Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG MẠI DÂM ĐƯỜNG PHỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.56 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Khoa Văn hóa học


Đề tài môn Quản lý văn hóa

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
MẠI DÂM ĐƯỜNG PHỐ

Lớp: Cao học Văn hóa K12
Thành viên nhóm:
- Trần Thúy Liễu
- Đỗ Thị Minh Nhật
- Nguyễn Thúy Nga
- Nguyễn Thị Thu
- Nguyễn Thị Đoan Trang

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 6 năm 2012


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mại dâm là một hiện tượng xã hội, có lịch sử tồn tại lâu đời cả ở phương Đông và
phương Tây. Truyền thống văn hóa Việt vốn chịu nhiều tư tưởng của Nho giáo thì tệ nạn
mại dâm bị lên án cực lực. Nếu trong một làng, một dòng họ có người làm nghề bán dâm
thì bị cả dòng họ, cả làng lên án và ruồng bỏ đối với những cá nhân liên quan.
Theo quan niệm xưa, người bán dâm làm ảnh hưởng, hoen ố đến hình ảnh và danh
dự của cả một làng, một dòng họ nên không thể chấp nhận được. Ngày nay, khi nền kinh
tế thị trường thâm nhập sâu vào đời sống xã hội thì tệ nạn mại dâm lại có nhiều biến
tướng mới. Xu thế hoạt động mại dâm ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Đặc biệt tại thành


phố Hồ Chí Minh, một thành phố có nền kinh tế - văn hóa mở, một thành phố hội nhập
nhanh với khu vực, thế giới và thời đại, tệ nạn mại dâm gia tăng và có dấu hiệu phát sinh
nhanh, núp bóng dưới nhiều hình thức, nhiều nơi diễn ra công khai.
Trước việc quản lý, phòng chống gắt gao của ngành chức năng, mại dâm có dịu
xuống, nhưng ở bề nổi, còn thực chất bên trong vẫn ngấm ngầm, diễn biến phức tạp. Do
vậy, để quản lý, chấn chỉnh tốt những hành vi như hoạt động mại dâm, đòi hỏi cơ quan
quản lý, các cấp, các ngành về văn hóa, giáo dục nhìn nhận vấn đề mại dâm, gái bán dâm
như một chủ thể với cái nhìn tòan diện. Chỉ khi nhận thức được, xác định được vấn đề
một cách rõ ràng, cụ thể ta mới có thể đưa ra giải pháp điều chỉnh nó.
Tiểu luận về “Quản lý nhà nước về hoạt động mại dâm đường phố” được nhóm
lựa chọn để đi vào nhìn nhận vấn đề đang được xã hội quan tâm trên ở góc nhìn văn hóa
học, trên phương thức tiếp cận của nhà quản lý văn hóa để có thể hiểu biết sâu sắc hơn,
toàn diện hơn về công tác quản lý nhà nước, quản lý văn hóa về thực trạng trên trong thời
gian qua. Đồng thời, mong muốn đóng góp những ý kiến, đề xuất để công tác quản lý văn
hóa về tệ nạn mại dâm hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần tìm hiểu tệ nạn mại dâm ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, dưới
tác động của kinh tế thị trường như hiện nay.
2


- Tăng thêm nguồn tài liệu cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý văn hoá.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài của nhóm chúng tôi tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Đi sâu vào tìm hiểu hoạt động mại dâm ở góc độ nhà quản lý văn hóa, trên cơ sở
tiếp cận chuyên ngành văn hóa học.
- Phân tích những mặt được và chưa đạt được của công tác quản lý nhà nước về văn
hóa, về vấn đề gái mại dâm, đặc biệt là vấn đề xử lý tư tưởng ở các khía cạnh như: nhận
thức vấn đề, chính sách, hệ thống văn bản pháp luật và việc xử lý vi phạm.

- Tìm hiểu các giải pháp, cách thức quản lý, xử lý tệ nạn trên ở các nước trong khu
vực và thế giới từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất giải quyết vấn đề.
3. Lịch sử vấn đề
Tệ nạn gái mại dâm, số phận gái mại dâm từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu
của nhiều nhà khoa học. Có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hoá xã hội của
vấn đề tệ nạn mại dâm, gái mại dâm đã đuợc xuất bản và công bố trên các tạp chí.
Ở đây, nhóm chỉ đưa ra những bài viết, công trình về vấn đề có tính chuyên sâu đã
được Viện Nghiên cứu phát triển xã hội - một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, trực
thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phát hành được: BÙI
THẾ CƯỜNG. Mãi dâm: nghiên cứu lịch sử và so sánh : Chương trình nghiên cứu"xã
hội học về các tệ nạn xã hội và các vấn đề xã hội:phương pháp luận và những thực tế
hiện nay" ; KHUẤT THU HỒNG. Mãi dâm và những hệ lụy kinh tế - xã hội / Khuất
Thu Hồng, Nguyễn Thị Văn, Lê Thị Phượng, Bùi Thanh Hà; KHUẤT THU HỒNG.
Mãi dâm: phân tích xã hội học về lịch sử hình thành và phát triển, những bài học kinh
nghiệm ; Luận văn tốt nghiệp của LÊ THỊ QUỲNH NGA. Điều tra kiến thức, thái độ,
lòng tin, thực hành tình dục liên quan với nhiễm HIV/AIDS của gái mại dâm đường phố
thành phố Hồ Chí Minh tháng 4/1997; 22. Luận văn tốt nghiệp cao học xã hội họcLÊ
THỊ THỤC. Nguồn gốc kinh tế - xã hội của hoạt động mại dâm ở nước ta hiện nay.
Trong nghiên cứu và viết về đề tài tệ nạn mại dâm, hình ảnh gái mại dâm ở lĩnh vực
văn học phải kể đến: Vũ Trọng Phụng với hai tác phẩm “Làm đĩ” và “Lục xì” – được
đăng báo từ những năm 1935. Đây cũng là nguồn tư liệu quý để tìm hiểu, nghiên cứu về
đề tài này ở góc độ văn hóa lịch sử.
3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về hoạt động mại dâm đường phố.
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam .
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Việc xây dựng văn hóa cơ sở trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa

Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động văn hóa đúng định hướng, quản lý nhu cầu và hoạt động
văn hóa của các tầng lớp nhân dân là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Tuy nhiên hiện nay,
hoạt động quản lý văn hóa vẫn còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn, thiếu khả năng điều
tiết các hoạt động văn hóa một cách sát thực. Lý luận, hệ thống pháp luật luôn đi sau thực
tiễn. Thực tế hoạt động văn hóa cho thấy rằng đây là vấn đề hết sức đa dạng, phức tạp,
đòi hỏi phải được tìm hiểu, tổng kết, kỹ lưỡng nhằm thống nhất quan điểm, phương thức,
hình thức, nội dung và quản pháp quản lý sao cho phù hợp với bối cảnh lịch sử xã hội và
nhu cầu thực tiễn.
Vì vậy, ở nhiều cấp độ, việc tìm hiểu nhu cầu văn hóa của người dân ở cơ sở, đánh
giác hoạt động văn hóa cơ sở đã đáp ứng nhu cầu văn hóa của người dân như thế nào; tìm
phương thức quản lý hoạt động văn hóa cơ sở ra sao cho có hiệu quả vẫn là một vấn đề
cần được quan tâm đúng mức.
Theo đó, trong phạm vi nghiên cứu của tiểu luận:
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Vận dụng tốt những kiến thức chuyên ngành văn hóa
học, chuyên đề quản lý văn hóa vào thực tiễn nhằm khai thác được những kiến thức mới
trong hoạt động quản lý văn hóa, quản lý nhà nước về vấn đề tệ nạn mại dâm; đóng góp
nguồn tư liệu cho công tác nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này trong tương lai.
Ý nghĩa thực tiễn: Đóng góp những ý kiến, đề xuất cho công tác quản lý nhà nước về
vấn đề tệ nạn mại dâm, gái mại dâm.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Ở đây chúng tôi chọn phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương
pháp luận cho đề tài. Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu dựa theo quan điểm của Chủ
nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng.
4


6.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp xã hội học văn hóa: đây là phương pháp thường dùng trong việc

nghiên cứu các hiện tượng văn hóa, xã hội. Ở đây trong phương pháp này chúng tôi sử
dụng dưới hai hình thức:
+ Về mặt định tính: sử dụng các phương pháp như quan sát, tham dự; phương
pháp điền dã, nghiên cứu thực tế; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp hỏi ý kiến
các chuyên gia, các nhà khoa học.
+ Về mặt định lượng: sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, lập bảng hỏi, thu
thập số liệu trên sách, báo, internet..
- Phương pháp liên ngành: đây là phương pháp kết hợp nhiều chuyên ngành khác
nhau để nghiên cứu như dân tộc học, ngôn ngữ học, khảo cổ học, .. vì các hiện tượng văn
hóa luôn đa dạng , phong phú và bao trùm lên tất cả các mặt của đời sống xã hội.
7. Bố cục đề tài
Chương 1: Những vấn đề chung
Khái quát về hoạt động mại dâm và gái mại dâm đường phố cũng như nhận thức
của chủ thể tham gia hoạt động mại dâm và những khách thể liên quan đến vấn đề này.
Chương 2: Thực trạng hoạt động mại dâm đường phố và tình hình quản lý của nhà
nước
Chương này là chương trọng tâm của tiểu luận, nêu ra những thực trạng đang tồn
tại của hoạt động mại dâm đường phố, tìm hiểu luật nhà nước ban hành để giải quyết vấn
đề này đồng thời xem xét mức độ hiệu quả của việc thi hành luật.
Chương 3: Giải pháp
Trong chương này, chúng tôi sẽ nêu ra một số giải pháp vẫn còn đang trong giai đoạn
tranh luận về vấn đề này. Qua đó, kết hợp với những phân tích ở chương 2, chúng tôi sẽ
nêu ra nhận xét của mình đồng thời cố gắng đề xuất ra biện pháp giải quyết hiệu quả.

5


Mục lục
I. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................................2

2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................2
3. Lịch sử vấn đề..............................................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.....................................................................................................4
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...........................................................................4
7. Bố cục đề tài................................................................................................................................5
Mục lục............................................................................................................................................6
II. NỘI DUNG TIỂU LUẬN...........................................................................................................7
Chương 1: Những vấn đề chung......................................................................................................7
1.1. Khái niệm mại dâm và mại dâm đường phố.........................................................................7
1.2. Nhận thức về hoạt động mại dâm đường phố.......................................................................8
1.2.1. Nhận thức từ chủ thể: chủ thể bao gồm người bán dâm, người mua dâm.....................8
1.2.2. Nhận thức từ khách thể: bao gồm Nhà nước, người dân...............................................9
Chương 2: Thực trạng hoạt động mại dâm đường phố và tình hình quản lý của nhà nước hiện nay
.......................................................................................................................................................11
2.1. Thực trạng hoạt động mại dâm đường phố hiện nay..........................................................11
2.2. Tình hình quản lý của nhà nước.........................................................................................13
2.2.1. Những quy định chung...............................................................................................13
2.2.2. Tình hình thi hành luật................................................................................................17
a. Kết quả thi hành luật..........................................................................................................17
b. Tồn tại, hạn chế..................................................................................................................18
Chương 3: Giải pháp......................................................................................................................20
3.1 Nhận thức về sự tồn tại của hiện tượng mại dâm................................................................20
3.2. Các nhóm giải pháp............................................................................................................20
3.2.1 Đối với cấp quản lý nhà nước.......................................................................................20
3.2.2 Đối với đối tượng cần quản lý......................................................................................21
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................................23

6



II. NỘI DUNG TIỂU LUẬN
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1. Khái niệm mại dâm và mại dâm đường phố
Khái niệm mại dâm đã xuất hiện từ xa xưa. Mại dâm trong tiếng Latinh là
prostituere có nghĩa là “bày ra để bán”, chỉ việc bán thân một cách tùy tiện, không thích
thú. Trong Xã hội học, mại dâm có thể được định nghĩa như việc trao đổi sự thỏa mãn
tình dục lấy tiền hoặc bất cứ một giá trị vật chất nào.
Điều 3 của Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 về phòng chống mại dâm do
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua ngày 17 tháng 2 năm 2003 gộp cả hai khái niệm
mua và bán vào từ mại, hay mãi vốn chỉ có nghĩa là bán.
Theo từ điển Wikimedia: Mại dâm hay bán dâm (trái ngược với mại dâm là mãi
dâm tức mua dâm), là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người
mua dâm và người bán dâm để trao đổi với tiền bạc, vật chất hay quyền lợi.
Gái mại dâm: Gái mại dâm, gái làm tiền, gái điếm hay gái đứng đường là những
người phụ nữ phục vụ đàn ông thỏa mãn nhu cầu tình dục ngoài hôn nhân để được trả
tiền, thưởng hoặc được hưởng hoặc hứa hẹn sẽ được hưởng các lợi ích vật chất khác. Họ
coi đó như một cách để kiếm tiền hoặc tăng thêm thu nhập cho mình.
Mại dâm đường phố - trường hợp mại dâm nữ:
Hoạt động mại dâm có nhiều phương thức hoạt động, nhưng chung quy có thể
phân chia thành hai phương thức hoạt động:
-

