Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Luận văn nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa huyện sóc sơn, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI

Dương Thị Thơm

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
DO ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA
VÀ ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI

Dương Thị Thơm

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
DO ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA
VÀ ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số

:

60 85 02



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải

Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp
KHMT

2

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân
tình từ rất nhiều đơn vị và cá nhân trong và ngoài ngành Môi trường. Tôi xin
ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp
đỡ quý báu đó. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp
đỡ nhiệt tình của thầy giáo PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải là người trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô
trong Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, các thầy cô của khoa Môi trường và
phòng đào tạo Sau đại học.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng
Kinh tế, Phòng Thống kê huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân
các xã đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu cho đề tài này.

Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn bè
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tác giả luận văn

Dương Thị Thơm

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

3

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................3

1.1. Một số khái niệm......................................................................................3
1.2. Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt
Nam...................................................................................................................4
1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới...........................4
1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam..........................6
1.3. Một số đặc điểm của CNH – ĐTH ở Việt Nam hiện nay....................10
1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH đến đất nông nghiệp
........................................................................................................................12
1.4.1. Trên thế giới.....................................................................................12
1.4.2. Trong nước.......................................................................................15

1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn..............................21
1.5.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................21
1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................27
Chương 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG........................................32
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................32

2.1. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................32
2.2. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................32
2.3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................32
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội...............................................................................32
2.3.2. Nghiên cứu tình hình sử dụng đất nông nghiệp và quá trình CNH
– ĐTH của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.......................................32
2.3.3. Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá
trình CNH - ĐTH khu vực nghiên cứu.....................................................33
2.3.4. Dự báo sự biến động diện tích đất nông nghiệp sẽ phải chuyển
mục đích sử dụng cho CNH – ĐTH đến 2020.......................................33
2.3.5. Đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông
nghiệp.........................................................................................................33
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................33
2.4.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa tài liệu........................33
2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa..........................................34
2.4.3. Phương pháp điều tra.......................................................................35
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu so sánh và phương pháp logic..............35
2.4.6. Phương pháp chuyên gia................................................................35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................36

3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và quá trình phát triển CNH –
ĐTH của huyện Sóc Sơn................................................................................38
3.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp..............................................38

3.2.2. Quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa của huyện....................40
1. Về không gian kinh tế...........................................................................48
- Tập trung các hoạt động công nghiệp vào các khu công nghiệp Nội Bài
(đã đi vào hoạt động): 115 ha; khu công nghiệp sạch Minh Trí - Tân
Dân: 340 ha; cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn: 190 ha; cụm công

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

4

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

nghiệp Mai Đình: 65,7 ha; xây dựng các cụm sản xuất hàng tiểu thủ
công nghiệp tập trung quy mô nhỏ ở các khu vực làng nghề, với quy mô
khoảng 2 ha/cụm (5 cụm); dành quỹ đất khoảng 400 ha ở khu vực thích
hợp để phát triển các khu công nghiệp mới phục vụ cho sự phát triển
công nghiệp trong tương lai. Đảm bảo quỹ đất để có thể mở rộng các khu
công nghiệp với tổng diện tích lên đến 1.000 ha đến năm 2020............48
- Hình thành các trung tâm du lịch và giải trí cuối tuần: Đền Sóc, Hồ
Đồng Quan, Đồng Đò - Ban Tiện, Núi Đôi, Kèo cà - Hàm lợn. Hình
thành các trung tâm dịch vụ phục vụ sản xuất, thương mại, kinh doanh,
bao gồm trung tâm logistics ở Phù Lỗ, trung tâm thương mại - dịch vụ
tổng hợp ở khu vực gần sân bay Nội Bài..................................................48
- Phát triển giao thông phải thực hiện theo bốn hướng cơ bản sau:........48
+ Hiện đại hóa hệ thống giao thông đáp ứng yêu cầu về giao thông cho
dân cư ở các khu vực đô thị hóa................................................................48

+ Phát triển hệ thống giao thông đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa
và con người, phục vụ cho yêu cầu phát triển công nghiệp - dịch vụ.....48
+ Phát triển giao thông đáp ứng yêu cầu kết nối kinh tế và xã hội giữa
Sóc Sơn với nội thành Hà Nội và các khu vực khác ở miền Bắc.............48
+ Phát triển giao thông đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, phát
triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân khu vực
nông thôn....................................................................................................48
- Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường:...............................48
+ Xây dựng phương án xử lý nước thải có khả năng xử lý 59.706
m3/ngày đêm đối với nước thải sinh hoạt và 14.400 m3/ngày đêm đối
với nước thải CN........................................................................................48
2. Về không gian đô thị.............................................................................49
Sóc Sơn là đô thị cửa ngõ phía bắc Thủ đô, kết nối với đô thị trung tâm
qua tuyến quốc lộ 3, Thăng Long - Nội Bài và Nhật Tân - Nội Bài. Với vị
trí là một trong 5 đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, Sóc Sơn có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời gian tới................................49
3.3. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ĐTH................................................................................................................50
3.3.1. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động
đến việc sử dụng đất đai............................................................................50
3.3.2. Sự biến động về diện tích đất nông nghiệp...................................51
3.3.3. Sự biến động về chất lượng đất nông nghiệp do ảnh hưởng của
quá trình công...........................................................................................59
nghiệp hóa và đô thị hóa...........................................................................59
3.4. Dự báo sự biến động diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020..........65
3.5. Đề xuất các giải pháp.............................................................................69
3.5.1. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất...................................................69
3.5.2. Giải pháp về chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp.........................................................................................................70
3.5.3. Giải pháp về khoa học công nghệ...................................................71
3.5.4. Giải pháp về hạn chế ô nhiễm môi trường đất do CNH – ĐTH. .72

