua (tối thiểu một người mua) mua của
người bán (tối thiểu một người bán) khi và chỉ khi người cung cấp dịch vụ môi trường đảm
bảo được việc cung cấp dịch vụ môi trường này.

Ở Việt Nam chi trả dịch vụ môi trường (PES) được đưa ra trong quyết định 380/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ với quy định chi tiết hơn về khái niệm chi trả dịch vụ môi trường
được áp dụng cho hoạt động trồng rừng. Theo đó, chi trả dịch vụ môi trường là quan hệ kinh
tế giữa người sử dụng các dịch vụ môi trường trả tiền cho người cung ứng dịch vụ môi
trường. Trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được
quy định trong quyết định này.
1.1.2. Dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng
Dịch vụ môi trường rừng
Dịch vụ môi trường rừng (Forest Environmental Services - FES) là những dịch vụ và chức
năng được cung cấp bởi hệ sinh thái rừng có những giá trị nhất định về kinh tế.
Theo (Điều 4 chương I, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 4
năm 2008), Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử
dụng của môi trường rừng như điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ,
ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa dạng sinh học, cung cấp bãi đẻ…

3


Theo quy định tại khoản 2, Điều 3; khoản 2, Điều 4 - Nghị định số 99/2010/NĐ- CP thì dịch
vụ môi trường rừng (DVMTR) là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường
rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) “là một giao dịch tự nguyện đối với một loại dịch
vụ môi trường cụ thể... giữa ít nhất một bên sử dụng dịch vụ môi trường và một bên cung
ứng dịch vụ môi trường khi và chỉ khi bên cung ứng dịch vụ môi trường có khả năng cung
cấp dịch vụ (trong những điều kiện cụ thể).
Theo nghị định 99/2010/NĐ-CP, PFES là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng
dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định
tại Điều 6 của Nghị định.
1.1.3. Cộng đồng và lâm nghiệp cộng đồng

Cộng đồng
Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục,
tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín
ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng
Ngoài ra cũng có một số tác giả khác có nêu ra một số định nghĩa ngoài đinh nghĩa trên
nhưng trong nghiên cứu này tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tài nguyên rừng, các đối
tượng tham gia cũng là các đối tượng có ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, do vậy tác giả sử
dụng khái niệm “cộng đồng thôn” được định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường rừng năm
2004 của Việt Nam.
Lâm nghiệp cộng đồng
Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) năm 1978 định nghĩa lâm nghiệp cộng đồng là một
phạm vi rộng các hoạt động gắn người dân địa phương với rừng, các sản phẩm và lợi ích từ
rừng.
Theo Arnold (1992), lâm nghiệp cộng đồng là một thuật ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt
động gắn kết người dân nông thôn với trồng rừng cũng như quản lý bảo vệ các sản phẩm và
lợi ích thu được từ rừng trồng và rừng tự nhiên.
Trong các khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng đề cập ở trên khái niệm của FAO năm 2000
thường được sử dụng rộng rãi nhất. Do vậy, nghiên cứu sẽ áp dụng khái niệm này trong
phân tích đánh giá tích chất liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng.
4


1.1.4. Sinh kế và khung sinh kế bền vững
Sinh kế
Frank Ellis cho rằng một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con
người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài
sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các
quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ.
Trong khuôn khổ của nghiên cứu này tác giả sẽ vận dụng khái niệm sinh kế của DFID để
phân tích những thay đổi các nguồn lực sinh kế dưới tác động của chính sách chi trả dịch vụ

môi trường rừng tại cộng đồng xã Chiềng Cọ tỉnh Sơn La.
Khung sinh kế bền vững
Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên như là một khái niệm phát triển vào
những năm đầu 1990. Năm 1992 sinh kế bền vững được định nghĩa như: sinh kế bền vững
bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của
họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Theo
định nghĩa này, sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn
cầu mà sinh kế phụ thuộc vào, và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững
về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung
cấp cho thế hệ tương lai.
1.2.

Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nguyên tắc của chi trả dịch vụ môi trường là tạo ra động lực tài chính hiệu quả thúc đẩy cá
nhân và cộng đồng cung cấp các dịch vụ môi trường; chi trả các chi phí cho việc cung cấp
các dịch vụ của họ. Việc chi trả này có thể dưới hình thức là tiền hoặc hiện vật.
Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường là chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp, chi trả trực
tiếp là chi trả tận tay người cung cấp dịch vụ, chi trả gián tiếp là chi trả thông qua ủy thác
trung gian.
Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả, trước đây quan điểm người gây ô nhiễm phải trả
nhưng theo quan điểm của chính sách chi trả dịch vụ môi trường thì người được hưởng lợi
sẽ phải trả tiền cho việc thụ hưởng lợi đó.
Sự sẵn lòng chi trả là thước đo sự thỏa mãn nhưng lợi ích được hưởng. Mức chi trả sẽ được
xác định dựa trên cơ sở: Thu nhập của chủ rừng < Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng <
Mức lợi ích nhà máy thuỷ điện nhận được từ dịch vụ môi trường rừng.

5



1.3.

Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Các mô hình sử dụng PES trên thế giới, mô hình sử dụng PES vào bảo tồn đa dạng sinh học,
hình thành thể chế và cơ chế cho việc hỗ trợ cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho
cộng đồng nghèo vùng cao ở Châu Á, cơ chế để bảo vệ lưu vực của một số các khách sạn
tham gia, các mô hình phát triển thị trường các bon...
Các nghiên cứu trên thế giới về PES cũng đã bước đầu nghiên cứu những tác động về cơ
chế để giảm nghèo, luôn mang lại kết quả về giảm nghèo của PES. quyền sở hữu đất không
đảm bảo, hoặc khoảng đất rừng của họ quá nhỏ, hoặc thiếu tiếp cận tín dụng để đầu tư vào
các hoạt động như trồng rừng.v.v... nhưng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về tác
động của PES đến các nguồn lực sinh kế của cộng đồng tại địa phương thực hiện dự án.
Các nghiên cứu về PES ở Việt Nam, như thực hiện Quyết định 380/TTg ngày 10/4/2008 về
thí điểm thực hiện PFES tại hai tỉnh Sơn La và Lam Đồng,.
Chương trình môi trường trọng điểm và Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học, do
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ từ năm 2006-2010.
Các nghiên cứu đến PES tại Viện Nam nhằm tìm hiểu vai trò, tiến trình tác động của chính
phủ và hành chính trong việc thiết kế và thực hiện chính sách PES, còn gặp khó khăn do sự
chồng chéo về cơ cấu và chức năng.
Trọng tâm của PFES không thể là các vấn đề “vì người nghèo”, vì điều này có thể hạn chế
hiệu quả của chương trình PFES. “trọng tâm hàng đầu” vẫn là vấn đề môi trường chứ không
phải vấn đề đói nghèo, các khoản chi trả của PFES chưa thực sự giúp người nghèo để cải
thiện sinh kế của người nghèo. Nhà nước vẫn đóng vai trò điều tiết chủ yếu trong việc quản
lý và thực hiện PFES.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La đã có những hiệu quả đáng kể.
Không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế cho người cung cấp và người chi trả các dịch vụ
môi trường, mà PES còn mang lại hiệu quả trong bảo vệ môi trường và hiệu quả trong giảm
bớt các gánh nặng xã hội. Như tác động của chính sách lên môi trường, kinh tế, xã hội tại
địa phương.

Các nghiên cứu kể trên chỉ ra rằng tại Sơn La đã thực hiện chính sách PFES và đã thu được
một số thành công nhất định. Các nghiên cứu đã đưa ra một số nhận định ban đầu về tác
động tích cực và tiêu cực của chính sách PFES đến đời sống kinh tế, môi trường xã hội ở địa
phương. Nhưng chưa có nghiên cứu nào chi tiết hóa về sự tác động của chính sách PFES
đến nguồn lực sinh kế cụ thể tại cộng đồng địa phương ở tỉnh Sơn La.

6


Qua tổng quan cho thấy có rất nhiều vấn đề liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi
trường nói chung và chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu chỉ
tập trung vào sự tham gia của chính sách vào công cuộc quản lý và phát triển rừng. Các mô
hình thực hiện liên quan đến PES hay PFES chỉ được nhắc đến một cách chung chung, tác
động của chính sách PES và PFES lên sinh kế của cộng đồng chưa được tìm hiểu kỹ. Điều
này cho thấy sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu tác động của chính sách PES và PFES
đến đời sống kinh tế, môi trường, xã hội, cụ thể là tác động của PES và PFES đến sinh kế
của cộng đồng địa phương để từ đó rút ra được kinh nghiệm và đề xuất giải pháp khắc phục
nhằm giúp PES và PFES góp phần sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương.

7


CHƯƠNG II
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Chiềng Cọ là xã vùng II của Thành phố Sơn La, có toạ độ địa lý: 21o19’30’’ vĩ độ Bắc
và 103o51’26’’kinh độ Đông. Phía Bắc giáp xã Chiềng Đen; phía Ðông giáp phường Chiềng
Cơi; phía Nam giáp Bản Lâm và Mường Chanh (huyện Mai Sơn) và phía Tây giáp Muôi

Nọi (Thuận Châu); cách trung tâm Thành phố 10km về phía Tây. Xã Chiềng Cọ gồm 8 bản:
bản Hôm, bản Chiềng Yên, bản Dầu, bản Ngoại, bản Hùn, bản Muông, bản Ót Nọi và bản
Ót Luông.

Hình.1.1. Vị trí địa điểm nghiên cứu
2.1.2. Kinh tế xã hội
-

Dân số

Tổng dân số toàn xã là 1.002 hộ 4.802 khẩu, trong đó 2387 (Nam); 2.415 (Nữ) và 4 dân tộc
anh em cùng chung sống Thái, Mường, Kinh, Tày. Tỷ lệ tăng dân số 2,1% so với năm 2010
tỷ lệ đói nghèo
-

Sử dụng đất

Ở Chiềng Cọ có thể nói là một xã tương đối nhiều rừng và phong phú về thảm thực vật, đất
rừng chiếm 38% trong đó diện tích có rừng chiếm 20 %; đất không có rừng chiếm 17,9%,
tuy nhiên, ở Chiềng Cọ diện tích đất nông nghiệp vẫn đang là chủ đạo chiếm 62% so với

8


diện tích đất tự nhiên trong đó 60% là đất nông lâm thủy sản, 1.6 % đất phi nông nghiệp,
0,2% đất chưa sử dụng.
-

Cơ sở hạ tầng


Hệ thống giao thông: có Quốc lộ 6 chạy qua, ngoài ra việc đi lại trên địa bàn xã rất khó khăn
đặc biệt là đoạn đường từ Trụ sở UBND xã đến bản Dầu. Đến năm 2013 đường trong thôn
bản Dầu đã được bê tông hóa nhưng đoạn đường đi từ bản hôm vào bản Dầu đang còn rất
xấu, đặc biệt là trời mưa. Tỷ lệ ngói hóa: 900/1002 hộ = 89%. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước
sinh hoạt theo hệ thống tự chảy và trạm bơm là 928/1002 = 92.6%. Tỷ lệ hộ được sử dụng
điện lưới quốc gia 897/1002 = 89,5%.
-

Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 ước đạt 78,2 tỷ đồng, tăng gấp 3,9 lần so với
năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2006-2010) ước đạt 15,1%/năm (kế hoạch
đề ra là 14,7-15%); GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 12,69 triệu
đồng/người/năm, tương đương, 66USD/người/năm, vượt kế hoạch đề ra (0,5-0,6 USD).
-