Hoạt động có tổ chức: có đường dây, có người quản lý tổ chức hoạt

động, bảo kê, thông qua môi giới... Phổ biến nhất vẫn là lợi dụng các dịch vụ như ăn,
nghỉ, vũ trường, karaoke, cà phê, tẩm quất, massage, mạng Internet hoặc thậm chí không
làm nghề dịch vụ kinh doanh nhưng đứng ra tập hợp gái bán dâm phục vụ cho các nhà
nghỉ, khách sạn, cung cấp gái mại dâm ra nước ngoài, hoặc khách mua dâm liên hệ trực
tiếp để được đáp ứng. Ngoài ra, chúng còn cấu kết với nhau tiến hành dụ dỗ, lôi kéo thậm

chí còn dùng thủ đoạn ép buộc học sinh chưa đến tuổi thành niên hay sinh viên, người có
hoàn cảnh nghèo khó để làm gái bán dâm. Hình thành các đường dây môi giới mại dâm
7


tại địa bàn một số huyện, thành phố. Số gái bán dâm liên kết với nhau thành nhiều nhóm
hoạt động liên kết đan xen với nhau hoặc hình thành các đường dây liên tỉnh, hoặc có sự
móc nối với các hướng dẫn viên du lịch để cung cấp gái mại dâm cho khách đến các địa
điểm du lịch trong nước hoặc nước ngoài.
-

Hoạt động tự do, đó là hoạt động không chịu sự quản lý của bất kỳ ai

và tự tìm nguồn khách. Chẳng hạn như hoạt động qua Internet, điện thoại di động, đứng
góc đường, trên cầu, khu dân cư hay chạy xe lòng vòng trên đường để mời chào, quảng
cáo, thỏa thuận, hẹn địa điểm mua bán dâm…
Hoạt động mại dâm đường phố là một trong những biến tướng khá tinh vi của hoạt
động mại dâm nói chung. Đối tượng mua bán dâm đều hoạt động lang thang, dễ dàng di
chuyển và đối phó với có quan chức năng khi bị phát hiện. Hoạt động mại dâm đường
phố khá phức tạp, nó ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa xã hội. Và nhận thức về
hoạt động này cũng có nhiều khía cạnh khác nhau.
1.2. Nhận thức về hoạt động mại dâm đường phố
1.2.1. Nhận thức từ chủ thể: chủ thể bao gồm người bán dâm, người mua dâm
+ Đối với người bán dâm:
Những đối tượng hoạt động mại dâm nói chung và mại dâm đường phố nói riêng
xem đó là một cái nghề kiếm sống, sinh nhai, họ cần kiếm tiền để trang trải cho cuộc
sống. Cũng có những trường hợp do hoàn cảnh éo le như thiếu hiểu biết, hoàn cảnh khó
khăn nên bị lừa ép vào các động mại dâm, song cũng có phần nhiều những cô gái bước
vào nghề này vì sự sa đọa đạo đức, lệch lạc về lối sống, lười nhác lao động, thích cuộc
sống hưởng thụ, ăn xài phung phí. Hoặc nhiều học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó

khăn, xa gia đình, thiếu sự quan tâm, quản lý cũng dễ dàng bị dụ dỗ, hoặc ép buộc làm
gái bán dâm. Theo ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội,
gần 90 trường hợp đã từng từ bỏ mại dâm sau đó quay lại, là do họ cho rằng thu nhập
của công việc mới quá thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống và thói quen tiêu dùng đã
được hình thành trước đó (30,7%), hoặc muốn kiếm tiền để giúp đỡ gia đình (28,4%).
Đặc biệt, một số người quay lại hoạt động mại dâm do không cai nghiện được ma túy
(12,5%) 1.
1

/>
8


Tuy nhiên vì nhiều sự tác động, và nhận thức rõ công việc mình đang làm, một số
gái mại dâm mặc cảm với công việc đó, luôn cảm thấy tủi nhục, đau khổ nhưng vì hoàn
cảnh nên phải chấp nhận sa chân vào. Theo khảo sát của Bộ Lao đông thương binh và xã
hội cho thấy có tới gần 1/4 đối tượng mại dâm được phỏng vấn đã từng từ bỏ hoạt động
mại dâm sau lại quay lại, có 37,9% muốn tiếp tục công việc và 48,2% muốn rời bỏ công
việc. Những lý do chính muốn rời bỏ công việc là không muốn bị kỳ thị, lo sợ nguy cơ
mắc bệnh truyền nhiễm, HIV, và lo sợ cơ quan chức năng. Còn lý do chính mà họ muốn
tiếp tục duy trì công việc này là yếu tố kinh tế 2.
Hoạt động mại dâm đường phố được tự do, tự tìm kiếm và chọn lựa khách, có thể
từ chối nếu không muốn tiếp đối tượng mua dâm đó. Không giới hạn về thời gian, địa
điểm không cần có sự tuyển chọn nhan sắc, không chịu sự quản lý, chia chác của chủ
quán, bảo kê…Và khi hoạt động lang thang không cố định như thế, gái mại dâm có thể
manh động lẫn tránh khi bị lực lượng chức năng phát hiện. Cho nên đó là những lý do
khiến các đối tượng bán dâm lựa chọn cách hoạt động đường phố.
+ Đối với người mua dâm:
Người mua dâm nhằm nhằm thõa mãn nhu cầu sinh lý, ham muốn của lạ, giải
quyết căng thẳng, bực dọc khi có trục trặc với người yêu hoặc vợ… Hơn nữa vì sợ người

