Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN phương pháp tổ chức giảng dạy nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.17 KB, 32 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC GIẢNG DẠY NHẰM NÂNG CAO
THỂ LỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT"

1


LỜI NÓI ĐẦU
1. lý do chọn đề tài:
dưới mái trường ptth thân yêu: sức khoẻ và trí tuệ là vốn quý giá nhất của mỗi con người
và mỗi quốc gia. muốn có sức khoẻ không chỉ cần dinh dưỡng và vệ sinh tốt mà cần phải
kiên trì rèn luyện thể dục, thể thao. ngoài các môn học thể dục trong trường phổ thông mà
bộ giáo dục-đào tạo quy định thì tổ chức và phương pháp giảng dạy để nâng cao thể lực
cho học sinh là hết sức cần thiết, nó giúp cho học sinh có đủ sức khoẻ và trí tuệ thông
minh để học tập tốt, đẩy lùi và xoá bỏ các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trong nhà trường.
ngoài ra còn nâng cao thể lực là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ., thể
chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản, có lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, khoẻ
mạnh, để hình thành nhân cách con người, góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những người
có ích cho xã hội.
2. cơ sở lý luận:
trong những năm gần đây, đa số các học sinh ở các trường ptth rất ngại rèn luyện thể lực
hoặc học môn giáo dục thể chất do các em mải chơi, không chú ý hoặc tổ chức và
phương pháp giảng dạy chưa phù hợp để kích thích các em luyện tập nên phong trào tdtt
ở các trường chưa phát triển bền vững và có những thành tích chưa cao trong các giải đi
thi đấu ở trường, ở huyện và thành phố, chưa tìm ra những nhân tài thể thao để góp phần
cho các đoàn thể thao nước nhà.
3. cơ sở thực tiễn
- công tác tổ chức giáo dục và tuyên truyền hoạt động phong trào tdtt trong toàn trường
chưa sâu, rộng.


- sự thu hút, lôi cuốn của học sinh tham gia rèn luyện thể lực còn hạn chế.
- phương pháp giảng dạy, điều kiện vật chất bảo đảm sân bãi nhà thi đấu còn thiếu. chưa
bảo đảm đúng như bài giảng.
- học sinh chưa tích cực rèn luyện sức khoẻ của bản thân, còn e dè, nhút nhát, chưa mạnh
dạn, lười luyện tập nên kết quả học tập môn thể chất kiểm tra còn thấp.
- khi thành lập đội tuyển đi thi đấu, thành tích không cao, ít giải thưởng.
4. mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
- để bổ sung hoàn thiện quá trình giảng dạy, nâng cao chất lượng giờ lên lớp.

2


- nâng cao thể lực cho các em học sinh có một sức khoẻ tốt để phục vụ cho học tập và
tham gia phong trào tdtt trong nhà trường và đi thi đấu.
- tạo khí thế sôi nổi trong phong trào tdtt toàn trường.
5. đối tượng nghiên cứu
- các em học sinh trường thpt ba vì, lứa tuổi từ 16-18.
- ở 2 khối là khối lớp 10 và khối lớp 11.
6. phạm vi nghiên cứu (2 năm)
thời gian thực hiện đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 01/5/2010 đến 01/5/2012.
được chia thành 3 giai đoạn:
- giai đoạn 1:
+ từ 05/2010 - 09/2010: chọn tên đề tài, đọc tài liệu, xây dựng đề cương sơ bộ.
+ từ 10/2010 - 08/2011: thu thập số liệu, tài liệu và tổ chức nghiên cứu viết đề
chi tiết và giáo án giảng dạy.

cương

- giai đoạn 2:
+ từ 09/2011 - 04/2012: thực hiện đề tài, áp dụng vào giảng dạy tại trường ptth ba vì

- giai đoạn 3:
+ tháng 05/2012: kết thúc, hoàn thiện đề tài để nộp.
I. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
a. quá trình thực hiện sáng kiến
1. khảo sát thực tế tại trường thpt ba vì
được tiến hành khảo sát tại 2 khối lớp 10 và khối lớp 11 năm học 2010 - 2011
a) tình trạng thực tế năm học 2010 - 2011:
trong những môn học giáo dục thể chất tổng kết có những nội dung đạt được chỉ tiêu do
bộ giáo dục-đào tạo đề ra, nhưng có những nội dung không đạt được kết quả còn đạt thấp.
thể lực của các em học sinh yếu chưa được nâng lên được để nhằm đáp ứng yêu cầu của
bộ giáo dục-đào tạo đề ra.
3


b) số liệu điều tra năm học 2010 - 2011
bảng tổng kết năm học 2010 - 2011
* khối lớp 10
học kỳ i
xếp
điểm
loại

thành
tích
chung

chạy ngắn 100 m 16’’

6.0


đạt

2

nhảy xa

3m

6.2

3

nhảy cao

4

chạy 1000m

tt

môn học

1

thành
tích
chung

học kỳ ii
điểm


xếp
loại

cả năm

15’’

6.4

đạt

đạt

đạt

3,5 m

7.2

khá

khá

1,15 m 6.4

đạt

1,20 m 7.1


khá

khá

4,5’

đạt

4,0’

khá

khá

6.1

7.0

* khối lớp 11
học kỳ i

học kỳ ii

thành
tích
điểm
chung

xếp
loại


thành
tích
chung

điểm

xếp
loại

16’’

6.1

đạt

14’’

7.0

khá

khá

2,05
m

6.3

đạt


2,15 m 7.4

khá

khá

6.4

đạt

13’

khá

khá

tt

môn học

1

chạy
100m

2

bật xa tại chỗ


3

chạy bền 3000
14’
m

ngắn

4

7.2

cả
năm


4

đẩy tạ

6,0 m

6.0

đạt

6,5 m

b. nội dung chủ yếu của sáng kiến
i. trình tự giảng dạy động tác các bài tập thể lực:

a) giai đoạn giới thiệu làm quen
b) giai đoạn tiến hành luyện tập
c) giai đoạn hoàn thành kỹ thuật phát triển thể lực
ii. phương pháp giảng dạy
a) phương pháp hoàn chỉnh và phân đoạn
b) phương pháp giảng dạy và làm mẫu
c) phương pháp thực hành và luyện tập
d) phương pháp sử dụng trò chơi và kiểm tra
e) phương pháp sửa chữa động tác sai
iii. cách tổ chức luyện tập
a) tổ chức luyện tập
b) đội hình luyện tập
iv. định lượng vận động trong buổi tập
a) lượng vận động
b) mật độ tập
v. đề phòng chấn thương và bảo hiểm giúp đỡ
a) đề phòng chấn thương
b) bảo hiểm giúp đỡ