Hiện trạng giao đất giao rừng

Công tác giao đất, giao rừng tại xã Chiềng Cọ cơ bản đã hoàn thành, được giao và khoán
bảo vệ rừng cho cộng đồng và hộ dân theo nghị định 02/CP và Nghị định 163/NĐ-CP năm
2001 và được rà soát lại vào năm 2008 do chi cục Kiểm Lâm thực hiện nhằm chuẩn bị cho
thực hiện thí điểm chính sách chi trả dịch vụ Môi trường rừng theo quyết định 380/QĐ-TTg
của thủ tưởng chính phủ. Kết quả giao đất giao rừng được chi cục kiểm lâm công bố vào
năm 2008 là, toàn tỉnh đã giao được 262 hộ gia đình nhóm hộ, cồng đồng, tổ chức cho thuê
rừng, với tổng số 2.351,2 ha trong đó diện tích có rừng là 1.241,7 ha và 1.109,5 ha đất
không có rừng.
2.1.3. Đặc điểm chung của bản Dầu và bản Ót Nọi
Bản Dầu và bản Ót Nọi là hai trong 8 bản của xã Chiềng Cọ. Bản Dầu nằm cách trung tâm
xã khoảng 7 km và là nơi sinh sống của 87 hộ gia đình với 444 khẩu chiếm 8,7 %, (trung
bình một gia đình có 6 khẩu). Bản Ót Nọi cách trung tâm xã 5 km có 110 hộ với 517 khẩu

chiếm 11% dân số toàn xã. Dân cư của bản Dầu 100% là người Thái, không có người thuộc
dân tộc khác. Trong khi đó bản Ót Nọi có 3 dân tộc Thái, Kinh, Mường cùng sinh sống. Các
hộ gia đình tại cả hai bản đều tham gia vào sản xuất nông nghiệp và khai thác sản phẩm
rừng là chủ yếu. Theo báo cáo thống kê xã Chiềng Cọ và phỏng vấn thực địa 2014, tỷ lệ hộ
tham gia sản xuất nông nghiệp tại bản Dầu là 97% tại bản Ót Nọi là 99%. Chăn nuôi chủ

9


yếu lợn, gà, vịt, không có các loài đặc hữu khác, các nghề chính trong nông nghiệp là canh
tác nương rẫy, trồng lúa và cà phê.
-

Tỷ lệ giàu nghèo

Hai bản Ót Nọi và bản Dầu, tỷ lệ hộ giàu nghèo tại bản Dầu không có sự thay đổi nhiều,
ngược lại tại bản Ót Nọi có sự thay đổi đáng kể của thành phần hộ giàu từ 58 hộ giàu năm
2010 xuống còn 26 hộ năm 2013.
Sự thay đổi này cũng thể hiện ở thành phần nghèo thì giảm đi và hộ gia đình trung bình thì
tăng lên so với năm 2010.
Số hộ giàu ở bản Ót Nọi chiếm 26,24% trong khi đó ở bản Dầu chiếm 15,18%, số hộ khá,
hộ nghèo tương đối đồng đều.
-

Cơ cấu sử dụng đất

Trong hai bản. Bản Dầu có tổng diện tích đất tự nhiên là 298ha trong đó có 170 ha đất nông
nghiệp chiếm 57% và đất rừng là 100ha chiếm 33.6% còn lại đất chuyên dùng chiếm 0.71%
và đất chưa sử dụng chiếm 1.7%.
Bản Ót Nọi có tổng diện tích đất tự nhiên 350,76 ha trong đó đất nông nghiệp 100,7 ha

chiếm 28.7 %, đất rừng 246,16 ha chiếm 70.1% còn lại 0.77% đất chuyên dùng, 0.34% đất
chưa sử dụng. Ta thấy giữa hai bản có sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất rất lớn.
2.2. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 03 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp luận
Trong nghiên cứu này tác giả lập luận rằng việc chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ tác động
đến việc cải thiện sinh kế của cộng đồng. Đó là sự tác động qua lại giữa bên được hưởng
các dịch vụ môi trường và bên cung cấp dịch vụ môi trường. Vì vậy, tác giả sử dụng cách
tiếp cận hệ thống và khung sinh kế bền vững để áp dụng cho việc phân tích trong nghiên
cứu này.
Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để phân tích các môi quan hệ liên quan đến chính
sách PFES.

10


Hình 2.3. Sơ đồ mỗi quan hệ liên quan đến chính sách PFES
Sử dụng khung sinh kế bền vững để phân tích các tác động của chính sách chi trả dich vụ
môi trường rừng đến sinh kế cộng đồng.

Hình 2.4. Khung sinh kế bề vững của DFID
Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh kế gồm các nguồn vốn (tài sản), tiến trình thay
đổi cấu trúc, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài, chiến lược sinh kế và kết quả của chiến lược sinh
kế đó.
Nguồn vốn hay tài sản sinh kế: Là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người
có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được
chia làm 5 loại vốn chính: vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự
nhiên (hình.2.4).
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu

-

Sử dụng phương pháp hồi cứu các thông tin thứ cấp

Tác giả đã tham khảo các bài báo, báo cáo khoa học, các luận văn, luận án, chuyên đề trong
và ngoài nước liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường, bao gồm những thông
11


tin cơ bản, loại hình, các chính sách liên quan, mối liên hệ giữa PES và nghèo đói, số liệu về
kinh tế, xã hội, tình hình áp dụng thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng của khu vực
nghiên cứu
-

Nghiên cứu thực địa.

Để có các số liệu thực tế chứng minh cho các luận cứ của mình, tác giả đã sử dụng một số
công cụ trong phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia PRA như:
-

