Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Nghiên cứu mức độ tồn dư các hợp chất cơ clo trong môi trường đất ở một số khu vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.6 KB, 35 trang )

Nghiên cứu mức độ tồn dư các hợp chất
cơ clo trong môi trường đất ở một số
khu vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực
vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nguyễn Thị Huynh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khoa Môi trường
Luận văn ThS Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS. TS Lê Văn Thiện
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Điều tra, thu thập thông tin đối với các địa
phương nhằm xác định các điểm ô nhiễm do hóa chất Bảo vệ
thực vật (BVTV) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Lấy mẫu
đất và nước, phân tích các chỉ tiêu hóa chất BVTV gốc clo
(Aldrin, DDT, DDE, Lindan), khoanh vùng, đánh giá phạm
vi ô nhiễm, mức độ ô nhiễm tại các điểm đã phát hiện. Đề
xuất giải pháp nhằm xử lý ô nhiễm hoá chất BVTV tại khu
vực có mức độ tồn lưu cao nhất.
Keywords: Khoa học môi trường; Hóa chất; Ô nhiễm môi
trường; Môi trường đất; Hợp chất cơ Clo
Content
Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đang phải
đối mặt với nhiều thách thức lớn như suy thoái đất, ô nhiễm không
1


khí, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm diện tích rừng và đa dạng sinh
học. Trong đó, ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật
(BVTV) tồn lưu gây ra đang trở lên nghiêm trọng, việc quản lý sử
dụng hoá chất BVTV không hợp lý đang gây tác động không nhỏ,
ảnh hưởng kéo dài đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.


Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên có 13 khu vực kho chứa hoá chất BVTV đã dừng hoạt
động nằm rải rác khắp các địa phương của tỉnh. Các khu vực này
hầu hết không còn lưu giữ được các hồ sơ liên quan và chưa được
khảo sát điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm.
Ngoài những khu vực tồn lưu ô nhiễm hóa chất BVTV đã
biết, còn rất nhiều địa điểm chưa được phát hiện, thống kê và đánh
giá mức độ ô nhiễm. Theo ước tính, tổng số khu vực ô nhiễm hóa
chất BVTV có thể vào khoảng 20 - 25 vị trí trên địa bàn toàn tỉnh.
Ô nhiễm hóa chất BVTV là một trong các dạng ô nhiễm có
mức độ nguy hiểm cao nhất và có khả năng để lại những hậu quả
rất nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và sinh vật.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu mức độ tồn dư các hợp chất cơ clo trong môi trường
đất ở một số khu vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên” với mục đích phát hiện và khoanh vùng,
đánh giá mức độ ô nhiễm các khu vực tồn lưu hóa chất BVTV và
đề ra các phương án xử cho khu vực có mức độ tồn lưu cao nhất.
2


Mục tiêu nghiên cứu:
- Điều tra, thu thập thông tin đối với các địa phương nhằm
xác định các điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên;
- Lấy mẫu đất và nước, phân tích các chỉ tiêu hóa chất
BVTV gốc clo (Aldrin, DDT, DDE, Lindan), khoanh vùng, đánh
giá phạm vi ô nhiễm, mức độ ô nhiễm tại các điểm đã phát hiện;
- Đề xuất giải pháp nhằm xử lý ô nhiễm hóa chất BVTV tại
khu vực có mức độ tồn lưu cao nhất.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp và các vấn đề
môi trƣờng
1.1.1. Vị trí và vai trò của hóa chất BVTV trong sản xuất nông
nghiệp
Nước ta là một nước nông nghiệp nhiệt đới, chịu ảnh hưởng
của gió mùa, khí hậu ven biển và là nước có nền nông nghiệp rất đa
dạng về cơ cấu cây trồng, giống, nhiều chế độ luân canh, xen canh,
gối vụ, nhiều mùa vụ, với những phương thức canh tác khác nhau.
Nhiều biến động xảy ra do khí hậu, thời tiết dẫn đến biến động
trong các hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt là các quần thể sinh vật
hại, nấm gây bệnh cho cây trồng. Vì vậy, người nông dân luôn phải
ứng phó với những khó khăn không những về biến đổi thời tiết, khí
hậu mà còn phải bảo vệ cây trồng, mùa màng khỏi bị dịch bệnh, sâu
3


hại, cỏ dại và chuột phá hoại. Vai trò của công tác BVTV, trong đó
hóa chất BVTV là công cụ, phương tiện quan trọng đắc lực của
nông dân nhằm đảm bảo được năng suất cao, mùa màng bội thu,
tránh được sâu hại phá hoại mùa màng [4].
1.1.2. Phân loại hóa chất BVTV
Có nhiều cách để phân loại hóa chất BVTV, một số cách phổ
biến như sau:
a. Theo đối tượng phòng trừ
b. Phân loại theo gốc hóa học
c. Theo tính độc của thuốc BVTV
d. Theo độ bền của thuốc đối với khả năng phân hủy
e. Phân loại HCBVTV theo nhóm độc
f. Theo dạng thuốc BVTV

1.1.3. Tác động của hoá chất BVTV đến môi trường và sức
khoẻ con người
a. Tác động của hoá chất BVTV đến môi trường
Các động của hoá chất BVTV lên môi trường là do những tính
chất chủ yếu sau: dễ bay hơi, dễ hoà tan trong nước và dung môi, bền
với quá trình biến đổi sinh học.

