Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN dạy văn hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.1 KB, 22 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“DẠY VĂN HƯỚNG TỚI ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI ỨNG XỬ CHO
HỌC SINH”

1


A. MỞ ĐẦU:
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, đạo đức xã hội và đạo đức học sinh trong nhà
trường đang xuống cấp một cách nghiêm trọng. Trong trường học, tình trạng học
sinh bỏ giờ, đánh nhau, nói tục, chửi thề, vô lễ với giáo viên… có chiều hướng gia
tăng. Ngoài xã hội, tình trạng vi phạm đạo đức, pháp luật đã và đang khiến những
người có lương tâm và trách nhiệm lo lắng.
Đứng trước thực trạng ấy, một câu hỏi đặt ra cho mỗi giáo viên là làm sao
trong quá trình giảng dạy có thể rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh để các
em có được hành vi chuẩn mực, có cách ứng xử tốt đẹp với mọi người. Trong các
môn học ở nhà trường, những môn học xã hội là những môn học cung cấp cho học
sinh những hiểu biết xã hội, từ đó góp phần giáo dục tư cách đạo đức và điều
chỉnh hành vi cho học sinh. Trong các môn học xã hội, môn Ngữ Văn là một môn
học có vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn, từ đó góp phần hình
thành nhân cách cho học sinh. Vậy con đường nào, cách thức nào để thông qua
môn Văn góp phần điều chỉnh hành vi cho người học Văn, từ đó góp phần nâng
cao đạo đức trong trường học và đạo đức xã hội? Xuất phát từ câu hỏi này, chúng
tôi đã đi và nghiên cứu đề tài: Dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử cho
học sinh.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi cho người học là vấn đề được nhiều
người quan tâm đến, nhất là trong xu thế dạy học hướng tới học đi đôi với hành.


Vì vậy, trong các bài giảng của giáo viên đều có mục liên hệ thực tế, giáo dục học
sinh về tư tưởng, tình cảm và kĩ năng sống. Tuy nhiên, chưa có một công trình
nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu đề tài này. Vì vậy qua đề tài sáng kiến kinh
nghiệm: Dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử cho học sinh vẫn còn là một
đề tài mới mẻ.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm:
- Các bài đọc văn về tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn THPT
- Các bài làm văn về nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ Văn THPT
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
2


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nghiên cứu thực trạng về dạy và học
Văn, từ đó đưa ra những giải pháp để học sinh yêu thích môn Văn, có ý thức áp
dụng kiến thức môn Văn vào thực tế đời sống, góp phần điều chỉnh hành vi cho
người học Văn.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài của chúng tôi gồm những nội dung sau đây:
Thứ nhất: khái quát thực tế của việc dạy Văn, học Văn trong các nhà trường hiện nay
Thứ hai: đưa ra những giải pháp của việc dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi
ứng xử cho học sinh
Thứ ba: minh họa qua một tiết dạy cụ thể và rút ra kết luận chung
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Khi thực sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp liên môn: liên môn Giáo dục công dân và Ngữ Văn để
áp dụng văn học vào đời sống.
- Khi nghiên cứu khoa học: dùng phương pháp phân tích để tìm hiểu vấn đề, phương
pháp tổng hợp để rút ra những kết luận khoa học, dùng phương pháp thống kê phân loại để
nghiên cứu số liệu

- Khi giảng dạy, chúng tôi sử dụng các phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương
pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại.

3


B. NỘI DUNG:
I. CÁC KHÁI NIỆM:
1. Hành vi là gì?
Hành vi là cách ứng xử của con người đối với một sự kiện, sự vật, hiện tượng
trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ,
hành động nhất định.
Hành vi của con người hàm chứa các yếu tố kiến thức, thái độ, niềm tin, giá
trị xã hội cụ thể của con người, các yếu tố này thường đan xen nhau, liên kết chặt
chẽ với nhau.
2. Ứng xử và hành vi ứng xử văn hóa:
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác
động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử được thể hiện qua
thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan
hệ giữa con người với nhau.
Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con
người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người
đối với bản thân, với những người chung quanh, trong công việc và môi trường
hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác
nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi
cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa của tuổi trẻ được coi là các giá trị
văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành
vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với
những người chung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và
thậm chí ngay cả với chính bản thân họ.

II. THỰC TRẠNG VỀ CÁCH ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH NGÀY HÔM NAY:
1. Biếu hiện:
Phải khẳng định rằng: cách ứng xử của học sinh ngày hôm nay đang có nguy
cơ đứng trước nguy cơ lệch chuẩn. Nhiều chuẩn mực đạo đức đã được nhiều thế hệ
học sinh trước đây trân trọng, tuân thủ một cách nghiêm ngặt nay lại không được
học sinh coi trọng.. Ngày nay, đi giữa sân trường rất hiếm gặp cảnh tượng một
sinh viên cúi đầu kính cẩn chào thầy cô giáo. Ngay cả khi thầy cô bước vào lớp
cũng có những bạn uể oải, “nhấp nhổm” nửa đứng, nửa ngồi hoặc nếu thầy cô nào
4