Phỏng vấn sâu những thông tin chủ chốt

Tác giả đã sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn một số thông tin viên chủ chốt liên
quan đến thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại cộng đồng địa phương đang
nghiên cứu, bao gồm người dân, cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ chi cục Kiểm lâm, cán
bộ sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La, và các chuyên gia PES tại bộ Nông
nghiệp Phát triển Nông thôn.
Để đảm bảo tích xác thực của thông tin, tác giả đã sử dụng bút và sổ tay để ghi chép những
thông tin chính, bên cạnh đó dùng máy ghi âm, ghi lại nội dung phỏng cuộc phỏng vấn. Khi
phân tích thông tin, những ghi chép này đã bổ sung nhiều nội dung hữu ích và nêu ra những

bằng chứng chính xác hơn. Ưu điểm của công cụ này là khai thác được rất nhiều thông tin
sâu liên quan đến thực hiện chính sách và những bất cập trong thực hiện. Bên cạnh ưu điểm,
tác giả nhận thấy công cụ này cũng bộc lộ một số hạn chế. Thứ nhất các thông tin viên là
những cán bộ nằm trong các ban ngành của nhà nước, cấp huyện và cấp tỉnh nên thời gian
rất eo hẹp, việc hẹn gặp và phỏng vấn gặp nhiều khó khăn. Nếu gặp được thì thời gian
phỏng vấn cũng bị hạn chế. Thứ hai, các thông tin viên phần lớn là cán bộ quản lý ngành
hoặc ít nhiều tham gia vào thực hiện chính sách nên khi hỏi về những bất cập và hạn chế thì
thường nhận được câu trả lời mơ hồ, không rõ ràng. Tuy nhiên, những cán bộ này là những
người có năng lực, có nhận thức cao vì vậy họ nêu ra được những nhận định mang tầm tổng
quan rất hữu ích, phản ảnh nhiều chiều, giúp cho tác giả hiểu biết sâu rộng hơn về mối quan
hệ phức tạp giữa chính sách và sinh kế. Ngoài ra tác giả cũng đã cố gắng so sánh, kiểm
chứng thông tin thu được từ phỏng vấn với những sự kiện theo thời gian
-

Thảo luận nhóm thông tin cộng đồng

Để đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường đến các nguồn lực sinh kế
cộng đồng, tác giả đã tổ chức thảo luận nhóm tại cộng đồng. Do khó xác định được mức độ
tác động bằng những chỉ tiêu định lượng cân, đo, đong, đếm nên nghiên cứu này tập trung
xem xét và phân tích trên khía cạnh định tính thông qua phân tích mức độ hài lòng của
người dân.
12


-

Tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng bằng thang đo định tính.

Thang do định tính được sử dụng để xác định các mức hài lòng. Thang đo được xác định ở 3
mức. Mức 1 được ký hiệu là KHL (không hài lòng) có nghĩa là mức tác động qua lại giữa

chính sách đến các tiêu chí này là ít nhất, mức 2 ký hiệu là HL (hài lòng) có nghĩa là hài
lòng biểu thị sự tương tác giữa chính sách đến các tiêu chí ở mức độ vừa phải (có tác động
nhưng không nhiều), mức 3 là mức cao nhất ký hiệu bằng RHL (rất hài lòng) có nghĩa là
mức tương tác giữa chính sách đến các tiêu chí là cao nhất. Các tác động ở đây là tác động
tích cực. Ví dụ, nếu ở mức 1 thì có nghĩa là có tác động tốt lên, nhưng rất ít.
Sau khi đã xác định được các mức đo cho các tiêu chí, tác động của chính sách đến năm
nguồn lực sinh kế được tính bằng cách quy ra điểm số tương đương với tối đa =10 và tối
giản =1. Có nghĩa là mức một tương đương KHL=1, mức hai HL = 5 và mức ba RHL = 10.
Mức độ tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tác động đến nguồn lực
nào. Đó chính là bằng giá trị trung bình cộng số điểm được quy ra của các tiêu chí trong
nguồn lực. Có nghĩa là tổng điểm được quy về từ các mức KHL, HL và RHL chia cho số
tiêu chí được chọn trong nguồn lực. Ví dụ: trong nguồn lực con người có năm tiêu chí, tiêu
chí số 1 có mức độ rất hài lòng là RHL, tiêu chí số 2 có mức độ hài lòng là HL, tiêu chí số 3
có cức độ không hài lòng là KHL, tiêu chí số 4 có mức độ hài lòng là HL và tiêu chí số 5 có
mức độ không hài lòng là KHL thì điểm được tính cho nguồn lực con người của một đơn vị
nghiên cứu là, (ở đây đơn vị nghiên cứu là bản) sẽ là RHL+HL+KHL+HL+KHL chia cho 5
và được quy ra điểm tương đương là 10+5+1+5+1/5= 4,2 vậy mức độ tác động của chính
sách PFES đến nguồn lực con người trong khung sinh kế ở trường hợp này sẽ là mức 4,2/10
vì 10 là số điểm tối đa. Và 1 là số điểm tối giản. Tương tự như cách tính trên ta sẽ tính được
các số điểm của các nguồn lực còn lại, để so sách sự tác động của PFES lên năm nguồn lực
sinh kế sẽ so sánh 5 mức điểm trung bình cộng của năm nguồn lực. Ta sẽ biết được nguồn
lực nào được tác động nhiều nhất và nguồn lực nào được tác động ít nhất.

