Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Tăng cường giám sát quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.28 KB, 98 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác và trung thực của các
thông tin trong bản luận văn này. Các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn chưa
từng được ai công bố.

TÁC GIẢ

Nguyễn Chí Đạo


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được công trình nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tác giả còn nhận được sự nhiệt tình hướng dẫn từ GS.TS Hoàng Văn Hoa luôn quan
tâm giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu thực hiện Luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn toàn thể các giảng viên, cán bộ quản lý của
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mà trực tiếp là Viện Đào tạo Sau Đại học, Ban chủ
nhiệm và Điều hành chương trình Thạc sỹ điều hành cao cấp đã kiến tạo lên chương
trình và cung cấp cho tôi những kiến thức cần thiết và bổ ích, tận tình phục vụ trong
quá trình tham gia chương trình, đặc biệt là quá trình thực hiện luận văn từ khâu chọn
đề tài, xây dựng đề cương, bảo vệ cấp cơ sở cho đến khi bảo vệ chính thức kết thúc
chương trình đào tạo Thạc sỹ Khóa 2- Executive MBA.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn: lãnh đạo Tổng cục Hải quan; lãnh
đạo và chuyên viên Cục Giám sát quản lý về Hải quan; Cục Công nghệ Thông tin và
Thống kê Hải quan; Viện nghiên cứu hải quan; Vụ tổ chức cán bộ; các đồng nghiệp tại
các Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai nhất là tại các Cửa khẩu quốc


tế đường bộ Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai; đặc biệt là gia đình, bạn bè, người thân đã
tạo mọi điều kiện tốt nhất về thời gian, vật chất và tinh thần cho tôi tham gia khóa học
và hoàn thành Luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Chí Đạo


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ......................................................................vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN..............................................................................................................i
PHẦN MỞ ÐẦU.........................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài.........................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................3
5. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................................4
5.1. Ngoài nước...................................................................................................................4
5.2. Trong nước...................................................................................................................4
6. Kết cấu của luận văn...........................................................................................................5
1.1. Tổng quan về Hải quan và giám sát quản lý hải quan.....................................................6

1.1.1. Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam............................................................6
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm hải quan...............................................................................6

1.1.2.1.Khái niệm hải quan.................................................................................6
1.1.2.2.Đặc điểm hoạt động hải quan.................................................................7
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của giám sát quản lý hải quan.................................................7

1.1.3.1.Khái niệm về giám sát quản lý hải quan...............................................7
1.1.3.2.Đặc điểm giám sát quản lý hải quan......................................................9
1.2. Nội dung của giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu đường bộ...................................11
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cửa khẩu đường bộ.....................................................11

1.2.1.1.Khái niệm cửa khẩu đường bộ.............................................................11
1.2.1.2.Đặc điểm của cửa khẩu đường bộ........................................................12
1.2.2. Đặc điểm hoạt động của giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu đường bộ...........13
1.2.3. Nội dung của giám sát quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa
khẩu đường bộ...................................................................................................................13
1.3.1. Giám sát quản lý của Hải quan Thụy Điển qua cơ chế Hải quan một cửa quốc gia
...........................................................................................................................................16
1.3.2. Giám sát quản lý của Hải quan Hàn Quốc qua cơ chế Hải quan một cửa quốc gia
...........................................................................................................................................17
1.3.3. Giám sát quản lý của Hải quan Thụy Sỹ và Pháp qua cơ chế kiểm tra chung một
lần tại cửa khẩu quốc tế đường bộ....................................................................................18
1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về giám sát quản lý hải quan đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ..........................................................19


iv
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của giám sát quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc.......................................................21

2.2. Nội dung giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung
Quốc......................................................................................................................................22
2.2.1. Tình hình giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam Trung Quốc đến năm 2015................................................................................................22

2.2.1.1.Giám sát quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa
khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc............................................22
a/ Hàng kinh doanh xuất nhập khẩu..............................................................22
b/ Hàng tạm nhập - tái xuất, tạm xuất- tái nhập...........................................25
c/ Hàng quá cảnh..............................................................................................27
d/ Hàng cư dân biên giới xuất nhập khẩu......................................................27
2.2.1.2. Tình hình hoạt động của Hải quan và các lực lượng liên quan tại cửa khẩu quốc
tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc................................................................................29

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, năm 2014). .29
a/ Các cơ quan chức năng hoạt động tại cửa khẩu.........................................29
b/ Tổ chức Hải quan thực hiện giám sát quản lý tại cửa khẩu quốc tế
đường bộ Việt Nam - Trung Quốc...................................................................29
2.2.1.3. Tình hình phối hợp giữa Hải quan với lực lượng liên quan tại cửa khẩu quốc tế
đường bộ Việt Nam - Trung Quốc....................................................................................30

a/ Tình hình phối hợp giữa Hải quan với Bộ đội biên phòng và các lực
lượng chức năng khác tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung
Quốc....................................................................................................................30
b/ Tình hình hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc tại
các cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc.......................31
2.2.2.1. Thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra quy trình thủ tục hải quan............................31
2.2.2.2. Giám sát thực hiện quy định pháp luật hải quan, phát hiện và giải quyết các
vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền............................................................................32
2.2.2.3. Phối hợp với các lực lượng chức năng và hợp tác với Hải quan cửa khẩu đối ứng
bên nước có chung biên giới.............................................................................................33

2.3. Yếu tố ảnh hưởng giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam
- Trung Quốc.........................................................................................................................34
2.3.1. Phẩm chất đạo đức chính trị, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của Hải quan cửa khẩu và biên chế Hải quan giám sát quản lý tại cửa khẩu....................34
2.3.3. Cơ sở hạ tầng cửa khẩu phục vụ giám sát quản lý tại cửa khẩu quốc tế đường bộ
Việt Nam - Trung Quốc....................................................................................................36

a/ Cửa khẩu quốc tế đường bộ Móng Cái......................................................37


v

b/ Cửa khẩu quốc tế đường bộ Hữu Nghị......................................................38
c/ Cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai..........................................................38
2.3.4. Cơ sở pháp lý của giám sát quản lý hải quan hàng hóa xuất nhậpkhẩu tại cửa khẩu
quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc.......................................................................40

2.3.4.1. Điều ước quốc tế đa phương và song phương Việt - Trung.............40
3.3.4.2. Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.............................................40
3.3.4.3. Đánh giá hệ thống văn bản pháp luật về quản lý cửa khẩu và
thương mại qua cửa khẩu biên giới đường bộ Việt Nam - Trung Quốc......41
2.4. Đánh giá thực trạng giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt
Nam - Trung Quốc................................................................................................................43
2.4.1. Thuận lợi, khó khăn...............................................................................................43