 Tác động đến môi trường đất
Nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn lưu lâu dài trong đất,
ví dụ DDT và các chất clo hữu cơ sau khi đi vào môi trường sẽ tồn
tại ở các dạng hợp chất liên kết trong môi trường, mà những chất
mới thường có độc tính hơn hẳn, xâm nhập vào cây trồng và tích
4


luỹ ở quả, hạt, củ sau đó di truyền theo thực phẩm đi vào gây hại
cho người, vật như ung thư, quái thai, đột biến gen...

 Tác động đến môi trường nước
Hoá chất BVTV có thể trực tiếp đi vào nước do phun hoặc
xử lý nước bề mặt với hoá chất BVTV để tiêu diệt một số sinh vật
truyền bệnh cho người; thải bỏ hoá chất BVTV thừa sau khi phun;
nước dùng để cọ rửa thiết bị phun được đổ vào sông, hồ, ao, ngòi;
cây trồng được phun ngay ở bờ nước; rò rỉ hoặc đất được xử lý bị xói
mòn.

 Tác động đến môi trường không khí
Ô nhiễm không khí do hoá chất BVTV chủ yếu do phun
thuốc. Ngay trong quá trình phun thuốc, các hạt nhỏ bay hơi tạo
thành những hạt mù lỏng có thể bay rất xa theo gió. Thông thường

hoá chất BVTV loại tương đối ít bay hơi như DDT cũng bay hơi
trong không khí rất nhanh khi ở vùng khí hậu nóng gây ô nhiễm
không khí và rất nguy hiểm nếu hít phải hoá chất BVTV trong
không khí.

 Tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe con người
Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với trẻ em đang gây ra
những lo ngại ngày càng tăng. Trẻ em có thể bị nhiễm BVTV vào
cơ thể qua ăn uống, qua tiếp xúc với môi trường xung quanh, kể cả
môi trường ở ngay trong gia đình mình. Hoạt động sinh lý của cơ
thể trẻ em khác với người lớn: tốc độ trao đổi chất cao hơn, khả
5


năng khử độc và loại thải chất độc thấp hơn người lớn. Ngoài ra, do
trọng lượng cơ thể thấp nên mức dư lượng thuốc BVTV trên một
đơn vị thể trọng ở trẻ em cũng cao hơn so với người lớn. Trẻ em
nhạy cảm thuốc trừ sâu cao hơn người lớn gấp 10 lần. Đặc biệt
thuốc trừ sâu làm cho trẻ em thiếu oxy trong máu, suy dinh dưỡng,
giảm chỉ số thông minh, chậm biết đọc, biết viết.
1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái
Nguyên
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi Bắc
Bộ, có diện tích tự nhiên 3.541,5 km2 (tài liệu của Nhà xuất bản
Bản đồ ghi là 3.541,1km2), chiếm 1,08% diện tích và dân số là
1.155.500 người (2007), chiếm 1,335% dân số cả nước [17].
b. Đặc điểm khí hậu


 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 23.60C trong đó nhiệt
độ trung bình cao nhất đạt 28.90C (thời gian tháng 6) và trung bình
thấp nhất khoảng 17.00C. Nhiệt độ cao nhất trong năm là 40.10C.

 Tốc độ gió
Hướng gió thịnh hành tại Thái Nguyên là Đông Bắc (mùa
lạnh) và Đông Nam (mùa nóng).

 Độ ẩm không khí
6


Thái Nguyên là khu vực có độ ẩm khá cao, trung bình năm
đạt tới 82% và độ ẩm trung bình lớn nhất 88% và thấp nhất đạt 77%.

 Lượng mưa
Với lượng mưa khá lớn, trung bình năm 1.800 – 2.500 mm,
tổng lượng nước mưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới
6,4 tỷ m3/năm.
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Tổng GDP của Tỉnh năm 2007 đạt 4.716,2 tỷ đồng tính theo
giá so sánh năm 1994 (gần 9.868,7 tỷ theo giá hiện hành). GDP
bình quân đầu người (theo giá hiện hành) của tỉnh đạt khoảng 8,67
triệu (khoảng 540USD vào năm 2007 và 600 USD vào năm 2008),
cao hơn nhiều so với mức bình quân của vùng nhưng thấp hơn so
với mức bình quân của cả nước.
1.2.3. Các vấn đề môi trường
Hoạt động phát triển KT - XH của các ngành trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên với tốc độ ngày càng gia tăng sẽ gây tác động xấu

đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
Nước thải từ các khu dân cư, khách sạn, nước thải các cơ sở
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp - thuỷ sản, chất thải y tế từ các
cơ sở khám chữa bệnh đã và sẽ gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm,
phát tán bệnh dịch và tác hại đến hệ sinh thái nước.

