Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Làm thế nào để khách hàng hài lòng về An toàn Hàng không Dân dụng Việt Nam hiện nay?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.63 KB, 35 trang )

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VẬN TẢI


TIỂU LUẬN
Môn học: AN TOÀN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Đề tài: Làm thế nào để khách hàng hài lòng về An toàn Hàng
không Dân dụng Việt Nam hiện nay?

Giáo viên hướng dẫn: Lê Minh Huyển
Nhóm: 4 (thứ 4 T7-T9)

Tháng 10, 2016


DANH SÁCH NHÓM
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Trần Thị Ngọc – QTKDCHK1-K8 – 1451010152
Đinh Thiện Hoàng – QTC3 – 1451010446
Nguyễn Phương Nhật Hảo – QTKDCHK3-K8 – 1451010346
Nguyễn Thanh Hằng – QTKDCHK2-K8 – 1451010086
Dương Uyển Nhi – QTKDVTHK3-K8 – 1451010305


Nguyễn Tường An – QTKDCHK3-K8 – 1451010283
Lưu Thị Hồng Nga – QTKDCHK3-K8 – 1451010314
Lý Yến Nhi – QTKDVTHK3-K8 - 1451010294
Nguyễn Thị Phương Nhung – QTKDCHK1-K8 – 1451010079

10.


ĐIỂM VÀ LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................

.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................


LỜI CẢM ƠN

Môn An Toàn Hàng Không là một môn học quan trọng đối với công việc của chúng
em trong tương lai. Tuy thời gian học hạn hẹp, chỉ gói gọn trong mười buổi học,
nhưng thầy đã giảng dạy và hướng dẫn cho chúng em hết những trọng và kinh
nghiệm làm việc. Bên cạnh đó là những ví dụ sinh động giúp chúng em nhanh
chóng tiếp thu và hiểu rõ hơn về môn học này. Tuy nhiên, những vấn đề chúng em
thể hiện trong bài tiểu luận này chắc chắn sẽ còn nhiều điều chưa hoàn thiện và
thiếu sót. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy đã dành thời gian đọc bài tiểu luận
này. Rất mong nhận được những lời góp ý từ thầy, để chúng em có thể hoàn thiện
phần kiến thức còn thiếu trong môn học cũng như trong công việc và cuộc sống.


MỤC LỤC


6

LỜI MỞ ĐẦU
Ngành hàng không dân dụng có lịch sử phát triển rất lâu dài. Ngày nay nó được sử
dụng như một công cụ hỗ trợ việc đi lại, vận chuyển con người, hàng hóa một cách
nhanh nhất. Song song với nhu cầu vận chuyển con người, hàng hóa và hành lý của
họ thì một vấn đề được đặt ra và đóng vai trò vô cùng quan trọng là vấn đề bảo đảm
an toàn hàng không. Sở dĩ đặt ra vấn đề này vì nó xuất phát trực tiếp từ việc bảo
đảm tính mạng cho con người, hành lý và hàng hóa của họ trên chuyến bay. Không

giống các hình thức vận chuyển khác như vận chuyển đường biển, đường bộ,…
trong trường hợp xảy ra tai nạn thì còn có thể nói đến cơ hội sống sót của hành
khách. Nhưng đối với hành khách sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không thì có
thể nói rằng tính mạng của họ rất khó để bảo toàn vì hầu hết các vụ tai nạn máy bay
đều để lại một hậu quả và thiệt hại vô cùng nghiêm trọng.
Ngày nay khi giao lưu quốc tế và trong khu vực ngày càng mở rộng thì vấn đề di
chuyển càng được chú ý nhiều hơn. Sự thuận lơi và an toàn là mối quan tâm hàng
đầu của con người trong cuộc sống hiện đại. Với xu hướng hội nhập đó, ngành hàng
không dân dụng cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn
trong mọi lĩnh vực để ngày càng củng cố và khẳng định vị thế của mình trong lòng
khách hàng. Nhận thức rõ vấn đề này nên việc bảo đảm an toàn tối đa cho ngành
luôn được đặt ra ngay từ những bước đi đầu tiên thông qua các quy định, phương
pháp và thực tiễn kinh nghiệm để ngăn ngừa các mối nguy và quản lý tốt nhất về an
toàn.
An toàn hàng không dân dụng là vấn đề sống còn của một hãng hàng không bởi vì
để mất an toàn không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn có thể là tính mạng và
tài sản của hành khách và ảnh hưởng đến chính trị và uy tín trên thương trường của
hãng hàng không.
Do vậy để giữ vững lòng tin cho khách hàng-những người đã bỏ ra một số tiền
không nhỏ để sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không thì vấn đề đảm
bảo an toàn hàng không cần phải được thắt chặt giữa các khâu với nhau không chỉ
bằng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đối phó với các hành vi can thiệp bất
hợp pháp trên không mà còn cả dưới mặt đất để đảm bảo rằng từ thời điểm máy bay
cất cánh mọi việc về an toàn an ninh phải được đảm bảo.
Vậy làm thế nào để khách hàng hài lòng về an toàn hàng không dân dụng hiện nay?


7

1.


KHÁI QUÁT VỀ HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VÀ AN
TOÀN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
1.1

Sơ lược về hàng không dân dụng Việt Nam

Ngày 15 tháng 01 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ban hành Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không Việt Nam, đánh dấu
sự ra đời của một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của đất nước. Từ ngày đó đến
nay vừa tròn 60 năm.

Sáu mươi năm, đó là chặng đường không dài so với lịch sử ra đời và phát triển của
Hàng không thế giới, nhưng đối với ngành Hàng không nước ta là một thời gian lịch
sử hết sức độc đáo, hết sức bi tráng và rất đỗi hào hùng. Đó là một chặng đường với
bao gian nan, thử thách nhưng cũng đầy ắp những kỳ tích, những chiến công vẻ
vang, những bước phát triển vượt bậc, những thắng lợi rất đáng tự hào. Trưởng
thành từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện
đến ngày càng hoàn thiện, ngành Hàng không non trẻ của Việt Nam hôm nay đã
thực sự trở thành ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ hiện đại, tiên tiến, góp phần rất
quan trọng đưa đất nước chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


8

Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay
quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan,
Philippines, Malaysia và Singapore. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng
Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Tháng 4 năm 1993 chính là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng không Quốc gia Việt

Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh
doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1996,
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng
cốt.
Từ năm 2006, Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức theo mô hình công ty
mẹ – công ty con, Công ty mẹ là Vietnam Airlines, theo Quyết định số 372/QĐ-26
TTg ngày 4/4/2003 của Chính phủ. Các đơn vị hạch toán độc lập được chuyển đổi
thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc Công ty cổ phần. Trong
quá trình chuyển đổi, năm 2004 Chính phủ đã chuyển toàn bộ 86,49% cổ phần của
Tổng công ty Hàng không Việt Nam tại Pacific Airlines sang Bộ tài chính quản lý
và năm 2006 chuyển Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO)
sang trực thuộc Cụm cảng hàng không sân bay miền Nam.
Về sản xuất kinh doanh, trong giai đoạn này, đội máy bay của ngành đã được
chuyển đổi từ dòng công nghệ máy bay Liên xô (cũ) sang các loại máy bay hiện đại
của Mỹ và phương Tây như Boeing, Airbus, ATR, Foker. Mạng đường bay từng
bước được mở rộng đến các châu lục trên thế giới, thị trường có những bước tăng
trưởng cao. Các cảng hàng không sân bay và dịch vụ quản lý không lưu cũng được
đầu tư hiện đại hóa phục vụ yêu cầu phát triển của vận tải hàng không. Đến năm
2007, ngành hàng không Việt Nam khai thác khoảng 50 máy bay, với mạng đường
bay đến 41 điểm của 26 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và 23 đường bay đến
16 tỉnh thành trong cả nước, vận chuyển trên 8,3 triệu khách, phục vụ trên 20 triệu
lượt khách qua các cảng hàng không và điều hành hơn 0,3 triệu lần chuyến bay. Đây
là những con số đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ của ngành.
1.2

Sơ lược về an toàn hàng không dân dụng Việt Nam

Ngành hàng không dân dụng có lịch sử phát triển lâu dài. Ngày nay thì nó được sử
dụng như một công cụ hỗ trợ việc đi lại, vận chuyển con người, hàng hóa một cách

nhanh nhất. Song song với nhu cầu vận chuyển con người, hàng hóa và hành lý của


9

họ thì một vấn đề được đặt ra và đóng vai trò vô cùng quan trọng là vấn đề bảo đảm
an ninh hàng không.
An toàn hàng không dân dụng là trạng thái trong đó rủi ro có hại đối với người và
thiệt hại về tài sản được giảm thiểu xuống tới mức thấp nhất, duy trì tại hoặc dưới
mức chấp nhận được thông qua quá trình xác định một cách liên tục các nguy hiểm
và quản lí rủi ro trong hàng không.Một trong số những nhiệm vụ quan trọng của an
toàn hàng không là xây dựng kế hoạch đối phó khẩn nguy. Nó sẽ tạo điều kiện giúp
máy bay và hành khách sớm thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, bảo vệ tính mạng
hành khách, tổ bay và tài sản của chuyến bay.
Vietnam Airlines có một ban an ninh riêng trên mỗi chuyến bay. Tất cả các hoạt
động an ninh của hãng ở Việt Nam đều đảm nhiệm bởi ban này, kể cả việc khám xét
máy bay trước và sau mỗi chuyến bay, cũng như phỏng vấn, kiểm tra và xác minh
hành tung của mỗi hành khách. Ban an ninh này còn đảm nhận việc sắp xếp với ban
an ninh của sân bay sở tại ở những điểm đến quốc tế, cũng như hợp tác chặt chẽ với
lực lượng an ninh quốc gia và địa phương. Sau vụ tấn công khủng bố vào Hoa
Kỳ ngày 11 tháng 9 năm 2001, Vietnam Airlines thông báo một loạt các biện pháp
nhằm cải thiện an ninh tại sân bay cũng như trên máy báy, trong đó có:
Những hệ thống khóa mới trên các máy bay cho phép buồng lái hoàn toàn cách ly
với cabin hành khách trong suốt chuyến bay.
Bổ sung thêm lực lượng an ninh tại sân bay và tăng cường kiểm tra khách hàng.
Các máy chiếu tia X mới và những dụng cụ soi khác.
Điều 44 của Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế đã thể hiện mục
đích và mục tiêu của ICAO đã đặt ra vấn đề “cam kết đảm bảo sự tăng trưởng và
trật tự an toàn hàng không dân dụng quốc tế trên toàn thế giới”. Để đảm bảo cho
mốt tiến trình phát triển bền vững của toàn ngành hàng không.

Sáng 10/12/2013, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị Công tác Công an đảm
bảo an ninh, an toàn hàng không dân dụng. Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ
Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo Hội nghị. Báo cáo tại hội nghị nêu
rõ: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn hoạt động hàng không dân dụng là một trong
những nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng của công tác đảm bảo An ninh Quốc gia. Thời
gian qua, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương liên quan quán
triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 81/2010/NĐ-CP của Chính phủ;


10

chủ động triển khai lực lượng, biện pháp; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải,
ngành Hàng không, Bộ Quốc phòng trong công tác đảm bảo an ninh hàng không
dân dụng. Đã đảm bảo tốt an ninh, an toàn hàng không dân dụng trong bối cảnh tình
hình thế giới, trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Đất nước ta đang bước vào
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ đặt ra trong
công tác đảm bảo an ninh an toàn hàng không hết sức nặng nề. Công an các đơn vị,
địa phương phải tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ, quán triệt sâu sắc và có
chương trình, kế hoạch thực hiện các quy định, chỉ thị, nghị quyết của Trung Ương,
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính về công tác đảm bảo an ninh quốc gia,
giữ gìn trật tự an toàn xã hội và công tác đảm bảo an ninh an toàn hàng không.
Đối với quốc gia nào cũng vậy, hàng không dân dụng bao giờ cũng là ngành kinh tế
kỹ thuật đặc thù. Nên việc đảm bảo an toàn tối đa cho ngành luôn được đặt ra ngay
từ những bước đi đầu tiên, thông qua việc áp dụng các quy định, phương pháp và
thực tiễn kinh nghiệm để ngăn ngừa các mỗi nguy và quản lý tốt nhất về an toàn.
2.

