Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng thự vật đến quá trình nhân nhanh in vitro cây đinh lăng lá nhỏ (polyscias fructicosa (l ) harms)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGUYỄN THỊ THÙY DƢƠNG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐIỀU HÒA SINH
TRƢỞNG THỰC VẬT ĐẾN QUÁ TRÌNH NHÂN NHANH IN VITRO
CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ (Polyscias fructicosa (L.) Harms)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính qui
: Công nghệ sinh học
: CNSH&CNTP
: 2011 - 2015
: 1. ThS. Vũ Hoài Sâm
2. TS. Nguyễn Văn Duy

Thái Nguyên, năm 2015


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, bạn bè và
người thân.
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ sinh học và Công
nghệ thực phẩm cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến
thức, kĩ năng quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Vũ Hoài Sâm, TS. Nguyễn Văn
Duy và TS. Nguyễn Văn Khiêm đã tận tình hướng dẫn và động viên em trong suốt
quá trình làm khóa luận.
Em xin được cảm ơn các anh chị Bộ môn Giống và Công Nghệ Sinh Học Trung tâm Nghiên cứu Trồng và Chế biến cây thuốc Hà Nội - Viện Dược Liệu, Ban
giám đốc Trung tâm, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình làm
khoá luận.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã luôn
bên cạnh động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Em xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Dƣơng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các nguyên tố đa lượng và dạng sử dụng chính .......................................20
Bảng 4.1: Kết quả ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi Đinh lăng in vitro
(30 ngày) ...................................................................................................38

Bảng 4.2: Kết quả ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh chồi Đinh lăng in vitro
(30 ngày)....................................................................................................40
Bảng 4.3: Kết quả ảnh hưởng của kinetin đến khả năng nhân nhanh chồi Đinh lăng in vitro
(30 ngày) ....................................................................................................42
Bảng 4.4: Kết quả ảnh hưởng của loại, hàm lượng Cytokinin tốt nhất tới khả năng
nhân nhanh chồi Đinh lăng in vitro (45 ngày, 60 ngày) ...........................44
Bảng 4.5: Kết quả ảnh hưởng của tổ hợp BAP và IBA đến khả năng nhân nhanh
chồi Đinh lăng in vitro (45 ngày) .............................................................45
Bảng 4.6: Kết quả ảnh hưởng của tổ hợp BAP và NAA đến khả năng nhân nhanh
chồi Đinh lăng in vitro (45 ngày) .............................................................47
Bảng 4.7:Kết quả ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo cây Đinh lăng hoàn chỉnh
(30 ngày) ...................................................................................................50
Bảng 4.8:Kết quả ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo cây Đinh lăng hoàn chỉnh
(30 ngày) ...................................................................................................51
Bảng 4.9: Kết quả ảnh hưởng của tổ hợp IBA và kinetin đến khả năng tạo cây Đinh
lăng lá nhỏ hoàn chỉnh (45 ngày) .............................................................53
Bảng 4.10: Kết quả ảnh hưởng của tổ hợp IBA và BAP đến khả năng tạo cây Đinh
lăng lá nhỏ hoàn chỉnh (45 ngày) .............................................................55
Bảng 4.11: Kết quả đánh giá hiệu quả các công thức tạo rễ in vitro đến tỷ lệ sống
của cây khi đưa ra điều kiện ex vitro ........................................................58


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hình ảnh các loài Đinh lăng có ở Việt Nam ...............................................5
Hình 2.2: Một số hình ảnh nhận dạng cây Đinh lăng lá nhỏ ......................................7
Hình 4.1: Mẫu lấy từ cây in vivo ...............................................................................39
Hình 4.2: Chồi Đinh lăng tái sinh sau 30 ngày nuôi cấy ..........................................39
Hình 4.3: Ảnh chồi Đinh lăng nhân nhanh khi bổ sung hàm lượng BAP ở các công

thức thí nghiệm (chụp sau cấy 30 ngày) ...................................................41
Hình 4.4: Ảnh chồi Đinh lăng nhân nhanh khi bổ sung hàm lượng kinetin ở các công
thức thí nghiệm (chụp sau cấy 30 ngày) ...................................................43
Hình 4.5: Cụm chồi trên CT3 ....................................................................................46
Hình 4.6: Cụm chồi trên CT4 ....................................................................................46
Hình 4.7: Chồi Đinh lăng được cấy hàng loạt để tạo cụm chồi trên môi trường: MS
+ 2,5 mg/l BAP + 0,4 mg/l IBA ...............................................................46
Hình 4.8: Ảnh chồi Đinh lăng nhân nhanh khi kết hợp BAP và NAA ở các công
thức thí nghiệm (chụp sau cấy 45 ngày) ...................................................48
Hình 4.9: Rễ chùm trên môi trường bổ sung NAA (ảnh chụp 45 ngày sau cấy) ......50
Hình 4.10: Trạng thái rễ CT 3: MS + 1 mg/l BAP (chụp sau cấy 30 ngày) .............52
Hình 4.11: Trạng thái rễ CT 6: MS + 2,5 mg/l BAP (chụp sau cấy 45 ngày) ..........52
Hình 4.12: Hình thái rễ CT2 (chụp sau cấy 45 ngày) ...............................................54
Hình 4.13: Hình thái rễ CT3 (chụp sau cấy 45 ngày) ...............................................54
Hình 4.14: Cây hoàn chỉnh trên 2 công thức tốt nhất (CT3: trái và CT4: phải) (Ảnh
chụp sau cấy 45 ngày) ..............................................................................56
Hình 4.15: Cây từ CT 3 (chụp sau ra cây 1 tháng) ...................................................58
Hình 4.16: Cây từ CT 3 (chụp sau ra cây 2 tháng) ...................................................58


