Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Lich su dia phuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.13 KB, 12 trang )

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lý do chọn đề tài.
Chúng ta đang thực hiện những nhiệm vụ trọng đại của đất nước là hoàn thành CNH
– HĐH đất nước, để đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhiệm vụ đó
gắn liền với việc đổi mới khoa học công nghệ, phát triển giáo dục và đào tạo. Đường lối
đổi mới của Đảng ta củng đã chỉ rõ: Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Trong những năm qua ngành giáo dục đã có nhiều nỗ lực đổi mới và bước đầu đã đạt được
một số thành tựu quan trọng. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó, nó vẫn còn bộc lộ những hạn
chế nhất định, đó là trên thực tế giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội và sự nghiệp đổi mới đất nước. Đặc biệt mục tiêu đào tạo và nội dung phương pháp
chưa thể hiện được yêu cầu của xã hội, chưa sát với thực tiễn. Chính điều đó là nguyên
nhân làm cho chất lượng giáo dục thấp, trình độ văn hoá nghề nghiệp, năng lực thực hành,
hiểu biết xã hội nhân văn của học sinh trở nên yếu kém.
Trong bối cảnh chung đó, việc dạy - học lịch sử ở các trường phổ thông cũng cần
phải được chú trọng, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Bác Hồ đã từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Trên thực tế, có nắm bắt được lịch sử và rút ra được những bài học kinh nghiệm quý
báu từ lịch sử, chúng ta mới có cơ sở để xây dựng và phát triển cái mới, cái tiến bộ. Vì vậy,
ngoài việc dạy học giúp học sinh nắm bắt được nguồn sử liệu của thế giới, của đất nước,
chúng ta còn phải gieo vào lòng học sinh tình yêu quê hương, yêu chính mảnh đất mình
đang sinh sống thông qua những trang sử vẻ vang do chính cha ông mình đã xây dựng lên.
Trong chương trình đổi mới sách giáo khoa của khối THPT, môn lịch sử lớp 10 và
11 có giành 1 đến 2 tiết để dạy về môn lịch sử địa phương nhưng nguồn sử liệu thì chính
giáo viên phải tự khai thác. Vì thế hiệu quả chưa cao và nó phụ thuộc quá chặt chẽ vào tâm
huyết của mỗi giáo viên. Là một giáo viên dạy ở Sơn La - một đia bàn miền núi Tây Bắc
gắn với trang sử dựng và giữ nước hào hùng của dân tộc, tôi rất trăn trở với vấn đề khai
thác nguồn sử liệu địa phương để đưa vào giảng dạy. Và trên thực tế qua các năm tìm tòi,
đưa vào trong giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một vài sáng kiến để đồng nghiệp và học


sinh tham khảo.
II. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu.
1. Nhiệm vụ của đề tài:
Trên thực tế tìm hiểu, phân tích về khả năng tiếp cận và nhận thức nguồn sử liệu địa
phương của học sinh dân tộc miền núi nói chung và học sinh trường THPT Mai Sơn nói
riêng. Đề tài khẳng định kết quả đã đạt được, đồng thời xác định rõ những hạn chế còn tồn
tại, đề ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giảng
dạy và học tập của thầy và trò trong nhà trường. Cụ thể là:
- Làm rõ cơ sở lí luận của đề tài.
- Điều tra tổng hợp về số lượng và đánh giá đúng thực trạng vấn đề học bộ môn lịch
sử địa phương của học sinh những năm gần đây.
- Định hướng cung cấp một số nguồn sử liệu địa phương của Sơn La để đưa vào
giảng dạy trong nhà trường.
2. Đối tượng nghiên cứu đề tài:
Đề tài tập trung vào nghiên cứu cách khai thác nguồn sử liệu địa phương Sơn La để
đưa vào chương trình giảng dạy bộ môn lịch sử, nhằm giúp học sinh có cái nhìn khách
quan và hình thành tình yêu quê hương thông qua niềm tự hào về trang sử vẻ vang của địa
phương mà cha ông ta đã phải đổ bao mồ hôi, xương máu xây dựng lên. Cung cấp một số
ví dụ thực tế lấy từ lịch sử của địa phương Sơn La.
III. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đề tài được nghiên cứu trên thực tế học sinh trường THPT Mai Sơn và thông qua
các tư liệu lịch sử về mảnh đất, con người, Đảng bộ tỉnh Sơn La.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản, chọn lọc, miêu tả, phân
tích, diễn dịch, quy nạp, so sánh, thuyết trình…
B. NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận.
1. Cơ sở khoa học:
Làm thế nào để giảng dạy bộ môn lịch sử địa phương đạt kết quả về mặt giáo dưỡng,
giáo dục và phát triển? Vấn đề này là một trăn trở lớn – Có ý kiến cho rằng: Việc dạy học

