Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

GIẢNG dạy TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI nước NGOÀI nói TIẾNG ANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
----------

BẠCH THANH MINH

GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NÓI TIẾNG ANH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
----------

BẠCH THANH MINH

GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NÓI TIẾNG ANH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Việt Nam học
Mã số : 60220113

Người hướng dẫn khoa học


PGS.TS Trần Xuân Mai
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Tốt nghiệp Thạc sỹ Việt Nam học với đề tài
“Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói tiếng Anh bằng phương pháp
giao tiếp” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các trích dẫn nêu trong luận văn này là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2016
Tác giả luận văn

Bạch Thanh Minh

- iii -


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Trường Đại học Quốc
tế Hồng Bàng, Viện đào tạo sau đại học, nơi đón nhận và nâng dỡ tơi trong suốt q
trình học tập và tạo điều kiện cho tơi nghiên cứu đề tài này. Tôi đặc biệt cám ơn
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng – nguyên Hiệu trưởng nhà trường và PGS.TS Trần
Xuân Mai, những người thầy đã tận tình hướng dẫn tơi để tơi hồn thành luận văn
theo đúng thời gian quy định. Tôi cũng xin cám ơn PGS.TS Phan An, PGS.TS Phan
Huy Xu…, những người thầy đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để luận văn phong

phú, chuẩn mực hơn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn Quý GS.TS, các Thầy Cơ đã tận tình cung
cấp những tri thức q báu cho chúng tơi trong suốt q trình học tập tại lớp Cao
học Việt Nam học 1, khóa 1 của nhà trường. Tôi cũng xin cám ơn tất cả các bạn học
viên cùng lớp ln khích lệ động viên tơi để tơi có được kết quả ngày hơm nay.
Do sự hiểu biết của tơi có hạn nên nội dung Luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong nhận được sự hướng dẫn góp ý của Q Thầy, Cơ.
Chân thành cảm ơn !
Tác giả luận văn

Bạch Thanh Minh

- iv -


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CLB

Giải thích
Câu lạc bộ

Trang
Nhiều trang

ĐH&THCN

Đại học và trung học chuyên nghiệp


GS.NGND

Giáo sư – Nhà giáo nhân dân

Nhiều trang

Giáo sư – Tiến sỹ

Nhiều trang

GS.TS
HN
PGS.TS
NXB

Hà Nội

100

100

Phó giáo sư – Tiến sỹ

Nhiều trang

Nhà xuất bản

100,101,102


NGND

Nhà giáo Nhân dân

THPT

Trung học phổ thơng

Nhiều trang

Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều trang

Tiến sỹ

Nhiều trang

Ủy ban nhân dân

Nhiều trang

UNESCO

United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization (Tổ chức văn hóa, khoa
học, giáo dục, Liên hiệp Quốc )

Nhiều trang


ĐHQGHN

Đại Học Quốc Gia Hà Nội

2

HUFLIT

Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học TP.HCM

2

BCH-TƯ

Ban Chấp Hành – Trung Ương

9

ASEAN

Hiệp hội những Quốc Gia Đông Nam Á

96

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

96


NCS

Nghiên cứu sinh

VNH

Việt Nam Học

62

Giáo Dục và Đào Tạo

92

TP.HCM
TS
UBND

GD&ĐT

112

Nhiều trang

-v-


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số bảng

Tên bảng

Trang

1

Danh mục chữ viết tắt

v

2

Danh mục các bảng biểu

vi

3

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

vii

1.1
1.2

Bảng so sánh phương ngữ
Bảng so sánh một số từ thông dụng tại các vùng
trong phương ngữ tiếng Việt


24
25

1.3

Biểu đồ dạy bốn kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết

39

2.1

Sự khác nhau về cách dùng thì và chia động từ

48

2.2

2.3

2.4
3.1

Bảng thống kê tỷ lệ các dạng bài tập trong sách
dạy tiếng Việt được khảo sát
Bảng thống kê chi tiết phân bổ các dạng bài tập
theo chủ đề

Bảng khảo sát học viên tại Trường Đại Học
Quốc Tế Hồng Bàng

Bảng phân tích SWOT

- vi -

60

61

63
96


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hình

Tên hình

Trang

1.

Tác giả và các học viên học tiếng Việt

104

2

Các giáo sinh người nước ngồi theo học khóa bồi

dưỡng Tiếng Việt tại Trung Tâm Ngôn Ngữ Quốc Tế
Hồng Bàng

104

3

Danh sách học viên nước ngoài học tiếng Việt tại
Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng.

105

4

Giao tiếp giữa thầy và trò trong giờ học.

106

5

Giảng bài trên lớp

106

6

Giao tiếp trong giờ học

107


7

Giáo trình dạy tiếng Việt

107

8

Giáo trình dạy tiếng Việt

108

9

Giáo trình dạy tiếng Việt

108

10

Giao tiếp tiếng Việt qua ngữ cảnh

109

11

Giao tiếp tiếng Việt qua ngữ cảnh

109


12

Giao tiếp tiếng Việt qua ngữ cảnh

110

13

Dạy viết tiếng Việt

110

14

Giao tiếp trực tiếp

111

15

Giao tiếp trong giờ học

111

16

Giao tiếp trên lớp

112


17

GS.TS.NGND Đinh Văn Đức phát biểu tại lễ bế
giảng khóa học

112

18

Lễ bế giảng khóa học

113

19

Hình ảnh vui nhộn trong sách Giáo khoa

113

20

Giao tiếp trên lớp học

114

21

Giao tiếp trực quan

114


- vii -


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................ vii
MỤC LỤC ................................................................................................................. viii
TĨM TẮT ..................................................................................................................xii
ABSTRACT .............................................................................................................. xiii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 2

3.

Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 3

4.


Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3

4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài........................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
5.

Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .......................................................... 3

6.

Đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4

7.

Bố cục của luận văn .............................................................................................. 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................... 6
1.2. Tổng quan về Tiếng Việt ........................................................................................ 6
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của tiếng Việt ..................................................... 6
1.4. Văn hóa ................................................................................................................... 9

- viii -


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

1.5. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa ............................................................... 10
1.6. Văn hóa giao tiếp .................................................................................................. 12

1.6.1. Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam ........................................................... 12
1.6.2. Tiếng Việt và văn hóa giao tiếp của người Việt Nam..................................... 13
1.6.3. Tính cộng đồng trong văn hóa giao tiếp của người Việt................................. 15
1.7. Về cách thức giao tiếp của người Việt Nam ........................................................ 15
1.8. Hệ thống nghi thức lời nói của người Việt rất phong phú ................................... 16
1.9. Đặc điểm của Tiếng Việt ...................................................................................... 17
1.9.1. Chữ viết của tiếng Việt ................................................................................... 17
1.9.2. Đặc điểm loại hình .......................................................................................... 18
1.9.3. Đặc điểm từ vựng ............................................................................................ 19
1.9.4. Đặc điểm ngữ pháp ......................................................................................... 20
1.9.5. Tục ngữ ca dao ................................................................................................ 29
1.9.6. Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt ........................................................................... 30
1.9.6.1. Âm tiết tiếng Việt khơng có hiện tượng nốì âm........................................... 32
1.9.6.2. Âm tiết tiếng Việt mang tính biểu hiện ý nghĩa ........................................... 32
1.10. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................... 33
Tiểu kết ........................................................................................................................ 40
CHƯƠNG 2: CÁC NGUYÊN TẮC DẠY TIẾNG VIỆT NHƯ LÀ MỘT NGOẠI
NGỮ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ................................................................. 42
2.1. Sự khác nhau về ngữ âm và ngữ điệu .................................................................. 42
2.1.1. Sự khác nhau về ngữ âm.................................................................................. 42
2.1.2. Sự khác nhau về thanh điệu ............................................................................ 44
2.2. Sự khác nhau về ngữ điệu..................................................................................... 45
2.2.1. Sự khác nhau cơ bản về ngữ pháp................................................................... 46

- ix -


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

2.2.2. Sự khác nhau về trật tự từ ............................................................................... 46

2.2.3. Sự khác nhau về xưng hơ ................................................................................ 46
2.2.3.1. Sự khác nhau về cách dùng thì và chia động từ ........................................... 48
2.3. Một số lỗi thường gặp của học viên nước ngoài khi học tiếng Việt .................... 49
2.3.1. Những sự nhầm lẫn khi dùng từ ...................................................................... 49
2.3.2. Dạng câu hỏi “đâu” và “ở đâu" ....................................................................... 52
2.4. Quan hệ và ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng trật tự từ và hư từ .................. 53
2.4.1. Dùng sai trật tự từ trong phạm trù sở hữu ....................................................... 54
2.4.2. Dùng sai trật tự từ của các chỉ định từ ............................................................ 54
2.4.3. Dùng sai trật tự từ các các định ngữ của danh từ ............................................ 54
2.5. Phạm trù thì (Tense) ............................................................................................. 55
2.5.1. Các từ “ đã”,“đang”, “sẽ ” biểu thị tình thái liên quan đến thì: ...................... 55
2.5.1.1. Các từ “ đã”, “đang”, “sẽ” theo quan điểm của người nói ........................... 55
2.5.1.2. Ý nghĩa thời gian được đánh dấu bằng trạng từ và trạng ngữ thời gian ...... 55
2.5.2. Thứ tự từ ngữ có thể biểu hiện ý nghĩa thời gian ............................................ 55
2.6. Thể bị động (Passive voice ) ................................................................................ 56
2.7. Khảo sát bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và khảo
sát học viên tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng ........................................ 58
Tiểu kết ........................................................................................................................ 66
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP VÀO VIỆC GIẢNG DẠY
TIẾNG VIỆT ........................................................................................................ 68
3.1. Giảng dạy tiếng Việt bằng phương pháp giao tiếp cho người nước ngoài .......... 68
3.1.1. Phương pháp giáo dục truyền động (transaction) ............................................. 69
3.2. Các bước tiến hành học ngôn ngữ theo phương pháp giao tiếp : ......................... 71
3.2.1. Qui trình thực hiện phương pháp giao tiếp........................................................ 75
3.3. Áp dụng phương pháp giao tiếp để dạy phát âm tiếng Việt ................................. 75

