Thanh Hằng 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
.........****.........
BÁO CÁO AN TOÀN ĐIỆN TRONG Y TẾ
Đề tài :
Phân tích các vấn đề an toàn khi sử dụng điện trong
gia đình đối với trẻ nhỏ
GVHD: ThS. Phạm Mạnh Hùng
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thanh Hằng
MSSV: 20121664
Lớp: KT ĐTTT03
Khóa: 57
Hà Nội – 12/2015
Page 1 of 20
Thanh Hằng 2015
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Page 2 of 20
Thanh Hằng 2015
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................... 3
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................. 4
Chương 1: Tìm hiểu chung về an toàn điện ................................................ 5
1.
Tại sao phải sử dụng an toàn điện ................................................... 5
2.
Điện trở của cơ thể con người ......................................................... 5
3.
Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người ................................. 6
4.
Những yếu tố xác định tình trạng nguy hiểm khi bị điện giật ......... 6
Chương 2: Tìm hiểu chung về các thiết bị điện trong gia đình .................. 9
1.
Giới thiệu chung về các thiết bị điện trong gia đình ....................... 9
2.
Nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện trong gia đình ............. 11
Chương 3: Phân tích các vấn đề an toàn khi sử dụng điện trong gia đình
đối với trẻ nhỏ ........................................................................................... 13
1.
Vấn đề mất an toàn sử dụng điện trong gia đình đối với trẻ nhỏ .. 13
2.
Cách phòng tránh tai nạn điện trong gia đình đối với trẻ nhỏ ....... 16
3.
Sơ cứu khi bị tai nạn điện với trẻ nhỏ ........................................... 18
KẾT LUẬN ................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 20
Page 3 of 20
Thanh Hằng 2015
LỜI NÓI ĐẦU
Những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật đang ngày càng nâng cao chất lượng
cuộc sống cho con người. Các thiết bị điện, điện tử ngày càng được sử dụng nhiều
trong cuộc sống hàng ngày và đem đến nhiều tiện ích và tiết kiệm thời gian hơn
cho người sử dụng. Đi cùng với đó thiệt bị sử dụng điện nếu không được sử dụng
một cách an toàn sẽ gây ra nguy hiểm cho con người. Cùng với đó trong y tế, các
thiết bị điện, thiết bị sử dụng bức xạ được sử dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán
và điều trị bệnh. Việc sử dụng đúng cách những tiến bộ này là điều rất quan trọng
nhằm đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân cũng như đội ngũ cán bộ y tế. Đây là
những nội dung chính được đề cập đến trong môn học “An toàn bức xạ và an toàn
điện trong y tế”.
Để củng cố thêm kiến thức cho môn học, đặc biệt là những kiến thức liên
quan đến an toàn điện trong cuộc sống hiện tại ,em đã chọn phân tích đề tài “Phân
tích các vấn đề an toàn khi sử dụng điện trong gia đình đối với trẻ nhỏ”. Trong quá
trình hoàn thành bài tiểu luận, mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của thầy nhưng
do thời gian thực hiện ngắn cùng với những kiến thức về bộ môn còn hạn hẹp, khả
năng tự tìm tòi của bản thân còn hạn chế nên bài tiểu luận của em không tránh
khỏi còn nhiều sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của thầy để
em có thể hoàn thiện bài tiểu luận của mình hơn và có thể phát triển đề tài hơn
nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Page 4 of 20
Thanh Hằng 2015
Chương 1: Tìm hiểu chung về an toàn điện
1. Tại sao phải sử dụng an toàn điện
Hiện nay ở nước ta điện đã được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp, công
trường, nông trường, từ thành thị đến các vùng nông thôn hẻo lánh. Số người tiếp
xúc với điện ngày càng nhiều. Vì vậy vấn đề an toàn điện đang trở thành một trong
những vấn đề rất quan trọng. Thiếu hiểu biết về an toàn điện, không tuân theo các
nguyên tắc về kỹ thuật an toàn điện có thể gây ra tai nạn. Đặc biệt điện rất nguy
hiểm đối với trẻ nhỏ trong gia đình vì trẻ nhỏ chưa đủ khả năng nhận biết hết về sự
nguy hiểm của điện cũng như việc tự bảo vệ mình.