KẾT LUẬN............................................................................................................74

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

5

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Biến động diện tích đất nông nghiệp của cả nước ................................. 8
Bảng 1.2. Cơ cấu diện tích đất tại huyện Sóc Sơn................................................. 25
Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn qua các năm từ 1991 – 2011............... 28
Bảng 1.4. Lao động trên địa bàn huyện Sóc Sơn (tính đến 31/12/2011)............... 29
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu phân tích đất ..................................................................... 34
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Sóc Sơn năm 2012............................38
Bảng 3.2. Tổng giá trị xản suất trên địa bàn huyện qua các năm......................... .43
Bảng 3.3. Số lượng Doanh nghiệp và lao động trong doanh nghiệp qua các năm.44
Bảng 3.4. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2005................ 50
Bảng 3.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010................ 51
Bảng 3.6. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2012 ............... 55
Bảng 3.7. Chất lượng đất nông nghiệp tại huyện Sóc Sơn………………..…….. 57
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu đất huyện Sóc Sơn ………………………..…..59
Bảng 3.9. So sánh lượng bón phân thực tế với tiêu chuẩn bón phân hợp lý.. …...61
Bảng 3.10. So sánh tình hình sử dụng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo........ 62
Bảng 3.11. Dự báo sự biến động DT đất trên địa bàn Sóc Sơn đến năm 2020..... 65


Luận văn tốt nghiệp
KHMT

6

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

DANH MỤC HÌNH

Bản đồ quy hoạch và sử dụng đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội …………….36
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai năm 2012 của huyện Sóc Sơn.......................................37
Biểu đồ 3.2. So sánh cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn qua các năm (1991-2011)........41
Biểu đồ 3.3. Hàm lượng kim loại nặng trong đất tại huyện Sóc Sơn và so sánh với
một số điểm quan trắc khác tại miền Bắc giai đoạn 2004 - 2008.............................57

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

7

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Diễn giải

CNH

Công nghiệp hóa

ĐTH

Đô thị hóa

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN&PTNT

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

KCN

Khu công nghiệp

FAO


Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

UBND

Ủy ban nhân dân

NQ/TƯ

Nghị quyết/Trung ương

KH – UB

Kế hoạch - Ủy ban

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

XDCB

Xây dựng cơ bản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


SXKD

Sản xuất kinh doanh

DT

Diện tích

BVMT

Bảo vệ môi trường

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

KLN

Kim loại nặng

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

8


Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

LỜI MỞ ĐẦU
Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ 20, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển
biến theo hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc
gia châu Á đã có những bước phát triển mang tính nhảy vọt. Quá trình hiện đại hóa
trên cơ sở công nghiệp hóa đã làm cho quá trình đô thị hóa trở thành một xu hướng
nổi bật của các quốc gia đang phát triển vào thập kỉ 50 - 60.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa (CNH - ĐTH) đang diễn ra sôi động trên
khắp cả nước, đặc biệt ở các vùng ngoại thành và ven đô Hà Nội, quá trình này diễn
ra mạnh mẽ gây ra áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên đất nông nghiệp.
Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị, đất sử dụng cho các
hoạt động công nghiệp đã tác động đến một bộ phận dân cư cũng như ảnh hưởng
đến chất lượng đất. Nói đến quá trình CNH - ĐTH người ta thường nghĩ ngay đến
mặt lợi nhiều hơn là mặt hại, trước tiên quá trình công nghiệp hóa, phát triển các đô
thị lớn sẽ cung cấp nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, dịch vụ xã hội, năng suất lao
động cao hơn. Nó góp phần chuyển hướng phát triển kinh tế và là động lực dịch
chuyển cơ cấu kinh tế ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Quá trình này giúp cho sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lạc hậu sang tiến bộ hơn. Hay nói cách khác, chuyển
một nước nông nghiệp lạc hậu sang công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay trong quá
trình chuyển đổi ban đầu, mặt trái của các quá trình này tác động rất mạnh mẽ.
Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tài nguyên & Môi trường, trong 7 năm qua
(năm 2001-2007), tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi chuyển sang đất phi
nông nghiệp trên 500.000 ha (chiếm hơn 5% đất nông nghiệp đang sử dụng). Đặc
biệt, việc đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển sang mục đích đô thị hóa và công
nghiệp hóa năm sau luôn tăng hơn năm trước. Chỉ tính riêng trong năm 2007, diện

tích đất trồng lúa cả nước đã giảm 125.000 ha. Một con số không nhỏ chút nào khi
mà đất đai đang ngày càng bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng.
Từ khi bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư (năm 1991) đến

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

1

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

cuối tháng 12/2010, đã có 261 khu công nghiệp được thành lập, chiếm 71.394 ha
đất, trong đó 45.854 ha có thể sử dụng làm mặt bằng sản xuất, đã đưa 21.095 ha vào
sử dụng với tỷ lệ lấp đầy mới chỉ đạt 46%. Điều đáng nói là rất nhiều diện tích các
khu công nghiệp này đều là đất nông nghiệp, trong khi đất được lấy bị bỏ hoang vì
chưa thể lấp đầy thì cùng với đó có biết bao người nông dân phải rơi vào cảnh thiếu
đất sản xuất.
Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, các dự án phát triển đến đâu hộ nông
dân mất đất đến đó, không còn đất làm ruộng phần lớn người dân không có trình độ
phải lên thành phố kiếm sống, điều này làm gia tăng dân số cũng như các tệ nạn xã
hội ở đô thị. Riêng Hà Nội dự kiến tỉ lệ đô thị hoá đạt 55-62,5% trong năm 2020 và
dân số đô thị đến năm 2020 là 7,9-8,5 triệu người. Do vậy, đất đai sử dụng để xây
nhà ở và các cơ sở hạ tầng là rất thiếu thốn. Theo kế hoạch sử dụng đất của Sở Quy
hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội, từ năm 2008 - 2010, Hà Nội sẽ thực hiện thu
hồi, chuyển hơn 5.200 ha đất nông nghiệp để phục vụ nhu cầu phát triển đô thị.
Sóc Sơn là một huyện thuộc ngoại thành Hà Nội, là một trong những vùng
chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình CNH - ĐTH. Diện tích đất nông nghiệp ngày

