Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
====o0o====

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
AN TOÀN BỨC XẠ VÀ AN TOÀN ĐIỆN
TRONG Ý TẾ
Đề tài:

PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN ĐIỆN
KHI SỬ DỤNG BẾP TỪ
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Mạnh Hùng
Sinh viên thực hiện :

Phan Minh Khuê

MSSV

:

20121932

Lớp

:

KT ĐTTT 10

Khóa

:



57

Hà Nội, 12/2015


Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

2015

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

2


Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

2015

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH ......... ………………………………...5
I. Danh mục bảng biểu. ........................................................................... 5
II. Danh mục hình ảnh. ............................................................................ 5
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 6
Chương I: Tìm hiểu chung về an toàn điện. ................................................................. 7
1.1. Những khái niệm cơ bản về an toàn điện. ............................................. 7
1.2. Điện trở của cơ thể người. .................................................................. 7
1.3. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người. ....................................... 8
1.3.1. Tác dụng kích thích................................................................... 8
1.3.2. Tác dụng gây chấn thương. ........................................................ 8

1.4. Những yếu tố xác định tình trạng nguy hiểm khi bị điện giật. .................. 9
1.4.1. Đường điện qua cơ thể người. .................................................... 9
1.4.2. Dòng điện qua cơ thể người. ...................................................... 9
1.4.3. Tần số dòng điện. ....................................................................10
1.4.4. Tình trang sức khỏe của con người. ...........................................10
1.4.5. Thời gian tác động của dòng điện. .............................................11
Chương II: Tìm hiểu chung về cấu tạp và nguyên tắc hoạt động của bếp từ. ......12
2.1. Giới thiệu chung về bếp từ. ...............................................................12
2.2. Cấu tạo, nguyên lý ho ạt động của bếp từ. ............................................12
2.2.1. Cấu tạo bếp từ. .......................................................................12
2.2.2. Nguyên lý hoạt động. ...............................................................14
Chương III: Phân tích các tình huống mất an toàn điện khi sử dụng bếp từ.......16
3.1. Mất an toàn trong quá trình sử dụng bếp. .............................................16
3.1.1. Chạm tay ướt vào bếp. .............................................................16
3.1.2. Không vệ sinh bếp thường xuyên................................................16
3.1.3. Mất an toàn do bản thân người sử dụng bếp. ...............................17
3.2. Mất an toàn do vị trí đặt bếp không phù hợp. .......................................17

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

3


Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

2015

3.3. Mất an toàn do hỏng hóc bếp từ. ........................................................18
3.3.1. Hỏng hóc dây điện...................................................................18
3.3.2. Hỏng hóc linh kiện trong bếp từ.................................................18

3.4. Kết luận. .........................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................20

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

4


Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

2015

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
I. Danh mục bảng biểu.
Bảng 1. 1: Tỷ lệ dòng điện chạy qua cơ thể người với đường điện khác nhau.......9
Bảng 1. 2: Ảnh hưởng của dòng điện lên cơ thể người. ......................................... 10
Bảng 1. 3: Điện áp và thời gian tiếp xúc cho phép.................................................. 11

II. Danh mục hình ảnh.
Hình 2. 1: Mô hình cơ bản của bếp từ....................................................................... 12
Hình 2. 2: Cấu tạo bên trong bếp từ. ......................................................................... 13
Hình 2. 3: Vòng cảm ứng trong lò nung công nghiệp............................................. 14
Hình 2. 4: Sơ đồ nguyên lý chung của bếp từ. ......................................................... 14

Hình 3. 1: Sử dụng bếp từ khi tay còn ướt có nguy cơ cao bị điện giật................ 16
Hình 3. 2: Cần về sinh bếp từ thường xuyên............................................................ 16
Hình 3. 3: Bếp từ nên đặt ở những nơi rộng rãi, tránh xa nguồn nước. ................ 17
Hình 3. 4: Dây điện bị đứt rất nguy hiểm đối với người sử dụng.......................... 18
Hình 3. 5: Thay thế linh kiện cho bếp từ định kỳ. ................................................... 19


Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

5


Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

2015

LỜI NÓI ĐẦU
Những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật đang ngày càng nâng cao chất lượng
cuộc sống cho con người. Các thiết bị điện, điện tử ngày càng được sử dụng nhiều
trong cuộc sống hàng ngày và đem đến nhiều tiện ích và tiết kiệm thời gian hơn cho
người sử dụng. Đi cùng với đó thiệt bị sử dụng điện nếu không được sử dụng một
cách an toàn sẽ gây ra nguy hiểm cho con người. Cùng với đó trong y tế, các thiết bị
điện, thiết bị sử dụng bức xạ được sử dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán và điều trị
bệnh. Việc sử dụng đúng cách những tiến bộ này là điều rất quan trọng nhằm đảm
bảo sự an toàn cho bệnh nhân cũng như đội ngũ cán bộ y tế. Đây là những nội dung
chính được đề cập đến trong môn học “An toàn bức xạ và an toàn điện trong y tế”.
Để củng cố thêm kiến thức cho môn học, đặc biệt là những kiến thức liên quan
đến an toàn điện trong cuộc sống hiện tại ,em đã chọn phân tích đề tài “Vấn đề an
toàn điện khi sử dụng bếp từ”. Em nghĩ đây là một đề tài khá hay và thiết thực đối
với cuộc sống vì bếp từ là một thiết bị nấu nướng trong gia đình hiện nay khá phổ
biến và các vấn đề an toàn về điện không phải ai trong chúng ta đề nắm rõ.
Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, mặc dù được sự hướng dẫn tận tình
của thầy nhưng do thời gian thực hiện ngắn cùng với những kiến thức về bộ môn
còn hạn hẹp, khả năng tự tìm tòi của bản thân còn hạn chế nên bài tiểu luận của em
không tránh khỏi còn nhiều sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét
của thầy để em có thể hoàn thiện bài tiểu luận của mình hơn và có thể phát triển đề
tài hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

6


Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

2015

Chương I: Tìm hiểu chung về an toàn điện.
1.1.

Những khái niệm cơ bản về an toàn điện.

Sự an toàn được hiểu là không có nguy hiểm.An toàn cơ bản là sự bảo vệ khỏi
những mối nguy hiểm vật lý khi thiết bị điện được sử dụng trong điều kiện thường
hoặc điều kiện có thể dự đoán được.
Có các mối nguy hiểm thường gặp như: nguy hiểm về điện, cơ khí, môi trường,
sinh học, bức xạ…do các nguyên nhân chủ yếu là:
 Sử dụng sai.
 Đào tạo thiếu bài bản.
 Thiếu kinh nghiệm.
 Thiếu tài liệu hướng dẫn.
 Lỗi thiết bị.
Do đó việc nắm vững được các nguyên tắc về an toàn điện là vô cùng cần thiết
đối với tất cả mọi người.

1.2.


Điện trở của cơ thể người.

Điện trở của cơ thể người như sau:
 Da có điện trở lớn nhất, chủ yếu do trên da có lớp sừng dày khoảng (0,05
- 0,2) [mm].
 Xương có điện trở tương đối lớn.
 Thịt và máu có điện trở nhỏ.
Điện trở của người rất không ổn định và phụ thuộc:
 Trạng thái sức khoẻ của cơ thể, trạng thái thần kinh của người.
 Khi người khô ráo, điện trở là (10.000 - 100.000)[Ω].
 Điện trở người phụ thuộc vào chiều dày lớp sừng da, nếu mất lớp sừng
trên da thì điện trở người còn khoảng (800 - 1000) [Ω].
 Môi trường xung quanh.
 Điều kiện tổn thương.
 Khi tiếp xúc điện, nếu da người bị dí mạnh trên các cực điện, điện trở da
cũng giảm đi. Với điện áp bé (50 - 60)[V] có thể xem điện trở tỷ lệ
Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

7


Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

2015

nghịch với diện tích tiếp xúc.
 Khi tiếp xúc điện U > 250[V], có khi chỉ cần (10 - 30)[V], thì sẽ có hiện
tượng đánh thủng điện, lúc này điện trở người có thể xem như tương ứng
với trường hợp bị bóc hết lớp da ngoài.

 Khi có dòng điện qua người, da bị đốt nóng, mồ hôi toát ra làm điện trở
người giảm xuống: với dòng điện 0,1 [mA] điện trở người Rngười =
500.000 [Ω], với dòng điện 10 [mA] điện trở người Rngười = 8.000 [Ω].
 Khi có dòng điện qua người, điện trở người giảm tỷ lệ với thời gian tác
dụng của dòng điện, vì da bị đốt nóng, mồ hôi thoát ra và có sự thay đổi
về điện phân.

1.3.

Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người.

