Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán lớp 6 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng cho học sinh lớp 6 nhận biết nhanh dấu hiệu chia hết cho một số tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.29 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN BIẾT DẤU HIỆU CHIA HẾT
CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN"


A.
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ.

Nguyên nhân khách quan.

“Toán học là môn thể thao trí tuệ”
(Kalinin)
Thật vậy, nói một cách dễ hiểu: Toán học giúp trẻ tư duy được nhạy bén hơn, phát triển
khả năng sáng tạo, khả năng tư duy, phương pháp làm việc khoa học, đức tính kiên nhẫn,
khả năng xử lí tình huống khó khăn bằng nhiều phương pháp tối ưu, … Muốn giỏi Toán
hay bất cứ môn học nào thì cũng phải thực hành nhiều. Và hơn nữa mong muốn nắm
vững kiến thức để học giỏi môn Toán là nguyện vọng của nhiều học sinh.
Số học là một môn khoa học, nó có vai trò khá quan trọng trong việc rèn luyện tư duy
sáng tạo cho học sinh. Số học giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn, suy luận chặt chẽ
lôgíc hơn. Thế giới của những con số thật gần gũi với tất cả mọi người nhưng cũng đầy
những bí ẩn cho chúng ta dành trọn cả đời mình để khám phá chúng.
Ở trường THCS, phân môn số học tuy chỉ được học ở lớp 6, nhưng nó xuyên suốt quá
trình học toán ở các cấp.
Toán học ngày một phát triển không ngừng, trong đó một phân môn Toán được mệnh
danh là “Bà chúa của Toán học” đó là phân môn Số học, môn học mà chỉ được gọi tên
chính thức ở lớp 6, nhưng kiến thức cơ bản của nó thì xuyên suốt quá trình học Toán ở tất
cả các bậc học.


2.

Nguyên nhân chủ quan:

Đối với học sinh THCS, Số học là một mảng khó trong chương trình Toán THCS. Phần
lớn học sinh chưa có phương pháp giải bài tập một cách khoa học. Nguyên nhân cơ bản
của những khó khăn mà học sinh gặp phải khi giải bài tập Số học chính là ở chỗ: Lúc đầu
giải bài tập mới, học sinh thấy có sự đứt quãng giữa cụ thể của những điều kiện bài toán
và sự phụ thuộc toán học trìu tượng diễn ra, trong những điều kiện đó học sinh chỉ thu
nhận kiến thức về cách giải một bài tập cụ thể nào đó nhưng kỹ năng chung về việc giải
toán khác thì chủ yếu. Trong đó ý muốn cơ bản của việc dạy cách giải bài tập Toán phải
là dạy cho học sinh tự giải những bài tập tương đối mới, những bài tập đòi hỏi sự tìm tòi
sáng tạo trong các cách giải.
Việc học môn toán (Với mức độ SGK) không đòi hỏi học sinh phải có trí thông minh đặc
biệt nào. Tuy nhiên không thể suy ra rằng mọi học sinh điều học tập dễ dàng như nhau,
có học sinh tiếp thu tri thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần sự cố


gắng đặc biệt trong khi đó một số em khác có cố gắng nhiều nhưng không đạt được kết
quả như vậy.
Bên cạnh dó, năng lực tiếp thu của một bộ phận lớn học sinh còn hạn chế. Các em vừa
học vừa phụ giúp công việc gia đình. Chính vì vậy, các em ít có thời gian để học tập. Vì
vậy, việc là cho học sinh hiểu bài ngay tại lớp là một vấn đề hết sức quan trọng.
Trong quá trình học tập môn Toán, nhiều khi ta cần biết một số có chia hết hay không
chia hết cho một số nào đó mà không cần thực hiện phép chia. Muốn vậy ta cần biết các
dấu hiệu chia hết cho một số tự nhiên. Ở chương trình Toán tiểu học, việc thực hiện “Rút
gọn phân số” dựa trên tính chất cơ bản của phân số là: “Cùng chia tử số và mẫu số cho
cùng một số tự nhiên khác không”, việc xác định số tự nhiên này cũng được tiến hành
trên cơ sở dấu hiệu chia hết mà không dùng tới khái niệm ước số chung hay hoặc ước số
chung lớn nhất.