7


Khí thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và khai thác
khoáng sản đang và sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động
và gây ô nhiễm không khí xung quanh.
Chất thải rắn nhiễm các chất độc hại như hoá chất, dầu mỡ
từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động giao
thông thuỷ là nguồn gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, đất đai nếu
không được xử lý triệt để.
1.3. Tình hình quản lý và sử dụng hoá chất hoá chất BVTV trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên
1.3.1. Khối lượng hoá chất BVTV được kinh doanh sử dụng hàng
năm

 Khối lượng thuốc BVTV sử dụng trước năm 1985:
- Nguồn thuốc được nhận từ Trung ương, sau đó tỉnh tiếp tục
phân phối tới các huyện và các xã. Lúc này, do nông dân chưa biết
dùng nên nhu cầu sử dụng thuốc BVTV chưa cao.
- Cả tỉnh được phân phối khoảng 12 tấn thuốc/năm. Trong đó
có khoảng 20% thuốc nước, còn lại là thuốc bột. Các loại thuốc
nước như Metaphos 40,50EC; Wophatox 50EC; Bassa 50EC….Các
loại thuốc bột như: DDT, 666, BHC, Dipterex, 2,4D.


 Khối lượng thuốc BVTV sử dụng từ năm 1986-1992:
- Ngoài nguồn thuốc được phân phối, một số đơn vị đã bắt đầu
giao dịch với các tỉnh ngoài để kinh doanh thuốc BVTV như công
ty Cây trồng thành phố Thái Nguyên, chi cục Bảo vệ thực vật Thái
8


Nguyên. Thuốc được phân phối cho các hợp tác xã (với nguồn
thuốc phân phối bao cấp từ trên) và được bán tự do (với nguồn
thuốc đơn vị tự kinh doanh).
- Số lượng thuốc sử dụng tăng lên hàng năm. Năm 1990 số
lượng thuốc được sử dụng khoảng 100 tấn/năm trong đó có 40% là
thuốc nước (đa số thuộc gốc lân hữu cơ), còn lại là thuốc bột (đa số
là gốc clo hữu cơ).

 Khối lượng thuốc BVTV sử dụng từ năm 1993 đến nay:
- Không còn nguồn thuốc phân phối bao cấp. Các tổ chức, cá
nhân, đơn vị kinh doanh thuốc BVTV tự mua bán phân phối các
loại thuốc BVTV (căn cứ tình hình sâu bệnh, nhu cầu thị trường và
các qui định của nhà nước).
- Số lượng, chủng loại thuốc sử dụng tăng lên hàng năm.
Không chỉ thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh mà còn thuốc trừ cỏ, thuốc
trừ chuột, thuốc điều hoà sinh trưởng cây trồng.
1.3.2. Tình trạng các khu vực kho lưu giữ tại tỉnh Thái nguyên

 Tình trạng các khu vực kho lưu giữ trước năm 1985
- Đa số thuốc được phân phối từ tổng kho về tỉnh và lưu giữ
tại kho Phúc Trìu, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên.
- Các huyện lĩnh từ kho tỉnh về phân phối cho các xã. Số
lượng thuốc không nhiều và hầu như cả huyện và xã đều chưa có

nơi chuyên để lưu chứa thuốc BVTV. Sự hiểu biết về độc hại của
thuốc BVTV của đa số cán bộ và nông dân còn rất thấp. Việc mua
9


bán thuốc BVTV thực hiện rất thô sơ thủ công như mua bán thực
phẩm.

 Tình trạng các khu vực kho lưu giữ từ năm 1986 đến năm
2002:
Kho thuốc các huyện (do trạm vật tư Huyện quản lý), kho chi
cục BVTV (do chi cục BVTV quản lý) được xây dựng. Ở các xã
đều có nơi chuyên để thuốc BVTV do hợp tác xã nông nghiệp quản
lý, nhà để thuốc có cửa khoá có thủ kho.

 Tình trạng các khu vực kho lưu giữ từ năm 2003 đến nay
Các kho thuốc cấp huyện, cấp xã cũ được chuyển đổi dần mục
đích sử dụng; có nơi được chuyển thành thổ cư, có nơi chuyển
thành trường học, nhà mẫu giáo, trung tâm dạy nghề…Hiện nay chỉ
có các công ty Cổ phần vật tư BVTV, Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Bảo vệ thực vật và 1số các đại lý cấp I có kho lưu
chứa thuốc.
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đất tại 3 khu vực (thuộc địa bàn 02 huyện và 01 thành phố)
có kho chứa hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Nước ngầm tại các khu vực lân cận kho chứa.
2.2. Nội dung nghiên cứu


10


- Điều tra, thu thập thông tin đối với các địa phương nhằm
xác định các điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên;
- Lấy mẫu đất và nước, phân tích các chỉ tiêu hóa chất
BVTV gốc clo (Aldrin, DDT, DDE, Lindan), khoanh vùng, đánh
giá phạm vi ô nhiễm, mức độ ô nhiễm tại các điểm đã phát hiện;
- Đề xuất giải pháp nhằm xử lý ô nhiễm hoá chất BVTV tại
khu vực có mức độ tồn lưu cao nhất.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng môi trường đất và nước của một số
khu vực kho chứa hóa chất BVTV thuộc địa bàn thành phố Thái
Nguyên, huyện Đồng Hỷ và huyện Định Hóa.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số
liệu
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và người dân
2.4.3. Phương pháp quan trắc, khảo sát thực địa, lấy mẫu đất và
nước
2.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

