SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"GIẢI PHÁP HẠN CHẾ LỖI VỀ CÂU TRONG SỬ DỤNG
TIẾNG VIỆT TỪ ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ GRAP"
LÍ LỊCH
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Minh Hiếu.
Chức danh: Giáo viên Ngữ văn – Tổ trưởng tổ Ngữ văn
Đơn vị công tác: Trường THPT Khoái Châu.
Tên đề tài SKKN:
“Giải pháp hạn chế lỗi về câu trong sử dụng tiếng Việt từ ứng dụng sơ đồ
grap”
MỤC LỤC
Nội dung trình bày
Tran
g
Phần mở đầu .
3
I
Đặt vấn đề:
3
1
Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải3
quyết.
2
Ý nghĩa tác dụng của giải pháp mớí.
4
3
Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5
II
Phương pháp tiến hành:
5
1
Cơ sở lí luận và thực tiễn:
5
* Cơ sở lí luận hướng cho việc nghiên cứu đề tài .
5
* Cơ sở thực tiễn định hướng cho việc nghiên cứu đề tài .
13
Các phương pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
16
Phần nội dung.
18
I
Mục tiêu.
18
II
Giải pháp của đề tài.
18
1
Nắm chắc nội dung chương trình học liên quan đến vấn đề 18
nghiên cứu.
2
2
3
Sử dụng sơ đồ grap sơ đồ hóa các kiến thức liên quan.
19
Cách hạn chế lỗi về câu trong sử dụng tiếng Việt.
28
* Các lỗi phổ biến về câu.
28
* Cách phát hiện và sửa lỗi sai về câu.
29
* Về tính mới của giải pháp.
37
* Khả năng ứng dụng của đề tài.
39
* Kết quả thử nghiệm.
40
* Lợi ích và hiệu quả.
47
* Bài học tổng kết, kinh nghiệm rút ra.
47
Phần kết luận
51
I
Nhận định chung.
51
II
Điều kiện để áp dụng kinh nghiệm.
51
III Những đề xuất của người viết.
52
Lời kết.
52
Tài liệu tham khảo.
53
Danh mục những từ viết tắt.
54
PHẦN MỞ ĐẦU
I.
ĐẶT VẤN ĐỀ :
I.1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐÒI HỎI PHẢI CÓ GIẢI PHÁP MỚI ĐỂ
GIẢI QUYẾT.
Dạy học sinh nắm bắt những kiến thức về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt
nói riêng trên cơ sở những kiến thức đã học ở trung học cơ sở, nhằm hình thành và
nâng cao những kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về những yêu cầu
của việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp, đặc biệt là rèn kỹ năng sử
dụng có hiệu quả các loại phong cách ngôn ngữ là công việc của người giáo viên
dạy Ngữ văn. Trong đó có mục tiêu nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt khi nói,
khi viết, và năng lực phân tích lĩnh hội văn bản khi nghe, khi đọc. Những kỹ năng
này được luyện tập, củng cố nâng cao qua các hoạt động thực hành. Đồng thời với
các kỹ năng ngôn ngữ là các kỹ năng nhận thức, tư duy cũng được phát triển và
hoàn thiện. Ngoài ra kiến thức và kỹ năng có trong phần tiếng Việt còn giúp học
sinh có điều kiện thuận lợi để học tập những môn học khác trong đó có ngoại ngữ.
Đây quả thực là việc làm quan trọng, khó khăn, đòi hỏi sự công phu, niềm đam mê
của người dạy môn học này.
Thực tế cho thấy hiện nay, nhiều học sinh và nhiều người sử dụng ngôn ngữ
tiếng Việt thường mắc lỗi về từ ngữ, về câu và về ngữ nghĩa trong giao tiếp đặc biệt là
khi sử dụng ngôn ngữ viết ( tạo lập văn bản) dẫn đến việc trình bày vấn đề thiếu tính
rõ ràng và mạch lạc, kém sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe. Bởi vậy
nhiệm vụ của giáo viên là cần giúp các em có được phương pháp học tiếng Việt, sử
dụng tiếng Việt chính xác, linh hoạt, có tính nghệ thuật, đạt hiệu quả cao trong giao
tiếp.
Qua việc tìm hiểu về sơ đồ grap, tôi thấy vai trò, tác dụng lớn của nó trong việc
đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là có thể sử dụng sơ đồ vào nhiều môn học,
bài học đạt hiệu quả cao. Mấy năm qua tôi đã ứng dụng sơ đồ grap và sơ đồ tư duy vào
việc giảng dạy môn ngữ văn và thấy phương pháp này có thể khắc phục được tình
trạng học sinh học thụ động, máy móc, thiếu tính hệ thống, kém tính hiệu quả.
