Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để nâng dần chất lượng Đọc Viết cho học sinh lớp 1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.44 KB, 6 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG DẦN CHẤT
LƯỢNG ĐỌC – VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1”
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, kỹ năng đọc
– viết là rất quan trọng và cần thiết trong suốt quá trình học của các em. Từ khi Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo đổi mới sách giáo khoa đến nay học sinh học tập rất tích cực,
chất lượng ngày càng được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh những mặt ưu điểm trong
nhiều năm qua tôi băn khoăn, trăn trở về số lượng học sinh đọc – viết còn chậm ở
lớp 1 vẫn còn xảy ra. Đúc kết những kinh nghiệm từ thưc tiễn việc dạy cho học sinh
đọc - viết trong những năm qua. Ở trường tiểu học Trần Hưng Đạo số lượng học
sinh lớp 1 đến cuối năm khả năng đọc – viết còn chậm trong những năm vừa qua từ
5% đến 6%. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tôi đã tìm ra một số nguyên nhân
chủ yếu như sau:
- Học sinh lớp 1 có độ tuổi từ 6 đến 7 tuổi. Đây là lứa tuổi các em quen với
các hoạt động vui chơi là chủ yếu đã được hấp thụ từ những năm mẫu giáo. Nên khi
vào lớp 1 các em còn bỡ ngỡ, chưa quen với nề nếp học tập. Tất cả đối với các em
điều gì cũng lạ.
- Có một số học sinh con gia đình nghèo không qua lớp mẫu giáo và học sinh
nơi khác chuyển đến nên giáo viên chủ nhiệm cũng gặp nhiều khó khăn trong quá
trình giảng dạy. Đây cũng là nguyên nhân chính tác động trực tiếp đến quá trình học
tập của các em.
- Giáo viên còn thiếu đồ dùng trực quan khi dạy tiếng việt cho học sinh như:
Tranh minh họa cho bài học nên việc tiếp thu bài đối với học sinh cũng gặp nhiều
khó khăn
- Sĩ số đầu vào lớp 1 quá đông nên việc rèn luyện kĩ năng đọc – viết cho học
sinh lớp 1 không được nhiều.
- Thấy được tầm quan trọng trong việc rèn kĩ năng đọc – viết cho học sinh lớp
1 làm nền móng vững chắc cho các lớp tiếp theo. Vì vậy cần có nhiều biện pháp để
giúp đỡ các em học sinh yếu kém về đọc - viết để các em theo kịp chương trình và
sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo ‘thực hiện tốt cuộc vận động hai không


với 4 nội dung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phát động”.
- Tích cực hưởng ứng cuộc vận động: “Nói Không với Tiêu Cực” và “Khắc
Phục Bệnh Thành Tích Trong Giáo Dục”. tránh học sinh ngồi nhầm lớp
- Xuất phát từ những lí do trên vấn đề đặt ra là cải tiến phương pháp dạy để
làm sao cho học sinh yếu kém về đọc viết có nhiều tiến bộ hơn.


- Nhận thức sâu sắc nên tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài “
Một số biện pháp để nâng dần chất lượng đọc - viết cho học sinh lớp 1” và đã áp
dụng từ năm học 2008-2009 đến nay.

II/ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong trường tiểu học việc rèn luyện kĩ năng đọc – viết cho học sinh là rất cần
thiết đặc biệt là học sinh lớp 1. các em đọc – viết tốt sẽ làm nền tảng vững chắc cho
các lớp học tiếp theo. Bên cạnh rèn luyện kĩ năng đọc – viết cho học sinh nề nếp học
tập cũng góp phần không nhỏ trong suốt quá trình giảng dạy và học tập. Để thực
hiện điều đó bản thân tôi là giáo viên lớp 1 có một số biện pháp để nâng cao khả
năng đọc – viết cho học sinh lớp 1 như sau:

1) Biện pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1
- Giáo dục học sinh thực hiện 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học và làm theo 5
điều Bác Hồ dạy.
- Tập cho học sinh có thói quen học tập có tính tự giác, nắm vững và thuộc
lòng các động tác, thao tác trong quá trình học như: Nhịp thước, kí hiệu khi lấy dụng
cụ học tập, nề nếp khi đọc, viết, làm bài. Giáo dục cho học sinh có thói quen gọn
gàng, ngăn nắp, vệ sinh.
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt, tôn trọng kỉ luật của nhà trường.
- Mỗi buổi học, giáo viên thường xuyên làm công tác chủ nhiệm, cuối tuần
sinh hoạt để nhận xét ưu, khuyết điểm và nhắc nhở kịp thời những hạn chế của các
em về học tập để các em có hướng phát huy.