11


Khu vực lấy mẫu (đất và nước) và ký hiệu mẫu trong 2 đợt lấy mẫu
Bảng: Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu
TT
I


1

2

3
4
5
6
7

8

Kí hiệu mẫu

Vị trí lấy mẫu

Ghi chú

Khu vực 1: Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ (Hiện nay thuộc đất nhà ông Phạm Văn Tứ). Địa
chỉ: xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
ĐỢT 1
MĐ-HCBVTV(1)-5 (0,5m)
Lỗ khoan 01, tầng 0,5m
- Đất vườn trồng vải
- Cách nền kho Trạm vật tư nông
nghiệp huyện Đồng Hỷ 3 m
MĐ-HCBVTV(1)-6 (1m)
Lỗ khoan 01, tầng 01 m
- Đất vườn trồng vải

- Cách nền kho Trạm vật tư nông
nghiệp huyện Đồng Hỷ 3 m
MĐ-HCBVTV(1)-7 (0,5m)
Lỗ khoan 02, tầng 0,5 m
Cách nền kho Trạm vật tư nông
nghiệp huyện Đồng Hỷ 3,5 m
MĐ-HCBVTV(1)-8 (1m)
Lỗ khoan 02, tầng 01 m
Cách nền kho Trạm vật tư nông
nghiệp huyện Đồng Hỷ 3,5 m
MĐ-HCBVTV(1)-9 (0,5m)
Lỗ khoan 03, tầng 0,5 m
Cách nền kho Trạm vật tư nông
nghiệp huyện Đồng Hỷ 4 m
MĐ-HCBVTV(1)-10 (1m)
Lỗ khoan 03, tầng 01 m
Cách nền kho Trạm vật tư nông
nghiệp huyện Đồng Hỷ 4 m
NN-HCBVTV(1)-3
- Nước giếng khoan nhà ông Phạm Văn
Tứ, xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện
Đồng Hỷ
- Toạ độ: 21040’178’’ N; 105050’703’’E
ĐỢT 2
MĐ-HCBVTV(2) – 22
- Lỗ khoan 01, tầng 0,5m.
Đất trên nền kho Trạm vật tư nông

12



TT

9

Kí hiệu mẫu
(0,5m)
MĐ-HCBVTV(2) – 23 (1m)

Vị trí lấy mẫu
- Toạ độ: 21040’174’’ N; 105050’714’’E
- Lỗ khoan 01, tầng 1,0m
- Toạ độ: 21040’174’’ N; 105050’714’’E
- Lỗ khoan 02, tầng 0,5m
- Toạ độ: 21040’174’’ N; 105050’717’’E

10

MĐ-HCBVTV(2) – 26
(0,5m)

11

MĐ-HCBVTV(2) – 27 (1m)

- Lỗ khoan 02, tầng 1,0m
- Toạ độ: 21040’174’’ N; 105050’717’’E

12


MĐ-HCBVTV(2) – 29
(0,5m)

- Lỗ khoan 03, tầng 0,5m
- Toạ độ: 21040’173’’ N; 105050’715’’E

13

MĐ-HCBVTV(2) – 30 (1m)

- Lỗ khoan 03, tầng 1,0m
- Toạ độ: 21040’173’’ N; 105050’715’’E

14

MĐ-HCBVTV(2) – 32
(0,5m)

- Lỗ khoan 04, tầng 0,5m
- Toạ độ: 21040’181’’ N; 105050’723’’E

15

MĐ-HCBVTV(2) – 33 (1m)

- Lỗ khoan 04, tầng 1m
- Toạ độ: 21040’181’’ N; 105050’723’’E

16


NN-HCBVTV(2) - 3

- Nước giếng khoan nhà ông Phạm Văn
Tứ, xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện
Đồng Hỷ
- Toạ độ: 21040’178’’ N; 105050’703’’E

13

Ghi chú
nghiệp huyện Đồng Hỷ
Đất trên nền kho Trạm vật tư nông
nghiệp huyện Đồng Hỷ.
Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm
vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ
khoảng 10m, xuôi theo chiều dốc
Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm
vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ
khoảng 10m, xuôi theo chiều dốc
Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm
vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ
khoảng 20m, xuôi theo chiều dốc
Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm
vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ
khoảng 20m, xuôi theo chiều dốc
Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm
vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ
khoảng 10m, trên đỉnh dốc
Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm
vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ

khoảng 10m, trên đỉnh dốc
Giếng sâu 28m


TT

Kí hiệu mẫu

Vị trí lấy mẫu

Ghi chú

17

Khu vực 2: Công ty Vật tƣ Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ. Địa chỉ: xã Phúc trìu, TP Thái Nguyên
ĐỢT 1
MĐ-HCBVTV(1)-11 (0,3m)
Lỗ khoan 01, tầng 0,3m

18

MĐ-HCBVTV(1)-12 (1m)

Lỗ khoan 01, tầng 1m

19

MĐ-HCBVTV(1)-13 (0,3m)

Lỗ khoan 02, tầng 0,3m


20

MĐ-HCBVTV(1)-14 (1m)

Lỗ khoan 02, tầng 01m

21

MĐ-HCBVTV(1)-15 (0,3m)