“dễ tính”, thì sẵn sàng vừa ngồi vừa chào. Trong khi các thầy cô đang hăng say
giảng bài thì dưới lớp một số bạn sinh viên “hồn nhiên” ăn sáng, một số bạn khác
thì ngủ gật hoặc dùng điện thoại, làm việc riêng. Khi bị nhắc nhở, có sinh viên còn
tỏ thái độ chống đối, thậm chí cãi nhau tay đôi với các thầy cô, cá biệt còn có tình
trạng học sinh đánh lại thầy giáo ngay trên bục giảng... Ranh giới giữa thầy và trò
ngày càng mong manh và lời dạy “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” cũng ít được các
bạn trẻ ngày nay ghi nhớ.
Ý thức kém của học sinh còn được thể hiện ngay từ những việc rất nhỏ, rất
đời thường như xả rác bừa bãi. Những tờ giấy gói xôi, những vỏ bánh mỳ, vỏ hộp
sữa, vỏ hạt hướng dương… xuất hiện nhan nhản khắp sân trường, lớp học cho dù
thùng rác được bố trí ở mọi nơi. Có trường hợp khi "được" bạn bè nhắc nhở, lại
còn tỏ thái độ khinh khỉnh: "Tao làm gì kệ tao, không ảnh hưởng gì đến mày là
được. Không xả rác thì lao công làm gì có việc để làm?"
Tóm lại, có vô số những hành vi ứng xử không đúng của các học sinh, sinh
viên với thầy cô, bạn bè. Nó có thể xuất phát xuất phát từ nhu cầu thể hiện “cá
tính” hoặc cũng có thể xuất phát từ lối sống “thoáng” của các bạn trẻ… nhưng dù
là lý do gì thì đó cũng là những hành vi rất xấu trong môi trường giáo dục.
2. Nguyên nhân:
Vậy nhiều người trong giới trẻ, trong đó có nhiều học sinh đang ứng xử thiếu

văn hóa vì đâu?
Như trên đã trình bày, sự xuống cấp về đạo đức trong xã hội là nguyên nhân
chính gây ra việc lệch chuẩn về hành vi đang diễn ra trong giới trẻ. Đạo đức xã hội
đang ngày càng bị băng hoại, tạo nên những lối mòn xấu cho nhiều người đi theo.
Ví dụ: ở nơi công cộng, người lớn vứt rác bừa bãi, trẻ em thấy những hành động
của người lớn như vậy chắc chắn chúng sẽ học theo.
Bên cạnh đó, việc các luồng văn hóa phương Tây tràn vào Việt Nam, tiếp đó
là sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã khiến cho các bạn trẻ
ngày càng có nhiều điều kiện để bộc lộ cái tôi của mình. Nhưng đó cũng là một
trong những nguyên nhân hình thành nên hành vi, thái độ ứng xử không tốt của các
bạn trẻ. Tâm lý giới trẻ luôn mong muốn tiếp thu và bắt chước cái mới, cái lạ về
mọi mặt, trong đó có các hành vi ứng xử, tuy nhiên, rất ít trong số đó có sự chọn
lọc. Vì vậy, có những lối sống chưa lành mạnh trong văn hóa xứ người đã du nhập
vào Việt Nam.
Sự bùng nổ của truyền thông cũng có tác động rất lớn đến thái độ và hành vi
ứng xử của giới trẻ, bởi có truyền thông là sẽ có hiệu ứng ảnh hưởng. Trên các
5


trang mạng xă hội như diễn đàn, forum… ngày nay đầy rẫy những câu chửi thề,
nói tục, những phát ngôn gây sốc, những bài viết nói xấu thầy cô, bạn bè, trường
lớp… Việc nghe, nhìn thấy nó hàng ngày khiến cho các bạn trẻ dễ dàng bị “nhiễm
theo” và bắt chước.
3. Hậu quả:
Đây hoàn toàn là những biểu hiện của nếp sống xa lạ, sai trái, đi ngược với
truyền thống văn hóa dân tộc. Những hành vi đó tác hại của nó không nhỏ: làm rạn
nứt mối quan hệ tốt đẹp vốn có giữa thầy với trò, làm rối loạn kỉ cương trong nhà
trường, làm ảnh hướng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục và đào tạo, làm suy
thoái đạo đức xã hội.
Hậu quả của những hành vi xấu của học sinh trong nhà trường là không nhỏ.

Vậy những môn học có tác dụng giúp điều chỉnh hành vi như môn Văn trong nhà
trường hiện nay đang diễn ra như thế nào, đã góp phần quan trọng điều chỉnh hành
vi ứng xử của học sinh trong trường học hay chưa? Để trả lời câu hỏi này, chúng
tôi xin đi vào vấn đề thực trạng học Văn ở trường phổ thông.
III. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC HỌC VĂN CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG:
1. Biểu hiện:
Học Văn không chỉ là học ngôn ngữ, học tác phẩm văn học, học Văn là học làm
người. Theo M.Gorki- nhà văn vĩ đại của nước Nga thì: “ Văn học là nhân học”. Nếu văn
chương được ví như khoa học nghiên cứu con người thì học Văn chính là học cách làm
người theo đúng nghĩa cao đẹp nhất..
Nhưng tiếc rằng, không phải học sinh nào cũng ý thức được tầm quan trọng
của môn Văn. Nhiều học sinh học Văn nhưng chẳng hiểu để làm gì, bởi họ chưa
biết ứng dụng môn học vào cuộc sống. Trên thực tế, việc học Văn trong nhà
trường THPT chưa được coi trọng đúng mức. Học sinh thường có một suy nghĩ sai
lệch rằng môn Văn không quan trọng, chỉ vì môn học này không giúp học sinh thi
được vào một trường đại học khối kinh tế hay kĩ thuật, khiến họ có thể kiếm được
một công ăn việc làm có thu nhập cao.
2. Nguyên nhân:
Học sinh chưa yêu thích môn học không chỉ do những nhận thức xã hội lệch
lạc về môn học mà còn bởi cách dạy học nói chung và dạy Văn nói riêng chưa gắn
với thực hành, chưa gắn với đời sống. Môn Văn trong nhà trường vẫn còn chưa
thực sự gắn bó với thực tế. Nhiều bạn trẻ học Văn nhưng lại không biết cách ứng
6


dụng Văn vào thực tế cuộc sống. Một tác phẩm văn học rất hay mà qua đó ta có
thể học được rất nhiều bài học quý giá nhưng những bài học bổ ích, lí thú đó lại
không được các bạn học sinh vận dụng trong đời sống. Thật đáng tiếc vì không
được thực hành qua ứng xử thì xét đến cùng, những kiến thức trên sách vở kia chỉ

