Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu khả năng nhân nhanh giống lan hồ điệp (phalaenopsis blume) từ mầm ngủ cành hoa bằng phương pháp in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
*

ĐẶNG VĂN TÂN

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN NHANH GIỐNG LAN HỒ ĐIỆP
(Phalaenopsis Blume) TỪ MẦM NGỦ CÀNH HOA
BẰNG PHƢƠNG PHÁP IN VITRO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Công nghệ Sinh học
: CNSH-CNTP
: 2011-2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG VĂN TÂN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN NHANH GIỐNG LAN HỒ ĐIỆP


(Phalaenopsis Blume) TỪ MẦM NGỦ CÀNH HOA
BẰNG PHƢƠNG PHÁP IN VITRO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Công nghệ Sinh học
Khoa
: CNSH-CNTP
Khóa học
: 2011-2015
Giảng viên hƣớng dẫn:1. PGS.TS. Ngô Xuân Bình
Bộ khoa học và công nghệ
2. Ths. Nguyễn Thị Tình
Khoa CNSH-CNTP - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, 2015

Thái Nguyên, 2014


i

Lời cảm ơn
Em xin giử lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa
Công nghệ Sinh học-Công nghệ Thực phẩm đã tạo mọi điều kiện trong thời gian
thực tập em đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả nhân nhanh giống lan Hồ
Điệp (Phalaenopsis Blume) từ mầm ngủ cành hoa bằng phƣơng pháp in vitro”.

Kết thúc thời gian thực tập tại Phòng Thí nghiệm Khoa Công nghệ Sinh họcCông nghệ Thực phẩm, đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Để đạt được kết
quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Sinh
học-Công nghệ Thực phẩm cùng các thầy cô giáo trong Khoa đã tạo điều kiện tốt
nhất cho em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Ngô Xuân Bình và cô giáo
Nguyễn Thị Tình đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em trong thời gian thực
hiện đề tài.
Em xin cảm ơn Kỹ sư Lã Văn Hiền đã tạo điều kiện tốt cho em trong quá
trình tiến hành và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện vật chất tốt nhất có thể
và luôn là chỗ dựa tinh thần cho em trong quá trình thực tập, cảm ơn bạn bè đã giúp
đỡ tôi trong thời gian vừa qua.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên không thể tránh được còn thiếu sót,
em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ các thầy cô và các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Đặng văn Tân


ii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BA

: 6-Benzylaminopurine


Cs

: Cộng sự

CT

: Công thức

CV

: Coeficient of Variation

Đ/c

: Đối chứng

GA3

: Gibberellic acid

IAA

: Indole-3-acetic acid

IBA

: Indole butyric acid

Kinetin


: 6-Furfurylaminopurine

LSD

: Least Singnificant Difference Test

MS

: Murashige & Skoog (1962)

MT

: Môi trường

NAA

: α-naphthalene acetic acid

TDZ

: Thidiazuron


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các nguyên tố đa lƣợng và dạng sử dụng chính .................................13
Bẳng 3.1. Thiết bị phục vụ nghiên cứu ..................................................................19

Bảng 3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ và thời gian của dung dich
HgCl2 đến khả năng tạo mô sạch nấm, vi khuẩn ..................................................21
Bảng 3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của BA đến khả năng tái sinh chồi của cây
lan Hồ Điệp ..............................................................................................................22
Bảng 3.4. Nghiên cứu ảnh hƣởng của nƣớc dừa đến khả năng sinh trƣởng của
chồi lan Hồ Điệp in vitro .........................................................................................23
Bảng 3.5. Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh chồi
lan Hồ Điệp ...............................................................................................................23
Bảng 3.6. : Nghiên cứu ảnh hƣởng kết hợp của BA và Kinetin đến khả năng
nhân nhanh chồi lan Hồ Điệp. ................................................................................24
Bảng 3.7. Nghiên cứu ảnh hƣởng của NAA đến khả năng ra rễ của chồi lan Hồ
Điệp ...........................................................................................................................24
Bảng 3.8. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số hợp chất sinh học đƣợc thƣơng
mại hóa đến khả năng ra rễ của cây lan Hồ Điệp ................................................25
Bảng 4.1. Kết quả ảnh hƣởng của nồng độ và thời gian của dung dich HgCl2
đến khả năng tạo mô sạch nấm, vi khuẩn (sau 7 ngày theo dõi) ........................28
Bảng 4.2. Kết quả ảnh hƣởng của BA đến khả năng tái sinh chồi của cây lan
Hồ Điệp (sau 20 ngày) .............................................................................................29
Bảng 4.3. Kết quả ảnh hƣởng của nồng độ nƣớc dừa đến tốc độ nuôi lớn chồi
cây lan Hồ Điệp (sau 30 ngày) ................................................................................32
Bảng 4.4.Kết quả ảnh hƣởng của BA đến khả nhân nhanh chồi lan Hồ Điệp
(sau 30 ngày) ............................................................................................................34
Bảng 4.5. Kết quả ảnh hƣởng của kinetin đến khả năng nhân nhanh chồi của
cây lan Hồ Điệp(sau 30 ngày). ................................................................................36
Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của một số hợp chất sinh học đƣợc
thƣơng mại hóa dến khả năng ra rễ của cây lan Hồ Điệp. ..................................41