2.4.1.1. Thuận lợi...............................................................................................43
2.4.1.2. Khó khăn...............................................................................................44
2.4.2.1. Kết quả................................................................................................................46
2.4.2.2. Hạn chế...............................................................................................................47


Thứ hai, thiết bị kỹ thuật trang bị cho Hải quan cửa khẩu:........................48
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT QUẢN LÝ HẢI QUAN ÐỐI VỚI.......................50
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ ÐƯỜNG.........................50
BỘ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC ÐẾN NĂM 2020...............................................................50
3.1. Quan điểm về tăng cường giám sát quản lý hải quan....................................................51
3.2. Mục tiêu tăng cường giám sát quản lý hải quan đến năm 2020.....................................51
3.3.2. Hoàn thiện xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cửa khẩu.........................................54

3.4.2.2.Về trang thiết bị phục vụ giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu...63
3.4.2.3.Về công tác xây dựng văn bản pháp luật............................................64
3.4.3. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân và Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào
Cai.....................................................................................................................................65

3.4.3.1.Với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai............65
3.4.3.2.Với Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai..................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................a
PHỤ LỤC 01...............................................................................................................................f
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT..................................................................................................f
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU.....................................................................................m

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


vi

STT

Viết tắt

Viết đầy đủ


1.

CB

cán bộ

2.

CKQTĐB

cửa khẩu quốc tế đường bộ

3.

CSHT

cơ sở hạ tầng

4.

GPS

Global Positioning Systom (Hệ thống định vị toàn cầu)

5.

GSQL

giám sát quản lý


6.

NC

nhập cảnh

7.

QC

quá cảnh

8.

TCHQ

Tổng cục Hải quan

9.

TN

tốt nghiệp

10.

TN ÐH

tốt nghiệp đại học


11.

TN-TX

tạm nhập - tái xuất

12.

TX-TN

tạm xuất - tái nhập

13.

UBND

Ủy ban Nhân dân

14.

XC

xuất cảnh

15.

XK

xuất khẩu


16.

XNC

xuất nhập cảnh

17.

XNK

xuất nhập khẩu


vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
BẢNG
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ......................................................................vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN..............................................................................................................i
PHẦN MỞ ÐẦU.........................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài.........................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................2

3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................3
5. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................................4
5.1. Ngoài nước...................................................................................................................4
5.2. Trong nước...................................................................................................................4
6. Kết cấu của luận văn...........................................................................................................5
1.1. Tổng quan về Hải quan và giám sát quản lý hải quan.....................................................6
1.1.1. Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam............................................................6
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm hải quan...............................................................................6

1.1.2.1.Khái niệm hải quan.................................................................................6
1.1.2.2.Đặc điểm hoạt động hải quan.................................................................7
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của giám sát quản lý hải quan.................................................7

1.1.3.1.Khái niệm về giám sát quản lý hải quan...............................................7
1.1.3.2.Đặc điểm giám sát quản lý hải quan......................................................9
1.2. Nội dung của giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu đường bộ...................................11
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cửa khẩu đường bộ.....................................................11

1.2.1.1.Khái niệm cửa khẩu đường bộ.............................................................11
1.2.1.2.Đặc điểm của cửa khẩu đường bộ........................................................12
1.2.2. Đặc điểm hoạt động của giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu đường bộ...........13
1.2.3. Nội dung của giám sát quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa
khẩu đường bộ...................................................................................................................13
1.3.1. Giám sát quản lý của Hải quan Thụy Điển qua cơ chế Hải quan một cửa quốc gia
...........................................................................................................................................16
1.3.2. Giám sát quản lý của Hải quan Hàn Quốc qua cơ chế Hải quan một cửa quốc gia
...........................................................................................................................................17
1.3.3. Giám sát quản lý của Hải quan Thụy Sỹ và Pháp qua cơ chế kiểm tra chung một
lần tại cửa khẩu quốc tế đường bộ....................................................................................18



viii
1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về giám sát quản lý hải quan đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ..........................................................19
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của giám sát quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc.......................................................21
2.2. Nội dung giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung
Quốc......................................................................................................................................22
2.2.1. Tình hình giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam Trung Quốc đến năm 2015................................................................................................22

2.2.1.1.Giám sát quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa
khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc............................................22
a/ Hàng kinh doanh xuất nhập khẩu..............................................................22
b/ Hàng tạm nhập - tái xuất, tạm xuất- tái nhập...........................................25
c/ Hàng quá cảnh..............................................................................................27
d/ Hàng cư dân biên giới xuất nhập khẩu......................................................27
2.2.1.2. Tình hình hoạt động của Hải quan và các lực lượng liên quan tại cửa khẩu quốc
tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc................................................................................29

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, năm 2014). .29
a/ Các cơ quan chức năng hoạt động tại cửa khẩu.........................................29
b/ Tổ chức Hải quan thực hiện giám sát quản lý tại cửa khẩu quốc tế
đường bộ Việt Nam - Trung Quốc...................................................................29
2.2.1.3. Tình hình phối hợp giữa Hải quan với lực lượng liên quan tại cửa khẩu quốc tế
đường bộ Việt Nam - Trung Quốc....................................................................................30

a/ Tình hình phối hợp giữa Hải quan với Bộ đội biên phòng và các lực
lượng chức năng khác tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung
Quốc....................................................................................................................30

b/ Tình hình hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc tại
các cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc.......................31
2.2.2.1. Thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra quy trình thủ tục hải quan............................31
2.2.2.2. Giám sát thực hiện quy định pháp luật hải quan, phát hiện và giải quyết các
vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền............................................................................32
2.2.2.3. Phối hợp với các lực lượng chức năng và hợp tác với Hải quan cửa khẩu đối ứng
bên nước có chung biên giới.............................................................................................33
2.3. Yếu tố ảnh hưởng giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam
- Trung Quốc.........................................................................................................................34
2.3.1. Phẩm chất đạo đức chính trị, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của Hải quan cửa khẩu và biên chế Hải quan giám sát quản lý tại cửa khẩu....................34
2.3.3. Cơ sở hạ tầng cửa khẩu phục vụ giám sát quản lý tại cửa khẩu quốc tế đường bộ
Việt Nam - Trung Quốc....................................................................................................36


ix

a/ Cửa khẩu quốc tế đường bộ Móng Cái......................................................37
b/ Cửa khẩu quốc tế đường bộ Hữu Nghị......................................................38
c/ Cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai..........................................................38
2.3.4. Cơ sở pháp lý của giám sát quản lý hải quan hàng hóa xuất nhậpkhẩu tại cửa khẩu
quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc.......................................................................40