càng bị thu hẹp, chất lượng đất bị suy giảm. Theo quy hoạch phát triển đến năm
2020 thì huyện Sóc Sơn cùng với các huyện khác thuộc ngoại thành Hà Nội sẽ là
vùng sản xuất rau an toàn, hoa quả sạch phục vụ cho các đô thị, các khu công
nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái của đô thị. Do đó, vấn đề bảo vệ và sử dụng
hiệu quả đất nông nghiệp là rất cần thiết, đề tài “Nghiên cứu sự biến động đất
nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa huyện
Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của quá
trình CNH – ĐTH đến quỹ đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp cho phát
triển bền vững của huyện Sóc Sơn.

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

2

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm
Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, có thể hiểu “đất nông nghiệp” là
tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất
chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên
cứu thí nghiệp về nông nghiệp, lâm nghiệp. Nhóm đất nông nghiệp gồm các loại đất
như sau:
- Đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất; rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

- Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ
Nông nghiệp đô thị là một ngành sản xuất, chế biến và buôn bán thực phẩm,
chất đốt (thể hiện tính cơ giới hóa cao) dựa trên các vùng đất và mặt nước nằm xen
kẽ, rải rác trong các đô thị và vùng ngoại ô. Theo cách hiểu truyền thống thì “nông
nghiệp đô thị” là nông nghiệp trong các vùng cận thành phố hoặc đang trong quá
trình đô thị hoá. Người ta còn hay gọi với tên gọi khác là nông nghiệp tiền đô thị
hay nông nghiệp ven đô [12].
Có thể hiểu công nghiệp hoá là quá trình biến đổi xã hội đặc trưng bởi kinh
tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Nói đơn giản, công nghiệp hoá là quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu
kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Quá trình công nghiệp hoá ở cấp độ vi
mô thể hiện việc biến đổi lao động từ lao động thủ công bằng sức người và sức súc
vật sang lao động cơ khí, lao động dựa vào máy móc. Ngày nay là lao động dựa vào
các công nghệ - tin học. Chỉ báo dễ nhận thấy nhất của công nghiệp hoá là cơ cấu
lao động theo ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thay đổi theo
hướng tăng dần tỉ lệ lao động công nghiệp và giảm dần tỉ lệ lao động nông nghiệp.

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

3

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

Một chỉ báo quan trọng khác là các ngành nghề công nghiệp liên tục xuất hiện. Một
chỉ báo nữa là sự gia tăng tỉ trọng sản lượng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản

phẩm quốc nội. [16]
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là quá trình
chuyển khu vực nông thôn từ nông nghiệp cổ truyền thành khu vực có nền kinh tế
thị trường phát triển với hệ thống phân công lao động đạt trình độ cao, dựa trên nền
tảng kỹ thuật - công nghệ hiện đại và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu trong khuôn
khổ quá trình CNH - hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế. Đây cũng là quá trình đô thị
hóa, cải biến xã hội nông thôn lên một trình độ văn minh cao hơn, bảo đảm cho mọi
người dân có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao [13].
Đô thị hoá là hiện tượng kinh tế - xã hội liên quan đến các dịch chuyển về
mặt kinh tế - xã hội, văn hoá, không gian, môi trường sâu sắc gắn liền với những
tiến bộ KHKT, tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, chuyển đổi nghề nghiệp,
hình thành các nghề nghiệp mới; thúc đẩy sự dịch cư vào trung tâm các đô thị và
thúc đẩy phát triển kinh tế làm thay đổi đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao mức
sống người dân và làm thay đổi cả lối sống và hình thức giao tiếp xã hội…. [12].
1.2. Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km 2. Những
loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá
xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích
tự nhiên. Đất đai thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và các nước (châu
Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%,
Châu Đại Dương chiếm 6%) [28]. Bước vào thế kỷ XXI với những thách thức về an
ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất
lương thực, thực phẩm cơ bản đối với loài người [13]. Nhu cầu của con người ngày
càng tăng đã gây sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Đất nông
nghiệp bị suy thoái, biến chất và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản.

Luận văn tốt nghiệp
KHMT


4

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

Ngày nay, thoái hoá đất và hoang mạc hoá là một trong những vấn đề môi trường và
tài nguyên thiên nhiên mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và giải quyết nhằm
phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực. Đất khô cằn có ở mọi
khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái đất. Theo ước tính, có khoảng 10 - 20% diện
tích đất khô cằn đã bị thoái hoá [36]. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất
nông nghiệp trên đất.
Thật sự khi đất nông nghiệp bị thoái hoá đã đe dọa cuộc sống của con người.
Theo tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) cho biết, tình trạng thoái hoá đất
gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe doạ tới tình hình an ninh
lương thực đối với khoảng ¼ dân số trên thế giới. Năng suất cây trồng giảm, giá
lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và
thiên tai đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói cho hàng triệu người ở
các nước đang phát triển. Theo ước tính của FAO, khoảng 1,5 tỷ người tương
đương ¼ dân số thế giới sống phụ thuộc trực tiếp vào đất, vốn đang bị thoái hoá
mạnh. Trong thời gian dài, thoái hóa đất đang mở rộng trên phạm vi toàn thế giới và
tác động tới hơn 20% diện tích đất nông nghiệp, 30% đất lâm nghiệp và 10% đất
đồng cỏ. Sự xói mòn đất dẫn tới việc giảm năng suất đất đây cũng là nguy cơ mất
an ninh lương thực, phá hoại các nguồn tài nguyên và sinh thái làm mất đa dạng
sinh học và các nguy cơ khác[18].
Việc con người khai thác và sử dụng bừa bãi không có khoa học làm cho đất
nông nghiệp giảm về cả số lượng. Nhiều vùng đất trên thế giới đã trở thành sa mạc
không thể canh tác được, các hệ sinh thái đất khô cằn rất nhạy cảm với việc khai

thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý. Nghèo đói, mất ổn định chính trị, phá
rừng, chăn thả quá mức và các hoạt động tưới tiêu nghèo nàn đều đóng góp vào sa
mạc hóa. Tại Châu Phi, phía nam Sahara, với 66% đất đai là sa mạc khô cằn đây là
vùng đất đang gặp rất nhiều nguy cơ. Khoảng 1,2 tỷ người của hơn 110 nước đang
bị đe dọa bởi vấn đề này[40].

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

5

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá, nhiều nhất ở vùng Châu
Mỹ Latinh và Châu Á. Braxin hàng năm mất 1,7 triệu ha rừng, Ấn Độ 1,5 triệu ha
rừng, Inđônêxia 900.000 ha và Thái Lan gần 400.000 ha. Đối với các nước có dân
số đông như Trung Quốc, Ấn Độ... sự suy thoái hóa đất ở, đất rừng đã tác động
đáng kể tới nông nghiệp. Đối với các nước như Campuchia, Lào... nạn phá rừng làm
củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho
cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn phong phú [39].
Việc tàn phá rừng kéo theo sự hủy diệt của nhiều loài động vật, thực vật và
làm mất tính đa dạng sinh học tự nhiên. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ làm hàng triệu
ha đất bị hoang mạc hóa[22].
Việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không bền vững sẽ làm trầm trọng
vòng luẩn quẩn: suy thoái đất - mất đa dạng sinh học - biến đổi khí hậu. Suy thoái
hóa đất làm nghèo dinh dưỡng, phá hủy cân bằng chu trình nước và góp phần làm
mất an ninh lương thực, tỷ lệ nghèo đói gia tăng, cùng với mức tăng dân số và hàng

loạt các nhu cầu của con người về các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng thì
cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững rõ ràng là đã thất bại.

1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam
Diện tích đất tự nhiên nước ta có 33.121,2 nghìn ha (theo số liệu kiểm kê
năm 2005), trong đó có 24.822 nghìn ha là đất nông nghiệp, 3.335 nghìn ha là đất
phi nông nghiệp, 5.016 nghìn ha là đất chưa sử dụng. Diện tích đất của nước ta
đứng hàng thứ 58 trên thế giới nhưng do dân số đông nên bình quân đất nông
nghiệp là vào loại thấp, là một trong 40 nước có diện tích đất đai theo đầu người
thấp nhất trên thế giới hiện nay (1/1/2007) [33]. Đặc biệt là trong tổng số đất đó có
tới hơn hai phần ba diện tích là đất đồi núi dốc, còn lại gần một phần ba là đồng
bằng [26].
Theo điều 13 Luật đất đai Việt Nam năm 2003 thì tổng diện tích đất tự nhiên
được chia thành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp,
nhóm đất chưa sử dụng [19].

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

6

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây
hàng năm, đất trồng cây lâu năm), đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối, đất nông nghiệp khác.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nước ta là 9.415.568 ha chiếm 37,93%

tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp là 14.677.409 ha chiếm
59,13% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 700.061
ha chiếm 2,82% tổng diện tích đất nông nghiệp, còn lại 29,522 ha là đất làm muối
và đất nông nghiệp khác [29].
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại Tây Nguyên là lớn nhất với 4060,4
nghìn ha, vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhỏ nhất là Tây Bắc là 501,6
nghìn ha. Trong cả nước, tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là Gia Lai với
49,5 nghìn ha [32].
Trong đất sản xuất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu và các mục đích như
trồng cây hàng năm và cây lâu năm. Tính tới ngày 1/1/2007 thì đất trồng cây hàng
năm có diện tích là 13.495,2 nghìn ha, trong đó: đất trồng cây lương thực có hạt là
10.862,7 nghìn ha với sản lượng 39.976,6 nghìn tấn, cây công nghiệp hàng năm là
8.270,2 nghìn ha. Diện tích đất trồng cây lâu năm là 2.632,5 nghìn ha, trong đó diện
tích cây ăn quả là 1.796,6 nghìn ha [32].
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người ở nước ta thuộc loại
thấp khoảng 0,11 ha/người. Tại đồng bằng sông Hồng quân đạt 0,04 ha/người, tại
đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 0,15 ha/người [33].
Trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, nông nghiệp Việt Nam
đi qua chặng đường dài phát triển đã có những thành tựu nổi bật, nhưng cũng đã có
những sự thay đổi về số lượng cũng như chất lượng đất nông nghiệp.
Thực tế mấy năm trở lại đây, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại. Dễ nhận thấy một
điều là diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp do quá trình thu hồi đất nông
nghiệp để chuyển sang xây dựng đô thị và các khu công nghiệp.