Với những lý do trên tôi đã áp dụng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng cho học sinh lớp
6 nhận biết nhanh dấu hiệu chia hết cho một số tự nhiên nhằm giúp học sinh thuận lợi khi
vận dụng làm một số bài tập có liên quan.
3.

Mục đích của đề tài.

Giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng để có thể nhận biết nhanh các dấu hiệu chia hết cho
một số tự nhiên.
4.

Phạm vi nghiên cứu và áp dụng.

Nghiên cứu các tính chất chia hết, các dấu hiệu chia hết cho một số tự nhiên.
B.
1.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

Cơ sở khoa học.

Trong thực tế để giúp học sinh có thể học tốt môn toán thì nhiệm vụ của giáo viên dạy
toán là tìm hiểu, nghiên cứu để nắm bắt được tình hình chung của học sinh. Từ đó tìm ra
được những biện pháp thích hợp nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục mặt còn
yếu kém của học sinh. Có như vậy mới giúp được tất cả học sinh phát triển khả năng tư
duy của mình. Và cho mọi học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, đồng thời góp
phần phát hiện, đào tạo nhân tài ngay từ những năm đầu ở bậc THCS.
Một điều kiện thuận lợi là các em đã được học các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 và 9 ở
tiểu học. Đó chính là cơ sở để các em nhận biết và vận dụng các dấu hiệu chia hết một
cách dễ dàng.



Giáo viên cần có cái nhìn tổng quát và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học
sinh. Đồng thời vận dụng phương pháp dạy học mới phù hợp với tình hình cụ thể của
trường, lớp và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Học sinh cần hiểu bài và nắm bắt được kiến thức mà giáo viên truyền đạt, có kỹ năng vận
dụng kiến thức từ bài học vào việc giải Toán.
2.

Biện pháp thực hiện.

Trong chương trình Toán ở tiểu học, học sinh đã được học các dấu hiệu chia hết cho 2,
cho 3, cho 5, cho 9 theo 2 nhóm số.
Nhóm số được xét xem chữ số tận cùng của các số tự nhiên: “Chia hết cho 2, cho 5”.
Nhóm số được xem tổng các chữ số của số tự nhiện: “Chia hết cho 3, cho 9”.
2.1.

Phương pháp.

Trong chương trình giảng dạy về phần này của sách lớp 6 cải cách, tôi đã khắc sâu lại các
kiến thức trong bài học dựa vào tính chất “Chia hết của một tổng” nên học sinh đã nắm
bắt được các dấu hiệu chia hết một cách chặt chẽ hơn và cung cấp thêm một số dấu hiệu
chia hết dựa trên kiến thức chia theo 2 nhóm số.
2.1.1.

Nhóm số được xét chữ số tận cùng của các số tự nhiên.

Số tự nhiên A bất kỳ có thể viết được dưới dạng:
A = an an−1an−2 ......a1a0
= 10n an + 10n−1 an−1 + ....... + 101 a1 + a0


Thì:
A M 2 ⇔ a0 M2 ⇔ a0 ∈ { 0;2;4;6;8}
A M 5 ⇔ a0 M5 ⇔ a0 ∈ { 0;5}
Ta có thể mở rộng thêm cho học sinh:
A M4

⇔ a1a0 M4

A M 25

⇔ a1a0 M25

A M8

⇔ a2 a1a0 M8

A M 125

⇔ a2 a1a0 M125

2.1.2. Nhóm số được xét xem tổng các chữ số tự nhiên.


A = an an−1an−2 ......a1a0

Vậy:
A M 9 ⇔ an + an−1 + ........ + a1 + a0 M9
A M 3 ⇔ an + an−1 + ........ + a1 + a0 M3
Giáo viên cung cấp và mở rộng thêm cho học sinh:

Nếu một số có hiệu của tổng các chữ số hàng lẻ và tổng các chữ số hàng chẵn (kể từ phải
qua trái) hoặc ngược lại chia hết cho 11 thì chia hết cho 11.
A M11 ⇔ (a0 + a2 + ........ + an−2 + an ) − (a1 + a3 + ........ + an−3 + an−1 )M11
Lưu ý:
Số chia hết cho 9 thì luôn chia hết cho 3 nhưng số chia hết cho 3 thì có thể không chia hết
cho 9.
Ví dụ:
Xét số 3291
Số 3291 có tổng các chữ số là: 3 + 2 + 9 + 1 = 15, và 15 chia hết cho 3 nhưng không chia
hết cho 9, do đó 3291 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
Số 3291 có (3 + 9) – (2 + 1) = 9 không chia hết cho 11 nên 3291 không chia hết cho 11.
Xét số 4653
Số 4653 có tổng các chữ số là 4 + 6 + 5 + 3 = 18, và 18 chia hết cho 3 và 18 cũng chia
hết cho 9, nên số này chia hết cho 9.
Số 4653 có (4 + 5) – (6 + 3) = 0 chia hết cho 11 nên 4653 chia hết cho 11.
2.1.3. Kết hợp với các dấu hiệu chia hết.
Cách 1: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
Những số có tận cùng bằng 0 thì chia hết cho cả 5 và 2.
Ví dụ: Các số 80, 100, 370, 190, … các số này chia hết cho cả 2 và 5 vì có chữ số tận
cùng là số 0.
Cách 2: Dấu hiệu chia hết cho 6.
Những số chia hết cho 2 và 3 đều chia hết cho 6.
Ví dụ: Xét số 390


Ta có: 390 M2 vì có chữ số tận cùng là 0.
390 M3 vì có 3 + 9 + 0 = 12 M3.
Vậy 390 chia hết cho cả 2 và 3 nên chia hết cho 6.
2.2. Hướng dẫn học sinh áp dụng dấu hiệu chia hết để làm bài tập.
2.2.1. Loại bài tập điền chữ số thích hợp vào dấu * để được các số chia hết.

Ví dụ 1:
Điền chữ số thích hợp vào dấu * để được số 54 * chia hết cho 2.
Hướng dẫn học sinh:
Số 54 * = 540 + *
Để 54 * chia hết cho 2 thì * ∈ { 0;2;4;6;8} .
Vậy các số tìm được là: 540; 542; 544; 546; 548.
Ví dụ 2:
Điền chữ số vào dấu * để được số *85 thoả mãn:
a)

Chia hết cho 2.

b)

Chia hết cho 5.

Hướng dẫn học sinh:
a)

Số *85 có chữ số tận cùng là 5 ⇒ số *85 M 2.

Vậy ta không tìm được * để *85 chia hết cho 2.
b)

Số *85 = *80 + 5 có chữ số tận cùng là 5.

Vậy ta có thể thay * bằng bất cứ số nào từ 1 đến 9 thì số *85 đều chia hết cho 5. Nên các
số tìm được là: 185; 285; 385; 485; 585; 685; 785; 885; 985.
Ví dụ 3:
Điền chữ số thích hợp vào dấu * để 3* 2 chia hết cho 9.

Hướng dẫn học sinh:
Ta có 3* 2 chia hết cho 9 thì 3 + * + 2 phải chia hết cho 9.
3 + * + 2 = 5 + * M9
⇒ *=4


Vậy số cần tìm là 342.
Ví dụ 4:
Điền chữ số vào dấu * để *81* chia hết cho cả 2; 3; 5; 9 (trong một số có nhiều dấu *,
các dấu * không nhất thiết phải thay bởi các chữ số giống nhau).
Hướng dẫn học sinh:
Vì *81* chia hết cho 2 và 5 nên *81* có * có chữ số tận cùng là 0, ta có số *810 .
Mặt khác ta có *810 chia hết cho 3 và 9
Nên * + 8 + 1 + 0 M 9
⇔ * + 9 M9
⇒ * = 9 (Vì * là chữ số đầu tiên của một số nên không thể bằng 0).