Nay tôi tiếp tục tổng kết kinh nghiệm giảng dạy này trong đề tài: “Giải pháp
hạn chế lỗi về câu trong sử dụng tiếng Việt bằng việc ứng dụng sơ đồ grap” nhằm
giúp các em có phương pháp tư duy khoa học chính xác và có hệ thống, từ đó mà ứng
dụng vào việc học Tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt và nhiều phương diện của cuộc sống.
Đồng thời làm tư liệu phục vụ thiết thực hơn nữa cho công tác giảng dạy của tôi ở
trường THPT trong những năm học tới. Theo tôi, phương pháp này đáp ứng được mục
tiêu đổi mới dạy học mà sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà đang đòi hỏi.
I. 2. Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA GIẢI PHÁP MỚI.
I.2.1. Đối với học sinh và người sử dụng tiếng Việt:
- Sử dụng sơ đồ grap và phương pháp tích hợp giúp người sử dụng tiếng Việt
( đặc biệt là đối tượng học sinh) hạn chế được những lỗi phổ biến trong việc tạo lập
câu và diễn đạt, từ đó đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
- Học sinh nói riêng, người sử dụng tiếng Việt nói chung biết phát hiện lỗi sai
khi sử dụng tiếng Việt.
Biết nguyên nhân của lỗi sai.
Biết cách sửa chữa và tránh mắc lỗi khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.
Tạo cơ sở cho việc học ngoại ngữ tốt hơn.
Góp phần gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
I.2.2. Đối với người làm công tác giảng dạy Ngữ văn:
Giáo viên dạy Ngữ văn có thể sử dụng kinh nghiệm này trong quá trình giảng
dạy tiếng Việt ở các lớp.
Sử dụng trong các giờ làm văn, đặc biệt giờ trả bài.
I. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Với dung lượng của một đề tài nhỏ, để bài viết có sự tập trung, tôi sẽ đi sâu tìm
hiểu vấn đề liên quan đến lỗi về câu và phương pháp hạn chế lỗi về câu. Cụ thể: Người
viết sẽ tổng kết một số dạng lỗi về câu khi sử dụng tiếng Việt, chỉ ra nguyên nhân
mắc lỗi, và đưa ra giải pháp khắc phục, cách tránh mắc các lỗi về câu nhằm đạt
hiệu quả cao trong giao tiếp. Các phương diện khác về Tiếng Việt, tôi sẽ nghiên cứu
vào dịp khác.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÓ TÍNH ĐỊNH HƯỚNG CHO
VIỆC NGHIÊN CỨU, TÌM GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
II.1.1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN.
II.1.1.1 : Nguồn gốc và đặc điểm loại hình của tiếng Việt:
* Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
* Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập:
Thể hiện trên sơ đồ:
• Về nguồn gốc của Tiếng Việt:
* Về đặc điểm loại hình của tiếng Việt.
a. Khái niệm loạt hình và loại hình ngôn ngữ
- Loại hình: có nhiều cách giải thích, tuỳ theo yêu cầu của từng ngành khoa học
có vận dụng thuật ngữ này. Định nghĩa loại hình trong Đại từ điển tiếng Việt (NXB
Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1999) như sau: “Loại hình là một tập hợp những sự vật,
hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó, ví dụ như: loại hình nghệ
thuật, loại hình báo chí, loại hình ngôn ngữ, v.v...”.
- Loại hình ngôn ngữ, là một cách phân loại các ngôn ngữ trên thế giới không
dựa trên nguồn gốc mà dựa trên nhưng đặc trưng cơ bản nhất của các ngôn ngữ đó.
b. Về đặc điểm loại hình của tiếng Việt: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ
đơn lập, với các đặc trưng cơ bản sau:
+ Thứ nhất: Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:
- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.
- Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ (hoặc yếu tố tạo từ).
- Về ngữ pháp tiếng là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu.
Như chúng ta đã biết, tiếng trong tiếng việt có thể được hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa thứ nhất: Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp tiếng Việt.
Nghĩa thứ hai: Tiếng có nghĩa tương đương như ngôn ngữ, ví dụ: tiếng Việt, tiếng
Hán, tiếng Nhật,... . Trong thơ, tiếng thường được gọi là chữ: thơ năm chữ, thơ bảy
chữ. Đó là cách gọi dựa trên chữ viết.