2.3.4.1. Điều ước quốc tế đa phương và song phương Việt - Trung.............40
3.3.4.2. Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.............................................40
3.3.4.3. Đánh giá hệ thống văn bản pháp luật về quản lý cửa khẩu và
thương mại qua cửa khẩu biên giới đường bộ Việt Nam - Trung Quốc......41
2.4. Đánh giá thực trạng giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt
Nam - Trung Quốc................................................................................................................43
2.4.1. Thuận lợi, khó khăn...............................................................................................43


2.4.1.1. Thuận lợi...............................................................................................43
2.4.1.2. Khó khăn...............................................................................................44
2.4.2.1. Kết quả................................................................................................................46
2.4.2.2. Hạn chế...............................................................................................................47

Thứ hai, thiết bị kỹ thuật trang bị cho Hải quan cửa khẩu:........................48
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT QUẢN LÝ HẢI QUAN ÐỐI VỚI.......................50
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ ÐƯỜNG.........................50
BỘ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC ÐẾN NĂM 2020...............................................................50
3.1. Quan điểm về tăng cường giám sát quản lý hải quan....................................................51
3.2. Mục tiêu tăng cường giám sát quản lý hải quan đến năm 2020.....................................51
3.3.2. Hoàn thiện xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cửa khẩu.........................................54

3.4.2.2.Về trang thiết bị phục vụ giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu...63
3.4.2.3.Về công tác xây dựng văn bản pháp luật............................................64
3.4.3. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân và Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào
Cai.....................................................................................................................................65

3.4.3.1.Với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai............65
3.4.3.2.Với Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai..................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................a
PHỤ LỤC 01...............................................................................................................................f
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT..................................................................................................f
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU.....................................................................................m


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Hàng năm có một lượng rất lớn hàng hóa của Việt Nam xuất nhập qua cửa khẩu
quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, cho nên công tác giám sát quản lý (GSQL)
của Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) tại cửa khẩu quốc tế đường bộ
Việt Nam - Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng trong GSQL hải quan toàn ngành.
Nó góp phần thực hiện chức năng nhiệm vụ hải quan toàn ngành, chỉ tiêu thu thuế
XNK của các Cục Hải quan tỉnh có cửa khẩu quốc tế, nhiệm vụ thu thuế XNK của
ngành Hải quan và nguồn thu cho ngân sách, đồng thời góp phần to lớn trong việc
chống gian lận thương mại, buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới,
theo đó đảm bảo an ninh trật tự biên giới và an ninh kinh tế đất nước.
Để nâng cao hiệu quả GSQL hải quan đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu quốc
tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc cần tăng cường GSQL hải quan đối với hàng hóa
XNK tại các cửa khẩu. Thời gian qua, chưa có đề tài nghiên cứu nào đi sâu vấn đề này,
cho nên đã tạo ra một “lỗ hổng” nghiên cứu trong hoạt động GSQL hải quan đối với
hàng hóa XNK qua biên giới đất liền nói chung và tại các cửa khẩu quốc tế đường bộ
Việt Nam - Trung Quốc nói riêng. Vì thế, đề tài: “Tăng cường giám sát quản lý hải
quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam Trung Quốc” được chọn để nghiên cứu.
Trên cơ sở trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về GSQL hải quan,
nghiên cứu kinh nghiệm GSQL hải quan của một số nước trên thế giới, Luận văn
tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng GSQL hải quan đối với hàng hóa XNK
tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, thực trạng GSQL hải
quan đối với hàng hóa XNK tại 3 cửa khẩu quốc tế đường bộ Móng Cái (tỉnh
Quảng Ninh), Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn), Lào Cai (tỉnh Lào Cai) trong 6 năm từ
2009 đến2014; khảo sát ý kiến đánh giá thực trạng của cán bộ, công chức Hải
quan tại các cửa khẩu quốc tế này để tìm ra những hạn chế và nguyên nhân gây
ra hạn chế. Từ đó, Luận văn đề xuất giải pháp tăng cường GSQL hải quan đối
với hàng hóa XNK tại các cửa khẩu quốc tế trong thời gian từ năm 2015 đến
2020 và tầm nhìn 2030 đồng thời kiến nghị từng cơ quan thẩm quyền thực hiện
các giải pháp khắc phục đồng bộ và hiệu quả.
Thực hiện các nội dung trên, Luận văn gồm: Phần mở đầu và 3 chương với các
nội dung nghiên cứu và trình bày cụ thể như sau:



ii

Phần mở đầu.
Trình bày rõ sự cần thiết khách quan của đề tài, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng,
phạm vi, phương pháp nghiên cứu và các công trình đã nghiên cứu trên thế giới và
trong nước liên quan nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn.
Đề tài khảo sát 100 cán bộ, công chức Hải quan làm việc tại 3 cửa khẩu Móng
Cái, Hữu Nghị, Lào Cai và tại Tổng cục Hải quan bằng phiếu khảo sát (Bảng câu hỏi
khảo sát - Phụ lục 1) gồm 15 câu hỏi liên quan GSQL hải quan tại CKQTĐB Việt
Nam - Trung Quốc, trong đó: 10/15 câu hỏi có 3 mức trả lời, 1/15 câu hỏi có 4 mức trả
lời, 2/15 câu hỏi có 5 mức trả lời, 1/15 câu hỏi có 6 mức trả lời (chi tiết câu hỏi và
mức trả lời tại Phụ lục 1). Với thực tế lực lượng Hải quan đang công tác tại 3 cửa khẩu
quốc tế Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai tổng số 160 người và tại Tổng cục Hải quan có
4 người (gồm 1 chuyên viên chuyên trách, 3 lãnh đạo phụ trách: 1cấp Phòng, 1 cấp
Cục, 1 cấp Tổng cục) chuyên trách và phụ trách chuyên viên chuyên trách GSQL hải
quan đối với hoạt động thương mại qua biên giới và cửa khẩu biên giới đất liền thì
khảo sát 100 người là phù hợp.
Cùng với khảo sát 100 người nêu trên, tác giả phỏng vấn sâu trực tiếp (câu hỏi
tại Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu - Phụ lục 3) 10 người công tác tại các bộ, ngành chức
năng liên quan quản lý thương mại qua biên giới và cửa khẩu biên giới đất liền và
doanh nghiệp liên quan, gồm: Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Tổng
cục Hải quan) và Doanh nghiệp XNK hàng hóa qua cửa khẩu Hữu Nghị.
Trên cơ sở đó, luận văn trình bày các nội dung của đề tài để làm sáng tỏ mục
đích nghiên cứu, cụ thể lần lượt trình bày 3 chương sau đây.
Chương 1. Tổng quan về Hải quan và nội dung giám sát quản lý hải quan
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đường bộ
Thứ nhất, trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển của hải quan
Việt Nam từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/9/1945) đến nay.

Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về Hải quan, GSQL hải quan,
hàng hóa XNK, cửa khẩu và cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc.
Thứ ba, tổng kết kinh nghiệm GSQL hải quan của Hải quan một số nước tiên
tiến qua cơ chế Hải quan một cửa quốc gia của Hải quan Thụy Điển và Hàn Quốc, cơ
chế hợp tác Hải quan Thụy Sỹ và Pháp về kiểm tra chung một lần tại cửa khẩu quốc tế
đường bộ hai nước. Từ đó, luận văn rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để ứng


iii

dụng xây dựng cơ chế GSQL hải quan một cửa quốc gia và hợp tác GSQL hải quan
với Hải quan các nước láng giềng trong đó có Trung Quốc.
Chương 2. Thực trạng giám sát quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc
Thứ nhất, trên cơ sở trình bày chức năng, nghiệm vụ, quyền hạn của GSQL hải
quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, đánh giá tình hình GSQL
hải quan đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung
Quốc trong 6 năm từ 2009 đến 2014 gồm các mặt: (1) GSQL hải quan đối với hàng
hóa XNK về mặt hàng, kim ngạch, chấp hành pháp luật hải quan; (2) Bộ máy tổ chức
GSQL hải quan tại cửa khẩu; (3) Nghiên cứu đánh giá quan hệ phối hợp của Hải quan
với các lực lượng chức năng nhà nước khác tại cửa khẩu quốc tế đường bộ(CKQTĐB)
và hợp tác với Hải quan tại cửa khẩu đối ứng bên Trung Quốc.
Theo đó, Luận văn làm rõ tình trạng thực hiện nội dung của GSQL hải quan tại
cửa khẩu đường bộ, bao gồm: (1) Thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra quy trình thủ tục
hải quan; (2) Giám sát thực hiện định pháp luật hải quan, phát hiện và giải quyết các
vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền; (3) Phối hợp với các lực lượng chức năng và
hợp tác với Hải quan cửa khẩu đối ứng bên nước có chung biên giới; (4) Tổng hợp,
báo cáo, đề xuất trình cấp thẩm quyền giải quyết những vướng mắc phát sinh vượt
thẩm quyền.
Thứ hai, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến GSQL hải quan hàng hóa XNK

tại CKQTĐB Việt Nam - Trung Quốc thể hiện ở 5 nhân tố: (1) Phẩm chất đạo đức
chính trị, năng lực quản lý trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức Hải
quan và biên chế làm nhiệm vụ GSQL tại cửa khẩu; (2) Đặc điểm hoạt động của
GSQL hải quan tại CKQTĐB Việt Nam - Trung Quốc; (3) Cơ sở hạ tầng và trang thiết
bị kỹ thuật phục vụ GSQL hải quan tại các cửa khẩu Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai;
(4) Cơ sở pháp lý của GSQL hải quan đối với hàng hóa XNK tại CKQTĐB Việt Nam
- Trung Quốc; (5) Các chính sách biên mậu, chính sách mặt hàng XNK, chính sách đối
ngoại và luật pháp của Trung Quốc.
Thứ ba, phân tích khó khăn bất cập của GSQL hải quan tại CKQTĐB
Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua, nhất là quy định trong hệ thống văn
bản pháp luật hiện hành cũng như những nhân tố ảnh hưởng GSQL hải quan
và nguyên nhân.


iv

Chương 3. Giải pháp tăng cường giám sát quản lý hải quan đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc đến
năm 2020
Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu đánh giá tại chương 1, chương 2, kết quả
khảo sát 110 người nêu trên, luận văn đề xuất quan điểm và mục tiêu tăng cường
GSQL hải quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đồng thời đề ra những giải
pháp khắc phục các khó khăn, vướng mắc, hạn chế và những nguyên nhân gây hạn chế
GSQL hải quan tại CKQTĐB Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn 2009-2014 đã
xác định ở Chương 2 và kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc
khắc phục để tăng cường GSQL hải quan tại cửa khẩu, cụ thể:
Thứ nhất, quan điểm về tăng cường và mục tiêu tăng cường đến năm 2020 bao
gồm: (1) Quan điểm về tăng cường GSQL hải quan; (2) Mục tiêu tăng cường GSQL
hải quan đến năm 2020.
Thứ hai, giải pháp tăng cường GSQL hải quan đối với hàng hóa XNK tại

CKQTĐB Việt Nam - Trung Quốc, gồm: (1) Nâng cao năng lực trình độ quản lý, giám
sát, kiểm soát hải quan tại CKQTĐB Việt Nam - Trung Quốc; (2) Hoàn thiện xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cửa khẩu; (3) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về
quản lý cửa khẩu và thương mại qua biên giới; (4) Nâng cao nhận thức, ý thức chấp
hành pháp luật của Hải quan cửa khẩu và doanh nghiệp xuất nhập hàng qua cửa khẩu;
(5) Phối hợp các lực lượng quản lý hàng hóa XNK, gồm: Phối hợp liên ngành các cấp
quản lý hàng hóa XNK qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Phối hợp theo địa bàn
cửa khẩu đường bộ quản lý hàng hóa XNK qua biên giới.
Thứ ba, Kiến nghị các cấp thẩm quyền liên quan thực hiện các giải pháp tăng
cường GSQL hải quan đối với hàng hóa XNK tại CKQTĐB Việt Nam - Trung Quốc
trong giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030, gồm: (1) Quốc hội, Chính phủ; (2) Bộ Tài
chính, Tổng cục Hải quan(TCHQ); (3) Ủy ban Nhân dân(UBND) và Cục Hải quan các
tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai.
Kết luận
Luận văn phân tích thực trạng, đặc điểm, tầm quan trọng của GSQL hải quan
đối với hàng hóa XNK tại CKQTĐB Việt Nam - Trung Quốc đồng thời làm rõ các
thuận lợi, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế hiệu quả GSQL hải quan
tại cửa khẩu quốc tế này trong thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục khó
khăn làm hạn chế hiệu quả GSQL hải quan, chỉ ra các cấp thẩm quyền có trách nhiệm


v

khắc phục các khó khăn để tăng cường GSQL hải quan. Luận văn là tài liệu để các bộ,
ngành, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tham khảo, nghiên cứu, đánh giá thực
hiện việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật cửa khẩu và hệ thống chính sách, pháp luật
liên quan đến công tác quản lý, điều hành hoạt động cửa khẩu và XNK hàng hóa qua
cửa khẩu để nâng cao hiệu quả GSQL hải quan đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu
quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.