VẤN ĐỀ AN TOÀN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2016, cả nước không

xảy ra tai nạn hàng không, giữ vững kết quả 18 năm liền không để xảy ra tai nạn
trong lĩnh vực này. Trong số 36 sự cố, có một sự cố được đánh giá là nghiêm trọng,
ba sự cố uy hiếp an toàn mức cao và 32 sự cố uy hiếp an toàn bay, trong 8 tháng đầu
năm, hoạt động hàng không ghi nhận tổng cộng 54 sự cố được báo cáo, giảm so
cùng kỳ năm 2015. Trong đó, điển hình là các vụ máy bay trục trặc kỹ thuật nhưng
vẫn cất cánh, phi công điều khiển máy bay theo huấn lệnh của kiểm soát viên không
lưu (KSVKL) dẫn đường cho một máy bay khác…Về nguyên nhân xảy ra sự cố,
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, 23 sự cố có nguyên nhân do trục trặc kỹ thuật,
10 sự cố nguyên nhân do yếu tố con người, một sự cố do chim va đập. “Tính về sự
cố, con số tuyệt đối giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2015. Các chỉ số an toàn trong
6 tháng đầu năm 2016 về cơ bản đều thấp hơn so với cùng kỳ và trung bình năm
2015”, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường cho biết. Liên
quan đến các sự cố hàng không xảy ra 6 tháng đầu năm, theo nguồn tin riêng của
Báo Giao thông, Cục Hàng không Việt Nam đã thực hiện điều tra, thu thập thông tin
một số sự cố điển hình. “Điều tra sự cố mức B liên quan đến tàu bay của Hãng hàng
không Cambodia Angkor Air thực hiện chuyến bay K6818 xảy ra ngày 2/4 tại Cảng


11

hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, trong quá trình hạ cánh, tàu bay bị trượt khỏi
đường băng. Nguyên nhân ban đầu được xác định do kỹ năng điều khiển tàu bay
của tổ lái không tốt và không thực hiện theo tài liệu khai thác tiêu chuẩn. Một sự cố
nghiêm trọng khác được đánh giá ở mức C (uy hiếp an toàn mức cao) là vụ việc liên
quan đến vi phạm tiêu chuẩn phân cách tối thiểu giữa 2 chuyến bay HVN227 và
VJC tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 28/4. Trong vụ việc này, Cục
Hàng không VN đã xác định nguyên nhân do kiểm soát viên không lưu trực tiếp
điều hành đã hoạch định phương án điều hành bay không phù hợp, dẫn dắt chuyến
bay HVN227 làm mất cách ngang, khi phân cách cao giữa 2 tàu bay không được
bảo đảm. Một sự cố khác cũng liên quan đến lỗi vi phạm tiêu chuẩn phân cách tối

thiểu giữa 2 chuyến bay VJC529 và HVN7177 xảy ra tại Cảng hàng không quốc tế
Nội Bài ngay sau vụ việc trên 1 ngày (ngày 29/4) được Cục Hàng không Việt Nam
xác định nguyên nhân là do tổ lái chuyến bay VJC529 đã nghe huấn lệnh kiểm soát
không lưu không tốt nên đã không thực hiện theo huấn lệnh được cấp cho
HVN7177, đồng thời kiểm soát không lưu điều hành không phát hiện ra sự nhầm
lẫn của tổ lái VJC529. Đối với một số vụ việc liên quan đến việc tàu bay hàng
không dân dụng bị chiếu đèn laser vào buồng lái khi đang trong quá trình tiếp cận
hạ cánh gây ảnh hưởng đến sự tập trung của phi công, Phó cục trưởng Cục Hàng
không Việt Nam Đinh Việt Sơn cho biết, đã phối hợp với Ủy ban An ninh hàng
không dân dụng quốc gia cùng các đơn vị công an triển khai các biện pháp xác
minh, sẽ có báo cáo khi đầy đủ thông tin. Ngày 23-8 đối với chuyến bay VN1262 từ
Thành phố Hồ Chí Minh đi Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Trong quá trình kéo
đẩy, bộ phận kỹ thuật không bố trí đủ nhân sự cảnh giới nên máy bay bị kéo đi quá
xa, va vào cột điện gây rách ở vị trí thăng bằng đuôi. Với tình trạng kỹ thuật như
vậy, máy bay không đủ điều kiện cất cánh nhưng sự cố đã không được phát hiện
nên chuyến bay vẫn khởi hành với tình trạng máy bay hỏng một trong những hệ
thống bánh lái chính. Cục Hàng không Việt Nam đang chuẩn bị công bố kết luận
điều tra sự cố này. Trong khi đó, các sự cố va chạm dưới sân bay cũng xảy ra tương
đối nhiều. Đáng lưu ý nhất là tại sân bay quốc tế Nội Bài, siêu máy bay Boeing 7879 của VNA hôm 4-7 hỏng cửa trước và cấu trúc xung quanh do một thợ máy tự ra
lệnh cho tài xế xe kéo/đẩy thực hiện kéo máy bay ra khỏi vị trí đỗ trong khi xe
thang vẫn còn cập vào ống lồng. Hậu quả là cả siêu máy bay và ống lồng đều hư
hỏng, phải mất hơn 20 ngày sau mới khắc phục xong. Cục trưởng Cục Hàng không
Việt Nam Lại Xuân Thanh đánh giá mọi chỉ số trong bộ chỉ số an toàn quốc gia về
hàng không đều tốt hơn so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, rất đáng lưu ý là
nguyên nhân xảy ra sự cố chủ yếu do lỗi của con người. Sau mỗi sự cố, cơ quan
quản lý đều có chỉ thị, khuyến cáo các đơn vị, đình chỉ người vi phạm, yêu cầu huấn
luyện đào tạo lại và có kết quả báo cáo về việc khắc phục sự cố mới được khôi phục


12


vị trí công tác hoặc hoạt động đó. Thế nhưng, đây mới chỉ là làm tốt công tác đánh
giá rủi ro bị động, tức là để xảy ra rồi mới tìm nguyên nhân, chấn chỉnh và khắc
phục, còn các biện pháp đánh giá rủi ro chủ động vẫn chưa thực hiện tốt.

Máy bay Vietjet bị hõm đầu do đâm phải chim trời tối 30/9

Chuyến bay K6818 của Hãng hàng không Cambodia Angkor Air đã trượt ra
khỏi đường băng khi hạ cánh tại Tân Sơn Nhất


13

3.

NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT AN TOÀN HÀNG KHÔNG
DÂN DỤNG VIỆT NAM
Qua các vụ tai nạn thì có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến
mất an toàn hàng không dân dụng Việt Nam.
3.1

Yếu tố con người

Yếu tố con người, bao gồm lỗi cả phi công, kiểm soát viên không lưu, công tác
chuẩn bị mặt đất là nguyên nhân chủ yếu gây hầu hết những vụ gây mất an toàn
hàng không Việt Nam. Theo Công ty cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines
Việt Nam, trong năm 2014 có đến 57 vụ liên quan đến an ninh an toàn bay. Trong
đó, có đến 29 vụ (chiếm 51%) khách hút thuốc trên máy bay; 17 vụ (30%) khách
gây rối tại quầy thủ tục và trên máy bay; 4 vụ khách lấy trộm áo phao trên máy bay;
hành vi sử dụng điện thoại (2 vụ); khách say rượu và không làm chủ được hành vi

(2 vụ)... Dẫn chứng cho hành vi liên quan đến việc mất an toàn bay trong năm 2014,
ông Thắng cho biết sự cố mất điện hơn 30 phút tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
(Thành phố Hồ Chí Minh) đã làm ngưng trệ toàn bộ mọi hoạt động bay, đặc biệt uy
hiếp trực tiếp đến an toàn hàng không nghiêm trọng và đây cũng là lần đầu ghi nhận
sự cố hy hữu này. Đại diện Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết, nguyên
nhân sự cố mất điện Trung tâm điều hành không lưu Tân Sơn Nhất là do kíp trực
thực hiện sai thao tác kỹ thuật. Phó Ban an ninh an toàn Tổng Công ty Cảng hàng
không Việt Nam Đặng Quốc Bảo đưa ra một số vụ việc liên quan đến ý thức chấp
hành kém của người dân như ở Đà Nẵng, người dân thả diều gần khu vực bay nên
máy bay phải bay vòng lại vì không thể hạ cánh. Một số cảng hàng không tại miền
Trung thì người dân còn chăn nuôi bò, dê gần khu vực sân bay, dù lực lượng an
ninh sân bay luôn túc trực xua đuổi nhưng nếu không có lực lượng an ninh người
dân lại tiếp tục thả gia súc vào khu vực sân bay. Hoặc họ đốt rơm, rác, vật gây khói
ở quanh cảng hàng không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn... "Tất cả những hành vi này
đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hàng không", ông này cho biết.
Hai máy bay của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific suýt va vào nhau ở đường lăn
sân bay quốc tế Đà Nẵng ngày 27/6/2014. Cụ thể, kiểm soát viên không lưu
(KSVKL) Trương Nguyễn Quỳnh Anh đã cấp nhầm huấn lệnh cho máy bay của
JPA vào đường lăn chuẩn bị cất cánh, trong khi máy bay của Vietnam Airlines vừa
hạ cánh, chưa thoát khỏi đường lăn. Ngày 26/3/2014, máy bay A321 từ Đà Lạt
(Lâm Đồng) hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), bộ
phận kỹ thuật tiến hành kiểm tra như thường lệ thì phát hiện ốp bảo vệ quạt làm mát
phanh máy bay đã bị rơi. Sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện chiếc ốp


14

này ở sân bay Liên Khương. Nguyên nhân là do nhân viên bảo dưỡng không siết
chặt ốc khiến ốp bảo vệ quạt bị rơi. Sự cố mức C liên quan đến giảm áp suất buồng
kín máy bay xảy ra với chuyến bay VN227, mang số hiệu VN-A887 của Vietnam

Airlines, khi đang hành trình trên chặng Hà Nội - Hồ Chí Minh ngày 5/2/2016.
Nguyên nhân được điều tra cho thấy do tổ lái chuyến bay khi tiếp nhận máy bay đã
không đánh giá đúng tình trạng hỏng hóc hiện tại của máy bay, vì vậy tổ lái đã thực
hiện chuyến bay với hệ thống điều áp không hoạt động, dẫn đến cảnh báo giảm áp
suất buồng kín. Ngày 29/10, chiếc Airbus 321 của Vietnam Airlines và một máy
bay trực thăng của quân sự đã suýt đụng nhau trên bầu trời Tân Sơn Nhất - Thành
phố Hồ Chí Minh do vi phạm phân cách tối thiểu trong quản lý bay, nguyên nhân
được xác định là do kiểm soát viên không lưu điều hành bay dân dụng… lơ là. Cụ
thể, trong hoạt động điều hành, kiểm soát viên hiệp đồng có nhiệm vụ canh nghe và
làm cầu nối giữa các trực chỉ huy, nhưng do không tập trung nên kiểm soát viên
hiệp đồng đã không nghe thấy huấn lệnh cho chuyến bay VN1376 của Vietnam
Airlines cất cánh để thông báo cho người trực chỉ huy quân sự, dẫn đến tình huống
máy bay Mi127 của Quân chủng Phòng không - Không quân cũng được lệnh cất
cánh.
Khủng bố 15/9/1974, một người đàn ông khống chế chiếc máy bay Boeing
727 của Air Vietnam, trên đường bay từ Đà Nẵng đến Sài Gòn và ra lệnh bay ra Hà
Nội. Ông ta cho nổ hai trái lựu đạn và chiếc máy bay rơi ở Phan Rang khi nó vượt
quá đường băng trong lúc đang cố gắng hạ cánh. Tất cả 75 người trên máy bay đều
thiệt mạng.
Việc xuất hiện hàng loạt tia laser chiếu vào máy bay ở khu vực sân bay Nội Bài là
hành động nguy hiểm có thể gây tổn thương tới mắt của phi công, qua đó dẫn tới
nguy cơ mất an toàn hàng không.Vấn đề xuất hiện hàng loạt tia laser chiếu vào máy
bay tại khu vực Cảng hàng không quốc tế Nội Bài gây uy hiếp an toàn bay, Phó
Chánh văn phòng Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia Nguyễn Đắc
Tuấn nhận định, mặc dù hiện tượng này chưa gây ra tổn hại cụ thể nào, nhưng theo
đánh giá của Ủy ban đây là hành động nguy hiểm có thể gây tổn thương tới mắt của
phi công, qua đó dẫn tới nguy cơ mất an toàn hàng không. Như Thông tấn xã Việt
Nam đã đưa tin, từ đầu năm tới nay, tại khu vực Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
đã ghi nhận 4 trường hợp xảy ra hiện tượng chiếu tia laser vào máy bay, uy hiếp
nghiêm trọng tới hoạt động an toàn bay hàng không.Trước đó, vào tháng 3/2016, tại

sân bay Pleiku (Gia Lai), đã xuất hiện trường hợp có tia laser chiếu vào buồng lái
khi tàu bay của Vietnam Airlines chuẩn bị hạ cánh, gây chói mắt phi công đang điều
khiển.