iv


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Thân lan Hồ Điệp ............................................................................................ 5
Hình 2.2. Rễ lan Hồ Điệp ................................................................................................. 6
Hình 2.3. Ảnh của lá lan Hồ Điệp .................................................................................. 7
Hình 2.4. Ảnh của hoa lan Hồ Điệp ............................................................................... 7
Hình 2.5. Ảnh của quả và hạt lan Hồ Điệp .................................................................. 8
Hình 2.6. Hiện tƣợng kieki ở lan Hồ Điệp ................................................................... 8
Hình 3.1. Cành hoa lan Hồ Điệp .................................................................................. 18
Hình 4.1. Ảnh tái sinh lan Hồ Điệp ở các nồng độ BA khác nhau ....................... 31
Hình 4.3. Ảnh chồi lan Hồ Điệp trên môi trƣờsng MS bổ sung BA .................... 35
Hình 4.4. Ảnh chồi lan Hồ Điệp trên môi trƣờsng MS bổ sung BA kết hợp vơi
Kinetin ............................................................................................................................... 37
Hình 4.5. Cây lan Hồ Điệp trong các công thức thƣ khả năng ra rế ................... 40
Hình 4.6. Rễ lan Hồ Điệp trên môi trƣờng bổ sung hợp chất sinh học .............. 42


v

Mục Lục
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................ 3
2.1. Lan Hồ Điệp....................................................................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc........................................................................................................................ 3
2.1.2. Phân loại.......................................................................................................................... 3

2.1.3. Đặc điểm thức vật của lan Hồ Điệp ............................................................................ 5
2.1.3.1. Cơ quan dinh dƣỡng .................................................................................................. 5
2.1.3.2. Cơ quan sinh sản ........................................................................................................ 7
2.2.4.3. Môi trƣờng thích hợp cho lan Hồ Điệp................................................................... 9
2.2.5. Tình hình nghiên cứu.................................................................................................. 10
2.2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.......................................................................... 10
2.2.6.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 11
2.2. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô-tế bào thực vật ...................................................... 12
2.2.1. Môi trƣờng nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................................................. 12
2.2.1.1. Nguồn Cacbon........................................................................................................... 12
2.2.1.2. Các nguyên tố khoáng đa lƣợng, vi lƣợng............................................................ 13
2.2.1.3. Vitamin ....................................................................................................................... 13
2.2.1.4. Các chất hữu cơ tự nhiên ........................................................................................ 14
2.2.1.5. Các thành phần khác ............................................................................................... 14
2.2.1.6. pH của môi trƣờng ................................................................................................... 14
2.2.1.7. Các chất điều hòa sinh trƣởng ............................................................................... 14
2.2.2. Nhân giống vô tính bằng cách tách chiết ................................................................. 16
3.2.3. Nhân giống vô tính bằng sử dụng chồi đỉnh ........................................................... 16


vi

PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 18
3.1. Vật liệu, hóa chất và thiết bị nghiên cứu..................................................................... 18
3.1.1. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu................................................................................... 18
3.1.2. Hóa chất sử dụng ......................................................................................................... 18
3.1.3. Thiết bị nghiên cứu...................................................................................................... 19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................ 19
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................... 19
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................................. 19

3.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 19
3.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ và thời gian của dung dịch
HgCl2 đến khả năng tạo mô sạch nấm, vi khuẩn.............................................................. 19
3.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ BA đến khả năng tái sinh chồi
lan Hồ Điệp từ mần ngủ cành hoa. ..................................................................................... 19
3.3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hƣởng của nƣớc dừa đến khả năng sinh trƣởng
của chồi lan Hồ Điệp in vitro. ............................................................................................... 20
3.3.4. Nội dung 4. Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ BA và Kinetin đến khả năng
nhân nhanh chồi lan Hồ Điệp. ............................................................................................. 20
3.3.4. Nội dung 5: Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ auxin và một số chế phẩm
sinh học đến khả năng ra rễ cây lan Hồ Điệp ................................................................... 20
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 20
3.4.1.Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ và thời gian của dung dich
HgCl2 đến khả năng tạo mô sạch nấm, vi khuẩn.............................................................. 20
3.4.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của BA đến khả năng tái sinh chồi của lan
Hồ Điệp .................................................................................................................................... 21
3.4.3. Nội dung 3 Nghiên cứu ảnh hƣởng của nƣớc dừa đến khả năng sinh trƣởng
của chồi lan Hồ Điệp in vitro. ............................................................................................... 22
3.4.4. Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ BA và Kinetin đến khả năng
nhân nhanh cây lan Hồ Điệp................................................................................................ 23
3.4.4.1. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ BA đến khả năng nhân
nhanh chồi lan Hồ Điệp. ....................................................................................................... 23


vii

3.4.4.2. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hƣởng kết hợp của BA và Kinetin đến khả
năng nhân nhanh chồi lan Hồ Điệp. ................................................................................... 24
3.4.5. Nội dung 5: Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ auxin và một số chế phẩm
sinh học đến khả năng ra rễ cây lan Hồ Điệp. .................................................................. 24


Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Nghên cứu ảnh hƣởng của nồng độ và thời gian của dung dich HgCl2 đến khả
năng tạo mô sạch nấm, vi khuẩn. ........................................................................................ 27
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của BA đến khả năng tái sinh chồi của cây lan
Hồ Điệp .................................................................................................................................... 29
4.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của nƣớc dừa đến sinh trƣởng chồi lan Hồ Điệp
................................................................................................................................................... 32
4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của BA đến khả năng nhân nhanh chồi lan Hồ
Điêp........................................................................................................................................... 34
4.4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ BA và Kinetin đến khả năng nhân
nhanh cây lan Hồ Điệp. ......................................................................................................... 34
4.4.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng kết hợp của BA và Kinetin đến khả năng nhân nhanh
chồi lan Hồ Điệp ..................................................................................................................... 36
4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của NAA đến khả năng ra rễ của cây lan Hồ
Điệp........................................................................................................................................... 38
4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của một số hợp chất sinh học đƣợc thƣơng mại
hóa dến khả năng ra rễ của cây lan Hồ Điệp .................................................................... 41
phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................
Tài liệu Tiếng Việt......................................................................................................................
Tài liệu Tiếng Anh .....................................................................................................................
Phụ lục 1: Môi trƣờng nuôi cấy ............................................................................
Phụ lục 2. Kết quả sử lý số liệu ................................................................................................