Khi người tiếp xúc với dòng điện sẽ có dòng điện chạy qua người gây ra các tác
động về nhiệt, điện phân, tác động sinh lí và các tác động khác có thể gây nguy
hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. Các tác động này xảy ra rất nhanh và
tùy từng mức độ. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người được chia làm 2 loại,
gồm tác dụng kích thích và tác dụng dây chấn thương.
1.3.1. Tác dụng kích thích.
Dòng điện đi qua có thể người kích thích tổ chức tế bào kèm theo các co giật cơ
bắp, đặc là cơ phổi, cơ tim, có thể làm ngừng cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn.
Phần lớn các trường hợp bị điện giật là do tác dụng kích thích, do tiếp xúc với
điện áp thấp.
Khi mới chạm vào dòng điện, điện trở của người còn lớn, chỉ gây hiện tượng
quắt cơ bắp, nếu để tiếp xúc lâu khi đó điện trở của người càng giảm và làm dòng
điện tăng lên. Thời gian tiếp xúc với dòng điện càng lâu thì càng nguy hiểm bởi vì
người không có khả năng tự tách mình ra khỏi vật mang điện, dẫn đến tê liệt hệ thần
kinh và hệ tuần hoàn.
1.3.2. Tác dụng gây chấn thương.
Tác dụng gây chấn thương xảy ra khi người tiếp xúc với điện áp cao ( ≥ 6kV ).
Do phản xạ tự nhiên của người rất nhanh, người có khuynh hướng tránh xa vật
mang điện, dù dòng điện qua người trong thời gian ngắn, tác dụng kích thích ít

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

8


2015

Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

nhưng người bị nạn có thể bị trấn thương như làm rối loạn chức năng của các hệ,
giảm sút trí nhớ, tê liệt một phần hệ thần kinh, ảnh hưởng đến cơ quan tạo máu,…
hay chết do hồ quang đốt cháy da thịt.

1.4.

Những yếu tố xác định tình trạng nguy hiểm khi bị điện giật.

1.4.1. Đường điện qua cơ thể người.
Nếu dòng điện đi qua tim hay các vị trí tập trung nhiều dây thần kinh, các chỗ
khớp tay thì càng nguy hiểm.
Những vị trí đặc biệt là vùng đầu ( vùng gáy, óc, thái dương, cổ), vùng bụng,
vùng cuống phổ, vùng ngực… và thông thường là những vùng tập trung nhiều dây
thần kinh như đầu ngón tay, ngón chân.
Bảng 1. 1: Tỷ lệ dòng điện chạy qua cơ thể người với đường điện
khác nhau.
Đường đi của dòng điện
Tỷ lệ dòng điện đi qua (%)
Từ
Sang
Tay


Tay

3.3

Tay phải

Chân

6.7

Chân

Chân

0.4

Tay trái

Chân

3.7

1.4.2. Dòng điện qua cơ thể người.
Giá trị lớn nhất của dòng điện cho phép là <= 10mA đối với dòng điện xoay
chiều tần số công nghiệp và <=50mA đối với dòng điện một chiều.
Với dòng điện xoay chiều khoảng 10-5-mA, người bị điện giật khó có thể tự
tách ra khỏi vật mang điện do sự co giật cơ bắp.
Khi dòng điện vượt quá 50mA, có thể dẫn đến tình trạng chết do điện giật vì sự
mất ổn định vì sự mất ổn định của hệ thân inh và sự co giãn của các cơ khiến tim

ngừng đập.
Sự ảnh hưởng của dòng điện đối với cơ thể người (cả nam và nữ) được thể hiện
cụ thể dưới bảng sau:

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

9


2015

Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

Bảng 1. 2: Ảnh hưởng của dòng điện lên cơ thể người.
Dòng DC
(mA)

Cảm giác

Na
m
Có cảm giác (cỡ

(tê tê)

60Hz (mA)
Nữ

Na
m


Dòng AC
10KHz (mA)

Nữ

Na

N


m

1

0.6

0.4

0.3

7

5

5.2

3.5

1.1


0.7

12

8

62

41

9

6

55

37

76

51

16

75

50

90


60

23

94

63

500

100

như dựng lông,…)
Bắt đầu thấy giật

Dòng AC

Bắt đầu thấy đau
nhưng vẫn còn tự chủ
được
Đau và không thể
tự chủ
Rất đau, hô hấp
không nổi
Có thể chết sau 3
giây

50
0


10.
5
15
10
0

1.4.3. Tần số dòng điện.
Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn dòng điện một chiều. Mức độ nguy hiểm
phụ thuộc vào tần số dòng điện.
Thực nghiệm cho thấy rằng ở tần số 50 – 60 Hz là nguy hiểm nhất. Ở tần số cao
thì sự nguy hiểm càng trầm trọng hơn, tức là nguy hiểm về nhiệt cao hơn.
1.4.4. Tình trang sức khỏe của con người.
Khi bị điện giật nếu cơ thể người đang ở trạng tháu mệt mỏi hay say rượu thì rất
dễ gây ra hiện tượng choáng vì điện (sốc điện). Hiện tượng này nhạy cảm với phụ
nữ và trẻ em hơn là nam giới. Với người bị đau tim hay cơ thể suy nhược rất nhạy
cảm khi có dòng điện đi qua cơ thể.