5

7.0

khá

khá


* với những nội dung chủ yếu của sáng kiến đã xác định tôi áp dụng vào giảng dạy năm
học 2011 - 2012 và so sánh kết quả năm học 2010 - 2011.

tôi thấy các em phấn khởi tập luyện thể lực, kết quả học tập môn giáo dục thể chất tốt lên
rõ rệt.
c. phương pháp tổ chức giảng dạy nhằm nâng cao thể lực
cho học sinh trường thpt ba vì
i. trình tự giảng dạy các động tác, các bài tập thể lực
giảng dạy các động tác kỹ thuật mới, các bài tập thể lực bao gồm các giai đoạn:
- giới thiệu làm quen.
- tiến hành tập luyện toàn phần hoặc từng phần bài tập.
- hoàn thiện kỹ thuật, phát triển thể lực.
a. giai đoạn giới thiệu làm quen
nhằm giúp đỡ học sinh có khái niệm hình dung động tác đúng hoặc bài tập sẽ phải thực
hiện, ở giai đoạn này giáo viên giảng dạy cần phải:
- giới thiệu đúng tên bài tập, động tác tập
- thực hiện làm mẫu chuẩn mực kỹ thuật bằng cách nhanh và chậm toàn bộ động tác bài
tập.
- giải thích yếu lĩnh kỹ thuật cần thực hiện và ý nghĩa tác dụng của bài tập.
- với những bài tập hoặc động tác phức tạp cần làm mẫu từng phần, từng đoạn kết hợp
với giải thích.
b. giai đoạn tiến hành tập luyện
là giai đoạn thiết lập kỹ năng vận động mới cho học sinh. vì vậy cần căn cứ vào trình độ
thể lực, khả năng tiếp thu và độ khó của bài tập, của động tác mà sử dụng các phương
pháp.
- thực hiện toàn bộ bài tập hoặc động tác khi bài tập, động tác đơn giản dễ thực hiện. hoặc
bài tập động tác ấy không thể chia nhỏ ra được.
- thực hiện toàn phần khi bài tập hoặc động tác phức tạp nhưng có thể ngắt quãng thành
từng phân đoạn để luyện tập.
- thực hiện các động tác bổ trợ khi bài tập không thể tập luyện trực tiếp ngay được hoặc
không thể chia nhỏ.
6



- thực hiện bài tập với sự giúp đỡ của giáo viên hoặc học sinh khi học sinh đã nắm được
kỹ thuật nhưng chưa đủ tố chất thể lực để hoàn thành.
c. giai đoạn hoàn thành kỹ thuật, phát triển thể lực
là giai đoạn củng cố các kỹ năng, kỹ xảo động tác đã được hình thành, phát triển các tố
chất thể lực đã đạt được.
việc hoàn thành kỹ thuật được hình thành thông qua tổ chức các buổi học và tập luyện
thường xuyên, liên tục, có hệ thống.
trong giai đoạn này giáo viên giảng dạy cần chú ý:
- căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung buổi tập, đặc điểm học sinh và điều kiện sân bãi, dụng
cụ để quy định số lần tập luyện, cự ly và mật độ luyện tập. vận dụng những phương pháp
giảng dạy và phương pháp luyện tập nhằm mục đích giúp học sinh củng cố nâng cao,
những định hình động tác mới hình thành.
- có thể thay đổi số lần, cự ly, trọng lượng và yêu cầu độ chính xác, thời gian cần hoàn
thành, nhằm mục đích giúp đỡ cho học sinh dễ dàng nắm vững động tác bài tập.
- cần phát hiện kịp thời những sai lầm, nhất là những sai lầm có tính phổ biến, phân tích
nguyên nhân và kịp thời áp dụng những biện pháp sửa chữa động tác sai một cách có hiệu
quả đối với học sinh.
- trong giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật, phát triển thể lực, cần vận dụng một cách hợp lý
phương pháp sử dụng trò chơi, kiểm tra thi đấu nhằm mục đích gây không khí hào hứng,
đánh giá chất lượng tiếp thu của học sinh.
ii. phương pháp giảng dạy
có nhiều phương pháp giảng dạy, về cơ bản có thể chia ra những phương pháp chính sau:
- phương pháp hoàn chỉnh và phân đoạn.
- phương pháp giảng giải và làm mẫu.
- phương pháp thực hành và luyện tập.
- phương pháp sử dụng trò chơi và kiểm tra.
- phương pháp sửa chữa động tác sai.
a. phương pháp hoàn chỉnh và phân đoạn
1. phương pháp hoàn chỉnh


7


là phương pháp thực hiện toàn bộ động tác trọn vẹn từ đầu đến cuối, không phân thành
giai đoạn hoặc các bộ phận, động tác nhỏ.
giảng dạy theo phương pháp này học sinh nắm vững động tác một cách liên tục, không
tách rời mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận, các khâu quan trọng của động tác, tính chất
liên kết của động tác bị phá hoại. phương pháp này thích hợp khi giảng dạy những động
tác đơn giản hoặc những động tác mà các bộ phận liên hệ khăng khít không thể tách rời
được. đối với những động tác khó và phức tạp, vận dụng phương pháp này không kết quả
lắm vì trong cùng một lúc học sinh không thể tiếp thu ngay được động tác.
nếu chỉ dùng phương pháp này trong giảng dạy sẽ làm học sinh không nắm vững chi tiết
kỹ thuật, thiếu cơ sở cần thiết để luyện tập nâng cao, dễ mắc sai lầm khó chữa.
cần chú ý nếu vận dụng phương pháp hoàn chỉnh để giảng dạy những động tác phức tạp,
giáo viên giảng dạy cần nhấn mạnh những khâu mấu chốt của kỹ thuật, hạ thấp yêu cầu
như tốc độ, độ cao của học sinh hoàn thành động tác. ngoài ra có thể vận dụng những
động tác bổ trợ và kết hợp với phương pháp phân tích, phương pháp phân đoạn, tạo điều
kiện cho học sinh nhanh chóng nắm vững kỹ thuật động tác.
2. phương pháp phân đoạn.
là phương pháp chia động tác thành nhiều bộ phận hoặc giai đoạn, tiến hành giảng dạy
từng bộ phận theo một trình tự nhất định.
phân tích động tác phức tạp thành nhiều động tác đơn giản, học sinh bắt đầu tập luyện từ
những động tác đơn giản trước sau đó mới tập những động tác khó, phức tạp. như vậy sẽ
giảm bớt độ khó của động tác, tạo điều kiện để học sinh luyện tập nhiều những động
tác cơ bản. khi phân tích kỹ thuật một động tác ra nhiều động tác đơn lẻ
cần dựa vào những giai đoạn chủ yếu, những khâu mấu chốt kỹ thuật, phân tích kết cấu,
mối quan hệ của chúng với nhau và chọn được những động tác cơ bản nhất.
chú ý: khi phân chia những động tác thì những động tác riêng lẻ phải có tác dụng tạo điều
kiện tốt để hoàn thành động tác hoàn chỉnh. vận dụng phương pháp phân đoạn cần chú ý

