Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

dapan ktra L12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.29 KB, 3 trang )

Sở giáo dục và đào tạo
Trường THPT Đội Cấn

KÌ THI KIỂM TRA HỌC KÌ NĂM HỌC 2008
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
I. Phần chung cho cả hai ban ( 5 điểm )
Câu 1 ( 2 điểm )
a. Hai đoạn trích trên thuộc tác phẩm Tuyên ngôn độc lập. Đoạn “ Tất cả….. nhân đạo
và chính nghĩa” nằm ở mở đầu bản tuyên ngôn.
Đoạn “ Một dân tộc………độc lập ấy ” nằm ở phần kết của bản tuyên ngôn. Tác giả là
Hồ Chí Minh.Tác phẩm được soạn vào những ngày cuối tháng 8-1945 tại ngôi nhà số
48 phố hàng Ngang Hà Nội, công bố vào 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình trước sự
chứng kiến của hàng chục vạn đồng bào cách mạng để khai sinh cho nước Việt Nam.
b. Đại ý của bản Tuyên ngôn : tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định quyền, ý
chí và quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân Việt Nam.
• Cách cho điểm :
_ Điểm 2 : Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
_ Điểm 1 : Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
_ Điểm 0 :Hoàn toàn sai lạc.
Câu 2 ( 3 điểm )
a. Yêu cầu về kĩ năng :
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không
mắc lỗi chính tả, dùng từ , ngữ pháp.
a. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra ý kiến riêng của mình và trình bày theo nhiều cách nhưng cần
chân thành, thiết thực, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu được các ý chính sau :
_ Nội dung câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề sống đẹp.
_Hiểu thế nào là sống đẹp? Phân tích các khía cạnh của lối sống đẹp ( lí tưởng đúng
đắn, tình cảm , tâm hồn, trí tuệ cao đẹp, hành động tích cực).Giới thiệu một số tấm
gương sống đẹp.
_ Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống


_ Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.
• Cách cho điểm :
_ Điểm 3 :Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt
_ Điểm 2: Trình bày đựoc một nửa các yêu cầu trên , còn mắc một số lỗi diễn đạt
_ Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề
II. Phần riêng ( 5 điểm )
Câu 3a. Theo chương trình chuẩn ( 5 điểm )
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để phát biểu
cảm nhận về một đoạn thơ trữ tình kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Tây tiến của Quang Dũng, phát hiện và phân
tích để làm nổi bật giá trị nội dung của đoạn thơ : có thể triển khai vấn đề theo nhiều
hướng khác nhau, nhưng cần nêu bật được những nội dung cơ bản sau :
_ Nỗi nhớ một đêm “ hội đuốc hoa” chan hoà màu sắc, âm thanh và rất tình tứ, tâm hồn
lãng mạn, mộng mơ của những người lính trẻ.
_ Cảnh sông nước miền Tây mênh mang mờ ảo như có linh hồn trong gió, trong cây.
_ Nghệ thuật : Bút pháp lãng mạn tài hoa, tả ít gợi nhiều, câu thơ giàu nhạc điệu, điệp
từ, nhân hoá, cảm xúc tinh tế và mãnh liệt.
_ Đánh giá : Với nghệ thuật đặc sắc, đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ cảnh thiên nhiên và con
người miền tây thơ mộng hữu tình, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của nhà thơ, rất
tiêu biểu cho phong cách thơ Quang Dũng.
• Cách cho điểm :
_ Điểm 5 : Đáp ứng các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
_ Điểm 3 : Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
_ Điểm 1 : Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu.
_ Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.
Câu 3b. Theo chương trình nâng cao ( 5 điểm )
a. Yêu cầu về kĩ năng :

Biết làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu đề phát biểu cảm
nhận về một đoạn thơ trữ tình. Kết cấu bài viết chặt chẽ,diễn đạt lưu loát, không mắc
lỗi chính tả , dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu kiến thức :
Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, phát hiện và cảm
nhận được những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật nỗi nhớ sâu nặng nghĩa tình của tác
giả đến với đất và người Tây Bắc. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng
cần nêu được những ý cơ bản sau :
_ Nội dung : Bộc lộ nỗi nhớ da diết , thiết tha khôn nguôi về những miền quê đã từng
qua rồi kết tinh thành triết lí về tình yêu đối với đất.
+ Phát hiện tình yêu riêng trong sáng , cao đẹp có sự chuyển hoá kì diệu thành
chân lí đời sống “ Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương ” .
_ Nghệ thuật : Có sự kết hợp tả thực với suy tưởng bộc bạch tâm tình ( câu đầu ) với
chiêm nghiệm triết lí ( các câu sau ) : phép điệp “ nhớ ”, phép đối xứng “khi ta ở, khi ta
đi”, câu hỏi tu từ “ nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương”, bút pháp sáng tạo hình ảnh
để gợi ca tình yêu nam nữ trong sáng hoà chung tình yêu đất nước , nhân dân.
_ Đánh giá : Với nghệ thuật đặc sắc, đoạn thơ trên thể hiện được nỗi nhớ tha thiết, cao
đẹp đến với thiên nhiên và con người Tây Bắc nay đã trở thành kỉ niệm sâu nặng trong
lòng người. tình cảm, cảm xúc đựoc nâng lên thành những suy ngẫm triết lí mà không
khô khan rất tiêu biểu cho phong cách thơ Chế Lan Viên.
• Cách cho điểm :
_ Điểm 5 : Đáp ứng các yêu cầu nêu trên, còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
_ Điểm 3 : Trình bày được một nửa các yêu cầ trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
_ Điểm 1 : Phan tíhc sơ sài , diễn đạt yếu.
_ Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.
Hết

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×