- Thường xuyên khen ngợi kịp thời những thành tích các em nhất là học sinh
yếu, kém để gây hứng thú cho các em trong quá trình học tập.
- Giáo viên theo dõi và tìm hiểu hoàn cảnh của từng em, liên hệ thường xuyên
với gia đình của những học sinh đọc – viết chậm để cùng nhau giúp đỡ các em, mỗi
học kì có một cuộc họp để báo cáo kết quả học tập của các em. Đối với học sinh đọc
– viết chậm phải thường xuyên liên hệ với gia đình

2) Biện pháp nâng cao khả năng đọc cho học sinh lớp 1
- Khi tiến hành các hoạt động dạy học giáo viên cần nắm rõ các đặc điểm
chung và riêng của học sinh lớp đang dạy như: Khả năng nhận thức, khả năng nói,
nghe, động cơ thái độ học tập, hoàn cảnh và khả năng của những học sinh lớn tuổi,
học sinh khuyết tật, học sinh nghèo, học sinh chậm phát triển về trí tuệ … từ đó giáo
viên định hướng được cách dạy như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng học sinh .
- Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm giữa nhà trường, gia đình, xã hội để
giáo dục học sinh đạt hiệu quả hơn.
- Cần theo dõi khả năng nhận thức của học sinh để có biện pháp uốn nắn, sửa
sai kịp thời. Đối với những học sinh đọc chậm, đọc yếu, giáo viên cần dành thời gian


theo dõi đối tượng này nhiều hơn, trong giờ học Tiếng Việt giáo viên cần gọi những
em này đọc nhiều hơn thông qua đó từng bước hướng dẫn, giúp đỡ và rèn luyện
được khả năng đọc thành tiếng trôi chảy.
- Khi dạy bài mới giáo viên truyền thụ nội dung, kiến thức một cách ngắn gọn,
xúc tích, dễ hiểu, đảm bảo tính chính xác để học sinh học đến đâu nhớ đến đó, hiểu
bài và nhớ lâu hơn.
- Đầu mỗi tiết học giáo viên dành từ 5- 7 phút để kiểm tra bài của học sinh.
Giáo viên phân công những em học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu và sắp xếp
những em đọc yếu ngồi cạnh những em đọc khá, giỏi.
- Giáo viên chọn lựa phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Tăng cường dạy học theo hình thức thảo luận nhóm đôi, ba … để các em học hỏi lẫn

nhau nhằm bổ sung kiến thức cho nhau.
- Trong quá trình dạy đồ dùng trực quan cũng là biện pháp hiệu quả để nâng
cao chất lượng giảng dạy
- Để có đầy đủ đồ dùng giảng dạy tôi dành nhiều thời gian làm thêm đồ dùng
vì học sinh lớp 1 rất thích tranh, ảnh trong quá trình dạy học. Tuy nhiên giáo viên
không nên quá lạm dụng quá mức đồ dùng trực quan, phải sử dụng đúng lúc, đúng
chỗ, không sử dụng tuỳ tiện, sai mục đích làm ảnh hưởng tới sự tiếp thu bài của học
sinh
- Học sinh phải có đầy đủ dụng cụ học tập như: Bộ chữ, bảng con … Để các
em vận dụng trong quá trình học tập
- Đối với những học sinh đọc yếu các em rất dễ mặc cảm với bạn bè vì thế cho
nên ta thường xuyên trao đổi, tạo sự gần gũi, thân mật để tìm hiểu tâm tư, nguyện
vọng của các em nhằm tạo niềm tin trong học tập cho học sinh. Trong giờ chơi giáo
viên hướng dẫn cho học sinh đến thư viện đọc sách nhằm làm quen với chữ cái rèn
kĩ năng đọc nhanh, đọc đúng
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra khả năng đọc của học sinh với mọi hình
thức để tránh việc đọc vẹt, hiểu máy móc. Vì thế trong giờ học giáo viên cần chú ý
đến việc phân tích cấu tạo của âm, vần, tiếng, từ ứng dụng và hướng dẫn học sinh
đánh vần theo thứ tự.
VD: Khi đọc tiếng tía tờ … ia …sắc … tía
- Hướng dẫn học sinh đọc ngược, đọc xuôi lồng ghép phân tích tiếng, từ và
rèn luyện kĩ năng đọc trơn, đọc nhanh
- Động viên học sinh, khen ngợi kịp thời dù các em có những tiến bộ nhỏ
cũng góp phần tác động mạnh mẽ sự thích thú và tham gia việc học tập tích cực hơn.
Không phê bình những hạn chế của học sinh trước lớp mà phải có biện pháp giúp đỡ
các em.


- Trong giờ học giáo viên linh hoạt nhiều hình thức dạy học, tổ chức trò chơi
để giờ học được sinh động. Bởi vì tạo mơi trường vừa học, vừa chơi cho học sinh

lớp 1 sẽ giúp cho các em hứng thú hơn và học tập có hiệu quả hơn
- Giáo viên còn liên hệ với gia đình bằng phiếu liên lạc để phối hợp với phụ
huynh học sinh chăm lo nhiều hơn việc tự học ở nhà của các em.
3) Biện pháp nâng cao khả năng viết cho học sinh lớp 1
- Trước tiên giáo viên tự rèn luyện cho mình có chữ viết đẹp, đúng mẫu.