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BAP

: 6-Benzylaminopurine

Cs


: Cộng sự

CT

: Công thức

CV

: Coeficient of Variation

ĐC

: Đối chứng

IBA

: Indole butyric acid

Kinetin

: 6-Furfurylaminopurine

LSD

: Least Singnificant Difference Test

MS

: Murashige & Skoog (1962)


MT

: Môi trường

NAA

: α-naphthalene acetic acid

Zeatin

: 6-(4-hydoxy-3methylbut-2enyl)


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 4
2.1. Giới thiệu về chi Đinh lăng ..................................................................................4
2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố ..................................................................................4
2.1.2. Vị trí phân loại ..................................................................................................4
2.1.3. Các loài thuộc chi Polyscias có ở Việt Nam .....................................................4
2.2. Giới thiệu về cây Đinh lăng lá nhỏ ......................................................................6

2.2.1. Mô tả .................................................................................................................6
2.2.2. Phân bố, sinh thái ..............................................................................................7
2.2.3. Bộ phận sử dụng................................................................................................8
2.2.4. Thành phần hóa học ..........................................................................................8
2.2.5. Tác dụng dược lý [2] .........................................................................................8
2.2.6. Tính vị và công dụng.........................................................................................9
2.2.7. Nhu cầu sử dụng và khả năng sản xuất Đinh lăng hiện nay ...........................10
2.3. Tổng quan về nuôi cấy mô tế bào ......................................................................12
2.3.1. Khái niệm ........................................................................................................12
2.3.2. Cơ sở lý luận của phương pháp nhân giống in vitro .......................................12
2.3.3. Ý nghĩa, ưu và nhược điểm của phương pháp nhân giống in vitro.................14
2.3.4. Quy trình nhân giống in vitro ..........................................................................17
2.3.5. Ứng dụng của nhân giống in vitro trong nhân giống cây thuốc......................18
2.3.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô tế bào thực vật .............19
2.4. Tình hình nghiên cứu về cây Đinh lăng lá nhỏ trên thế giới và Việt Nam ........23


vi

2.4.1. Tình hình nghiên cứu về cây Đinh lăng lá nhỏ trên thế giới...........................23
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về cây Đinh lăng là nhỏ ở Việt Nam ...........................25
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 30
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................30
3.1.1. Đối tượng ........................................................................................................30
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................30
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................30
3.2.1. Địa điểm ..........................................................................................................30
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................30
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................30
3.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng tái sinh

in vitro Đinh lăng lá nhỏ. ..........................................................................................30
3.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến
khả năng nhân nhanh in vitro Đinh lăng lá nhỏ. .......................................................30
3.3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến
khả năng tạo cây Đinh lăng lá nhỏ hoàn chỉnh. ........................................................31
3.3.4. Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả các công thức tạo rễ in vitro đến tỷ lệ sống của
cây khi đưa ra điều kiện ex vitro ...............................................................................31
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................31
3.4.1. Phương pháp tạo mẫu vô trùng .......................................................................31
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................31
3.4.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm .................................................................32
3.4.4. Phương pháp đánh giá .....................................................................................36
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................37
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 38
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng tái sinh in vitro
Đinh lăng lá nhỏ. .......................................................................................................38
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến khả
năng nhân nhanh in vitro Đinh lăng lá nhỏ. ..............................................................40
4.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng nhân nhanh in
vitro Đinh lăng lá nhỏ. ..............................................................................................40


vii

4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ kinetin đến khả năng nhân nhanh in vitro
Đinh lăng lá nhỏ. .......................................................................................................42
4.2.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp BAP và IBA đến khả năng nhân
nhanh in vitro Đinh lăng lá nhỏ.................................................................................45
4.2.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp BAP và NAA đến khả năng nhân
nhanh in vitro Đinh lăng lá nhỏ.................................................................................47

4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến khả
năng tạo cây Đinh lăng lá nhỏ hoàn chỉnh. ...............................................................49
4.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng tạo cây Đinh
lăng lá nhỏ hoàn chỉnh. .............................................................................................49
4.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng tạo cây hoàn
chỉnh. .........................................................................................................................51
4.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp IBA và kinetin đến khả năng tạo
cây Đinh lăng lá nhỏ hoàn chỉnh. ..............................................................................53
4.3.4.Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp IBA và BAP đến khả năng tạo cây
Đinh lăng lá nhỏ hoàn chỉnh. ....................................................................................55
4.4. Kết quả đánh giá hiệu quả các công thức tạo rễ in vitro đến tỷ lệ sống của cây
khi đưa ra điều kiện ex vitro. .....................................................................................57
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 60
5.1. Kết luận ..............................................................................................................60
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 61
I. Tiếng Việt ..............................................................................................................61
II. Tiếng Anh .............................................................................................................63
III. Internet ................................................................................................................65


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) thuộc họ Nhân sâm
(Araliaceae) là một cây thuốc quý được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền Việt
Nam. Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng chữa bệnh và giá trị kinh tế của cây Đinh
lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms). Đặc biệt là rễ củ, đây là bộ phận chính có

