Tải bản đầy đủ (.pdf) (291 trang)

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT CANH TÁC LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG XANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.22 MB, 291 trang )

+ Diễn đàn khu vực đầu tiên về chủ đề “Xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu
cho vùng ven biển” tại Trường Đại học Burapha, tỉnh Chanthaburi, Thái Lan do Tổ chức Bảo tồn
Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), phối hợp với Quỹ Phát triển Bền vững, Tổng cục Biển và Hải đảo
Việt Nam, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức, Quỹ Nghiên cứu Thái Lan, Đài Truyền hình Thái PBS
và Đại học Burapha (Thái Lan) tổ chức (28/2 – 2/3/2012).
+ Khóa đào tạo các tập huấn viên trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường sức chống chịu với biến
đổi khí hậu của vùng ven biển Đông Nam Á ở 5 tỉnh trọng điểm thuộc khu vực đồng bằng sông
Cửu Long” do IUCN tổ chức (4-6/4/2012).
+ Hội thảo quốc gia “Nâng cao tính chống chịu trước biến đổi khí hậu” do Trung tâm Nghiên
cứu Tài nguyên và Môi trường và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh tổ chức, 2012.
+ Hội thảo “Áp dụng quy hoạch không gian biển và vùng bờ biển tại Việt Nam – Cách tiếp cận
quản lý dựa trên hệ sinh thái” diễn ra trong 2 ngày 30-31/5/2013 tại Hải Phòng do Bộ Tài nguyên
và Môi trường và TP. Hải Phòng tổ chức. Đây là diễn đàn đầu tiên trong khuôn khổ chương trình
“Rừng ngập mặn cho tương lai” do IUCN tại Việt Nam điều phối, thảo luận về việc áp dụng quy
hoạch không gian biển tại Việt Nam.
+ Hội thảo vùng “Khuynh hướng tiếp cận dựa trên hệ sinh thái trong lập kế hoạch bảo tồn
ĐDSH ứng phó với BĐKH” do Ngân hàng Phát triển Châu Á, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã và SIDA đồng tổ chức tại Hà Nội, 15-16/10/2013…
Giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào HST đáp ứng được các vấn đề ưu tiên quốc gia – phát
triển kinh tế bền vững, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn ĐDSH.
Như vậy, có thể thấy rằng, chúng ta đã nghiên cứu và triển khai ứng dụng cách tiếp cận HST
trong thực tế từ lâu. Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn hạn chế, chỉ dừng lại trong khuôn
khổ những đề tài/dự án, giới hạn trong từng hợp phần của hệ, những hệ thành phần, mà chưa có
những nghiên cứu tổng thể cho toàn hệ thống, nhất là hệ sinh thái – xã hội. Điều này có thể do
mấy lý do:
+ Nghiên cứu về sinh thái học nói chung và HST nói riêng ở Việt Nam còn mỏng.
+ Cách tiếp cận liên ngành/xuyên ngành trong tất cả các khâu của hệ thống quản lý Nhà nước,
từ hoạch định chính sách, đến tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá, còn chưa được quán triệt đi
vào cuộc sống.
+ Những hạn chế khác về mặt nhận thức và đầu tư tài chính…
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ



Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái đã được phát triển từ những năm 90. Lúc đầu, chỉ nhằm mục
đích phục vụ cho quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo tồn ĐDSH, sau đó được áp dụng rộng rãi cho
PTBV và hiện nay cho ứng phó với BĐKH, theo nguyên tắc xây dựng/tăng cường tính chống
chịu-thích ứng của các hệ sinh thái – xã hội.
Ở Việt Nam, cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái được bắt đầu nghiên cứu và triển khai khá sớm
trong quản lý tài nguyên và hiện nay đang là cách tiếp cận được thử nghiệm trong nhiều chương
trình, dự án thích ứng với BĐKH. Tính chống chịu và thích ứng với BĐKH, đây đó đã được xây

113


dựng, nhưng mới chỉ giới hạn ở từng khía cạnh, từng bộ phận, từng hợp phần của các hệ thống,
mà chưa có cách nhìn và cách làm tổng thể, liên ngành, cho toàn hệ thống và ở các cấp.
Để có thể áp dụng hiệu quả hơn cách tiếp cận này trong thực tế, có một số khuyến nghị như sau:
+ Tăng cường nghiên cứu và đào tạo về sinh thái học theo nghĩa: hệ sinh thái vừa là đối tượng
nghiên cứu (cấu trúc, chức năng, dịch vụ, các chu trình sinh-địa-hóa, dòng năng lượng, diễn thể,
tính chống chịu, tính thích ứng), vừa là cách tiếp cận khoa học (ecosystem-based approach) vừa
là giải pháp (ecological engineering solutions) để giải quyết vấn đề, như là các giải pháp chủ đạo
trong nhóm giải pháp phi công trình, mang tính chiến lược. Trong đó, chú ý các vấn đề có thể
tích hợp cao và xuyên suốt (dịch vụ HST, tính chống chịu – thích ứng (adaptive-resisiliance),
kinh tế sinh thái…) của các hệ thống, bao gồm HST tự nhiên và đặc biệt là hệ sinh thái – xã hội
và các giải pháp tổng hợp để duy trì và tăng cường nó trong từng điều kiện cụ thể.
+ Đấy mạnh công tác nghiên cứu và triển khai khoa học – công nghệ để xây dựng cơ sở khoa
học cho quá trình hoạch định và thực thi các thể chế chính sách.
+ Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực trong hai lĩnh vực mới: BĐKH và Khoa học bền vững, đảm
bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ ứng phó với BĐKH và PTBV.
+ Xây dựng cơ sở khoa học và quy trình kỹ thuật hướng dẫn triển khai cách tiếp cận HST trong
thực tế ở các cấp, các lĩnh vực và tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

ACCCRN – Việt Nam, 2010. Dự án Mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng chống
chịu với biến đổi khí hậu ACCCRN – Việt Nam. Hà Nội.

2.

Alexander W., P. Stedman-Edwards and J. Mang, 2000. The Root Causes of Biodiversity
Loss. Earthscan Publication Ltd, London and Sterling, VA.

3.

Andrade Pérez A., B. Herrera Fernández and R. Cazzolla Gatti (Eds.), 2010. Building
Resilience to Climate Change: Ecosystem-based Adaptation and Lessons from the Field.
IUCN. Grand, Switzerland.

4.

Chính phủ, 2011. Quyết định số 2139/QĐ-TTg, ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu.

5.

Chính phủ, 2012a. Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

6.

Chính phủ, 2012b. Quyết định số 1092/QĐ-TTg, ngày 16/8/2012 về phê duyệt Chương trình

hỗ trợ Ứng phó với biến đổi khí hậu: Khung ma trận chính sách năm 2012.

7.

Chính phủ, 2012c. Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng xanh.

8.

Truong Quang Hoc, 2008. Linkage between Biodiversity and Climate Change in Viet Nam.
In: Proceedings, The 2nd Viet Nam – Japan Symposium on Climate Change and the
Sustainability, 11/2008. Viet Nam National University Press, Ha Noi: pp. 53-58.

114


9.

Trương Quang Học, 2010. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học của Việt
Nam. Kỷ yếu Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ III. Hà Nội.

10. Trương Quang Học, 2013. Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng phó với biến
đổi khí hậu. Trong: Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Năng cao sức chống chịu trước
biến đổi khí hậu”. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội: tr. 3-24.
11. Truong Quang Hoc et al., 2006. Biodiversity – Human Wellbeing Linkage (a Case Study in
DaKrong District, Quang Tri Province, Viet Nam). The International Workshop on
Biodiversity – Human Wellbeing Linkage, Costa Rica (lecture).
12. Trương Quang Học và Võ Thanh Sơn, 2008. Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý tài nguyên
thiên nhiên. Trong: Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Tuyển tập các công trình

khoa học và Kỷ niệm 20 năm thành lập VACNE 1988-2008. NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.
13. IPCC, 2007. Báo cáo đánh giá lần 4 của UBLCPVBĐKH: Nhóm I: Khoa học vật lý về biến
đổi khí hậu, Nhóm II: Tác động, thích ứng và khả năng bị tổn thương, Nhóm III: Giảm nhẹ
biến đổi khí hậu.
14. Millennium Ecosystem Assessement (MEA), 2005. Ecosystems and Human Well-being.
MEA, Malaysia and United States.
15. McLeod E. and R.V. Sain, 2006. Managing Mangroves for Resilience to Climate Change.
The Nature Conservancy, IUCN.
16. Pirot J.-Y., P.J. Meynell and D. Elder (Eds.), 2000. Ecosystem Management: Lessons from
Around the World. A Guide for Developement and Conservation Practionners. IUCN.
Grand, Switzerland and Cambridge, UK.
17. Phạm Bình Quyền và Trương Quang Học, 1998. Nghiên cứu những nguyên nhân sâu xa về
kinh tế-xã hội của sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam. Trong: Tuyển tập các báo cáo
tại Hội nghị Môi trường toàn quốc năm 1998. Tr. 1079-1098.
18. Shah F. and F. Ranghieri, 2012. A Workbook on Planning for Urban Resilience in the Face
of Disasters: Adapting Experiences from Viet Nam’s Cities to Other Cities. The World
Bank.
19. Shepherd G., 2004. Tiếp cận hệ sinh thái: Năm bước thực hiện. Ấn phẩm về quản lý hệ sinh
thái. Số 3. IUCN.
20. Shepherd G. và Ly Minh Đăng (Biên tập), 2008. Tổng quan về áp dụng tiếp cận hệ sinh thái
vào các khu đất ngập nước tại Việt Nam. IUCN.
21. Smith A.D. and E. Maltby, 2003. Using the Ecosystem Approach to Implement the
Convention on Biological Diversity: Key Issues and Case Studies. Ecosystem Management
Series No.2. IUCN – The World Conservation Union.
22. Sumi A., N. Mimura and T. Masui, 2011. Climate Change and Global Sustainability: A
Hoclistic Approach. UN University Press. Tokyo – New York – Paris.

115



23. Hoàng Văn Thắng, 2005. Đa dạng sinh học, các chức năng chính và một số nhân tố tác động
lên hệ sinh thái đất ngập nước khu vực Bàu Sấu, Vườn Quốc gia Cát Tiên. Luận án Tiến sĩ.
Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. United Nations, 2012. The Future We Want: Outcome Documents Adopted at RIO+20.
Http://www.un.org/en/sustainablefuture.
25. WB, 2010. Convenient Solution to an Inconvenient Truth: Ecosystem-Based Approaches to
Climate Change. The World Bank.