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

7


Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2010 của cả nước so với năm
2005 tăng 1.277.600 ha, trong đó tăng chủ yếu ở loại đất sản xuất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp, tình hình tăng giảm các loại đất nông nghiệp cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Biến động đất nông nghiệp của cả nước
ST
T
1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
2.3
3
4
5

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2005

So sánh


(ha)

(ha)

2010-2005 (ha)

Đất nông nghiệp

26.100.160

24.822.560

1.277.600

Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
- Đất trồng lúa
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác

10.117.893
6.437.293
4.127.731
3.680.600

15.249.025
7.389.462
5.719.339
2.140.225
690.218
17.562
25.462

9.415.568
6.370.029
4.165.277
3.045.539
14.677.409
5.434.856
7.173.689
2.068.864
700.061
14.075
15.447

702.325
67.264
-37.546
635.061
571.616
1.954.606
-1.454.350
71.361
-9.843
3.487

10.015

(Nguồn: Báo cáo Kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 của Bộ TN&MT)
Như vậy diện tích đất trồng lúa của nước ta năm 2010 là 4.127.731 ha, so với
năm 2005 đã giảm 37.546 nghìn ha; trong đó, giảm nhiều nhất ở đồng bằng sông
Hồng, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là
2,1%, ở nhiều vùng khác dưới 0,5%. Điều đáng nói là phần lớn các sân golf ở Việt
Nam đều nằm trên những khu đất trước kia vốn là đất canh tác nông nghiệp. Một
nguyên nhân nữa làm đất nông nghiệp bị thu hẹp là do các quyết định thu hồi đất
nhằm mục đích khác như xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, công viên
nghĩa trang … cũng đáng báo động khi triển khai các dự án này chiếm dụng đất
nông nghiệp rất lớn. Đồng thời các thảm hoạ thiên cũng là một trong những nguyên
nhân làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp ở nước ta hiện nay.
Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta,
đặc biệt là ở vùng miền núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

8

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

yếu là: xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất
chua hoá mặn hoá, phèn hoá bạc màu, khô hạn và sa mạc hoá, đất ngập úng, lũ quét,
đất trượt và sạt lở, ô nhiễm đất.
Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích

đất (13 triệu ha) ở vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình suy thoái
hóa đất. Ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do
phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình
trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm
dụng các chất hữu cơ trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao thông,… Sự
suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều
hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động [11].
Việt Nam hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hoá,
chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc. Trong đó trên 5 triệu ha đất chưa sử
dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hoá nặng và 2
triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Nước ta đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hoá
cục bộ tại các giải đất hẹp dọc bờ biển miền Trung [38].
Bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện
nay đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng. Các nguyên nhân ô nhiễm đất
nông nghiệp hiện nay gồm những nguyên nhân chủ yếu sau: ô nhiễm đất vì nước
thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, ô nhiễm đất vì chất phế thải bởi các nguồn
chất thải rắn, ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hoá học và nông dược trong canh
tác sản xuất nông nghiệp. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng gây
hại, còn dẫn đến ngộ độc đất đai ảnh hưởng đến môi trường đất của nước ta hiện
nay.
Một ví dụ cụ thể, hai thành phố lớn nhất của nước ta là Hà Nội và Hồ Chí
Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn thì hầu hết sông
ngòi đều bị ô nhiễm, chất lượng môi trường không khí suy giảm. Phần lớn lượng
nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m 3/ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

9


Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m 3 và chỉ có 10%
được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các
con sông lớn tại vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông [6], nơi mà được coi
là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Do đó, chất
lượng đất nông nghiệp của nước ta hiện nay đang có nguy cơ bị ô nhiễm.
Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một nước
nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất
trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều lãng phí và gây ra những hậu
quả khó lường.
1.3. Một số đặc điểm của CNH – ĐTH ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, quá trình CNH được thực hiện từ những năm 1960, kể từ sau
đổi mới, nền kinh tế càng phát triển thì quá trình CNH - ĐTH diễn ra càng nhanh.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 7 năm 2007 số dân cư đô thị đã chiếm
tới 28% tổng dân cư toàn quốc với khoảng 700 trung tâm đô thị lớn nhỏ; cả nước đã
có 150 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 32,3 ngàn ha.
Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và có tác động rõ đến
phát triển nông nghiệp và nông thôn như: tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản, thúc
đẩy nhanh sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tạo cơ hội cho việc ứng dụng các
thành tựu trong chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác,... hình thành các khu nông nghiệp
công nghệ cao để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa đáng kể góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống,
thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng nông nghiệp hàng hóa mạnh,
có sức cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và xuất khẩu [26].
CNH - ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên trong khi tỷ trọng nông nghiệp

giảm. Trong cơ cấu GDP của Việt Nam, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 38,1% năm
1990 xuống còn 20,6% năm 2008, tỷ trọng công nghiệp tăng từ 22,7% lên 41,6% và

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

10

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

tỷ trọng dịch vụ tương đối ổn định từ 38,6% đến 38,7% trong cùng thời kỳ này[16].
CNH thể hiện rõ ở sự biến đổi cơ cấu lao động đang làm việc trong các thành
phần và ngành kinh tế từ năm 2000 đến năm 2008 (Phụ lục 1). Qua bảng số liệu này
có thể thấy được sự dịch chuyển cơ cấu lao động qua các năm từ 2000 đến 2008 có
sự tăng lên ở các ngành nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, dịch vụ và sự
giảm xuống của ngành kinh tế nông - lâm nghiệp. Một phần nguyên nhân là do xu
thế CNH - ĐTH diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi cần có một diện tích đất rất lớn để xây
dựng KCN, khu đô thị, cụm làng nghề ... Khi đó, diện tích đất nông nghiệp bị
chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp với số lượng lớn đã làm giảm đáng kể diện
tích đất nông nghiệp, do đó số lượng lao động trong nông nghiệp sẽ giảm dần.