khác nhìn thấy khi đi vào các tụ điểm đông người nên tìm đến gái đứng đường cho để
“mua vui” cho “nhanh, gọn, lẹ” và kín đáo. Tuy lựa chọn gái đứng đường để giải quyết
nhu cầu sinh lý nhưng do hạn hẹp về kinh tế, trong khi đối với người mua dâm gái đứng
đường thuộc “hàng dạt”, rẻ tiền so với gái “hạng sang” được tuyển chọn phục vụ trong
nhà hàng, khách sạn… Người mua dâm vẫn nhận thức đây là một hành động vi phạm, bất
hợp pháp, và mất tư cách đạo đức đối với gia đình, xã hội…nhưng vẫn lén lút tìm đến gái
mại dâm để thõa mãn nhu cầu của mình.
1.2.2. Nhận thức từ khách thể: bao gồm Nhà nước, người dân.
Cho đến nay, mặc dù cả thế giới coi mại dâm là một tệ nạn cần bài trừ, tuy nhiên
đối xử với tệ nạn này lại rất khác nhau. Trong khi rất nhiều nước cấm tuyệt đối việc mại
dâm, thậm chí với nhiều nước Hồi giáo, phạm tội mại dâm có thể bị tử hình, thì nhiều
nước lại thừa nhận mại dâm là một nghề nghiệp và có nhiều bộ luật để bảo vệ và quản lý
gái mại dâm. Ở Đức, Ý, Hà Lan, Áo, Thái Lan, một số nước châu Phi… đã thừa nhận
2

/>
9


mại dâm và có nhiều điều luật quản lý gái mại dâm. Tuy nhiên ở các nước này, gái mại
dâm được quản lý chặt chẽ về sức khỏe, về thu nhập và phải đóng thuế rất nặng. Đại đa
số các quốc gia ở châu Á đều coi việc hành nghề, chăn dắt, môi giới gái mại dâm… là
việc làm bất hợp pháp và có các chế tài xử phạt ở các cấp độ khác nhau tùy từng quốc
gia, vùng lãnh thổ.
Ở Việt Nam mọi hoạt động mua bán dâm đều là bất hợp pháp và được xem là tệ
nạn xã hội. Đặc biệt mại dâm đường phố là một biến tướng tinh vi của tệ nạn mại dâm,
hoạt động này khó quản lý bởi nhiều lý do, nó gây những tác động to lớn đối với văn hóa
xã hội. Nạn mại dâm đường phố gây mất trật tự công cộng, mất mỹ quan và trái với thuần
phong mỹ tục của người Việt Nam. Do vậy, mại dâm ở Việt Nam là bất hợp pháp.
Đối với xã hội mại dâm đường phố cũng như mại dâm nói chung được xem là tệ

nạn gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục dân tộc, gây xáo trộn
hạnh phúc gia đình…, bị xem là những “điểm nóng” là một trong những nơi xuất phát và
lây truyền các căn bệnh xã hội… Định kiến xã hội đối với gái bán dâm là bị xem là nghề
“nhơ nhuốc”, ảnh hưởng đến nhân phẩm, đạo đức của người phụ nữ. Và do đó các tổ
chức phụ nữ luôn luôn cương quyết đấu tranh phản đối hoạt động này.
Từ những nhận thức như vậy, người bán dâm thường bị đối xử bạo lực, miệt thị,
hoặc lạm dụng và do đó càng phải chịu cảnh nghèo khổ, không có nơi ở cố định và có
nhiều vấn đề về sức khỏe. Nhiều người trong số họ bị chính gia đình mình từ bỏ hoặc gia
định có người làm nghề này cũng bị những người xung quanh khinh thường. Cũng rất
nhiều người bị từ chối quyền nuôi hoặc nhận con của chính mình.
Như vậy nhận thức về hoạt động mại dâm nói chung và mại dâm đường phố nói
riêng vẫn tồn tại nghịch lý. Một bên chủ thể xem đó là một nghề kiếm sống, người mua
dâm thì xem đó là nơi thõa mãn nhu cầu con người, tức là có “cầu mới có cung”. Bởi
vậy nạn mại dâm bị cấm đoán là điều ai hiểu pháp luật cũng nhận ra nhưng vẫn tồn tại
dai dẳng trong xã hội. Trong khi đó, quan niệm của xã hội, nhất là đối với người phụ nữ
thì nạn mại dâm là công việc “nhơ nhuốc” gây mất phẩm giá người phụ nữ, xáo trộn hạnh
phúc gia đình và là nơi gây ra căn bệnh xã hội… Để lẩn tránh pháp luật, hoạt động mại
dâm đường phố ra đời và hoạt động ngày càng tinh vi, lợi dụng sơ hở của pháp luật để
đối phó gây khó khăn cho vấn đề công tác quản lý của các cơ quan chức năng. Nạn mại
dâm đường phố hiện nay vẫn là một trong những vấn đề nan giải của toàn xã hội.
10


Chương 2: Thực trạng hoạt động mại dâm đường phố và tình hình
quản lý của nhà nước hiện nay
2.1. Thực trạng hoạt động mại dâm đường phố hiện nay
Mại dâm đường phố luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội không chỉ đối với ban
quản lý của nhà nước mà còn đối với những người dân sống xung quanh khu vực này.
Không chỉ riêng ở các trung tâm lớn của nước đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh thì địa bàn hoạt động của mại dâm đường phố đã lấn sang các khu vực ngoại thành

lẫn ở các miền quê nông thôn.
Hoạt động mại dâm đường phố hiện nay khá đa dạng với nhiều hình thức biến
tướng, gây nhiều khó khăn trong công tác điều tra, quản lý của các cơ quan chức năng.
Các hoạt động này ngày càng trở nên kín đáo, tinh vi, tuy tổ chức nhỏ lẻ nhưng ở diện
rộng lan tất cả khu vực cả nước. Tình hình hoạt động mại dâm ở Đồ Sơn (Hải Phòng),
Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Quất Lâm (Nam Định), Bãi Cháy (Quảng
Ninh), Đại Lải, Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang ngày càng phát triển do một số nơi chưa
có biện pháp xử lý triệt để. Hoạt động của bọn tội phạm về mại dâm không chỉ xảy ra ở
khu vực thành thị và các khu du lịch nghỉ mát mà còn xảy ra ở vùng nông thôn và miền
núi. Thực tế đã phát hiện và đấu tranh một số vụ án về mại dâm ở một số huyện thuộc
tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Lào Cai, Bắc Giang, huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang); Côn
Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)...
Đối tượng tham gia vào hoạt động mại dâm đường phố ngày càng đa dạng. Nếu
như trước đây đối tượng tham gia hoạt động mại dâm đường phố là những cô gái nghèo
rời quê lên thành phố kiếm sống hay những cô gái đua đòi cần tiền để ăn chơi với chúng
bạn, những người môi giới là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, là tay
lão làng, những người mua dâm là những người thuộc tầng lớp lao động cần thỏa mãn
nhu cầu thì ngày nay với cái nhìn khá thoáng trong xã hội hiện đại, thì người ta không lấy
gì lạ khi biết những cô nữ sinh, sinh viên hay những chàng sinh viên trí thức cũng hoạt
động trong lĩnh vực này.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành nghề mại dâm đường phố. Nhưng hầu hết gái
đứng đường là những cô gái nghiện ngập ma túy, bị HIV, các bệnh xã hội hoặc nhan sắc
không còn khi đã qua một thời gian hoạt động trong các tụ điểm nhất định. Số lượng này
11