hàm lượng saponin triterpenoid và polyacetylen cao, có tác dụng tăng lực gần giống
như nhân sâm, chống ung thư, chống trầm cảm và chống oxy hóa. Do vậy, gần đây
ở Việt Nam xu hướng trồng Đinh lăng quy mô lớn đang tăng cao ở nhiều vùng nên
nhu cầu về giống Đinh lăng ngày càng tăng.
Thông thường Đinh lăng được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm
cành. Phương pháp này có hạn chế là hệ số nhân giống thấp, cành giâm thường 2 - 3
năm đầu chỉ cho rễ chùm, sau đó rễ cọc mới bắt đầu xuất hiện từ phần gốc của chồi
tái sinh khiến thời tình từ lúc trồng đến khi thu hoạch được rễ củ phải mất khoảng 7
- 10 năm. Điều này dẫn đến tăng chi phí chăm sóc, giảm giá trị kinh tế và làm tăng
giá thành sản phẩm của Đinh lăng.
Do vậy, đối với các cây lấy củ nói chung và đặc biệt là Đinh lăng nói riêng,
cách tốt nhất để rút ngắn thời gian thu hoạch cũng như là giảm giá thành dược liệu
là sử dụng cây con từ nuôi cấy mô để có bộ rễ có khả năng phát triển thành rễ củ
ngay từ đầu. Bên cạnh đó, cây bắt nguồn từ nuôi cây mô luôn đảm bảo về độ đồng
nhất về mặt di truyền đáp ứng được yêu cầu về độ đồng đều và tính ổn định cho sản
xuất nguyên liệu dược trên quy mô thương mại.
Quá trình nuôi cấy in vitro có rất nhiều yếu tố tác động đến sự phát sinh hình
thái của cây và để xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Đinh lăng từ khâu vào
mẫu đến khâu đưa trồng ra ruộng, trong đó nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa
sinh trưởng thực vật đến tất cả các giai đoạn của quy trình nuôi cấy là yếu tố chính
quyết định sự thành bại của toàn bộ quy trình nuôi cấy.


2

Xuất phát từ thực tiễn trên, để góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống in
vitro cây Đinh lăng lá nhỏ, chúng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến quá trình nhân nhanh in vitro cây
Đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fructicosa (L.) Harms)”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu được ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến
quá trình nhân nhanh in vitro cây Đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fructicosa (L.) Harms).
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng tái sinh in
vitro Đinh lăng lá nhỏ.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến khả
năng nhân nhanh in vitro Đinh lăng lá nhỏ.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến khả
năng tạo cây Đinh lăng lá nhỏ hoàn chỉnh.
- Đánh giá được hiệu quả các công thức tạo rễ in vitro đến tỷ lệ sống của cây
khi đưa ra điều kiện ex vitro.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng quy trình nhân giống cây Đinh
lăng lá nhỏ bằng phương pháp nuôi cấy in vitro, là cơ sở nhân nhanh loài dược
liệu có giá trị.
Đề tài đã đưa ra được các minh chứng về tác động của các chất điều tiết sinh
trưởng đến khả năng tái sinh chồi, hệ số nhân nhanh chồi, phát sinh rễ tạo cây hoàn
chỉnh, tác động của giá thể đến khả năng sống và sinh trưởng của cây in vitro.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống Đinh
lăng lá nhỏ bằng phương pháp nuôi cây mô. Một phương pháp nhân nhanh cây giống


3

sạch bệnh, góp phần đáp ứng được nhu cầu lớn về giống cây Đinh lăng trên thị
trường hiện nay.
Thực hiện đề tài giúp sinh viên hoàn thiện về cả kiến thức lý thuyết lẫn

thực tiễn, mang lại những kinh nghiệm và tác phong làm việc khoa học cho công
tác sau này.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về chi Đinh lăng
2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố
Chi Polyscias Forst & Forst là một chi trong thực vật có hoa thuộc Họ Cuồng
cuồng (Araliaceae), chứa khoảng 114-150 loài (tùy theo quan điểm phân loại) trên
thế giới, phân bố rải rác ở các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, nhất là một số đảo ở
Thái Bình Dương [2]. Chúng có các lá dạng lông chim. Theo APG thì chi này là
một nhóm cận ngành và có thể sẽ được chia tách (hoặc hợp nhất) với một số chi
khác [52]. Tại Việt Nam có khoảng 4 loài: Đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana
Bail.), Đinh lăng ráng (Polyscias filicifolia (Merr) Baill.), Đinh lăng viền bạc
(Polycias guilfoylei Baill), Đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fructicosa (L.) Harms).
2.1.2. Vị trí phân loại
Theo J. R. Forst và G. Forst [52], chi Polyscias có thuộc hệ thống phân loại
như sau:
Phân loại khoa học
Giới (regnum)

Plantae

(không phân hạng)

Angiospermae


(không phân hạng)

Eudicots

(không phân hạng)

Asterids

Bộ (ordo)

Apiales

Họ (familia)

Araliaceae

Phân họ (subfamilia)

Aralioideae

Chi (genus)

Polyscias

2.1.3. Các loài thuộc chi Polyscias có ở Việt Nam
Nhiều loài cũng mang tên Đinh lăng nhưng không được sử dụng làm thuốc [2].


5


- Đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana Bail.): Lá kép thường chỉ có 3 lá
chét trên một cuống dài, lá chét hình tròn, đầu tù.
- Đinh lăng trổ hoặc viền bạc (Polycias guilfoylei Baill): Lá kép có 7 lá chét;
lá chét thường có viền trắng.
- Đinh lăng lá to hay lá ráng (Polyscias filicifolia (Merr) Baill.): Lá kép có 11
-13 lá chét; lá chét hình mác có răng cưa to và sâu.

Đinh lăng lá tròn
(Polyscias balfouriana Bail.)