Tính đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả n ước đã có gần 200 khu
công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án đầu
tư trong, ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các
khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ
sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân [24].
Những năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam đang trong quá trình phát

triển. Đến cuối năm 2007, cả nước có trên 700 điểm cư dân đô thị, tăng hơn
40% so với năm 1995. Bên cạnh những đô thị có bề dày l ịch s ử ti ếp t ục được
mở mang, nâng cấp, đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhi ều các khu đô
thị mới tập trung, trong đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng toả rộng, tạo
thành những nét mới ở nông thôn [24].
Quá trình đô thị hóa dẫn đến tỉ lệ dân cư thành thị tăng liên tục từ 20% năm
1990 lên gần 30% vào năm 2009 trong khi dân cư nông thôn giảm từ 80% xuống
còn hơn 70% trong cùng thời kỳ này. Tuy nhiên, tốc độ ĐTH diễn ra không đồng
đều: vùng Đông Nam Bộ đạt mức đô thị hóa cao nhất với dân số thành thị chiếm
57,1%, xếp vị trí thứ hai là vùng Đồng bằng Sông Hồng có mức đô thị hóa tương
đối cao với 29,2%. Hiện nay, Việt Nam có 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương
là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ; đồng thời
Việt Nam có hàng chục thành phố thuộc tỉnh. Điều này chứng tỏ tốc độ CNH –
ĐTH ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh[16].

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

11

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

Đô thị hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo sự tích tụ dân cư ở thành thị và
giảm diện tích đất ở bình quân đầu người ở thành thị. Thành thị tuy chật chội, đông
đúc nhưng luôn là trung tâm thu hút trí thức đến sinh sống và làm việc. Kết quả
tổng kiểm kê đất đai từ 2001 - 2005 cho thấy, cả nước có 598.428 ha đất ở chiếm
18,51% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 1,81% tổng diện tích đất tự nhiên

cả nước, tăng 155.250 ha so với năm 2000[12].
Theo Vụ Đăng ký Thống kê đất đai (Bộ Tài nguyên & Môi trường), diện tích
đất ở bình quân đầu người của cả nước hiện nay là 71,99 m 2/người. Trong đó vùng
Tây Bắc là 127 m2/người; vùng duyên hải Nam Trung Bộ là 91 m 2/người; vùng Bắc
Trung bộ là 91m2/người; vùng Đông Bắc là 85 m2/người; vùng Tây Nguyên là 87
m2/người; vùng Đồng Bằng Bắc bộ là 64 m2/người; vùng Đồng bằng sông Cửu
Long là 62m2/người; vùng Đông Nam bộ là 45m2/người. Trong đó đất ở tại nông
thôn đạt bình quân đầu người là 59,1 m 2/người. Còn đất ở tại đô thị bình quân đầu
người đạt 12 m2/người[12].
Nhìn chung, quá trình CNH - ĐTH ở Việt Nam hiện nay đang có những
bước tiến mạnh mẽ để có thể đưa Việt Nam sánh ngang với nhiều quốc gia trên thế
giới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà quá trình này đem lại thì nó còn
gây ra không ít những tác động tiêu cực về mặt môi trường cũng như sự biến động
lớn về chất lượng và số lượng đất nông nghiệp hiện nay.
1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH đến đất nông nghiệp

1.4.1. Trên thế giới
1.4.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của CNH – ĐTH đến số lượng đất nông nghiệp.
Kinh nghiệm của các nước châu Á vốn lấy cây lúa nước là cây lương thực
chính cho thấy: qua mấy chục năm tiến hành CNH - ĐTH thì tỷ lệ mất đất canh tác
từ 0,2 - 2%/năm. Tỷ lệ mất đất canh tác trong thập niên 1980 - 1990 của
Trung Quốc là 0,5%/năm, Hàn quốc 1,4%/năm, Đài Loan 2%/năm, Nhật Bản
1,6%/năm. Diện tích đất canh tác bị mất chủ yếu là đất lúa đã đe doạ đến an ninh
lương thực. Để tăng sản lượng nhiều nước đã tăng năng suất bằng cách sử dụng

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

12


Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

phân bón hóa học với liều lượng cao và kết quả là làm cho môi trường đất bị ô
nhiễm[23].
- Trung Quốc: trong những năm 1990, thời kỳ đầu của quá trình cải cách,
mở cửa, tốc độ đô thị hóa của Trung Quốc diễn ra rất nhanh chóng. Diện tích đất
canh tác ngày càng bị thu hẹp, ước tính diện tích đất canh tác bị mất hàng năm trên
1 triệu ha, trong khi dân số của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng. Theo dự báo đến
năm 2010, dân số Trung Quốc đạt 1,4 tỷ người. Để giải quyết vấn đề này chính
phủ Trung Quốc đã xây dựng các mô hình xí nghiệp hương trấn (tên gọi chung của
các xí nghiệp hoạt động ở nông thôn) hoạt động như các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh nhằm chuyển giao các thành tựu của công nghệ sinh học (lai tạo giống lúa,
cây trồng và vật nuôi), thủy lợi hóa, cơ giới hóa và hóa học hóa nông nghiệp tại
các vùng nông nghiệp ven đô để tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao
phục vụ cho dân cư đô thị và xuất khẩu.
- Nhật Bản: quá trình công nghiệp hóa cũng bắt đầu bằng thời gian dài
tăng trưởng trong nông nghiệp. Nhật Bản là nước luôn bị giới hạn bởi tài nguyên
đất đai ít và dân số đông. Diện tích đất canh tác bình quân của 1 hộ nông dân
khoảng 0,8 ha. Trong 2 thập kỷ từ 1979 - 1999 quá trình đô thị hóa đã làm đất
nông nghiệp của Nhật Bản bình quân mỗi năm giảm 1% (48,7 nghìn ha/năm) và
diện tích đất nông nghiệp đã giảm từ 5,4 triệu ha xuống còn 4,9 triệu ha. Để đảm
bảo thu nhập cho nông dân bị mất đất nông nghiệp chính phủ Nhật đã đưa ra
đường lối phát triển nông nghiệp để củng cố sản xuất nông nghiệp trong nước và
xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ra nước ngoài. Đó là tập trung sản xuất một số
loại nông sản có giá trị kinh tế cao, sử dụng ít đất và lao động, thực hiện nông
nghiệp sinh thái để tăng thu nhập cho nông dân. Cải cách phương thức sản xuất lúa
gạo theo hướng hình thành trang trại quy mô lớn, sử dụng khoa học hiện đại để

