Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tác dụng sinh lý của dòng điện đối với cơ thể con người và an toàn điện khi sử dụng điện thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.09 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
----------

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

AN TOÀN ĐIỆN
Đề tài: Tác dụng sinh lý của dòng điện đối với cơ thể con
người và an toàn điện khi sử dụng điện thoại
Sinh viên thực hiện:

VÕ THỊ HOÀI
Lớp: ĐTTT 10 – K57
MSSV: 20121728

Giảng viên hướng
dẫn

Ths. Phạm Mạnh Hùng

Hà Nội, 12/2015

Page 1 of 11


Contents

Page 2 of 11



Lời giới thiệu
Xã hội ngày một phát triển, điện thoại đã trở nên phổ biến và là một thiết bị
không thể thiếu với gia đình và các cá nhân. Tuy nhiên điện thoại cũng tiềm ẩn
những nguy hiểm tới chính sức khỏe, tính mạng của người sử dụng. Như chúng ta
đã biết điện thoại là một thiết bị điện tử nên nếu chúng ta không có kiển thức về
điện và cách sử dụng điện thoại an toàn thì rất dễ xảy ra các tai nạn đáng tiếc!
Chính vì vậy em viết bài tiểu luận:” Tác dụng sinh lý của dòng điện đối với cơ
thể con người và an toàn điện khi sử dụng điện thoại’’, bài tiểu luận gồm 2 phần
chính:
 Tìm hiểu chung về dòng điện và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người
 An toàn điện khi sử dụng điện thoại
Em xin chân thành cảm ơn Th.s Phạm Mạnh Hùng đã định hướng và giúp đỡ
em hoàn thành bài tiểu luận này!

Page 3 of 11


Phần I: Tìm hiểu chung về dòng điện và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe
con người
1.1 Khái niệm dòng điện.
1.1.1 Dòng điện một chiều

Dòng điện một chiều là dòng chuyển động đơn hướng của các điện tích. Dòng
điện một chiều được tạo ra từ các nguồn như pin, tế bào năng lượng mặt trời. Dòng
điện một chiều có thể di chuyển trong vật dẫn như dây điện hoặc trong các vật liệu
bán dẫn, vật liệu cách điện hoặc trong chân không ví như trong các chùm ion hoặc
chùm electron. Trong dòng một chiều, các điện tích chuyển động theo cùng một
chiều là từ cực âm của nguồn điện sang cực dương, khác với chiều của dòng điện
xoay chiều và chiều dòng điện quy ước [1].
1.1.2 Dòng điện xoay chiều


Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ biến thiên theo thời
gian. Dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều
hoặc được biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử thường gọi là bộ
nghịch lưu dùng các Thyristor. Trong kỹ thuật điện, nguồn xoay chiều được viết tắt
tiếng Anh là AC (viết tắt của Alternating Current) và được ký hiệu bởi hình ~ (dấu
ngã - tượng trưng cho dạng sóng hình sin) [2].
1.2 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người.
1.2.1 Điện trở người
 Điện trở của cơ thể người
• Da có điện trở lớn nhất, chủ yếu do trên da có lớp sừng dày khoảng (0,05

- 0,2) [mm].
• Xương có điện trở tương đối lớn.
• Thịt và máu có điện trở nhỏ.
 Điện trở của người rất không ổn định và phụ thuộc:
• Trạng thái sức khoẻ của cơ thể, trạng thái thần kinh của người, VD:
 Khi người khô ráo, điện trở là (10.000 - 100.000)[Ω]
 Điện trở người phụ thuộc vào chiều dày lớp sừng da, nếu mất lớp
sừng trên da thì điện trở người còn khoảng (800 - 1000) [Ω]
• Môi trường xung quanh.
• Điều kiện tổn thương, VD:
 Khi tiếp xúc điện, nếu da người bị dí mạnh trên các cực điện, điện
trở da cũng giảm đi. Với điện áp bé (50 - 60)[V] có thể xem điện trở
tỷ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc.
 Khi tiếp xúc điện U > 250[V], có khi chỉ cần (10 - 30)[V], thì sẽ có
hiện tượng đánh thủng điện, lúc này điện trở người có thể xem như
tương ứng với trường hợp bị bóc hết lớp da ngoài.
 Khi có dòng điện qua người, da bị đốt nóng, mồ hôi toát ra làm điện
trở người giảm xuống: với dòng điện 0,1 [mA] điện trở người

Page 4 of 11


Rngười = 500.000 [Ω] với dòng điện 10[mA] điện trở người Rngười
= 8.000 [Ω]
 Khi có dòng điện qua người, điện trở người giảm tỷ lệ với thời gian
tác dụng của dòng điện, vì da bị đốt nóng, mồ hôi thoát ra và có sự
thay đổi về điện phân.
1.2.2 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người.
 Khi con người tiếp xúc với mạng điện, sẽ có dòng điện chạy qua người và

dòng điện sẽ tác dụng vào cơ thể người.
 Dòng điện là yếu tố vật lý trực tiếp gây ra tổn thương khi bị điện giật. Điện
trở của thân người, điện áp đặt vào người chỉ làm biến đổi trị số dòng điện
mà thôi.
 Mức độ nguy hiểm của điện giật tuỳ theo:
• Biên độ dòng điện (trị số dòng điện).
• Tần số dòng điện.
• Đường đi của dòng điện.
• Thời gian tồn tại điện giật.
• Trình trạng sức khỏe (hoàn cảnh xảy ra tai nạn, và phản xạ của nạn
nhân).
 Trị số dòng điện an toàn:
• với dòng điện xoay chiều tần số (50 - 60)[Hz] lấy bằng 10[mA];
• với dòng một chiều lấy bằng 50[mA].
Bảng 1: Ngưỡng giá trị dòng điện Ing giới hạn gây tác hại lên cơ thể người [3].