Abstract
RESEARCH AND DEVELOPMENT
OF ECOSYSTEM-BASED APPROACH IN VIET NAM
Truong Quang Hoc
Centre for Natural Resources and Environmental Studies, VNU

Ecosystem approach/ecosystem-based approach (proposed by the Convention on
Biodiversity in 1995), was initiated as a strategy for the integrated management of natural
resources (land, water and living organisms) and it has been widely adopted for
sustainable development in the context of climate change. In Viet Nam, the ecosystembased approach has been studied and implemented since the late 90s, and employed in the
conservation of biodiversity/natural resources. Recently, this approach has been
implemented in the field of integrated management of natural resources and adapted to
climate change as well as in the process of policy formulation and implementation in
practice. Although the initial results have been achieved, there are still difficulties and
challenges that need to be further studied in order to widely apply this to sustainable
development in the context of current climate change.

116


SỬ DỤNG KHÔN KHÉO ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG KHÔN KHÉO ĐẤT NGẬP NƯỚC
VỊNH TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Nguyễn Xuân Dũng và Tô Thúy Nga
Nghiên cứu sinh, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường,
Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt

Thực tế cho thấy, đa dạng sinh học vịnh Tiên Yên đang bị suy giảm, các hoạt động khai
thác, sử dụng đất ngập nước (ĐNN) vẫn chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ và vai trò
của các cơ quan chức năng chưa hoạt động đủ mạnh. Bảo tồn theo cách truyền thống vẫn
tỏ ra chưa thực sự mang đến những kết quả mong muốn. Nhu cầu thực tế đặt ra đối với
quản lý ĐNN là cần phải có những cách tiếp cận mới, phù hợp và hiệu quả. Sử dụng khôn
khéo ĐNN được đề xuất áp dụng trong bối cảnh đó và nhấn mạnh việc khai thác, sử dụng
tài nguyên ĐNN theo hướng vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ các giá trị vốn có của
nguồn tài nguyên này. Các hình thức khai thác, sử dụng các vùng ĐNN phải phù hợp với
bản chất tự nhiên của chúng để không gây suy thoái tài nguyên và môi trường, đặc biệt
trong giới hạn cho phép có thể phục hồi và gắn với sự tham gia, chia sẻ lợi ích với các bên
liên quan. Trên cơ sở các nội dung, tiêu chí sử dụng khôn khéo và điều kiện thực tế địa
phương, 5 nhóm giải pháp và 22 hoạt động cụ thể được đề xuất, cũng như bước đầu đề
xuất áp dụng thí điểm 2 mô hình tại 2 trong số 4 vùng môi trường tại khu vực ĐNN vịnh
Tiên Yên.
1. MỞ ĐẦU

Đất ngập nước (ĐNN) có mặt khắp mọi nơi trên thế giới, từ vùng ẩm nhiệt đới đến các vùng ôn
đới và chiếm diện tích khoảng 6% bề mặt Trái đất, tương đương khoảng 8,6 triệu km2 (William
và Gosselink, 2011). ĐNN có vai trò quan trọng đối với đời sống của các cộng đồng dân cư.
Hiện nay, khoảng 70% dân số thế giới sống tại các vùng cửa sông ven biển và xung quanh các
thủy vực nội địa (Dugan, 1990). ĐNN còn là nơi sinh sống của một số lượng lớn các loài động
và thực vật, trong đó có nhiều loài quý, hiếm. Ở Việt Nam, ĐNN rất đa dạng, với diện tích xấp xỉ

58.100 km², chiếm khoảng 8% diện tích toàn bộ các vùng ĐNN của châu Á (Lê Diên Dực, 1989).
Tuy nhiên, ĐNN của thế giới cũng như tại Việt Nam đang bị suy giảm khá mạnh cả về chất và
lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do tác động của các hoạt động
phát triển kinh tế, xã hội của con người cùng với các vấn đề về quản lý và sử dụng khôn khéo.
Nhu cầu thực tế đặt ra đối với quản lý ĐNN cần phải có những cách tiếp cận mới, phù hợp và
hiệu quả. Bảo tồn theo cách truyền thống vẫn tỏ ra chưa thực sự mang đến những kết quả mong
muốn. Thực tế cho thấy, đa dạng sinh học (ĐDSH) vẫn đang bị suy giảm, hoạt động khai thác,
sử dụng ĐNN vẫn chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ và vai trò của các cơ quan chức năng
chưa hoạt động đủ mạnh. Một số công trình nghiên cứu cho thấy, một khu vực mặc dù giàu có về
các nguồn tài nguyên, nhưng hiệu quả khai thác kinh tế thấp, nhu cầu khai thác tiếp tục gia tăng,

117


trong khi tài nguyên đã suy giảm, các hoạt động phát triển đã gây nhiều tác động tiêu cực đến
môi trường. Do đó, việc quản lý ĐNN một cách khôn khéo, sao cho vừa sử dụng hợp lý những
tài nguyên của ĐNN để phục vụ cuộc sống của người dân và cho xã hội, nhưng vẫn duy trì được
các chức năng và thuộc tính của ĐNN, đang trở thành mối quan tâm của các nhà quản lý, các nhà
hoạch định chính sách và ban hành các quyết định liên quan đến ĐNN. Công ước Ramsar đã có
các quy định cụ thể về bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng ĐNN đối các quốc gia thành viên
(Công ước Ramsar, 2007a, 2007b). Việt Nam cũng đã ban hành những quy định pháp luật liên
quan đến bảo tồn và sử dụng khôn khéo ĐNN. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp quản lý, bảo
tồn ĐDSH truyền thống, đến nay, Việt Nam đã cố gắng vận dụng một số phương pháp tiếp cận
mới, hiện đại trong việc sử dụng khôn khéo ĐNN như: tiếp cận hệ sinh thái (HST), quản lý tài
nguyên dựa vào cộng đồng, đồng quản lý, quản lý tổng hợp đới bờ, quản lý dựa trên HST. Các
phương pháp nêu trên đều hướng đến việc sử dụng khôn khéo ĐNN, mang tính tổng hợp, toàn
diện và đang được áp dụng nhiều trong công tác bảo tồn ĐDSH trong thời gian gần đây. Vì vậy,
việc nghiên cứu chi tiết, hệ thống hóa, đề xuất lựa chọn và ứng dụng một hướng tiếp cận phù
hợp, có tính khoa học và ứng dụng cao là vô cùng cấp thiết.
Vịnh Tiên Yên là một vịnh biển lớn của tỉnh Quảng Ninh. Các vùng ĐNN ven biển vịnh Tiên

Yên là nơi có hoạt động kinh tế hết sức sôi động, có vai trò rất quan trọng trong Chiến lược Phát
triển kinh tế quốc gia cũng như trong khu vực, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo tồn ĐDSH, bảo
vệ môi trường và phòng tránh thiên tai. Khu vực vịnh Tiên Yên có sự đa dạng về địa chất, địa
mạo, có tài nguyên phong phú, các hệ sinh thái đặc thù như rừng ngập mặn (RNM), thảm cỏ
biển, sự đa dạng về thành phần loài cao, đặc biệt là các loài đặc sản như sá sùng, bông thùa, sò
huyết, ngao, ngán... Chính vì vậy, các nguồn tài nguyên của khu vực đang được đẩy mạnh khai
thác một cách mạnh mẽ, phục vụ phát triển kinh tế, như nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, phát
triển cảng biển, du lịch và khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, hiện nay ĐNN vịnh Tiên Yên đang
đối mặt với nhiều thách thức trong việc khai thác, sử dụng và quản lý ĐNN. Sức ép của sự gia
tăng dân số, các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và sự suy thoái tài nguyên, môi trường do
khai thác quá mức đang ngày càng đe dọa nghiêm trọng đến diện tích, chức năng, giá trị và dịch
vụ, cũng như chất lượng của ĐNN tại khu vực này. Ngoài ra, việc sử dụng ĐNN tại đây cho
nhiều mục đích phát triển kinh tế vẫn diễn ra manh mún, thiếu quy hoạch đồng bộ, hệ thống.
Thực tiễn tại vịnh Tiên Yên cho thấy, các cách tiếp cận mới, khoa học, phù hợp với thực tiễn địa
phương trong quản lý ĐNN là rất cần thiết. Câu hỏi đặt ra cho việc quản lý ĐNN tại đây là, làm
thế nào để sử dụng một cách khôn khéo ĐNN, sao cho vừa khai thác hợp lý những tài nguyên
của ĐNN phục vụ cuộc sống của người dân địa phương, vừa duy trì được các chức năng và
thuộc tính của ĐNN. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, các tác giả đã nghiên cứu về sử
dụng khôn khéo ĐNN và đề xuất các giải pháp sử dụng khôn khéo ĐNN vịnh Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Điều tra và tham vấn cộng đồng

2.1.1. Điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi
Mục đích điều tra tham vấn cộng đồng là xin ý kiến các nhà quản lý và người dân địa phương tại
khu vực nghiên cứu về các giải pháp để sử dụng khôn khéo ĐNN vịnh Tiên Yên. Nghiên cứu áp

118



dụng với 300 mẫu phiếu điều tra (với nội dung áp dụng cho 2 nhóm khác nhau) trong phạm vi
5/15 xã ven biển khu vực nghiên cứu, được lựa chọn ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu được nhập
và xử lý bằng phần mềm Excel và soi chiếu lại với các luận điểm, luận cứ lý thuyết đã đề ra ban
đầu để hiệu chỉnh lại cho phù hợp với thực tế.