Lỗ khoan 03, tầng 0,3m

22

MĐ-HCBVTV(1)-16 (1m)

Lỗ khoan 03, tầng 01m

23

ĐỢT 2
MĐ-HCBVTV(2) - 37 (0,5m)

24

MĐ-HCBVTV(2) - 38 (1m)

25


MĐ-HCBVTV(2) - 41 (0,5m)

26

MĐ-HCBVTV(2) - 42 (1m)

27

MĐ-HCBVTV(2) - 45 (0,5m)

II

- Lỗ khoan 01, tầng 0,5m
- Toạ độ: 21033’057’’ N; 105047’044’’E
- Lỗ khoan 01, tầng 1m
- Toạ độ: 21033’057’’ N; 105047’044’’E
- Lỗ khoan 02, tầng 0,5m
- Toạ độ: 21033’057’’ N; 105047’040’’E
- Lỗ khoan 02, tầng 1m
- Toạ độ: 21033’057’’ N; 105047’040’’E
- Lỗ khoan 03, tầng 0,5m
- Toạ độ: 21033’068’’ N; 105047’044’’E

14

Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng
5m, xuôi theo chiều dốc
Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng
5m, xuôi theo chiều dốc
Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng

20m, xuôi theo chiều dốc
Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng
20m, xuôi theo chiều dốc
Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng
30m, xuôi theo chiều dốc


TT
28
III

29
30

31
32

33

34

Kí hiệu mẫu

Vị trí lấy mẫu

MĐ-HCBVTV(2) - 46 (1m)

Ghi chú

- Lỗ khoan 03, tầng 1m

Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng
0

’’
0

’’
- Toạ độ: 21 33 068 N; 105 47 044 E
30m, xuôi theo chiều dốc
Khu vực 3: Khu trung chuyển của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Định Hoá cũ (Hiện nay thuộc đất nhà
bà Nguyễn Thị Hợp). Địa chỉ: xóm Á 1, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
ĐỢT 1
MĐ-HCBVTV(1)-28(0,3m)
- Lỗ khoan 01, tầng 0,3m.
- Toạ độ: 21054’22,1N, 105038’’48,6’’E.
NN-HCBVTV(1)-8
- Giếng bà Nguyễn Thị Hợp
Giếng đào, sâu 10m
0

’’
0

’’
- Toạ độ: 21 54 21 N; 105 38 491 E,
ĐỢT 2
MĐ-HCBVTV(2) - 49 (0,5m)
- Lỗ khoan 01, tầng 0,5m.
Vị trí lấy mẫu cách nền móng nhà
- Toạ độ: 21054’218’’ N; 105038’492’’E

mới 3m, phía sau nhà
MĐ-HCBVTV(2) - 51 (0,5m)
- Lỗ khoan 02, tầng 0,5m.
- Đất vườn
0

’’
0

’’
- Toạ độ: 21 54 218 N; 105 38 491 E
- Vị trí lấy mẫu cách nền móng nhà
mới 1m, phía sau nhà
MĐ-HCBVTV(2) - 53 (0,5m)
- Lỗ khoan 03, tầng 1,0m.
- Đất san nền kho cũ của Trạm vật tư
0

’’
0

’’
- Toạ độ: 21 54 213 N; 105 38 493 E
nông nghiệp huyện Định Hoá.
- Đất có mùi HCBVTV
NN-HCBVTV(2) - 6
- Nước giếng đào
Giếng đào, sâu 10m
0


’’
0

’’
- Toạ độ: 21 54 210 N; 105 38 491 E

15


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm hiện trạng một số khu vực kho chứa hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
3.1.1. Đặc điểm hiện trạng Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ
Địa chỉ: xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Kho hóa chất BVTV tại xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên bắt đầu hoạt động từ năm 1980 và đóng cửa năm 1992 với diện tích sử dụng khoảng
10m2 được xây dựng cao hơn khu vực xung quanh 1m. Các loại hóa chất BVTV trong kho
thời điểm đó chủ yếu là Lindan, DDT, 2,4D...
Khu vực này hiện nay thuộc quyền sử dụng của ông Phạm Văn Tứ. Kho đã bị phá dỡ,
chỉ còn phần nền móng. Sau khi toàn bộ kho bị phá, các thùng phi chứa hóa chất BVTV
được chôn cách nền kho cũ khoảng 3m và hiện nay được gia đình nhà ông Tứ trồng vải.
Trong quá trình khoan lấy mẫu cho thấy, ở tầng đất 0,3 m phát hiện có nhiều cục bột màu
trắng, mùi thuốc hóa chất BVTV nồng nặc.
3.1.2. Đặc điểm hiện trạng Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ
Địa chỉ: xã Phúc trìu, TP Thái Nguyên
Kho hóa chất BVTV tại xã Phúc Trìu bắt đầu hoạt động từ năm 1977 và đóng cửa
năm 1992. Khi còn hoạt động khu vực kho có tổng diện tích khoảng 2.000m2 với 4 gian nhà
chứa hoá chất BVTV. Vào thời điểm đó kho chứa các loại hoá chất BVTV như Basuzin,
DDT, 2,4D, Lin đan…Trong suốt quá trình hoạt động công việc bảo quản kho được thực
hiện một cách sơ xài, việc xử lý hoá chất hết hạn không đúng cách (đem chôn lấp ngay tại

nền nhà kho) và không quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Tổng diện tích khu vực ô nhiễm vào khoảng 150m2. Các khu vực ô nhiễm chủ yếu
bao gồm: Nền kho cũ có chôn hóa chất BVTV (diện tích khoảng 50m2, khu vực xung quanh
diện tích 100m2). Mức độ ô nhiễm không giống nhau ở từng khu vực riêng biệt mà tập trung
vào một số khu vực nhất định. Loại hóa chất BVTV phổ biến được tìm thấy là Lindan và
DDT cùng các sản phẩm phân huỷ.
3.1.3. Đặc điểm hiện trạng Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định
Hoá cũ
16