1

PHẦN MỞ ÐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam có đường biên giới đất liền giáp với Trung Quốc dài khoảng 1430km.
GSQL Hải quan đối với hàng hóa XNK tại các cửa khẩu của Việt Nam được hình
thành và phát triển trên cơ sở phát triển thương mại Việt Nam với các nước láng giềng
và các nước trên thế giới.
Gần đây, cửa khẩu đường bộ phát triển hình thành hệ thống với trên 250 cửa
khẩu (quốc tế, chính, phụ), lối mở và đường mòn biên giới đất liền đòi hỏi quản lý nhà
nước trọng tâm là giám sát quản lý hải quan phải được tăng cường để đảm bảo chủ
quyền an ninh kinh tế quốc gia. Trong hơn 250 cửa khẩu, lối mở này, có 117 cửa khẩu,
lối mở có hàng hóa XNK đi qua và có sự quản lý của Hải quan, bao gồm: 25 cửa khẩu
quốc tế, 22 cửa khẩu chính, 70 cửa khẩu phụ và lối mở - trong đó tuyến biên giới Việt
Nam - Trung Quốc có: 3 cửa khẩu quốc tế đường bộ, 4 cửa khẩu chính, 19 cửa khẩu
phụ + 24 lối mở có lực lượng Hải quan giám sát quản lý. Ngoài ra, có 01 cửa khẩu
quốc tế mới được nâng cấp và khai trương vào cuối năm 2014, 01 cửa khẩu quốc tế và
04 cửa khẩu chính Việt Nam đơn phương nâng cấp.
Hoạt động thương mại qua CKQTĐB bao gồm tất cả mọi hoạt động thương mại
(quốc tế đa phương, song phương, địa phương) qua các cửa khẩu chính, phụ, lối mở.
Bên cạnh đó, so với cửa khẩu quốc tế đường bộ với Lào và Campuchia, thương mại
qua CKQTĐB Việt Nam- Trung Quốc đa dạng và phức tạp nhất. Trong đó, giám sát
quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại CKQTĐB Việt Nam- Trung
Quốc phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế quy định trong các Điều ước quốc tế đa
phương (như của WTO, Kyoto, v.v…), Điều ước quốc tế song phương Việt NamTrung Quốc, chính sách thương mại của mỗi nước, tập quán văn hóa và thương mại
địa phương. Để tăng cường GSQL hải quan đối với hàng hóa XNK tại CKQTĐB Việt
Nam- Trung Quốc và trên toàn bộ hệ thống cửa khẩu đường bộ cần phải nghiên cứu từ
những khâu trọng điểm để đưa ra các giải pháp hữu hiệu.

So với biên giới Lào và Campuchia, biên giới Việt Nam - Trung Quốc có địa
hình rất phức tạp, thương mại qua biên giới của Việt Nam với Trung Quốc có nhiều
hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng cấm, hàng kém chất lượng
qua biên giới trốn tránh sự kiểm soát của Hải quan và các cơ quan quản lý chức năng.
Chính phủ và các bộ, ngành liên quan ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tăng
cường quản lý các hoạt động thương mại qua biên giới, trọng tâm là tăng cường GSQL
hải quan hàng hóa XNK tại cửa khẩu biên giới đất liền.


2

So với cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đường sắt GSQL hải quan đối
với hàng hóa XNK đường bộ có các hạn chế - như: thiếu cơ sở pháp lý ổn định, quy
định còn chồng chéo, hiệu lực thấp, gây khó khăn cho công tác giám sát. Hậu quả là
hiệu lực và hiệu quả quản lý thấp, nhiều vướng mắc và sai phạm phát sinh.
Để khắc phục hạn chế này, tác giả chọn đề tài: “Tăng cường giám sát quản lý
hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam
- Trung Quốc” để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng GSQL hải quan tại CKQTĐB Việt Nam - Trung
Quốc, luận văn đề xuất giải pháp tăng cường GSQL hải quan đối với hàng hóa XNK
tại cửa khẩu này đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận của GSQL hải quan tại CKQTĐB, đánh giá thực
trạng GSQL hải quan và đề xuất giải pháp tăng cường GSQL hải quan đối với hàng
XNK tại CKQTĐB Việt Nam - Trung Quốc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- GSQL hải quan đối với hàng XNK tại các CKQTĐB Việt Nam - Trung Quốc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung, GSQL hải quan đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu đường bộ
bao gồm: (1) Thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra quy trình thủ tục hải quan; (2) Giám
sát thực hiện quy định pháp luật hải quan, phát hiện và giải quyết các vướng mắc phát
sinh thuộc thẩm quyền; (3) Phối hợp với các lực lượng chức năng và hợp tác với Hải
quan cửa khẩu đối ứng bên nước có chung biên giới; (4) Tổng hợp, báo cáo, đề xuất
trình cấp thẩm quyền giải quyết những vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền.
- Về thời gian, từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2014 (giai đoạn
2009 - 2014).
- Về không gian, cửa khẩu quốc tế đường bộ tuyến biên giới Việt Nam - Trung
Quốc. Đề tài tập trung nghiên cứu tại 3 cửa khẩu quốc tế đường bộ: Móng Cái ( Bắc
Luân), tỉnh Quảng Ninh; Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn; Lào Cai, tỉnh Lào Cai.


3

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp: thống kê, so sánh, khảo sát thực tế, thu thập số
liệu thứ cấp từ Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai và Cục Công nghệ
thông tin và Thống kê hải quan - Tổng cục Hải quan, trong đó:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu tổng hợp về tình hình
thực hiện GSQL hải quan đối với hàng hóa XNK tại các cửa khẩu Móng Cái, Hữu
Nghị, Lào Cai của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai báo cáo TCHQ
và số liệu của Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan cung cấp.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Thực hiện khảo sát thực tế hoạt động tại CKQTĐB Việt Nam - Trung Quốc
bằng phiếu khảo sát đồng thời phỏng vấn lấy ý kiến trả lời trực tiếp của cán bộ, công
chức Hải quan tại cửa khẩu hoặc của tổ chức cá nhân liên quan, cụ thể:
+ Điều tra bằng phiếu khảo sát (Bảng câu hỏi khảo sát), gồm: 15 câu hỏi liên
quan đến GSQL hải quan tại CKQTĐB Việt Nam - Trung Quốc và nói chung liên