Vậy nên việc sử dụng an toàn điện trong gia đình đối với trẻ nhỏ là rất cần thiết
đối với mọi gia đình.
2. Điện trở của cơ thể con người
-
Khái niệm: điện trở người là giá trị điện trở của cơ thể người tùy thuộc vào
các cơ bắp, các cơ quann nội tạng, hệ thần kinh, da...... ngoài ra điện trở người còn
phụ thuộc vào trạng thái sinh lý rất phức tạp. Vì thế mỗi người có trị số điện trở
khác nhau và mỗi người từng lúc có giá trị điện trở khác nhau.
-
Giá trị điện trở của người gồm 2 phần:
Điện trở da: chiếm phần lớn giá trị điện trở của cơ thể người, lớp da có lớp
chất sừng khô mỏng (từ 0,02-0,5mm) đóng vai trò như lớp cách điện.
Điện trở của các cơ quan nội tạng bên trong: chiếm không đáng kể trong giá
trị điện trở của người (chỉ từ 570-1000Ω)
-
Điện trở của người không ổn định và phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Áp lực khi tiếp xúc
Môi trường
Vị trí tiếp xúc
Điện áp đặt lên người
Điện tích tiếp xúc
Thời gian dòng điện tác dụng
Page 5 of 20
Thanh Hằng 2015
3. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người
Khi người tiếp xúc với dòng điện sẽ có dòng điện chạy qua người gây ra các tác
động về nhiệt, điện phân, tác động sinh lí và các tác động khác có thể gây nguy
hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. Các tác động này xảy ra rất nhanh và
tùy từng mức độ. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người được chia làm 2
loại, gồm tác dụng kích thích và tác dụng dây chấn thương.
a. Tác dụng kích thích.
Dòng điện qua cơ thể người kích thích tổ chức tế bào kèm theo các co giật cơ
bắp, đặc là cơ phổi, cơ tim, có thể làm ngừng cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn.
Phần lớn các trường hợp bị điện giật là do tác dụng kích thích, do tiếp xúc với
điện áp thấp.
Khi mới chạm vào dòng điện, điện trở của người còn lớn, chỉ gây hiện tượng
quắt cơ bắp, nếu để tiếp xúc lâu khi đó điện trở của người càng giảm và làm dòng
điện tăng lên. Thời gian tiếp xúc với dòng điện càng lâu thì càng nguy hiểm bởi vì
người không có khả năng tự tách mình ra khỏi vật mang điện, dẫn đến tê liệt hệ
thần kinh và hệ tuần hoàn.
b.
Tác dụng gây chấn thương.
Tác dụng gây chấn thương xảy ra khi người tiếp xúc với điện áp cao (≥ 6kV).
Do phản xạ tự nhiên của người rất nhanh, người có khuynh hướng tránh xa vật
mang điện, dù dòng điện qua người trong thời gian ngắn, tác dụng kích thích ít
nhưng người bị nạn có thể bị trấn thương như làm rối loạn chức năng của các hệ,
giảm sút trí nhớ, tê liệt một phần hệ thần kinh, ảnh hưởng đến cơ quan tạo
máu,…hay chết do hồ quang đốt cháy da thịt.
4. Những yếu tố xác định tình trạng nguy hiểm khi bị điện giật
a.
Đường điện qua cơ thể người
Nếu dòng điện đi qua tim hay các vị trí tập trung nhiều dây thần kinh, các chỗ
khớp tay thì càng nguy hiểm.
Những vị trí đặc biệt là vùng đầu (vùng gáy, óc, thái dương, cổ), vùng bụng,
vùng cuống phổ, vùng ngực…và thông thường là những vùng tập trung nhiều dây
thần kinh như đầu ngón tay, ngón chân.
