Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nguyên nhân gây tai nạn điện và tác động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.63 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
----------

TIỂU LUẬN

AN TOÀN ĐIỆN
ĐỀ TÀI : Nguyên nhân gây tai nạn điện và tác động

Giảng viên hướng dẫn:

Ths Phạm Mạnh Hùng

Sinh viên:

NGUYỄN NHẬT HUY

Lớp :

ĐTTT-03-K57

MSSV :

20121797

Hà Nội, 08 tháng 12 năm 2015


Mục lục

Lời nói đầu


Ngày nay nhu cầu sử dụng điện đang trở nên phỏ biến. Để đảm bảo an toàn điện
thì chúng ta cần hiểu rõ về các nguyên nhân gây ra tai nạn về điên, tác động của
chúng đối với cơ thể người. Bài tiểu luận của em chính là để làm rõ vấn đề trên.
Em xin cảm ơn đến thầy hướng dẫn Ths Phạm Mạnh Hùng đã hướng dẫn em
làm bài luận này.


Chương 1: Nguyên nhân gây ra tai nạn về điện
1.

Người tiếp xúc với một dây pha và dây trung tính ở vị trí lớp cách điện bị
hỏng
Trường hợp này điện áp đặt vào người là điện áp pha: U=Up

2.

Người tiếp xúc với hai dây pha khác nhau ở vị trí lớp cách điện bị hỏng.
Trường hợp này điện áp đặt vào là điện áp dây: U=Ud

3.

Người đứng trên mặt đất ( không cách điện) chạm vào một dây pha của
mạng điện ba pha trung tính nối đất (hình a) hoặc cách điện với đất (hình
b). Ở hình a, dòng điện qua người từ dây pha xuống đất và về nguồn qua
điện trở nối đất của dây trung tính. Hình b, dòng điện đi qua người xuống
đất và về nguồn qua các điện trở cách điện của dây dẫn nối với đất

4.

Điện giật do điện áp bước Ub:

-Khi một dây dẫn bị đứt và chạm đất ( hoặc vỏ thiết bị có nối đất bị chạm
1 pha) thì dòng điện sẽ đi vào trong lòng đất . Vì đất có điện trở nên có sự


phân bố điện áp. Điện thế tại mỗi điểm trên mặt đất giảm dần khi càng ra
xa điểm chạm đất. Ở ngoài phạm vi 20m thì có thể xem như điện thế tại đó
bằng 0. Đường phân bố điện thế có dạng hình hypecbol. Nếu người đi vào
vùng đất mà trong đó có dòng điện chạy qua thì giữa hai chân người có
một điện áp, gọi là điện áp bước. Dưới tác dụng của điện áp bước, dòng
điện đi từ chân nọ qua người sang chân kia gây ra tai nạn điện giận

5.

Điện giật do điện áp tiếp xúc Utx:
Khi người chạm vào vật mang điện, giữa tay và chân người có một điện
áp đặt vào người gọi là điện áp tiếp xúc. Điện áp tiếp xúc phụ thuộc vào
khoảng cách từ chỗ người đứng tới chỗ nối đất, phụ thuộc vào điện áp của
mạng

6.

Phóng điện do điện áp cao:
Đối với đường dây cao áp hay điện áp cao, khi người đến gần, mặc dù
chưa tiếp xúc trực tiếp, nhưng ở khoảng cách đủ nhỏ thì sẽ có hiện tượng
phóng điện do cao áp. Dòng điện đi qua cơ thể rất lớn và gây ra tai nạn
nghiêm trọng





7.

Tai nạn do hồ quang điện:
Khi đóng cắt các máy cắt điện, các cầu dao có phụ tải lớn, hay khi ngắn
mạch…. Thì hồ quang sẽ phát sinh. Nhiệt độ của tia hồ quang rất lớn
(3000-6000 độ) và nếu người ở trong tầm hoạt động của hồ quang thì sẽ
bị tai nạn do hồ quang sinh ra. Một phần hay toàn bộ cơ thể bị hủy hoại do
bỏng nặng, vết thương do hồ quang gây ra thường sâu và khó chữa trị


8.