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Lan Hồ Điệp là loài hoa được yêu thích nhất trong vương quốc các loài lan bởi
sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng. Hiện nay, lan hồ Điệp là một mặt hàng xuất khẩu
quan trọng mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho nhiều quốc gia như Thái Lan, Đài Loan,
Trung Quốc...Riêng Thái Lan nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu lan đã
cho doanh thu hàng năm từ xuất khẩu hoa lan gần 600 triều USD từ 500 ha lan Hồ
Điệp. Ở Đài Loan việc xuất khẩu loài hoa này đạt 35 triệu USD/năm. Ở Việt Nam loài
Lan Hồ Điệp này đang được quan tâm và thương mại hóa từ năm 1990. Hiên nay, hoa
lan đang được nhiều tỉnh, thành phố xem đó là chiến lược phát triển kinh tế. Tốc độ
phát triển của hoa lan đang rất nhanh cả về diện tích và chủng loại. Từ 1990 đến 2009
diện tích trồng lan ở trong nước đã tăng 80 ha [29], [30].
Tuy vậy việc phát triển sản xuất hoa lan trong nước còn gặp nhiều khó khăn về
cây giống. Cơ sở sản xuất cây giống trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Các nhà vườn trồng lan chủ yếu phải nhập cây giống từ Đài Loan, Trung Quốc qua
nhiều hạng ngạch, gây khó khăn trong kiểm soát về dịch bệnh và gây thụ động trong
sản xuất.
Trong nhưng năm gần đây bằng phương pháp lai tạo kết hợp với gieo hạt trong
ống nghiệm đã cho sự nảy chồi cao, tạo nên sự đa dạng về màu sắc, cấu trúc và khích
thước hoa sau mỗi thế hệ. Tuy nhiên nhân giống bằng phương pháp gieo hạt mang tốn
nhiều thời gian và có thể không cho hoa giống cây mẹ [8], [21], [23].
Do vậy việc nghiên cứu nhân nhanh giống lan Hồ Điệp khắc phục sự thiếu hụt
về cây giống là vô cùng cần thiết. Phương pháp nhân giống in vitro đã được nghiên cứu
và khẳng định lan Hồ Điệp có thể nhân giống từ mảnh lá, cành hoa, chóp rễ bằng
phương pháp in vitro [31]. Quy trình nhân giống đơn giản, hệ số nhân cao và không có
sự thay đổi về hình thái so với cây mẹ ban đầu. Chính vì vậy mà tôi thực hiện nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu khả năng nhân nhanh giống Lan Hồ Điệp
(Phalaenopsis Blum) từ mầm ngủ cành hoa bằng phƣơng pháp in vitro”.


2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh giống Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis Blum)
từ mầm ngủ cành hoa bằng phương pháp in vitro.

1.3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định được nồng độ và thời gian khử trùng mẫu bằng HgCl2 để tạo mẫu
sạch nấm, vi khuẩn.
- Xác định được ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tái sinh chồi lan
Hồ Điệp.
- Xác định được ảnh hưởng của nồng độ nước dừa đến tốc độ sinh trưởng
chồi lan Hồ Điệp.
- Xác định được ảnh hưởng của nồng độ BA và Kinetin đến khả năng nhân
nhanh chồi Lan Hồ Điệp.
- Xác đinh được ảnh hưởng của của nồng độ NAA và một số chế phẩm sinh học
(phân bón HUMAT, hợp chất giâm chiết cành) đến khả năng ra rễ chồi lan Hồ Điệp.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học của đề tài
+ Quá trình nghiên cứu sẽ đánh giá được ảnh hưởng của một số chất kích thích
sinh trưởng đến khả năng tái sinh chồi, nhân nhanh và ra rễ của cây Lan Hồ Điệp.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dữ liệu khoa học mới về
nhân giống cây Lan Hồ Điệp bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, góp
phần làm phong phú cơ sở dữ liệu về kỹ thuật nuôi cấy mô.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
+ Kết quả nghiên cứu sẽ giúp xác định ảnh hưởng của một số yếu tố đến quy
trình nhân giống cây Lan Hồ Điệp bằng phương pháp in vitro, là cơ sở cho những
nghiên cứu về sau.
+ Góp phần tạo ra nguồn cây giống đồng đều với số lượng lớn, đảm bảo chất
lượng cung cấp cho sản xuất và thị trường tiêu thụ.



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Lan Hồ Điệp
2.1.1. Nguồn gốc
Lan Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenopsis sp, có nguồn gốc ở Ðông Nam
Á và châu Úc. Đây là loài lan có hoa lớn, đẹp và bền. Chi Hồ Điệp gồm 21 loài, hầu
hết là những loại cây ưa bóng, mọc ở độ cao 200 – 400m so với mực nước biển, có
khí hậu ẩm và nhiệt độ biến động trong khoảng 20 - 350C [18], thường xuất hiện ở
bán đảo Malayxia, Indônêxia, Phillipin, các tỉnh phía đông Ấn Ðộ, châu Úc và ở
Việt Nam. Lan Hồ Điệp được phát hiện từ năm 1750 và được tác giả Rumphius
định danh với tên gọi là Angraccum album. Năm 1753, Linne đổi lại là Epidendrum
amabile, Sau cùng Blume - một nhà thực vật Hà Lan định danh lại lần cuối cùng với
tên gọi Phalaenopsis sp [8] [9].
2.1.2. Phân loại
Theo hệ thống thực vật học mới nhất về cây hoa Lan được phân loại như sau [23]:
Giới (Kingdom)

Plantae

Ngành (Division)

Magnoliophyta

Lớp (Class)