13


CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1. Hiện trạng thực hiện chính sách PFES tại xã Chiềng Cọ
3.1.1. Lịch sử hình thành chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Lịch sử quá trình phát triển các chính sách quản lý tài nguyên rừng tại Sơn La cho thấy trải
qua ba giai đoạn. Giai đoạn đầu 1975-1986. Giai đoạn này tất cả các tài sản vất chất đều do
nhà nước quản lý và điều phối. Chính sách quản lý rừng lỏng lẻo, kiểm lâm viên đang mỏng
nên giai đoạn này tài nguyên rừng tại Sơn La giảm sút rất mạnh, do chính sách sai lầm coi
sản phẩm rừng như là tài sản phục vụ cho sản xuất công nghiệp và quốc phòng. Vì vậy tài
nguyên rừng đã suy thoái một cách nghiêm trọng.
Giai đoạn 2: 1986-1995. Nhà nước đã đề ra rất nhiều chính sách nhằm hạn chế sự suy giảm
tài nguyên rừng đồng thời tăng độ che phủ và bảo tồn đa dạng sinh học, như chính sách 327,
661, giao đất giao rừng để bảo vệ, tuy nhiên các chính sách này cũng không mấy thành
công, vì quyền lợi của chủ rừng chưa được coi trọng.
Giao đoạn 3: 1996- nay tăng cường quản lý và bảo vệ rừng bằng nhiều chính sách trong đó
có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ra đời. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường
là cơ chế kinh tế nhằm bù đắp bằng tài chính cho nhưng chủ rừng, những nhà cung cấp dịch
vụ môi trường. Bước đầu chính sách đã thu được những thành công nhất định, như nâng cao
sự hiểu biết cho các chủ rừng về vai trò của các dịch vụ hệ sinh thái, các kỹ năng trong bảo
vệ và phát triển rừng, tăng sự mạnh dạn trong cộng đồng, đã thúc đẩy các tổ chức xã hội gần
với cộng đồng hơn..
Tóm lại: chính sách chi trả dịch vụ môi trường đã nâng lên một tầm mới hơn so với các
chính sách quản lý và phát triển rừng trước đây trong việc hướng tới tác động đến sinh kế
bền vững cho cộng đồng và người dân.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chi trả dịch vụ môi trường
Cơ cấu tổ chức thực hiện PFES, hơi khác so với tổ chức thực hiện chính sách giao đất giao
rừng, tuy nhiên về mặt quản lý cũng được phân thành 5 cấp quản lý giống hệ thống quản lý
tài nguyên rừng ở Việt Nam, nhưng khác một điều. Cơ quan thực hiện do quỹ bảo vệ và
phát triển rừng. Một tổ chức riêng biệt mới được thành lập vừa quản lý nguồn tiền do bên sử
dụng dịch vụ chi trả, vừa đảm nhiệm chức năng thực hiện chi trả tiền cho bên cung cấp dịch
vụ mà không chịu sự tác động của các cơ quan khác. Ngoài có sự tham gia của ngành kiểm
lâm trong việc rà soát chất lượng và diện tích tài nguyên rừng được chi trả.

14



Chính sách chi trả dịch vụ môi trường thực hiện theo cơ chế quản lý ngành dọc từ trung
ương tới địa phương, không liên quan nhiều đến các ban ngành khác, vì vậy việc thực hiện
có thể nhanh hơn, và dễ dàng quản lý hơn. Nhưng cũng có những mặt hạn chế, chưa liên kết
được với ban ngành khác trong việc áp dụng hệ số k cho chi trả dịch vụ hệ sinh thái còn
chưa đúng mục đích, gây nên tác động ngược với mong muốn của chính sách.
3.1.3. Phương thức và kết quả thu, chi
- Phương thức và kết quả thu
Quỹ ủy thác được thu tiền từ các bên sử dụng dịch vụ từ các nhà máy thủy điện nhỏ. Ở Sơn
La chủ yếu là thu từ nhà máy thủy điện Hòa Bình, Suối Sập và một ít từ các công ty cung
cấp nước sạch. Do nhà nước quy định giá theo thông tư 80 của bộ NN&PTNT: 20đ/Kwh
điện và 40đ/m3 nước.
Tổng doanh thu của quỹ BV&PTR thu được từ các bên sử dụng dịch vụ môi trường ngày
càng tăng, chủ yếu là thu từ các nhà máy thủy điện năm 2010 quỹ thu được từ nhà máy thủy
điện Hòa Bình và nhà máy thủy điện Suối Sập là 62 tỉ đồng chiếm 99.93% nguồn thu, còn
0.07% nguồn thu từ các chi nhánh và công ty cung cấp nước. Đến năm 2013 Quỹ đã thu
được tổng cộng là 273,07 tỷ đồng.
- Phương thức chi trả
Chi và theo các phương thức trực tiếp và gián tiếp và áp dụng theo hệ số K. Tại Sơn la hiện
này đang áp dụng chi trả cho hai hệ số K =1 đối với rừng tự nhiên và hệ số K=0,9 cho rừng
trồng
Tổng số tiền chi trả cho
người được chi trả dịch
vụ MTR trong năm (đ)

Diện tích rừng do

Định mức chi trả bình
=


quân cho 1 ha rừng
(đ/ha)

x

người được chi trả
dịch vụ MTR quản

x

Hệ số
K

lý, sử dụng (ha)

3.1.4. Kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Tại Sơn La từ năm 2009 đến năm 2013 quỹ bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo Quyết
định số 710/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2010 phê duyệt kế hoạch thực hiện chi trả
dịch vụ môi trường rừng năm 2009 cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La đã thu được
tổng số tiền là 273,073 tỷ đồng, năm 2009-2010 thu được từ các cơ sở chỉ trả 62 tỷ đồng, từ
năm 2011-2013 quỹ đã thu được 211,073 tỷ đồng.

15


Bảng 3.1. Kết quả thu chi của chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại xã
Chiềng Cọ
Năm


Hạng mục
Diện tích rừng chi

2009-

trả DVMT (ha)

2010

Số tiền được chi trả
(đồng)
Diện tích rừng chi

2011-

trả DVMT (ha)

2013

Số tiền được chi trả
(đồng)

Toàn xã

Bản Dầu

Bản Ót Nọi

2.227,23


225,61

246,16

306.551.610

31.309.335

27.815.628

(0.54%)

(10.2%)

(9%)

2.227,23

225,61

246,16

480.890.000

48.892.000

34.189.148

(0.23%)


(10.1%)

(7.1%)

Theo báo cáo của quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La năm 2013 sau khi đã trích kinh
phí quản lý và dự phòng tổng nguồn kinh phí còn lại để chi trả cho các chủ rừng là 93,416
tỷ đồng, đã chi trả cho 416.272,1 ha rừng cho 37.486 chủ rừng thuộc lưu vực sông Đà đạt
97,1% kế hoạch năm.
Mức chi năm 2009 quỹ đã chi trả cho xã Chiềng Cọ với diện tích 2.227,23 ha rừng trên tổng
diện tích rừng của xã là 2.351.2 ha. Số tiền chi trả là 306.551.610 đồng năm 2010. Trong đó
đã chi trả cho 8 cộng đồng, 14 nhóm hộ và 193 hộ gia đình cá nhân. Cùng từng ấy diện tích,
cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình nhưng năm 2012-2013 quỹ đã chi trả cho xã
480.890.610 đồng.
Từ năm 2009 cho đến nay xã Chiềng Cọ đã chi trả cho các chủ rừng với tổng số tiền hơn
787,44 triệu đồng với diện tích rừng là 2.227,23ha
3.2. Tác động của PFES lên các nguồn lực sinh kế cộng đồng
3.2.1. Tác động đến nguồn lực con người
Nhìn vào các mức đánh giá ở bảng trên ta thấy mức độ tác động đến nguồn lực con người
chủ yếu vào nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng và chống cháy rừng và một ít
vào tăng sự hiểu biết thông tin qua các dự án về PFES trong việc ổn định dân số. Tóm lại: từ
khi có chính sách PFES, ý thức của cộng đồng dân cư được tăng lên trong việc bảo vệ rừng,
phòng cháy rừng và tính ổn định dân số được cao hơn.