Địa chỉ: Khu A1, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
Theo lời kể của ông Vượng (chủ khu đất hiện nay), kho có từ những năm 1984, 1985
đến năm 1990 thì bị dỡ bỏ. Nhà ông Vượng chuyển đến đây ở sau khi kho đã bị phá, kho
hiện nay là nền nhà, nhà đổ gạch 03 gian. Trong quá trình đào móng làm nhà, ông Vượng
phát hiện các bao đựng thuốc 666 vỡ, bục và đã san, gạt đi khoảng 0,4m ra phía đầu nhà ở
hiện nay. Vào những ngày ẩm ướt, trong nền gạch nhà ông Vượng hiện nay có những vị trí
bị ẩm ướt.
3.2. Đánh giá hiện trạng tồn lƣu các hợp chất cơ clo trong môi trƣờng đất tại một số
kho chứa hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại Trạm vật
tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ

17


Bảng: Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại
Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ (mg/kg đất)
Chỉ tiêu phân tích Aldrin


STT

Kí hiệu mẫu
1
MĐ-HCBVTV(1)-5 (0,5m)
2
MĐ-HCBVTV(1)-6 (1m)
3
MĐ-HCBVTV(1)-7 (0,5m)
4
MĐ-HCBVTV(1)-8 (1m)
5
MĐ-HCBVTV(1)-9 (0,5m)
6
MĐ-HCBVTV(1)-10 (1m)
7
MĐ-HCBVTV(2)-22 (0,5m)
8
MĐ-HCBVTV(2)-23 (1m)
9
MĐ-HCBVTV(2)-26 (0,5m)
10 MĐ-HCBVTV(2)-27 (1m)
11 MĐ-HCBVTV(2)-29 (0,5m)
12 MĐ-HCBVTV(2)-30 (1m)
13 MĐ-HCBVTV(2)-32 (0,5m)
14 MĐ-HCBVTV(2)-33 (1m)
Quy chuẩn 15:2008/BTNMT
Chú thích:

0,01


DDT

DDE

Lindan

12,881
3,261
10,322
3,785
0,502
18,576
6,453
5,543
7,530
4,643
1,430
1,098
0,561
0,023
0,01

0,975
0,015
0,042
-

1,64
1,135

1,683
0,128
0,287
0,215
1,451
0,937
1,478
0,056
0,044
0,017
0,01

Đợt lấy
mẫu
Đợt 1:
28 ÷
30/9/2009

Đợt 2:
02/12/2009

- “-”: Không phát hiện;
- Quy chuẩn 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất
bảo vệ thực vật trong đất.
Nhận xét:

 Đợt 1: 28 ÷ 30/9/2009
20
18
16

14
12
Mg/kg 10
8
6
4
2
0

Aldrin
DDT
DDE
Lindan
MĐMĐMĐMĐMĐMĐHCBVTV(1)-HCBVTV(1)-HCBVTV(1)-HCBVTV(1)-HCBVTV(1)-HCBVTV(1)5 (0.5m)
6 (1m)
7 (0.5m)
8 (1m)
9 (0.5m)
10 (1m)
Mẫu đất

Hình: Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng
Hỷ cũ - Đợt 1

18


Kết quả phân tích nhóm hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại vị trí hố chôn các
thùng phi sau khi dỡ bỏ kho của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ có hoạt chất
DDT và Lindan vượt ngưỡng quy chuẩn 15:2008/BTNMT rất nhiều lần như vậy có sự tích

luỹ một lượng lớn các hoạt chất nhóm này; hoạt chất Aldrin và DDE không phát hiện có sự
xuất hiện.

 Đợt 2: 02/12/2009
8
7
6
5
Mg/kg 4

Aldrin

3

DDT

2

DDE

1
0

Lindan
MĐMĐMĐMĐMĐMĐMĐMĐHCBVTV(2) –HCBVTV(2) –HCBVTV(2) –HCBVTV(2) –HCBVTV(2) –HCBVTV(2) –HCBVTV(2) –HCBVTV(2) –
22 (0,5m)
23(1m)
26(0,5m)
27(1m)
29 (0,5m)