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

10


2015

Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

1.4.5. Thời gian tác động của dòng điện.
Thời gian tác động càng dài, lớp da phân hủy trở nên dẫn điện mạnh hơn, rối
loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh càng tăng nên mức độ nguy hiểm cao.

Bảng 1. 3: Điện áp và thời gian tiếp xúc cho phép.
Điện áp tiếp xúc (V)

Thời gian tiếp xúc

Điện áp AC < 50V

Điện áp DC < 120V

50

120

5

75

140

1

90

160

0.5

110

175


0.2

150

200

0.1

220

250

0.05

280

310

0.03

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

(s)

11


Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ


2015

Chương II: Tìm hiểu chung về cấu tạp và nguyên tắc hoạt động
của bếp từ.
2.1. Giới thiệu chung về bếp từ.
Bếp từ hay còn có tên khác là bếp điện từ, bếp cảm ứng, bếp điện cảm ứng.
Loại bếp này ứng dụng cảm ứng điện từ, cụ thể là dựa trên nguyên lý từ trường
trong cuộn dây và dòng điện cảm ứng (foucault) để cấp nhiệt cho nấu nướng.
Để thay đổi nhiệt độ đun, người ta thay đổi cường độ từ trường tác dụng lên đáy
nồi bằng cách thay đổi tần số dòng điện. Bếp từ hiện nay đều thiết kế nhiều chức
năng nấu tương đương với các mức nhiệt độ định sẵn nhằm giúp cho việc sử dụng
trở lên dễ dàng.
Những năm gần đây khi giá ga tăng lên và tai nạn cháy nổ liên quan đến bếp ga
sảy ra nhiều thì các gia đình bắt đầu cân nhắc, lựa chọn bếp từ cảm ứng thay vì bếp
ga để đảm bảo an toàn.

2.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bếp từ.
2.2.1. Cấu tạo bếp từ.

Hình 2. 1: Mô hình cơ bản của bếp từ.

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

12


Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

2015


Bếp có một cuộn dây để tạo ra từ trường biến thiên với tần số cao có thể thay
đổi được, ta chỉnh nhiệt độ của bếp bằng cách thay đổi tần số này. Một cách gần
đúng có thể coi tất cả từ thông hướng thẳng góc với mặt bếp để xuyên lên đáy nồi.
Thành phần quan trọng nhất trong bếp từ là mạch công suất và cuộn cảm.

Hình 2. 2: Cấu tạo bên trong bếp từ.

Đối với các loại lò nung tần số công nghiệp (lò trung tần, lò cao tần…), vòng
cảm ứng (cuộn cảm) thường dùng các loại ống đồng (có nước làm mát chạy bên
trong) do nhiệt độ phôi nung cao và rất cao (từ 800 độ C trở lên). Còn trong bếp từ,
do nhiệt độ và công suất thường nhỏ (so với lò công nghiệp), cuộn cảm thường
dùng dây cáp đồng (được sơn hoặc tráng một lớp cách điện) quấn tròn trên một mặt
phẳng (tiếng Anh – spiral) như hình bên; và hệ thống làm mát chỉ cần dùng quạt cỡ
nhỏ (thường là loại 8 ~ 12 cm).

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

13


Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

2015

Hình 2. 3: Vòng cảm ứng trong lò nung công nghi ệp.
2.2.2. Nguyên lý hoạt động.
Nung nóng cảm ứng (nung tần số) là hiện tượng nhiệt sinh ra trong vật liệu kim
loại (chủ yếu là các hợp kim sắt từ) khi có một trường điện từ biến thiên đi qua. Khi
đó, trong vật liệu sẽ xuất hiện một dòng điện cảm ứng (dòng Foucault) tương tác
với trở kháng của kim loại để sinh nhiệt (theo định luật Joule – Lens). Khi có dòng

điện biến thiên đi qua cuộn dây, xung quanh cuộn dây sẽ tạo nên một trường điện từ
biến đổi. Khi đó, trên bề mặt thỏi kim loại bên trong xuất hiện một dòng điện cảm
ứng –> làm thỏi kim loại nóng dần lên.