Page 6 of 20
Thanh Hằng 2015
Đường đi của dòng điện
Tỷ lệ dòng điện đi qua (%)
Từ
Sang
Tay
Tay
3.3
Tay phải
Chân
6.7
Chân
Chân
0.4
Tay trái
Chân
3.7
Bảng 1. 1: Tỷ lệ dòng điện chạy qua cơ thể người với đường điện
khác nhau
b. Dòng điện cho phép qua cơ thể người
Giá trị lớn nhất của dòng điện cho phép là <= 10mA đối với dòng điện xoay
chiều tần số công nghiệp và <=50mA đối với dòng điện một chiều.
Với dòng điện xoay chiều khoảng 10-50mA, người bị điện giật khó có thể tự
tách ra khỏi vật mang điện do sự co giật cơ bắp.
Khi dòng điện vượt quá 50mA, có thể dẫn đến tình trạng chết do điện giật vì sự
mất ổn định vì sự mất ổn định của hệ thần kinh và sự co giãn của các cơ khiến tim
ngừng đập.
c. Tần số dòng điện
Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn dòng điện một chiều. Mức độ nguy hiểm
phụ thuộc vào tần số dòng điện.
Thực nghiệm cho thấy rằng ở tần số 50 – 60 Hz là nguy hiểm nhất. Ở tần số cao
thì sự nguy hiểm càng trầm trọng hơn, tức là nguy hiểm về nhiệt cao hơn.
d. Tình trạng sức khỏe của con người
Khi bị điện giật nếu cơ thể người đang ở trạng thái mệt mỏi hay say rượu thì rất
dễ gây ra hiện tượng choáng vì điện (sốc điện). Hiện tượng này nhạy cảm với phụ
nữ và trẻ em hơn là nam giới. Với người bị đau tim hay cơ thể suy nhược rất nhạy
cảm khi có dòng điện đi qua cơ thể.
Page 7 of 20
Thanh Hằng 2015
e. Thời gian tác động của dòng điện
Thời gian tác động càng dài, lớp da phân hủy trở nên dẫn điện mạnh hơn, rối
loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh càng tăng nên mức độ nguy hiểm cao.
Điện áp tiếp xúc (V)
Thời gian tiếp xúc (s)
Điện áp AC < 50V
Điện áp DC < 120V
50
120
5
75
140
1
90
160
0.5
110
175
0.2
150
200
0.1
220
250
0.05
280
310
0.03
Bảng 1.2: Điện áp và thời gian tiếp xúc cho phép
Page 8 of 20
Thanh Hằng 2015
Chương 2: Tìm hiểu chung về các thiết bị điện trong gia đình
1. Giới thiệu chung về các thiết bị điện trong gia đình
Trong tất cả các gia đình hiện nay có rất nhiều các thiết bị điện có thể gây nguy
hiểm tới mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ, ví dụ như:
-
Tủ lạnh:
-
Quạt máy
Page 9 of 20
Thanh Hằng 2015
-
Ti vi
-
Bàn là
-
Ấm siêu tốc
Page 10 of 20
Thanh Hằng 2015
-
Nồi cơm điện
-
Máy sấy tóc
2. Nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện trong gia đình
-
Các thiết bị điện trong gia đình sử dụng nguồn điện xoay chiều 110V hoặc
220V. Ở Việt Nam, đa số các mạng điện trong gia đình sử dụng nguồn điện xoay
chiều 220V. Đây là nguồn điện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Page 11 of 20
Thanh Hằng 2015
-
Các thiết bị được cung cấp điện thông qua các ổ cắm điện và dây điện được
lắp đặt trong nhà.
-
Nguồn điện trong gia đình có thể bị quá tải do cùng 1 lúc phải cung cấp
điện cho các thiết bị cùng hoạt động gây ra cháy, nổ không chỉ làm hư hỏng các đồ
dùng trong nhà mà còn gây nguy hiểm tới con người.....