Khi dạy bài mới điều đầu tiên mà học sinh cảm nhận được đó là chữ viết của
giáo viên, nếu giáo viên viết chữ đẹp thì việc rèn chữ viết cho học sinh rất dễ
dàng. Vì khả năng bắt chước của học sinh rất cao, giáo viên hướng dẫn và viết
như thế nào thì học sinh sẽ viết như thế ấy.
-Khi dạy cho học sinh viết trong giờ tập viết hay trong giờ học vần giáo
viên phải viết chữ to, rõ, đúng, đẹp đồng thời phải có chữ cái đúng, đẹp để học
sinh quan sát.
- Trước khi học sinh viết vào bảng con, vở tập viết, giáo viên phân tích thật
kó cấu tạo chữ và cách viết chữ trên bảng con, trên vở có ô li, từ kích cỡ chữ đến
chiều cao, khoảng cách chữ với chữ … giáo viên vừa viết mẫu vừa hướng dẫn
thao tác viết sau đó học sinh lần lượt nhớ lại từng thao tác và viết lại đúng, đẹp.
Giáo viên gần gũi, giúp đỡ và sửa sai khi học sinh viết sai. Quan tâm tuyệt đối
những học sinh viết chậm, viết yếu.
- Đối với những học sinh viết chậm, viết chưa đẹp giáo viên cần gần gũi,
giúp đỡ các em hướng dẫn lại cấu tạo của chữ về kích cỡ, chiều cao, giáo viên
cho học sinh viết với số lượng chữ ít hơn những học sinh khác để đảm bảo tốc độ
viết có tiến bộ.
- Hàng tháng báo cáo kết quả về cho gia đình để có biện pháp giúp đỡ các
em thêm. Tăng cường cho học sinh viết ở nhà vào vở 5 ô li có mẫu chữ viết sẵn.
Giáo viên kiểm tra bài viết này vào đầu buổi học mỗi ngày.
- Từng học kì có chấm vở sạch chữ đẹp và tổ chức thi viết chữ đẹp để cho
học sinh tích cực tham gia điều đó rất bổ ích sẽ giúp đỡ các em giữ gìn tập, vở
sạch đẹp hơn, cẩn thận hơn.
- Với những kinh nghiệm rèn luyện chữ viết cho học sinh tôi đã thu được

kết quả rất khả quan.

III. KẾT QUẢ


- Từ những kinh nghiệm của bản thân tôi, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
này vào thực tế vào năm học 2008-2009. Học sinh học tập rất tiến bộ số lượng
học sinh đọc – viết chậm đã giảm dần theo từng học kì như sau.

SỐ LƯỢNG HỌC SINH ĐỌC YẾU, VIẾT YẾU
Thời Điểm
Giữa học kì I
Cuối học kì I
Giữa học kì II
Cả năm

Trước khi áp dụng đề tài
Năm 2007-2008
Đọc chậm
Viết chậm
19.6%
15.2%
15.2%
10.9%
10.9%
8.7%
6.5%
4.3%

Sau khi áp dụng đề tài

Năm 2008-2009
Đọc chậm
Viết chậm
13%
8.7%
6.5%
4.3%
2.2%
0%
0%
0%

+ Đa số học sinh tự tin và đam mê học tập hơn.
+ Kỹ năng của học sinh khá trơi chảy, nhận biết âm, vần và chữ cái nhanh,
có khả năng đọc trơn khá tốt.
+ Kỹ năng viết của học sinh cũng tiến bộ hơn nhiều, tốc độ viết đạt yêu
cầu, chữ viết cẩn thận hơn, đẹp hơn và có sáng tạo trong khi viết.
- Trong thời gian qua lớp 1C cũng tham gia phong trào thi viết chữ đẹp đạt
kết quả tốt đ
+ Thi viết chữ đẹp vòng trường đạt 5 em: 2 nhất, 1 nhì, 2 giải ba
+ Thi viết chữ đẹp cấp thành phố đạt 2 em: 1 giải nhì, 1 giải ba
- Kinh nghiệm này đã được áp dụng rộng rãi trong tổ khối 1 trong năm học
2009-2010.
- Tuy nhiên đây khơng phải là biện pháp tối ưu, trong q trình giảng dạy kết
quả có khả thi hay khơng còn tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh và khả năng diễn đạt
của mỗi giáo viên. Rất mong được sự đóng góp của hội đồng khoa học và q đồng
nghiệp để sáng kiến này ngày càng được hồn thiện hơn và sử dụng hiệu quả hơn
trong thực tế.
Tắc Vân, Ngày 14 tháng 11 năm 2009
Người

viết
sáng

kiến




×