2.1.2. Tham vấn cộng đồng
Trên cơ sở nội dung của bảng hỏi, bên cạnh các thông tin thu được từ phiếu hỏi, tác giả trực tiếp
phỏng vấn sâu một số cán bộ địa phương, những người dân lớn tuổi ở đó lâu năm hoặc những
người trực tiếp sử dụng vùng ĐNN về các vấn đề liên quan đến ĐNN vịnh Tiên Yên. Nội dung
phỏng vấn được 2 bên tương tác trực tiếp nhằm trao đổi, thảo luận chi tiết, sâu sắc hơn về các nội
dung về ĐNN tại Tiên Yên, đồng thời tác giả cũng trực tiếp trao đổi các quan điểm, các vấn đề
đề xuất.
Quá trình tham vấn cộng đồng được áp dụng trong toàn bộ quá trình đề xuất giải pháp, bắt đầu từ
việc đánh giá hiện trạng ĐNN vịnh Tiên Yên. Tham vấn cộng đồng được áp dụng để xác định
các đe dọa và xếp hạng mức độ đe dọa đến ĐNN vịnh Tiên Yên, đồng thời đánh giá thuận lợi,
khó khăn, cơ hội và thách thức đối với việc sử dụng khôn khéo ĐNN theo mô hình SWOT. Cùng
với đó, quá trình tham vấn cộng đồng được thực hiện tiếp cho việc đánh giá, giám sát hiệu quả
các giải pháp sau quá trình áp dụng.
Ngoài ra, tác giả đã tổ chức thảo luận nhóm với các chuyên gia, để phân tích và đưa ra các nhận
định nghiên cứu, dựa trên kết quả tham vấn, quan sát thực địa, thông tin thứ cấp thu thập được và
kinh nghiệm của chuyên gia về phân tích các bên liên quan, sử dụng khôn khéo ĐNN tại vịnh
Tiên Yên.
2.2. Phương pháp phân tích các bên liên quan
Phương pháp phân tích các bên liên quan (stakeholder analysis) được sử dụng nhằm mục đích
xác định được các bên liên quan tại vịnh Tiên Yên trong quá trình bảo tồn, khai thác và sử dụng
ĐNN, tầm quan trọng, mức độ quan tâm, ảnh hưởng của họ đối với quá trình này và đặc biệt là
vai trò của cộng đồng địa phương trong việc khai thác, quản lý và bảo tồn ĐNN tại vịnh Tiên
Yên. Để có được các kết quả phân tích, tác giả đã xác định các bên liên quan, trực tiếp điều tra,
phỏng vấn tìm hiểu, đồng thời hệ thống hóa các thông tin và lập Bảng ma trận đánh giá. Kết quả

cuối cùng là phân nhóm các đối tượng, nhằm mục đích có được sự can thiệp, điều chỉnh, đảm
bảo hài hòa theo mức độ “ảnh hưởng” đến khai thác, sử dụng ĐNN vịnh Tiên Yên.
Trong quá trình nghiên cứu, từ việc đánh giá hiện trạng quản lý ĐNN, phát hiện vấn đề và đề
xuất giải pháp, đều có sự tham vấn chặt chẽ, đồng thuận giữa các bên liên quan này. Khi các bên
liên quan được tham gia, được chia sẻ lợi ích đối với tài nguyên ĐNN vịnh Tiên Yên, ý thức và
trách nhiệm của họ đối với bảo tồn, quản lý ĐNN được nâng lên. Quá trình tham vấn với các bên
liên quan thông qua việc tổ chức họp với đại diện các bên liên quan, thảo luận, thống nhất các
nội dung giải pháp sử dụng khôn khéo ĐNN cho vịnh Tiên Yên. Các cuộc họp cộng đồng được
tổ chức liên tục, từ việc đề xuất ý tưởng, xác định các vấn đề giải quyết của mô hình, xác định
mục tiêu, đến các nội dung và hoạt động. Đặc biệt, trong tổ chức thực hiện mô hình, việc đề xuất
ban quản lý cộng đồng và quy chế phối hợp, quản lý và bảo tồn, chia sẻ lợi ích từ các dịch vụ
HST ĐNN được công khai thảo luận, thống nhất giữa các bên liên quan tại các cuộc họp này.

119


3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Sử dụng khôn khéo đất ngập nước
Kể từ khi khái niệm sử dụng khôn khéo ra đời, ngôn ngữ bảo tồn đã có nhiều bước phát triển và
thay đổi với những thuật ngữ tương tự. Thuật ngữ “sử dụng hợp lý” được Ủy ban về Rừng của
Hoa Kỳ (U.S. Forest Service) đưa ra năm 1910 để mô tả khái niệm về khai thác bền vững tài
nguyên thiên nhiên (TNTN). Năm 1987, Ủy ban này đã định nghĩa rằng, phát triển bền vững là
phát triển nhằm đạt được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của thế hệ tương
lai để đạt được nhu cầu của chúng. Hội nghị các bên tham gia Công ước lần thứ 6 (COP6) đã
xem việc sử dụng khôn khéo như là một cơ chế phát triển bền vững (PTBV) (United State
Department of the Interior, 1994). Một định nghĩa khác lại cho rằng, sử dụng khôn khéo liên
quan đến sử dụng bền vững ĐNN cho hoạt động con người, trong khi vẫn giữ được cân bằng
tổng hợp tự nhiên và sinh học của ĐNN. Sử dụng khôn khéo tạo nên tình huống các bên đều có
lợi (win – win) giữa con người và tự nhiên (William và Gosselink, 2011). Tiếp theo đó, Chương

trình Phát triển thiên niên kỷ lại định nghĩa rằng, sử dụng khôn khéo tương đương với duy trì
dịch vụ HST nhằm duy trì lâu dài ĐDSH cũng như sự thịnh vượng và xóa đói nghèo. Bên cạnh
đó, một số định nghĩa tương tự định nghĩa sử dụng khôn khéo đã được sử dụng, như: sử dụng
hợp lý tài nguyên cũng đồng nghĩa với sử dụng bền vững TNTN là khai thác, sử dụng loại tài
nguyên này với khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng lượng TNTN khác hoặc nhân tạo, có thể thay thế
được hoặc trong giới hạn tự khôi phục được. Theo Nghị định số 109/2003/NĐ-CP về Bảo tồn và
phát triển bền vững các vùng ĐNN: “PTBV các vùng ĐNN là các hoạt động sử dụng, khai thác
hợp lý các tiềm năng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong giới hạn cho phép nhằm duy trì
chức năng sinh thái và bảo vệ môi trường các vùng ĐNN”.
Để đảm bảo rằng, định nghĩa Công ước Ramsar là cập nhật và cùng một “ngôn ngữ chung”,
năm 2002, các quốc gia thành viên yêu cầu Ban Khoa học và Kỹ thuật của Công ước đánh giá lại
các định nghĩa sử dụng khôn khéo ĐNN đã có, ứng dụng của chúng và sự tương đồng với mục
tiêu PTBV và đề xuất định nghĩa cập nhật nếu cần thiết. Tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ 9
(COP9) tại Kampala, Uganda, định nghĩa sử dụng khôn khéo ĐNN đã được cập nhật và thông
qua năm 2005 là: duy trì đặc tính sinh thái, đạt được thông qua việc thực hiện tiếp cận HST trong
bối cảnh PTBV (Ramsar Convention, 2013).
Không thể đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh, cuối cùng về làm thế nào để đạt được sử dụng khôn
khéo ĐNN. Sử dụng khôn khéo ĐNN trong trường hợp đặc biệt hay tại vùng ĐNN cụ thể có thể
không phải là sử dụng khôn khéo cho các trường hợp khác và những thay đổi theo thời gian có thể
thay đổi từ sử dụng khôn khéo thành không khôn khéo. Vì thế, sử dụng khôn khéo là câu hỏi lớn,
chú trọng vào cách tư duy, quy hoạch, tổ chức, thay đổi và điều chỉnh quản lý theo thực tế sử dụng.
Một số định hướng về nguyên tắc bảo tồn ĐNN theo Isozaki và nnk. (1992) như sau: khai thác
sử dụng ĐNN một cách khôn khéo có nghĩa là không làm biến đổi các chức năng, dịch vụ và quá
trình sinh thái của chúng; tiến hành quản lý tổng hợp, nhất là quản lý TNTN dựa vào cộng đồng;
xây dựng thể chế, chính sách, quy hoạch, căn cứ pháp lý cũng như cơ sở khoa học để sử dụng
khôn khéo, có hiệu quả và bền vững các vùng ĐNN; quy hoạch và triển khai các hoạt động bảo
vệ các vùng ĐNN quan trọng và các HST ĐNN là điểm nóng cần được bảo tồn; lồng ghép quản
lý ĐNN vào kế hoạch phát triển kinh tế địa phương, nghĩa là phải xem ĐNN là một trong những

120



tài nguyên quốc gia phục vụ cho phát triển; đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ về nghiên cứu,
bảo tồn và sử dụng khôn khéo các HST ĐNN trên cơ sở bảo tồn để PTBV; tạo những thu nhập
thay thế, giúp cộng đồng giảm sức ép lên ĐNN, gắn hoạt động phát triển kinh tế với bảo tồn
ĐNN; đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về ĐNN nói
riêng và môi trường nói chung. 12 mục đích cụ thể của quản lý ĐNN là: duy trì chất lượng nước;
giảm xói mòn; chống lũ lụt; tạo hệ thống tự nhiên để xử lý chất ô nhiễm từ không khí; tạo một
vùng đệm giữa đô thị đông dân với khu vực công nghiệp, nhằm cải thiện khí hậu và tác động vật
lý như tiếng ồn; duy trì vốn gen của thực vật đầm lầy và cung cấp những quần xã tự nhiên hoàn
chỉnh điển hình; hỗ trợ về thẩm mỹ và tâm lý cho con người; tạo ra động vật hoang dã; kiểm soát
côn trùng; tạo sinh cảnh đẻ trứng cho cá và những sinh vật làm thực phẩm khác; tạo ra thực
phẩm, tơ sợi và thức ăn gia súc, như gỗ; xúc tiến những chương trình khoa học (Lê Diên Dực và
Hoàng Văn Thắng, 2012).
Ngoài ra, liên quan đến sử dụng khôn khéo, còn có khái niệm “phục hồi hệ sinh thái”, được hiểu
là sự tái tạo HST hay quần xã hiện không còn tồn tại ở đó, thường được gọi là phục hồi. Tuy
nhiên trong thực tế, thuật ngữ “phục hồi” hiện đang được sử dụng một cách rộng rãi hơn, việc
quản lý một cách khôn khéo một vùng ĐNN đã bị tổn hại, nay cũng thường được gọi là phục hồi.
Như vậy, sử dụng khôn khéo ĐNN được hiểu là việc khai thác, sử dụng tài nguyên ĐNN theo
hướng vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ các giá trị vốn có của nguồn tài nguyên này, hay nói
cách khác là các dịch vụ HST. Các hình thức khai thác, sử dụng các vùng ĐNN phải phù hợp với
bản chất tự nhiên của chúng, để không gây suy thoái tài nguyên và môi trường, đặc biệt trong
giới hạn cho phép, có thể phục hồi và gắn với sự tham gia, chia sẻ lợi ích với các bên liên quan.
Song song với quá trình khai thác trong giới hạn cho phép là quá trình phục hồi, phát triển, nhằm
đảm bảo tính hài hòa giữa sử dụng, khai thác để phát triển kinh tế và bảo tồn các kiểu ĐNN, duy
trì ĐDSH và bảo vệ môi trường.
3.2. Đề xuất các giải pháp sử dụng khôn khéo đất ngập nước

3.2.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp
Các giải pháp về sử dụng khôn khéo ĐNN phải đảm bảo đáp ứng được 5 nguyên tắc cơ bản sau:

(1) Tuân thủ các yêu cầu về sự tham gia của cộng đồng địa phương và người bản địa theo Hướng
dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên của IUCN Việt Nam (2008): cộng đồng địa phương, người dân
bản địa là các đối tác bình đẳng và đối tượng hưởng lợi; tôn trọng tất cả các quyền của cộng đồng
địa phương và người dân bản địa; phân cấp, tham gia, minh bạch và trách nhiệm; chia sẻ một cách
công bằng và đẩy đủ các lợi ích; quyền của cộng đồng địa phương gắn với trách nhiệm quốc tế.
(2) Được xây dựng dựa vào sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo tồn ĐDSH;
đảm bảo tính liên ngành, dân chủ công khai, sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là các
ban ngành của các huyện khu vực nghiên cứu và cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh
các vùng ĐNN.
(3) Kết hợp hài hòa giữa yêu cầu phát triển của cả nước với yêu cầu phát triển của các vùng, các
địa phương, các ngành, đồng thời có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với lợi ích của vùng, địa
phương và ngành.