Liliopsida


Bộ(Order)

Orchidales

Họ (Family)

Orchidaceae

Giống (Genus)

Phalaenopsis

Loài (Species)

Phalaenopsis sp


4

Hiện nay, có nhiều giống lan khác được lai với Phalaenopsis đã tạo ra được
hơn 40 nghìn loài lai. Dựa vào đặc điểm màu sắc hoa có thể chia thành các nhóm
sau [18]:
- Nhóm hoa có màu trắng: Hoa màu trắng với môi có những dấu mờ hay
điểm nhỏ.
- Nhóm hoa có màu nửa trắng: Cánh hoa trắng tuyền, như nhóm hoa màu
trắng, nhưng môi có màu vàng, cam, đỏ hay tím.
- Nhóm hoa có màu hồng: Hoa có màu sắc thay đổi từ màu hồng nhạt đến
tím với môi có màu sẫm.
- Nhóm hoa có màu vàng: Hoa có màu xanh vàng đến màu vàng kim loại.
- Nhóm hoa có sọc: Hoa có màu trắng, tím hay vàng và có sọc mờ hay đậm,

từ màu hồng đến màu tím hay nâu, có sọc ở toàn hoa hay rìa hoa.
- Nhóm hoa có chấm tím: Hoa có chấm tím thay đổi theo giống.
- Nhóm hoa có màu mới: Ðây là nhóm mới đuợc lai từ bố mẹ là những giống
lai được tuyển chọn. Những bố mẹ nổi bật thường được chọn để lai như:
P.amboinensis; P. fuscata; P. gigantea…
Theo tác giả Trần Duy Quý và cs lan Hồ Điệp có thể chia thành 2 nhóm
chính[22]:
- Nhóm Euphalaenopsis: Với các loài tiêu biểu là Ph.amabilis, Ph.aphrodite,
Ph.philippinensis, Ph.sanderiana, Ph.schilleriana, Ph.stuartiana. Chúng có hoa to
phẳng, cành hoa đài thường có màu trắng, đỏ hồng [22].

Phalaenopsis stuartiana

Phalaenopsis schilleriana

Phalaenopsis amabilis


5

- Nhóm Stauroglottis: Hoa nhỏ hơn, có hình ngôi sao, số hoa trên một cành ít
hơn, hoa có nhiều màu kết hợp nâu, vàng, hoa cà... một vài loài tiêu biểu là
P.amboinensis, P.giganteatheo [22].

Phalaenopsis lindenii

Phalaenopsis violacea

Phalaenopsis gigantean


2.1.3. Đặc điểm thức vật của lan Hồ Điệp
2.1.3.1 Cơ quan dinh dƣỡng
a. Thân
Lan Hồ Điệp thuộc loại lan đơn thân, thân ngắn không có giả hành, không có
thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt. Lan đơn thân sinh trưởng rất chậm, thân phát triển theo
phương thẳng đứng, cành hoa mọc ở rìa thân hoặc nảy ra từ nách lá.
Hồ Điệp rất khó có chồi nhánh, nên không dùng phương pháp tách cây để
nhân giống. Thân của lan Hồ Điệp, ngoài tác dụng giữ cho cây thẳng đứng còn có
chức năng tích trữ chất dinh dưỡng và nước cho cây [13], [16], [17] .

Hình 2.1: Thân lan Hồ Điệp


6

b. Rễ
Hệ rễ của lan Hồ Điệp không phân chia thành rễ chính, rễ phụ, rễ nhánh,
lông hút rõ ràng mà rễ của nó thường có dạng hình tròn, to mập. Có những nghiên
cứu cho thấy rễ cây thuộc nhóm phong lan có khả năng quang hợp. Trong quá trình
sinh trưởng của cây, các loài nấm thường sống cộng sinh tại rễ lan để tương trợ lẫn
nhau, vì thế rễ của hoa lan còn gọi là rễ nấm. Bón phân cho lan phải yêu cầu bón
phân ở nồng độ thật loãng, vì trên rễ cây có nấm sống cộng sinh [13], [16], [17].

Hình 2.2: Rễ lan Hồ Điệp
c. Lá
Lan Hồ Điệp có lá to dày, đầy dặn, lá mọc đối xứng xếp thành hai hàng, xen kẽ
với nhau, ôm lấy thân cây. Số lá trên cây thường không nhiều, thông thường một cây
lan trưởng thành có từ 4 lá trở lên. Màu sắc của lá gồm 3 loại: lá màu xanh, mặt trên lá
và mặt dưới lá màu đỏ; mặt trên của lá đốm và mặt dưới lá màu đỏ. Dựa vào màu sắc
của lá có thể đoán biết được màu sắc hoa. Lá màu xanh thường ra hoa màu trắng hoặc

hoa nhạt màu. Còn các lá màu khác thường cho hoa màu hồng [13], [16], [17].
Ðể thích nghi với điều kiện sinh thái nguyên sinh, lan không có khí khổng ở
mặt trên của lá mà chỉ có ở mặt dưới. Lan Hồ Điệp là loài thực vật CAM, vì vậy lan
Hồ Điệp có khả năng chịu hạn tốt [13], [16], [17].


7

Hình 2.3: Ảnh của lá lan Hồ Điệp
2.1.3.2. Cơ quan sinh sản
a. Hoa
Cành hoa của lan Hồ Điệp mọc ra từ nách lá, thông thường đếm theo thứ tự
từ trên xuống thì cành hoa bắt đầu mọc ra từ lá thứ 3 hoặc thứ 4. Các cành hoa có
thể phân nhánh hoặc không phân nhánh. Cành hoa khi chưa phân hóa các đốt hoa
thường ở dạng tiềm chồi nách hoặc tiềm chồi hoa. Trong điều kiện nhiệt độ dưới
150C và bị bấm ngọn cành có thể nảy thành chồi hoa, nhưng nếu nhiệt độ cao trên
280C thì chỉ có thể nảy thành chồi nách [13], [16], [17].