15

Nói đùa có bom. Khoảng 15 giờ 50 phút ngày 9-7-2011, Hồ Thị Thanh Tuyền có
mặt trên chuyến bay của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) lộ trình Hà
Nội - Đà Lạt, dự định cất cánh lúc 16 giờ 30 phút. Khi lên máy bay, Tuyền được
xếp vào ghế 15C nhưng do lên trước nên đã ngồi vào ghế 15A. Lúc này, hai tiếp
viên là Bùi Tuấn Anh và Lã Thùy Linh hướng dẫn khách thắt dây an toàn, để hành
lý xách tay trên hộc để đồ, cách thoát hiểm khi máy bay gặp sự cố...Lúc máy bay ra
tới đường lăn để chuẩn bị cất cánh, tiếp viên Tuấn Anh đi tới hàng ghế số 15 thì
thấy Tuyền vẫn đang để hành lý xách tay trên người nên yêu cầu Tuyền để túi lên
hộc để đồ. Tuyền đã nhờ tiếp viên Tuấn Anh để hộ đồ lên hộc song lại cợt nhả nói:
“Anh ơi, ví dụ trong giỏ xách của em mà có quả bom, để trên đó nó giồng giồng
như vậy thì nó có nổ không?”. Nghe thấy thế, tiếp viên Tuấn Anh đã yêu cầu Tuyền
nhắc lại và Tuyền đã nói đó chỉ là nói đùa. Dù vậy, Tuấn Anh đã báo cáo với tiếp
viên trưởng. Tiếp viên trưởng của chuyến bay cũng tới và hỏi Tuyền có nói vậy
không thì cô gái này trả lời là có nói và đó là nói đùa. Thấy việc hành khách nói có
bom trong hành lý là nghiêm trọng nên tiếp viên trưởng đã báo cáo với cơ trưởng
chuyến bay (là một người Ấn Độ). Cơ trưởng quyết định hoãn chuyến bay, cho máy
bay quay lại khu vực sân đỗ để kiểm tra an ninh. Vụ việc đã gây mất an toàn hàng
không nghiêm trọng.
Không có giấy phép nhưng 1 kiểm soát viên không lưu thực tập vẫn được bố trí trực
điều hành bay, dẫn đến tình huống 2 máy bay của Vietnam Airlines và Jetstar
Pacific suýt va chạm nhau tại sân bay Đà Nẵng. Nguyên nhân vụ việc là do Công ty
Quản lý bay miền Trung đã để kíp trực đài kiểm soát tại sân bay Đà Nẵng bố trí
thiếu người so với quy định. Kíp trực phân công Trương Nguyễn Quỳnh Anh - một

nhân viên thực tập chưa có giấy phép, năng định và chưa dự kiểm tra đánh giá trình
độ thông thạo tiếng Anh được trực tiếp tham gia điều hành hoạt động bay. Còn kiểm
soát viên không lưu hiệp đồng lại được bố trí sang vị trí khác để nhập dữ liệu mã số
ra đa trong khi đang có hoạt động bay.
Trong ca trực này, Trương Nguyễn Quỳnh Anh cùng lúc điều hành 2 máy bay
cất/hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng. Do thiếu quan sát nên đã cấp huấn lệnh cho
chuyến bay PIC595 của Jetstar Pacific cất cánh từ đường băng 17L trong khi ở
đường băng 35R, chuyến bay HVN130 của Vietnam Airlines vừa từ TP HCM đáp
xuống vẫn chưa di chuyển ra khỏi đường băng. Chỉ đến khi phi công Vietnam
Airlines thông báo chưa ra khỏi đường băng, kíp trực mới biết có sai sót và hủy
ngay lệnh cất cánh để đảm bảo an toàn.


16

Khi những sự cố gây mất an toàn hàng không xảy ra, những khách hàng thường
xuyên đi máy bay lo lắng về sự an toàn của chuyến bay. Họ luôn thấp thỏm, lo âu
rằng: “ Chuyến bay có cất, hạ cánh an toàn?”, “ thời tiết xấu có ảnh hưởng đến
chuyến bay của họ”. Nhiều khách hàng thường xuyên bay chặng quốc tế luôn e ngại
khi có một sự cố về an toàn hàng không. Nhiều người lên máy bay còn hỏi tiếp viên
rằng : “ Chuyến bay này có đảm bảo an toàn không”. Họ vẫn luôn tâm niệm đi máy
bay là phó mặc sự sống cho trời . Tâm lí lo âu tạo nên sự khó chịu, không thoải mái
trong suốt chuyến bay.
Vấn đề an toàn hàng không không chỉ là của nhân viên hàng không mà còn là ở mỗi
hành khách đi máy bay
3.2

Yếu tố môi trường

Nguyên nhân tiếp theo gây mất an toàn hàng không dân dụng Việt Nam được cho là

từ chim và các loài động vật khác. Tối 30/9/2015, máy bay A320 của hãng Vietjet
Air từ Buôn Ma Thuột về Hà Nội bị chim va vào gây móp đầu. Hãng phải dừng
khai thác tàu bay để sửa chữa, nhiều hành khách bị chậm chuyến bay dây chuyền
trong ngày kế tiếp. Cũng từng bị chim va phải, một máy bay của Jetstar Pacific từ
Thành phố Hồ Chí Minh đang hạ cánh xuống sân bay Vinh (Nghệ An) cũng phải
kiểm tra, soi động cơ sau khi đấu đầu với chim vào ngày 20/7/2014. Chuyến bay
tiếp theo về Thành phố Hồ Chí Minh bị hủy để máy bay kiểm tra kỹ thuật. Chiều
5/8, vừa cất cánh từ sân bay Nội Bài đi sân bay Tân Sơn Nhất, chiếc Boeing-777
của hãng Hàng không Vietnam Airlines máy bay phải quay đầu hạ cánh khẩn cấp.