Hình 2. 4: Sơ đồ nguyên lý chung của bếp từ.

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

14


Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

2015

Giải thích kỹ hơn hoạt động của bếp từ như sau:
khi trong cuộn dây (1) có dòng điện biến thiên
(dòng điện tần số cao) chạy qua, nó tạo nên một
trường điện từ (có các đường sức từ màu vàng cam)
tương tác với nồi kim loại (2) làm cho nồi nóng lên,
nhiệt lượng đó được truyền từ nồi vào các đồ nấu
(3) bên trong. Và vùng (4) bên ngoài nồi thì không
bị ảnh hưởng (nếu nhấc nồi ra khỏi bếp hoặc tắt
bếp, quá trình nung nóng cũng kết thúc ngay lập
tức)

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

15



Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

2015

Chương III: Phân tích các tình huống mất an toàn điện
khi sử dụng bếp từ.
3.1.

Mất an toàn trong quá trình sử dụng bếp.

3.1.1. Chạm tay ướt vào bếp.
Chạm vào bếp khi tay còn ướt là một lỗi rất phổ biến của những người làm bếp.
Do nước là môi trường dẫn điện tốt nên khi chạm tay ướt vào bếp dễ gây ra hiện tê
tay hoặc bị giật. Vì vậy, cần giữ bàn tay khô ráo và sạch sẽ khi sử dụng bếp từ.

Hình 3. 1: Sử dụng bếp từ khi tay còn ướt có nguy cơ cao bị điện giật.
3.1.2. Không vệ sinh bếp thường xuyên.
Đây là một lỗi thường ít xảy ra nhưng nó cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động
cũng như hiệu suất của bếp. Các thức ăn còn vương trên mặt bếp sẽ cản trở các nồi
kim loại cảm ứng từ trường làm giảm hiệu suất của bếp. Vì thế cần thường xuyên vệ
sinh bếp sau khi nấu nướng.

Hình 3. 2: Cần về sinh bếp từ thường xuyên.
Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

16


Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ


2015

3.1.3. Mất an toàn do bản thân người sử dụng bếp.
Đây là một nguy cơ mất an toàn rất dễ xảy ra vì khi bếp từ hoạt động, không có
một chế độ cảnh báo hay báo hiệu nào cho người sử dụng biết là có nguy hiểm. Với
những người mới sử dụng bếp thì việc sử dụng sai các chức năng, chế độ của bếp
dẫn đến chập, cháy bếp, gây nguy hiểm cho bản thân người sử dụng. Do đó, cần đọc
kỹ hướng dẫn sử dụng bếp trước khi dùng.
Ngoài ra, những ai đang đeo máy kích nhịp tim thì không nên sử dụng bếp từ,
vì có thể xảy ra hiện tượng nhiễm từ, nguy hiểm đến sức khỏe.

3.2.

Mất an toàn do vị trí đặt bếp không phù hợp.

Không đặt bếp từ ở gần nguồn nước (nguồn nước sử dụng trong phòng bếp) hay
những nơi thường xuyên ẩm ướt. Vì như đã nói ở trên, nước là môi trường dẫn điện
tốt nên sẽ rất nguy hiểm khi chúng ta sử dụng bếp từ trong những môi trường đó.
Do đó, cần đặt bếp ở những nơi khô ráo để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Mặt khác cũng nên đặt bếp ở những nơi có không gian rộng rãi, tránh xa các đồ
vật kim loại để đề phòng khả năng các vật kim loại nhiễm từ và nóng lên không cần
thiết khi bếp đang hoạt động, gây nguy hiểm cho chính bản thân người sử dụng bếp.
Ngoài ra cần đặt bếp tránh xa các thiết bị điện tử ít nhất 3m do từ trường của bếp
lớn, các thiết bị điện tử đặt gần đó sẽ rất dễ nhiềm từ, gây ra nhiễu làm sai lệch hoạt
động của các thiết bị điện tử đó.

Hình 3. 3: Bếp từ nên đặt ở những nơi rộng rãi, tránh xa nguồn nước.

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57


17


Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

3.3.

2015

Mất an toàn do hỏng hóc bếp từ.