Tiếng có những khả năng to lớn trong việc tạo từ (từ đơn, từ ghép, từ láy); trong
việc Việt hoá từ ngữ vay mượn. Cũng do tiếng Việt cùng loại hình với Hán ngữ, người
Việt có thể làm thơ Đường luật bằng tiếng Việt - một việc mà người Nhật Bản, người
Hàn Quốc tuy cũng có quan hệ vắn hoá lâu đời với Trung Quốc không làm được bằng
tiếng Nhật, tiếng Hàn: Họ chỉ có thể làm thơ Đường luật bằng tiếng (chữ) Hán mà
thôi.
+ Thứ hai: Từ không biến đổi hình thái.
+ Thứ ba: Trật tự từ và hư từ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo câu.
II.1.1.2. Những yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt.
Sử dụng đúng các phương tiện ngôn ngữ, theo các chuẩn mực của Tiếng Việt:
1.Chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết.
2.Chuẩn mực về dùng từ.
3.Chuẩn mực về đặt câu.
4.Chuẩn mực về cấu tạo văn bản.
5.Chuẩn mực về phong cách ngôn ngữ.
Yêu cầu sử dụng hay, linh hoạt, nghệ thuật đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
II.1.1.3 Câu chia theo cấu trúc ngữ pháp:
Tác giả Diệp Quang Ban cho rằng: “nòng cốt câu là cụm từ chủ - vị làm cơ sở
cho câu đơn hai thành phần, nó giúp ta nhận diện kiểu câu này. Đồng thời nó là cụm
chủ - vị nằm ngoài cùng bao chứa những cụm chủ - vị khác của câu phức thành
phần” . Từ sự lí giải đó, tác giả phân biệt ba loại câu: câu đơn, câu phức thành phần và
câu ghép.
Cụ thể như sau:
Câu đơn hai thành phần là câu được làm thành từ một cụm chủ - vị duy nhất có
tư cách nòng cốt câu.
Câu phức thành phần là câu được làm thành từ hai cụm chủ - vị trở lên, trong đó
chỉ có một cụm chủ - vị là nòng cốt câu. Các cụm chủ -vị còn lại là những bộ phận bị
bao chứa bên trong nòng cốt câu.
Câu ghép là câu được làm thành từ hai cụm chủ - vị trở lên, mỗi cụm chủ - vị đó
tương đương một nòng cốt câu đơn và chúng tiếp xúc với nhau làm thành những vế
trong câu ghép. Những cụm chủ - vị là vế của câu ghép, không bị bao chứa bên trong
cụm chủ - vị khác.
Ý nghĩa của câu được xác định nhờ sự phân tích vị trí - chức năng của các đơn
vị tạo thành sơ đồ cấu trúc câu. Vị trí, đến lượt mình, được xác định nhờ các kiểu quan
hệ cú pháp nhất định. Các kiểu quan hệ cú pháp cơ bản là:
+ Quan hệ chủ – vị,
xác lập vị trí chủ ngữ và vị ngữ
+ Quan hệ xác định,
xác lập vị trí của định ngữ;
+ Quan hệ bổ sung, xác lập vị trí của bổ ngữ và trạng ngữ.
II.1.1.4. Vài nét về sơ đồ grap
II.1.1.4.1. Sơ đồ grap là gì?
Sơ đồ grap (Sơ đồ hóa) là thao tác mã hóa kiến thức cơ bản của bài học, giúp
người học ghi nhớ kiến thức một cách lôgic, biết nhận diện, lý giải mối quan hệ nội tại
của vấn đề, vận dụng các kỹ năng phân tích, đối chiếu, tổng hợp kiến thức để thực
hành giải quyết các vấn đề thực tiễn.
II.1.1.4.2. Các dạng thức sơ đồ grap ( sơ đồ hóa) :
• Hình tròn đồng tâm:
Dùng nhiều hình tròn xoay quanh nội dung cơ bản
• Hình vuông thứ bậc:
• Hình vuông theo chiều ngang:
• Kết hợp hình tròn, hình vuông:
• Dạng thức bảng biểu:
• Dạng thức mũi tên tịnh tiến chỉ sự phụ thuộc
II.1.1.4.3 Hiệu quả sử dụng sơ đồ grap
Sơ đồ grap mang đến những giá trị lớn hơn nhiều so với việc đặt bút viết tuần tự
từ đầu đễn cuối trang, nhất là những người có năng khiếu vẽ đẹp, tạo cho sơ đồ sự hấp
dẫn.