nhấn mạnh vị trí, tác dụng và mối liên hệ của động tác đơn lẻ trong động tác hoàn chỉnh.
cũng không nên quá chú trọng tập các động tác đơn lẻ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình
thành động tác. vì vậy trong giảng dạy, sau khi học sinh đã nắm động tác đơn lẻ ở mức độ
nhất định, nên chuyển tập động tác hoàn chỉnh.
phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh và phân đoạn có liên quan mật thiết với nhau.

8


cần nhận rõ dùng phương pháp phân đoạn là tạo điều kiện để học sinh nắm vững động tác
hoàn chỉnh. tuỳ nội dung, đối tượng, trình độ học sinh mà vận dụng một cách linh hoạt.
thông thường khi giảng dạy động tác mới nên dùng phương pháp phân đoạn, chia lẻ động
tác ra nhiều phần để học sinh dễ tiếp thu. trong ôn luyện hoặc nâng cao chất lượng động
tác thường dùng phương pháp hoàn chỉnh.
b. phương pháp giảng giải và làm mẫu
giảng giải và làm mẫu là một trong những phương pháp cơ bản để xây dựng khái niệm
ban đầu về động tác trong luyện tập.
1. giảng giải
giảng giải là dùng lời nói để diễn đạt mục đích yêu cầu bài tập, quá trình kỹ thuật, những
điểm mấu chốt của động tác và phân tích bản chất, mối liên hệ hữu cơ giữa các kỹ thuật
động tác với nhau.
giảng giải cần chính xác và khoa học, đó là điều kiện cơ bản để hình thành những khái
niệm đúng đắn cho học sinh.
khi giảng giải cần chú ý:
- giảng giải chính xác, lời nói phải rõ ràng, thiết thực, ngắn gọn dễ hiểu nhưng phải sinh
động, hấp dẫn, có hình ảnh để học sinh dễ hình dung động tác.
- lúc đầu giảng dạy động tác cần giảng giải những vấn đề cơ bản, dần dần trong quá trình
luyện tập mới phân tích chi tiết. cần quan niệm giảng giải không phải chỉ làm khi giảng
dạy mà cả trong suốt quá trình luyện tập, kể cả khi nhận xét ở phần kết thúc. trong khi tập
nếu phát hiện thấy sai cần giảng giải lại thì phải chọn đúng thời cơ. thông thường cần đợi

học sinh kết thúc động tác mới chỉ cho họ chỗ sai. cũng có thể yêu cầu học sinh dừng
ngay ở chỗ sai ( nếu có thể được) để phân tích.
- khi giảng giải cần chú ý phân tích cả kỹ thuật đúng với những sai sót thường mắc phải,
làm cho học sinh phân biệt thế nào là động tác sai, thế nào là động tác đúng, nhận biết
được từng phần của động tác.
- ngoài trọng tâm là giảng giải kỹ thuật, còn cần giảng giải cả cách bảo hiểm và cách tự
bảo hiểm. cần nói rõ những trường hợp có thể xảy ra tai nạn, chấn thương và cách đề
phòng, cách dùng từ ngữ phải khéo léo, đúng mực không để gây ấn tượng, tâm lý sợ sệt
cho học sinh.
- kết hợp chặt chẽ giảng giải với làm mẫu để bổ sung minh họa giúp học sinh hiểu rõ
ràng, nhanh chóng. phải kết hợp linh hoạt giữa giảng giải và luyện tập. kết hợp

9


tốt sẽ là biện pháp điều chỉnh mật độ luyện tập, học sinh suy nghĩ tiếp thu lý luận, bài tập
sẽ cân đối toàn diện, phù hợp với trình độ học sinh.
2. làm mẫu
làm mẫu là một trong những phương pháp xuất phát từ nguyên tắc trực quan. phương
pháp làm mẫu là giáo viên giảng dạy hoặc sử dụng học sinh đã được bồi dưỡng trước
làm động tác mẫu để lớp học xem, qua đó học sinh nắm được hình tượng, kết cấu và trình
tự của động tác.
khi làm mẫu cần chú ý:
- động tác mẫu phải chính xác, đẹp, phối hợp hoàn thiện. căn cứ vào đặc điểm nội dung,
mục đích và yêu cầu giáo án huấn luyện mà làm động tác thể hiện mạnh mẽ hoặc nhẹ
nhàng, nhanh nhẹn, nhịp điệu, khéo léo, linh hoạt.
- chọn vị trí và phương hướng làm mẫu sao cho học sinh dễ dàng quan sát được toàn bộ
động tác, nhất là những động tác chủ yếu. khi cần thiết có thể làm hai đến ba hướng khác
nhau. với những động tác đơn giản có thể để học sinh vừa nhìn vừa làm theo, cũng có thể
dùng phương pháp soi gương; khi đó giáo viên giảng dạy đứng đối diện với học sinh.