Đinh lăng viền bạc
(Polycias guilfoylei Baill)

Đinh lăng ráng
Đinh lăng lá nhỏ (Dùng làm thuốc)
(Polyscias filicifolia (Merr) Baill.)
(Polyscias fructicosa (L.) Harms)
Hình 2.1: Hình ảnh các loài Đinh lăng có ở Việt Nam


6

2.2. Giới thiệu về cây Đinh lăng lá nhỏ
2.2.1. Mô tả
Cây nhỏ, xanh tốt quanh năm, có thể cao đến 2m. Thân nhẵn, không gai, ít
phân nhánh, mang nhiều vết sẹo to, màu xám. Lá to, mọc so le, kép lông chim 2 - 3
lần, dài 20 -40 cm; lá chét có răng cưa nhọn, có mùi thơm khi vò nát; cuống lá dài,
phát triển thành bẹ to ở cuối [2].
Cụm hoa tán tụ thành chùm ở ngọn cành. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính. Cuống
hoa hình trụ, màu xanh, dài 0,3-0,4 cm. Lá bắc tập hợp ở gốc cuống hoa (tổng bao

lá bắc), hình tam giác nhọn. Bao hoa: Đài hoa thu hẹp chỉ còn 5 răng, đều, rời, dạng
vảy màu xanh; 5 cánh hoa rời, đều, màu xanh, hình bầu dục thuôn nhọn ở đỉnh, dài
0,25-0,3 cm, rộng 0,1-0,15 cm, có gân giữa, tiền khai hoa van. Bộ nhị: 5 nhị rời,
đều, đính xen kẽ với cánh hoa; chỉ nhị dạng sợi mảnh, màu trắng, dài 0,1-0,15 cm;
bao phấn 2 ô thuôn dài màu vàng, nứt dọc, hướng trong, đính gốc. Hạt phấn rời,
hình cầu có 3 lỗ, màu vàng nhạt, đường kính 30-35 µm. Bộ nhụy: 2-3 lá noãn, bầu
dưới 2 ô hay 3 ô, mỗi ô 1 noãn, đính noãn trung trụ; 2-3 vòi rời úp sát vào nhau,
thẳng đứng, màu xanh đậm, dài 1 cm; đầu nhụy hình điểm. Quả hạch hình bầu dục
mang trên đỉnh quả vòi nhụy tồn tại mọc choãi ra và đài tồn tại, vỏ quả màu xanh
đậm có những nốt tròn màu xanh nhạt hơn, dài 4-6 mm, rộng 3-4 mm [54].


7

Cây bụi

Chùm hoa



Lá chét

Hình 2.2: Một số hình ảnh nhận dạng cây Đinh lăng lá nhỏ
2.2.2. Phân bố, sinh thái
Đinh lăng có nguồn gốc ở vùng đảo Polynesie ở Thái Bình Dương. Cây được
trồng ở Malaysia, Indonesia, Campuchia, Lào... Ở Việt Nam, Đinh lăng cũng có từ
lâu trong nhân dân và được trồng khá phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá,
bệnh viện... để làm cảnh, làm thuốc và rau gia vị [2].
Đinh lăng là loại cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, trồng được trên nhiều
loại đất, thậm chí với một lượng đất rất ít trong chậu nhỏ, cây vẫn có thể sống được,

theo kiểu cây cảnh bonsai. Trồng bằng cành sau 2-3 năm cây có hoa quả. Chưa quan


8

sát được cây con mọc từ hạt. Đinh lăng có khả năng tái sinh vô tính khỏe. Với một
đoạn thân hoặc cành cắm xuống đất đều trở thành cây mới [54].
2.2.3. Bộ phận sử dụng
Rễ củ Đinh lăng của những cây trên 3 năm tuổi thu hái vào mùa thu, lúc này
rễ mềm, nhiều hoạt chất, rửa sạch. Rễ nhỏ để nguyên, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Thái rễ
mỏng, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để đảm bảo mùi thơm và phẩm chất [2].
2.2.4. Thành phần hóa học
Vỏ rễ và lá Đinh lăng chứa saponin, alcaloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin
C, 20 acid amin, glycosid, alcaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều
nguyên tố vi lượng và 21,10% đường. Trong lá còn có saponin triterpen (1,65%),
một genin đã xác định được là acid oleanolic [2].
Từ lá Đinh lăng, Trung tâm Sâm và dược liệu thành phố Hồ Chí Minh thuộc
Viện Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Dược liệu đã phân lập được 5
hợp chất polyacetylen là panaxynol, panoxydol, heptadeca - 1,8 (E) - dien - 4,6 diyn
- 3, 10 diol, heptadeca - 1,8 (E) - dien - 4,6 diyn - 3 ol - 10 on và heptadeca - 1,8 (Z)
- dien dien - 4,6 diyn - 3 ol - 10 on. Hai hợp chất sau chỉ có trong lá Đinh lăng mà
chưa thấy có trong các cây thuộc chi Panax và họ Araliaceae. Trong rễ Đinh lăng
cũng tìm thấy 5 hợp chất polyacetylen, nhưng chỉ có panoxydol, panaxynol và
heptadeca - 1,8 (E) - dien - 4,6 diyn - 3,10 diol là trùng hợp với các chất trong lá. Ba
chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh và chống một số dạng ung thư [2].
2.2.5. Tác dụng dược lý [2]
Đinh lăng có các tác dụng tăng lực trên động vật thí nghiệm và trên người.
Thân và lá có tác dụng này, nhưng yếu hơn; làm tăng hiệu lực điều trị của cloroquin
trong bệnh sốt rét thực nghiệm trên động vật; tăng co bóp tử cung và tăng tiết niệu;
tác dụng an thần và ít độc.