Ing ,[mA]

Tác hại đối với người

Điện một chiều DC

0,6 - 1,5

Điện xoay chiều AC,
f = (50 - 60)[Hz]
Bắt đầu thấy tê

2-3

Tê tăng mạnh

Chưa có cảm giác

5-7

Bắp thịt bắt đầu co

Đau như bị kim đâm

8 - 10

Tay không rời vật có điện

Nóng tăng dần

20 - 25

Tay không rời vật có điện,
bắt đầu khó thở

Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu
đập mạnh
Nếu kéo dài với t ≥ 3[s] tim
ngừng đập

Bắp thịt co và rung

50 - 80
90 - 100

Chưa có cảm giác

Tay khó rời vật có điện,
khó thở
Hô hấp tê liệt

Page 5 of 11


1.2.3. Ảnh hưởng của thời gian điện giật

Thời gian điện giật càng lâu, điện trở người càng bị giảm xuống vì lớp da bị
nóng dần lên và lớp sừng trên da bị chọc thủng ngày càng tăng dần. Và như vậy tác
hại của dòng điện với cơ thể người càng tăng lên.
Khi dòng điện tác động trong thời gian ngắn, thì tính chất nguy hiểm phụ
thuộc vào nhịp tim đập. Mỗi chu kỳ giãn của tim kéo dài độ 1 giây. Trong chu kỳ có
khoảng 0,1 sec tim nghỉ làm việc (giữa trạng thái co và giãn) và ở thời điểm này tim
rất nhạy cảm với dòng điện đi qua nó.
Nếu thời gian dòng điện qua người lớn hơn 1 giây thế nào cũng trùng với
thời điểm nói trên của tim. Thí nghiệm cho thấy rằng dù dòng điện lớn (gần bằng 10

mA) đi qua người mà không gặp thời điểm nghỉ của tim cũng không có nguy hiểm
gì.
Căn cứ vào lý luận trên, ở các mạng cao áp 110 kV, 35 kV, 10 kV, và 6 kV... tai
nạn do điện gây ra ít dẫn đến trường hợp tim ngừng đập hay ngừng hô hấp. Với
điện áp cao dòng điện xuất hiện trước khi người chạm vào vật mang điện, dòng điện
này tác động rất mạnh vào người và gây cho cơ thể người một phản xạ tức thời. Kết
quả là hồ quang điện bị dập tắt ngay (hoặc chuyển qua bộ phận bên cạnh), dòng
điện chỉ tồn tại trong khoảng vài phần của giây. Với thời gian ngắn như vậy rất ít
khi làm tim ngừng đập hay hô hấp bị tê liệt.
Tuy nhiên, không nên kết luận điện áp cao không nguy hiểm vì dòng điện lớn
này qua cơ thể trong thời gian ngắn nhưng có thể đốt cháy nghiêm trọng và làm
chết người. Hơn nữa khi làm việc trên cao do phản xạ mà dể bị rơi xuống đất rất
nguy hiểm.
Thời gian và điện áp điện giật (xem bảng 2): ((theo Uỷ ban điện quốc tế
IEC).)
Bảng 2. Điện áp và thời gian tiếp xúc cho phép.
Điện áp tiếp xúc [V]
xoay chiều < 50 [V]
một chiều <120 [V]
50
120
75
140
90
160
110
175
150
200
220

250
280
310

Thời gian tiếp
xúc [s]
5
1
0,5
0,2
0,1
0,05
0,03

1.2.4 Ảnh hưởng của tần số dòng điện
 Tổng trở cơ thể người giảm xuống đối với tần số dòng điện tăng. Tuy nhiên,

trong thực tế thì ngược lại, tần số càng tăng thì công suất hiệu dụng càng
giảm, mức độ nguy hiểm càng giảm.
 Tần số điện lực (50 - 60)[Hz] là nguy hiểm. Khi trị số của tần số bé hoặc lớn
hơn trị số nói trên mức độ nguy hiểm sẽ giảm xuống.

Page 6 of 11


1.3 Điện áp cho phép và nguyên nhân gây mất an toàn điện thường gặp
1.3.1 Điện áp cho phép.

Dự đoán trị số dòng điện an toàn cho phép qua người trong nhiều trường hợp
không làm được.