là đống lí thuyết xuông không có tác dụng.
3. Hậu quả:
Hậu quả của việc xem nhẹ môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông là
không nhỏ. Nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hành vi lệch chuẩn
của học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung. Khi một môn học bồi dưỡng tâm hồn
và dạy làm người không được coi trọng thì tất nhiên, nó ảnh hưởng đến cả một thế
hệ. Không rung động với tác phẩm văn học, tâm hồn con người trở nên khô cứng,
hời hợt, không phân định được rõ ràng giữa đúng với sai, yêu với ghét, giữa những
điều nên làm và những điều không nên làm.
Trên cơ sở tình hình dạy và học môn Văn ở trường phổ thông còn xa thực tế,
chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục đạo đức trong trường học, chúng tôi đã
nghiên cứu và đưa ra những giải pháp sau đối với việc dạy học môn Văn:
IV. GIẢI PHÁP DẠY VĂN HƯỚNG TỚI ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI ỨNG XỬ:
Học Văn để có thể áp dụng kiến thức văn chương vào đời sống, để điều chỉnh
hành vi đạo đức trong giới trẻ không phải là quá khó, nếu mỗi bain học sinh giáo
viên thực hiện được qui trình học tập như sau:
1. Yêu cầu học sinh đọc kĩ tác phẩm và soạn bài trước khi đến lớp:
Nhiều học sinh có thói quen chưa đọc tác phẩm đã soạn bài. Nội dung bài
soạn sẽ được chép ở sách Để học tốt Ngữ Văn, vốn bày bán trên thị trường rất phổ
biến. Làm vậy tiết kiệm thời gian soạn bài nhưng tác hại là rất lớn: không tiếp xúc
với tác phẩm, không thực sự đọc hiểu văn bản, từ đó học sinh sẽ không thể hiểu
bài cô giáo giảng. Vì vậy, học sinh phải từ bỏ thói quen này và soạn bài đầy đủ
trước khi đến lớp. Giáo viên kiểm tra đôn đốc thường xuyên, học sinh dần dần sẽ
đi vào nề nếp.
2. Trên lớp, tạo tinh thần hăng hái phát biểu xây dựng bài cho học sinh.
Nhiều học sinh càng lớn càng rụt rè trong giờ học. Nhiều khi các em biết
nhưng vẫn không xung phong trả lời câu hỏi, sọ rằng nhỡ lại sai, các bạn sẽ cười
chê. Tuy nhiên, đó cũng là một quan niệm sai lầm. Nếu học sinh tích cực xây dựng
bài, các em sẽ thấy hiểu bài ngay tại lớp, tiết kiệm thời gian học bài ở nhà, hiểu
bài nhanh hơn. Khi ấy, bạn sẽ thấy yêu thích hơn môn học của mình. Giáo viên cần

7


biết động viên học sinh học tập để các em nhiệt tình hăng hái tham gia vào bài
giảng của minh.
3. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn học để tìm ra ý nghĩa của nó.
Học Văn để ứng dụng vào cuộc sống- muốn làm được điều đó trước tiên học
sinh phải hiểu sâu về tác phẩm để nắm rõ nội dung, ý nghĩa, tư tưởng của tác
phẩm.
Trước đây, nhiều học sinh thường lầm tưởng học Văn là học thuộc vẹt những
điều thầy cô giảng và những điều tài liệu tham khảo đã viết để trình bày lại trong
bài của mình. Lối học vẹt như vậy khiến nhiều người thấy mệt mỏi, chán nản.
Chương trình Ngữ Văn đổi mới nhấn mạnh việc đọc hiểu văn bản văn học, coi kĩ
năng đọc hiểu văn bản là một trong những kĩ năng cơ bản của con người trong cuộc
sống hiện đại. Khi dạy học sinh đọc hiểu văn bản văn học, người giáo viên cần chú ý
những đặc trưng sau của văn bản văn học:
Thứ nhất, văn bản văn học là văn bản đa nghĩa. Đọc hiểu văn bản văn học
phải tìm được nhiều lớp nghĩa khác nhau của chúng.
Thứ hai, trong quá trình đọc hiểu các lớp nghĩa phải đi từ lớp nghĩa bề mặt, từ
đó mới khơi gợi dần đi tìm những lớp nghĩa bề sâu. Nếu học sinh càng tìm được
nhiều các lớp nghĩa của văn bản văn học, học sinh đó càng thành công.
Thứ ba, các lớp nghĩa của văn bản văn học tìm được có thể không hoàn toàn giống
với những điều học sinh được đọc, được học. Điều đó hoàn toàn có thể chấp nhận. Tuy
nhiên, những đều bạn tìm được phải được suy ra từ câu chữ, hình tượng văn học cụ thể,
không phải là những điều suy diễn tùy tiện.
Nếu tuân thủ đúng qui trình đó, dù văn bản khó hiểu đến đâu, học sinh cũng có
thể khám phá được. Chẳng hạn đọc hiểu tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát của
Cao Bá Quát- một tác phẩm khó của văn học trung đại Việt Nam, hãy bắt đầu từ
việc tìm lớp nghĩa trên bề mặt của tác phẩm. Đó là hình tượng con đường đi trên
cát dưới ánh mặt trời nóng bỏng như thiêu như đốt. Lữ khách trên đường rơi nước

mắt vì nỗi nhọc nhằn khổ ải trên đường như đầy đọa thân xác con người.
Đặt bài thơ trong bối cảnh thời đại và hoàn cảnh riêng của tác giả, ta lại khám
phá ra những ý nghĩa riêng của nó. Con đường đi trên cát chính là con đường đi thi
của Cao Bá Quát, đi từ quê hương nhà thơ ở làng Phú Thị- Gia Lâm- Hà Nội đến
kinh đô Huế dự thi. Trên hành trình gian khổ ấy, Cao Bá Quát phải đi qua những
tỉnh miền trung với mênh mang những cồn cát nóng bỏng chân người. Nổi tiếng
văn hay chữ tốt khắp thiên hạ nhưng lại lận đận trên con đường thi cử, mỗi lần đi
8