Tai nạn khi người tiếp xúc với các phần tử đã được cắt điện ra khỏi nguồn
nhưng vẫn còn điện tích.
Trường hợp này thường xảy ra đối với đường dây cao áp trên không, cáp
ngầm cao áp hoặc hạ áp, tuy đã cắt điện nhưng vẫn còn điện áp do điện
dung của đường dây gây nên. Để tránh tay nạn, người ta dùng tiếp đất di
động để nối đất đường dây sau khi đã ngắt điện, sau đó mới tiếp xúc vào
dây
Như vậy: Phần lớn các trường hợp tai nạn về điện xảy ra do chạm phải vật
dẫn điện hoặc vật có điện áp xuất hiện bất ngờ và thường xảy ra đối với
người không có chuyên môn hoặc không tuân theo các nguyên tắc về kỹ
thuật an toàn điện. Có thể nói nguyên nhân chính của tai nạn là do trình
độ tổ chức quản lý chưa tốt, do quy phạm quy định về kỹ thuật an toàn, kết
quả thao tác, vận hành thiết bị không đúng quy trình….


Chương 2: Tác động của dòng điện với cơ thể

người
Khi người tiếp xúc với mạng điện sẽ có dòng điện chạy qua người và người sẽ
chịu tác dụng của dòng điện. Có thể chia tác dụng của dòng điện đối với cơ thể
người thành hai loại:
1.

2.

Tác dụng kích thích:
Phần lớn các trường hợp chết vì điện giật là do tác dụng kích thích của
dòng điện gây nên. Đặc điểm của nó là dòng qua người bé ( 25-100 mA),
điện áp đặt vào người không lớn lắm, thời gian dòng điện qua người
tương đối ngắn (vài s). Khi người mới chạm vào điện, vì điện trở người
lớn, dòng điện qua người bé, tác dụng của nó chỉ làm bắp thịt tay, ngón
tay co quắp lại. Nếu nạn nhân không rời khỏi vật mang điện thì dòng điện
qua người sẽ dẫn tăng lên. Hiện tượng co quắp càng tăng. Thời gian tiếp
xúc với vật mang điện càng lâu càng nguy hiểm vì người không còn khả
năng rời khỏi vật mang điện, dẫn đến tê liệt tuần hoàn và hô hấp. Một đặc
điểm của tác dụng kích thích là không thấy rõ chỗ dòng điện vào người và
người bị nạn không có thương tích.
Tác dụng gây chấn thương
Tác dụng gây chấn thương thường xảy ra khi người tiếp xúc với điện áp
cao. Khi người đến gần vật mang điện (6kv hay lớn hơn), tuy chưa chạm
phải, nhưng vì điện áp cao sinh ra hồ quang điện, dòng điện hồ quang
chạy qua người tương đối lớn. Do phản xạ tự nhiên của người rất nhanh,
ngay lúc ấy người có khuynh hướng tránh vật mang điện, kết quả là hồ
quang chuyển qua vật nối đất gần đấy, vì vậy dòng điện qua người trong
thời gian rất ngắn, tác dụng kích thích không đưa đến tê liệt tuần hoàn và
hô hấp, nhưng người bị nạn có thể bị chấn thương hoặc chết do đốt cháy
da thịt



Chương 3: Những yếu tố xác định tình trạng
nguy hiểm khi bị điện giật
1.

2.

3.

4.

Giá trị dòng điện đi qua cơ thể người
-Điện áp mà người phải chịu
-Điện trở của cơ thể người khi tiếp xúc
-Giá trị lớn nhất của dòng điện cho phép là : 10mA đối với dòng điện
xay chiều tần số công nghiệp và 50mA đối với dòng điện 1 chiều
-Với dòng điện xoay chiều khoảng 10-50mA, người bị giật khó có thể tự
mình tách ra khỏi vật mang điện do sự co giật của các cơ bắp
-Khi giá trị dòng điện vượt quá 50mA, có thể đưa đến tình trạng chết
do điện giật vì sự mất ổn định của hệ thống thần kinh và sự co giãn của
các cơ tim.
Đường đi của dòng điện qua cơ thể người
-Nếu dòng điện đi qua tim hay các vị trí tâp trung nhiều dây thần kinh, các
chỗ khớp nối tay thì càng nguy hiểm
- Những vị trí đặc biệt nguy hiểm là vùng đầu, vùng bụng, vùng cuống
phổi, vùng ngực…. và thông thường là vùng tập trung nhiều dây thần kinh
như đầu ngón tay, ngón chân.
Tần số dòng điện
-Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn dòng 1 chiều. Tần số càng cao càng

nguy hiểm
Trạng thái sức khỏe con người
Khi bị điện giật nếu cơ thể đang ở trạng thái mệt mỏi hay say rượu thì rất
dễ xảy ra hiện tượng choáng vì điện (sốc điện). Hiện tượng này nhạy cảm
với phụ nữ và trẻ em hơn là nam giới.



×