121


(4) Thể hiện tính liên thông, liên kết phát triển không gian kinh tế, xã hội trong từng ngành, trong
từng vùng, khắc phục tình trạng cát cứ bởi địa giới hành chính.
(5) Phù hợp với nguyên tắc phát triển bền vững ĐNN trong Nghị định 109/NĐ-CP ban hành
ngày 23/9/2003 về Bảo tồn và sử dụng bền vững ĐNN và các nguyên tắc sử dụng khôn khéo
ĐNN theo Công ước Ramsar và tiếp cận HST (Chính phủ, 2004).

3.2.2. Các nhóm giải pháp sử dụng khôn khéo đất ngập nước
Trên cơ sở nghiên cứu về ĐNN vịnh Tiên Yên, thông qua việc xác định các đe dọa đến suy thoái
ĐNN, nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng và các tác động, tác giả đề xuất 5 nhóm giải pháp để bảo
tồn ĐNN vịnh Tiên Yên, gồm:
(1) Bảo tồn ĐDSH tại các khu vực nhạy cảm, có ĐDSH cao, đồng thời kết hợp với việc khai
thác, sử dụng bền vững, hiệu quả các lợi thế, dịch vụ HST phục vụ sinh kế cộng đồng ven biển.
(2) Xây dựng cơ chế quản lý hợp tác trong bảo tồn và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan, đặc
biệt là sự tham gia cộng đồng, nhằm hạn chế và giải quyết tốt các xung đột xã hội nảy sinh do

khai thác sử dụng ĐNN vịnh Tiên Yên.
(3) Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển, suy thoái ĐDSH do các hoạt động phát triển kinh tế,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác không bền vững, cũng như chủ động thích ứng với
biến đổi khí hậu.
(4) Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức cộng đồng và các bên liên quan trong quản lý tài
nguyên ĐNN vịnh Tiên Yên.
(5) Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, hợp tác, xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần quản lý hiệu
quả tài nguyên ĐNN vịnh Tiên Yên.
Thông qua việc điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi và tham vấn cộng đồng tại vịnh Tiên Yên cho
thấy, các giải pháp được đưa ra đều được người dân tán thành, tuy nhiên mức độ ủng hộ đối với
từng giải pháp lại có sự khác nhau. 83% người dân thống nhất cao đối với các giải pháp tăng
cường năng lực, nâng cao nhận thức cộng đồng; 63% người dân được hỏi đồng tình với các giải
pháp cơ chế quản lý hợp tác trong bảo tồn và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan, đặc biệt là sự
tham gia cộng đồng, đây là các nhóm giải pháp khá cấp thiết và bản thân cộng đồng dễ dàng
nhận ra. Trong khi đó, giải pháp thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, hợp tác, xây dựng cơ sở hạ
tầng lại chỉ có 50% số người dân ủng hộ, do các giải pháp này có tính chất lâu dài, khó, phức tạp
và đòi hỏi nhiều nguồn lực, vì thế tỷ lệ lựa chọn giải pháp này thấp nhất trong các nhóm giải
pháp được đưa ra.

3.2.3. Đề xuất các giải pháp sử dụng khôn khéo đất ngập nước ven biển vịnh Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh theo tiếp cận hệ sinh thái
Các nhóm giải pháp sử dụng khôn khéo ĐNN vịnh Tiên Yên được đề xuất thông qua các giải
pháp sử dụng ĐNN ở nước ta nói chung, có xác định mức độ ưu tiên đối với từng nhóm giải
pháp và được cụ thể hóa phù hợp với đặc điểm thực tế cụ thể tại vịnh Tiên Yên.
(a) Nhóm giải pháp thứ nhất: Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức cộng đồng và các bên
liên quan trong quản lý tài nguyên ĐNN vịnh Tiên Yên.

122



Mục tiêu: Các cán bộ được tăng cường năng lực quản lý TNTN và ý thức bảo tồn ĐDSH của
cộng đồng địa phương được nâng cao.
(i) Các giải pháp tăng cường năng lực quản lý TNTN:
Hoạt động 1.1. Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho các cán bộ quản lý về công tác bảo tồn ĐDSH.
Hoạt động 1.2. Phát hành các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quản lý, bảo tồn cho các cán bộ quản lý
liên quan tại vịnh Tiên Yên.
Hoạt động 1.3. Tham quan, học tập các mô hình bảo tồn và sử dụng khôn khéo ở các địa điểm
khác như Xuân Thủy, Rạn Trào, Cần Giờ.
Hoạt động 1.4. Đầu tư, xây dựng các trụ sở cộng đồng, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý,
bảo tồn của vịnh.
(ii) Các giải pháp nâng cao ý thức bảo tồn ĐDSH của cộng đồng địa phương:
Hoạt động 1.5. Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về bảo tồn ĐDSH vịnh Tiên Yên.
Hoạt động 1.6. Tăng cường lấy ý kiến, họp cộng đồng góp ý cho các chính sách của Nhà nước về
bảo tồn ĐDSH.
(b) Nhóm giải pháp thứ hai: Xây dựng cơ chế quản lý hợp tác trong bảo tồn và chia sẻ lợi ích
giữa các bên liên quan, đặc biệt là sự tham gia cộng đồng nhằm hạn chế và giải quyết tốt các
xung đột xã hội nảy sinh do khai thác sử dụng ĐNN vịnh Tiên Yên.
Mục tiêu: Quy chế quản lý hợp tác, bảo tồn và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan, đặc biệt là
sự tham gia cộng đồng tại vịnh Tiên Yên được xây dựng và triển khai thực hiện.
(i) Các giải pháp liên quan đến việc xây dựng và triển khai Quy chế phối hợp bảo tồn ĐDSH và
chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan:
Hoạt động 2.1. Xác định các dịch vụ HST chủ yếu theo từng vùng.
Hoạt động 2.2. Xác định vai trò, trách nhiệm, cam kết tham gia và lợi ích của từng bên liên quan
theo các nhóm tại các vùng ưu tiên bảo tồn ĐDSH của vịnh Tiên Yên.
Hoạt động 2.3. Xác định cơ chế chia sẻ lợi ích (hình thức chia sẻ lợi ích, mức chia sẻ, cơ chế
quản lý...) giữa các bên và sự tham gia trong bảo tồn ĐDSH, ưu tiên cho một số loại hình dịch vụ
môi trường tại vùng ưu tiên bảo tồn ĐDSH.
Hoạt động 2.4. Xây dựng Quy chế phối hợp bảo tồn ĐDSH và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan
(lấy ý kiến thống nhất giữa các bên và trình cơ quan thẩm quyền ký ban hành) và tổ chức thực hiện.
(ii) Các giải pháp về thành lập tổ tuần tra, giám sát cộng đồng kiểm tra các hoạt động trên vịnh

(phân theo các vùng cụ thể):
Hoạt động 2.5. Thành lập Ban quản lý cộng đồng của vịnh trên nguyên tắc có sự tham gia của
các bên liên quan.
Hoạt động 2.6. Thành lập các tổ, đội tuần tra, giám sát chung theo các vùng ưu tiên bảo tồn ĐDSH.

123


(c) Nhóm giải pháp thứ ba: Phân vùng môi trường, tăng cường bảo tồn ĐDSH tại các khu vực
nhạy cảm, có ĐDSH cao, đồng thời kết hợp với việc khai thác, sử dụng bền vững, hiệu quả các
lợi thế, dịch vụ HST, phục vụ sinh kế cộng đồng ven biển.
Mục tiêu: Vịnh Tiên Yên được phân vùng và có giải pháp quản lý và sử dụng khôn khéo phù hợp
với đặc điểm đặc thù của từng vùng.
Hoạt động 3.1. Phân vùng môi trường, trong đó có vùng ưu tiên bảo tồn ĐDSH.
Các tiêu chí phân vùng môi trường: đảm bảo sự hài hòa, công bằng giữa các nhóm lợi ích, tránh
xung đột môi trường, ưu tiên việc đảm bảo sinh kế cho cộng đồng nghèo ven vịnh, sống dựa vào
nguồn tài nguyên thủy sản của vịnh; phù hợp với đặc điểm các nguồn tài nguyên của vùng, đặc
biệt là tài nguyên sinh vật và vai trò sinh thái của chúng, nhằm bảo tồn ĐDSH và các dịch vụ
HST; đáp ứng khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên ĐNN, cũng như bảo tồn cho nhu cầu phát
triển; loại trừ hay giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên hay các hoạt động có ảnh hưởng xấu đến
tài nguyên và gây khó khăn cho công tác quản lý của vịnh Tiên Yên; phù hợp với các phương
thức sử dụng tài nguyên của cộng đồng và người dân địa phương, thúc đẩy các hoạt động khai
thác các dịch vụ HST tại vịnh; phù hợp với các quy hoạch phát triển đã có và đang thực hiện liên
quan đến vịnh Tiên Yên và phù hợp với các chính sách, kế hoạch liên quan của địa phương.
Căn cứ vào các tiêu chí đó và tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có, khu vực vịnh Tiên Yên có
thể đề xuất phân chia thành bốn vùng chức năng môi trường khác nhau. Bốn vùng chức năng
môi trường này thuộc bốn kiểu môi trường là: cửa sông, bãi triều, vũng vịnh, biển hở ven bờ của
hệ môi trường biển ven bờ. Mỗi một vùng môi trường cũng được đề xuất định hướng ưu tiên sử
dụng khôn khéo phù hợp, cụ thể các vùng như sau:
+ Vùng ưu tiên bảo tồn ĐDSH, cảnh quan ĐNN – “vùng lõi” Đồng Rui, cửa sông Tiên Yên