Vậy ta có số cần tìm là: 9810.
2.2.2. Dạng bài tập tìm một số có thể chia hết cho nhiều số tự nhiên.
Ví dụ 1:
Hãy viết thêm 2 chữ số vào bên phải số 283 sao cho được một số mới chia hết cho 2, cho
3 và cho 5.
Hướng dẫn học sinh.
Một số chia hết cho 2 và 5 phải có chữ số tận cùng (chữ số hàng đơn vị) bằng 0.
Vậy ta cần tìm chữ số hàng chục.
Gọi chữ số hàng chục là *; ta có số cần tìm là 283* 0 . Tổng các chữ số của nó là:
2 + 8 + 3 + * + 0 = 13 + *
= 12 + 1 + *
Vì 12 M 3 nên muốn 283* 0 M 3 thì 1 + * M 3
⇒ * ∈ { 2;5;8}


Vậy số cần tìm là: 28320; 28350; 28380.
Ví dụ 2:
Tìm số có 4 chữ số chia hết cho 3 và 5 biết rằng khi đọc xuôi hay ngược, số đó đều có giá
trị không đổi.


Hướng dẫn học sinh.
Số đó chia hết cho 5 mà khi đọc ngược lại giá trị vẫn không thay đổi nên chữ số hàng
nghìn và chữ số hàng đơn vị phải bằng 5, còn chữ số hàng trăm và hàng chục phải giống
nhau.
Vậy số đó có dạng: 5 **5 .
Để số 5 **5 M 3 thì:
5 + * + * + 5 M3
⇔ 10 + 2* M 3

Do đó * ∈ { 1;4;7}
Vậy số cần tìm là: 5115; 5445; 5775.
Lưu ý giáo viên: đối với những bài toán như thế này ta có thể phát triển bài toán theo
nhiều cách khác nhau (ví dụ thay 5 bằng 2).
2.2.3. Dạng bài tập dựa vào dấu hiệu nhận biết để phân tích một số ra thừa số
nguyên tố một cách nhanh chóng.
Ví dụ: Phân tích số 450 ra thừa số nguyên tố rồi cho biết số đó cho các ước nguyên tố
nào.
Hướng dẫn học sinh.
Vì số 450 có chữ số tận cùng là 0, nên 450 chia hết cho cả 2 và 5, ta viết:
450 = 45.10 = 45.2.5
Vì 45 M 3 (Vì 4 + 5 = 9 M 3), nên ta viết:
450 = 15.3.2.5
Vì 15 M 3 (Vì 1 + 5 = 6 M 3), nên ta viết:

450 = 3.5.3.2.5
Cách làm như sau:
450 = 45.10
= 3.15.2.5
= 3.5.3.2.5
= 2.32.52
Vậy số 450 chia hết cho các ước nguyên tố là: 2; 3; 5.


2.2.4. Dạng bài tập không cần thực hiện phép tính hãy xét xem một tổng đai số có
chia hết cho số nào đó không?
Ví dụ 1:
Cho tổng A = 270 + 3105 + 150. Không thực hiện phép tính hãy xét xem tổng A có chia
hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9 hay không? Tại sao?
Hướng dẫn học sinh.
Dựa vào dấu hiệu chia hết và tính chất chia hết của một tổng.
Ta có: A = 270 + 3105 + 150
270M2

Vì: 3105 M2 ⇒ A = 270 + 3105 + 150 M2
150M2

270M5

Và: 3105M5 ⇒ A = 270 + 3105 + 150M5
150M5

270M3

Mặt khác: 3105M3 ⇒ A = 270 + 3105 + 150M3

150M3

270M9

Và: 3105M9 ⇒ A = 270 + 3105 + 150 M9

150 M9

Vậy số A không chia hết cho 2, không chia hết cho 9. A chia hết cho 3 và chia hết cho 5.
Ví dụ 2: Chứng tỏ rằng với mọi m, n ∈ N, ta có:
a)

105m + 30n M 5

b)

261m + 3204n M 9

Hướng dẫn học sinh.
a) Ta có:
105M5 105mM5
⇒
 ⇒ 105m + 30nM5 với mọi m, n ∈ N.
30M5  30nM5 


b) Ta có:
261M9  261mM9 
⇒
 ⇒ 261m + 3204nM9 với mọi m, n ∈ N.