bị “đào thải” và trở thành khái niệm theo người dân quen gọi là “gái đứng đường”- tức
hoạt động mại dâm đường phố. Cũng có thể gái đứng đường là những sinh viên, người
thất nghiệp, gặp hoàn cảnh khó khăn, hay thích hưởng thụ, muốn kiếm thêm thu nhập
hoặc muốn hoạt động tự do mà không cần chịu sự quản lý của bất kì ai…

Qua đó ta có thể thấy được đối tượng tham gia vào hoạt động này không chỉ đơn
giản là những người có vốn tri thức hạn hẹp cần một nghề để mưu sinh mà ngày càng có
nhiều đối tượng thuộc thành phần tri thức của xã hội tham gia. Hơn nữa đối tượng tham
gia ngày càng trẻ hóa độ tuổi. Xã hội bất ngờ khi thấy những “má mì” trẻ tuổi với tuổi
đời còn non choẹt nhưng lại rất sành sỏi trong lĩnh vực dẫn dắt gái hay những cô gái
đứng đường tuy mặt đã qua lớp son phấn những vẫn lộ rõ nét trẻ con của mình.
Nếu như trước đây gái mại dâm thường hoạt động trong các tụ điểm, cơ sở cố định
bởi ở nơi đó có người dắt mối có địa điểm để hành sự thì ngày nay với các khách sạn, nhà
nghỉ mọc lên như nấm sau mưa với cách tính giá theo giờ, lại ít bị công an kiểm tra đột
xuất hơn những tụ điểm cố định thì số lượng gái hoạt động theo kiểu tự do, đặc biệt là gái
mại dâm đường phố ngày càng tăng lên. Gái mại dâm hành nghề đứng tại mọi góc
đường, công khai trên vỉa hè để mặc giá cả hoặc gốc cây, chạy xe lòng vòng chào mời
khách và thông thường là trên những tuyến đường tối và vắng vẻ. Hoạt động mại dâm
thường tập trung dọc theo các đường phố chính giao nhau với đường quốc lộ, và gần bến
cảng, phà, bến ghe, bến xe buýt, điểm đỗ xe tải và các địa điểm du lịch…
Theo số liệu báo cáo thống kê của các cơ quan chức năng, năm 2010 cả nước có
trên 83.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện. Trong đó, khách sạn là 4.284, nhà
nghỉ: 9.527, nhà trọ: 37.852, nhà hàng: 719, vũ trường: 70; karaoke: 6.060, cà phê giải
khát: 4.533; cơ sở mát xa: 1.883, còn lại là cơ sở kinh doanh dịch vụ khác (tăng 18.000
cơ sở so với năm 2009). Thành phố Hà Nội hiện nay đã xác định có 264 cơ sở có điều
kiện nhạy cảm liên quan đến hoạt động mại dâm; lập hồ sơ quản lý 172 đối tượng có biểu
hiện chứa, môi giới mại dâm. Thành phố Hồ Chí Minh có 25.000 cơ sở kinh doanh dịch
vụ, ước tính có trên 20.000 nữ tiếp viên. Trong đó có 50% là các cô gái địa phương khác
đến. Hà Tĩnh hiện có khoảng 96 cơ sở có biểu hiện hoạt động mại dâm trong tổng số trên
1.202 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện nhạy cảm liên quan đến hoạt động mại dâm;
lập hồ sơ quản lý 112 đối tượng có biểu hiện chứa, môi giới mại dâm.

12



Thêm vào đó với thời đại công nghệ phát triển hiện nay thì điện thoại di động và
mạng Internet là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho gái mại dâm đường phố hoạt động mạnh
mẽ. Họ liên kết với nhau thành nhóm nhỏ, giới thiệu khách cho nhau hay đơn giản là chỉ
hoạt động riêng lẻ. Đây là những trường hợp hoạt động mại dâm không thông qua sự điều
hành của chủ đường dây hay chủ nhà hàng, khách sạn và đối tượng môi giới mại dâm
đang có chiều hướng gia tăng. Số gái bán dâm liên kết với nhau thành nhiều nhóm hoạt
động liên kết đan xen với nhau hoặc hình thành các đường dây liên tỉnh, hoặc có sự móc
nối với các hướng dẫn viên du lịch để cung cấp gái mại dâm cho khách đến các địa điểm
du lịch trong nước hoặc nước ngoài. Hoạt động mại dâm qua Internet, điện thoại di động
để nhắn tin đến điện thoại mời chào, quảng cáo, thỏa thuận, hẹn địa điểm mua bán dâm..
đang lan rộng ở nhiều nơi.
2.2. Tình hình quản lý của nhà nước
2.2.1. Những quy định chung
 Một là, Pháp lệnh phòng chống mại dâm (Ngày 15 tháng 4 năm 2003):
pháp lệnh bao gồm
-

Chương 1: Những quy định chung:

Quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích một số từ ngữ liên
quan, các hành vi bị nghiêm cấm.
+ Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền
hoặc lợi ích vật chất khác.
2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho
người bán dâm để được giao cấu.
3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm.
4. Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa
điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.

5. Tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua
dâm, bán dâm.
13


6. Cưỡng bức bán dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ
đoạn buộc người khác phải thực hiện việc bán dâm.
7. Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để
các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
8. Bảo kê mại dâm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ
lực, đe doạ dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm.
+ Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Mua dâm;
2. Bán dâm;
3. Chứa mại dâm;
4. Tổ chức hoạt động mại dâm;
5. Cưỡng bức bán dâm;
6. Môi giới mại dâm;
7. Bảo kê mại dâm;
8. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm;
9. Các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật.
- Từ đó, quy định xử lý vi phạm pháp luật đối với các hoạt động mại dâm ở
chương III (Xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống mại dâm):
+ Đối với người mua dâm, bán dâm, người có hành vi liên quan đến mại dâm; tổ
chức, cá nhân lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm; tổ chức, cá nhân phổ
biến, tàng trữ, lưu hành các sản phẩm có nội dung và hình thức khiêu dâm: tuỳ theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ sở
kinh doanh dịch vụ lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm có thể
bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (Theo điều 22, 23, 24, 25, 26).