Hình 2.4: Ảnh của hoa lan Hồ Điệp


8

b. Quả
Lan Hồ Điệp chỉ tạo quả nhờ thụ phấn nhân tạo hoặc nhờ côn trùng. Vỏ quả
có hình que, phát triển chậm, thường phải qua 4 tháng mới chín và tách vỏ. Số
lượng hạt trong một quả khác nhau do sự khác nhau về cây bố, mẹ đem thụ phấn.
Hạt của lan Hồ Điệp thường rất nhỏ, có dạng bột, không có phôi nhũ, trong
điều kiện tự nhiên rất khó tự nảy mầm thành cây con, thường phải gieo hạt trong
môi trường vô trùng thích hợp mới có thể thu được cây con với số lượng lớn. Khi

gieo hạt trong môi truờng thích hợp, thường trải qua giai đoạn protocorm sau đó
phát triển thành cây con [8], [17].

Hình 2.5. Ảnh của quả và hạt lan Hồ Điệp

c. Keiki
Keiki chỉ là một cây con được mọc từ một mẩu trên cành hoa. Hiện tượng
này được Wiliang mô tả lần đầu tiên vào năm 1894. Keiki có thể được hình thành ở
nhiều loài lan. Lan Hồ Điệp có khả năng phát triển keiki từ đốt phát hoa. Keiki còn
có có thể hình thành từ rễ ở các loài Philippine p [8], [17].

Hình 2.6. Hiện tƣợng kieki ở lan Hồ Điệp


9

2.2.4.3. Môi trƣờng thích hợp cho lan Hồ Điệp
a. Nhiệt độ và độ ẩm
- Nhiệt độ: Lan Hồ Điệp có nguồn gốc từ miền Nhiệt đới, do đó nhiệt độ
thích hợp để trồng lan Hồ Điệp tương đối cao. Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng vào
ban ngày là 25 - 280C, ban đêm là 18 - 200C. Giai đoạn ươm cây non thì cần nhiệt
độ ban đêm khoảng 230C. Nếu nhiệt độ thấp dưới 150C, thì rễ cây sẽ ngừng hút chất
dinh dưỡng, ngừng sinh trưởng, thậm chí nếu gặp rét hại (dưới 100C), nụ hoa rụng
hoặc các cánh hoa xuất hiện đốm đen nhỏ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của hoa. Giai
đoạn phân hóa hoa đòi hỏi biên độ nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch khá cao, ban
ngày thích hợp nhất là 250C, ban đêm 18-200C, kéo dài 3 - 6 tuần rất có lợi cho sự
phân hóa hoa [10].
Ẩm độ rất cần thiết trong quá trình phát triển của lan Hồ Điệp. Ẩm độ trong
khoảng 50-85% là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của lan Hồ Điệp


b.Ánh sáng
Cây ở độ tuổi khác nhau có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Cây lan con từ 0-12
tháng đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ
12-18 tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể cho chiếu
sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hướng chiếu sáng
cũng rất quan trọng đối với lan. Lan đặt ở hướng Đông nhận ánh nắng buổi sáng sẽ
tốt hơn nhiều so với lan đặt ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Vào mùa đông
hoặc xuân ánh sáng yếu hơn chỉ cần che bớt 40 - 50% ánh sáng [10].

c. Dinh Dƣỡng
Lan hồ Điệp không đòi hỏi nồng độ chất dinh dưỡng cao nhưng cần phải đầy
đủ các thành phần dưỡng chất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng
của cây mà nhu cầu đối với thành phần dinh dưỡng có khác nhau. Thời kỳ sinh
trưởng sinh dưỡng của lan Hồ Điệp, cần bón N, P, K với tỷ lệ cao (30 - 10 - 10 hoặc
tỷ lệ 20 - 10 - 20). Còn thời kỳ sinh trưởng sinh sản cần giảm hàm lượng N và tăng
hàm lượng P, K tỷ lệ (10-30-20). Trước khi sử lý thúc ra hoa cần phun thêm
KH2PO4 việc này có lợi cho việc hình thành và phát triển chồi hoa, làm cho cành


10

hoa to mập, nên bón phân dưới dạng dung dịch là chủ yếu, nồng độ là 0,05-0,1% để
phun, cách 7-10 ngày phun 1 lần [6], [10].
Các nguyên tố chính cần thiết cho cây lan hồ Điệp là: nhóm các nguyên tố đa
lượng: N, P, K. Nhóm các nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S. Nhóm các nguyên tố
vi lượng: Fe, Cu, Zn, Mn, B, Mo. Cây lan cần các nguyên tố vi lượng với liều lượng
rất nhỏ nhưng không thể thiếu được. Thường thì chúng có sẵn trong nước tưới
nhưng trong phân bón cũng cần bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng.
2.2.5. Tình hình nghiên cứu
2.2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Hoàng Thị Lan Hương và Cs (2008), tiến hành nghiên cứu tạo vật liệu khởi
đầu từ mẫu hạt. Bao gồm các nghiên cứu về phương pháp khử trùng mẫu, ảnh
hưởng của tuổi quả và môi trường gieo hạt. Kết luận quả của giống lan HL2 (100
ngày tuổi), HL3 (170 ngày tuổi) được khử trùng bằng H2O2 15% trong 10 phút và
gieo lên môi truờng VW + 50 g/l khoai tây là tốt nhất. Mắt ngủ cành hoa được khử
trùng bằng H202 15% trong 20 phút. Môi trường thích hợp để tạo protocorm từ hạt
là: VW + 2,0 mg/l BAP (đối với giống HL2) và VW + 1,5mg/l BAP + 0,5 mg/l 2,4-D
(đối với giống HL3), từ mẩu lá là VW + 2,0 mg/l BAP + 1,0 mg/l TDZ (giống HL2
và HL3). Từ chóp rễ là: VW lỏng + 1,0 mg/l BAP + 1,5 mg/l TDZ ( đối với giống
HL2) và VW lỏng + 1,5 mg/lBAP + 1,0 mg/l TDZ (đôi với giống HL3)[23].
Năm 2002, tác giả Nguyễn Quang Thạch và Cs đã xác định được môi trường
tạo cây hoàn chỉnh là VW + 50g/l khoai tây + 50g/l chuối (giai doạn 1) và VW +
100g/l khoai tây/l + 100g/l chuối (giai đoạn 2), tạo được cây con đủ tiêu chuẩn để
đưa cây ra vườn ươm[15].
Khi nghiên cứu giai đoạn ra ngoài vườn ươm, Ðoàn Thùy Vân và Cs đã xác
định được giá thể thích hợp cho cây lan Hồ Điệp ngoài vườn ươm ở các giai đoạn
khác nhau (giai đoạn vườn ươm và giai đoạn cây con là rong biển + than hoa(1:1),
giai đoạn cây trưởng thành là rong biển + xơ dừa + than hoa (1:1:1)).