quan GSQL hải quan toàn ngành, khảo sát ý kiến của 100 cán bộ, công chức Hải quan
tại cửa khẩu và tại Cục GSQL (Phụ lục 1), cụ thể:
100 người được khảo sát có 60 nam, 40 nữ - độ tuổi: 20 - 30 là 14 người
(14%); 31-40 là 51 người (51 %); 41-50 là 21 người (21%); 51- 60 là 14 người (14%);
Số người làm công tác quản lý là 25 người (25%); Số người không làm công tác quản
lý là 75 người (75%); Tất cả đều trình độ đại học trở lên, trong đó: tốt nghiệp đại học
70 người (70%), trên đại học 30 người (30%); Số người có độ tuổi từ 31-40 chiếm tỉ lệ
cao nhất là 51% và trong tổng số người khảo sát này phần lớn đã và đang trực tiếp làm
ở bộ phận giám sát trong dây chuyền thủ tục qua lại biên giới tại cửa khẩu (Đội thủ tục
hoặc Đội Nghiệp vụ, Đội Giám sát), những người còn lại làm GSQL hải quan gián tiếp
(bộ phận tổng hợp, văn phòng). Nhìn chung, tuổi của 100 người được khảo sát tỉ lệ
thuận với thâm niên công tác của họ. Tại 03 CK quốc tế này hiện có 160 người và 4
người ở TCHQ, gồm 1 chuyên viên chuyên trách và 3 lãnh phụ trách (1 cấp Phòng, 1
cấp Cục, 1 cấp Tổng cục) - trong thời gian TCHQ xóa bỏ cấp Phòng (từ năm 2004 2012) chỉ có 1 chuyên viên và 2 lãnh đạo (1 cấp Cục, 1 cấp Tổng Cục) phụ trách
chuyên viên chuyên trách lĩnh vực GSQL hải quan đối với hoạt động thương mại qua
biên giới và cửa khẩu biên giới đất liền, tổng cộng: 164 người, nên chỉ cần điều tra
khảo sát khoảng 100 người là đủ thông tin cần thiết.
15 câu hỏi khảo sát chủ yếu có 3 mức Đáp ứng; Chưa đáp ứng; Cần phải sửa
đổi, cụ thể: 10/15 câu hỏi có 3 mức trả lời, 1/15 câu hỏi có 4 mức trả lời, 2/15 câu hỏi
có 5 mức trả lời, 1/15 câu hỏi có 6 mức trả lời (chi tiết câu hỏi và mức trả lời tại Phụ
lục 1) - Ttrong đó, có khoảng 75% số người được khảo sát có ý kiến để tăng cường


4

hiệu quả GSQL hải quan đối với hàng hóa XNK tại CKQTĐB Việt Nam - Trung Quốc
cần sửa đổi các văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý hiện hành đồng thời phải đổi mới
mạnh mẽ về tư duy, tổ chức và cách thức xây dựng văn bản pháp luật hiện nay; 25%
còn lại cho là đáp ứng, chưa đáp ứng, không có ý kiến. Chi tiết ý kiến trả lời từng câu
hỏi khảo sát được tổng hợp và nêu tại Bảng tổng hợp đánh giá ý kiến trả lời câu hỏi

khảo sát kèm luận văn (Phụ lục 2).
+ Điều tra bằng phỏng vấn sâu trực tiếp đối với 10 người liên quan, công tác
tại: Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) gồm 04 người (02 người tại Cục GSQL; 02
người tại Viện Nghiên cứu hải quan); Bộ Quốc phòng (Cục Cửa khẩu - Bộ Tư lệnh Bộ
Đội Biên phòng) gồm 02 người; Bộ Công Thương (Vụ Thương mại miền núi và Mậu
dịch biên giới) gồm 02 người; Doanh nghiệp thường xuyên XNK hàng hóa qua cửa
khẩu Hữu Nghị tỉnh Lạng Sơn - Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu (Phụ lục 3).
Trên cơ sở đó, Luận văn tổng hợp đánh giá kết quả khảo sát 110 người nêu trên
hoàn thiện kết quả đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường GSQL hải
quan đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu này đồng thời hoàn thiện các kiến nghị cấp
thẩm quyền xem xét tăng cường GSQL hải quan đối với hàng hóa XNK tại CKQTĐB
Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến 2030.
5. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
5.1. Ngoài nước
Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về quản lý thương
mại qua biên giới đất liền nhưng chưa có công trình nào trùng với đề tài“Tăng cường
giám sát quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu quốc
tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc”.
5.2. Trong nước
Từ năm 2001 đến nay, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan có khoảng 200 đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp ngành về các lĩnh vực hoạt động hải quan trong
đó Cục GSQL có khoảng 10 đề tài, nhưng chỉ có một số đề tài đề cập đến cửa khẩu
đường bộ và có liên quan đến đề tài này, cụ thể:
- Đề tài: Xây dựng phần mềm hệ thống quản lý phương tiện vận tải xuất nhập
cảnh qua cửa khẩu đường bộ trong toàn ngành, cấp ngành năm 2008 do ông Lê Văn
Tới làm chủ nhiệm đề tài.Đề tài đề cập đến cửa khẩu đường bộ nhưng trên toàn biên
giới Việt Nam với các nước láng giềng và chỉ tập trung vào hệ thống phần mềm quản
lý phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, nên không thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài
luận văn.



5

- Đề tài: Giải pháp triển khai thực hiện cơ chế hải quan một cửa ASEAN áp
dụng ở các cửa khẩu đường bộ với Lào và Campuchia, cấp ngành năm 2010 do ông
Lê Đức Thọ làm chủ nhiệm đề tài.Đề tài này nghiên cứu triển khai thực hiện cơ chế
một cửa Asean áp dụng ở cửa khẩu đường bộ với Lào và Campuchia nên không thuộc
nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn đã chọn.
- Đề tài: Các giải pháp thúc đẩy nhanh thủ tục hải quan một cửa, một điểm
dừng tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Densavanh, cấp ngành năm 2011 do ông Lê Văn Tới
làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài này nghiên cứu thúc đẩy thủ tục hải quan một cửa, một
điểm dừng tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Densavanh thuộc biên giới với Lào, nên cũng
không thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn này.
Như vậy, hơn 200 đề tài nói trên có nội dung nghiên cứu đều không trùng với
nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn này một cách có hệ thống. Do vậy, đề tài:
“Tăng cường giám sát quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa
khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc” được chọn để nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn
gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Hải quan và nội dung giám sát quản lý hải quan đối
với hàng hóa xuất nhập khẩu đường bộ.
- Chương 2: Thực trạng giám sát quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam - Trung Quốc.
- Chương 3: Giải pháp tăng cường giám sát quản lý hải quan đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam -Trung Quốc đến năm 2020.