+ Đối với cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm
pháp luật về phòng, chống mại dâm; người có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện
nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm; người có hành vi bao che hoặc không kịp
14


thời xử lý kỷ luật người vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm: ngoài việc bị xử lý
theo quy định còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền quản lý người đó để giáo dục và xử lý kỷ luật; chuyển làm công tác khác hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì cơ quan nơi người đó công tác
phải có trách nhiệm bồi thường và người đã gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn theo
quy định của pháp luật. Trong thời gian kỷ luật cũng không được đề cử, ứng cử vào các
cơ quan dân cử, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; không được bổ nhiệm hoặc
bổ nhiệm lại, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương hoặc cao hơn trong các cơ quan
nhà nước hoặc trong lực lượng vũ trang nhân dân (Theo điều 27, 28, 29).
-

Chương IV: Quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm:

+ Điều 30: Nội dung quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm
Ban hành và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật và kế hoạch
phòng, chống mại dâm.
Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
làm công tác phòng, chống mại dâm.
Tổ chức và quản lý các cơ sở chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán
dâm.
Thống kê về phòng, chống mại dâm; huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực
cho phòng, chống mại dâm; nghiên cứu và áp dụng khoa học phục vụ công tác phòng,
chống mại dâm.
Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác liên

quan đến mại dâm.
Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Hợp tác quốc tế về phòng, chống mại dâm.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
phòng, chống mại dâm.
+ Từ đó, quy định trách nhiệm cụ thể đối với các cơ quan quản lý nhà nước về
công tác phòng, chống mại dâm như: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Công
an, Bộ Văn hoá - Thông tin; Bộ Y tế; Bộ Thương mại; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tổng cục
15


Du lịch; Uỷ ban nhân dân các cấp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; Kiểm tra, thanh
tra về phòng, chống mại dâm; kinh phí cho công tác phòng, chống mại dâm (Theo điều
32, 33, 34, 35, 36, 37).
 Hai là, Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004: quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm
ngày 17 tháng 3 năm 2003đã làm rõ hơn các quy định đã nhắc đến ở pháp
lệnh như:
-

Chương 1: Những quy định chung:

+ Điều 2: Đối tượng áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Pháp lệnh.
+ Điều 3: Nội dung chi tiết một số từ ngữ
1. "Cho thuê, cho mượn địa điểm, phương tiện để hoạt động mại dâm" quy định
tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh là hành vi của tổ chức, cá nhân có quyền quản lý,
chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản mà cho thuê, cho mượn để hoạt động mại
dâm.
2. "Các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm" quy định tại khoản 9
Điều 4 của Pháp lệnh là những hành vi tiếp tay, che giấu, dung túng để tạo điều kiện,

khuyến khích các hoạt động mại dâm.
3. "Cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm" quy định
tại khoản 1, 2 Điều 15 của Pháp lệnh là những cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ
văn hoá hoặc các dịch vụ khác có sử dụng lao động là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên phục
vụ (sau đây gọi chung là người lao động) nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, ăn uống,
giải trí, thư giãn, chăm sóc sức khỏe, như: khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng,
nhà trọ, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, căn hộ cho thuê, vũ
trường, karaokê, xoa bóp, tắm hơi, tắm nóng lạnh, cắt tóc - gội đầu máy lạnh, cà phê đèn
mờ...
4. "Đồi trụy" quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh là sự thể
hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp
hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân
tộc.

16


5. "Khiêu dâm" quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh là hành
vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục.
- Chương 3: Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm:
+ Điều 14: Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong phòng, chống mại dâm
được quy định trong Pháp lệnh.
Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý vi phạm tùy thuộc thẩm quyền của các ngành mà pháp luật quy định,
căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết mà
tăng hay giảm hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung và các biện pháp xử lý thích hợp.
Một hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống mại dâm chỉ bị xử phạt một lần.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm phải xử phạt đúng thẩm quyền. Nếu vượt quá

thẩm quyền thì phải chuyển giao việc xử lý đến cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm
hành chính hoặc cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền.
+ Điều 15, 16: quy định chi tiết thẩm quyền của các cơ quan chức năng bao gồm:
Ủy ban nhân dân các cấp, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng và các cơ quan thanh tra
chuyên ngành trong xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống mại dâm.
+ Điều 13, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24: cụ thể hóa các mức xử phạt hành chính cho
từng đối tượng đã được quy định ở pháp lệnh.
2.2.2. Tình hình thi hành luật
a. Kết quả thi hành luật
Tại Việt Nam, kể từ khi tệ nạn mại dâm được thừa nhận đang tồn tại trên đất nước
ta từ đầu năm 1990 đến nay, với chính Nghị quyết của Quốc hội, chương trình phòng
chống tệ nạn xã hội (gồm mại dâm và ma túy) đã được triển khai rộng rãi với ngân sách
hàng ngàn tỷ mỗi năm.
Theo đánh giá một số kết quả công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn
2006 – 2010 của quyết định số 679/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động phòng,
17


chống mại dâm giai đoạn 2011 – 2015 thì các cơ quan chức năng đã thu được những kết
quả sau:
- Về công tác chấn chỉnh các hoạt động mại dâm trong cơ sở kinh doanh dịch vụ và
đấu tranh, xử lý các vi phạm về phòng, chống mại dâm:
Các lực lượng chức năng đã thanh tra, kiểm tra 182.656 lượt cơ sở kinh doanh dịch
vụ; phát hiện 68.249 cơ sở vi phạm; xử lý cảnh cáo 12.563 lượt cơ sở, phạt tiền 37.130
lượt cơ sở, đình chỉ kinh doanh 1.886 cơ sở, thu hồi giấy phép kinh doanh 397 cơ sở.
Tổng số tiền xử phạt hơn 103 tỷ đồng.
Lực lượng công an các cấp đã truy quét, triệt phá 6.109 vụ mại dâm, với 19.443 đối
tượng (gồm 4.113 chủ chứa, môi giới; 9.067 gái bán dâm; 6.263 khách mua dâm). Địa
phương đã triệt phá được nhiều đường dây, ổ nhóm mại dâm với quy mô lớn, tính chất
hoạt động phức tạp như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng

Tàu, Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Tháp, Đồng Nai,…
- Về công tác điều tra, truy tố và thụ lý, xét xử:
Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã khởi tố 3.455 vụ với 4.585 bị can về mại dâm.
Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 3.884 vụ với 5.345 bị cáo phạm các tội về mại dâm để
xét xử theo thủ tục sơ thẩm; đã xét xử 3.542 vụ với 4.866 bị cáo. Bên cạnh việc xử lý các
bị cáo là chủ chứa, môi giới mại dâm, thời gian qua Tòa án các cấp đã xét xử 114 vụ án
với 178 bị cáo phạm tội mua dâm người chưa thành niên.
Trong số bị cáo đã xét xử, số bị cáo tái phạm, tái phạm nguy hiểm chiếm 4%, bị cáo
là dân tộc ít người chiếm 3,2%; số tội phạm nữ chiếm tỷ lệ khá cao (trên 47%), đặc biệt
là độ tuổi của chủ chứa, môi giới mại dâm ngày càng được trẻ hóa, chủ yếu xuất thân từ
nông thôn và có nhiều thủ đoạn để trốn tránh pháp luật.
b. Tồn tại, hạn chế
Mặc dù chương trình hành động phòng chống hoạt động mại dâm đã đạt được
những kết quả đáng kể nhưng thực tế hoạt động này vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế. Bằng
chứng là hoạt động mại dâm vẫn còn hoạt động âm thầm mà đặc biệt là hoạt động mại
dâm đường phố. Hoạt động này có thể là vấn đề gây ra nhiều khó khăn trong chủ trương
triệt phá hoàn toàn tệ nạn mại dâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng
nguyên nhân chủ yếu nhất là bởi trong luật về phòng chống tệ nạn mại dâm có những
18


khoản hở mà các cơ quan chức năng không thể nào bắt hay xử phạt được các đối tượng
hoạt động mại dâm đường phố. Mà điểm hở tiêu biểu ở đây là vấn đề xử phạt tư tưởng.
Như phần trên trong các định nghĩa cũng như quy định của luật về hoạt động mại dâm thì
các cơ quan chức năng chỉ được quyền xử phạt khi đối tượng có một trong những hành vi
như mua dâm, bán dâm, môi giới mại dâm, chứa mại dâm... còn đối với những người biết
là có tư tưởng thực hiện hành vi đó nhưng vẫn không bắt được do họ chưa thực hiện hành
vi. Thứ hai, trong luật chỉ quy định hành vi mua bán dâm khi bị bắt quả tang những người
đang có hành vi giao cấu cho nên trong những địa điểm mại dâm trá hình cơ quan chức
năng rất khó khăn trong việc truy quét do không đủ chứng cứ để xử phạt (ví dụ như có

thể công an tiến hành kiểm tra trước hoặc sau khi đối tượng có hành vi). Do đó rất khó
bắt được đối tượng hoạt động mại dâm đường phố, do họ có nhiều địa điểm hoạt động
khác nhau. Thứ ba, trong luật chưa có quy định về gái mại dâm đường phố nên khó bắt
được đối tượng do chưa có cơ sở pháp lý để xử phạt. Bởi khi các đội kiểm tra đến thì họ
chỉ mới đứng đó chứ chưa có bất kỳ hành vi nào trái pháp luật, nên không thể vô cớ mà
bắt họ được. Còn nếu như cho người theo dõi bắt quả tang khi họ có hành vi cũng không
khả thi. Do lực lượng phòng chống tệ nạn mại dâm không đủ để làm điều đó. Mặc khác
cho dù có bắt được họ trong nhà nghỉ thì họ thường nói là người yêu của nhau. Ngoài ra,
do thời đại thông tin phát triển nên hiện nay số lượng gái đứng đường đang giảm bởi họ
có thể kiếm khách qua điện thoại, qua mạng internet...vì vậy mà các cơ quan chức năng
không thể nào kiểm soát hết được. Đó cũng là vấn đề đau đầu đang gây ra nhiều tranh cãi
gần đây về hướng giải quyết như thế nào cho triệt để tệ nạn này.

19


Chương 3: Giải pháp
3.1 Nhận thức về sự tồn tại của hiện tượng mại dâm
Trải qua lịch sử lâu dài tồn tại của hiện tượng này điều đó chứng tỏ đây là điều tất
yếu. Mặc dù nhiều thành phần xã hội không thừa nhận, lên án thậm chí cho rằng đó là
một tệ nạn của xã hội nhưng nó vẫn tồn tại và ngày càng phát triển. Nhà nước qua các
thời kỳ vẫn luôn đưa ra những chính sách, biện pháp cụ thể với mong muốn xóa sạch vấn
đề mại dâm. Nhưng đi ngược lại với mong muốn, hàng trăm có hàng nghìn phụ nữ hành
nghề mại dâm trên đất nước ta đang sống và làm việc trong bóng tối, như những tên tội
phạm bị truy quét, bị bóc lột, bị bạo hành, bị khinh rẻ mà không được bảo vệ dưới bất cứ
một quy định nào của pháp luật. Thực ra đó là một sự bất công bằng. Bởi lẽ có cầu thì ắc
có cung. Chính vì vậy cần có cái nhìn đúng đắn về sự tồn tại của hiện tượng mại dâm.
Trước hết là nhìn nhận nguyên nhân tồn tại của hiện tượng này. Sự tồn tại của nó là một
tất yếu trong xã hội gắn liền với nhu cầu sinh lý hết sức bình thường của con người nên
việc không thừa nhận nó là một sai lầm. Có được cách nhìn nhận về nguyên nhân sâu xa

của sự tồn tại hiện tượng mại dâm như vậy thì mới tìm được giải pháp giải quyết vấn đề
một cách triệt để, hợp tình, hợp lý hơn.
Việc hợp thức hóa mại dâm sẽ tạo ra nhiều thuận lợi trong công tác quản lý của
nhà chức trách, hạn chế bệnh tật truyền nhiễm vì khi đó họ được hưởng những dịch vụ y
tế đều đặn, không còn bị kỳ thị, thậm chí ở một số nước việc đánh thuế lên các cơ sở
đăng ký kinh doanh dịch vụ này còn tránh được thâm hụt cho ngân sách công. Bên cạnh
đó, nạn buôn người cũng sẽ giảm thiểu rõ rệt, ngăn chặn việc buôn bán trẻ em nữ làm gái
bán dâm. Và khi đó việc kinh doanh trên thân xác phụ nữ vốn dĩ chỉ mang lại siêu lợi
nhuận cho các tổ chức tội phạm trước đây sẽ được chuyển hóa theo hướng tích cực hơn.
3.2. Các nhóm giải pháp
3.2.1 Đối với cấp quản lý nhà nước
Không nên coi mại dâm là một tệ nạn xã hội mà đó là một hiện tượng. Nhất là khi
đại dịch HIV/AIDS đời đầu tấn công xã hội Việt Nam, vấn đề hợp pháp hóa nghề mại
dâm càng được cân nhắc để đưa vào hiện thực. Tuy nhiên hợp pháp hóa mại dâm là một
việc làm mà trong suy nghĩ của nhiều người cho rằng đó là hành động băng hoại đạo đức,