3.3.1. Hỏng hóc dây điện.
Nguồn dây điện của bếp điện sử dụng lâu ngày rất dễ bị hỏng, hở, đứt do các
yếu tố khách quan như chập cháy, hay phổ biến nhất là chuột cắn. Nguồn dây điện
bị đứt, hở sẽ rất dễ gây giật điện, cực kỳ nguy hiểm cho người sử dụng, Vì thế, sau
mỗi tháng chúng ta cần kiểm tra dây điện trong bếp để đề phòng những trường hợp
rủi ro có thể xảy ra.

Hình 3. 4: Dây điện bị đứt rất nguy hiểm đối với người sử dụng.
3.3.2. Hỏng hóc linh kiện trong bếp từ.
Sau một thời gian sử dụng tất cả các thiết bị điện đều sẽ bị suy mòn và cần được
thay thế. Nếu các linh kiện trong bếp bị hỏng hay suy mòn sẽ dẫn đến hoạt động của
bếp không đạt được hiệu suất cao cũng như dễ xảy ra một số trường hợp hư hỏng
bếp hay chập cháy. Vì vậy, chúng ta cần bảo dưỡng, thay thế linh kiện sau một
khoảng thời gian nhất định nào đó.

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

18



Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

2015

Hình 3. 5: Thay thế linh kiện cho bếp từ định kỳ.

3.4.

Kết luận.

Từ những phân tích về các tính huống nguy hiểm khi sử dụng bếp điện ở trên, ta
có thể rút ra những lưu ý khi sử dụng bếp điện như sau:
 Thường xuyên lau chùi, vẹ sinh bếp sạch sẽ, để bấp tại nơi thoáng mát
tránh ẩm thấp.
 Khi đang nấu: không để dao, đĩa, bát tráng men, nắp lọ, vung nồi bằng
sắt lên mặt bếp do các vật dụng sẽ dẫn nhiệt và nóng lên rất nhanh, gây
nguy hiểm.
 Không dịch chuyển bếp khi đang nấu.
 Không để thức ăn hoặc nước thấm vào mạch điện của bếp.
 Tuyệt đối không sờ tay vào mặt bếp khi đang hoặc sau khi nấu vì nhiệt
độ từ nồi có thể gây bỏng. Phải chỉnh nhiệt độ tự tắt vì bếp không có chế
độ tự tắt khi thức ăn chín. Khi nấu phải đặt nồi trong phạm vi quy định
rồi mới bật công tắc điện.
 Không sử dụng bếp từ ở những nơi dễ cháy và gần chất gây nổ.
 Kiểm tra thiết bị kết nối bên ngoài, nếu xảy ra hiện tượng rò rỉ phải thay
thế hoặc đấu lại nguồn dẫn điện.
 Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị bên trong để có biện pháp xử
lí kịp thời.

 Nghiêm cấm trẻ em đến gần nguồn có dòng điện sẽ gây nguy hiểm vì
tính táy máy của trẻ em rất lớn.

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

19


2015

Tiểu luận: Phân tích các vấn đề an toàn điện khi sử dụng bếp từ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] />7n+b%E1%BA%BFp+t%E1%BB%AB&biw=1366&bih=677&source=lnms&tbm=
isch&sa=X&ved=0ahUKEwiEgaDdvsvJAhVje6YKHUaXDokQ_AUIBigB#imgrc,
truy nhập lần cuối ngày 07/12/2015.
[2] />rja&uact=8&ved=0ahUKEwjNut3RwMvJAhXCGaYKHRPeA0oQFggcMAA&url
=http%3A%2F%2Fsuabeptutainha.com%2Fbep-tu-cau-tao-va-nguyen-ly-hoatdong%2F&usg=AFQjCNHc8xifyw0B1gxZxMywSo7EytD2Sg&sig2=HZgv2_9Av
b_gIWv50WWd5A&bvm=bv.109332125,d.dGY,

truy

nhập

lần

cuối

ngày


07/12/2015.
[3] truy nhập lần cuối ngày
07/12/2015.
[4] />rja&uact=8&ved=0ahUKEwiblOz8wMvJAhWHJKYKHd2_Bu4QFggcMAA&url=
http%3A%2F%2Fbep.vn%2Fc%2Fluu-y-de-su-dung-bep-tu-antoan.html&usg=AFQjCNEy6RDqTFOd_OB1lFUm7ogfGGDCQ&sig2=uSkMQZMUZzR0l3g0IcDbXg&bvm=bv.109332125,d.dGY,

truy

nhập lần cuối ngày 07/12/2015.

Phan Minh Khuê – 20121932 – KT ĐTTT 10 – K57

20



×