(vùng 1).
+ Vùng bảo tồn kết hợp với khai thác nuôi trồng thủy sản (NTTS) hạn chế – “vùng đệm” Tiên
Yên – Hải Hà (vùng 2).
+ Vùng bảo tồn thiên nhiên kết hợp với nuôi thủy sản lồng bè, khai thác thủy sản hạn chế Núi
Cuống – Hòn Miều (vùng 3).
+ Vùng phát triển công nghiệp, dịch vụ và cảng biển vịnh Tiên Yên (vùng 4).
Đối với từng vùng, định hướng sử dụng khôn khéo ĐNN lại có những điểm khác nhau. Vùng 1
ưu tiên thúc đẩy nghiên cứu và hợp tác, xây dựng vùng thành khu bảo tồn ĐNN/khu bảo tồn
biển, khu Ramsar, khu di sản ASEAN...; tăng cường bảo vệ các HST RNM, duy trì quản lý
RNM dựa vào cộng đồng đã được xây dựng tại xã Đồng Rui, trồng bổ sung trên diện tích RNM
đã có, trồng mới trên các đầm tôm bị bỏ hoang; xây dựng mô hình quản lý TNTN dựa vào cộng
đồng, nhằm duy trì mật độ khai thác hợp lý, không khai thác vào mùa sinh sản và xây dựng các
tuyến du lịch sinh thái kết hợp giáo dục môi trường. Vùng 2 có thể phát triển NTTS và đánh bắt
hải sản, phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản và dịch vụ nghề cá; xây dựng mô hình quản
lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng cho các xã; tuy nhiên, đình chỉ các hoạt động khai
thác ilmenit ở bãi triều Đông Ngũ, Đông Hải và không phát triển hoạt động khai thác tại các bãi
triều khác; cải tạo RNN có chất lượng kém; giảm mật độ nuôi ngao sò; xây dựng và triển khai
đúng kế hoạch quản lý hoạt động khai thác thủy sản của cả vùng. Các hoạt động ưu tiên của

124


vùng 3 là hạn chế đánh bắt thủy sản, quy định rõ mùa vụ khai thác, các loài và kích thước loài
được khai thác; phát triển NTTS và đánh bắt hải sản, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến
và dịch vụ nghề cá; có thể phát triển thủy sản lồng bè ở phần phía Đông; phát triển du lịch sinh
thái. Vùng 4 có thể phát triển cảng Mũi Chùa, song phải chú ý thận trọng, không để ảnh hưởng
đến môi trường nước khi nạo vét vũng tàu, luồng cảng và vật liệu san lấp; xây dựng quy trình thu
gom chất thải rắn, chất thải nguy hại; xây dựng hệ thống và quy trình phòng ngừa sự cố môi
trường như tràn dầu, rò rỉ hóa chất; xây dựng trạm quan trắc môi trường biển tổng hợp tại khu
vực Hòn Miều.

Hoạt động 3.2. Cải tạo, phục hồi các HST, cảnh quan ĐNN bị suy giảm, tác động:
+ Xác định các khu vực cảnh quan, các HST bị tác động, bị ảnh hưởng, đặc biệt tại vùng 2.
+ Huy động sự tham gia cộng đồng trong việc trồng mới RNM tại các khu vực bị suy giảm tại
các vùng 1, 2 và 3.
+ Thiết lập khu bảo tồn ĐNN/khu bảo tồn biển vùng lõi tại vùng 1, đồng thời đề xuất các danh
hiệu bảo tồn cho vùng này: khu bảo tồn ĐNN có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar), khu di
sản ASEAN và khu dự trữ sinh quyển.
+ Phát triển du lịch sinh thái của địa phương tại vùng 1 và 4 và các mô hình sinh kế cho cộng
đồng tại vùng ven vịnh.
Hoạt động 3.3. Tăng cường các hoạt động bảo tồn ĐDSH tại vịnh Tiên Yên:
+ Lập kế hoạch/mô hình bảo tồn ĐDSH có sự tham gia cộng đồng tại các vùng, đặc biệt vùng 1.
+ Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các mô hình khai thác TNTN (như NTTS) tại
vùng 2, 3.
+ Kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại tại các vùng 1, 2 và 3.
(d) Nhóm giải pháp thứ tư: Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển, suy thoái ĐDSH do các hoạt
động phát triển kinh tế, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác không bền vững, cũng như
chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu: Các nguồn ô nhiễm môi trường biển vịnh Tiên Yên được kiểm soát và kế hoạch thích
ứng với biến đổi khí hậu được xây dựng và áp dụng.
(i) Xây dựng Mô hình kiểm soát hiệu quả các nguồn ô nhiễm môi trưởng biển vịnh Tiên Yên tại
các vùng môi trường, đặc biệt tại vùng 4:
Hoạt động 4.1. Xác định các nguồn gây ô nhiễm và các tác động của hoạt động khai thác, sử
dụng tài nguyên ĐNN đối với ĐDSH đến các vùng trong vịnh Tiên Yên (khai khoáng, xây dựng
cảng biển, giao thông biển, ô nhiễm từ đất liền chuyển đổi sử dụng đất sang NTTS).
Hoạt động 4.2. Thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường đối với các hoạt động khai
thác, sử dụng tài nguyên ĐNN tại các vùng 2, 3, và 4.
Hoạt động 4.3. Thực hiện quan trắc chất lượng môi trường nước mặt, ĐDSH và các nguồn ô
nhiễm vùng 2, 3 và 4.

125



(ii) Xây dựng kế hoạch thích ứng với BĐKH:
Hoạt động 4.4. Đánh giá tác động, ảnh hưởng của BĐKH đến ĐDSH vịnh Tiên Yên theo 4 vùng
đã xác định.
Hoạt động 4.5. Các giải pháp thích ứng với BĐKH tại 4 vùng môi trường đã xác định.
(e) Nhóm giải pháp thứ năm: Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, hợp tác, góp phần quản lý
hiệu quả tài nguyên ĐNN vịnh Tiên Yên.
Mục tiêu: Cơ sở dữ liệu về ĐDSH ĐNN và các chương trình hợp tác trong và ngoài nước về bảo
tồn ĐDSH vịnh Tiên Yên được xây dựng và triển khai thực hiện.
Hoạt động 5.1. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về ĐDSH ĐNN vịnh Tiên Yên.
Hoạt động 5.2. Xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác trong và ngoài nước về bảo tồn
ĐDSH vịnh Tiên Yên.

3.2.4. Phương án tổ chức thực hiện các giải pháp
Với 5 nhóm giải pháp và 22 giải pháp cụ thể nêu trên, để đảm bảo tính khả thi, phù hợp của các
giải pháp này đối với khu vực vịnh Tiên Yên, cần thiết phải nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải
pháp này phù hợp với điều kiện thực tế mỗi vùng môi trường. Ở giai đoạn đầu, đề xuất tập trung
vào 2 vùng là vùng 1: vùng ưu tiên bảo tồn ĐDSH, cảnh quan ĐNN – “vùng lõi” Đồng Rui, cửa
sông Tiên Yên; và vùng 4: vùng phát triển công nghiệp, cảng biển. Tổng hợp các giải pháp áp
dụng tại 2 vùng này là 2 mô hình bảo tồn và sử dụng khôn khéo ĐNN được thử nghiệm, áp dụng
nhóm các giải pháp sử dụng khôn khéo đã đề xuất nêu trên. Sau quá trình áp dụng tại 2 vùng
này, sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả áp dụng và đề xuất nghiên cứu tiếp theo cho toàn bộ vùng
vịnh trên tất cả 4 vùng.
(a) Mô hình bảo tồn RNM dựa vào cộng đồng tại "vùng lõi" Đồng Rui – cửa sông Tiên Yên:
(i) Mục tiêu mô hình: bảo tồn ĐDSH, HST RNM vùng cửa sông Tiên Yên.
(ii) Vị trí, phạm vi mô hình: Vùng bao gồm diện tích bãi triều của xã Đồng Rui (Tiên Yên) và
Đài Xuyên (Vân Đồn), với diện tích khoảng 5.000 ha, trong đó RNM chiếm 2.800 ha.
Đặc điểm khu vực này là bãi triều rộng, phân bố dọc theo hai nhánh Voi Lớn và Voi Bé của sông
Ba Chẽ, diện tích RNM lớn giới hạn từ cửa sông Ba Chẽ đến cửa sông Tiên Yên. Đặc điểm khu

vực này là RNM nguyên sinh ven sông với các cây ngập mặn hàng trăm năm tuổi. Vùng này có
ĐDSH cao, với nhiều loài thực vật ngập mặn, các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và đa dạng
về sinh cảnh, hàng năm, mang lại lợi ích rất lớn từ các dịch vụ HST. Theo thống kê năm 2012,
sản lương tôm Đồng Rui đạt 1,2 tấn (Cục Thống kê Quảng Ninh, 2013).
(iii) Các hoạt động của mô hình:
+ Xây dựng quy chế hợp tác bảo tồn RNM có sự tham gia của các bên liên quan và có cơ chế
chia sẻ lợi ích với cộng đồng, nhằm giải quyết tốt các xung đột xã hội nảy sinh do khai thác sử
dụng ĐNN vịnh Tiên Yên:
− Xác định các dịch vụ HST từ HST RNM trong vùng.

126


− Xác định vai trò, trách nhiệm, cam kết sự tham gia cụ thể, cũng như lợi ích của các bên

liên quan tại vùng này trong việc bảo tồn ĐDSH vịnh.
− Xây dựng quy chế hợp tác bảo tồn và cơ chế chia sẻ lợi ích (hình thức chia sẻ lợi ích (quỹ),

mức chia sẻ, cơ chế quản lý...) giữa các bên và sự tham gia trong bảo tồn ĐDSH tại vùng này.
− Thành lập Ban quản lý RNM cộng đồng tại vùng này.
− Xin ý kiến thống nhất giữa các bên và trình cơ quan thẩm quyền ký ban hành và tổ chức

thực hiện.
+ Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò, giá trị HST ĐNN ven biển đối với đời
sống của nhân dân: Đối tượng truyền thông là học sinh, người dân và chính quyền địa phương,
thông qua các hoạt động cụ thể: mở lớp tuyền truyền; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu vai trò, giá trị
của HST RNM ven biển; thường xuyên đưa các thông tin lên bản tin của địa phương nơi xây
dựng mô hình, kịp thời khen thưởng những cá nhân xuất sắc và có những hình thức nhắc nhở các
đối tượng vi phạm trong khai thác quá mức hoặc phá hoại tài nguyên HST RNM.
+ Trồng mới và trồng giặm các loài thực vật ngập mặn: Khảo sát xác định các vị trí và diện tích

có thể trồng mới và trồng giặm các loài thực vật ngập mặn; lựa chọn loài cây ngập mặn bản địa
để phục hồi và triển khai trồng bổ sung theo mật độ phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển;
triển khai xây dựng vườn ươm cây, bao gồm: tổ chức lấy quả để ươm cây ngập mặn, chăm sóc,
duy trì và bảo vệ cây con; triển khai trồng các loài cây ngập mặn; chăm sóc, bảo vệ rừng trồng và
phát triển ĐDSH của HST RNM.
+ Triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao sinh kế cho người dân địa phương:
− Triển khai hoạt động trồng nấm: Tập huấn về kỹ thuật trồng nấm; xác định các hộ gia đình

có khả năng tiếp thu và làm chủ được kỹ thuật; lựa chọn các hộ gia đình để hỗ trợ giống và triển
khai trồng nấm; thành lập câu lạc bộ trồng nấm để chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng hoạt động
trồng nấm.
− Triển khai hoạt động nuôi ong: Mở lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi ong; xác định các hộ gia

đình có khả năng tiếp thu và làm chủ được kỹ thuật; lựa chọn các hộ gia đình để hỗ trợ về giống
ong, tổ, chân cầu, máy quay mật và triển khai nuôi ong; thành lập câu lạc bộ nuôi ong để chia sẻ
kinh nghiệm và nhân rộng các hộ nuôi ong.
− Triển khai hoạt động chăn nuôi gia súc kết hợp xây dựng hầm biogas: Tổ chức các lớp tập

huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, kết hợp với xây dựng hầm biogas; tiến hành
khảo sát các hộ gia đình có tiềm năng triển khai các hoạt động chăn nuôi gia súc kết hợp xây
dựng hầm biogas và lựa chọn hộ gia đình điển hình để hỗ trợ giống, kỹ thuật và vật tư cần thiết;
hướng dẫn các kỹ thuật chăn nuôi và triển khai xây dựng hầm biogas; tổ chức các cuộc họp trao
đổi, chia sẻ kinh nghiệm và phổ biến, nhân rộng trong cộng đồng của khu vực.
− Nuôi trồng thủy sản trong HST RNM và quanh vùng rừng ngập mặn: Hướng dẫn kỹ thuật

NTTS dưới và quanh vùng HST RNM của khu vực xây dựng mô hình; hướng dẫn cách thức khai
thác, bảo vệ và phát triển bền vững các loài thủy sản.