 Xác định giới hạn an toàn cho người không dựa vào “dòng điện an toàn” mà
phải theo “điện áp cho phép”.
 Thường dùng tiêu chuẩn “điện áp cho phép”, vì mỗi mạng điện lực quốc gia
có một điện áp tương đối ổn định.
 Tiêu chuẩn điện áp cho phép ở mỗi nước mỗi khác:
Bảng 3. Tiêu chuẩn điện áp cho phép ở các quốc gia tham khảo.
Quốc gia

Điện áp cho phép

Ba lan, Thụy sỹ

50[V]

Hà lan, Thụy điển

24[V]

Pháp

24[V] xoay chiều

Nga

65, 36 , 12 [V] tuỳ môi trường làm việc.

Việt nam

42[V] xoay chiều;
110 [V] một chiều.


1.3.2 Nguyên nhân xảy ra các tai nạn điện.
 Do trình độ tổ chức, quản lý công tác lắp đặt, xây dựng, sửa chữa công trình

điện chưa tốt.
 Do vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn, đóng điện khi có người đang sửa
chữa, công tác vận hành thiết bị điện không đúng qui trình. Tai nạn về điện
thường xảy ra ở cấp điện áp U ≥ 1000[V]:
 Chạm gián tiếp.
 Chạm trực tiếp.
 Tai nạn do sự phóng điện hồ quang.
 Tai nạn xảy ra do “ điện áp bước”.

Page 7 of 11


Phần II. An toàn điện khi sử dụng điện thoại
2.1 Các nguy cơ cháy nổ khi sử dụng điện thoại
 Sử dụng điện thoại trong lúc sạc pin

Hình 1. Sử dụng điện thoại khi sạc pin
Khi sạc, điện thoại sẽ nóng hơn đáng kể so với khi được sử dụng bình thường. Sử
dụng wifi hay 3G lướt web, chơi game sẽ khiến các vi xử lý phải hoạt động hết công
suất. Việc “nóng càng thêm nóng” cộng với nguồn điện không ổn định sẽ khiến
máy có nguy cơ phát nổ.

 Nghe điện thoại dưới trời mưa

Hình 2: Sử dụng điện thoại khi trời mưa


Page 8 of 11


Nước mưa sẽ làm hỏng điện thoại của bạn hoặc ngấm vào mạch, có thể gây chập,
cháy, nổ.
Khi trời có sấm sét, việc dùng điện thoại càng nguy hiểm hơn. Tia lửa điện có hể
chạy theo sóng điện thoại và như vậy rất có thể sẽ sét bị đánh trúng.

 Sử dụng pin không rõ nguồn gốc
Điện thoại di động trải qua một thời gian sẽ có tình trạng chai pin. Điều chúng ta
cần làm là hãy đến những trung tâm uy tín để chọn mua hoặc thay những loại pin
chính hãng. Tránh sử dụng những loại pin không có xuất xứ rõ ràng.
Sử dụng pin không chính hãng cho điện thoại sẽ tiết kiệm được chút ít chi phí
nhưng những rắc rối có thể xảy ra từ viên pin đó là không thể lường trước được.

 Sử dụng đồ sạc pin lung tung
Mỗi chiếc điện thoại khi được tung ra thị trường đều có một loại sạc riêng cho
mình. Tuy nhiên, với nhu cầu của người sử dụng, nhiều loại sạc “dỏm”, sạc “nhái” ra
đời.

 Sạc pin quá lâu
Cháy nổ đồ sạc hoặc điện thoại còn do nguyên nhân là thói quen để cắm sạc quá
lâu. Thông thường, đối với loại sạc tốt khi nạp đủ lượng điện, thiết bị sẽ tự điều
chỉnh dòng nạp phù hợp cho pin. Nhưng những loại sạc rẻ tiền thường không có
chức năng hạ dòng dẫn đến hiện tượng chai pin và nổ pin nếu quá tải.

Page 9 of 11


2.2 Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện thoại

 Tránh việc sử dụng điện thoại khi đang sạc, đặc biệt là tránh các hoạt động
như chơi game đồ họa nặng, dùng điện thoại để phát Wi-Fi, xem phim
online… trong lúc đang sạc pin.
 Sử dụng pin chính hãng. Thay pin khi pin bị phồng, chai.
 Không sử dụng sạc pin giả, nhái , kém chất lượng

Hình 3: Sạc điện thoại kém chất lượng

 Không sạc pin quá lâu

Phần III. Kết luận

Trên đây là những kiến thức cơ bản về tác dụng sinh lý của dòng điện lên cơ thể
con người và các biện pháp an toàn khi sử dụng điện thoại. Qua những tìm hiểu này
giúp bản thân em hiểu hơn về an toàn điện và an toàn khi sử dụng điện thoại cũng
như có các biện pháp để sử dụng điện thoai-một vật bất li thân một cách an toàn và
hợn lý. Do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, bài tiểu luận của em còn nhiều
thiếu sót, rất mong được thầy góp ý.

Page 10 of 11


Tài liệu tham khảo:

[1] />[2] />
[3] />
[5] Giáo trình “An toàn bức xạ và an toàn điện trong y tế”
ThS. Hoàng Ngọc Liên, PGS.TS. Nguyễn Đức Thuận, TS. Nguyễn Thái Hà,

Page 11 of 11




×