11

Tác giả Hoàng Thị Lan Hương nghiên cứu và đã tạo ra được phân bón tự chế
(TC) phù hợp cho nuôi trồng lan Hồ Điệp và xác định được chế độ phân bón thích
hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây.
Năm 2009, tác giả Trần Duy Dương và Cs đã nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật
PCR để chuẩn đoán và loại bỏ mầm bệnh do vi khuẩn trước khi đưa mẫu lan Hồ
Điệp vào nuôi cấy mô. Tác giả đã phân lập được 15 mẫu khuẩn thuộc 2 nhóm vi
khuẩn Ewinia cartovora và Pseudomonas gladioli [2].
2.2.5.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Năm 1949, tác giả Rotor là người đầu tiên nhân giống lan Hồ Điệp bằng cách
sử dụng cành hoa. Đây được xem là phương pháp chính để nhân giống vô tính lan
Hồ Điệp. Phương pháp này tạo ra được một tỷ lệ lớn các chồi duy trì trạng thái ngủ
hoặc có thể phát triển thành cuống hoa hay chồi sinh dưỡng.
Tới năm 1976, Tanaka và Cs đã sử dụng đỉnh rễ của cây lai phalaenopsis tạo
protocorm. Ông là người đầu tiên nghiên cứu tập trung trên việc tối ưu hóa quy
trình tạo chồi dinh dưỡng và nuôi lá ở nhiều yếu tố như protocorm, ánh sáng, nhiệt
độ[31]. Tuy nhiên, năng xuất vẫn chưa cao đồng thời không ứng dụng được trên
nhiều giống.
Các thí nghiệm của Tanaka và Sakanishi (1977) cho thấy chồi ở các phần
phía trên có xu thế duy trì trạng thái ngủ không bị ảnh hưởng của nhiệt độ. Các chồi
nảy mầm đặt ở 200C hoặc 250C sẽ tăng trưởng sinh sản (trừ một số chồi ở phần gốc)
và ở 280C các chồi đều tăng trưởng sinh dưỡng. Chồi nuôi cấy đang ở trạng thái ngủ
sẽ được kích thích nảy mầm nếu bổ sung BA vào môi trường.
Năm 1991, Sajise và Sagawa đã đưa ra báo cáo đầu tiên về sự hình thành mô
sẹo và năm 2000, Tokuhara và Mii đã thực hiện cảm ứng tạo thành công mô sẹo từ
đỉnh chồi của cuống hoa lan hồ Điệp trên môi trường NDM (New Dogashima
Medium) và cấy chuyền thành công mô sẹo sang dạng huyền phù trong môi trường
NDM lỏng.
Young, Murthy và Yoeup (2002), đã thành công trong việc sử dụng
bioreactor để nuôi cấy PLB từ các đoạn cắt lá, sau 8 tuần nuôi cấy, họ đã thu được


12

khoảng 18.000 PLB từ khoảng 1.000 PLB ban đầu trong 2 lít môi trường Hyponex.
Các PLB này được chuyển sang môi trường Hyponex rắn để tạo cây con .
Năm 2002, Park So Young và Cs, đã khảo sát tối ưu hóa quá trình tạo
protocorm từ lá, đưa ra quá trình hoàn chỉnh và kiểm chứng trên nhiều giống lan Hồ
Điệp khác nhau [28].

Theo nhiều tác giả khi tái sinh thành cây con từ protocorm chỉ cần sử dụng
các môi trường khoáng có bổ sung nước dừa, khoai tây…mà không sử dụng bất kì
chất điều hòa tăng trưởng nào. Tanaka và Sakanishi (1985) và Tanaka (1987) đã sử
dụng môi trường Knudson C cải tiến, còn Haas-von Schmude (1983,1985) sử dụng
môi trường MS trong việc tái sinh cây con từ protocorm.
Các nghiên cứu về chuyển gen cho phép đưa các tính trạng đặc biệt vào lan
Hồ Điệp như khả năng tổng hợp sRNA kháng virus gây cháy lá, khả năng tổng hợp
chất cay trong mù tạt để kháng bệnh. Có thể trong tương lai, thế hệ lan Hồ Điệp
mang gen kháng acetylene có hoa lâu tàn sẽ được sản xuất và bán rộng rãi trên thị
trường .
2.2. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô-tế bào thực vật
2.2.1. Môi trƣờng nuôi cấy mô tế bào thực vật
Môi trường dinh dưỡng là điều kiện cần thiết cho mẫu nuôi cấy sinh trưởng
và phát sinh hình thái, quyết định đến thành công của quá trình nuôi cấy. Thành
phần và nồng độ các chất trong môi trường dinh dưỡng đa dạng tùy thuộc loại mẫu
và mục đích nuôi cấy nhưng đều gồm các thành phần chính sau:
2.2.1.1. Nguồn Cacbon
Mô và tế bào thực vật trong nuôi cấy in vitro sống chủ yếu theo phương thức
dị dưỡng mặc dù chúng có thể sống bán dị dưỡng trong điều kiện ánh sánh nhân tạo
và lục lạp vẫn có khả năng quang hợp. Vì vậy, việc bổ sung vào môi trường nuôi
cấy nguồn cacbon hữu cơ là điều kiện bắt buộc. Nguồn cacbon thông dụng nhất
hiện nay là saccharose, ngoài ra có thể sử dụng glucose, maltose [20].