Page 12 of 20
Thanh Hằng 2015
Chương 3: Phân tích các vấn đề an toàn khi sử dụng điện
trong gia đình đối với trẻ nhỏ
1. Vấn đề mất an toàn sử dụng điện trong gia đình đối với trẻ nhỏ
-
Dây điện trong nhà bị hở, đứt
-
Các thiết bị điện bị rò rỉ nước hoặc bị ướt gây dẫn điện, giật điện
Page 13 of 20
Thanh Hằng 2015
-
Để trẻ em nghịch các đồ điện trong nhà
-
Ổ cắm điện trong nhà quá thấp nằm trong tầm tay với của trẻ em
-
Các thiết bị điện nằm trong khu vực trẻ em có thể với tới
Page 14 of 20
Thanh Hằng 2015
-
Nhiều thiết bị điện dùng cùng lúc gây quá tải, chập cháy
-
Cho trẻ em nghịch điện thoại khi đang sạc pin
Page 15 of 20
Thanh Hằng 2015
2. Cách phòng tránh tai nạn điện trong gia đình đối với trẻ nhỏ
Để phòng ngừa điện giật mỗi gia đình cần phải:
-
Thiết kế các ổ điện ngoài tầm với của trẻ. Không để các dụng cụ điện, dây
dẫn điện ngang tầm tay trẻ em.
-
Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo các thiết bị điện an toàn,
không bị hở, mát.
-
Để nguồn điện ở chỗ trẻ nhỏ không với được: dùng chắn điện an toàn, lấy
băng dính bịt kín những ổ điện ít dùng đến. Dạy cho trẻ lớn không được chọc vào
các ổ điện, leo trèo cột điện, thả diều nơi có đường điện chạy qua. Đặc biệt người
lớn không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm.
-
Dây điện: Dây điện nên để xa tầm với của trẻ em để giảm thiểu khả năng
trẻ đến gần các ổ điện. Máy tính và đèn là một số đồ dùng có dây điện nên được
bảo vệ để tránh xa tầm tay trẻ em. Những bộ dụng cụ kiểm soát dây điện hay lắp
đậy ổ cắm với công cụ thu ngắn dây điện có thể được sử dụng để phục vụ mục
đích này.
-
Loại bỏ dây điện cũ hỏng, chắp vá.
-
Ổ cắm điện: Chọn cho gia đình những ổ cắm điện loại tốt, loại bỏ ngay
những ổ cắm đang trong tình trạng hư hỏng.
-
Nếu đó là ổ cắm bạn sử dụng liên tục (chẳng hạn như đèn lúc nào cũng
được cắm) bạn nên sử dụng vỏ bọc cho ổ cắm điện.
-
Đối với những ổ cắm thường xuyên được sử dụng (chẳng hạn ổ cắm được
sử dụng để cắm sạc điện thoại sau đó lại nhổ ra) hãy thử dùng bảng ổ cắm dạng
trượt để thay thế cho bảng ổ cẳm bạn đang dùng, loại này có một “cánh cửa” có
thể trượt, khi bạn rút phích cắm “cánh cửa” này sẽ đóng lại để che ổ cắm.
-
Những ổ cắm hiếm khi được sử dụng (luôn luôn trong trạng thái không
được sử dụng) hãy dùng những phích cắm vừa khít với ổ cắm bên trong để ngăn
trẻ đụng vào.
-
Đèn ngủ: Một số đèn ngủ có những mảnh nhỏ và bóng đèn nóng có thể làm
trẻ bị thương. Chúng cũng có thể được tháo ra, khi đó trẻ sẽ có cơ hội tiếp cận với
ổ cắm. Bạn nên dùng những đèn ngủ an toàn thay cho những đèn ngủ thông
thường, những chiếc đèn này sẽ giúp ngăn trẻ tiếp cận ổ cắm.