20


đi ngược lại lợi ích của người phụ nữ Việt Nam. Do vậy để làm được điều này cần phải
có một quá trình lâu dài thực hiện từ công tác tư tưởng mới có thể thành công.
Để thực hiện được điều đó, cấp quản lý nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Trước hết, cần phải có sự thừa nhận đối tượng. Có như vậy mới có thể giải quyết triệt để
vấn đề. Có thừa nhận mới có thể quản lý tốt được. Để thực hiện được thì cần phải từng
bước có những hoạt động cụ thể để tuyên truyền phổ biển cho nhân dân hiểu hơn về hiện
tượng tất yếu này.
Khi mại dâm đã được thừa nhận là một nghề như bao nghề khác thì nhà nước cầ
có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn hành nghề (sức khỏe, độ tuổi, địa bàn hành nghề,
…). Ngoài ra, cần có những quy định, những điều luật bảo vệ quyền lợi của người hành
nghề. Cần có những quy định xử phạt thật nghiêm khắc đối với những trường hợp vi

phạm, cố tình không thực hiện quy định đối với cả người mua dâm và bán dâm.
Đưa ra những quy định xử phạt thật nặng, thật nghiêm minh về những hành vi vi
phạm. Người mua dâm tuyệt đối tuân thủ hành nghề theo những quy định pháp luật. Sẽ
xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm và những trường hợp hành nghề không
theo quy định sẽ không được hưởng các chính sách phúc lợi xã hội. Còn đối với người
mua dâm cần có những quy định xử phạt tài chính thật nghiêm minh để răng đe.
Nâng cao hơn nữa chất lượng chữa trị, giáo dục, dạy nghề cho đối tượng mại dâm
tại các Trung tâm Giáo dục lao động xã hội và tại cộng đồng. Tích cực lồng ghép các
chương trình an sinh xã hội với các dịch vụ phòng ngừa, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng
cho các đối tượng mại dâm, bị buôn bán nước ngoài trở về và đối tượng có nguy cơ cao.
3.2.2 Đối với đối tượng cần quản lý
Trước hết, người mua dâm cần nhận thức rõ ràng rằng đó là một nghề và những
người này cũng là con người. Họ có quyền được trả công chính đáng. Không có thái độ
coi khinh hay lừa gạt họ. Bản thân người mua dâm cần có nhận thức rõ ràng đây chỉ là
việc giải tỏa nhu cầu tâm lý và không nên để việc này ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình,
con cái. Trước khi thực hiện hành vi mua dâm người mua dâm cần trang bị những kiến
thức rõ ràng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và hạnh phúc gia đình.
Đối với những người trực tiếp hành nghề cần trang bị cho mình những hiểu biết về
những quy định của pháp luật để bảo về quyền lợi của chính mình. Ngoài ra, những phụ
21


nữ bán dâm có thể có điều kiện thành lập công đoàn theo luật, họ sẽ được bảo vệ, được
đảm bảo an toàn lao động, được đưa ra thỏa ước lao động, lương bổng, điều kiện lạo
động và được đóng thuế để thể hiện nghĩa vụ một công dân đối với xã hội.
Đối với những người hành nghề môi giới mại dâm hay tổ chức hoạt động mại dâm
khi đã thừa nhận mại dâm là một hiện tượng tất yếu của xã hội thì những người này sẽ
không còn nhiều cơ hội tham giao vào hoạt động này. Chính vì vậy, những người này cần
nhận thức được vị thế của mình trong xã hội để lựa chọn cho mình một nghề thích hợp.
Tránh những hành vi vi phạm pháp luật.

Sự thừa nhận và đưa hoạt động mại dâm vào khuôn khổ của pháp luật chắc chắn
sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh xã hội và số lượng các vụ cưỡng dâm vì ức
chế nhu cầu tình dục cũng sẽ giảm. Vì thế chúng ta hoàn toàn hy vọng rằng xu hướng
mới về tiếp cận để phòng, chống mại dâm trong xã hội hiện đại được nhìn nhận một cách
nghiêm túc nhất; để nó sớm trở thành một chính sách xã hội thực tiễn và nhân văn hơn
với nghề nhạy cảm này.

22


Tài liệu tham khảo
Các bộ luật về phòng chống mại dâm, nguồn:
o/2010/08/van-ban-phap-luat-viet-nam-ve-phong.html
Pháp lệnh phòng chống mại dâm, nguồn:
/>Cục trưởng Hình sự: 'Nên công nhận mại dâm như một nghề', 2012, nguồn:
/>Đường về vô vọng của những cô gái bán thân, 2012, nguồn:
/>Mại dâm đường phố lẽ nào không có “thuốc trị”?, 2009, nguồn:
/>Khu đèn đỏ ở Singapore, 2009, nguồn:
/>Khu “đèn đỏ” sẽ thách thức chuẩn mực!, 2010, nguồn:
/>Cấm mại dâm thì họ hiếp dâm còn nguy hiểm hơn, 2010, nguồn:
/>Người nghèo sao có tiền vào các “khu đèn đỏ”?, 2010, nguồn:
/>Mại dâm – vẫn cấm hay thừa nhận – Bài cuối: Việt Nam nên theo cách của Thái Lan?,
2010, nguồn:
23


/>Càng cấm mại dâm càng sinh sôi nảy nở và biến tướng, 2010, nguồn:
/>Bắt khó, dẹp không xuể!, 2010, nguồn:
/>Thử nghiệm khu “đèn đỏ”?, 2010, nguồn:
/>Không thể vì thỏa mãn ham muốn tầm thường để cho công khai mại dâm, 2010, nguồn:

/>
24



×