13

2.2.1.2. Các nguyên tố khoáng đa lƣợng, vi lƣợng
- Nguyên tố đa lượng: Quan trọng nhất là các nguyên tố N, P, K, Mg, Ca,
Na, S [20].
Bảng 2.1: Các nguyên tố đa lƣợng và dạng sử dụng chính

Nguyên tố

Dạng sử dụng
Thường được sử dụng ở dạng NO3- hoặc NH4+ , hầu hết các loại

Nitơ

thực vật sẽ sử dụng nguồn nitơ này để đồng hóa và tổng hợp nên các
sản phẩm hữu cơ.

Phospho
Kali

Nhu cầu phospho của mô và tế bào nuôi cấy là rất cao, P có tác dụng
như hệ thống đệm giúp ổn định pH môi trường
Thường dùng ở dạng KNO3, KH2PO4, KCl.6H2O

Canxi

Sử dụng chủ yếu là CaNO3.4H2O, CaCl2.6H2O, CaCl2.2H2O

Magie

Sử dụng chủ yếu là MgSO4

Lưu huỳnh

Chủ yếu là SO4-

- Nguyên tố vi lượng: Chủ yếu là Fe, B, Mn, Cu, Zn, I, Ni… các nguyên tố

vi lượng tuy bổ sung với lượng nhỏ vào môi trường nhưng có vai trò quan trọng đối
với quá trình trao đổi chất, tổng hợp protein, hoạt động phân bào của mô, tế bào
nuôi cấy.

2.2.1.3. Vitamin
Hầu hết các tế bào nuôi cấy có khả năng tổng hợp vitamin nhưng không đủ
về lượng nên cần bổ sung, nhất là nhóm vitamin B [15].
- Vitamin B1 (Thiaminee HCl): Là chất bổ sung rất cần thiết cho môi trường
nuôi cấy, có vai trò trong trao đổi hydratcacbon và sinh tổng hợp amino acid [15].
- Vitamin B6 (Pyridocine): Là coenzyme quan trọng trong nhiều phản ứng
trao đổi chất [17].


14

- Vitamin B3 (Nicotinic acid): Tham gia tạo coenzyme của chuỗi hô hấp [15].
- Myo-inositol: Có vai trò trong sinh tổng hợp thành tế bào, màng tế bào,
tham gia vận chuyển đường, các nguyên tố khoáng, trao đổi hydratcacbon [15].

2.2.1.4. Các chất hữu cơ tự nhiên
- Nước dừa: Chứa nhiều chất dinh dưỡng như inositol, các amino acid,
đường, các chất thuộc nhóm cytokinin, các chất có hoạt tính auxin…[15].
- Dịch thủy phân casein: Chứa nhiều amino acid [15].
- Dịch chiết nấm men: Có nồng độ khá cao các vitamin nhóm B [15].
- Nước ép các loại củ quả: Nước ép khoa tây, cà rốt, nước ép chuối xanh…[15].

2.2.1.5. Các thành phần khác
- Agar: Chiết xuất từ rong biển, thành phần của agar gồm có một số chất hữu
cơ như acid hữu cơ, acid béo cùng 1 số nguyên tố vô cơ như Cu, Fe, Zn… Ngoài tác
dụng tạo gel cho môi trường agar cũng cung cấp 1 số chất dinh dưỡng cho tế bào,

mô nuôi cấy [15].
- Than hoạt tính: Dùng để hấp thụ chất màu, các hợp chất thứ cấp gây ức chế
sự sinh trưởng của mẫu nuôi cấy. Ngoài ra, có thể sử dụng 1 số chất chống oxy hóa
khác như polyvinyl pyrolodon (PVP), acid ascobic [15].

2.2.1.6. pH của môi trƣờng
Độ pH của môi trường ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận chất dinh dưỡng
của mẫu từ môi trường nuôi cấy. Đa số pH của môi trường được điều chỉnh trong
khoảng từ 5,5-6,0. Trong quá trình nuôi cấy, pH của môi trường có thể giảm do mẫu
nuôi cấy sản sinh ra các acid hữu cơ.

2.2.1.7. Các chất điều hòa sinh trƣởng
Các chất điều hòa sinh trưởng là thành phần không thể thiếu trong môi
trường nuôi cấy, có vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh hình thái thực vật.
Hiệu quả của chất điều hòa sinh trưởng phụ thuộc vào: Nồng độ, hoạt tính của chất
điều hòa sinh trưởng và yếu tố nội sinh của mẫu cấy [15].