Đinh lăng đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng nội tiết kiểu
oestrogen.
Nước sắc Đinh lăng có tác dụng kháng đối với trùng roi Euglena viridis,
trùng tiêm mao Paramoecium caudatum và một số động vật nguyên sinh khác trong


9

nước ngâm rơm và nước ao. Nước sắc Đinh lăng còn có tác dụng chống choáng
phản vệ ở mức độ vừa, bảo vệ được 60% chuột lang qua cơn choáng.
Dựa theo kinh nghiệm dân gian, Đinh lăng được áp dụng điều trị bệnh nhân
lỵ amip cấp. Sau 10 ngày hết triệu chứng lâm sàng, và sau 16 ngày xét nghiệm lại,
trong phân hết thể amip thực huyết, hết kén.
Đinh lăng có tác dụng kháng Entamoeba histolytica, làm đơn bào co thành
kén và có tác dụng kích thích miễn dịch gây chuyển dạng lympho bào trong thí
nghiệm nuôi cấy in vitro.
Đinh lăng đã được nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu
trong thí nghiệm gây mẫn cảm chuột nhắt bằng hồng cầu cừu. Sau đó 4 ngày, mổ
tách tế bào lách và ủ với kháng nguyên trong môi trường. Đếm số tế bào tạo mảng
dung huyết và thấy Đinh lăng thể hiện tác dụng kích thích miễn dịch mạnh. Đã thử
tác dụng chống trầm uất theo nghiệm pháp "trạng thái thất vọng", chống trầm uất.
Trong thí nghiệm trên, động vật được uống Đinh lăng cũng như trong thí nghiệm in
vitro, ủ tổ chức não hoặc gan với dịch chiết Đinh lăng và sau đó định lượng hoạt độ
men MAO, thấy Đinh lăng có tác dụng ức chế mạnh hoạt độ MAO ở não và gan.
Đinh lăng còn có tác dụng giảm chứng tăng cholesterol trong máu gây theo cơ chế
nội sinh bằng Tween 80.
Dịch chiết Đinh lăng còn được thử tác dụng đối với ATPase màng tế bào, và
thấy K+ Na+ ATPase đều được kích thích bởi dịch chiết thân, rễ và lá của cây. Đối
với ATPase dạng hòa tan, kết quả tương tự như ATPase của màng tế bào. Sự kích
thích của hoạt tính men có khả năng đối kháng sự kìm hãm K+ Na+ ATPase của

aminazin. Đinh lăng còn có tác dụng kích thích sinh dục ở động vật già và kích
thích tăng sinh lực ở động vật gây mệt mỏi, tác dụng kéo dài và bền vững.
2.2.6. Tính vị và công dụng
Trong củ Đinh lăng có chứa nhiều Saponin có tác dụng như Nhân sâm, nhiều
Vitamin, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin không thể thay thế, rất cần
thiết cho cơ thể con người, nhờ hoạt chất trong củ Đinh lăng giúp cho tăng trí nhớ


10

cho não bộ, một số đơn vị dược trong nước đã ứng dụng hoạt chất trong cây Đinh
lăng để làm thuốc bổ não [55].
Củ Đinh lăng còn dùng để chữa trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát
huyết, lợi tiểu, giảm mẫn ngứa. Củ Đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ
uống sau khi sinh để chống đau dạ con, làm tăng tiết sữa cho con bú.
Một nghiên cứu năm 1998 trên cây này bởi Võ Duy Huấn và cs [40], đã chiết
xuất saponin trong oleanolic axit từ lá, và polyacetylenes từ củ. Có khả năng kháng
khuẩn và kháng nấm. Các loại dầu dễ bay hơi trong lá cũng đã được nghiên cứu và
phân lập để tìm ra 8 saponin mới oleanolic acid, tên polysciosides A đến H và 3
saponin đã được biết đến trước đó.
Củ Đinh lăng có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, không độc, được dùng
với các dạng như sau [55]:
Ngâm rượu: Củ Đinh lăng khô, sao khi đã thu hái không sao tẩm 150 gram
tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu có độ cồn từ 35-40 độ trong 7-10 ngày. Thỉnh thoảng
lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10 ml, uống trước bữa ăn độ 30 phút - 1 tiếng.
Thuốc bột và thuốc viên: Củ đinh lăng đã sao tẩm 150 gram tán nhỏ, rây mịn,
ngày uống 0,5 đến 1 gram. Trộn đều với mật ong, vo thành viên, mỗi viên độ 0,25-0,50
gram. Ngày uống 2 lần mỗi lần 2 - 4 viên, trước bữa ăn khoảng 30 phút - 1 tiếng.
Thuốc hãm (nấu): Củ Đinh lăng đã sao tẩm khoảng 10-15 gram hãm với
nước sôi như hãm với nước chè, uống nhiều lần trong ngày. Hoạt chất trong củ Đinh

lăng tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể.
Trong củ (rễ) hoạt chất Saponin có nhiều, tuy là chất bổ nhưng không được
dùng quá liều sẽ không tốt cho sức khỏe. Dùng liều cao sẽ bị say thuốc và xuất hiện
cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy …
Lá già sau khi phơi khô có thể cho vào bao gối để sử dụng, cho mọi đối
tượng từ trẻ em cho đến người già. Lá non có thể sử dụng để ăn sống, ăn kèm với
các món ăn khác.
2.2.7. Nhu cầu sử dụng và khả năng sản xuất Đinh lăng hiện nay
Từ lâu, người Việt đã trồng cây Đinh lăng trong vườn nhà và sử dụng rễ cây
vào nhiều bài thuốc cổ truyền chữa bệnh rất hiệu quả. Nếu trước đây, Đinh lăng chỉ