-x-


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp


3.3.1. Dạy ngữ pháp bằng phương pháp giao tiếp. ................................................... 77
3.3.2. Dạy kỹ năng nghe - nói theo phương pháp giao tiếp ...................................... 79
3.4. Dạy kỹ năng đọc và viết theo phương pháp giao tiếp .......................................... 87
3.5. Những ưu điểm của phương pháp giao tiếp ......................................................... 91
3.6. Những đề xuất cho việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bằng phương
pháp giao tiếp...................................................................................................... 92
Tiểu kết ........................................................................................................................ 97
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 100
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 103

- xi -


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGỒI NĨI TIẾNG ANH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP

Tóm tắt
Người nước ngồi học tiếng Việt khơng chỉ để biết và sử dụng tiếng việt mà
cịn muốn thơng qua việc học tiếng Việt để hiểu thêm về con người Việt Nam và
cả những biểu hiện văn hóa được phản ảnh qua tiếng Việt. Dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài thực chất là truyền bá văn hóa Việt. Người dạy tiếng Việt là
người đại diện cho nền văn hóa Việt Nam cho nên họ khơng chỉ có kiến thức,
năng lực sư phạm mà cịn phải có nhân cách và lịng tự hào dân tộc. Tiếng nói đâu
chỉ đơn thuần là vốn quý, mà còn là tượng trưng cho bản sắc nòi giống của mình.
Một dân tộc có mạnh thì tiếng nói của dân tộc ấy mới sống được. Nhưng tiếng nói
của dân tộc mất, thì dân tộc ấy cũng khơng cịn. Tiếng Việt còn là nhờ tinh thần

bất khuất của dân tộc. Và dân tộc Việt Nam còn là nhờ ở tiếng Việt cịn. Tiếng
Việt quả là một tiếng nói quật cường cho một dân tộc quật cường. Nhiều người
nước ngoài khơng chỉ vì mục đích kinh tế mà vì u thích Việt Nam nên học tiếng
Việt lại càng yêu thích Việt Nam hơn. Tiếng Việt chính là một mơn học tạo ra
năng lực về từ vựng, cung cấp kiến thức về ngôn ngữ cần thiết cho chúng ta, để
chúng ta có thể lĩnh hội cái hay cái đẹp trong văn học. Hơn nữa, “Tiếng Việt là thứ
của cải vô cùng q giá”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Nó cũng chính là
linh hồn của cả dân tộc nhờ đó mà trải qua bao thăng trầm lịch sử bị ngoại xâm,
người Việt Nam ta vẫn giữ được bản sắc dân tộc mình”.
Một số ý kiến và gợi ý thú vị trên đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài “ Giảng
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bằng phương pháp giao tiếp”. Tôi tin rằng
với đề tài này sẻ giúp cho học viên thành công trong việc của họ.

- xii -


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

ABSTRACT
The foreigners study Vietnamese not only for the purpose of understanding and
using it but they also want to know more about the Vietnamese people together with
their cultural characteristics reflected in the Vietnamese language. Teaching
Vietnamese to foreigners is in reality to propagate the Vietnamese culture. The
persons who teach Vietnamese culture; therefore, they must not only be welllearned, have pedagogical ability but also have human dignity and a national pride.
Language is not only a highly valuable property but also a symbol of its racial
charater. A language can only survive if its people are strong. And a people will
perish if their language ceases to exist. The survial of the Vietnamese language is
due to the indomitable spirit of the Vietnamese people. And the surial of
Vietnamese people owes to their languages. The Vietnamese language is indeed the
unassimilated language of an indomitable people. Many foreigners don’t learn

Vietnamese because of their economic interest but because they hold Vietnam in
high esteem. The Vietnamese language is a subject creating energy for vocabulary,
providing us with necessary language knowledge in order that we can grasp the
beauty and the quintessence of literature. Moreover, “The Vietnamese language is
the most valuable property” as president Ho Chi Minh proclaimed. “It’s also our
people’s souls. Thanks to it, through many ups and downs in the history being
invaded , we, Vietnamese people can preserve our own national identity”.
Some above interesting opinions and suggestions do drive us to choose the
thesis entitled “Teaching the Vietnamese language to the English speaking learners
by the communicative language teaching approach”- which, I believe, helps foreign
language learners successful in their studying.

- xiii -


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam học là một bộ môn khu vực học, trong đó hàm chứa tồn bộ thơng
tin về khu vực như hồn cảnh tự nhiên, văn hố, lịch sử, phong tục, tín ngưỡng tập
qn…, trong đó, yếu tố văn hố đóng vai trị hết sức quan trọng. Văn hoá mỗi quốc
gia, mỗi khu vực được thể hiện rất rõ nét qua ngơn ngữ. Như vậy, văn hố và ngơn
ngữ có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, dạy ngơn ngữ cũng có nghĩa là dạy văn
hố. Việt Nam học ra đời từ nhu cầu của người nước ngồi muốn tìm hiểu đất nước,
con người Việt Nam để duy trì mối quan hệ trong làm ăn, giao lưu, hợp tác, vì vậy
họ học tiếng Việt cũng giống như mình học tiếng nước ngồi vậy. Trong suốt thời
kỳ ngàn năm Bắc thuộc, chúng ta phải dùng chữ Hán, sau đó từ chữ Hán ta chuyển
sang chữ Nơm, rồi từ chữ Nôm chuyển sang chữ Quốc ngữ. Như vậy, chúng ta đã