- thông thường mỗi buổi tập thể lực nội dung mới cần có hai giáo viên, khi giảng dạy một
người giảng, một người làm mẫu. nếu chỉ có một người giảng dạy, cần chọn một học sinh
có khả năng, bồi dưỡng trước về kỹ thuật động tác, về phương pháp làm mẫu để phối hợp
giảng giải và làm mẫu động tác mới cho lớp học. nếu nội dung giảng dạy cần một tập thể
trình bày động tác thì cần bồi dưỡng trước đội mẫu.
- cách trình bày động tác mẫu:
+ làm toàn bộ một hai lần để học sinh có khái niệm về bài tập hoặc động tác.
+ phân chia bài tập, động tác ra từng phần hoặc cử động để làm mẫu. nếu là động tác liên
hoàn không thể chia ra từng phần, từng cử động thì cần làm chậm, giảng giải trước hoặc
sau khi thực hiện động tác.
+ làm lại toàn bộ một hoặc hai lần để học sinh khái quát toàn bộ động tác và sự liên quan
giữa các thành phần của bài tập hoặc động tác.
cần kết hợp chặt chẽ giữa giảng giải và làm mẫu, giảng giải sẽ phân tích rõ bản chất, mối
quan hệ giữa các động tác, nâng cao nhận thức tư duy cho học sinh. làm mẫu để minh hoạ
sinh động phần lý luận đã giảng giải, giúp học sinh thấy động tác một cách cụ thể. hai
phương pháp này bổ sung cho nhau tạo thành phương pháp thống nhất hoàn chỉnh trong
giảng dạy.
c. phương pháp thực hành luyện tập
10


luyện tập là một trong những phương pháp cơ bản để học sinh nắm vững kiến thức kỹ
năng rèn luyện thể lực. phương pháp luyện tập là phương pháp dùng các hình thức hoạt
động trực tiếp của cơ thể làm cho học sinh hiểu được kết cấu và quá trình động tác; trên
cơ sở ấy hình thành kiến thức kỹ năng và phát triển các tố chất cơ thể.
chỉ bằng phương pháp luyện tập học sinh mới cảm giác được phương hướng, nhớ được
thứ tự quá trình động tác, tốc độ di chuyển cơ thể, tốc độ nhịp điệu động tác, biết được vị
trí cơ thể trong không gian và sự phối hợp dùng sức co duỗi các cơ nhịp nhàng.
phương pháp luyện tập rất phong phú và linh hoạt, thường có những phương pháp chủ
yếu: phương pháp luyện tập lặp lại, phương pháp luyện tập thay đổi, phương pháp sử

dụng trò chơi và thi đấu. tuỳ theo nhiệm vụ, nội dung chương trình, đặc điểm hoc sinh và
điều kiện giảng dạy mà vận dụng phương pháp nào cho phù hợp.
1. phương pháp lặp lại
luyện tập lặp lại là phương pháp làm đi làm lại nhiều lần một động tác nhất định. đặc
điểm của phương pháp này là hình thức kết cấu động tác thường không thay đổi, học
sinh chỉ căn cứ theo động tác quy định luyện tập. vận dụng phương pháp này cần căn cứ
nhiệm vụ, nội dung buổi tập, đặc điểm học sinh, điều kiện sân bãi dụng cụ mà quy định
số lần luyện tập, cư ly, trọng lượng và mức độ luyện tập.
phương pháp luyện tập lặp lại giúp học sinh củng cố, nâng cao định hình động tác mới
hình thành, sửa chữa động tác sai và phát triển tố chất cơ thể.
2. phương pháp thay đổi
trong những điều kiện cho phép, giáo viên giảng dạy có thể thay đổi số lần, cự ly, trọng
lượng và yêu cầu luyện tập, giảm nhẹ hoặc tăng thêm sức chịu đựng của học sinh nhằm
mục đích giúp cho học sinh nhanh chóng nắm được động tác.
với những học sinh khả năng tiếp thu bị hạn chế, giáo viên giảng dạy có thể thay đổi kết
cấu động tác, giảm bớt độ khó của động tác để học sinh kịp suy nghĩ và thực hiện động
tác.
những động tác bổ trợ tương tự như bài tập cũng là vận dụng phương pháp thay đổi luyện
tập. tập bổ trợ được áp dụng khi các bài tập không thể chia ra từng phần vì tính chất liên
kết chặt chẽ của động tác, đồng thời cũng không thể tập hoàn chỉnh toàn bộ vì mức độ
phức tạp, trong trường hợp này trước hết phải tập các động tác bổ trợ. các động tác bổ trợ
phải phục vụ trực tiếp hoặc gần giống với động tác định học.
khi tập bổ trợ cần chú ý chỉ tập với số lần vừa đủ để chuyển sang tập động tác chính một
cách thuận lợi. nếu duy trì tập bổ trợ quá dài, động tác bổ trợ định hình bền vững sẽ gây trở
ngại cho việc nắm kỹ thuật động tác định học. vì vậy giáo viên giảng dạy cần lựa chọn động
11


tác bổ trợ, số lần và thời gian tập phù hợp với trình độ của học sinh nhằm mục đích giúp cho
học sinh nhanh chóng nắm được kỹ thuật động tác một cách thuận lợi.

thay đổi hoàn cảnh, điều kiện tập luyện, vận dụng địa hình tự nhiên, khí hậu, ánh sáng,
sân bãi, dụng cụ sẽ gây hưng phấn cho học sinh luyện tập.
vận dụng phương pháp luyện tập thay đổi cần phải có mục đích, nhiệm vụ rõ ràng và
phải thay đổi một cách thích đáng để động viên học sinh tích cực tập luyện, thuận tiện
việc tổ chức giảng dạy. tránh lạm dụng sử dụng bài tập, thay đổi quá nhiều ảnh hưởng
đến tổ chức, thời gian và không hiệu quả trong giảng dạy.
d. phương pháp sử dụng trò chơi và kiểm tra thi đấu.
trong giờ giảng dạy thể lực sử dụng trò chơi để luyện tập sẽ gây không khí hào hứng, sôi
nổi, động viên được tinh thần tích cực, hăng say luyện tập. tuỳ nhiệm vụ, tính chất buổi
luyện tập mà chọn nội dung trò chơi phù hợp. sau phần khởi động thường tổ chức những
trò chơi ngắn, quy tắc đơn giản để gây hưng phấn trước khi luyện tập phần cơ bản. kết
thúc buổi tập cũng có thể cho học sinh chơi trò chơi nhẹ để nhanh chóng hồi
phục cơ thể. cũng có thể sử dụng trò chơi giữa buổi tập để điều chỉnh mật độ và thay đổi
không khí luyện tập. trò chơi còn là hình thức luyện tập phát triển tố chất cơ thể rất tốt.
dưới hình thức trò chơi, khối lượng vận động của học sinh được tăng cường.
cần chú ý phải lựa chọn trò chơi thật thích hợp với nội dung buổi tập. nếu không trò chơi
sẽ không phát huy tác dụng tích cực, mà ngược lại sẽ làm phân tán nội dung luyện tập.
điều quan trọng là giáo viên giảng dạy phải tổ chức tập luyện thật khoa học, giảng giải
quá trình, quy tắc trò chơi thật ngắn gọn, dành thời gian để tập luyện kỹ thuật.
kiểm tra thi đấu là hình thức tập luyện sinh động và phức tạp. ngay trong giờ giảng dạy
kỹ thuật đã có thể tổ chức kiểm tra, thi đấu dưới những hình thức đơn giản ngắn gọn.
có nhiều hình thức kiểm tra cá nhân, tổ, nhóm. trong quá trình kiểm tra thi đấu, chất
lượng kiến thức kỹ thuật sẽ được học sinh biểu hiện rõ rệt. trong điều kiện kiểm tra, thi
đấu phức tạp, nếu định hình động tác chưa xây dựng vững chắc thì tự nó sẽ dễ bị phá vỡ.
trong thi đấu, ý chí, tư tưởng, tình cảm và tố chất cơ thể sẽ được biểu hiện rõ ràng. vì vậy
chỉ nên tổ chức thi đấu sau khi học sinh đã nắm vững kiến thức và kỹ thuật, nếu không thi
đấu sẽ không có tác dụng tốt mà còn phá hoại quá trình hình thành kỹ thuật động tác.
e. phương pháp ngăn ngừa và sửa chữa động tác sai.
trong quá trình luyện tập, học sinh có thể tiếp thu sai một số động tác, đó là điều tất yếu.
vì vậy giáo viên giảng dạy phải luôn chú ý ngăn ngừa, đồng thời phải có biện pháp sữa