11

được trồng làm cảnh hoặc làm rau ăn kèm thì hiện nay, tại nhiều địa phương trong
cả nước, nó đã và đang được nhân rộng diện tích, phát triển theo hướng cây dược
liệu. Đinh lăng hiện là cây dược liệu quý được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như
Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Hòa Bình…. Nhiều công ty Dược đã
chú trọng quy hoạch phát triển loại cây này thành vùng nguyên liệu để khai thác
làm thuốc.
Đặc biệt gần đây, cây Đinh lăng là loại dược liệu không chỉ được dân gian ví
như “nhân sâm của người nghèo” mà ở huyện Hải Hậu (Nam Định) loại cây này
đang được xem là nhân tố thúc đẩy “nền kinh tế xanh” của địa phương khi trở thành
nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm. Có được như vậy là do nơi đây có
chân đất màu mỡ, được phù sa bồi đắp, cây Đinh lăng ở đây quanh năm xanh tốt.
Sản phẩm Đinh lăng trồng tại Hải Hậu cho nhiều chất dầu hơn so với các vùng đất
khác [51]. Vốn là công ty đi đầu về sản xuất thuốc từ thảo dược và được nhiều
người biết đến với sản phẩm hoạt huyết dưỡng não với thành phần chính là cây
Đinh lăng, Traphaco đã trải qua những bài học lớn trong công tác thu mua dược liệu
bán sẵn đó là tình trạng dược liệu không rõ nguồn gốc, không đúng chủng loại yêu

cầu, không nắm được khả năng cung ứng thực tế, dược liệu có hiệu quả tác dụng
kém và không an toàn, còn chứa dư lượng thuốc trừ sâu, phân hóa học, kim loại
nặng, tạp chất gây bệnh... ảnh hưởng lớn tới kế hoạch nghiên cứu, sản xuất, mất thời
cơ phân phối sản phẩm gây thiệt hại đối với công ty [27].
Hải Hậu hiện là 1 trong 2 huyện của tỉnh Nam Định được Công ty Dược
phẩm Traphaco chọn thực hiện dự án: Phát triển dược liệu Đinh lăng theo Hướng
dẫn trồng trọt và thu hái cây thuốc theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới
(GACP-WHO). Theo số liệu của Chi cục Thống kê của huyện, Hải Hậu hiện đã
phát triển được hơn 457 ha trồng cây dược liệu Đinh lăng, tập trung nhiều nhất ở
các xã Hải Hà và Hải Quang. Mỗi năm, Hải Hậu xuất ra thị trường từ 1.500 - 2.000
tấn sản phẩm Đinh lăng tươi bán cho các tiểu thương và Công ty Dược phẩm
Traphaco. Trên địa bàn huyện có hơn 20 hộ thu mua, xuất bán Đinh lăng. Với giá
thu mua toàn bộ rễ, gốc, thân lá tại thị trường huyện hiện nay từ 20 - 25 nghìn


12

đồng/kg, nếu trồng 1 sào, 2 năm sau cho thu nhập 30- 45 triệu đồng/sào; trừ giống và
các chi phí người nông dân lãi ròng 19- 21 triệu đồng/ năm (tương đương 520- 580
triệu đồng/ha/1 năm). Vì vậy, Đinh lăng đang được xem là “nền kinh tế xanh” của địa
phương [28],[51].
Để trồng và thu hái cây Đinh lăng đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn của GACPWHO, Viện Dược liệu và Công ty Traphaco đã thường xuyên mở các lớp hướng
dẫn kỹ thuật trồng và thu hái cây thuốc cho các hộ dân trồng Đinh lăng trên địa bàn
huyện. Theo ông Đỗ Trung Kiên, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Hải Hậu cho biết, vùng nguyên liệu phát triển trồng Đinh lăng dược liệu đã và
đang là thế mạnh giúp đổi mới bộ mặt nông thôn mới, từng bước tiến tới xây dựng
thương hiệu cây Đinh lăng Hải Hậu với thị trường Thế giới. Nhờ có vùng dược liệu
cung cấp nguyên liệu ổn định ở huyện Hải Hậu và huyện Nghĩa Hưng, sau 2 năm
Công ty Traphaco đã sản xuất được 10 triệu viên Cebraton hoạt huyết dưỡng não
cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước [28],[51].

2.3. Tổng quan về nuôi cấy mô tế bào
2.3.1. Khái niệm
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là khái niệm chung cho tất cả các quá trình nuôi
cấy từ nguyên liệu thực vật trên môi trường nhân tạo trong điều kiện vô trùng [12].
Nhân giống in vitro hay còn gọi là vi nhân giống thường sử dụng cho việc
ứng dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, sử dụng các bộ phận
khác nhau của thực vật với kích thước nhỏ [12].
Trong thực tế, các nhà vi nhân giống thường dùng thuật ngữ nuôi cấy mô và
nhân giống in vitro hay nuôi cấy in vitro thay thế cho nhau để chỉ các phương thức
nhân giống thực vật trong điều kiện vô trùng với các mục đích khác nhau [12].
2.3.2. Cơ sở lý luận của phương pháp nhân giống in vitro
Cơ sở lý luận của phương pháp nuôi cấy mô, tế bào in vitro là học thuyết về
tính toàn năng (totipotence) của tế bào. Theo Haberlandt G. (1902), nhà thực vật
người Đức, tất cả các tế bào của cây đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền của
cơ thể, khi gặp điều kiện thích hợp, mỗi tế bào đều có khả năng tái sinh và phát triển


13

thành cá thể hoàn chỉnh [29]. Thực tế đã chứng minh được khả năng tái sinh một cơ
thể thực vật hoàn chỉnh từ một tế bào riêng rẽ. Hàng trăm loài cây trồng đã được
nhân giống trên qui mô thương mại bằng cách nuôi cấy trong môi trường nhân tạo
vô trùng và tái sinh chúng thành cây với hệ số nhân giống vô cùng lớn [42].
Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy in vitro thực vật thực chất là kết
quả của các quá trình phân hóa và phản phân hóa. Tất cả các tế bào trong các cơ
quan khác nhau của cơ thể thực vật trưởng thành đều bắt nguồn từ tế bào phôi sinh.
Sự chuyển tế bào phôi sinh thành các tế bào chuyên hóa để đảm nhiệm các chức
năng khác nhau được gọi là sự phân hóa tế bào. Còn quá trình phản phân hóa thì
ngược lại với quá trình phân hóa, có nghĩa là tế bào đã phân hóa thành mô chức
năng không hoàn toàn mất đi khả năng phân chia mà ở điều kiện thích hợp chúng có

thể trở về dạng phôi sinh và tái phân chia.
Các quá trình trên có thể tóm tắt như sau:

Phân hóa tế bào

Tế bào phôi sinh

Tế bào dãn

Tế bào chuyên hóa

Phản phân hóa
tế bào

Ví dụ như khi nuôi cấy mảnh lá hay đốt thân cây thuốc lá, ở điều kiện môi
trường thích hợp, các tế bào đã phân hóa của lá, đốt thân sẽ phản phân hóa, phân
chia trở lại thành mô sẹo, không còn là tế bào có chức năng như tế bào lá, đốt thân
nữa. Nếu chuyển sang môi trường khác thì tùy theo thành phần môi trường mà các
tế bào mô sẹo có thể phân hóa theo các hướng khác nhau (hình thành rễ, chồi hay
cây hoàn chỉnh...).


14

Bản chất của quá trình này là một quá trình hoạt hóa, ức chế các gen. Trong
quá trình phát triển cá thể, ở từng thời điểm nhất định đều có một số gen nhất định
được hoạt hóa cho ta tính trạng mới, một số gen khác lại bị đình chỉ hoạt động. Điều
này xảy ra theo một chương trình đã được mã hóa trong cấu trúc phân tử ADN của
mỗi tế bào khiến quá trình sinh trưởng phát triển của cơ thể thực vật luôn được hài
hòa. Mặt khác, khi nằm trong khối mô bình thường, tế bào luôn bị chi phối bởi các

tế bào xung quanh. Khi tế bào được tách riêng rẽ, tác dụng ức chế của các tế bào
xung quanh không còn nữa thì các gen được hoạt hóa và quá trình phân hóa sẽ xảy
ra theo một chương trình định sẵn [21].
2.3.3. Ý nghĩa, ưu và nhược điểm của phương pháp nhân giống in vitro
Ý nghĩa
Nuôi cấy mô tế bào thực vật, thực chất là một phương pháp nhân giống vô
tính, đối với nhiều loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và ý nghĩa sinh học cao
gặp khó khăn trong vấn đề nhân giống hữu tính thì nhân giống vô tính in vitro là
công cụ vô cùng hữu ích. Trên thực tế có nhiều loài thực vật nhân giống hữu tính
bằng hạt có hệ số nhân cao nhưng vẫn tiến hành nhân giống vô tính in vitro là do
các phương pháp nhân giống hữu tính bằng hạt mặc dù cho hệ số nhân giống cao,
dễ bảo quản và vận chuyển nhưng với một số cây trồng, khi nhân giống bằng hạt sẽ
cho ra các cây con không hoàn toàn giống bố mẹ cả về hình thái và thành phần hoá
học [35]. Sự không đồng nhất này gây ra khó khăn trong việc đưa cây vào sản xuất
theo dây truyền công nghiệp vì các cây có chất lượng sản phẩm không đồng đều,
làm giảm giá trị thương phẩm. Đặc biệt, đối với cây thuốc thì việc không đồng nhất
về chất lượng (hàm lượng các chất hoạt tính) sẽ dẫn đến hậu quả là nguyên liệu
không ổn định, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Ví dụ: Đối với các cây lấy
tinh dầu, việc nhân giống bằng hạt dẫn tới sự phân ly không đều về hàm lượng các
thành phần hoạt chất, cây cọ dầu khi nhân giống bằng hạt, hàm lượng tinh dầu ở cây
con phân ly từ 0,5 đến 11,3 %, hàm lượng lynalylacetat từ 11 đến 78 %; cây bạc hà
nhân giống hữu tính có sự phân ly rất lớn về hàm lượng và thành phần tinh dầu [47].


15

Ưu điểm
Đối với nhiều cây dược liệu, việc nhân giống hữu tính gặp khó khăn như Ô
dầu, Bạch thược có hạt nảy mầm chậm, hay với Đan sâm hạt chín không đều và thời
gian nảy mầm kéo dài, gây khó khăn cho việc sản xuất đại trà. Một số cây gỗ khác

có thời gian sinh trưởng kéo dài như sơn thù, đỗ trọng khi di thực về trồng ở SaPa
phải mất mười năm cây mới ra hoa, bộ phận làm thuốc của cây sơn thù là quả
nhưng khi cây còn trẻ chỉ cho hoa đực vì vậy không có quả. Các cây Tam thất,
Nhân sâm, Hoàng liên phải sử dụng hạt tươi mới nảy mầm nên thu hoạch đến đâu
cần gieo ngay đến đó gây nhiều khó khăn cho sản xuất…[3]. Mặt khác phương pháp
nhân giống truyền thống (chiết, giâm, ghép) vẫn còn nhiều nhược điểm như sự lây
nhiễm bệnh qua nguyên liệu thường phổ biến và phức tạp, hệ số nhân thấp: Xuyên
khung 2 - 5/cây mẹ [3]. Hơn nữa, việc sử dụng chính các bộ phận làm thuốc để
nhân giống rất lãng phí, tốn kém.
Phương pháp nhân giống in vitro có khả năng khắc phục được nhiều trở ngại mà
những phương pháp nhân giống khác thường gặp. Sau đây là những ưu điểm chính:
- Cây con được trẻ hóa và sạch bệnh, vì vậy có tiềm năng sinh trưởng, phát
triển và năng suất cao.
- Tạo cây con đồng nhất về mặt di truyền, bảo tồn được các tính trạng đã
chọn lọc.
- Tạo được dòng thuần của các cây tạp giao.
- Tạo được cây có genotip mới (đa bội, đơn bội).
- Bảo quản và lưu giữ tập đoàn gen.
- Có khả năng sản xuất quanh năm.
- Có thể nhân nhanh nhiều cây không kết hạt trong những điều kiện sinh thái
nhất định hoặc hạt nảy mầm kém.
- Hệ số nhân giống cực kỳ cao (thường đạt được ở loài cây khác nhau trong
phạm vi từ 36-1012/năm), rút ngắn thời gian đưa một giống mới vào sản xuất đại trà [4].
Trong công tác giống cây trồng, vấn đề được quan tâm hàng đầu là chất lượng
và số lượng giống. Bằng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, người ta đã tạo ra