30(1m)
32 (0,5m)
33(1m)
Mẫu đất

Hình: Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng
Hỷ cũ - Đợt 2
Kết quả phân tích đợt 2 của 2 mẫu (MĐ-HCBVTV(2) – 22 (0,5m); MĐ-HCBVTV(2)
– 23 (1m)) tại vị trí nền kho cũ của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ không phát
hiện có sự xuất hiện của hoạt chất Aldrin. Tuy nhiên, dư lượng DDT, DDE và Lindan là khá
lớn, hàm lượng hoạt chất DDT của 2 mẫu này ở các tầng 0,5m và 1m vượt 645,3 và 554,3
lần; hàm lượng DDE tại tầng 0,5m vượt 97,5 lần; hàm lượng Lindan ở các tầng 0,5m và 1m
vượt 145,1 và 93,7 lần so với quy chuẩn 15:2008/BTNMT. Như vậy, quá trình dỡ bỏ kho cũ
vẫn còn một lượng lớn các hợp chất cơ clo rơi vãi trên mặt nền kho, do kết quả phân tích các
hợp chất hữu cơ này ở tầng 0,5m lớn hơn ở tầng 1m. Do đó, quá trình vận chuyển hóa chất
BVTV chỉ san gạt một lớp đất mỏng trên nền kho cũ.
04 mẫu đất lấy tại 2 vị trí cách nền kho cũ khoảng 10m và 20m, xuôi theo chiều dốc
tại các tầng 0,5m và 1m cho thấy dư lượng DDT và Lindan còn rất lớn.

19


02 mẫu lấy tại vị trí cách nền kho cũ khoảng 10m, trên đỉnh dốc tại các tầng 0,5m và
1m cho thấy hàm lượng DDT cao hơn quy chuẩn lần lượt là 56,1 lần (tầng 0,5m) và 2,3 lần
(tầng 1m) so với quy chuẩn.
3.1.2. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại Công ty
Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ
Bảng: Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Công ty Vật tư
Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ (mg/kg đất)
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Chỉ tiêu phân tích Aldrin
Kí hiệu mẫu
MĐ-HCBVTV(1)-11 (0,5m)
MĐ-HCBVTV(1)-12 (1m)
MĐ-HCBVTV(1)-13 (0,5m)
MĐ-HCBVTV(1)-14 (1m)
MĐ-HCBVTV(1)-15 (0,5m)
MĐ-HCBVTV(1)-16 (1m)
MĐ-HCBVTV(2) - 37 (0,5m)
MĐ-HCBVTV(2) - 38 (1m)
MĐ-HCBVTV(2) - 41 (0,5m)
MĐ-HCBVTV(2) - 42(1m)
MĐ-HCBVTV(2) - 45 (0,5m)
MĐ-HCBVTV(2) - 46 (1m)

Quy chuẩn 15:2008/BTNMT
Chú thích:


0,01

DDT

DDE

Lindan

4,113
8,952
9,159
21,117
11,732
0,382
15,652
13,096
11,986
9,741
2,085
1,739
0,01

2,097
1,483
1,406
0,924
-

2,600

9,601
7,948
8,298
0,701
0,259
3,976
3,309
1,036
0,911
0,027
0,01

Đợt lấy
mẫu
Đợt 1:
28 ÷
30/9/2009

Đợt 2:
02/12/2009

- “-”: Không phát hiện;
- Quy chuẩn 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất
bảo vệ thực vật trong đất.
Nhận xét:

 Đợt 1: 28 ÷ 30/9/2009
25
20
15

Mg/kg

Aldrin

10

DDT
DDE

5

Lindan
0

MĐMĐMĐMĐMĐMĐHCBVTV(1)-HCBVTV(1)-HCBVTV(1)-HCBVTV(1)-HCBVTV(1)-HCBVTV(1)11 (0.5m) 12 (1m) 13 (0.5m) 14 (1m) 15 (0.5m) 16 (1m)
Mẫu đất

20


Hình: Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Công ty Vật tư
Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ - Đợt 1
Kết quả phân tích đợt 1 của 6 mẫu (tầng 0,5m và 1m) ở 3 vị trí trên nền kho cũ cho
thấy tất cả các mẫu đều có hàm lượng DDT vượt ngưỡng quy chuẩn 15:2008/BTNMT rất
nhiều lần.Nhóm hoạt chất ô nhiễm điển hình thứ hai là Lindan, các mẫu phát hiện ra hoạt
chất Lindan đều vượt ngưỡng quy chuẩn nhiều lần.
 Đợt 2: 02/12/2009
16
14
12

10
Mg/kg 8

Aldrin

6

DDT

4

DDE

2
0

Lindan
MĐMĐMĐMĐMĐMĐHCBVTV(2) - HCBVTV(2) - HCBVTV(2) - HCBVTV(2) - HCBVTV(2) - HCBVTV(2) 37 (0,5m)
38 (1m)
41 (0,5m)
42(1m)
45 (0,5m)
46 (1m)
Mẫu đất

Hình: Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Công ty Vật tư
Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ - Đợt 2
Kết quả phân tích đợt 2 của 6 mẫu tại 3 vị trí ở các độ sâu 0,3m và 1m cách nền kho
cũ 5m, 20m và 30m xuôi theo chiều dốc cho thấy hàm lượng DDT ở tất cả các mẫu vượt quy
chuẩn rất nhiều lần, từ 173 đến 1.565 lần; hàm lượng DDE vượt từ 92 đến 209 lần; hàm

lượng Lindan vượt từ 2,7 đến 397 lần so với quy chuẩn 15:2008/BTNMT. Tuy nhiên, hàm
lượng các hoạt chất trên đều giảm dần theo khoảng cách với kho cũ và giảm dần theo độ sâu.
3.1.3. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại Khu trung
chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ
Bảng: Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Khu trung
chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá (mg/kg đất)
STT
1