127



(b) Mô hình cộng đồng bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH tại “vùng phát triển công nghiệp,
dịch vụ và cảng biển vịnh Tiên Yên”:
(i) Mục tiêu mô hình: Kiểm soát chặt chẽ các nguồn ô nhiễm môi trường do các hoạt động phát
triển công nghiệp, dịch vụ và cảng biển tại khu vực đã được giới hạn.
(ii) Vị trí, phạm vi của mô hình: Vùng phát triển công nghiệp - cảng biển Hải Hà: Khu công
nghiệp - cảng biển Hải Hà được quy hoạch tại khu vực Hòn Miều với tổng diện tích là 5.000 ha,
trong đó khu vực phát triển công nghiệp là 3.900 ha, khu vực phát triển cảng biển là 1.100 ha.
Khu vực công nghiệp được bố trí thành 6 cụm, bao gồm: khu vực nhà máy lọc dầu, hóa than và
công nghiệp phụ trợ; khu vực luyện - cán thép; khu vực đóng tầu; khu vực nhà máy nhiệt điện;
và hai cụm cuối cùng là khu vực công nghiệp phụ trợ. Khu vực phát triển cảng biển bao gồm hệ
thống cảng container, cảng tổng hợp, cảng dầu, cảng quặng, cảng than và các cảng du lịch, dân
sự. Phần không gian phía Bắc của vịnh, từ Hòn Miều đến Cửa Đại, được dành cho hoạt động của
khu công nghiệp - cảng biển, phục vụ mục đích neo đậu, lai dẫn tàu thuyền ra vào cảng.
Vùng phát triển cảng biển Mũi Chùa – Cửa Lân, vùng này bao gồm diện tích vịnh, từ Mũi Chùa
đến Cửa Lân, luồng lạch sâu do sự bào mòn địa hình đáy của dòng chảy từ cửa sông Tiên Yên ra
đến Cửa Lân, thuận lợi cho tàu bè ra vào cảng. Trong khu vực, hiện đã có cảng Mũi Chùa và sẽ
được mở rộng theo quy hoạch, với tổng diện tích là 6 ha, cụ thể là đến 2015, sẽ xây dựng 1 bến
tàu dài 200 m, đến 2020 xây dựng thêm 2 bến tàu dài 200 m và đến 2030 sẽ xây dựng thêm 4 bến
tàu dài 400 m. Ngoài phát triển cảng, khu vực cửa sông Tiên Yên cũng là bến đậu tàu thuyền của
cư dân địa phương và một số nhà hàng nổi trên vịnh.
(iii) Các hoạt động của mô hình:
+ Xây dựng quy chế hợp tác bảo vệ môi trường giữa các bên liên quan, đặc biệt là sự tham gia
của cộng đồng và cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng:
− Xác định các doanh nghiệp, loại hình phát triển trong vùng (khu vực nhà máy lọc dầu, hóa

than và công nghiệp phụ trợ; khu vực luyện - cán thép; khu vực đóng tầu; khu vực nhà máy nhiệt
điện; và hai cụm là khu vực công nghiệp phụ trợ). Khu vực phát triển cảng biển bao gồm hệ
thống cảng container, cảng tổng hợp, cảng dầu, cảng quặng, cảng than và các cảng du lịch, dân
sự trong vùng.

− Xác định vai trò, trách nhiệm, cam kết sự tham gia cụ thể cũng như lợi ích của các bên liên

quan tại vùng này trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường vịnh.
− Xây dựng quy chế hợp tác bảo vệ môi trường và cơ chế chia sẻ lợi ích (hình thức chia sẻ

lợi ích (quỹ), mức chia sẻ, cơ chế quản lý...) giữa các bên và sự tham gia trong bảo vệ môi trường
vùng này (doanh nghiệp, chính quyền địa phương cấp xã, huyện và tỉnh, người dân địa phương).
− Thành lập Ban giám sát môi trường cộng đồng tại vùng này, với sự tham gia của các bên

liên quan nêu trên.
− Xin ý kiến thống nhất giữa các bên và trình cơ quan thẩm quyền ký ban hành và tổ chức

thực hiện.

128


+ Kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường:
− Trong giai đoạn thi công mở rộng và vận hành cảng Mũi Chùa, phải có các giải pháp bảo

vệ môi trường, như che chắn, tránh việc gia tăng độ đục bất thường khi nạo vét vũng quay tàu và
luồng vào cảng, hạn chế việc rửa trôi vật liệu san lấp xuống biển. Xây dựng quy trình thu gom,
xử lý chất thải rắn, chất thải độc hại (dầu mỡ) trong giai đoạn thi công và vận hành cảng.
− Đối với khu công nghiệp - cảng biển, cần xây dựng quy trình thu gom và xử lý rác thải

đồng bộ, đặc biệt đối với rác thải nguy hại, cần thiết quan trắc môi trường thường xuyên trong
khu công nghiệp - cảng biển.
− Xây dựng hệ thống và quy trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường cho khu vực,

như sự cố tràn dầu, rò rỉ hóa chất.

− Xây dựng trạm quan trắc môi trường biển tổng hợp, vị trí lựa chọn có thể là khu vực Hòn

Miều. Mục đích của trạm quan trắc là vừa đánh giá diễn biến môi trường vịnh, vừa đánh giá tác
động của khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà và khu cảng biển Mũi Chùa – Cái Lân đến môi
trường vịnh. Tiến hành quan trắc môi trường thường xuyên và định kỳ khi cảng đi vào hoạt động.
+ Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp,
chính quyền và người dân địa phương, đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp tại vùng này.
(c) Giám sát, đánh giá hiệu quả tác động của giải pháp sử dụng khôn khéo ĐNN vịnh Tiên Yên:
Căn cứ đề xuất các giải pháp sử dụng khôn khéo ĐNN vịnh Tiên Yên, trên cơ sở xác định các đe
dọa và mức độ ưu tiên giải quyết các đe dọa với cộng đồng, tổ chức các cuộc họp cộng đồng,
thống nhất với các đề xuất giải pháp để giải quyết các đe dọa này.
Giám sát, đánh giá hiệu quả các giải pháp sử dụng khôn khéo ĐNN vịnh Tiên Yên được thực
hiện định kỳ 6 tháng. Các đe dọa và mức độ ưu tiên giải quyết các đe dọa thông qua các cuộc
họp cộng đồng. Kết quả so sánh với giữa các lần đánh giá theo định kỳ được áp dụng để giám
sát, đánh giá hiệu quả tác động và có các điều chỉnh đối với các giải pháp phù hợp với thực tiễn.
Để các giải pháp có hiệu quả trong thực tiễn, quan điểm tác giả cho rằng, một số những yếu tố
cần tiến hành song hành với quá trình thực hiện các giải pháp, cụ thể như sau:
+ Chính quyền các cấp tại địa phương và nhân dân hiểu và nắm được nội dung và ý nghĩa của
sử dụng khôn khéo ĐNN. Trên cơ sở hiểu ý nghĩa khoa học và thực tiễn của giải pháp, chính
quyền và người dân đồng thuận và tham gia tích cực vào các hoạt động của giải pháp.
+ Chính quyền trung ương và địa phương hỗ trợ chính sách cộng đồng tham gia, chia sẻ và
hưởng lợi từ các hoạt động quản lý, bảo tồn và sử dụng hợp lý TNTN nói chung, tài nguyên ven
biển nói riêng.
+ Triển khai thực tế các hoạt động trong một khoảng thời gian ít nhất 1-2 năm, sau đó tiến hành
tổng kết, đánh giá và điều chỉnh các giải pháp này.
+ Cần có sự hỗ trợ không chỉ về nhân lực, kỹ thuật, mà còn cả vật chất và kinh phí (bước đầu)
để cộng đồng địa phương có điều kiện cần và đủ thực hiện triển khai các giải pháp.

129



4. KẾT LUẬN

Sử dụng khôn khéo ĐNN là việc khai thác, sử dụng tài nguyên ĐNN theo hướng vừa phát triển
kinh tế, vừa bảo vệ các giá trị vốn có của nguồn tài nguyên này, hay nói cách khác, là các dịch
vụ HST. Các hình thức khai thác, sử dụng các vùng ĐNN phải phù hợp với bản chất tự nhiên của
chúng, để không gây suy thoái tài nguyên và môi trường, đặc biệt trong giới hạn cho phép có thể
phục hồi và gắn với sự tham gia, chia sẻ lợi ích với các bên liên quan. Song song với quá trình
khai thác trong giới hạn cho phép, là quá trình phục hồi, phát triển, nhằm đảm bảo tính hài hòa
giữa sử dụng, khai thác, để phát triển kinh tế và bảo tồn các kiểu ĐNN, duy trì ĐDSH và bảo vệ
môi trường. Không thể đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh, cuối cùng là làm thế nào để đạt được sử
dụng khôn khéo ĐNN. Việc sử dụng khôn khéo là câu hỏi lớn, chú trọng vào cách tư duy, quy
hoạch, tổ chức, thay đổi và điều chỉnh quản lý theo thực tế sử dụng.
Vận dụng một số phương pháp tiếp cận mới, hiện đại trong quản lý và bảo tồn ĐNN, trên cơ sở
các nội dung, tiêu chí sử dụng khôn khéo, xác định các đe dọa đến suy thoái ĐNN, nguyên nhân,
mức độ ảnh hưởng và các tác động tại địa bàn, 5 nhóm giải pháp và 22 hoạt động cụ thể, bước
đầu đề xuất áp dụng thí điểm 2 mô hình tại 2 trong số 4 vùng môi trường khu vực ĐNN vịnh
Tiên Yên, bao gồm:
(1) Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức cộng đồng và các bên liên quan trong quản lý tài
nguyên ĐNN vịnh Tiên Yên.
(2) Xây dựng cơ chế quản lý hợp tác trong bảo tồn và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan, đặc
biệt là sự tham gia của cộng đồng, nhằm hạn chế và giải quyết tốt các xung đột xã hội, nảy sinh
do khai thác, sử dụng ĐNN vịnh Tiên Yên.
(3) Bảo tồn ĐDSH tại các khu vực nhạy cảm, có ĐDSH cao, đồng thời kết hợp với khai thác, sử
dụng bền vững, hiệu quả các lợi thế, dịch vụ HST phục vụ sinh kế cộng đồng ven biển.
(4) Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển, suy thoái ĐDSH do các hoạt động phát triển kinh tế,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác không bền vững, cũng như chủ động thích ứng với
biến đổi khí hậu.
(5) Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, hợp tác, xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần quản lý hiệu
quả tài nguyên ĐNN vịnh Tiên Yên.