“dùng đá người để mài dao nhà” mà có tiếng Việt của ngày hôm nay, trong cả hai
phương diện tiếng nói và chữ viết. Rất nhiều người Việt Nam theo học các ngoại
ngữ khác nhau trên thế giới nhưng cũng khơng ít người nước ngồi học tiếng Việt
của chúng ta. Đây là niềm tự hào dân tộc.
Việc dạy tiếng Việt cho người nước ngồi, trong đó có cộng đồng những
người nói tiếng Anh đã diễn ra từ nhiều năm nay. Các thế hệ thầy cô đã khổ công để
trang bị kiến thức tiếng Việt cho các thế hệ học trị. Đây là việc làm rất khó, nếu
khơng có cách làm tốt thì sẽ khơng có hiệu quả cao. Trong thời kỳ hội nhập và phát
triển kinh tế,nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ở Việt Nam đã tăng lên rõ
rệt. Họ học tiếng Việt chủ yếu để làm ăn để nghiên cứu, nhưng có khi cũng từ lý do
rất đơn giản là để giao tiếp, để tìm hiểu, khi đi tham quan, du lịch. Để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao trong dạy và học tiếng Việt, chúng ta phải tích cực đầu tư cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhưng trên hết, phải đầu tư trí tuệ để sẵn sàng làm
tốt cơng việc này. Chúng ta học tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật… là học ngoại
ngữ, thì họ học tiếng Việt cũng chính là học ngoại ngữ vậy. Trong xu thế hiện đại,
người nước ngoài đến Việt Nam học tiếng Việt ngày càng tăng, họ học tiếng Việt
với nhiều mục đích khác nhau:
- Để giao tiếp trong đời thường: Người học là khách du lịch, tham quan hoặc

-1-


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

làm công tác trao đổi văn hóa giáo dục, họ cư trú ở Việt Nam trong thời gian ngắn.
- Để giao tiếp trong sản xuất kinh doanh: Học viên thường là các doanh nhân,
các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu thị trường hoặc đầu tư, làm ăn ở Việt Nam
ngắn hoặc dài hạn.
- Học tiếng Việt để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, văn học, ngôn ngữ, kinh tế
Việt Nam… . Học viên là những sinh viên, nghiên cứu sinh, nhân viên của các tổ

chức Quốc Tế, Chính Phủ và Tư nhân đến từ nước ngoài như Úc, Nhật, Mỹ, Anh…
Tất cả các đối tượng trên đều có mục đích và nhu cầu riêng khi học tiếng
Việt. Chúng tôi thiết nghĩ, dù là tiếng Việt dùng trong giao tiếp, du lịch, kinh tế hay
khoa học cũng đều là tiếng Việt văn hóa, cần phải tuân theo những chuẩn mực nhất
định. Chúng ta không xem nhẹ bất cứ ngôn ngữ chuyên ngành nào trong giảng dạy
tiếng Việt. Người ta nói rằng ngơn ngữ là sản phẩm, cũng là biểu hiện bản sắc của
một nền văn hóa. Ngơn ngữ Việt là phương tiện hữu hiệu đầu tiên để văn hóa Việt
Nam giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới. Đó chính là lý do chúng tôi
quyết định chọn đề tài: “Giảng dạy Tiếng Việt cho người nước ngồi nói tiếng
Anh bằng phương pháp giao tiếp”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho tới nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu được cơng bố trong hệ thống
các đề tài giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngồi bằng phương pháp giao tiếp,
trong đó điển hình là: “Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”
của Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQGHN). “Giảng dạy tiếng
Việt như một ngoại ngữ” của GS Phan Văn Giưỡng. “Vấn đề dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài” của Nguyễn Văn Huệ (tham luận trong hội thảo khoa học toàn
quốc do Trường đại học Sài Gòn, Trường đại học HUFLIT tổ chức 2010), v.v…
Đây là những cơng trình đề cập khá chun sâu về việc dạy tiếng Việt theo
phương pháp giao tiếp. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía
cạnh khác nhau, cung cấp cho ta nhiều ý kiến để tham khảo. Tất cả những cơng
trình nghiên cứu trên là cơ sở, nền tảng giúp cho việc nghiên cứu đề tài của chúng
tơi được thuận lợi.
Nhìn chung, các cơng trình này đã đi sâu nghiên cứu về việc dạy tiếng Việt

-2-


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp


cho người nước ngoài. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ khái quát về những điểm
chung trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, chưa đi sâu tìm hiểu cụ thể
những biểu hiện trong văn hóa ứng xử, cách dung câu từ trong giao tiếp của người
Việt hoặc sự khác biệt của cấu trúc, văn phạm sử dụng trong giao tiếp. Tất cả
những nội dung này được phương pháp giao tiếp hay còn gọi là tiến trình giao
tiếp, thỏa mãn đầy đủ và thực tế nhất so với các phương pháp dạy Tiếng khác. Vì
vậy, tác giả luận văn đã tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của những cơng
trình đi trước và phát triển, đề xuất thêm những lãnh vực chính yếu như: Ảnh
hưởng của văn hóa trong ngơn ngữ, phương pháp dạy các kỹ năng trong giao tiếp,
đặt biệt là kỹ năng nói và nghe, cũng như mơi trường học v.v… đối với phương
pháp giao tiếp trong việc dạy tiếng Việt cho cộng đồng người nói tiếng Anh.
Phải nói rằng kết quả của các cơng trình nghiên cứu trên là những tài liệu
quý giá để tác giả luận văn kế thừa và phát triển trong quá trình thực hiện đề tài của
mình.
3. Mục đích nghiên cứu