16

được những giống cây hoàn toàn sạch virus. Nguyên nhân của hiện tượng này là:

- Đỉnh sinh trưởng không có hệ mô dẫn, làm cho virus và vi sinh vật không
có khả năng thâm nhập.
- Đỉnh sinh trưởng là nơi sinh tổng hợp của auxin nên hàm lượng auxin khá
cao, auxin có tác dụng ức chế sinh sản của virus.
- Quá trình phân chia của tế bào phôi sinh (ở đỉnh sinh trưởng) không kéo
theo sự phân chia của virus.
Về phương diện hệ số nhân, nhân giống in vitro là phương pháp không gì có
thể so sánh kịp, kể cả phương pháp nhân giống bằng hạt. Chỉ tính riêng lĩnh vực
true-to-type, nuôi cấy in vitro có thể coi là một cuộc đại cách mạng về hệ số nhân.
Thí dụ: sử dụng chồi nách để nhân có thể tạo ra hàng chục vạn cây D.fLoribunda
trong vòng một năm [7,38], hay 26 vạn cây Cam thảo trong 5 tháng từ một lát cắt
ban đầu [50]. Thông thường một cây D.foLoribunda chỉ tạo ra 8-10 cây trong một
năm, và Cam thảo chỉ cho 5-7 cây nếu nhân giống bằng cành. Ở Việt Nam, Mai Thị
Tân và cộng sự đã đạt được hệ số nhân 532 trong vòng một năm đối với cây Khoai
tây bằng phương pháp này [20]. Bằng phương pháp nhân nhanh in vitro, người ta có
thể cung cấp được 500000 cây con giống hệt nhau trong vòng một năm [49].
Nhược điểm
Nhược điểm chính của phương pháp nuôi cấy in vitro là đòi hỏi trang thiết bị
đắt tiền và kỹ thuật cao nên chỉ có hiệu quả đối với những cây có giá trị cao hoặc
khó nhân giống bằng phương pháp khác [46]. Ngoài ra, phương pháp này còn có
những bất lợi sau:
- Mặc dù số lượng cây giống thu được có thể rất cao nhưng cây con có kích
thước nhỏ, đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt ở giai đoạn sau ống nghiệm.
- Cây có thể có những đặc tính không mong muốn.
- Khả năng tạo đột biến tăng.
- Khả năng tái sinh có thể bị mất đi do cấy truyền callus hay huyền phù tế
bào nhiều lần.
- Cây giống có thể bị nhiễm bệnh đồng loạt.



17

Tuy vậy phương pháp nhân giống in vitro ngày càng được sử dụng rộng rãi
để phục vụ những mục đích sau:
- Duy trì và nhân nhanh các kiểu gen quý hiếm làm vật liệu cho công tác
chọn giống.
- Nhân nhanh và duy trì các cá thể đầu dòng tốt để cung cấp hạt giống các
loại cây trồng khác nhau như cây lương thực có củ, cây rau, cây hoa, cây cảnh và
cây dược liệu thuộc nhóm cây thân thảo.
- Nhân nhanh và kinh tế các kiểu gen quí hiếm của giống cây lâm nghiệp và
gốc ghép trong nghề trồng cây ăn quả, cây cảnh thuộc nhóm thân gỗ.
- Nhân nhanh ở điều kiện vô trùng và cách ly tái nhiễm kết hợp với làm sạch virus.
- Bảo quản và lưu giữ các tập đoàn giống nhân giống vô tính và các loài giao
phấn trong ngân hàng gen.
2.3.4. Quy trình nhân giống in vitro
Theo Debergh [39] thì quy trình nhân giống được chia làm 5 giai đoạn:
Lấy mẫu và xử lý mẫu
Đây là giai đoạn quan trọng quyết định vi nhân giống. Khả năng nhiễm bệnh
của mẫu phụ thuộc vào cách lấy mẫu, xử lý mẫu trong điều kiện khử trùng. Mỗi cây
đều có ngưỡng nhiệt độ và độ ẩm phù hợp khi bảo quản và xử lý mẫu. Với cây nhiệt
đới và á nhiệt đới thì nhiệt độ 250C, độ ẩm 75% là điều kiện giữ mẫu thích hợp, tỷ
lệ nhiễm bệnh thấp [39].
Tái sinh mẫu nuôi cấy
Mục đích của giai đoạn này là tái sinh các cơ quan từ mẫu nuôi cấy. Mẫu
thường là chồi đỉnh, chồi nách hay lát cắt đốt thân tùy thuộc đối tượng và mục đích
nghiên cứu. Quan trọng nhất là cần chú ý đến trạng thái sinh lý của mẫu. Khả năng
thành công của nuôi cấy mô, tế bào phụ thuộc chủ yếu vào trạng thái tuổi của tế
bào, càng gần trạng thái phôi sinh bao nhiêu thì nuôi cấy càng có khả năng thành
công bấy nhiêu. Như vậy, tế bào phôi thường có triển vọng nhất rồi đến tế bào đỉnh
sinh trưởng đang hoạt động (đỉnh ngọn, đầu rễ), sau đó là tế bào ở trạng thái ngủ

nghỉ (chồi nách).


×