thi lại là một cuộc hành trình đầy khổ ải trong cuộc đời Cao Bá Quát. Vì vậy, con
đường cát là biểu tượng cho con đường công danh- con đường mà ông đã vô cùng
chán ghét nhưng không còn cách nào khác buộc phải bước đi. Đã sinh ra là nhà
nho, đã học chữ thánh hiền, Cao Bá Quát chỉ có một con đường duy nhất là đi thi,
đỗ đạt, ra làm quan để giúp vua trị nước cứu đời. Nhưng thời Cao Bá Quát là thời
đổ nát, triều đình phong kiến chỉ là nơi lui tới của bọn sâu mọt nịnh thần nên con
đường công danh vì thế mà trở nên nhem nhuốc, xấu xa. Cao Bá Quát chán ghét
công danh còn vì lẽ đó.
Đặt bài thơ trong bối cảnh thời đại, chúng ta con cảm nhận được một tầng
nghĩa nữa của tác phẩm. Việt Nam thế kỉ XVIII dưới sự cai trị của triều đình nhà
Nguyễn là một quốc gia trì trệ bảo thủ. Nền học vấn theo lối cũ chỉ trọng văn
chương, không trọng thực học, ê a tụng niệm những điều cũ kĩ, không còn hợp với
nhu cầu của thời đại. Là một nhà nho có tư tưởng khai sáng, Cao Bá Quát đã sớm
nhận ra điều bất cập của lối học cũ. Sự bế tắc của ông, xét đến cùng không phải
chỉ là bi kịch của một con ngườis mà còn là bi kịch của cả một lớp người, bi kịch
của cả thời đại. Hiểu được những điều ấy, bạn sẽ thấy tác phẩm thật sâu sắc, nó đã
đặt ra được những vấn đề to lớn của thời đại. Việc hiểu tác phẩm sẽ khiến bạn yêu
quí hơn, trân trọng hơn giá trị của nó.
4. Hướng dẫn học sinh từ ý nghĩa tác phẩm văn học đã hiểu được, suy
ngẫm về những bài học cuộc sống được đặt ra trong mỗi tác phẩm và hãy cố

gắng làm theo những bài học bổ ích đó:
Dạy xong mỗi tác phẩm văn học, giáo viên hướng dẫn học sinh tự rút ra được những
bài học cho mình. Điều quan trọng là các em suy ngẫm về những bài học ấy, đặt mình
trong hoàn cảnh của các nhân vật, từ đó suy ngẫm về cách ứng xử của mình trong những
tình huống tương tự của cuộc sống.
Mỗi tác phẩm, dù nói về con người hay thiên nhiên đều cho ta những bài học
làm người. “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến là một ví dụ. Bài thơ đã vẽ lên một
bức tranh phong cảnh thật đẹp- một bức tranh mùa thu với những nét đặc trung của
đồng bằng Bắc Bộ xưa. Đó là khung cảnh một vùng quê đồng bằng đang vào thu
với các dấu hiệu rất riêng, rất điển hình của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ: chiếc ao
làng với làn nước trong veo trong một không gian nhỏ bé, xinh xắn, cái lạnh lẽo
của gió heo may ngấm vào là nước trong veo dười tận đáy ao, bầu trời mùa thu
xanh cao vời vợi với những đám mây hiền hòa… Cảnh thu đặc trưng cho khung
cảnh vùng nông thôn Bắc Bộ với ngõ nhỏ quanh co đầy tre trúc. Những cảnh vật
làng quê Bắc Bộ như vậy giờ đã không còn, thay vào đó là con đường bê tông
thẳng tắp với những nhà cao tầng san sát nhau. Thật may sao, nông thôn bắc Bộ
9


truyền thống vẫn được lưu giữ nguyên vẹn qua những vần thơ của Nguyễn
Khuyến. Đọc tác phẩm, giáo viên dạy cho học sinh biết yêu hơn thế giới thiên
nhiên quanh mình, thấy trân trọng hơn quá khứ dân tộc, thấy thêm yêu quê hương
và yêu hơn những giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam. Tình yêu ấy phải
biến thành những hành động, có thể nhỏ bé nhưng thiết thực, góp phần xây dựng
quê hương giàu đẹp.
Đến với văn học chính là đến với một hành trình khám phá vẻ đẹp của quê
hương đất nước. “ Bài ca phong cảnh Hương Sơn” của thi sĩ Chu Mạnh Trinh là
một điển hình của hành trình khám phá ấy. Hương Sơn qua lời thơ của thi sĩ họ
Chu là một nơi với khung cảnh núi rừng trùng điệp giữa trời, mây, non, nước với
quần thể kiến trúc thiên tạo và nhân tạo với suối, chùa, am, động… Qua bài thơ,

mỗi học sinh tự thấy bản thân phải có trách nhiệm bảo vệ những di tích đó để
những cái đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những cái đẹp của không gian văn hóa
tâm linh còn được lưu giữ mãi mãi
“ Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến cũng là một bài thơ hay viết về tình
bạn. Bài thơ ca ngợi tình cảm cao đẹp của nhà văn Nguyễn Khuyến và bạn của ông
là Dương Khuê. Họ thân thiết gắn bó bên nhau từ tuổi thanh xuân đến khi tuổi già
đầu bạc, vừa yêu thương gắn bó, vừa trân trọng nâng niu giữ gìn tình bạn. Sau này,
dù cuộc đời nhiều thay đổi, dù hai người mỗi người một lí tưởng, chí hướng: một
người ở lại làm quan cho triều đình, một người cáo quan về ẩn dật thì nhưng tình
bạn giữa họ vẫn không thay đổi trước bao biến đổi dâu bể của cuộc đời. Khi đọc,
học tác phẩm, học sinh có thể nhìn nhận lại thái độ, cách ứng xử đối với bạn mình.
Liệu có khi nào nói xấu về bạn mình chưa? Đã giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn chưa?
Giúp đỡ bạn bằng cách đó đã phải là tốt cho bạn chưa? Giúp đỡ bạn bè không phải
bằng cách giờ kiểm tra cho bạn chép bài, bao che cho những khuyết điểm của bạn.
Chúng ta giúp đỡ bạn bằng cách cùng giúp bạn tiến bộ: những bài tập khó mà bạn
chưa hiểu, mình có thể giảng giải giúp bạn. Hãy giúp bạn khắc phục những khuyết
điểm, khuyên bạn từ bỏ những cái xấu để chăm chỉ, cố gắng học hành. Như vậy,
chúng ta mới giúp bạn bè một cách đúng nghĩa. Giúp đỡ bạn bằng cách bao che
những khuyết điểm cho bạn, là hại bạn chứ không phải giúp bạn. Hãy học cách
giúp đỡ bạn mình để bạn cùng tiến bộ.
5. Giáo viên giúp học sinh đi tìm những tình huống đời sống đặt ra trong
những tác phẩm văn học :
Có những tác phẩm thoạt tiên tiếp xúc tưởng như nó không còn liên quan gì
đến đời sống, chỉ thuần túy chỉ là những truyện trong sách vở. Nhưng thực ra