chữa những động tác đó để học sinh nắm vững được kỹ thuật chính xác dần dần nâng cao
chất lượng giờ luyện tập. cách ngăn ngừa những động tác sai có liên quan đến nhiều vấn
12


đề như: nội dung chương trình, phương pháp tổ chức giảng dạy của giáo viên, đặc điểm
của học sinh. đó là vấn đề tổng hợp phức tạp.
ngăn ngừa và sửa chữa động tác sai là vấn đề quan trọng trong cả quá trình tập luyện, đặc
biệt là giai đoạn ban đầu. muốn giảng dạy và luyện tập có chất lượng cao thì phải có
phương pháp giảng dạy khéo léo để học sinh không mắc sai sót. khi đã phát hiện thấy sai,
giáo viên phải tìm đúng nguyên nhân, từ đó định ra phương pháp sửa chữa thích hợp.
ngăn ngừa và sửa chữa động tác sai không phải chỉ là công việc riêng của giáo viên mà
còn của cả học sinh. trong hai mặt ngăn ngừa và sửa chữa thì ngăn ngừa là chủ yếu. bởi
nếu để tập luyện với động tác sai tiếp tục kéo dài sẽ trở thành định hình, thành cố tật càng
để lâu càng khó sữa chữa, cản trở sự phát triển trình độ của học sinh, kể cả về kỹ thuật và
thể lực.
1. phương pháp ngăn ngừa động tác sai
để ngăn ngừa động tác sai giáo viên giảng dạy cần phải giảng giải đầy đủ, phân tích rõ
ràng, có trọng tâm, kết hợp với động tác mẫu chính xác, đẹp. phải làm cho học sinh hứng
thú trong tập luyện, tập trung tư tưởng, biết phân tích động tác, quan sát và phân biệt
đúng, sai. ngay trong khi giảng giải và cả trong lúc tập luyện giáo viên giảng dạy cần nói
trước những gì sai sót thường mắc phải và cách sửa chữa. tổ chức tập luyện chặt chẽ,
nghiêm túc, bảo hiểm chu đáo.
2. phương pháp sửa chữa động tác sai.
phương pháp sửa chữa động tác sai thường được tiến hành theo các bước sau:
* phát hiện kịp thời động tác sai:
điều quan trọng trong việc uốn nắn sửa chữa động tác sai của học sinh là giáo viên giảng
dạy cần phải phát hiện kịp thời động tác sai và có biện pháp sửa chữa ngay. thường mỗi
môn hoặc động tác học sinh mắc phải một số sai lầm phổ biến nhất định. ngay trong quá
trình chuẩn bị nội dung giáo án, giáo viên giảng dạy cần dự kiến trước những sai lầm ấy

từ đó làm cơ sở để phát hiện kịp thời động tác sai của học sinh, đồng thời có biện pháp
đúng để sửa chữa.
cần chú ý quan sát phát hiện động tác sai của học sinh có trọng điểm mà quan trọng hơn là
phát hiện những sai lầm phổ biến và chủ yếu của lớp học, ngoài ra giáo viên giảng dạy cần
hướng dẫn cách quan sát, đánh giá phát hiện động tác sai cho học sinh.
* phân tích nguyên nhân sai lầm:
những nguyên nhân thường dẫn đến động tác sai là:
13




về phía hoc sinh:

- chưa hiểu rõ yêu cầu của bài tập hoặc chi tiết động tác cần tập luyện, chưa hiểu rõ lời
giảng giải, chưa biết quan sát và phân tích động tác mẫu. vì vậy chưa có khái niệm đầy đủ
và chính xác về động tác.
- chưa tập trung tư tưởng khi giáo viên làm mẫu động tác và giảng giải, tinh thần tập chưa
hứng thú, chưa tích cực.
- tình trạng sức khoẻ không tốt, hoặc do mệt mỏi quá sức.
- trình độ vận động và trình độ thể lực chưa đáp ứng yêu cầu của bài tập.
- chưa biết cách sử dụng sức hợp lý trong khi thực hiện động tác, cũng có thể xuất hiện
tâm lý sợ sệt, không tin vào khả năng của mình.


về phía giáo viên giảng dạy:

- có thể do giảng giải không rõ ràng, phân tích chưa đầy đủ hoặc giảng giải không có
trọng điểm làm học sinh khó tiếp thu động tác.
- động tác mẫu không chính xác hoặc do chọn hướng trình bày động tác mẫu chưa hợp lý

nên học sinh không quan sát đầy đủ.
- vận dụng các phương pháp giảng dạy không khéo léo, chưa khoa học, cũng có thể do tổ
chức tập luyện không hợp lý, tổ chức bảo hiểm, giúp đỡ không chu đáo.
* sửa chữa động tác sai:
trong giảng dạy học sinh có thể mắc nhiều động tác sai cùng một lúc, nhất là giai đoạn
đầu khi động tác chưa được củng cố. trường hợp này giáo viên giảng dạy cần chú ý sửa
chữa những động tác chủ yếu trước, dần dần trong quá trình tập luyện mới sửa đến các
phần sai thứ yếu sau.
một số phương pháp sửa chữa động tác sai thường được sử dụng:
- giảng dạy những phần trọng tâm, làm mẫu lại động tác để học sinh nắm vững yếu lĩnh
và quá trình động tác. trong lúc giảng dạy và làm mẫu lại cần nhấn mạnh những khâu tập
mắc sai lầm, phân tích nguyên nhân sai lầm đã mắc.
- sử dụng những bài tập bổ trợ để sửa chữa động tác sai. tuỳ tính chất sai lầm mà vận
dụng động tác bổ trợ. có thể sử dụng động tác phụ có yêu cầu thấp hơn hoặc khó hơn, yêu
cầu cao hơn để học sinh thực hiện.
- vận dụng các hình thức giúp đỡ, hạn chế, cố định, ký tín hiệu, dấu hiệu để học sinh có
cảm giác không gian, thời gian, cảm giác tốc độ, xác định được động tác và vị trí cơ thể
khi thực hiện động tác.
14


- phát triển tố chất cơ thể đáp ứng yêu cầu tập luyện và khắc phục những sai lầm mắc
phải. phương pháp này cần được quán triệt ngay từ những bài tập đầu tiên của giảng dạy
thể lực.
khi sửa chữa động tác sai cần chú ý:
- sửa đúng nguyên nhân, sửa kịp thời không để kéo dài thành cố tật. sửa những gì sai
thuộc về bản chất, về nội dung của kỹ thuật trước, những gì sai về hình thức, chi tiết sẽ
sửa sau.
- sửa những gì sai mang tính phổ biến trong lớp học trước, những gì sai có tính cá biệt sẽ
sửa sau.

việc tìm phương pháp sửa chữa động tác sai sao cho có hiệu quả, nhanh chóng là việc rất
khó, tuỳ thuộc vào khả năng, trình độ và kinh nghiệm của giáo viên giảng dạy. vì vậy
giáo viên giảng dạy cần luôn đi sâu nghiên cứu những phương pháp, biện pháp sửa chữa
những sai lầmn tốt nhất, có hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng giảng dạy.
iii. cách tổ chức tập luyện
a. tổ chức tập luyện
một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình tiến hành tập là giáo viên phải biết
vận dụng thành thạo cách tổ chức cho phù hợp với nội dung, yêu cầu, trình độ của học
sinh và điều kiện sân bãi, dụng cụ. có 3 cách cơ bản để tổ chức tập luyện.
1. tổ chức tập đồng loạt
tập đồng loạt là tất cả lớp học cùng tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. thí dụ:
toàn lớp tập thể dục theo nhịp hô thống nhất của giáo viên hoặc lớp trưởng. cách tổ chức
này thường được áp dụng khi khởi động hoặc hồi tĩnh.
2. tổ chức tập từng nhóm
tập từng nhóm là lớp tập chia ra thành từng nhóm (có thể là các tổ) mỗi tổ tập là một nội
dung khác nhau, ở những vị trí khác nhau, sau đó luân phiên thay đổi. từng tổ tập do tổ
trưởng phụ trách. giáo viên giảng giảy là người điều hành chung các nhóm thực hiện bài
tập. cần chú ý phải phân phối đều thời gian và luân phiên cho các nhóm tập đủ các nội
dung của bài tập. cách tổ chức tập này thường áp dụng ở phần cơ bản.
3. tổ chức tập từng người
từng người nghiên cứu tập từng cử động của mỗi động tác phức tạp hoặc từng phần của
một bài tập tổng hợp, liên hoàn. căn cứ vào điểm còn yếu, những phần cần thục luyện,
giáo viên giảng dạy nêu yêu cầu cần tập cho từng người, có thể có hoặc không có sự theo

15


dõi giúp đỡ của giáo viên, hướng dẫn viên. cách tập từng người thường được áp dụng khi
cần ôn luyện những kỹ thuật còn yếu hoặc khi chuẩn bị cho kiểm tra.
để tận dụng sân bãi, dụng cụ và tăng số lần tập luyện cần vận dụng cách tập luyện từng

người theo lối nước chảy, tức là người nọ nối tiếp người kia lần lượt trên dụng cụ.trong
cùng một buổi tập có thể kết hợp cả hai cách tập từng nhóm và cách tập từng người gọi là
cách tập hỗn hợp. cách tập hỗn hợp thường được áp dụng khi trình độ của học sinh không
đồng đều.
b. đội hình luyện tập
trong giảng dạy thể lực sử dụng nhiều loại đội hình tập; vì vậy giáo viên giảng dạy cần
lựa chọn, áp dụng đội hình nào để tận dụng được sân bãi, dụng cụ, tăng cường được
thời gian tập luyện, nâng cao được mật độ tập. lựa chọn đội hình tập luyện cần căn cứ
vào tính chất môn tập, điều kiện bảo đảm (sân bãi, thiết bị, số lượng, dụng cụ ) và nhiệm
vụ của buổi tập.
1. đội hình giảng dạy, làm mẫu
đội hình giảng dạy, làm mẫu phải đạt yêu cầu sao cho tất cả học sinh nhìn thấy rõ, đầy đủ
động tác, thuận lợi cho việc tiếp thu bài tập. tuỳ địa hình, quân số và đặc điểm môn tập, đội
hình đơn vị tập thường sử dụng khi giáo viên giảng dạy làm mẫu là:
- đội hình 2 đến 4 hàng ngang xen kẽ (hàng chẵn bước qua trái hoặc phải 1 bước).
- đội hình chữ l (mỗi cạnh 1 đến 3 hàng ngang).
- đội hình chữ u (mỗi cạnh 1 đến 3 hàng ngang).
2. đội hình tập luyện
đội hình tập luyện có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, chất lượng buổi tập. vì vậy sử dụng
đội hình tập phải phù hợp với môn tập, nội dung tập, yêu cầu buổi tập và điều kiện sân
bãi dụng cụ.
đội hình tập có các loại:
- đội hình nhiều hàng ngang xen kẽ (thường hàng chẵn qua trái hoặc qua phải 1 bước).
đội hình này thường dùng để tập đồng loạt như tập thể dục, khởi động bài phát triển toàn
diện, tập bổ trợ đồng loạt cả lớp.
- đội hình hàng ngang lần lượt tập.
thí dụ: mỗi hàng ngang năm người tập chạy tăng tốc độ lần lượt từng hàng.
- đội hình hàng ngang thứ tự ra tập từng người.
thí dụ: nhảy cao hoặc nhảy xa.
16



- đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
- đội hình một hàng dọc tập theo “dòng nước chảy”.
- đội hình 2 hàng dọc lần lượt 2 người tập (có thể tập 3 hàng dọc nếu điều kiện cho phép).
- đội hình vòng tròn quay mặt vào giữa.
- đội hình vòng tròn di chuyển.
tập đội hình vòng tròn, giáo viên đi ngược hướng của đội hình để dễ quan sát, sửa động
tác sai.
đội hình giảng giải, làm mẫu

*****************
*****************
*****************
đội hình hàng ngang xen kẽ

*
* *
*
* *
*
* *
*
* *
*
* *
17


*

* *
*
* *
*
*

* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *

* * * * * * * * * * *
đội hình chữ l

**

**

**

**

**

**

**

**

**


**

**

**
**

**

** * * * * * * * * * * * * * * * * **
* * * * * * * * * * * * * * * * * * **
đội hình chữ u
đội hình tập luyện
4 3 2 1
* * * *

*

* * * *

*

* * * *
18


* * * *
* * * *

********


* * * *

*********

hàng ngang lần lượt tập

hàng ngang thứ tự tập

*
*

*

*

*

* *

* *

* *

*

*

* *


*

* *
*

*

*
đội hình vòng tròn dịch chuyển

**
**

*

**
**
**
19

*
* *

* *

*
đội hình vòng tròn

*


* *

* *

*

**

*

* *


**

**

đội hình hàng dọc; dòng nước chảy
iv. định lượng vận động trong buổi tập.
a. lượng vận động.
lượng vận động là những tác động của bài tập đối với cơ thể được thể hiện bởi sức chịu
đựng về mặt sinh lý của cơ thể trong quá trình tập luyện. xác định lượng vận động phù
hợp, chính xác sẽ giúp học sinh tiếp thu nhanh và nâng cao kỹ thuật, phát triển tố chất thể
lực, nâng cao sức khoẻ. nếu lượng vận động quá cao sẽ làm tổn hại đến cơ thể. ngược lại,
lượng vận động quá thấp sẽ ít có tác dụng không gây được những biến đổi sinh lý mong
muốn nhằm phát triển thể lực.
1. các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vận động
năng lực thể thao được phát triển trước hết nhờ lượng vận động tập luyện. những yếu tố
ảnh hưởng đến lượng vận động gồm: khối lượng, cường độ, mật độ, thời gian và chất
lượng hành thành động tác.

- số lượng bao gồm số lần luyện tập, cự ly quãng đường.
- cường độ là tỷ số lượng vận động trên đơn vị thời gian.
- mật độ là tỷ lệ thời gian luyện tập thực tế với tổng số giờ thực hiện buổi tập. mật độ vận
động có liên quan chặt chẽ đến số lượng vận động. mật độ tập luyện chịu ảnh hưởng lớn
bởi số lượng dụng cụ sân bãi và phương pháp tổ chức huấn luyện của giáo viên.
thời gian thể hiện tổng số giờ luyện tập của bài giảng.
- chất lượng động tác có ảnh hưởng nhiều đến khối lượng vận động. làm đúng động tác
có khi lượng vận động lớn: thí dụ chạy đà dậm nhảy đúng trong tập luyện nhảy xa sẽ đạt
thành tích tốt. ngược lại, cũng có khi lượng vận động lại nhỏ. thí dụ: kỹ thuật động tác
nhảy xa tốt sẽ ít tốn sức hơn so với người nhảy xa chưa hoàn thiện.
2. cách sắp xếp nâng cao lượng vận động
điều chỉnh lượng vận động trong quá trình tập luyện phù hợp với trình độ, khả năng học
sinh phải tuân thủ theo các nguyên tắc hệ thống, củng cố, bảo đảm tính thường xuyên và
20


nâng dần lượng vận động từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng nhằm phát triển các tố chất cơ
thể, hoàn thiện thể lực. trình độ vận động, khả năng tiếp thu của học sinh, chế độ sinh
hoạt, học tập, lao động, tập luyện và đặc điểm thời tiết là những nhân tố ảnh hưởng đến
lượng vận động.
có 3 phương pháp để tăng lượng vận động một cách có hệ thống trong quá trình luyện tập
là:
a. tăng theo đường thẳng
tăng lượng vận động là tăng cường sự thích ứng của cơ thể, phát triển các tố chất, nâng
cao kỹ thuật và thành tích vận động. vì vậy tuỳ thuộc trình độ, khả năng của học sinh và
tình hình cụ thể mà tăng dân dần lượng vận động.
lượng vận động tăng theo đường thẳng là bắt đầu từ lượng vận động tương đối thấp sau
đó nâng dần từ buổi tập này so với buổi tập trước, từ tuần này tăng dần sang tuần sau,
tháng sau tập nặng hơn tháng trước (hình 1).
b. tăng theo bậc thang

tăng lượng vận động trên cơ sở có thể đã thích ứng với khối lượng vận động hiện tại, dần
dần tăng thêm khối lượng, làm cho cơ thể thích ứng với lượng vận động mới ở mức cao
hơn.

lượng vận động

tăng lượng vận động theo bậc thang là áp dụng cùng một lượng vận động trong một số
buổi tập. sau đó sắp xếp lượng vận động khác cao hơn trong một số buổi tập tiếp theo
(hình 2).

thời gian
21


lượng vận động

hình 1

thời gian
hình 2
c. tăng theo làn sóng:
dựa trên cơ sở cơ thể đã thích ứng và củng cố, nắm vững quy luật hồi phục để vận dụng
tăng lượng vận động theo làn sóng.
tăng lượng vận động theo làn sóng là tăng dần lượng vận động đến một đỉnh làn sóng,
sau đó hạ thấp để chuẩn bị áp dụng mọt lượng vận động tới một đỉnh mới cao hơn đỉnh
cũ và cứ thể trong cả quá trình luyện tập. (hình 3)
cần chú ý mỗi lần tăng lượng vận động gồm có ba giai đoạn:
+ giai đoạn tăng khối lượng
+ giai đoạn thích ứng
+ giai đoạn củng cố

chỉ trên cơ sở cơ thể đã thích ứng và củng cố mới tăng thêm khối lượng. tốc độ và số
lượng tăng khối lượng vận động đến mức nào còn tuỳ thuộc trình độ vận động, sự thích
ứng cơ thể, đặc điểm học sinh mà quyết định. trong khi tăng lượng vận động, giáo
viên phải theo dõi, quan sát học sinh, nắm vững quy luật hồi phục và hồi phục vượt mức
mà bố trí điều chỉnh khối lượng cho thích hợp.
22