6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HẢI QUAN VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT QUẢN LÝ HẢI
QUAN ÐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU ÐƯỜNG BỘ
1.1. Tổng quan về Hải quan và giám sát quản lý hải quan
1.1.1. Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam
Ngành Hải quan Việt Nam ra đời từ ngày 10/09/1945 theo Sắc lệnh số 27-SL
do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký thành lập “Sở Thuế gián thu” khai sinh
ngành Hải quan Việt Nam. Đến nay, ngành Hải quan trải qua 5 giai đoạn phát triển
gồm: (1) Từ khi thành lập đến năm 1954; (2) Từ 1955 đến 1975; (3) Từ năm 1976 đến
năm 1984; (4) Từ năm 1985 đến năm 2002; (5) Ngày 04/9/2002 đến nay. Mỗi giai
đoạn là một sự phát triển lớn mạnh của ngành Hải quan và ngày nay thủ tục hải quan
được cải cách mạnh mẽ, có thêm quản lý rủi ro, thủ tục hải quan điện tử và thông quan
tự động để hội nhập cùng với sự lớn mạnh của Hải quan các nước trong ASEAN đồng
thời tạo thuận lợi tối đa thúc đẩy thương mại đất nước.
Trong mỗi giai đoạn phát triển nhiệm vụ cụ thể của ngành Hải quan khác nhau,
nhưng bản chất hoạt động không đổi và gồm giám sát quản lý (GSQL) thường gọi là
giám quản (GQ) và điều tra chống buôn lậu. Trong đó, GSQL là hoạt động chủ đạo
của ngành hải quan thực hiện công khai ở tất cả các loại cửa khẩu theo một quy trình
thủ tục nhất định được pháp luật quy định. Còn hoạt động điều tra chống buôn lậu là
hoạt động ẩn của ngành Hải quan nhằm thu thập thông tin tình báo về buôn lậu, gian
lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trên cơ sở đó tiến
hành điều tra bắt giữ, xử lý người, phương tiện, hàng hóa vi phạm pháp luật hải quan
hoặc khởi tố vụ án vi phạm trước pháp luật.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm hải quan
1.1.2.1. Khái niệm hải quan
Thông thường, Hải quan được hiểu là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm
tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan
đối với xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối

với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Hải quan hoạt động bao gồm khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận
quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các


7

địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo
thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt
Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt
động hải quan khác theo quy định của pháp luật.
“Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm
tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá, phương tiện vận tải”(1). Hoạt động hải quan
là hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với xuất nhập hàng hóa, phương tiện
vận tải qua biên giới để bảo vệ chủ quyền an ninh kinh tế quốc gia.
Hoạt động hải quan tại cửa khẩu là hoạt động của cơ quan Hải quan hoặc
của cán bộ, công chức Hải quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
ngành Hải quan được pháp luật quy định nhằm đảm bảo quản lý nhà nước về
Hải quan tại địa bàn cửa khẩu đối với vật phẩm, hàng hóa, phương tiện xuất
nhập qua biên giới.
1.1.2.2. Đặc điểm hoạt động hải quan
Hải quan có 2 hoạt động cơ bản là giám sát quản lý và điều tra chống buôn lậu.
Điều tra Chống buôn lậu là hoạt động phòng, chống, ngăn ngừa, phát hiện, bắt
giữ và xử lý đối tượng vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý hải quan trốn tránh
sự kiểm tra, giám sát, quản lý của Hải quan để vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới. Trong đó, kiểm soát là một trong chức năng cơ bản của Điều tra chống buôn lậu,
bao gồm: các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan
hải quan áp dụng để phòng chống, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật Hải quan.

1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của giám sát quản lý hải quan
1.1.3.1. Khái niệm về giám sát quản lý hải quan
Giám sát quản lý hải quan diễn ra tại tất cả các cửa khẩu, lối mở có hàng
hóa, phương tiện xuất nhập qua biên giới và có lực lượng Hải quan đảm bảo thực
hiện nhiệm vụ quản lý được nhà nước giao là giám sát quản lý mọi hoạt động xuất
nhập hàng hóa qua biên giới nói chung và biên giới đất liền Việt Nam- Trung
Quốc nói riêng.
- Giám sát quản lý hải quan là hoạt động hành chính và cơ bản nhất của
ngành Hải quan đồng thời là việc cán bộ, công chức Hải quan thực thi nhiệm vụ
đã được pháp luật quy định nhằm đảm bảo vật phẩm, hàng hóa, người, phương
1()

/>

8

tiện qua lại cửa khẩu đều phải được làm thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, giám
sát hải quan và thông quan ở địa bàn hoạt động hải quan cửa khẩu theo qui định
pháp luật, bao gồm:
(1) Các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; (2) Phòng
chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; (3) Tổ chức thực hiện
pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; (4) Thống kê hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan hiện hành và qui định khác của pháp
luật liên quan; (5) Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối
với xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Giám sát quản lý hải quan bao gồm hoạt động giám sát và quản lý, cụ thể:
Thứ nhất, giám sát hải quan:
Theo Từ điển tiếng Việt, “Giám sát” được hiểu là “sự theo dõi, xem xét làm
đúng hoặc sai những điều đã quy định” hoặc được hiểu là “theo dõi và kiểm tra xem

có thực hiện đúng những quy định không”. Cũng trong Từ điển tiếng Việt, giám sát
còn được hiểu là “chức quan thời xưa trông nom, coi sóc một loại việc nhất định”.(2)
Theo luật Hải quan năm 2014, giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do
cơ quan Hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ
qui định pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng
hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng
quản lý hải quan.
Như vậy, giám sát hải quan là các biện pháp nghiệp vụ do cơ quan Hải
quan ban hành và thực hiện để nhằm kiểm soát lượng hàng hoá xuất khẩu (XK),
nhập khẩu (NK), quá cảnh (QC) và phương tiện vận tải (PTVT) xuất cảnh (XC),
nhập cảnh (NC), quá cảnh (QC) cũng như loại hình hàng hóa XK, NK nhằm thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan như: thực hiện thủ tục đúng đối
tượng, loại hình, tên gọi, xuất xứ, phẩm cấp, v.v… hàng hoá, thực hiện kiểm tra,
thu thuế và thông quan.
Thứ hai, quản lý hải quan:
Quản lý hải quan là hoạt động nghiệp vụ của công chức Hải quan bao gồm thủ
tục hải quan, kiểm tra hải quan, kiểm soát hải quan và thông quan đối với hàng hóa,
phương tiện xuất nhập qua cửa khẩu biên giới quốc gia. Trong đó:
2()

và Đại Từ điển tiếng Việt của
Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyễn Như Ý chủ biên, xuất bản năm
1999, trang 728.