10


không phải như vậy. Văn chương chính là chuyện cuộc đời, bất kì những vấn đề
nào đặt ra trong những tác phẩm cũng là những vấn đề của đời sống.

Có thể lấy tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của nhà nho Nguyễn Công Trứ trong
chương trình Ngữ Văn 11 làm minh chứng. Bài thơ ra đời từ thế kỉ XVIII, nhưng
vẫn đặt ra những vấn đề mà con người trong cuộc sống hiện đại vẫn phải đối mặt.
Tác phẩm viết về bản lĩnh và cá tính của một nhà nho thể hiện qua tài năng, lí
tưởng, học vấn, quan niệm sống. Ngất ngưởng đi giữa cuộc đời, Nguyễn Công Trứ
tưởng chừng như không giống ai: người đời thích làm quan, ông cho rằng làm
quan chính là vào lồng; người đời sợ dư luận, ông thách thức dư luận; người đời
thích được, sợ mất, Nguyễn Công Trứ xem thường chuyện được mất ở đời; người
đời thích đi theo những lối mòn có sẵn, Nguyễn Công Trứ tự tìm một con đường
đời cho riêng mình. Chính vì vậy mà giữa chốn triều đình đầy rẫy những kẻ bất tài
vô dụng, Nguyễn Công Trứ trở thành một đỉnh cao ngất ngưởng để bao kẻ phải
ngước nhìn. Cá tính của ông xét đến cùng là một cách phản đối trật tự phong kiến
đầy rẫy bất công đương thời.
Bài thơ viết về Nguyễn Công Trứ- một nhà nho tài tử của thế kỉ XVIII. Nó
không chỉ đặt ra những vấn đề của quá khứ mà còn để lại bài học về cách ứng xử
của con người trong xã hội hiện đại. Nguyễn Công Trứ tuy chán ghét công danh
nhưng vì lí tưởng cao cả, ông sẵn sàng vào lồng công danh. Nguyễn Công Trứ
không ưa gì các bậc phương diện quốc gia nhưng ông dù ngất ngưởng nhưng vẫn
là một trung thần, hết lòng trung với vua, trung với nước.
Từ tác phẩm này có thể đặt ra một tình huống của đời sống: trong cuộc sống,
có phải lúc nào con người cũng được hành động theo sở thích, các tính riêng
của mình? Tác phẩm của Nguyễn Công Trứ chính là một câu trả lời. Từ cách hành
xử của Nguyễn Công Trứ, tuy ngất ngưởng mà vẫn khuôn mẫu, học sinh có thể học
được cách ứng xử của người xưa: dù không muốn nhưng nhiều lúc con người phải
ép mình vào khuôn khổ. Xã hội hiện đại chấp nhận cá tính con người. Tuy nhiên,
không thể lấy ý thích cá nhân của mình làm trung tâm của xã hội mà nhiều lúc cái
cá nhân phải đặt dưới quy định của cộng đồng. Trong cách ứng xử, không phải lúc
nào cũng ưu tiên cho cá tính, cá tính trong nhiều trường hợp phải lui xuống hàng
thứ yếu để con người thực hiện các bổn phận của bản thân.
6. Cho học sinh giải quyết những tình huống đời sống được đặt ra trong

những tác phẩm văn học.
Vào cuối tiết học, giáo viên có thể tổ chức một cách học Văn hiệu quả và thú
vị bằng cách đặt ra những tình huống đời sống trong các tác phẩm văn học và yêu
11


cầu học sinh trả lời. Nếu được mọi người hưởng ứng, đây sẽ là một hình thức học
Văn gắn với thực tế đời sống một cách đặc biệt hấp dẫn.
Chẳng hạn, từ tác phẩm “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình
Ngữ Văn 10, ta có thể đặt ra những tình huống ứng xử dưới dạng những câu hỏi
cho học sinh chọn lựa: Em có tán đồng quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh
Khiêm hay không? Tại sao? Nếu được lựa chọn, em chọn cuộc sống ở “nơi vắng
vẻ” hay “chốn lao xao”? Lí giải vì sao em lựa chọn như vậy?
Khi đó sẽ có một sự tranh luận rất sôi nổi. Người cho rằng thế này, người lại
nói rằng thế khác. Chủ tọa có thể kết lại bằng một sự đánh giá: cách hành xử của
Nguyễn Bỉnh Khiêm là cách hành xử bất đắc dĩ của một nhà nho sinh ra gặp thời
nhiễu nhương loạn lạc, thể hiện trí tuệ uyên thâm và vẻ đẹp nhân cách của kẻ sĩ
với hành động lánh đục về trong. Cách hành xử đó trong cuộc sống thời bình hôm
nay có những nét không hợp thời vì những người tuổi trẻ ngày hôm nay cần đem
hết tài năng, tâm huyết của mình ra giúp đời, giúp nước. Tuy nhiên, vẫn có thể học
tập nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm ở lối sống thanh cao, không màng danh lợi, ở
cách kết hợp giữa lao động chân tay và giải trí, ở lối sống hòa hợp , trở về giữa
lòng thiên nhiên để di dưỡng sức khỏe và tâm hồn.
7. Giúp học sinh tổng kết những bài học ứng xử được đặt ra trong tác phẩm
theo những chủ đề khác nhau. Nhắc nhở học sinh thường xuyên ghi nhớ chúng
để biến những bài học trong sách vở thành chính phương châm ứng xử của
mình.
Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, học sinh có thể tổng kết và rút ra
những bài học như sau :
Về ứng xử trong gia đình : Văn học dạy chúng ta hãy biết thương yêu : thương