3204M9  3204nM9 

2.2.5. Loại bài tập nhận biết phân số tối giản và rút gọn phân số.
Ví dụ: Trong các phân số sau:
a)

Phân số nào là phân số tối giản?

1 12 10 75 57 3
; ; ;
; ;
3 18 15 100 58 5

b)

Hãy rút gọn những phân số không phải là phân số tối giản.

Hướng dẫn học sinh.
a)

1 57 3
;
3 58 5

Các phân số tối giản là: ;

(Học sinh dễ dàng nhận biết được các phân số tối giản vì cả tử và mẫu của mỗi phân số
tối giản đó không chia hết cho cùng một số tự nhiên nào khác 1)
b)


Rút gọn các phân số còn lại.

Ta có:
12 12 : 6 2
=
= (Chia cả tử số và mẫu số cho 6 vì: 6 = ƯCLN(12;18)).
18 18 : 6 3
10 10 : 5 2
=
= (Chia cả tử số và mẫu số cho 5 vì: 5 = ƯCLN(10;15)).
15 15 : 5 3
75
75 : 25 3
=
=
100 100 : 25 4

(Chia cả tử số và mẫu số cho 25 vì: 25 = ƯCLN(75;100)).

2.2.6. Loại bài tập tổng hợp. Giải các bài toán chia hết.
Dùng cho học sinh khá giỏi
Có thể vận dụng các dấu hiệu chia hết có liên quan đến số nguyên tố, số nguyên tố cùng
nhau hoặc xét đến các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9, cho 11, …


Ví dụ: Chứng minh rằng với n ∈ N thì số:
A = n(n + 1)(2n + 1) M 6
Hướng dẫn học sinh.
Nếu n = 3k (k ∈ N) thì A M 3
Nếu n = 3k + 1 (k ∈ N) thì 2n + 1 = 6k + 3 M 3

Nếu n = 3k + 2 (k ∈ N) thì n + 1 = 3k + 3 M 3
Ngoài ra tích n(n + 1) là tích của hai tự nhiên liên tiếp nên n(n + 1) M 2.
⇒ A M2
AM2


Vì AM3
 Nên A M 2.3 hay A M 6
UCLN (2;3) = 1

Ví dụ 2: Chứng minh rằng với n ∈ N thì:
A = (10n + 18n – 1) M 27
Hướng dẫn học sinh.
Ta có:
A = (10n + 18n – 1)
= 10n – 1 + 18n
= 999.....99
14 2 43 + 18n
n số 9
= 9.(111.....11
14 2 43 + 2n)
n số 1

Vậy A M 9
14 2 43 + 2n)M3
Mà (111.....11
n số 1








n số 1

Vì (111.....11
14 2 43 + 2n) = 3n + 111.....11
14 2 43 − n ÷
n số 1

14 2 43 có tổng các chữ số là n
Ta có: 111....11
n số 1
14 2 43 − n)M9
⇒ (111.....11
n số 1


14 2 43 + 2n)M3
Vậy (111.....11

n số 1
14 2 43 + 2n)M3 nên A M 9.3 hay A M 27
Vì A M 9 và (111.....11
n số 1

Vậy A = (10n + 18n – 1) M 27
2.3. Biện pháp phối hợp.
Sử dụng một số trò chơi giúp học sinh rèn luyện kỹ năng như sau:

2.3.1. Trò chơi: “Tìm nhanh số chia hết”.
Ví dụ: Cho số 21780; 325; 1980; 176. Hãy cho biết các số trên chia hết cho những số nào
trong các số sau 2; 3; 5; 9?
Hướng dẫn học sinh.
a) Số 21780 chia hết cho 2 và 5 vì có chữ số tận cùng là 0. Chia hết cho 3 và 9 vì tổng các
chữ số chia hết cho 9.
b) 325 chia hết cho 5 vì có chữ số tận cùng là 5.
c) 176 chia hết cho 2 vì có cữ số tận cùng là 6 (chữ số chẵn).
d) 1980 chia hết cho 2 và 5 vì có chữ số tận cùng là 0. Chia hết cho 3 và 9 vì tổng các chữ
số chia hết cho 9.
2.3.2. Trò chơi: “Ghép số” tạo thành số chia hết.
Yêu cầu học sinh chơi theo nhóm, mỗi số sẽ được phát cho một trong các số cần ghép.
Khi quản trò ra hiệu lệnh các nhóm sẽ ghép các số mình có lại để tạo ra được những số
chia hết theo yêu cầu.
Ví dụ: Dùng ba trong bốn chữ số 8; 3; 1; 0. Hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số
sao cho số đó.
a) Chia hết cho 9.
b) Chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9.
Hướng dẫn học sinh.
Trong bốn chữ số 8; 3; 1; 0 có ba chữ số có tổng chia hết co 9 là 8; 1; 0. Vậy các số lập
được là: 810; 180; 108; 801.
Trong bốn chữ số 8; 3; 1; 0 có ba chữ số có tổng chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9
là 8; 3; 1. Vậy các số lập được là: 831; 813; 183; 138; 318; 381.


2.3.3. Trò chơi: “Tìm số dư”.
Yêu cầu: Giáo viên cho một số số trên bảng, yêu cầu học sinh ở các nhóm quan sát nhanh
và cho nhận xét khi yêu cầu tìm các số chia cho 9 dư 1; chia 9 dư 2; … Học sinh quan sát
nhanh và đọc các số đó, đại diện nhóm ghi lên bảng phần phụ đánh dấu kết quả của mình.
Kết thúc trò chơi nhóm nào ghi được nhiều số sẽ thắng.

Ví dụ: Cho các số 213; 1543; 827; 1546; 468; 1527; 2468; 3666; 10 11. Hãy tìm số dư khi
chia mỗi số trên cho 9.
Hướng dẫn học sinh.
- Số chia cho 9 dư 1 là 1011.
- Số chia cho 9 dư 2 là 2468.
- Số chia cho 9 dư 3 là 3666.
- Số chia cho 9 dư 6 là 213; 1527.
- Số chia cho 9 dư 7 là 1548.
- Số chia cho 9 dư 8 là 827.
- Số chia cho 9 dư 0 là 468.
2.3.4. Trò chơi “Thay chữ bằng số”.
Thay dấu * và các chữ bằng các chữ số thích hợp để phép tính sau là đúng.
- TOANHOC
Giáo viên yêu cầu học sinh chơi theo nhóm, khi
HOCTOAN
phát động trò chơi các nhóm tiến hành làm bài. Sau khoảng
8 * 02 * 65

thời gian nhất định giáo viên cho các nhóm trình bày quan
điểm của mình ⇒ nhận xét đánh giá.
Hướng dẫn học sinh.
Ta xét cột hàng triệu ta có T = 9, H = 1.
Số TOANHOC và HOCTOAN có tổng các chữ số bằng nhau nên:
TOANHOC − HOCTOANM9

Ta dễ thấy dấu * ở cột trăm nghìn là 0, do đó dấu * ở hàng trăm là 6.
Từ cột hàng trăm và cột hàng nghìn ta có N = 2.
Cột hàng đơn vị có C = 7 (vì C – 2 = 5).
Cột hàng vạn có A = 8 (vì A – 1 – 7 = 0).



Cột hàng chục có O = 4 (vì O – 8 có số tận cùng là 6).
Vậy ta có phép tính:
9482147 1479482
8002665

C.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Qua thời gian tổ chức thực hiện đề tài, với sự sửa chữa, bổ sung sau mỗi tiết dạy, bản
thân tôi tự nhận xét, đúc rút ra những kinh nghiệm về cách tiến hành đề tài này. Nhìn
chung học sinh rất tiến bộ trong học tập, các em rất hăng say và sôi nổi trong các tiết học.
Kết quả đạt được như sau:
Sau khi học xong phần “Dấu hiệu chia hết” học sinh nắm vững được các dấu hiệu chia
hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9 và hiểu được cơ sở lý luận của các dấu hiệu đó dựa trên
tính chất chia hết của một tổng.
Học sinh biết vận dụng các dấu hiệu đó để nhận ra một số, một tổng, một hiệu có chia hết
hay không chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9 một cách thành thạo.
Nó đã giúp cho học sinh rèn luyện được tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu
hiệu chia hết vào làm bài tập.
Rèn luyện cho học sinh tính ham học hỏi, tư duy khoa học, yêu thích môn Toán học, tạo
cảm giác hứng thú trong học tập.
Sau khi làm bài kiểm tra đánh giá kết quả sự tiếp thu kiến thức của học sinh, kết quả đạt
được như sau:
Số
bài