giảm giá thành sản phẩm và áp dụng hệ thống cơ khí nhỏ phù hợp với canh tác lúa
và hộ nông dân quy mô nhỏ. Tổ chức các mạng lưới xí nghiệp công nghiệp ở nông
thôn để tận dụng nguồn lao động dư thừa.

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

13

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

- Hàn Quốc: tổng diện tích đất canh tác của Hàn Quốc là 2,1 triệu ha, quá
trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm diện tích đất nông nghiệp của Hàn
Quốc mất hàng năm khoảng 1,4%/năm (28,8 nghìn ha/năm) cho phát triển công
nghiệp, du lịch và các hoạt động ngoài nông nghiệp. Để sản xuất nông nghiệp
trong điều kiện đất canh tác vùng ven đô ít, giá công lao động cao, từ đầu những
năm 1990 nông nghiệp Hàn Quốc chuyển sang nông nghiệp công nghệ cao nhờ
ứng dụng thành tựu của công nghệ sinh học, hóa học và điện tử vào nông nghiệp.
- Đài Loan: diện tích đất canh tác của Đài Loan rất nhỏ chỉ khoảng 851,5
nghìn ha và có tới 72% hộ nông dân có dưới 1 ha đất canh tác. Do ảnh hưởng của
quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng
năm bị mất khoảng 17,03 nghìn ha. Do diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu
hẹp và dân số lao động nông nghiệp ngày càng giảm nên nông nghiệp chủ yếu áp
dụng ở quy mô sản xuất nhỏ có tính chất gia đình với các biện pháp thâm canh và
thực hiện cơ khí hóa. Diện tích đất trồng lúa giảm để chuyển sang trồng rau, quả
phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu [23].
1.4.1.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến chất lượng đất

Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong một thập kỷ từ
1970 - 1980 do ảnh hưởng của công nghiệp hóa, những vùng đất thấp màu mỡ
thích hợp cho canh tác nông nghiệp bị lấy đi, sản xuất lương thực bị đẩy lên các
vùng đất cao, đã xuất hiện tai họa về xói mòn đất rất nghiêm trọng. Hàng năm
nước Mỹ bị mất khoảng 3 tỷ tấn đất mặt màu mỡ. Để khắc phục tình trạng này
chính phủ Mỹ phải chi tới 2 tỷ USD để đền bù cho khoảng 16 triệu ha đất canh tác
lương thực bị xói mòn nghiêm trọng chuyển sang trồng cỏ và trồng rừng. Kết quả
là đến giai đoạn 1991 - 1995 mới đảm bảo về cơ bản diện tích này được che phủ.
Việc sử dụng khối lượng lớn thuốc trừ sâu, trừ cỏ, phân bón trong nông nghiệp đã
làm tăng năng suất và tăng sản lượng nông nghiệp trong một thời gian dài. Nhưng
hậu quả là ô nhiễm đất đai và nguồn nước, để lại dư lượng chất độc hại trong thực
phẩm và gây hại đối với sức khỏe con người. Theo tính toán, đất đai bị ô nhiễm đã

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

14

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

gây thiệt hại cho nông nghiệp Mỹ tới 1,2 tỷ USD/năm [23].
Đô thị hóa và công nghiệp hóa cũng là nguyên nhân gây suy thoái môi
trường đất nông nghiệp ở Trung Quốc: diện tích rừng chỉ còn 16,6% so với tỷ lệ
bình quân của thế giới là 27%, tình trạng xói mòn, sa mạc hóa, kiềm hóa, mặn hóa
và úng ngập đất canh tác ngày càng gia tăng. Hiện tượng khô hạn thượng lưu sông
Hoàng Hà và nạn hồng thủy 1998 là một ví dụ. Cho đến nay, diện tích đất bị xâm
thực chiếm tới 38% diện tích đất đai của Trung Quốc, còn diện tích bị sa mạc hóa

ngày càng tăng, trung bình khoảng 2.460 km2/năm [23].
Lắng đọng axít thường xảy ra ở các khu vực có mức độ công nghiệp hóa
cao. Hiện nay ở châu Á, các nước như: Trung Quốc, Nhật bản, Ấn Độ, Thái Lan
và Hàn Quốc là các quốc gia có lượng phát thải SO 2 và NO2 đáng kể. Theo thời
gian, đất và nước mặt dần bị axit hóa làm cho Al 3+ và Mn2+ tăng nhanh gây độc cho
các loại cây trồng, đặc biệt là cây họ đậu và cây ngũ cốc rất mẫn cảm với hàm
lượng Al3+ trong đất. Một nghiên cứu năm 1990 đã đánh giá thiệt hại do lắng đọng
axit đối với sản xuất nông nghiệp ở châu Âu khoảng 30 tỷ USD/năm.