yêu, kính trọng cha mẹ, yêu quí anh chị em ruột thịt, biết nhường nhịn, biết hi
sinh.
Về ứng xử ngoài xã hội : Văn học dạy chúng ta hãy biết yêu quí mọi người,
biết cởi mở, thân thiện với mọi người, dù người đó ta chỉ gặp một lần trong cuộc
đời. Những điều mình không mong muốn thì không làm cho mọi người, những gì
mình mong muốn thì cố gắng làm cho mọi người, sống vì mọi người cũng là một
hạnh phúc vì bàn tay tặng hoa hồng cũng được lưu giữ mùi hương.
Về ứng xử với thế giới tự nhiên : đặt trong thách thức chung của thời đại,
trước nguy cơ biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng hoành hành, có sức công phá
mạnh mẽ, mỗi con người cần biết ứng xử hài hòa với tự nhiên. Hãy biết yêu quí

12


những cánh rừng, hãy biết yêu quí những dòng sông, hãy làm tất cả để có một môi
trường sống trong lành.
Nhưng bên cạnh những quan hệ ứng xử trên, mỗi con người cần phải ứng xử
ngay với chính bản thân mình. Hãy yêu quí và chăm sóc tốt cho chính bản thân
mình nhưng đừng nuông chiều nó. Hãy nghiêm khắc với chính mình, hãy cố gắng
phấn đấu cho tương lai bản thân nhưng khi cần, bạn phải biết hi sinh bản thân
mình cho người khác. Đó là lẽ sống cao cả mà chúng ta rút ra được từ những tác
phẩm văn học.
V. MINH HỌA QUA MỘT TIẾT DẠY CỤ THỂ:
Tiết 36

Đọc văn
CẢNH NGÀY HÈ
( Bảo kính cảnh giới – bài 43 )
Nguyễn Trãi


A. Mục tiêu bài học
Kiến thức :
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu
đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi.
- Thấy được vẻ đẹp của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên đan xen câu lục ngôn
vào câu thất ngôn.
Kĩ năng:
- Đọc hiểu một tác phẩm thơ trung đại
Thái độ :
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống người dân.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án, chuẩn KTKN
C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp
đọc diễn cảm, gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2.Bài cũ:
13


Đọc thuộc lòng bài Tỏ lòng. Phân tích bài thơ. Từ bài thơ, em học tập được gì ở danh
tướng Phạm Ngũ Lão?
3. Bài mới
Hoạt động của GV, HS

Mục tiêu cần đạt
I. Giới thiệu chung

- Gọi HS đọc tiểu dẫn. 1. Tiểu dẫn: Giới thiệu Quốc âm thi tập
Phần tiểu dẫn giới thiệu - Đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ
nội dung gì?

tiếng Việt - gồm 245 bài.
- Trình bày những nét khái - Về nội dung: phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn
quát về tập thơ Quốc âm Trãi: nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, yêu thiên
thi tập.
nhiên, cuộc sống.
- Về nghệ thuật: Thơ Đường luật được sử dụng thuần
thục như thể thơ dân tộc, có khi chen vào câu lục ngôn
( 6 chữ).
- Về bố cục: Chia làm 4 phần (SGK).
2. Văn bản
- Gọi HS đọc diễn cảm bài
thơ: giọng điệu thể hiện
tâm trạng vui, sảng khoái.
Giải nghĩa từ khó.

a. Xuất xứ: Trích Quốc âm thi tập, phần Vô đề, mục
Bảo kính cảnh giới- bài số 43.
b. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ

Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu
+ Xuất xứ?
đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi, đồng thời bộc lộ
+ Cảm hứng chủ đạo của khát vọng về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cho
nhân dân.
bài thơ là gì?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Vẻ đẹp bức tranh, thiên nhiên, cuộc sống
a. Bức tranh ngày hè sinh động và đầy sức sống
+ HS thảo luận câu hỏi 5 * Tính sinh động: kết hợp giữa đường nét, màu sắc,
âm thanh, con người, cảnh vật.

SGK.
- Màu sắc: + Màu lục của lá hoè đùn đùn ra mãi
14


+ Màu đỏ của hoa lựu như phun vào không
gian
+ Màu vàng của ánh mặt trời buổi
- Gợi ý cho HS trả lời câu
hỏi 2.
- Âm thanh
chiều
+ Tiếng ve inh ỏi- đặc trưng của mùa hè.
+ Tiếng lao xao chợ cá- đặc trưng làng chàì.
- Hình ảnh đặc trưng
+ Hoa lựu đỏ rực
+ Sen ngát mùi hương

+ kết hợp cách ngắt nhịp
không theo luật

- Có những động từ nào  Làm nổi bật cảnh vật trong ngày hè.
diễn tả trạng thái cảnh * Trạng thái cảnh ngày hè
ngày hè? Trạng thái của
- Về thời gian: Cảnh vật đang ở cuối ngày( lầu tịch
cảnh diễn tả ra sao?
dương). Nhưng sự sống thì không dừng lại.nhà thơ
dùng các động từ: đùn đùn, giương, phun như có một
cái gì thôi thúc từ bên trong đang ứa căng, tràn đầy
- GV mở rộng: các tác giả không kìm lại được  Đầy sức sống.