-

Tìm hiểu tính khoa học và tính ưu việt cũng như sự phát triển của phương

pháp giao tiếp so với các phương pháp khác trong việc giảng dạy tiếng Việt,
-

Áp dụng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy tiếng Việt tại TP.HCM nói

chung và tại Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng nói riêng, trong thời kỳ hội nhập
của đất nước ta.
4. Đối tượng nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
-

Một số phương pháp giảng dạy tiếng Việt đã và đang áp dụng hiện nay:
 Phương pháp văn phạm - phiên dịch (The Grammar-Translation Method)
 Phương pháp trực tiếp (The Direct Method)
 Phương pháp nghe – nói (Audiolingual Method)
 Phương pháp giao tiếp (Community Language Learning / Communcative
Approach).

-

Lớp học tiếng Việt của học viên nước ngoài tại Trường Đại học Quốc tế
Hồng Bàng.

-3-


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

-

Một số giáo trình tiếng Việt dạy cho người nước ngoài tiêu biểu đang được

giảng dạy tại Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng và một số trung tâm dạy tiếng
Việt tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Chúng tơi tập trung nghiên cứu đề tài tại thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là


tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Chú trọng đến trình độ tiếp cận ban đầu
của học viên trong việc học tiếng Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

Phương pháp phân tích lí thuyết, ở đó xác định sự thống nhất giữa giáo trình và
nội dung lý thuyết gỉang dạy (có dẫn chứng và so sánh).
-

Phương pháp thu thập và xử lý thơng tin

-

Phương pháp phân tích thực nghiệm xã hội học về việc sử dụng giáo trình,

tiến trình dạy tiếng Việt trong một lớp học.
-

Phương pháp đối chiếu so sánh

-

Phương pháp chuyên gia

-

Phương pháp SWOT.

-


Tài liệu được sử dụng từ nhiều nguồn: Sách tham khảo, tên các trang mạng,

khảo sát và phỏng vấn một số học viên trong lớp học tiếng Việt.
6. Đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn trình bày về cơ sở khoa học áp dụng phương pháp giảng dạy tiếng
Việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh. Sau khi khảo sát một số giáo trình dạy
tiếng Việt vốn đã và đang được áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời
phỏng vấn một số học viên trong lớp học tiếng Việt.Chúng tôi nghiên cứu và đề
nghị bổ sung thêm một số phương thức quan trọng trong việc dạy và học Tiếng Việt
nhằm đem lại kết quả tốt nhất trong công tác giảng dạy Tiếng Việt hầu đáp ứng
được yêu cầu của ngường học, trong thời kỳ phát triển và hội nhập của đất Nước ta.
Chúng tôi cũng hy vọng rằng luận văn này đáp ứng được cả về lí thuyết và thực
hành trong việc dạy và học tiếng Việt.

-4-


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp
7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương
như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chương 2: Các nguyên tắc dạy tiếng Việt như là một ngoại ngữ cho người
nước ngoài.
- Chương 3: Ứng dụng phương pháp giao tiếp vào việc giảng dạy Tiếng Việt
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


-5-


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Tổng quan về Tiếng Việt
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường, nhánh Mơn-Khmer
của họ ngơn ngữ Nam Á, là một họ ngơn ngữ đã có từ rất xưa trên một khu vực
rộng lớn của Đông Nam Châu Á, vùng này thời cổ là một trong những trung tâm
văn minh trên thế giới.
Ví dụ:
Trong tiếng Việt, có từ “tay” thì từ tương đương trong tiếng Mường là
“thay”, trong tiếng Khmer nghe như “tai”.
Tiếng Việt có mối quan hệ xa xưa với nhóm Thái.
Ví dụ:
Những từ gà, vịt, đồng, rẫy…được chứng minh là cùng gốc với những từ
tương đương trong nhóm tiếng Thái.
Phần lớn những ngôn ngữ của các dân tộc thuộc khối cộng đồng Việt Nam
đều sinh ra từ một cội nguồn chung xa xưa. Từ cội nguồn ấy, tiếng Việt đã có q
trình phát triển riêng trong xã hội của người Việt, là một xã hội sớm đạt tới trình độ
tổ chức khá cao, với một nền văn minh tương đối hoàn chỉnh. Trải qua giai đoạn
này, tiếng Việt đã thành một ngơn ngữ thống nhất và nó có bản sắc của nó. Bản sắc
ấy khá vững bền, nó tiếp tục phát huy ở giai đoạn sau, giai đoạn của sự tiếp xúc
ngôn ngữ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển tiếng Việt

 Tiếng Việt ở giai đoạn dùng chữ Hán
Chữ Hán còn gọi là chữ Nho, chữ Trung Quốc, là một dạng chữ viết biểu ý
của tiếng Trung Quốc. Chữ Hán có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước
lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tại các quốc gia
này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở
từng nước. Cũng như các chữ viết khác trên thế giới, chữ Hán được hình thành từ