Điểm
TB


dưới Điểm 5 - 6

Điểm 7 - 8

Điểm 9 - 10

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

0

0

7

17,5


15

37,5

18

45


D.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Phân môn số học tuy chỉ được học ở lớp 6 với nội dung bài học tương đối đơn giản. Song
làm thế nào để phát huy tính tư duy tích cực, sự sáng tạo cho học sinh là một vấn đề
không đơn giản. Để đạt được điều này đòi hỏi người giáo viên không những nắm vững
các tri thức tương ứng mà còn phải nắm vững các kỹ năng truyền thụ các tri thức này.
Giáo viên phải biết kích thích sự chú ý của học sinh, phát huy tính tự lập và tích cực sáng
tạo của học sinh.
Trên đây mới chỉ là bước đầu tự mày mò nghiên cứu và thử nghiệm của tôi, chắc chắn
vẫn còn nhiều sai sót và còn một số hạn chế nhất định, cần phải rút kinh nghiệm bổ sung
dần để giúp đỡ học sinh ngày càng nắm vững kiến thức cơ bản một cách sâu sắc và toàn
diện hơn.
Kỹ năng nhận biết nhanh, chính xác dấu hiệu chia hết cho một số tự nhiên là rất thường
gặp trong tính toán. Để làm tốt các biện pháp trong việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh
theo ý chủ quan của tôi, tôi cần chú ý những quan điểm sau:
1/ Giáo dục được ý thức ham học tập cho học sinh ngay từ đầu vì ấn tượng đầu tiên rất
quan trọng.
2/ Yêu cầu bắt buộc học sinh phải thuộc lòng bảng tính nhân chia, rèn kỹ năng tính nhẩm

nhanh.
3/ Trên cơ sở nội dung chương trình toán ở các lớp dưới bậc tiểu học, giáo viên phải hệ
thống hoá kiến thức và kỹ năng tính toán, tính nhẩm, chủ yếu là cộng, trừ, nhân, chia. Và
có biện pháp lồng ghép phù hợp với giảng dạy, ôn tập, luyện tập trong từng bài học cụ
thể.
4/ Hướng dẫn phương pháp học tập đặc trưng cho học sinh giúp các em tốn ít nhất thời
gian mà thuộc bài mau, nhớ lâu, vận dụng tốt.
5/ Phải tạo được tình huống có vấn đề buộc các em phải tự tìm cách tháo gỡ, có như vậy
mới phát triển được năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
6/ Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích những điều kiện của bài toán để nhìn thấy cái
chung, cái trìu tượng trong cái riêng, phát triển khả năng khái quát hoá cho học sinh.
7/ Phải dạy cho học sinh tự giải các bài tập tương đối mới, những bài đòi hỏi có những
tìm tòi sáng tạo trong cách giải.
8/ Rèn luyện cho học sinh giải bài tập có kết quả hơn khi dựa vào những suy luận trìu
tượng.


9/ Trong mọi phương pháp thì cách diễn đạt và sức truyền cảm của giáo viên qua lời
giảng là rất quan trọng, nó giúp học sinh dễ dàng tiếp thu hay khó tiếp thu, thích hay
không thích. Cho nên bản thân giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài trước khi đến lớp, trau
dồi kiến thức, rèn luyện cho mình một phong thái tự tin, giọng nói dễ nghe, dễ lôi cuốn
sự chú ý của học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi được rút ra từ thực tế giảng dạy. Với sự
cố gắng của bản thân song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý
của các đồng nghiệp, để bản thân ngày cành tiến bộ hơn.
Iale, ngày 10 tháng 02 năm 2009.
Người viết
Trương Thanh Bình




×