15

Dựa vào hoạt tính sinh lý phân chất điều hòa sinh trưởng thành 2 nhóm: Nhóm
chất kích thích sinh trường và nhóm chất ức chế sinh trưởng. Trong nuôi cấy mô, tế
bào thực vật, nhóm chất kích thích sinh trưởng là nhóm thường được sử dụng [14].
- Nhóm Auxin: Được phát hiện lần đầu tiên bởi Charles Darwin và con trai là
Francis Darwin khi thử nghiệm tính hướng sáng trên cây yến mạch. Sau đó, nhiều
nhà khoa học đã nghiên cứu và dần mở rộng hiểu biết về nhóm chất này. Auxin
trong cơ thể thực vật tập trung nhiều ở các chồi, lá non, hạt nảy mầm, trong phấn
hoa. Auxin có nhiều tác động tới các hiệu ứng sinh trưởng và phát triển trên cơ thể
thực vật. Cụ thể như sau: Auxin có ảnh hưởng tới tính hướng động của thực vật,
tiêu biểu là tính hướng sáng và hướng đất. Auxin gây ra hiện tượng ưu thế đỉnh (sự

sinh trưởng của chồi đỉnh sẽ ức chế chồi nách). Auxin khởi động việc hình thành rễ
bên và rễ phụ do auxin kích thích sự phân chia của tế bào trụ bì-nơi rễ sẽ sinh
trưởng xuyên qua vỏ và biểu bì. Ngoài ra, auxin còn có tác động đến việc hình
thành chồi hoa, sự phát triển của quả và làm chậm sự rụng lá [12]
Các auxin thường được sử dụng là NAA, IBA, 2,4D (các auxin nhân tạo),
IAA (auxin tự nhiên). Hoạt tính của các chất này được xếp theo thứ tự từ yếu đến
mạnh như sau: IAA, IBA, NAA và 2,4D. IAA nhạy cảm với nhiệt độ và dễ phân
hủy trong quá trình hấp khử trùng do đó không ổn định trong môi trường nuôi cấy
mô. NAA và 2,4D không bị biến tính ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên chất 2,4D là chất dễ
gây độc nhưng có tác dụng nhạy đến sự phân chia tế bào và hình thành callus [20].
- Nhóm Cytokinin: Được phát hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX, chất
đầu tiên là Kinetin bắt nguồn từ tinh dịch cá trích. Tiếp đó, đến zeatin tách từ nội
nhũ của hạt ngô non. Đã phát hiện cytokinin ở vi sinh vật, tảo, tảo silic, rêu, dương
xỉ, cây lá kim. Zeatin có nhiều trong thực vật bậc cao và trong một số vi khuẩn.
Trong thực vật, cytokinin có nhiều trong hạt, quả đang lớn, mô phân sinh. Cytokinin
kích thích hoặc ức chế nhiều quá trình sinh lý, trao đổi chất. Cùng với auxin,
cytokinin điều khiển sự phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô. Tỷ lệ auxin/cytokinin
cao sẽ kích thích tạo rễ, ngược lại sẽ hình thành chồi. Cytokinin cảm ứng sự hình


16

thành chồi bên và ức chế ưu thế đỉnh. Quá trình sinh trưởng dãn dài của tế bào cũng
chịu ảnh hưởng của cytokinin. Ngoài ra, cytokinin còn làm chậm sự già hóa [12].
Trong các chất thuộc nhóm cytokinin thì Kinetin và BAP được sử dụng phổ
biến vì hoạt tính mạnh: Kinetin (phối hợp cùng auxin với tỷ lệ thích hợp có khả
năng kích thích phân chia tế bào), BAP (hoạt tính mạnh, bền với nhiệt), ngoài ra có
thể sử dụng TDZ, Diphenylurea…[20].
- Nhóm Gibberellin: Được tách chiết lần đầu tiên từ dịch tiết của nấm bởi các
nhà khoa học Nhật Bản vào những năm 1935-1938. Gibberellin được tổng hợp

trong các mô đỉnh, tồn tại trong cả hạt non và quả đang phát triển. Gibberellin có tác
dụng chính trong việc hoạt hóa phân bào của mô phân sinh lóng, kéo dài lóng cây.
Nó cũng kích thích sự kéo dài của tế bào, tăng kích thước của chồi nuôi cấy. GA3 là
loại gibberellin được sử dụng nhiều nhất [20].

2.2.2. Nhân giống vô tính bằng cách tách chiết
Tiến hành tách chiết khi cây được 8 - 10 tháng tuổi, có nhiều tầng rễ. Khử
trùng dụng cụ, cắt ngang phần gốc, để lại ít nhất từ 1 hoặc 2 đôi lá gần gốc, phần
ngọn đảm bảo có 2 - 3 tầng rễ. Đối với hoa Mokara, Vanda... trong điều kiện cây cao
0,8 - 1 m mới tiến hành cắt chiết thì khả năng đâm tược mới càng nhanh [9].
Phần ngọn sau khi cắt nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlat C 1/2000
và dung dịch kích thích ra rễ NAA (Naphtalen Acetic Acid) 0,5ppm sau đó đem
trồng vào chậu hoặc trồng lên luống [9].
Phần gốc sau một thời gian sẽ mọc 1 - 3 chồi mới gần chỗ cắt. Những chồi
này sau đó lớn lên, ra rễ. Có thể tiếp tục cắt phần ngọn các chồi này đem trồng hoặc
để đến khi ra hoa [9].

3.2.3. Nhân giống vô tính bằng sử dụng chồi đỉnh
Phương thức này sử dụng các bộ phận nhỏ nhất của đỉnh chồi (shoot-tip) hay
đỉnh sinh trưởng (apex) làm mẫu vật nuôi cấy. Nó bao gồm mô phân sinh đỉnh
(apical meristem) và các mầm lá non (young leaf primordia). Khái niệm mô phân
sinh đỉnh (ngọn) chỉ đúng khi mẫu vật được tách từ đỉnh sinh trưởng có kích thước
trong vòng 0,1-0,15 mm tính từ chóp sinh trưởng. Trong thực tế mẫu vật được tách


×