-6-


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

các nét vẽ miêu tả các sự vật hiện tượng xung quanh con người. Nhưng khác ở đây
là chữ Hán đã chọn một cách phát triển không giống các chữ viết khác trên thế giới.
Với các chữ viết khác trên thế giới, khi xã hội phát triển, con người đã đơn giản các
nét vẽ và dùng các nét đó để thể hiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của các
dân tộc họ. Cịn với chữ Hán, nó vẫn giữ lại ý nghĩa tượng hình ban đầu của chữ và
dùng các phép tạo chữ khác để tạo nên các chữ có ý nghĩa trừu tượng. Chính vì thế,
chữ tượng hình mặc dù chiếm một phần khơng lớn trong chữ Hán, nhưng lại có tầm
quan trọng rất lớn trong hệ thống chữ Hán.
Trong suốt thời gian Bắc thuộc, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng
Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt đã chấp nhận ngơn ngữ mới đó
song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng
Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt.
Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển
của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của
tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó.
Năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngơ Quyền, người Việt đã giành
độc lập và khơng cịn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn đậm
ảnh hưởng của tiếng Hán. Sang thời kỳ tự chủ chữ Hán giữ địa vị là văn tự chính

thức nhưng cách đọc đã phát triển theo hướng riêng, khác với sự phát triển tiếng
Hán ở Trung Quốc. Sang thời Hậu Lê, Hàn Thuyên đã sáng tạo ra chữ Nôm
 Tiếng Việt ở giai đoạn dùng chữ Nôm
Sự tiếp xúc ngơn ngữ Việt-Hán đã diễn ra cả nghìn năm dưới chế độ đô hộ
của phong kiến Trung Hoa. Suốt giai đoạn này, chữ Hán giữ địa vị rất quan trọng.
Nó được dùng trong hành chính, tế lễ, học thuật, thơ văn. Chữ Nôm là một thứ chữ
được tạo ra theo nguyên tắc và trên cơ sở của chữ Hán. Chữ Nôm xuất hiện vào
khoảng thế kỷ IX-X, nhưng mãi đến thế kỷ XIII-XV mới có thơ phú “quốc
âm”,“quốc ngữ” viết bằng chữ Nôm. “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi - tập thơ
này là thành công đầu trong nền văn học viết của tiếng Việt.
Vào cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỳ XIX, trào lưu văn học Nôm phát triển
mạnh với nhiều tác phầm được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Những tác phẩm

-7-


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

như “Chinh phụ ngâm”, “Kim Vân Kiều” (truyện Kiều) đã phản ánh cách đặt câu,
cách làm thơ qua trào lưu văn học Nôm đạt tới trình độ điêu luyện mà vẫn bền
vững, nhuần nhuyễn tính cách Việt Nam.
 Tiếng Việt ở giai đoạn dùng chữ Quốc Ngữ
Chữ quốc ngữ là một thứ chữ được xây dựng theo nguyên tắc ghi âm, bằng
chữ cái La tinh - loại chữ này đã được dùng phổ biến từ rất lâu ở Châu Âu. Đến cuối
thế kỷ thứ XVIII, một số giáo sỹ phương Tây (người Bồ Đào Nha, Pháp) đem
nguyên tắc ấy dùng vào việc ghi âm tiếng Việt, tạo ra một thứ chữ thuận lợi hơn cho
việc ghi chép và truyền đạo. Cố đạo Alexandre De Rhodes là người có cơng trong
việc hồn chỉnh và phổ biến chữ quốc ngữ, ông đã biên soạn từ điển “Việt-BồLatinh” xuất bản ở Rome năm 1651. Tuy nhiên, sự tiếp xúc đó chưa ảnh hưởng sâu
rộng đối với người Việt, nó chỉ có phạm vi sử dụng hạn chế trong những kinh bổn
đạo Thiên Chúa.

Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và đặt ách đô hộ lên nước Việt
Nam, thực thi chính sách đẩy lùi ảnh hưởng của tiếng Nôm (gốc Hán) và từng bước
đưa tiếng Pháp vào thay thế tiếng Việt. Tuy nhiên, tiếng Việt không những khơng bị
thay thế mà cịn chủ động, lựa chọn những cái có lợi cho mình cả về từ vựng lẫn
ngữ pháp.
Từ đầu thế kỷ XX, tiếng Việt đã được dùng trong mọi thể loại văn học, mọi
địa hạt văn hóa, khoa học, kỹ tht, nó phát triển thành ngơn ngữ văn học tồn diện.
Đây là giai đoạn hiện đại hóa tiếng Việt. Ở giai đoạn này, sự phát triển của tiếng
Việt diễn ra mạnh và nhanh, và cũng là giai đoạn sử dụng chữ quốc ngữ thay cho
chữ Nôm.
Trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở đầu thế kỷ thứ XX, một số nhà
nho yêu nước đã nêu việc dùng chữ quốc ngữ lên hàng đầu trong sáu biện pháp của
bản sách lược gọi là Văn Minh Tân Học Sách (1907) và lên tiếng kêu gọi đồng bào
vì tương lai đất nước mà nên dùng thứ chữ tiện lợi ấy. Những tài liệu văn hóa bằng
chữ quốc ngữ do phong trào này phát hành đã được phổ biến khá rộng. Sách báo
chữ quốc ngữ được xuất bản nhiều là từ khoảng 1920 trở về sau.
Không những sách báo công khai mà cả sách báo bí mật cũng dùng chữ quốc