lịch sử địa phương chỉ cần thực hiện tốt 2 nhiệm vụ: Người dạy đưa ra được nhiều ví dụ,
người học nghe và ghi đầy đủ. Và ý kiến này xuất phát từ hai nhiệm vụ: dạy của thầy và
học của trò. Ý kiến trên đây có lý, tuy nhiên chưa hoàn chỉnh bởi lẽ: Trong xu thế phát
triển của thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ thúc đẩy sự nghiệp giáo
dục và ngày càng trở thành động lực quan trọng để phát triển xã hội. Vì vậy trong giáo dục
lịch sử truyền thống phải gắn hiệu quả với chất lượng. Để làm được điều này, chúng ta
phải bám sát những yêu cầu của thời đại đối với giáo dục lịch sử. Căn cứ vào mục tiêu của
trường THPT, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh và cả điều kiện thực tiễn của địa phương,
cũng như đặc trưng của môn học. Nhiệm vụ chung cụ thể cho môn học lịch sử địa phương
phải là:
- Đảm bảo tính chân thực của sự kiện lịch sử, có di tích kèm theo.
- Qua tư liệu sẽ trang bị cho học sinh tri thức, tình yêu quê hương phù hợp với thực
tiễn của địa phương.
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức và ý thức giữ gìn lịch sử của địa phương.
Như vậy, nhiệm vụ cụ thể của giảng dạy lịch sử địa phương sẽ thống nhất trên một
nguyên tắc trung về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Ba nhiệm vụ đó có quan hệ chặt
chẽ với nhau, tạo nên tính hiệu quả lớn trong quá trình dạy - học lịch sử địa phương.
Việc nâng cao hiệu quả dạy - học lịch sử địa phương cho học sinh khu vực miền núi
Tây Bắc nói chung và học sinh trường THPT Mai Sơn nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, góp phần trung hoà tính chất hai mặt của nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh
ở khu vực, đã và đang có tác động lớn đến tư tưởng của thế hệ trẻ. Vì vậy việc giáo dục
truyền thống quê hương phải được quan tâm đúng mực. Đồng chí Đỗ Mười đã khẳng định:
“phải coi trọng việc giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng, lịch sử quân đội, phải in
nhiều sách lịch sử, phổ biến rộng, phải coi lịch sử là tài liệu giáo khoa số 1 trong nhà
trường… Nếu không làm tốt giáo dục lịch sử, thanh niên sẽ chạy theo đồng tiền, chạy theo
các lợi ích khác có hại cho sự nghiệp chung”.
Việc đưa lịch sử địa phương vào trong giảng dạy sẽ góp phần giáo dục tình yêu quê
hương cho học sinh các tỉnh miền núi Tây Bắc. Chính tình yêu quê hương, bản làng là một
biểu hiện sinh động và cụ thể của tình yêu Tổ quốc. Bao đời nay đồng bào miền núi Tây
Bắc gắn bó với quê hương, với nương rẫy, rừng đồi, với nơi chôn nhau cắt rốn, nơi thờ