- Sử dụng vào nhiều việc, nhiều đối tượng khác nhau.
- Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa dù các mối liên
hệ phức tạp, chằng chéo.
- Tổng kết dữ liệu.
- Hợp nhất thông tin từ nhiều nguồn nghiên cứu khác nhau.
- Động não về một vấn đề phức tạp.
- Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc của toàn bộ đối tượng.
- Ghi chép những vấn đề mà mình quan tâm như: bài giảng, phóng sự...
- Sử dụng sơ đồ vào việc học tập các môn học, của các đối tượng, cho các loại
bài...
Tóm lại: Sử dụng sơ đồ giúp con người:
- Sáng tạo hơn.
- Tiết kiệm thời gian hơn.
- Ghi nhớ tốt hơn.
- Tổ chức phân loại tốt hơn.
- Nhìn vấn đề toàn thể hơn ( không chỉ nhìn thấy cây mà còn thấy cả rừng)
- Hợp tác tốt hơn.
- Kiểm tra kiến thức và ứng dụng dễ dàng hơn.
- Việc học tập trở nên thú vị hơn..
II.1.1.5. Một số nguyên tắc cụ thể trong việc dạy tiếng Việt nói riêng, dạy ngữ văn
nói chung.
• Thứ nhất: Nguyên tắc mục tiêu:
Nhận diện -> Lí giải -> Vận dụng.
• Thứ hai: Nguyên tắc kết hợp lí thuyết với thực hành.
Lí thuyết <-> Thực hành.
• Thứ ba: Nguyên tắc sư phạm:
Dễ -> Khó;
Đơn giản -> Phức tạp ;
ứng dụng -> Sáng tạo.
• Thứ tư: Nguyên tắc khoa học và hệ thống:
- Cơ bản và chính xác.
- Lặp lại và nâng cao.
- Tích hợp và tích cực.
• Thứ năm: Nguyên tắc thích hợp và thiết thực.
- Thích hợp và thiết thực về mục đích.
- Thích hợp và thiết thực về đề tài.
- Thích hợp và thiết thực về yêu cầu.
II.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
II.1.2.1. Tình hình thực tế:
II.1.2.1.1. Thực trạng:
Nhìn thẳng vào thực trạng dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường hiện nay vẫn
dễ nhận học sinh mắc lỗi rất nhiều. Trong đó có lỗi khi nói, lỗi khi viết ( tạo lập văn
bản).
• Lỗi khi nói:
- Phát âm sai phụ âm: Ví dụ lẫn phụ âm „l“ với „n“, ngh với ng,
- Phát âm sai nguyên âm và vần : Ví dụ lẫn „ ê vói e, xem phim phát âm là xem
phin.
- Dùng từ sai nghĩa: Ví dụ Điểm yếu với Yếu điểm, Lãng mạn với lãng mạng.
• Lỗi khi viết ( tạo lập văn bản)
- Viết sai lỗi chính tả:
- Viết tắt tùy tiện :
- Viết hoa tùy tiện :
- Ngắt câu, ngắt đoạn không rõ ràng. Sử dụng dấu câu không chính xác.
- Viết câu sai quy tắc ngữ pháp, thiếu sự rõ ràng, chính xác.
- Sử dụng từ ngữ sai phong cách chức năng ngôn ngữ .
- Riêng về câu: học sinh hay mắc phải những lỗi cơ bản sau
+ Câu thiếu thành phần chủ ngữ.
+ Câu thiếu thành phần vị ngữ.
+ Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
+ Câu sai quan hệ ngữ nghĩa
II.1.2.1.2. Kết quả khảo sát tình hình thực tế:
• Đối tượng khảo sát:
- 2 lớp thuộc khối 11. Đó là các lớp: 11A1, 11 A2
- Sĩ số lớp 11 A1: 33 học sinh, 11 A2: 37
- Đặc điểm: Học chương trình chuẩn.
- Điều kiện học tập như nhau.
• Hình thức khảo sát:
- Khảo sát kiến thức về văn học trung đại Việt Nam phần thơ ca và việc vận dụng
kiến thức làm văn nghị luận.
- Hình thức: Kiểm tra tự luận .
- Thời gian làm bài: 90 phút.