16


Bảng.3.2. Những tác động của chính sách PFES đến nguồn lực con người
Bản Dầu
Stt


Hạng mục

Điểm

Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ rừng và

1

chống cháy rừng tại địa phương
Tăng sự hiểu biết thông tin qua các dự án về

2

PFES trong việc ổn định dân số.
Thay đổi việc làm cho người dân trong cộng

3

Bản Ót Nọi

đồng
4

Bình đẳng giới trong cộng đồng

5

Tăng sự mạnh dạn trong giao dịch các hợp
đồng về PES


Điểm

Mức HL

số

Mức HL

số

RHL

10

RHL

10

HL

5

HL

5

KHL

1


KHL

1

HL

5

KHL

1

HL

5

HL

5

3.2.2. Tác động đến nguồn lực tự nhiên
Bảng.3.3. Những tác động của chính sách PFES đến nguồn lục con người
Bản Dầu
Stt

Hạng mục tiêu chí

Bản Ót Nọi

Mức


Điểm

Mức

Điểm

HL

số

HL

số

1

Tăng diện tích rừng cho cộng đồng

KHL

1

KHL

1

2

Tốc độ phát triển rừng, tăng độ che phủ rừng


KHL

1

KHL

1

3

Giảm thiểu xói mòn đất

KHL

1

HL

5

4

Tài nguyên nước

HL

5

HL


5

5

Đa dạng sinh học

KHL

1

HL

5

Nhìn vào số liệu trên bảng cho ta thấy có sự khác nhau về mức độ hài lòng giữa hai bản ở
tiêu chí đang dạng sinh học và độ giảm thiếu xói mòn cao hơn ở bản Ót Nọi, nguyên nhân là
do vị trí địa lý của bản Ót Nọi gần với trung tâm xã hơn, nên việc tiếp cận với thông tin tốt
hơn, ý thức về bảo vệ và phát triển rừng cũng cao hơn, việc quản lý cũng dễ dàng và sát sao

17


hơn, còn bản Dầu là một bản xa trung tâm xã nhất nhưng lại gần rừng nhất, nên việc quản lý
cũng có phần kém hiệu quả hơn. Hơn nữa ít được tiếp cận thông tin hơn, dẫn đến nguồn lực
tự nhiên ở bản Dầu giảm sút ngày càng mạnh.
Tóm lại: Theo ý kiến thảo luận của cả hai bản thì đều có ý kiến trùng hợp, tuy tài nguyên
rừng là loại tài nguyên có giá trị cao trong việc cung cấp các dịch vụ môi trường rừng.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường nhằm quản lý bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn thông
qua cơ chế tài chính đề bù đắp cho những người cung cấp dịch vụ để hướng tới cải thiện

sinh kế cho cộng đồng dân cư bền vững hơn, nhưng trên thực tế chính sách này đã không
đạt được như những gì người dân đang mong đợi.
3.2.3. Tác động đến nguồn lực tài sản, vật chất
Bảng.3.4. Tác động của chính sách PFES đến nguồn lực vật chất
Bản Dầu
Stt

Hạng mục

1

Giao thông công cộng

2

Nhà cộng đồng và các công trình công

Bản Ót Nọi

Mức

Điểm

Mức

Điểm

HL

số


HL

số

RHL

10

KHL

1

HL

5

KHL

1

cộng khác.
3

Đóng góp vào xây trường học và trạm y tế

KHL

1


KHL

1

4

Công trình điện và nước

KHL

1

KHL

1

5

Các dụng cụ cộng đồng (chiêng cồng, các

RHL

10

HL

5

dụng cụ phục vụ cho văn hóa….
Tóm lại: Cả hai bản cùng đều được hưởng tiền từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường, tuy

số tiền có khác nhau nhưng thể hiện rõ một điều; bản Dầu sử dụng sổ tiền này hiệu quả hơn
bản Ót Nọi.
3.2.4. Tác động nguồn lực tài chính
Qua khảo sát nhóm cộng đồng tại bản dầu và bản Ót Nọi cho thấy. Ở bản Dầu họ đánh giá
cao về thu nhập cho cộng đồng, vì khoản tiền được chi trả cho cộng đồng đã được sử dụng
vào cải thiện giao thông công cộng góp với dự án nông thôn mới.
Còn mức tác động của số tiền chi trả vào an toàn lương thực cho cộng đồng, xóa đói giảm
nghèo thì cả hai bản đều cho rằng không có ý nghĩa gì và coi như không tác động đến nguồn
18


lực này. Mà chỉ có tác động một phần vào tạo nguồn thu cho cộng đồng để báo cáo trong
các khoản thu cho cộng đồng.
Bảng.3.5. Những tác động của chính sách PFES đến nguồn lực tài chính
bản Dầu
Stt

Tiêu chí

bản Ót Nọi

Mức

Điểm

Mức

Điểm

HL


số

HL

số

1

Thu nhập của cộng đồng

RHL

10

HL

5

2

Tài chính trong vệc nâng cao an toàn lương

KHL

1

KHL

1


thực..
3

Các khoản thu cho cộng đồng,

HL

5

HL

5

4

Các khoan vay và tiết kiệm của cộng đồng

HL

5

KHL

1

5

Khoản tài chính giúp xóa đói giảm nghèo


KHL

1

KHL

1

3.2.5. Tác động đến nguồn lực xã hội
Bảng.3.6. Tác động của chính sách PFES đến nguồn lực xã hội
Bản Dầu
Stt

1

Tiêu chí

Ổn định dân số, đảm bảo các nguồn vốn an
sinh xã hội

2

Giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội và đóng góp
vào xóa đói giảm nghèo

3

Tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng trong xã
từ các tố chức xã hội, ngân hàng xã hội.