Máy bay A320 bị chim va làm móp đầu vào tối 30/9


17

Được đánh giá là sự cố hy hữu chưa từng có trong tiền lệ lịch sử hàng không Việt
Nam là việc một con bò tót lọt vào sân bay Phú Bài (Thừa Thiên - Huế) ngày
23/7/2012. Con vật gây uy hiếp an toàn cảng hàng không nên toàn bộ chuyến bay từ
Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) đến Phú Bài và
ngược lại đều bị hủy chuyến trong hơn một ngày. Lực lượng kiểm lâm phải bắn
thuốc mê mới bắt được con vật này trong khu vực sân bay sau một ngày. Các sân
bay Điện Biên, Chu Lai (Quảng Nam), Phù Cát (Bình Định) cũng từng có nhiều gia
súc đột nhập vào do không có rào chắn. Khi nhận được tín hiệu báo chuyến bay là
một đội an ninh phải đi xua đuổi trâu bò, thậm chí có lúc phải huy động cả xe cứu
hỏa hú còi để dọn đường cho máy bay hạ cánh.
Con bò tót gây uy hiếp an toàn hàng không tại sân bay Phú Bài
Ảnh: Xuân Hoa
Một nguyên nhân khác từ yếu tố môi trường là sấm sét. Ngày 7/6, bão lớn, giông
kèm theo sét đánh trúng Cảng Hàng không Việt Nam lúc 8h sáng. Lãnh đạo sân bay
đã ra thông báo chính thức về sự cố sét đánh gây hư hại một số trang thiết bị tại

Cảng.
Cụ thể sét đã đánh trúng trạm cung cấp hệ thống điều khiển đền tín hiệu cất hạ cánh
của sân bay. Tại thời điểm bị sét đánh không có chuyến bay nào hoạt động. Ngay
sau đó, thiết bị tương ứng dự phòng tại sân bay Nội Bài đã được vận chuyển về Cát
Bi để thay thế. Dự kiến khoảng 1-2 ngày tới trạm điều khiển hệ thống đèn tín hiệu
cất cánh sẽ được lắp mới. Sau khi sự việc xảy ra, Tổng công ty Cảng Hàng không
Việt Nam và Cảng Hàng không Cát Bi khẩn trương triển khai các biện pháp khắc
phục sự cố bằng việc triển khai các hệ thống để đảm bảo an toàn bay.

4.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG VỀ AN
TOÀN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM HIỆN
NAY?
4.1

Mục tiêu tổng thể

Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nâng cao năng lực,
hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong ngành hàng không dân dụng về
đảm bảo trật tự, an toàn hàng không.


18

Xây dựng môi trường pháp lý và quản lý nhà nước đảm bảo sự công khai, minh
bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp hàng không, giữa người cung cấp dịch vụ
hàng không với khách hàng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ
giao thông vận tải hàng không.
Đảm bảo an toàn hàng không và nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không, tạo điều

kiện tốt nhất để các hãng hàng không, các doanh nghiệp hàng không, các cơ sở khai
thác và cung cấp dịch vụ hàng không phát triển đem lại dịch vụ tốt nhất thỏa mãn
nhu cầu xã hội và hài lòng khác hàng.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động trong ngành Hàng không về “Văn hóa an toàn hàng không”
góp phần xây dựng ngành hàng không văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt “Chương trình an toàn hàng không Quốc gia”,
“Chương trình an toàn đường cất hạ cánh”, “ Hệ thống quản lý an toàn”, để đảm bảo
duy trì không có tai nạn Hàng không, cải thiện các chỉ số thực hiện an toàn Hàng
không trong tất cả các lĩnh vực từ 5% đến 10% so với năm trước liền kề.
4.2

Các giải pháp chung

Để có thể đạt được mục đích, yêu cầu đã đề ra cần phải có sự thực hiện, phối hợp
tổng thể của khối cơ quan quản lý nhà nước và khối doanh nghiệp hàng không
4.2.1

Tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền
địa phương

Tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương
tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp được nêu
tại Chỉ thị 15/CT-BGTVT ngày 15/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về
nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển, đảm bảo an ninh, an toàn hàng không,
giảm tình trạng chậm, hủy chuyến bay và Đề án “Đổi mới toàn diện, nâng cao năng
lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hàng không dân dụng của Cục
Hàng không Việt Nam và các Cảng vụ hàng không”;
4.2.2


Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của quản lý Nhà nước, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống
nhất trong toàn Ngành về công tác an toàn Hàng không

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ
quan, đơn vị phải thật sự coi việc triển khai thực hiện Chương trình hành động là
một nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.


19

Các tổ chức Đảng phải xác định công tác đảm bảo an toàn Hàng không vừa là mục
tiêu, vừa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và xuyên suốt trong công tác lãnh đạo
của cấp ủy Đảng, lãnh đạo các cấp, đặc biệt là người đứng đầu; là lương tâm, đạo
đức nghề nghiệp, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cấp, của cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành, liên quan
đến sự tồn tại và phát triển của ngành hàng không trước mắt cũng như lâu dài; xây
dựng Văn hóa an toàn hàng không trở thành ý thức, thói quen của toàn bộ đảng
viên, cán bộ, nhân viên ngành Hàng không và của toàn xã hội.
Trong các nghị quyết lãnh đạo năm, quý, tháng của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp
thường xuyên có nội dung lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chương trình
hành động. Bí thư cấp ủy, người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền các cấp phải
quan tâm, dành thời gian thích đáng để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình
hành động.
Cấp ủy và lãnh đạo các cấp phải phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng đồng
chí trực tiếp chỉ đạo và triển khai thực hiện Chương trình hành động theo lĩnh vực
được phân công; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ
quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động với kết quả
đánh giá, xếp loại đảng viên, cán bộ hàng năm.
Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các cơ quan, đơn



20

vị trong toàn ngành bảo đảm cho sự vận hành hiệu quả của hệ thống bảo đảm an
toàn Hàng không cũng như trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm
trật tự an toàn hàng không.
4.2.3

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
và tài liệu hướng dẫn về lĩnh vực an toàn Hàng không đầy đủ, đồng
bộ

Thực hiện việc cập nhật, điều chỉnh và bổ sung các văn bản phạm pháp luật, các quy
định về an toàn hàng không phù hợp với các quy định của tổ chức hàng không dân
dụng thế giới (ICAO), luật hàng không dân dụng mới (ngay khi có hiệu lực) và thực
tiễn an toàn hàng không tại Việt Nam.
Hoàn thiện hệ thống tài liệu hướng dẫn và sổ tay hướng dẫn thực hiện cho tất cả các
lĩnh vực. Hướng đến mục tiêu phấn đấu “Mọi công việc thực hiện đều theo các quy
trình trong tài liệu hướng dẫn thực hiện được phê chuẩn”.
4.2.4

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo an
toàn hàng không

Chủ động tuyên truyền, phổ biến nội dung văn hóa an toàn hàng không, kiến thức
pháp luật về an toàn hàng không trong toàn bộ ngành hàng không dân dụng nhằm
nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận thức về an toàn hàng không dân dụng cho các
đơn vị có liên quan đến an toàn khai thác tàu bay và cộng đồng xã hội;
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức Luật Hàng không và năng lực quản lý cho cán bộ,

công chức, viên chức và nhân viên Hàng không; đặc biệt là các chương trình đào tạo
chứng chỉ chuyên môn cho nhân viên Hàng không.
Định kỳ tổ chức các lớp, khóa học tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục đảm bảo an toàn
Hàng không; tiếp tục đổi mới, cải tiến, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến
kiến thức pháp luật về an toàn Hàng không trong các cơ quan, đơn vị trong và ngoài
ngành, đặc biệt là các hành khách đi tàu bay, người dân sinh sống tại các khu vực
lân cận cảng Hàng không, sân bay; tăng cường hợp tác với cơ quan truyền thông,
đặc biệt là Báo Giao thông và Tạp chí Hàng không. Quan tâm đến công tác tuyên
truyền an toàn Hàng không trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nâng cao chất lượng giảng bình điều tra sự cố và thực hiện các biện pháp khắc
phục, phòng ngừa sự cố tai nạn hàng không.