Page 16 of 20
Thanh Hằng 2015
-
Máy móc, máy hút bụi, mỹ phẩm, v.v...những đồ vật này nên để ngoài tầm
với của trẻ nhỏ, cho dù chúng có nắp giữ an toàn cho trẻ đi chăng nữa. Máy móc,
mỹ phẩm, máy hút bụi và những vật dụng trong gia đình khác nên để trong những
chiếc thùng chứa ban đầu của chúng cùng với nhãn dán, và trong tủ hoặc trên kệ
nơi trẻ nhỏ không thể với tới được. Hãy sử dụng khóa và then chốt các tủ hoặc các
ngăn kéo đựng những đồ vật này.
-
Hãy hướng dẫn cho trẻ lớn hơn, người trông trẻ và khách (bao gồm ông và
bà) về việc làm thế nào để sử dụng những sản phẩm giữ an toàn cho trẻ trong nhà
một cách thích hợp để bảo vệ con của bạn. Chỉ cần một lần cái tủ vô tình để mở
hoặc nhà vệ sinh vô tình không khóa thì nguy hiểm đều có thể xảy ra.
Page 17 of 20
Thanh Hằng 2015
3. Sơ cứu khi bị tai nạn điện với trẻ nhỏ
- Trước hết cần phải bình tĩnh, đừng hốt hoảng và kêu mọi người xung quanh
giúp đỡ.
- Ngắt ngay nguồn điện bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích
cắm điện. Nếu không với tới được công tắc, cầu dao điện thì phải đứng trên vật
khô cách điện dùng cây, cán chổi, hay chiếc ghế đẩu đẩy tay, chân người bị nạn ra
khỏi nguồn điện.
- Nếu trẻ còn tỉnh: an ủi trẻ để trẻ yên tâm. Nếu thấy trẻ bất tỉnh, cần kiểm tra
nhịp thở, mạch đập và tiến hành cấp cứu thổi ngạt ấn tim khi có ngưng thở ngưng
tim vì ngoài tổn thương bỏng điện tại chỗ, dòng điện còn có thể đi qua tim phổi
gây ngừng tim ngừng thở. Khi thấy trẻ ngừng thở ngừng tim phải tiến hành hà hơi
thổi ngạt - ép tim ngoài lồng ngực: làm ngay theo các bước sau, phải kiên trì,
không được vận chuyển đi nơi khác khi trẻ chưa tỉnh.
Vỗ mạnh 3 - 5 cái vùng ngực. Đặt trẻ lên nền cứng (ván cứng, mặt đất), nới
lỏng quần áo và các thứ chằng buộc trên người làm cản trở hô hấp.
Hà hơi thổi ngạt: Quỳ hoặc đứng bên trái ngang đầu trẻ. Bàn tay trái đặt sau
gáy, nâng nhẹ cổ và banh miệng. Bàn tay phải đặt ở trán làm ngửa đầu, ngón cái
và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân.
Ngẩng đầu hít một hơi thật sâu, cúi đầu áp miệng của mình sát miệng nạn
nhân sao cho không có kẽ hở đồng thời mắt nhìn ngực nạn nhân. Dùng sức hà hơi
trong phổi mình vào miệng nạn nhân tới khi ngực nạn nhân nhô lên. Sau đó, ngẩng
đầu lên hít sâu một hơi để hà tiếp theo. Thổi nhanh 5 lần liên tiếp.
Những lần sau, cứ hà hơi 1 lần lại ép tim 5 lần. Với trẻ nhỏ tránh thổi quá
mạnh làm vỡ phổi.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Page 18 of 20
Thanh Hằng 2015
KẾT LUẬN
An toàn điện trong gia đình là rất quan trọng không chỉ đối với trẻ nhỏ mà là
đối với tất cả mọi người. Hãy thực hiện an toàn điện ở mọi lúc mọi nới và đối với
tất cả mọi người để không có những sự cố đáng tiếc xảy ra thiệt hại về người và
của.
Page 19 of 20
Thanh Hằng 2015
TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> /> />
Page 20 of 20