thời Hồng Đức tả bức tranh b. Sư giao cảm tinh tế giữa nhà thơ và cảnh vật
mùa hè đẹp, mộc mạc - Nhà thơ đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị
nhưng thô:
giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng.
Nước nồng sừng sực dầu - Biết hoà màu sắc ,âm thanh, đường nét theo qui luật
rô trỗi
của cái đẹp trong hội hoạ, âm nhạc
Ngày nắng chang chang  Bức tranh thiên nhiên có hình, có hồn, gợi tả, sâu
lưỡi chó lè.
lắng.
- Gợi ý cho HS trả lời câu 2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
hỏi 3.
a. Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống
- “ Rồi hóng mát thuở ngày trường”: với thời gian rảnh
rỗi, tâm hồn thư thái thanh thản cùng khí trời mát mẻ,
trong lành là hoàn cảnh rất hiếm hoi, lí tưởng để NT
làm thơ, yêu say cảnh đẹp.
- Âm thanh lao xao chợ cá + tiếng cầm ve  Chính là

15


khúc nhạc lòng của tác giả đang rộn rã niềm vui trước
Giáo viên lồng ghép giáo cảnh “ dân giàu đủ”.
dục tư tưởng cho học
sinh:
Khi sáng tác bài thơ,
Nguyễn Trãi đang trong
thời kì ở ẩn. Dù bất đắc
chí nhưng ông đã gác lại

nỗi buồn về thân phận
của mình để mở lòng
mình ra trước thiên
nhiên tạo vật. Nguyễn
Trãi yêu từng đường nét,
từng sắc màu, từng rung
động xôn xao của cây lá
xung quanh mình. Tình
yêu sâu sắc ấy khiến mỗi
chúng ta chợt nhận ra vẻ
đẹp của thế giới thiên
nhiên xung quanh ta, nó
khiến mỗi người chúng ta
phải suy nghĩ về cách ứng
xử của mình với thiên
nhiên và môi trường
sống. Điều đó là vô cùng
cấp thiết vì cùng với sự
phát triển của xã hội hiện
đại hôm nay, môi trường
sống của con người đâng
bị hủy hoại một cách
b. Tấm lòng ưu ái với dân với nước
nghiêm trọng.
HS thảo luận trả lời câu hỏi Mong ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gãy
khúc Nam phong cho dân được ấm no hạnh phúc( dân
4.
giàu đủ). Nhưng đó là hạnh phúc cho tất cả mọi người,
mọi nơi( khắp đòi phương)
- GV hướng HS vào phần

16


ghi nhớ. Gọi HS đọc to và  Yêu nước thương dân, tha thiết đến trọn đời. Đó
rõ phần ghi nhớ.
chính là lí tưởng cao cả của người anh hùng có tư
tưởng thân dân, về ở ẩn vẫn nặng lòng với dân với
nước
Giáo viên lồng ghép giáo
 Ghi nhớ: SGK
dục tư tưởng cho học
sinh:
Tình yêu đất nước của
Nguyễn Trãi được thể
hiện qua một nguyện ước
cao cả: ước cho nhân dân
khắp nơi được giàu đủ,
đất nước được thái bình.
Ngày nay, đất nước đã
được thái bình nhưng
cuộc sống vẫn còn biết
bao nhiêu những nhọc
nhằn, vất vả. Đất nước
vẫn luôn rất cần có
những con người có tấm
lòng như Nguyễn Trãi để
đứng ra gánh vác trọng
trách với dân, với nước.
Mặc dù ra đời cách đây
hàng trăm năm, bài thơ

vẫn khiến chúng ta xúc
động, từ đó, làm thức
tỉnh tình yêu và trách
nhiệm của mỗi công dân
với đất nước.
4. Củng cố: Phần ghi nhớ
5. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ .
- Soạn: Tóm tắt văn bản tự sự
17


- Bài về nhà: Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn, lí tưởng của Nguyễn Trãi qua bài thơ
Cảnh ngày hè. Qua đó, em rút ra được bài học gì về lí tưởng sống cho bản than.
VI. KẾT QUẢ:
Để thực hiện công trình nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên
hai nhóm học sinh, bao gồm đối tượng là học sinh lớp 11 và 12 trường THPT Văn
Giang. Ở những lớp có học sinh thuộc đối tượng nghiên cứu, chúng tôi chia thành
hai nhóm: một nhóm sử dụng phương pháp học Văn thông thường, một nhóm sử
dụng phương pháp học Văn có quan tâm đến hành vi ứng xử. Sau thời gian áp
dụng ba tháng, chúng tôi tập hợp các con số thống kê và phân tích các số liệu. Các
con số thống kê này xoay quanh hai vấn đề: hứng thú của người học Văn và hành
vi ứng xử của người học Văn. Kết quả thu được là những con số thống kê trong
bảng sau:
Sau đây là bảng thống kê cho ta thấy lợi ích của việc học Văn ở trường:
Hành vi, ứng xử

Nhóm 1 ( Học bình Nhóm 2 (Học Văn có
thường)
điều chỉnh hành vi)


Ứng xử với thiên Đúng : 38,2%
nhiên, môi trường
Sai : 61,8%

Đúng : 63,78%

Úng xử xã hội ( giữa Đúng : 42%
người với người)
Sai : 58%

Đúng : 67,8%

Ứng xử gia đình ( giữa Đúng : 40%
các thành viên trong Sai : 60%
gia đình)

Đúng : 65,87%

Sai : 36,22%
Sai : 32,2%
Sai : 34,13%

Hứng thú học môn Nhóm 1 ( Học bình Nhóm 2 (Học Văn có
văn
thường)
điều chỉnh hành vi)
Hứng thú : 25%