4

Sự quan tâm của tổ chức trong xã như hội phụ
nữ, hội nông dân, khuyến lâm, khuyến nông

5

Tiếng nói cho người nghèo trong việc ký kết
hợp đồng, và hội họp

19

Bản Ót Nọi

Mức

Điểm

Mức

Điểm

HL

số

HL

số


KHL

1

KHL

1

KHL

1

KHL

1

KHL

1

KHL

1

RHL

10

HL


5

KHL

1

HL

5


Qua thảo luận nhóm tại hai bản thực tế cho thấy chính sách đã không giúp được họ nhiều
như nêu ở trên mà họ cho rằng. Chính sách đã giúp họ được một số tiền đóng góp vào xây
dựng cơ sở hạ tầng nhưng không làm hài lòng họ trong việc ổn định dân số, đảm bảo an sinh
xã hội, cũng không giúp họ trong việc hỗ trợ những người nghèo, họ cũng không được tiếp
cận vay vốn xã hội để đầu tư sản xuất mà chỉ duy nhất có tác động vào việc giúp họ được
gần hơn với các tổ chức xã hội trong xã, như các tổ chức hội nông dân, khuyến nông,
khuyến lâm quan tâm với họ hơn.
3.3. Đánh giá chung tác động đến năm nguồn lực
Như trong phần phương pháp đã trình bày, mức độ hài lòng của người dân sẽ được quy đổi
ra điểm để thể hiện mức độ tác động của PFES tới sinh kế của cộng đồng.
Từ mức độ nhận xét của cộng đồng dân cư theo 3 mức 1: KHL (không hài lòng), 2: HL (hài
lòng), 3: RHL (rất hài lòng) quy ra điểm số. Mức 1=1 điểm, mức 2=5 điểm, mức 3=10 sở dĩ
tác giả chọn các mức điểm là 1,5,10 là vì sự tác động của chính sách PFES đến sinh kế rất
đa dạng và nhiều mức rất nhỏ, nếu chọn nấc thang điểm nhỏ thì sự thể hiện bằng biểu đồ
gặp rất khó khăn cho việc phát hiện nhưng tác động, do vậy tác giả đã chọn nấc thang rộng
hơn để khi thể hiện bằng sơ đồ sẽ thấy sự tác động rõ hơn.
Bảng 3.7. Tác động của chính sách PFES đến 5 nguồn lực sinh kế
Stt


Điểm số trung bình

Nguồn lực

Bản dầu

Bản Ót Nọi

1

Nguồn lực con người

5.2

4.4

2

Nguồn lực tự nhiên

1.8

3.4

3

Nguồn lực tài sản vật chất

5.4


1.8

4

Nguồn lực tài chính

4.4

2.6

5

Nguồn lực xã hội

2.8

2.6

Điểm trung bình

3.92

2.96

20


Hình 3.2. Sự tác động của chính sách PFES đến năm nguồn lực sinh kế
Điểm số của các nguồn lực sẽ là điểm trung bình cộng của nguồn lực đó nghĩa là bằng tổng
số điểm chia cho số chỉ tiêu phản ánh trong nguồn lực. Điểm số trung bình của vùng nghiên

cứu chính là trung bình cộng của điểm số các nguồn lực trong khung sinh kế. Qua điểm số
trung bình này ta có thể xác định được mức độ tác động của từng vùng. Cụ thể trong nghiên
cứu này ta có thể xác định được mức độ tác động tại hai bản Ót Nọi và bản Dầu, xã Chiềng
Cọ, thành phố Sơn la, tỉnh Sơn La.
Tóm lại: qua các tiêu chí đánh giá ta thấy, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng có ít
nhiều tác động đến các nguồn lực sinh kế cộng đồng, tác động đến những vùng gần rừng
hơn và xa trung tâm hơn thì được tác động nhiều hơn, còn lý do tại sao thì tác giả cũng chưa
lý giải được vì thời gian nghiên cứu chưa đủ để tác giả thu thập được những luận cứ chính
xác hơn để có thể giải thích được một cách cặn kẽ hơn, điều này cần có một nghiên cứu dài
hơn.
Nhìn chung chính sách tác động đến cải thiện và nâng cao giá trị dịch vụ tài nguyên rừng là
rất thấp. vì vậy về mặt mục tiêu của chính sách PFES là cải thiện sinh kế qua cơ chế tài
chính và nâng cao giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng nhưng qua kết quả nghiên cứu tại hai bản
cho thấy, chính các nguồn lực tự nhiện lại được tác động thấp nhất điều này cho thấy chính
sách PFES chưa đạt được những thàng công như mong đợi.
3.4. Đề xuất các giải pháp góp phần sinh kế bền vững
Như chúng ta đã biết hầu hết những người cung cấp dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam
nói chung đều ở vùng cao và là những hộ nghèo và nguồn thu nhập chính chủ yếu từ rừng.
Dựa trên kết quả của chương trình PFES tại tỉnh Sơn La nói chung và nghiên cứu cụ thể tại xã
Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tác giả xin đưa ra một số cơ sở để PFES góp phần vào công cuộc
21


phát triển tài nguyên rừng và cải thiện sinh kế cho cộng đồng, một trong những mục tiêu quan
trọng của PFES.
3.4.1. Cơ sở pháp lý
Có các chính sách hỗ trợ ưu tiên để cộng đồng vùng sâu, xa cũng có cơ hội được tiếp cận thông
tin và cơ hội tham gia vào giao dịch mua bán dịch vụ môi trường và được giao dịch tự nguyện
trong khuôn khổ của pháp luật. Cần xây dựng chính sách hợp lý hỗ trợ cho những cộng đồng ở
xã trung tâm hơn.