21

Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện xây dựng văn hóa an toàn hàng không,
thực hiện tốt cuộc vận động nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn hàng không theo
kế hoạch.
Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị trực thuộc chấp hành
các quy định của Bộ Giao thông vận tải, của Cục Hàng không Việt Nam về nâng
cao trách nhiệm, chất lượng, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức
Cục Hàng không Việt Nam và các Cảng vụ Hàng không; thực hiện văn minh, văn
hóa công sở theo tinh thần "4 xin" và "4 luôn".
4.2.5

4.2.6

Đẩy mạnh công tác khắc phục khuyến cáo sau đợt đánh giá theo
chương trình giám sát an toàn hàng không toàn cầu (USOAP) của Tổ

chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO)
Khắc phục các khuyến cáo của Cục Hàng không liên bang Mỹ
(FAA)

Khắc phục các khuyến cáo của Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) trong đợt
đánh giá kỹ thuật (Technical Review), để chuẩn bị tốt cho việc đánh giá chính thức
của FAA nhằm đạt được mức độ giám sát an toàn CAT 1 của FAA tạo tiền đề cho
việc mở đường bay thẳng của các hãng hàng không Việt Nam tới Mỹ.
4.2.7

Thực hiện chuyển đổi phương thức giám sát an toàn theo phương
thức định kỳ sang phương thức giám sát liên tục (CMA)

Xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát, kế hoạch thanh tra việc chấp
hành quy định pháp luật về an toàn khai thác tàu bay đối với các đơn vị Người khác
thác tàu bay Việt Nam, Người khai thác tàu bay nước ngoài, các tổ chức bảo dưỡng
tàu bay, Tổ chức huấn luyện, Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, Đơn
vị cung cấp dịch vụ cảng hàng không sân bay.
4.2.8

Tiếp tục triển khai chương trình an toàn hàng không quốc gia (SSP),
chương trình an toàn đường cất hạ cánh, hệ thống quản lý an toàn
(SMS) trong toàn ngành hàng không

Xây dựng và triển khai chương trình hành động về yếu tố con người trong tất cả các
lĩnh vực, tập trung giảm thiểu các sự cố do lỗi con người, lỗi hệ thống.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện vi phạm; áp dụng chế tài
đối với các sai phạm một cách cương quyết, đầy đủ; xử lý nghiêm các vi phạm hành
chính; kiến nghị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ chứng cứ theo quy định của
pháp luật; kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong việc để xảy ra các vụ

việc vi phạm uy hiếp an toàn, an ninh hàng không. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc
việc thực hiện các kết luận, khuyến cáo sau thanh tra, kiểm tra.


22
4.2.9

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu an toàn hàng không

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu an toàn hàng không bao gồm cả hệ thống
CASORT (Civil Aviation Safety Oversight Reporting & Tracking) và cơ sở dữ liệu
về báo cáo sự cố tàu bay nâng cao hiệu quả của chương trình thu thập, phân tích,
đánh giá các sự cố tàu bay làm cơ sở cho các khuyến cáo an toàn cần thiết:
Triển khai hệ thống báo cáo tự nguyện trong khuôn khổ của hệ thống SMS trên các
lĩnh vực khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, khai thác cảng hàng không, sân bay
và quản lý hoạt động bay theo quy chế báo cáo an toàn hàng không đã được ban
hành.
4.2.10

Nâng cao chất lượng cấp giấy phép, năng định cho nhân viên hàng
không, giấy phép đủ điều kiện cho cơ sở đào tạo, huấn luyện nhân
viên hàng không

Rà soát, chấn chỉnh hệ thống cơ sở đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không.
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở đào tạo về hàng không đã được
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện;
Tạo điều kiện cho việc xã hội hoá đào tạo chuyên ngành hàng không.
4.2.11

Thực hiện các giải pháp để nâng cao năng lực giám sát an toàn hàng

không, đặc biệt là chất lượng giám sát viên an toàn hàng không

Xây dựng, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
năng lực toàn diện cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Cục Hàng không
Việt Nam và Cảng vụ hàng không. Tập trung thực hiện huấn luyện nội bộ, ý thức
chủ động, tự giác nghiên cứu học tập trau dồi trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ
năng làm việc, tích lũy kinh nghiệm của cán bộ, công chức, viên chức.
Triển khai mạnh mẽ công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức của Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị cơ sở, nhất là các Đại diện cảng
vụ tại các Cảng Hàng không có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, có khả năng làm
việc độc lập và thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra an toàn Hàng không đạt tiêu
chuẩn quốc tế; bổ sung kịp thời nguồn lực cho hệ thống giám sát an toàn bay và bộ
phận thường trực điều tra sự cố, tai nạn tàu bay; chỉ đạo quyết liệt về việc thuê giám
sát viên bay; tập trung phát triển công tác đào tạo, huấn luyện nội bộ; khuyến khích
tự học hỏi; đảm bảo 100% giám sát viên an toàn hàng không trong các lĩnh vực
giám sát an toàn hàng không được huấn luyện.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, lực lượng quản lý, giám sát an toàn Hàng không; ưu tiên
biên chế cho các cơ quan trực tiếp liên quan đến quản lý, giám sát an toàn Hàng
không; củng cố Cảng vụ Hàng không mạnh về mọi mặt, thực sự là một bộ phận liên


23

tục, trực tiếp và không thể tách rời trong công tác giám sát an toàn Hàng không của
Cục Hàng không Việt Nam.
4.3
4.3.1