Hứng thú : 50%


Không hứng thú: 40%

Không hứng thú :25%
18


Bình thường : 35%

Bình thường: 25%

Bảng thống kê thứ nhất thống kê các hành vi ứng xử của hai nhóm học sinh. Ở
nhóm học sinh học theo phương pháp truyền thống, tỉ lệ hành vi đúng cao nhất là
42%, trong khi ở nhóm học sinh học Văn theo phương pháp điều chỉnh hành vi, tỉ
lệ hành vi đúng cao nhất là 63,78%, tăng 21,78%. Bên cạnh đó, tỉ lệ hành vi sai
của nhóm 1 nhiều nhất là 61,8%, trong khi đó nhóm 2 là 36,22%, giảm 24,78%.
Như vậy, học Văn theo phương pháp điều chỉnh hành vi đã có hiệu quả đáng kể
trong việc hạn chế những hành vi sai, nhân rộng những hành vi tích cực trong cách
ứng xử của người học sinh, góp phần tích cực vào cải thiện đạo đức học sinh trong
nhà trường.
Ở bảng thống kê thứ hai, học Văn điều chỉnh hành vi nhờ gắn với thực tế đời
sống nên đã giúp tăng thêm 25% hứng thú học bộ môn. Số học sinh không hứng
thú cũng giảm từ 40% xuống 25% - một con số không nhỏ
Tóm lại, qua hai bảng bảng số liệu trên ta thấy, người học Văn có điều chỉnh
hành vi có tỉ lệ hành vi đúng và có hứng thú với môn học cao hơn với những người
học Văn không có điều chỉnh hành vi. Nếu mọi người từ quá trình đọc và học các
tác phẩm văn học đều tự rút ra được ý nghĩa rồi ứng dụng vào cuộc sống, từ đó
biết điều chỉnh hành vi của mình thì chắc chắn xã hội ngày một tốt đẹp, đất nước
ngày càng phát triển.


19


C. KẾT LUẬN:
Dạy học hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử cho học sinh là một hướng đi cần thiết
đối với giáo dục để góp phần đào tạo những con người toàn diện. Đặc biệt, với những bộ
môn khoa học xã hội như Ngữ Văn, việc dạy học hướng tới thay đổi hành vi ứng xử cho
học sinh nếu được áp dụng sẽ đem lại hiệu quả không nhỏ. Nó vừa giúp kết hợp học với
hành, vừa giáo dục toàn diện con người, vừa giúp làm tăng hứng thú, hiệu quả trong giờ
học Văn.
Muốn dạy học Văn hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử, người giáo viên vẫn phải
thực hiện đầy đủ các bước của một giờ lên lớp. Phần chuẩn bị của học sinh và nội dung
bài giảng của giáo viên phải được chuẩn bị một cách kĩ lưỡng, đảm bảo theo đúng chuẩn
kiến thức kĩ năng. Giờ dạy phải lôi cuốn, hấp dẫn mới có thể cuốn hút học sinh vào
những tình huống của đời sống. Phần lồng ghép giáo dục tư tưởng, kĩ năng sống cho học
sinh phải khéo léo, các câu hỏi liên hệ thực tế phải phù hợp mới có thể lôi cuốn học sinh
tham gia.
Các bước chuẩn bị cho dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi gồm:
1. Yêu cầu học sinh đọc kĩ tác phẩm và soạn bài trước khi đến lớp:
2. Trên lớp, tạo tinh thần hăng hái phát biểu xây dựng bài cho học sinh.
3. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn học để tìm ra ý nghĩa của nó.
4. Hướng dẫn học sinh từ ý nghĩa tác phẩm văn học đã hiểu được, suy ngẫm về
những bài học cuộc sống được đặt ra trong mỗi tác phẩm và hãy cố gắng làm theo
những bài học bổ ích đó:
5. Giúp học sinh đi tìm những tình huống đời sống đặt ra trong những tác phẩm
văn học
6. Hướng dẫn học sinh giải quyết những tình huống đời sống được đặt ra trong
những tác phẩm văn học.
7. Giúp học sinh tổng kết những bài học ứng xử được đặt ra trong tác phẩm theo
những chủ đề khác nhau. Nhắc nhở học sinh thường xuyên ghi nhớ chúng để biến

những bài học trong sách vở thành chính phương châm ứng xử của mình.
Dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử cho học sinh có thể áp dụng ở mọi
cấp học. Xét đến cùng, học Văn là học làm người, dạy Văn là dạy làm người. Đã dạy làm
người thì không thể không dạy về ứng xử. Đối với học sinh cấp dưới, giáo viên nên dạy
những điều đơn giản, đối với học sinh cấp cao hơn, giáo viên có thể dạy những bài học
20


sâu xa hơn. Mưa dầm thấm lâu, mỗi ngày một chút, dần dần sẽ hình thành ý thức cho
người học Văn: học làm người thông qua những tác phẩm văn học.
Cuối cùng, trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, công trình nghiên cứu này
chắc chắn còn những khiếm khuyết không tránh khỏi. Rất mong nhận được sự góp ý của
ban giám khảo để chúng tôi có thể hoàn thiên thêm công trình nghiên cứu của mình. Xin
trân trọng cảm ơn!

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Chú (2004), Mấy vấn đề cơ bản của lịch sử văn học Việt Nam,
giảng dạy cao học trường ĐHSP Hà Nội.

Tài liệu

2. Việt Chương (2005), Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, Nxb Đồng Nai.
3. Phạm Đức Dương (2009), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á,
Khoa học xã hội, H.

Nxb


4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb
Đại học quốc gia, H.
5. Trần Đình Hượu (1996), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa dân tộc.
6. Trần Đình Hượu (2007), Các bài giảng về tư tưởng Phương Đông ( Lại Nguyên Ân
biên soạn), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2002), Văn học dân gian Việt
Nam, Nxb Giáo dục.
8. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hóa dân gian người Việt, Nxb quân đội nhân dân.
9. Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, H.
10. Nhiều tác giả (1997), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.
11. Nhiều tác giả (2006), Người Việt- phẩm chất và thói hư tật xấu, Nxb Thanh niên, báo
Tiền phong, H.
12. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, H.
13. Đặng Đức Siêu (2007), Tinh hoa văn hóa phương Đông, Nxb Giáo dục, H.
14. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh.
15. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.
16. Đỗ Lai Thúy (1997), Con mắt thơ, Nxb Giáo dục, H.
17. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2010), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.

22



×