• Nội dung bài khảo sát:
Cụ thể như sau:
- Mục tiêu bài khảo sát:
+ Giúp HS củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học trong chương trình. Viết
được bài nghị luận văn học có nội dung sát với chương trình.
+ Giáo viên nắm bắt tình hình học làm văn của học sinh để đánh giá kết quả học
tập của học sinh và có hướng giảng dạy sát đối tượng.
- Đề bài :
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài: Bánh trôi nước, Tự tình
(bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.
- Yêu cầu của đề
+ Về kiến thức :
- Qua các bài thơ, phân tích, khái quát được hình ảnh người phụ nữ Việt
Nam:
+ Số phận gặp nhiều trắc trở, éo le.
+ Thân phận khó khăn, vất vả.
+ Phẩm chất tốt đẹp của họ: Chung thủy, trắng trong, chịu thương, chịu khó, yêu
chồng, thương con tha thiết, hi sinh thầm lặng ...
- Tâm hồn của họ: Khát vọng hạnh phúc, khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
Đó là hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
+ Về kĩ năng :
- Bài viết đúng hình thức bài văn nghị luận văn học.
- Bố cục bài viết mạch lạc, rõ ràng.
- Văn viết lưu loát, trôi chảy, có cảm xúc.
- Không mắc các loại lỗi trong bài làm.
• Kết quả thống kê lỗi về câu:
- Lỗi không phân định rõ trạng ngữ với chủ ngữ ( Thiếu chủ ngữ ).
- Lỗi không phân định rõ phần phụ chú và vị ngữ ( Thiếu vị ngữ).
- Lỗi không phân định được trạng ngữ với thành phần nòng cốt câu (Thiếu cả CN
và VN).
- Thiếu vế chính của câu ghép chính phụ.
Kết quả thể hiện trên bảng sau:
Bảng thống kê số liệu khảo sát
Vấn đề khảo sát
Số lượng Số học sinh Số lượt mắc lỗi
bài
mắc lỗi
trong tổng số bài
Lỗi câu thiếu chủ
70
ngữ
45
48
Lỗi câu thiếu vị ngữ
70
52
53
Lỗi câu thiếu cả chủ
70
ngữ và vị ngữ.
37
40
Lỗi câu thiếu vế của
70
câu ghép
24
25
II.1.2.2. Nguyên nhân của tình trạng học sinh sử dụng tiếng Việt chưa đạt hiệu
quả cao.
- Học sinh nắm kiến thức chưa chắc chắn, chưa nhớ rõ bản chất của vấn đề.
- Ảnh hưởng của tiếng địa phương và thói quen giao tiếp của địa phương
- Ý thức sử dụng chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt chưa cao. Không ít người biết là phát
âm sai, dùng từ sai nhưng không có ý thức sửa chữa, luyện tập.
- Do thói quen cẩu thả, tùy tiện nên nhiều học sinh mắc nhiều lỗi khi viết.
- Do ý thức học bộ môn chưa tốt.
- Sử dụng từ ngữ sai phong cách chức năng ngôn ngữ .
II.2. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH, THỜI GIAN TẠO RA GIẢI PHÁP.
II.2.1 PHƯƠNG PHÁP , BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
1.Với bài nghiên cứu này, người viết sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây :
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp giải thích.
- Phương pháp chứng minh.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp.
2. Các bước tiến hành:
- Tìm hiểu đặc điểm của Tiếng Việt.
- Tìm hiểu các dạng sơ đồ grap.
- Tìm hiểu tình hình thực tế của quá trình giảng dạy:
+ Chương trình học Tiếng Việt của học sinh phổ thông.
+ Đối tượng học sinh và thực trạng việc học Tiếng Việt, sử dụng của các em
học sinh.
+ Đặc điểm bài học.
- Thống kê các loại lỗi thường mắc của học sinh, tập hợp các lỗi đó và phân loại.
- Phân tích nguyên nhân của các loại lỗi bằng cách sử dụng sơ đồ grap.
- Nêu giải pháp khắc phục từng loại lỗi về sử dụng câu nhằm giúp học sinh và
người sử dụng tiếng Việt rèn thói quen tư duy hệ thống, mạch lạc, rõ ràng, từ đó mà
học tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt có hiệu quả cao hơn.