2

Chỉ tiêu phân tích Aldrin
Kí hiệu mẫu
MĐ-HCBVTV(1)-28 (0,3m)
-

0,751

MĐ-HCBVTV(2) - 49 (0,5m)

4,036 0,056

21

DDT

DDE

-


Lindan

Đợt lấy mẫu

0,19

Đợt 1:
28 ÷
30/9/2009
Đợt 2:

7,952


MĐ-HCBVTV(2) - 51 (0,5m)
MĐ-HCBVTV(2) - 53 (0,5m)
Quy chuẩn 15:2008/BTNMT
Chú thích:
3
4

0,01

4,963
3,963
0,01

-

8,328

5,042
0,01

02/12/2009

- “-”: Không phát hiện;
- Quy chuẩn 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất
bảo vệ thực vật trong đất.
Nhận xét:

 Đợt 1: 28 ÷ 30/9/2009
0.8
0.7
0.6
0.5

Aldrin

Mg/kg 0.4

DDT

0.3

DDE

0.2

Lindan


0.1
0

MĐ-HCBVTV(1)-28 (0.3m)
Mẫu đất

Hình: Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Khu trung chuyển của Trạm vật
tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ - Đợt 1
Kết quả phân tích đợt 1 của mẫu đất tầng 0,3m, sát móng nhà ông Vượng hiện nay
cho thấy dư lượng của DDT và Lindan vượt 75,1 lần và 19 lần so với quy chuẩn
15:2008/BTNMT.

22


 Đợt 2: 02/12/2009
9
8
7
6
Mg/kg

5

Aldrin

4

DDT


3

DDE

2

Lindan

1
0

MĐ-HCBVTV(2) - 49 MĐ-HCBVTV(2) - 51 MĐ-HCBVTV(2) - 53
(0,5m)
(0,5m)
(0,5m)
Mẫu đất

Hình: Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Khu trung chuyển của Trạm vật
tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ - Đợt 2
Kết quả phân tích đợt 2 của 2 mẫu tại 2 vị trí (độ sâu 0,5m và 1m) cách nền kho cũ
3m và 1m (MĐ-HCBVTV(2) - 49 (0,5m) và MĐ-HCBVTV(2) - 51 (0,5m)) có hàm lượng
DDT và Lindan vượt quy chuẩn 15:2008/BTNMT rất nhiều lần. Cụ thể: Hàm lượng DDT
của 2 mẫu vượt lần lượt là 403,6 lần và 496,3 lần so với quy chuẩn; Hàm lượng Lindan vượt
795,2 lần và 832,8 lần so với quy chuẩn. Dư lượng DDE chỉ phát hiện thấy ở mẫu MĐHCBVTV(2) - 51 (0,5m) (cách nền kho cũ 1m) và gấp 5,6 lần so với quy chuẩn.
Mẫu đất tại vị trí bãi đất san nền sau khi dỡ bỏ kho có phát hiện có dư lượng DDT và
Lindan và vượt quy chuẩn lần lượt là 369,3 lần và 504,2 lần so với quy chuẩn.
3.3. Đánh giá hiện trạng tồn lƣu các hợp chất cơ clo trong môi trƣờng nƣớc tại một số
khu vực quanh các kho chứa HCBVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường nước tại Trạm
vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ

Bảng: Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước tại
Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ (µg/l)
STT

Chỉ tiêu phân tích Aldrin

DDT

DDE

Lindan

Đợt lấy mẫu

Kí hiệu mẫu

1

NN-HCBVTV(1) -3

-

4,25

-

-

Đợt 1:
28 ÷

30/9/2009

2

NN-HCBVTV(2) - 3

-

2,35

-

-

Đợt 2:
02/12/2009

23


QCVN 01:2009/BYT
Chú thích:

0,03

2

-

2


- “-”: Không phát hiện;
- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

24


Nhận xét:

 Đợt 1: 28 ÷ 30/9/2009
4.5
4
3.5

µg/l

3
2.5

Aldrin

2
1.5

DDE

DDT
Lindan

1

0.5
0
NN-HCBVTV(1) -3
Mẫu nước

Hình: Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước tại Trạm vật
tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ - Đợt 1

 Đợt 2: 02/12/2009
2.5
2
Aldrin

1.5

DDT

µg/l
1

DDE
Lindan

0.5
0
NN-HCBVTV(2) - 3
Mẫu nước

Hình: Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước tại Trạm vật
tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ - Đợt 2

Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan (Sâu 28m, cách nền kho cũ khoảng 10m,
cách hố chôn khoảng 13m. Vị trí của giếng thấp hơn so với nền kho và hố chôn) của nhà ông
Phạm Văn Tứ phát hiện thấy có hoạt chất DDT. Hàm lượng DDT tại hai đợt lấy mẫu vượt
lần lượt là 2,125 và 1,125 lần so với quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng nước ăn uống.
3.3.2. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường nước tại Khu
trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ

25


×