Hai mô hình thí điểm được đề xuất áp dụng:
(1) Mô hình bảo tồn RNM dựa vào cộng đồng tại “vùng lõi” – Đồng Rui, cửa sông Tiên Yên, áp
dụng tại vùng bãi triều của xã Đồng Rui (Tiên Yên) và Đài Xuyên (Vân Đồn), với diện tích
khoảng 5.000 ha, trong đó RNM chiếm 2.800 ha. Mục tiêu mô hình là bảo tồn ĐDSH, HST
RNM vùng cửa sông Tiên Yên.
(2) Mô hình cộng đồng bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH tại “vùng phát triển công nghiệp,
dịch vụ và cảng biển vịnh Tiên Yên”. Mô hình áp dụng tại vùng phát triển công nghiệp, dịch vụ
và cảng biển Hải Hà và vùng phát triển cảng biển Mũi Chùa – Cửa Lân, với tổng diện tích ước
tính khoảng 3.000 ha. Mục tiêu mô hình là kiểm soát chặt chẽ các nguồn ô nhiễm môi trường do
các hoạt động phát triển công nghiệp, dịch vụ và cảng biển tại khu vực đã được giới hạn.

130


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Chính phủ, 2004. Nghị định 109/2003/NĐ-CP, ngày 23/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
Bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Hà Nội.

2.

Công ước Ramsar, 2007a. Cẩm nang 1. Sử dụng khôn khéo đất ngập nước.

3.

Công ước Ramsar, 2007b. Cẩm nang 6. Quản lý đất ngập nước có sự tham gia của cộng đồng.

4.


Cục Thống kê Quảng Ninh, 2013. Niên giám thống kê huyện Tiên Yên năm 2012. Quảng Ninh.

5.

Dugan P.J., 1990. Wetland Conservation: A Review of Current Issues and Required Action. IUCN.

6.

Lê Diên Dực, 1989. Báo cáo tổng quan về đất ngập nước Việt Nam. Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường, Hà Nội.

7.

Lê Diên Dực (Chủ biên) và Hoàng Văn Thắng, 2012. Đất ngập nước. Tập I: Các nguyên lý
và sử dụng bền vững. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. NXB Nông
nghiệp, Hà Nội: 336 tr.

8.

Isozaki H., M. Ando and Y. Natori, 1992. Towards Wise Use of Asian Wetlands. Asian
Wetland Symposium. International Lake Environmental Committee Foundation: 285 p.

9.

IUCN Việt Nam, 2008. Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên: Một số kinh nghiệm và
bài học quốc tế. IUCN Việt Nam, Hà Nội.

10. Ramsar Convention, 2013. Http:/www.ramsar.org.
11. United State Department of the Interior, 1994. Ecosystem Management in the BLM: From

Concept to Commitment. Bureau of Land Management: 16 p.
12. William J.M. and J.G. Gosselink, 2011. Wetland. 4th Edition. John Wiley & Sons: 600 p.

Abstract
WISE USE OF WETLANDS AND PROPOSED SOLUTIONS FOR WISE USE
OF TIEN YEN BAY WETLANDS, QUANG NINH PROVINCE
Nguyen Xuan Dung and To Thuy Nga
Ph.D. students, Centre for Natural Resources and Environmental Studies, VNU

The fact shows that the biodiversity in Tien Yen Bay has been declining. The use and
exploitation of wetlands has not been strictly controlled. The functional authorities have
not operated appropriately. Traditional conservation method has proved to be not as
effective as desired. At present, as a matter of fact, we must have more appropriate and
effective approaches to manage this wetland area. Wise use of wetlands is proposed to be
applied in this case. Emphasis is also put on the importance of making use of wetlands for
both economic development and conservation of the natural values. Besides, the method of
exploitation and use of wetlands must be consistent with their natural features to make
sure that they do not cause degradation of natural resources and environment, being
within the permissible limits and recoverable. At the same time, exploitation must associate

131


with the collaboration and benefit sharing with stakeholders. On the basis of the wise use
of resource and actual local conditions, 5 solutions and 22 specific activities have been
initially piloted under 2 models in two of four environment regions in the wetland area of
Tien Yen Bay.

132



VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
Phạm Hoài Nam
Viện Công nghệ Mới, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
Trương Quang Học
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt

Việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ hiện đại (hay còn gọi là hệ sinh thái giao
thông đường bộ bền vững) là một xu hướng tất yếu trên toàn thế giới. Việt Nam là một
nước đang phát triển, nơi mà việc xây dựng hạ tầng cơ sở, trong đó có hệ thống giao thông
đường bộ, là một yêu cầu cấp thiết và rất quan trọng cho việc phát triển bền vững của đất
nước. Vai trò của cộng đồng trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và trong phát triển
hệ thống giao thông đường bộ nói riêng đã được đề cập đến trong nhiều chính sách của
Chính phủ. Tuy nhiên, việc thực hiện và áp dụng trong thực tế của các chính sách đó còn
nhiều hạn chế.
Để hướng tới việc phát triển một hệ thống giao thông đường bộ bền vững, sự tham gia của
cộng đồng cần được tích hợp trong tất cả các giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển giao
thông đường bộ.
1. MỞ ĐẦU

Phát triển giao thông đường bộ, hay hệ sinh thái đường bộ bền vững, đang là xu hướng chung
của thế giới. Hệ sinh thái đường bộ được xây dựng trước hết phục vụ các mục đích kinh tế, xã
hội, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, các dịch vụ kinh tế liên quan đến con người và thứ
đến là phục vụ nhiều mục đích cho các khu vực cảnh quan và các hoạt động giải trí. Trên thế giới
hiện nay, cách tiếp cận hệ sinh thái (HST) trong phát triển đường bộ đã trở nên phổ biến, giúp
giải thích sự tương tác giữa đường bộ và hệ sinh thái, cảnh quan và các vùng sinh thái liền kề,
cuối cùng đưa ra đánh giá môi trường đầy đủ hơn và giảm dấu chân sinh thái trong phát triển

đường bộ (CBD, 2004; Davenport và Davenport, 2006).
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống
giao thông đường bộ, đang là một nhu cầu bức thiết và có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Gần
đây, trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển
bền vững (Rio+20, 6/2012) đã khẳng định: Quá trình thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam
là quá trình có sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự
và cộng đồng doanh nghiệp, bao gồm cả Nhà nước và tư nhân. Trong quá trình hoạch định và
thực hiện các chính sách phát triển, phải được toàn dân tham gia theo phương thức “dân biết, dân
bàn, dân làm và dân kiểm tra” (Nước CHXHCNVN, 2012).

133


Như vậy, có thể thấy vai trò của cộng đồng trong phát triển HST đường bộ ở Việt Nam đã bước
đầu có sự nhìn nhận từ cấp cao nhất. Tuy nhiên, việc triển khai và thực thi vẫn còn nhiều bất cập
so với chủ trương, định hướng.
Nghiên cứu này dựa trên quan điểm tiếp cận HST, tiếp cận dựa trên cộng đồng trong quá trình
phát triển HST giao thông đường bộ, trong đó chú trọng đặc biệt vào vai trò của cộng đồng đối
với các yếu tố tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Các HST giao thông đường bộ trong nghiên
cứu cũng được xem xét ở mức độ vùng, miền của quốc gia, nơi việc phát triển ảnh hưởng nhiều
tới yếu tố sinh thái học tự nhiên.
Để hướng tới phát triển một HST giao thông đường bộ bền vững, sự tham gia của cộng đồng cần
được quán triệt trong tất cả các giai đoạn phát triển giao thông đường bộ trên quan điểm phát
triển bền vững mà Việt Nam đang theo đuổi.
2. CÁCH TIẾP CẬN

2.1. Một số khái niệm
Sinh thái học đường bộ (road ecology) là một chuyên ngành của Sinh thái học, nghiên cứu mối
tương tác giữa sự phát triển đường, giao thông đường bộ và HST có liên quan (cấu trúc, chức
năng) (Pirot và nnk., 2000; Forman và nnk., 2003, 2006; CBD, 2004; Dolan, 2004; Dolan và

Whelan, 2004; Davenport và Davenport, 2006).
Cơ sở sinh thái học đường bộ (foundations of road ecology) (Forman và nnk., 2003) gồm các
hợp phần chính như sau:
+ Hệ thống đường bộ và đất đai.
+ Các phương tiện giao thông.
+ Quần xã sinh vật của HST liên quan (chủ yếu là thực vật và động vật).
+ Môi trường vô sinh (nước, đất, không khí và các yếu tố gây ô nhiễm).
+ Các yếu tố xã hội liên quan.
Mục tiêu chung của nghiên cứu Sinh thái học đường bộ là định lượng các tác động sinh
thái của con đường, mục đích cuối cùng nhằm tránh, giảm thiểu và bồi thường các tác động tiêu
cực của chúng đối với cá nhân, dân số, cộng đồng và các hệ sinh thái (Van der Ree và nnk., 2011).
Các bên liên quan là bất cứ ai hưởng lợi hoặc chịu tác động bởi những gì đang xảy ra trong việc
phát triển giao thông đường bộ. Ai sẽ chịu ảnh hưởng từ dự án, ai kiểm soát thông tin, những kỹ
năng và tài chính cần huy động, ai trợ giúp và ai cản trở, không phải tất cả mọi yếu tố đều có vai
trò như nhau. Cần phân biệt để thấy được ai có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Trong quản lý tài
nguyên dọc theo các tuyến đường giao thông, các chủ thể cùng tham gia quản lý bao gồm: (i) các
cơ quan Chính phủ; (ii) chính quyền địa phương; (iii) cộng đồng; (iv) các hộ dân, người dân; (v)
các doanh nghiệp; và (vi) các tổ chức phi chính phủ (Davenport và Davenport, 2006; Trần Văn Ý
và nnk., 2010; Nước CHXHCNVN, 2012).
Cộng đồng là một nhóm người có những đặc điểm thái độ, cách ứng xử, tập quán sinh hoạt và
ước muốn tương đối giống nhau, cùng sống trong một bối cảnh tự nhiên, kinh tế-xã hội xác định.
Cộng đồng cũng có thể bao gồm những tổ chức xã hội do cộng đồng lập ra để đại diện cho các