II.2.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ TẠO RA GIẢI PHÁP
- Quá trình giảng dạy các lớp 10, lớp 11, lớp 12 trong 3 năm học: 2011- 2012;
2012 -2013 và 2013- 201
PHẦN NỘI DUNG (GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ)
I. MỤC TIÊU:
Đề tài giúp người sử dụng tiếng Việt hạn chế lỗi về câu trong diễn đạt, để đạt
hiệu quả cao trong giao tiếp (đặc biệt là đối tượng học sinh THPT). Cụ thể như sau:
- Qua bài của học sinh, người viết thống kê, chỉ ra các loại lỗi thường mắc của
học sinh, và của người sử dụng tiếng Việt.
- Sử dụng sơ đồ grap phân tích cấu trúc câu, giúp người học thấy rõ nguyên nhân
của các loại lỗi.
- Nêu giải pháp khắc phục từng loại lỗi đó, nhằm giúp học sinh và người sử
dụng tiếng Việt rèn thói quen tư duy mạch lạc, rõ ràng, từ đó mà học tiếng Việt, sử
dụng tiếng Việt có hiệu quả cao hơn.
II. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
II.1. NẮM CHẮC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LIÊN QUAN
ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
* Chương trình lớp 10: gồm 12 tiết tiếng Việt trong đó có các liên quan đến kiến
thức về câu:
+ Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt .
+ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Ôn tập phần tiếng Việt.
* Chương trình lớp 11:
câu :
gồm 14 tiết trong đó có các bài liên quan đến kiến thức về
+ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
+ Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu.
+ Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản.
+ Phong cách ngôn ngữ báo chí.
+ Đặc điểm loại hình tiếng Việt.
+ Phong cách ngôn ngữ chính luận.
+ Ôn tập phần tiếng Việt.
* Chương trình lớp 12: gồm 10 tiết trong đó có các bài liên quan đến kiến thức về câu
+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Phong cách ngôn ngữ khoa học.
+ Phong cách ngôn ngữ hành chính.
+ Thực hành một số phép tu từ cú pháp.
+ Tổng kết phần tiếng Việt.
II.2. SỬ DỤNG SƠ ĐỒ GRAP SƠ ĐỒ HÓA CÁC KIẾN THỨC LIÊN QUAN.
II.2.1: Linh hoạt trong cách lựa chọn các dạng thức của sơ đồ grap.
Cách sử dụng các dạng thức của sơ đồ như sau:
- Hình tròn đồng tâm : Các nội dung xoay quanh một vấn đề trung tâm.
- Hình vuông thứ bậc: Từ vấn đề lớn cụ thể hóa bằng các nội dung nhỏ hơn sau
đó rút ra vấn đề có tính chất chung, khái quát.
- Hình vuông theo chiều ngang ( tương tự như hình vuông thứ bậc ).
- Kết hợp hình tròn với hình vuông: có nội dung trọng tâm, có kết quả, ý nghĩa
được suy ra từ nội dung .
- Bảng biểu: So sánh để thấy điểm giống, điểm khác của các đơn vị kiến thức
nào đó. Hoặc liệt kê, tổng hợp kiến thức theo hệ thống...
- Sử dụng mũi tên một chiêu, hai chiều thể hiện sự tương tác hoặc ảnh hưởng lại
qua, và sự phụ thuộc của vấn đề nào đó...
II.2.2. Các kiến thức tiếng Việt liên quan đến các vấn đề nghiên cứu thể hiện
trên sơ đồ:
• Về đặc điểm loại hình của Tiếng Việt.
• Về những yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt.
• Về câu chia theo cấu trúc ngữ pháp.
PHÂN LOẠI CÂU THEO
CẤU TRÚC NGỮ PHÁP
Câu đơn
Câu
đơn
hai
thành
phần.
Câu
đơn
đặc
biệt.
Câu phức
Câu
phức
thành
phần
CN
Câu
phức
thành
phần
VN
Câu ghép
Câu
phức
thành
phần
phụ
…
Câu
ghép
đẳng
lập.
Câu
ghép
chính
phụ.
* Sơ đồ câu đơn:
- Câu đơn bình thường:
Danh từ
(đại từ)
CN
Động từ
(tính từ)
VN
- Câu đơn đặc biệt: Không xác định chủ ngữ, vị ngữ
Từ
hoặc cụm từ.
* Sơ đồ câu phức:
- Chủ ngữ là một cụm chủ - vị:
Danh từ
(đại từ)
Động từ
(tính từ)
C
Động từ
(tính từ)
V
VN
CN
- Vị ngữ là một cụm chủ - vị:
Danh từ
(đại từ)
Danh từ
Động từ
(tính từ)
C
CN
- Bổ ngữ là một cụm chủ - vị:
V
VN