-8-


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

ngữ. Sách báo công khai là những “Nhật trình”, “Tuần san”, “Nguyệt san”, sách
báo bí mật là những tờ báo nhỏ, những tài liệu chính trị của tổ chức như “Công hội
đỏ”, “Nông hội đỏ” những tài liệu quan trọng như “Đường Cách mệnh” của Hồ
Chí Minh, “Luận cương chính trị” của BCH-TƯ Đảng Cộng sản Đông Dương, đã
được truyền trong thời kỳ này.
Trong thời kỳ ấy, văn xuôi tiếng Việt đã thực sự ra đời và được luyện dần
trong các thể loại nghị luận chính trị, xã hội. Cách đặt câu đổi mới, coi trọng tính

chất rõ ràng, khúc chiết hơn là tính chất đối xứng, nhịp nhàng. Những tri thức mới
về chính tri, khoa học đòi hỏi nhiều từ mới phải đưa vào tiếng Việt.
Những từ như: kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng, giai cấp…xuất hiện trong
tiếng Việt từ thời bấy giờ. Văn xuôi nghệ thuật cũng dần dần trở thành phổ biến.
Lúc đầu còn là văn dịch, rồi khoảng từ 1930 về sau, lớp văn sỹ “Tân học” ngày
càng đông, đã sáng tác theo thể loại mới: truyện ngắn, truyện dài, kịch, nói… . Cuối
cùng, văn xi rời bỏ hẳn lối đặt câu biến ngẫu, có xu hướng gần gũi hơn với lời nói
bình thường. “thơ mới” lại càng mạnh dạn hơn, nó phá bỏ những luật lệ khắt khe,
và xích tới gần văn xi.
Trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật thì số lương thuật ngữ mới hoặc gốc
Hán như: tâm, bán kính, ẩn số hoặc gốc Pháp như: A-xít, ơ-xy, mê-tan…đã tăng lên
nhiều, và được bắt đầu truyền bá qua một số cơng trình dịch thuật và biên soạn có
tính chất giáo khoa phổ thơng. Đó là những cơng trình có ý nghĩa quan trọng, do
những nhà khoa học, cũng qua những cơng trình đó mà văn xi khoa học tiếng
Việt hình thành và phát triển nhanh chóng.
Ngày nay, tiếng Việt được dùng bằng chữ quốc ngữ là ngôn ngữ chung, dùng
trong mọi địa hạt giao lưu giữa các thành phần dân tộc, và đặc biệt trong sự xây
dựng và phát triển nền văn hóa và khoa học-kỹ thuật chung của khối cộng đồng dân
tộc Việt Nam.
1.4. Văn hóa
Văn hóa là một khái niệm được hiểu theo nhiều góc độ, ý nghĩa khác nhau.
Do đó, hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Trong giao tiếp, người ta thường quan niệm văn hóa là trình độ học vấn, khi

-9-


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

họ nói “Anh ấy có văn hóa cao” tức là “ Anh ấy có học vấn cao”.

Văn hóa cũng được người ta hiểu là cách ứng xử trong quá trình giao tiếp:
Nếu hành động cử chỉ hoặc lời nói nào đó khơng hợp với cách ứng xử chung trong
cộng đồng, để phê phán người ta thường nói: “Ơ, sao anh ta lại vơ văn hóa đến
thế?”
Có thể nói rằng, cách tiếp cận khái niệm văn hóa hồn tồn phụ thuộc vào
trình độ và q trình nhận thức của con người trong tiến trình phát triển lịch sử.
Hiện nay, nhìn chung, giới khoa học đều nhất trí coi văn hóa là khái niệm chỉ một
phức thể bao gồm cả các sản phẩm vật chất và tinh thần do con người tạo ra. Như
vậy, văn hóa khơng chỉ có các hiện tượng như phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, nghệ
thuật, đạo đức, pháp luật…mà gồm cả những hiện tượng về vật chất như: Đền đài,
cung điện, đình chùa, miếu mạo. Bởi thế, mới có khái niệm văn hóa vật thể và phi
vật thể (tức văn hóa mang tính vật chất và văn hóa mang tính tinh thần, chính xác
hơn là văn hóa được vật thể hóa và tinh thần hóa).
Nói tóm lại, văn hố là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất,
tri thức, và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội mà nó chứa
đựng, ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống
giá trị, truyền thống và đức tin”.
1.5 . Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa
Với ngành Việt Nam học, nhìn từ góc độ giao tiếp thì nét đặc trưng nổi trội
nhất của văn hóa là thái độ hay hành vi ứng xử của con người trong cộng đồng xã
hội. Tạo nên nét đặc trưng này chính là cái giá trị được coi là bản sắc vùng miền,
hay bản sắc dân tộc. Trong đó ngơn ngữ có vai trị hết sức quan trọng nếu khơng
muốn nói là yếu tố quyết định tạo nên bản sắc ấy. Nếu người tham gia giao tiếp
không chú ý tới yếu tố văn hóa trong ngơn ngữ, thì họ khó thành cơng trong giao
tiếp ngơn ngữ đó. Chính vì lí do này, bên cạnh khả năng ngôn ngữ, người học ngoại