lượng vận động

thời gian
hình 3
3. phương pháp điều chỉnh lượng vận động.
để tăng hay giảm lượng vận động của một buổi tập, phải điều chỉnh khối lượng và cường
độ vận động. một số phương pháp điều chỉnh lượng vận động thường được áp dụng là:
a. điều chỉnh số lần, khoảng cách, trọng lượng, tốc độ
thí dụ: tăng hoặc giảm số lần nhảy xa. tăng hoặc giảm khoảng cách chạy. tăng hoặc giảm
tốc độ chạy.
b. điều chỉnh thời gian
tăng hoặc giảm tổng thời gian tập luyện, tăng hoặc giảm thời gian nghỉ trong lúc tập
luyện.
c. thay đổi độ khó động tác
tăng hoặc giảm mức độ phức tạp của bài tập, thay đổi góc độ động tác, thay đổi thứ tự
luyện tập động tác.
d. thay đổi cường độ, mật độ tập luyện
tăng hoặc giảm thời gian nghỉ giữa mỗi đợt tập chạy tại chỗ, nhấc cao đùi.

23



trong một buổi tập cần phân phối khối lượng vận động thích hợp. phần đầu giờ tập khối
lượng vận động nhỏ. lượng vận động được tăng dần, đỉnh cao nhất là lượng vận động
thường vào 2/3 tiết học (2/3 phần cơ bản trong giáo án) sau đó lượng vận động giảm dần.
để đánh giá lượng vận động của bài tập nặng hay nhẹ, giáo viên cần quan sát, nhận biết
cảm giác, chủ quan của học sinh và kết hợp kiểm tra của y tế.
thí dụ: nếu lượng vận động quá nặng sẽ thấy học sinh thở gấp, toát mồ hôi, mặt tái nhợt
hoặc đỏ tía, động tác thiếu chính xác, theo dõi y học thấy nhịp tim quá cao.
cần chú ý là lượng vận động tăng hay giảm còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu
và trạng thái tâm lý. trời lạnh có thể chịu đựng được lượng vận động cao. trời nóng nực
cần giảm bớt lượng vận động. trạng thái tâm lý ức chế thì lượng vận động nhẹ cũng có
thể thành nặng. ngược lại, trạng thái tâm lý hưng phấn có thể chịu đựng lượng vận động
cao một cách dễ dàng.
b. mật độ tập
mật độ tập là thời gian sử dụng hợp lý trong một buổi tập. mật độ được thể hiện bằng tỷ
số giữa thời gian sử dụng hợp lý so với thời gian cả buổi tập.
1. phân loại mật độ tập
có hai loại mật độ: mật độ chung và mật độ vận động.
a. mật độ chung: là tỷ số thời gian sử dụng hợp lý cho tập luyện so với thời gian của cả
buổi tập. thời gian hợp lý đó là:
- thời gian làm các thủ tục:
nắm sỹ số, nêu nhiệm vụ và yêu cầu buổi tập, kiểm tra hoc sinh và nhận xét buổi tập.
- thời gian giảng giải làm mẫu, phân tích và sửa chữa kỹ thuật sai.
- thời gian tổ chức luyện tập như: thay đổi đội hình, thay đổi phương pháp tập, di chuyển
vị trí tập.
các thời gian còn lại coi như không hợp lý, thí dụ giảng giải dài dòng, dãn đội hình chậm,
lúng túng, tác phong học sinh không khẩn trương, tổ chức tập luyện không khoa học, học
sinh mất nhiều thời gian chờ đợi.
nếu thời gian buổi tập là 45 phút, thời gian sử dụng hợp lý cho giảng giải và luyện tập là
32 phút, mức độ tập sẽ là:
(32’ x 100)

= 71%

24


45’
b. mật độ vận động: là tỷ số thời gian thực tế tập luyện so với thời gian của cả buổi tập.
thí dụ: thời gian của buổi tập là 45 phút nhưng thực tế học sinh chỉ tập được 20 phút còn
lại là nghe giảng giải, di chuyển đội hình, xem làm mẫu.
mật độ vận động của buổi tập là:
(20’ x 100)
= 37%
45’
2. phương pháp điều chỉnh mật độ tập
mật độ tập cao hay thấp có quan hệ làm cho lượng vận động nặng hay nhẹ và có ảnh
hưởng đến chất lượng dạy học. điều chỉnh mật độ tập cho phù hợp là một trong những
tiêu chuẩn để đánh giá trình độ dạy học.
trong giảng dạy thể lực phải cố gắng để đạt được mật độ tập tối đa. trong thực tế giảng
dạy có những cần giảm mật độ tập.
thí dụ: khi thời tiết thay đổi hoặc khi phát hiện thấy số đông học sinh mệt mỏi cũng cần
giảm mật độ vận động.
a. điều chỉnh mật độ tập trong từng giai đoạn hình thành kỹ xảo:
- giai đoạn 1: là giai đoạn bắt đầu học kỹ thuật mới, thời gian của các buổi tập dành cho
giáo viên giảng giải, phân tích và uốn nắn, sửa chữa động tác sai nhiều. vì vậy mật độ
trong giai đoạn này thấp, nhưng mật độ chung phải cao.
- giai đoạn 2: là giai đoạn tập luyện. ở giai đoạn này qua quá trình được tập đi tập
lại nhiều lần, những động tác sai dần dần bị loại trừ, trình độ kỹ thuật dần dần được
nâng lên. cần điều chỉnh mật độ vận động ngày càng nâng cao cho phù hợp với yêu cầu
của giai đoạn này.
- giai đoạn 3: là giai đoạn thục luyện. đây là giai đoạn luyện tập để kỹ thuật đạt tới mức chuẩn

xác, hoàn thiện. vì vậy giai đoạn này cần phải nâng mật độ vận động tới mức tối đa.
b. điều chỉnh mật độ tập trong một buổi tập:
mật độ tập của buổi tập phải phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng môn học, với yêu
cầu của buổi tập, phù hợp với trình độ thể lực và tình trạng sức khoẻ, thời tiết, khí hậu,
điều kiện sân bãi, dụng cụ hiện có của nhà trường.
để thực hiện được mật độ cao trong buổi tập cần phải:

25


×