Các giải pháp đảm bảo an toàn đã thực hiện
Hồ sơ, tài liệu


Đến tháng 5 năm 2015, tất cả 21 cảng hàng không có hoạt động hàng không dân
dụng đã xây dựng xong Tài liệu Quản lý an toàn (SMS) theo hướng dẫn của Cục
Hàng không Việt Nam tại văn bản số 4602/CHK-QLC ngày 14/10/2015. Hiện nay
đang triển khai thực hiện theo các quy trình của tài liệu.
Tại các cảng hàng không, sân bay đã xây dựng đủ Tài liệu khai thác cảng, Kế hoạch
khẩn nguy sân bay.
Các cảng hàng không, sân bay đã Xây dựng Sổ tay Quản lý chim và động vật hoang
dã theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam tại Quyết định số 2779/QĐ-CHK
ngày 18/7/2011 về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn kiểm soát chim và động vật
hoang dã tại các cảng hàng không, sân bay. Các cảng hàng không đang triển khai
các biện pháp nhằm giảm thiểu tác hại của chim đến hoạt động bay.
Triển khai xây dụng và thực hiện Bộ chỉ số an toàn theo quy định của Chương trình
An toàn Quốc gia lĩnh vực hàng không dân dụng đã được Bộ Giao thông vận tải
phê duyệt tại Quyết định số 1189/QĐ-BGTVT ngày 07/5/2013.
Xây dựng, triển khai thực hiện Sổ tay hướng dẫn giám sát an toàn lĩnh vực khai
thác cảng hàng không, sân bay được Cục Hàng không Việt Nam ban hành tại Quyết
định số 973/QĐ-CHK ngày 27/6/2015.
Triển khai thực hiện Chương trình an toàn đường cất hạ cánh ban hành kèm theo
Quyết định số 34/QĐ-BGTVT ngày 5/2/2013 của Bộ Giao thông vận tải.


24
4.3.2

Về hệ thống tổ chức làm công tác an toàn

Hệ thống tổ chức bảo đảm an toàn hàng không được tổ chức thống nhất từ Cục
Hàng không Việt Nam đến các đơn vị trên cả 04 lĩnh vực: Người khai thác tàu bay,
cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, doanh nghiệp khai thác cảng hàng

không, sân bay và các dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam thành lập Ủy ban chỉ đạo an toàn hàng
không. Tại các cảng hàng không cấp I thành lập Ban chỉ đạo an toàn, tại các cảng
hàng không cấp II và cấp III thành lập Tổ an toàn theo quy đinh của Hệ thống quản
lý an toàn cảng hàng không, sân bay.
Về công tác đào tạo huấn luyện
Năm 2014 và 2015, Cục Hàng không Việt Nam tổ chức huấn luyện nghiệp vụ giám
sát an toàn hàng không lĩnh vực cảng hàng không, sân bay và cấp Giấy chứng nhận
cho 61 cán bộ, nhân viên thuộc Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không
Việt Nam và Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam. Dự kiến trong tháng
8/2015 sẽ cấp thêm 24 Giấy chứng nhận cho các cán bộ nhân viên thuộc Cảng vụ
hàng không miền Nam.
Hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đã cấp thẻ giám sát viên an toàn hàng không
cho 26 cán bộ, công chức thực hiện công tác giám sát an toàn lĩnh vực cảng hàng
không, sân bay và bổ nhiệm 11 cán bộ thuộc Tổng Công ty trực thăng Việt Nam
làm giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay trực thuộc Cục Hàng
không Việt Nam để triển khai thực hiện cấp Giấy chứng nhận khai thác Bãi đáp trực
thăng trên biển.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã tổ chức các khóa cho cán bọ làm công
tác an toàn đi học các khóa học về Quản lý an toàn, quản lý chim và động vật
hoang dã tại Thái Lan, Singapore...
4.3.4 Công tác đầu tư xây dựng
Trong các năm qua Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Cảng hàng không Việt
Nam đã tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt
động bay nói riêng và hoạt động khai thác nói chung và đồng thời nâng cao năng
lực khai thác tại Cảng hàng không, Sân bay, cụ thể:
Cải tạo nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay tại các cảng hàng
không: Nội Bài, Vinh, Cát Bi, Thọ Xuân, Phú Bài, Đà Nẵng, Phù Cát, Tuy Hòa,
Pleiku, Tân Sơn Nhất, Cà Mau, Rạch Giá...
Xây dựng hệ thống hàng rào an ninh khu bay tại các cảng hàng không, sân bay.

Đầu tư hệ thống đèn tín hiệu hàng không, hệ thống quan trắc khí tượng tự động tại
các cảng hàng không: Thọ Xuân, Vinh, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku, Liên Khương,
Buôn Ma Thuột...
4.3.3


25

Các giải pháp nhằm nâng cao mức độ an toàn hàng

4.4

không tại các cảng hàng không trong tương lai
4.4.1

Hoàn thiện hồ sơ tài liệu

Tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tại
liệu hướng, dẫn khai thác, sổ tay nghiệp vụ cho phù hợp với các khuyến cáo của
ICAO và các nội dung chưa phù hợp được phát hiện trong quá trình triển khai thực
hiện trong thực tế khai thác.
4.4.2

Về hệ thống tổ chức, bộ máy, công tác đào tạo, huấn luyện

Tiếp tục kiện toàn bộ máy, lực lượng quản lý, giám sát an toàn hàng không lĩnh vực
khai thác cảng hàng không, sân bay.
Tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ làm công tác giám sát an toàn
hàng không lĩnh vực khai thác cảng hàng không tại các Cảng vụ hàng không để có
được khả năng làm việc độc lập và thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra an toàn

đạt tiêu chuẩn của ICAO.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tăng cường công tác đào tạo cho lực
lượng làm công tác an toàn tại các cảng hàng không. Đồng thời tích cực triển khai
hệ thống quản lý an toàn và các Chương trình an toàn tại các cảng hàng không, sân
bay.
4.4.3

Về công tác đầu tư cơ sở hạ tầng

Tập trung đầu tư, nâng cấp, mở rộng đồng bộ hệ thống đường cất hạ cánh, đường
lăn, sân đỗ tàu bay đáp ứng yêu cầu khai thác các máy bay có trọng tải lớn theo tiêu
chuẩn quốc tế. Tập trung đầu tư hệ thống trang thiết bị khí tượng, thiết bị dẫn
đường, hạ cánh chính xác. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hàng rào an ninh,
đường công vụ tại các cảng hàng không, sân bay.
Đầu tư hệ thống trang thiết bị phương tiện tìm kiếm, cứu nạn chuyên ngành hàng
không.
Tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, giám sát
an toàn hàng không; triển khai cơ sở dữ liệu an toàn hàng không trên Internet để
thuận tiện cho việc cập nhật, theo dõi.
4.5

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về An Ninh Hàng
Không

4.5.1

Sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật về các vấn đề



×