phụng tổ tiên. Bởi đó là nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần của họ, góp phần giữ gìn bản
làng, biên cương, chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Đây chính là mối quan hệ
chặt chẽ có tính truyền thống giữa làng với nước của dân tộc Việt Nam. Và cũng từ sự hiểu
biết về lịch sử địa phương sẽ giúp các em học sinh có ý thức rèn luyện, xác định động cơ
học tập, có nghị lực và năng lực hành động, có hoài bão ước mơ đúng đắn, có những tình
cảm trong sáng, lành mạnh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trên cơ sở dạy học lịch sử thực tiễn tại trường THPT mai Sơn, tôi nhận thấy một số
vấn đề như sau: Hoàn cảnh lịch sử - xã hội ở địa phương và tình hình hiểu biết về lịch sử
địa phương của học sinh. Đây là cơ sở thực tế để tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm, nghiên
cứu, khai thác nguồn sử liệu địa phương đưa vào giảng dạy, nhằm giáo dục tình yêu quê
hương bản xứ, khơi dậy niềm tự hào dân tộc của mỗi học sinh.
+ Về đặc điểm lịch sử - xã hội của địa phương Sơn La:
Nằm ở vùng Tây Bắc của Việt Nam, tỉnh Sơn La là 1 tỉnh miền núi có địa hình phức
tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi và sông suối cuộn xiết. Với S: 14.055 km2. Trên địa bàn
Sơn La có khoảng 13 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, H’mông, Mường, Dao,
Khơ mú, La ha, Kháng, Xinh mun, Lào, Tày, Nùng, Hoa,… Qua biến thiên của lịch sử,
bằng nhiều con đường khác nhau đã có một số dân tộc, bộ tộc di cư đến Sơn La, họ sống
hoà hợp với dân địa phương tạo thành một bộ phận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Cũng chính vì thế mà các dân tộc ở đây vẫn mang sắc thái tâm lý riêng, có trình độ phát
triển kinh tế - văn hoá và phong tục tập quán khác nhau. Dân tộc Thái có chữ viết lâu đời,
với các tác phẩm văn học - nghệ thuật nổi tiếng, đã góp phần làm phong phú kho tàng văn
hoá của VN.
Trải qua hàng nghìn năm dựng và giữ nước, sử sách đã ghi nhận nhiều kì tích anh
hùng của các đồng bào dân tộc Sơn La, đã cùng quân dân cả nước bảo vệ vững chắc vùng
biên cương Tây Bắc - một hướng chiến lược quan trọng của Tổ quốc. Về góc độ quân sự,
Sơn La là cửa ngõ phòng thủ phía Tây Bắc Bắc Bộ - một địa bàn thuận lợi cho phương
thức hoạt động quân sự. Với vị trí địa lí tự nhiên của mình, Sơn La là vùng căn cứ - Từ đây
có thể dễ dàng phát triển sang Thượng Lào, Lai Châu và các vùng sâu trong nội địa bằng
đường bộ, đường không và đường thuỷ. Đặc điểm địa hình thuận lợi đó còn giúp xây dựng

nhiều công trình phòng thủ vững chắc, đảm bảo chống lại các đòn tấn công của đối phương
trên quy mô lớn và có thể phát triển chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích.
Lịch sử dựng nước và giữ nước qua các triều đại đã khẳng định vị trí chiến lược của
Sơn La: “Qua Ai Lao liên lạc tiện đường biên giới Vân Nam, khống chế mọi mặt. Đây là
nơi sung yếu của Bạch Nam - cửa ngõ của Lục Chiến, che giữ cho Trấn như dậu như phên
án ngữ miền Thượng du làm then chốt” (Trích Kiến văn Tiểu lục – Lê Quý Đôn).
Trong báo cáo của đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị kết thúc chiến
dịch Tây Bắc ngày 10/12/1952 đã nêu rõ: “căn cứ địa Việt Bắc và căn cứ địa Tây Bắc sẽ
đảm bảo cho cuộc kháng chiến lâu dài của chúng ta và sẽ có ảnh hưởng đối với cách mạng
Lào”. Chính vì có những điều kiện tự nhiên, có vị trí then chốt như vậy nên địa danh Sơn
La là một địa danh lịch sử lớn, góp phần làm vẻ vang trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.
+ Về thực trạng hiểu biết của học sinh về lịch sử địa phương:
Vì là một tỉnh nghèo nên việc phát triển giáo dục ở Sơn La đang gặp nhiều khó
khăn. Mạng lưới trường THPT chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực thị xã và thị trấn, còn các
xã vùng cao mới chỉ thực hiện lớp nhô (liên cấp II- III). Do điều kiện vật chất khác nhau
như vậy, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Từ thực trạng chung, bộ môn lịch
sử ở nhà trường phổ thông lại càng “lép vế” - điều đó phần nào tác động đến việc dạy và
học của thầy - trò.
Qua các năm gần đây cho thấy, học sinh ngày càng xa rời với bộ môn lịch sử. Biểu
hiện: Điểm thi tốt nghiệp và chuyên nghiệp của bộ môn này còn khiêm tốn. nhiều học sinh
cho rằng: Đây là bộ môn học thuộc, chỉ cần đầu tư ít thời gian là có kết quả. Chính vì tư
tưởng lệch lạc đó đã dẫn đến việc học sinh nắm bắt được lịch sử đất nước còn rất hạn chế,
chứ chưa nói gì đến việc hiểu được lịch sử của địa phương mình. Đặc biệt nó lại chỉ được

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×