1.4.2. Trong nước
1.4.2.1. Nghiên cứu về phát triển công nghiệp, đô thị và phát triển nông nghiệp,
nông thôn
Ở Việt Nam, quá trình CNH được thực hiện từ những năm 1960, kể từ sau
đổi mới, nền kinh tế càng phát triển thì quá trình CNH - ĐTH diễn ra càng nhanh.
Đến 2008 số dân cư đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc với khoảng
700 trung tâm đô thị lớn nhỏ. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 7 năm
2007 cả nước đã có 150 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 32,3
ngàn ha. Việc xây dựng các KCN, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và có tác động rõ đến
phát triển nông nghiệp và nông thôn như: tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản, thúc
đẩy nhanh sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tạo cơ hội cho việc ứng dụng các
thành tựu trong chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác,... hình thành các khu nông

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

15

Dương Thị Thơm – K18



Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

nghiệp công nghệ cao để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa đáng kể góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp
truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng nông nghiệp
hàng hóa mạnh, có sức cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và xuất khẩu [25].
1.4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến số lượng,
chất lượng đất và sản xuất nông nghiệp
Theo quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của BTNMT, diện tích đất nông
nghiệp sẽ tăng từ 8.973.783 ha (năm 2000) lên 9.363.063 ha (năm 2010). Tuy
nhiên, dân số nước ta từ hơn 77,6 triệu của năm 2000 sẽ tăng lên khoảng 86,5 triệu
vào năm 2010. Như vậy, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của cả
nước sẽ giảm từ 0,113 ha (năm 2000) xuống còn 0,108 ha (năm 2010) và trong
vòng 10 năm, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người đã giảm 50m², trung bình
mỗi năm giảm 5m². Theo PGS.TS Lê Thái Bạt - Hội Khoa học đất Việt Nam cho
rằng con số này rất đáng lo ngại, vì hiện nay khoảng 75% dân số nước ta vẫn sống
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp [20].
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 đã được Chính phủ phê duyệt vào
tháng 2 - 2007, thì diện tích đất trồng lúa của cả nước là 4.165.277 ha và 60% của
số đó thuộc 24 tỉnh của 2 vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Bắc bộ.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu định canh (thuộc Liên hiệp các
Hội KH - KT Việt Nam) cho thấy, từ năm 2000 đến hết 2006, với việc mở rộng
của các khu công nghiệp và khu đô thị mới, diện tích đất trồng lúa của cả nước đã
mất đi 318.400 ha [20].
Cách đây 10 năm, ở miền Bắc có 3 tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn,
đồng bãi phì nhiêu, được coi là tỉnh “thuần nông” đó là Vĩnh Phúc, Hải Dương và
Hưng Yên. Tuy nhiên, tốc độ CNH - ĐTH diễn ra mạnh mẽ, việc quy hoạch và phát
triển các dự án khu công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đưa
các tỉnh này trở thành tỉnh có thu nhập lên đến 1000 tỷ/năm nhưng diện tích đất

nông nghiệp lại bị thu hẹp đáng kể.

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

16

Dương Thị Thơm – K18


Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc, trong vòng 10 năm qua, tỉnh đã thu hồi
trên 4.000 ha đất nông nghiệp để bàn giao cho 650 dự án xây dựng khu công
nghiệp, khu đô thị và kết cấu hạ tầng. Tại Hưng Yên, ở 4 vùng chuyên canh lúa là
Phù Cừ, Tiên Lễ, Kim Động và thị xã Hưng Yên, trong năm 2007 đã thu hồi 500 ha
đất lúa cho việc xây dựng 4 khu công nghiệp. Tỉnh Bắc Ninh, năm 2000, có tổng
diện tích đất nông nghiệp hơn 49.000 ha; nhưng bước sang đầu 2008, diện tích đất
trồng trọt giảm chỉ còn hơn 42.000 ha. Chỉ tính năm 2005, Bắc Ninh có hơn 2.500
ha đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, khu đô
thị, khiến 9% số hộ mất 80-100% đất sản xuất, 20% số hộ mất 50-80%.
Theo Quy hoạch và Kế hoạch phát triển đất các KCN tập trung ở vùng kinh
tế trọng điểm Bắc bộ do BTNMT lập đầu năm 2007. Trong giai đoạn 5 năm (2006
- 2010), quỹ đất phát triển các khu công nghiệp ở một số tỉnh là: Hà Tây từ 2.243
ha lên 17.000 ha (cắt thêm 14.757 ha đất cho khu công nghiệp); Bắc Ninh 1.062 ha
lên 7.000 ha; Hưng Yên từ 102 ha lên 4.080 ha; Hải Dương từ 975 ha lên 6.000 ha.
Việc mở rộng chừng đó đất công nghiệp là mất đi chừng đó đất nông nghiệp [20].
Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm phát
triển nông nghiệp, nông thôn ven đô thành phố Hà Nội, Lê Quốc Doanh cho rằng
quá trình đô thị hoá vừa tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho nông nghiệp vừa có

những ảnh hưởng tiêu cực. Tích cực là vì nó tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm,
thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp... Tiêu cực là gia tăng ô nhiễm, ngập úng,
mất đất nông nghiệp, không gian nông thôn bị phá vỡ. Lợi thế của nông nghiệp đô
thị so với những vùng nông nghiệp khác không chỉ là điều kiện tự nhiên, đất đai,
khí hậu mà là khoảng cách với thị trường. Khai thác lợi thế này, nông nghiệp Hà
Nội đang hướng đến việc sản xuất các sản phẩm tươi sống và có khối lượng lớn.
Nông nghiệp đô thị Hà Nội đang phát triển hình thành các vành đai nông nghiệp
khác nhau, được phân biệt bởi các mức độ đa dạng, khả năng thâm canh, khả năng
thích ứng với những điều kiện mới của quá trình đô thị hoá ở mỗi vùng [12].
Theo Phạm Ngọc Đăng, việc mở rộng không gian đô thị và các khu công

Luận văn tốt nghiệp
KHMT

17

Dương Thị Thơm – K18


×