- 10 -


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

ngữ (tiếng Việt) phải hiểu ngơn ngữ Việt đó được sử dụng thế nào trong các bối
cảnh văn hóa - xã hội cụ thể.
Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa được xác định một cách cụ thể là “vô
cùng chặt chẽ, tới mức mà ta không thể hiểu và đánh giá đúng được cái này nếu
khơng có kiến thức về cái kia” (Sapir , 1991). Ngơn ngữ là một phần của văn hóa và
văn hóa là một phần của ngơn ngữ, cả hai đan xen nhau để cái nọ không tách khỏi
cái kia mà không mất đi ý nghĩa của ngôn ngữ hay văn hóa.
Ngơn ngữ có nguồn gốc từ văn hóa, văn hóa được phản ánh và chuyển tải bởi
ngơn ngữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ta có thể nói, mối quan hệ giữa ngơn ngữ
và văn hóa là mối quan hệ có tính tương tác qua lại, tác động hỗ trợ lẫn nhau để
cùng phát triển. Nói cách khác, ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải mọi kiến thức,
trong ý nghĩa đó ngơn ngữ là một phần của văn hóa tư duy.
Rõ ràng ngơn ngữ và văn hóa là mối quan hệ có tính phản ánh, văn hóa là nội
dung và ngôn ngữ là phương tiện để mô phỏng nội dung đó. Từ quan điểm trên, có
thể nhận thấy tầm quan trọng của kiến thức văn hóa trong giao tiếp là không thể phủ
nhận. Giáo viên giảng dạy tiếng Việt nhất thiết phải áp dụng phương pháp giao tiếp
trong quá trình dạy và học đồng thời bổ sung các tài liệu giảng dạy có yếu tố văn
hóa để cung cấp cho học viên nước ngồi những thơng tin về ngôn ngữ xã hội mà
họ đang theo học.
Chúng ta đã xác định rằng, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài như dạy một
ngoại ngữ. Để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tiếng Việt, chúng ta cần có
phương pháp giảng dạy khoa học, tích cực, hiệu quả. Dù là phương pháp gì đi nữa,
nếu khơng xuất phát từ những kinh nghiệm quý báu được tích lũy và hệ thống hóa
một cách khoa học, thì khơng thể giúp cho chúng ta trong việc học đạt kết quả tối
ưu. Cho nên việc dạy và học ngoại ngữ cần phải có phương pháp phù hợp. Việc học

ngoại ngữ đã trải qua rất nhiều thay đổi. Trước kia nó được coi là dấu hiệu học thức
của một thiểu số, nội dung chương trình là những thơng tin lựa chọn trong văn
chương, đặt nặng về ngữ pháp – dịch thuật... Ngày nay, việc học mở rộng cho mọi
tầng lớp dân chúng, nó chú trọng đến giao tiếp thông hiểu giữa các dân tộc nhất là
trong giai đoạn hội nhập và phát triển của đất nước ta hiện nay. Chúng ta biết rằng

- 11 -


Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp

ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng nói và viết, được biểu hiện qua các ký hiệu mang
tính vật chất là âm thanh và chữ viết (văn tự). Mọi hoạt động nhận thức của con
người đều tuân theo nguyên lý kế thừa và phát triển. Ngôn ngữ hoạt động với tư
cách là công cụ cho con người tiếp thu cái mới, nâng cao năng lực nhận thức và
kích thích sáng tạo. Trong văn hóa giao tiếp, ngơn ngữ phát triển đổi mới cũng đã
góp phần tạo ra tính dân chủ, bình đẳng, tơn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa mọi
thành viên trong xã hội. Nó tạo nên bộ mặt mới về đời sống tinh thần của người
Việt Nam hiện đại, vừa giữ gìn được những bản sắc của văn hóa truyền thống trong
thời kỳ hội nhập, tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nước ngồi. Trong ngành Việt
Nam học khi nói đến ngơn ngữ khơng thể khơng nói đến văn hóa. Tương tự khi dạy
tiếng Việt chúng ta không chỉ thuần dạy tiếng mà bỏ đi yếu tố quan trọng trong
ngơn ngữ đó là văn hóa.
1.6. Văn hóa giao tiếp
Văn hóa giao tiếp là yếu tố quy định ngôn ngữ giao tiếp, là một khái niệm để
chỉ các hình thức giao tiếp mang tính đặt thù cho hồn cảnh giao tiếp hoặc trình độ
giao tiếp ở những cộng đồng người, thuộc các nhóm nghề nghiệp hoặc xã hội khác
nhau.
Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ
giao tiếp có văn hóa của mỗi thành viên trong xã hội (giao tiếp một cách lịch sự, có

thái độ thân thiện, chân thành, cởi mở, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau) là tổ hợp của
các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử…
1.6.1. Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam
Ta biết rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt được nảy sinh do
nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người. Loài người khác với loài vật ở chỗ
giao tiếp của con người được thực hiện bằng ngơn ngữ, nó hình thành bằng những
phản xạ khơng điều kiện. Loại phản xạ này hoàn toàn khác với loại phản xạ có điều
kiện ở thế giới động vật.
Cùng với tư duy ngơn ngữ được hình thành trong q trình lao động, đã thốt
khỏi tình trạng giao tiếp mang tính bản năng động vật, chuyển sang hình thức giao
tiếp mang tính xã hội. Ở phương diện này ngơn ngữ khơng chỉ đóng vai trị sợi dây

- 12 -


×