9

Thủ tục hải quan là công việc mà người khai hải quan và công chức Hải quan
phải thực hiện theo qui định của Luật Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;
Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài

liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải; Kiểm soát hải quan là
biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải
quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
và hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan; Thông quan là việc hoàn thành các thủ
tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý
nghiệp vụ hải quan khác.
- Đối tượng GSQL hải quan, bao gồm: các loại vật phẩm, hàng hóa XNK, hành
lý và PTVT xuất nhập cảnh (XNC) của mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cơ quan
trong và ngoài nước khi xuất nhập qua biên giới của Việt Nam.
Hàng hóa XNK qua cửa khẩu, bao gồm hàng hóa XNK thương mại và phi
thương mại qua biên giới. Tùy thuộc mục đích quản lý của mỗi nước mà hàng hóa
XNK thương mại được phân loại thành các loại hình: kinh doanh; TN-TX và TX-TN;
quá cảnh; hàng cư dân biên giới. Hàng hóa XNK phi thương mại có các loại hình:
hành lý, tài sản di chuyển, v.v.... Hàng hóa XNK qua biên giới chủ yếu là hàng hóa
thương mại và thông thường khi nói đến hàng hóa XNK qua biên giới thường hiểu là
hàng hóa XNK thương mại và luận văn tập trung nghiên cứu hàng hóa XNK qua biên
giới từ giác độ hàng hóa thương mại.
1.1.3.2. Đặc điểm giám sát quản lý hải quan
a/ Đặc điểm của giám sát hải quan
- Về bản chất là hoạt động nghiệp vụ của Công chức Hải quan đối với hàng hóa
XNK, phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa XNK trong lãnh thổ quốc gia đang
chịu sự giám sát hải quan.
- Phương thức giám sát, bao gồm: Niêm phong hải quan; Giám sát trực tiếp do
công chức Hải quan thực hiện; Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
Niêm phong: có nhiều hình thức, ngành Hải quan chủ yếu sử dụng các loại
niêm phong: (1) Niêm phong bằng giấy niêm phong hải quan; (2) Niêm phong bằng
dây; (3) Niêm phong bằng kẹp chì; (4) Niêm phong bằng Seal (khóa niêm phong).
Giám sát trực tiếp của công chức Hải quan: là biện pháp giám sát truyền thống
nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giám sát của hải quan. Tùy từng loại hình hàng
hoá, phương tiện vận tải, địa bàn cụ thể mà nhiệm vụ của công chức thực hiện nhiệm

vụ giám sát khác nhau. Không áp dụng phương thức giám sát trực tiếp của công chức
hải quan đối với hàng hoá được lưu giữ, vận chuyển ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạt
động hải quan, trừ trường hợp cần thiết do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy


10

định. Áp dụng giám sát trực tiếp của công chức hải quan là phương thức giám sát
chính của hải quan Việt Nam nhất là những khu vực cửa khẩu biên giới nơi mà việc áp
dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại còn hạn chế.
Về sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật: các phương pháp giám sát kỹ
thuật chủ yếu hiện nay được Hải quan thế giới sử dụng, bao gồm: (1) Giám sát bằng
gương cầu lồi; (2) Giám sát bằng máy đếm tự động sử dụng tế bào quang điện; (3)
Giám sát bằng camera; (4) Giám sát bằng máy soi; (5) Giám sát bằng chíp điện tử; (6)
Giám sát bằng phương pháp định vị GPS (sử dụng thiết bị định vị GPS).
- Đối tượng chịu sự giám sát hải quan, cụ thể: (1) Hàng hóa làm xong thủ tục
hải quan xuất khẩu nhưng chưa thực xuất khẩu; (2) Hàng hóa làm xong thủ tục hải
quan nhập khẩu nhưng chưa được thông quan; (3) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
chưa làm thủ tục hải quan được lưu trong kho, bãi thuộc phạm vi địa bàn hoạt động
của cơ quan Hải quan; (4) Hàng hoá, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh; (5) Hàng hoá, phương tiện vận tải chuyển cửa khẩu; (6) Hàng hoá, phương tiện
vận tải chuyển cảng.
- Thời gian giám sát hàng hóa XNK, cụ thể: (1) Hàng hóa NK chịu sự giám sát
hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng
hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan; (2) Hàng hóa XK miễn kiểm tra
thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn
hoạt động hải quan -trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa XK chịu sự GSQL hải
quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải
quan; (3) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu
tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng.

- Mục đích: đảm bảo nguyên trạng hàng hóa đang thuộc đối tượng quản lý của
Hải quan và phát hiện mọi trường hợp gian lận thương mại.
b/ Đặc điểm của quản lý hải quan
- Về bản chất: hoạt động quản lý hải quan là hoạt động quản lý hành chính nhà
nước mang tính chất nửa vũ trang. Quản lý hải quan có các đặc điểm: (1) Hoạt động
theo một hệ thống thống nhất từ cơ quan Hải quan trung ương đến cơ quan Hải quan
tại cửa khẩu (tức từ: Tổng cục Hải quan/Cục Giám sát quản lý về Hải quan (Cục
GSQL) - Cục Hải quan tỉnh/Phòng Nghiệp vụ - Chi cục Hải quan cửa khẩu/Đội
Nghiệp vụ);(2) Thực hiện theo trình tự thủ tục đã được pháp luật hải quan qui định phù
hợp đối với từng loại hình hàng hóa XNK; (3) Tuân thủ tất cả các quy định về quản lý
hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ và các Bộ ngành liên quan ban hành; (4) Tuân thủ các điều ước quốc tế liên quan
đến hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC.


11

- Về đối tượng, bao gồm: các lô hàng XK, NK, TN-TX, TX-TN, QC, hàng cư
dân biên giới XK, NK và phương tiện vận tải XNC tại cửa khẩu.
- Về thời gian: hàng hóa, vật phẩm, phương tiện thuộc đối tượng quản lý của
hải quan phải được làm thủ tục hải quan và hoàn thành thủ tục như sau:
+ Kiểm tra hồ sơ hải quan chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan
hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời
điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan cửa
khẩu. Trừ trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất
lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy
định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng
hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy
định. Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra

phức tạp Thủ trưởng cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc
gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa
không quá 02 ngày làm việc.
- Mục đích: đảm bảo mọi vật phẩm, hàng hóa xuất nhập qua cửa khẩu biên
giới quốc gia đều phải được tuân thủ đúng các quy định pháp luật của nhà nước
về quản lý hàng hóa XNK, tạo thuận gia thương, phát hiện và xử lý vi phạm
pháp luật.
1.2. Nội dung của giám sát quản lý hải quan tại cửa khẩu đường bộ
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cửa khẩu đường bộ
1.2.1.1. Khái niệm cửa khẩu đường bộ
Hiện nay, có nhiều cách hiểu hoặc quan niệm khác nhau về cửa khẩu và tùy
theo cách tiếp cận và mục đích mà có khái niệm cụ thể về cửa khẩu, song xét về bản
chất của khái niệm thì đều giống nhau.
Theo các văn bản pháp luật hiện hành, có các khái niệm cửa khẩu sau đây:
- Cửa khẩu là chỗ trên đường giao thông hoặc đầu mối giao thông ở biên giới
hay trong nội địa được nhà nước quy định làm nơi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.(3)
- Cửa khẩu là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất
khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa
khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thủy nội địa, cửa khẩu đường hàng hải và cửa
khẩu đường hàng không.(4)
3()

Đại Từ điển tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyễn Như Ý
chủ biên, xuất bản năm 1999, trang 492.
4()
Khoản 7 Điều 4 Luật Biên giới quốc gia năm 2003


×