134


quan điểm của họ. Ở nhiều dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản là những người giàu kinh nghiệm,
nắm vững phong tục tập quán của cộng đồng mình, đồng thời cũng là trung tâm của các cuộc hòa
giải, những tranh chấp xung đột, được cộng đồng tôn trọng và tuân theo (Colchester, 1995).
Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng là “một cách tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào

quản lý tài nguyên thiên nhiên tại địa phương” (Vandergeest, 2006). Quyền sử dụng đất, các quyền
đối với đất và rừng là những yếu tố quan trọng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng
đồng. Khi quyền về đất của cộng đồng bị suy giảm và quyền của từng cá nhân riêng rẽ được tăng
cường, việc quản lý tài nguyên theo truyền thống bị ảnh hưởng tiêu cực (Colchester, 1995). Lynch
và Alcorn (1994) cho rằng, người dân địa phương có thể quyết định về tài nguyên trên thực tế
ngay cả trong trường hợp nhà nước đã công bố quyền sở hữu, mặc dù quyết định của chính phủ
có thể làm mất đi động lực quản lý tài nguyên bền vững của cộng đồng. Vì thế, cần bảo vệ quyền
tài sản của cộng đồng. Colchester (1995) nêu rõ, quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng có tác
động tích cực đến đa dạng sinh học (Lynch và Alcorn, 1994; Colchester, 1995; USAID – EHP,
2003; Vandergeest, 2006).
Vai trò tham gia của cộng đồng được thế giới đánh giá rất cao. Gần đây, theo quan điểm của
Elinor Ostrom về phân tích kinh tế học (Đại học Indiana, Hoa Kỳ – Giải thưởng Nobel khoa học
năm 2009), các cộng đồng địa phương (những người sử dụng) có thể tự mình quản lý công sản
tốt hơn so với các quyền lực áp đặt từ bên ngoài, bởi các nhà quản lý quan liêu thường không có
thông tin chính xác, còn các công dân và người sử dụng tài sản đó lại nắm rõ thông tin hơn ai
hết. Công sản là những tài nguyên mà nhiều người có thể sử dụng, nhưng việc tiêu dùng của
người này làm giảm khả năng tiêu dùng của người kia, ví dụ như bãi cá, đồng cỏ, rừng, nước,
không khí, đại dương… Theo quan điểm của Elinor Ostrom, muốn quản lý hiệu quả, cần phải
dân chủ hóa quá trình ra quyết định, tức là đa số người sử dụng phải có quyền tác động tới việc
điều chỉnh thay đổi quy định. Chính quyền phải tôn trọng quyền của cộng đồng những người sử
dụng tài nguyên (Ostrom và Schlager, 1992).
2.2. Cách tiếp cận
Để tiến hành nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong phát triển giao thông đường bộ bền vững,
cách tiếp cận hệ thống liên ngành dựa trên hệ sinh thái và cách tiếp cận dựa vào cộng đồng đã
được áp dụng:
Tiếp cận dựa vào cộng đồng (community-based approach – CBA): Đề xuất các giải pháp, các
mô hình quản lý tài nguyên và môi trường có sự tham gia của cộng đồng tại khu vực dự án. Đây
là cách tiếp cận từ dưới lên (Colchester, 1995; USAID – EHP, 2003). Tiếp cận dựa vào cộng
đồng là một quá trình mà chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến
hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng cho tất cả cộng đồng; đảm bảo cho

những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc ra quyết định của dự án; tìm và
huy động các nguồn lực của cộng đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư, giảm các
chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.
Cách tiếp cận hệ sinh thái/dựa trên HST (ecosystem/ecosystem-based approach – EBA), do Công
ước Đa dạng sinh học (CBD) đề xuất, là một chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên
(đất, nước và sinh vật), nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững các dạng tài nguyên này
một cách công bằng. Gần đây, cách tiếp cận này đã được áp dụng rộng rãi trong phát triển bền

135 


vững (PTBV), khi đặt con người và thực tiễn sử dụng tài nguyên là trung tâm của các hệ sinh
thái (Pirot và nnk., 2000; WB, 2010; Trương Quang Học, 2012). Một cách khái quát, có thể định
nghĩa cách tiếp cận hệ sinh thái là cách tiếp cận có sự liên kết các nguyên tắc sinh thái, kinh tế và
xã hội để quản lý các HST – xã hội, bao gồm hệ tự nhiên (sinh thái) và hệ xã hội, bằng cách bảo
vệ tính bền vững sinh thái của các hệ thống này một cách lâu dài/bền vững (MEA, 2005).

Nguồn: MEA, 2005; Trương Quang Học, 2012.
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa dịch vụ hệ sinh thái, phúc lợi của con người
và nguyên nhân biến đổi
Cách tiếp cận dựa trên HST được thực hiện trên 12 nguyên tắc cơ bản, có sự hỗ trợ, tương tác lẫn
nhau (Smith và Maltby, 2003) và được tổng kết thành 5 bước thực hiện (Shepherd, 2004), đó là:
(i) xác định những bên có liên quan và định biên hệ sinh thái; (ii) nghiên cứu cấu trúc, chức năng
và quản lý hệ sinh thái; (iii) xác định những vấn đề từ góc độ kinh tế; (iv) quản lý thích nghi theo
không gian; và (v) quản lý thích nghi theo thời gian (Smith và Maltby, 2003; Shepherd, 2004).
Với quan niệm Con người là trung tâm của hệ sinh thái, cách tiếp cận dựa trên HST bao gồm và
nhấn mạnh cả cách tiếp cận có sự tham gia của các bên có liên quan (stakeholders), đặc biệt là sự
tham gia của cộng đồng (community) theo nghĩa truyền thống (MEA, 2005).

136



Quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên là để tiếp cận bền vững hơn đối với phát triển đường
bộ. Theo như cách tiếp cận sinh thái, quản lý phát triển giao thông đường bộ phải cố gắng quản
lý nguồn tài nguyên đầu vào, trung gian và đầu ra cần có trong phát triển hệ sinh thái đường bộ
thông qua các giai đoạn quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành. Các giai đoạn này được thực
hiện hợp lý có thể giảm nhẹ khả năng của các tác động tiềm ẩn trong hệ sinh thái và mỗi biện
pháp kỹ thuật cần tránh tiêu thụ quá mức, gây suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên (Dolan,
2004; Dolan và Whelan, 2004; Davenport và Davenport, 2006).
3. PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1. Hiện trạng giao thông đường bộ ở Việt Nam
Về mạng đường: Theo Cục Đường bộ Việt Nam, đến tháng 12/2008, tổng chiều dài mạng đường
bộ Việt Nam có 251.887 km, trong đó đường quốc lộ 17.395 km, chiếm 6,9%; đường tỉnh
23.138 km, chiếm 9,2%; đường huyện 54.962 km, chiếm 21,8%; đường xã 141.442 km, chiếm
56,2%; đường đô thị 8.535 km, chiếm 3,4% và đường chuyên dùng 6.415 km, chiếm 2,5% (Bộ
GTVT, 2012; Viện KH&CN GTVT, 2012; Chính phủ, 2013).
Mật độ đường: Mật độ đường bộ trên toàn quốc chưa cao, trong đó mật độ đường quốc lộ còn
chiếm tỷ lệ rất thấp, đạt 0,053 km/km2 và 0,21 km/1.000 dân, thấp so với các nước khu vực (Trung
Quốc: 0,2 km/km2, 1,44 km/1.000 dân; Hàn Quốc 1,01 km/km2, 2,1 km/1.000 dân; Thái Lan 0,11
km/km2, 0,9 km/1.000 dân) (Bộ GTVT, 2012; Viện KH&CN GTVT, 2012; Chính phủ, 2013).
Hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam chủ yếu như sau:

3.1.1. Trục xuyên quốc gia
Hệ thống trục dọc xuyên quốc gia gồm có hai tuyến quốc lộ là quốc lộ 1A và đường Hồ Chí
Minh với tổng chiều dài khoảng 3.784 km. Hai trục dọc chạy gần như song song với nhau theo
suốt chiều dài lãnh thổ, khoảng cách trung bình giữa hai trục từ 20 km đến 40 km, những đoạn
hẹp (khu vực miền Trung) khoảng 10 km. Hai trục dọc này có ý nghĩa rất quan trọng trong sự
phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước, tạo điều kiện kết nối giữa ba vùng Bắc – Trung –
Nam, và là hai trục để các trục ngang khu vực miền Trung – Tây Nguyên kết nối vào, tạo điều

kiện tăng năng lực vận hành của cả hệ thống (Bộ GTVT, 2012; Viện KH&CN GTVT, 2012;
Chính phủ, 2013).

3.1.2. Khu vực phía Bắc
(a) Hệ thống nan quạt: Hệ thống nan quạt gồm các quốc lộ 1B, 2, 3, 5, 6, 18, 18C, 32, 32B,
32C,70, Nội Bài – Bắc Ninh; tổng chiều dài khoảng 2.739 km. Các trục nan quạt kết thúc tại các
cảng biển, cửa khẩu biên giới hoặc nối vào các tuyến vành đai biên giới, đi qua trung tâm các tỉnh
và đều hướng tâm về Hà Nội (Bộ GTVT, 2012; Viện KH&CN GTVT, 2012; Chính phủ, 2013).
(b) Hệ thống đường vành đai biên giới, ven biển: Hệ thống đường vành đai biên giới gồm 3 vành đai
với tổng chiều dài 2.036,59 km, trong đó, vành đai 1 gồm các quốc lộ 4A, 4B, 4C, 4D, 4E, 4G, vành
đai 2 (QL279) và vành đai 3 (QL37); tổng số km đường vành đai biên giới, có đầy đủ các cấp kỹ
thuật từ cấp V đến cấp I và các loại kết cấu mặt bê tông xi măng, bê tông nhựa, láng nhựa, đá dăm và
cấp phối. Các tuyến vành đai xu hướng bắt đầu từ cảng và kết thúc tại các cửa khẩu; hệ thống vành
đai chạy theo hướng vòng cung (song song với đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Lào).

137


×