Xây dựng quy định đánh giá, giám sát việc thực hiện PFES, có tiếng nói của cộng đồng, để từ
đó khuyến khích các chủ rừng cung cấp dịch vụ môi trường ngày càng tốt hơn.
3.4.2. Cơ cấu tổ chức
Hiện tại cơ cấu tổ chức quản lý quỹ chi trả dịch vụ môi trưởng đang được phân cấp quản lý theo
ngành dọc, các cấp thực hiện còn mỏng, các cán bộ của quỹ mới được tuyển dụng, kinh nghiệm
còn ít. Chưa tự rà soát, tự kiểm tra diện tích cũng như chất lượng rừng được. Hiện tại phần lớn
đều dựa vào số liệu của ngành liên quan kiểm lâm, nhưng bất cập ở đây là lực lượng kiểm lâm
lại không được hưởng lợi ích gì từ chính sách, đây là sự thiệt thòi cho ngành kiểm lâm. Vì vậy,
cần phải có chế độ khuyến khích ngành kiểm lâm thực hiện kiểm tra, kiểm soát rừng tốt hơn,
công bằng hơn cho chủ rừng, bằng việc trích kinh phí và trả thêm lương cho kiểm lâm làm thêm
việc này.
Cần có quy chế trả thêm cho các tổ trưởng của các cụm trong cộng đồng để các tổ trưởng có
trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ rừng nâng cao hiệu quả cho công tác bản vệ và phát triển
rừng tại các cộng đồng thôn bản.
3.4.3. Sinh kế bền vững
Về mặt lý thuyết, PFES làm tăng vốn tài chính cho cộng đồng (chủ rừng), góp phần tăng vốn
con người như làm tăng quyền sở hữu rừng, nhận thức của người dân về bảo vệ rừng tăng
lên..đối với vốn tài sản vật chất góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng tính cộng đồng trong bảo
vệ rừng tiến tới xã hội hóa nghề rừng…về vốn thiên nhiên PFES góp phần bảo vệ đa dạng sinh
học, muốn bảo vệ được tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học thì trước hết phải bù đắp cho
họ xứng đáng để họ ổn định cuộc sống thì mới có thể bảo vệ được rừng.
Về thực tiễn, qua quá trình áp dụng tại xã Chiềng Cọ, PFES đã tạo ra những tác động hay nói
cách khác là đóng góp vào vốn sinh kế giúp cho cộng đồng có sinh kế bền vững. Ví dụ tại Bản
Dầu PFES đã đóng góp vốn tài chính cho cộng đồng bản năm 2012-2-13 là 48.892.000 đồng và
đóng góp cho bản Ót Nọi là 34.189.148 đồng, số tiền này được cộng đồng sử dụng vào việc
mua bàn nghế cho nhà văn hóa bản và góp vào dự án nông thôn mới tu tạo nâng cấp sửa chữa
các đoạn đường trong bản (số liệu điều tra thực địa 2013). Ngoài ra người dân còn được tham
gia vào các buổi họp phổ biến về chính sách PFES…
22



Từ lý thuyết và thực tiễn cho thấy PFES đã góp phần vào việc phát triển sinh kế bền vững, nâng
cao ý thức bảo vệ rừng làm tăng nguồn vốn con người. Tăng nguồn vốn tài sản vật chất qua
việc làm đường, mua các thiết bị phục vụ cho văn hóa cộng đồng, nhưng chưa làm tăng nguồn
vốn tài chính và nguồn vốn tự nhiên, dẫn đến sinh kế chưa bền vững. Vì vậy, để sinh kế cộng
đồng bền vững thì chính sách PFES cần chủ trọng cải thiện nguồn lực tài chính và nguồn lực tự
nhiên.
Để cải thiện được hai nguồn lực này chính sách PFES phải nâng cao chất lượng cán bộ quản lý,
xây dựng lại hệ số K theo 3 mức K1 (nguồn gốc rừng) K2 (tình trạng rừng) K3 (chức năng
rừng) nếu tích của 3 hệ số K được thực hiện tốt thì tính công bằng trong việc chị trả được nâng
lên, bên chi trả cũng sẽ yên tâm hơn và sẵn lòng chi trả.
3.4.4. Năng lực của cán bộ
Các cơ quan có liên quan đến PFES nên tiến hành nhiều khoá tập huấn, trang bị kiến thức
cho cán bộ thực hiện dự án. Phần lớn đội ngũ cán bộ hiện nay mới chỉ có những kiến thức
rất sơ khai về PFES, chưa thực sự hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng như các lĩnh vực liên quan
đến PFES. Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ hết sức quan trọng vì họ là những người
thực thi dự án tại địa phương, là một bên trung gian quan trọng đối với thành công của
PFES.
Ngoài ra cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân các kiến thức thiết yếu về dịch
vụ môi trường, vai trò và trách nhiệm của họ khi tham gia PFES. Hoạt động này là một phần
quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích thêm nhiều người
tham gia cung cấp dịch vụ môi trường. Các hình thức tuyên truyền nên thực hiện dưới nhiều
hình thức đa dạng, phong phú, dễ hiểu và gắn với đời sống của nhân dân để họ hiểu được
vai trò và những lợi ích mình sẽ nhận được.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
1. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường là một chính sách tiếp chuỗi các chính sách quản
lý và phát triển rừng như chính sách 661, 327, giao đất giao rừng. Chính sách PFES đã
nâng được một tầm cao hơn so với các chính sách trước trong việc tạo cơ chế kinh tế bù
đắp và chi trả cho bên cung cấp dịch vụ nhằm bảo vệ và duy trì dịch vụ được tốt hơn.

2. Cơ chế quản lý chính sách PFES tại tỉnh Sơn La đang quản lý theo ngành dọc, áp đặt từ
trên xuống, trong sự điều tiết của nhà nước, áp dụng hệ số K chưa thực chất đúng mục
đích của hệ số K, chưa tạo được thị trường tự nguyện và cạnh tranh công bằng với cơ
chế thị trường như nhưng gì PFES mong đợi.
3. Kết quả thực hiện chính sách PFES tuy đã góp được phần nào vào nâng cao ý thức,
trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc cung ứng dịch vụ môi trường rừng thông qua bảo vệ
23


×