Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ áp DỤNG CHO sản PHẨM BIA hơi và BIA tươi hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.89 KB, 16 trang )

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM BIA HƠI VÀ BIA TƯƠI HÀ NỘI

MỤC LỤC
PHẦN I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
PHẦN II. TỔNG QUAN SẢN PHẨM

H


QUẢN TRỊ MARKETING–

PHẦN III. THƯƠNG HIỆU – STRATEGIC THINKING
PHẦN IV. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ NĂM
A. SẢN PHẨM BIA HƠI.
B. SẢN PHẨM BIA TƯƠI.
PHẦN V. NGÂN SÁCH DỰ KIẾN
PHẦN VI. CÁC ĐỀ XUẤT

PHẦN I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
Thị trường Bia Việt nam
2
2


QUẢN TRỊ MARKETING–

Thị trường Bia VN có sự tăng trưởng cao, bên cạnh các DNNN, đã xuất hiện hàng loạt liên doanh sản xuất bia. Đến nay trên thị
trường VN có hầu hết các loại bia: bia tươi, bia đen, bia chai, bia lon…Trong cuộc cạnh tranh sản phẩm bia, từ những tháng cuối
năm 2002 cho thấy đã dần hình thành những doanh nghiệp có quy mô lớn, phía Bắc là bia Hà Nội, phía Nam là bia Sài Gòn, miền
Trung là bia Huế, đủ lực chi phối thị trường. Bia Sài Gòn ngoài nhà máy tại TP. Hồ Chí Minh, còn rất nhiều liên doanh sản xuất
dưới nhãn hiệu của mình. Những năm trước, các nhãn bia là đại gia trong quảng cáo chủ yếu là của doanh nghiệp FDI như


Heneiken, Tiger, Calsberg... Từ năm 2001 đến nay, một số doanh nghiệp lớn của VN trong lĩnh vực này cũng khá chững chạc, tạo
nên đẳng cấp của mình như Halida, bia Sài Gòn, bia Hà Nội..
Thị phần bia tiêu thụ trong nước hiện chủ yếu thuộc về các công ty lớn trong nước. Hai thương hiệu bia nổi tiếng là Tổng công ty
Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) chiếm 35% thị phần và Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội
(Habeco) chiếm 10% thị phần.Cả hai hãng này luôn đạt được tốc độ phát triển cao, trung bình hàng năm từ 20 - 25%. Sản phẩm
của Habeco trở thành một thương hiệu quốc gia và trở thành sản phẩm được ưa thích và đứng thứ 3 tại thị trường bia Việt Nam.
Đặc biệt, các sản phẩm của Habeco chiếm lĩnh hầu hết thị trường miền Bắc từ Quảng Trị trở ra..Tính đến thời điểm 30/9/2007,
tổng tài sản của Habeco đã lên đến hơn 2.300 tỷ VND, vốn chủ sở hữu đạt khoảng 2.100 tỷ.
Trong những năm qua, ngành rượu - bia - nước giải khát tại Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao, bình quân khoảng 12 - 14%.
Năm 2006, tổng sản lượng bia của cả nước đạt 1.700 triệu lít, trị giá 2,3 tỉ USD. Cả nước có trên 300 doanh nghiệp sản xuất bia
với hơn 400 nhà máy tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội (13%), Tp.HCM (23%), Hải Phòng (8%).Hiện tại, một số công ty
sản xuất lớn ở trong nước đã đẩy mạnh sức cạnh tranh. Sabeco đang triển khai xây dựng nhà máy Bia Củ Chi, tổng mức đầu tư gần
2.000 tỷ đồng. Habeco đã khởi công xây dựng nhà máy bia tại Vĩnh Phúc với vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.Công ty Cổ phần
3
3


QUẢN TRỊ MARKETING–

Sữa Việt Nam (Vinamilk) và tập đoàn SABMiler (Hà Lan) cũng đã thành lập liên doanh sản xuất bia với công suất khoảng 100
triệu lít/năm với tổng vốn đầu tư là 45 triệu USD.
Tiềm năng phát triển ngành
Ngành Bia là một ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất ra loại đồ uống có chất lượng phục vụ nhu cầu xã hội, trong vòng 10
năm qua ngành bia có tốc độ tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu trong nước thay thế phần nhập khẩu trước đây.
Ngành bia trong vòng 10 năm qua đã tập trung đầu tư mạnh nhằm nâng cao công suất tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Ngành đã chú trọng đầu tư các dây chuyền thiết bị hiện đại, tiên tiến, đồng bộ và có công nghệ tiên tiến trên thế giới. Tổng vốn đầu
tư vào ngành bia là 5.499.287 triệu đồng với một năng lực sản xuất lớn hơn 1.000 triệu lít. Toàn quốc có 469 đơn vị, trong đó:
-

Quốc doanh Trung ương 2 đơn vị


-

Liên doanh và 100% vốn nước ngoài 6 đơn vị

-

Quốc doanh địa phương và tư nhân 461 đơn vị

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia-Rượu-Nước giải khát đến năm 2010, Việt nam xây dựng ngành Bia-Rượu-Nước
giải khát thành một ngành kinh tế mạnh; phấn đấu hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy
mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
Để đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước giải khát, tổng vốn đầu tư cho ngành Bia-Rượu-Nước giải khát giai đoạn
2005 - 2010 là 34.690 tỷ đồng. Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước huy động vốn thông qua việc
phát hành trái phiếu, cổ phiếu, liên doanh, liên kết; khuyến khích các công ty cổ phần thực hiện việc niêm yết trên thị trường
chứng khoán. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết thực hiện chuyển giao công nghệ để sản
4
4


QUẢN TRỊ MARKETING–

xuất thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hiện đại. Khuyến khích sử dụng thiết bị chế tạo trong nước tương đương
chất lượng thiết bị nhập khẩu cho các dự án đầu tư và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của ngành phù hợp với tiêu chuẩn
VSATTP của nhà nước. Tổ chức kiểm tra thường xuyên về chất lượng VSATTP, môi trường theo quy định của pháp luật.
Theo Quy hoạch tổng thể này, tiến hành cổ phần hóa Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia-RượuNước giải khát Sài Gòn theo từng giai đoạn và giảm dần vốn thuộc sở hữu nhà nước. Đồng thời, sẽ sắp xếp lại các nhà máy sản
xuất bia, rượu, nước giải khát thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động không hiệu quả theo các hình thức sáp nhập, cổ phần hóa, chuyển
hướng sản xuất kinh doanh, bán khoán, cho thuê và các hình thức khác.

PHẦN II. TÌNH HUỐNG SẢN PHẨM

Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội được thành lập theo quyết định số 75/2003/QĐ – BCN ngày 16/5/2003
của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp; là Tổng Công ty Nhà nước tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Với bí quyết công nghệ duy nhất – truyền thống trăm năm, cùng với hệ thống thiết bị hiện đại , đội ngũ CBCNV lành nghề,
có trình độ, tâm huyết, các sản phẩm của Tổng công ty đã nhận được sự mến mộ của hàng triệu người tiêu dùng trong
nước cũng như quốc tế. Thương hiệu Bia Hà Nội ngày hôm nay được xây dựng, kết tinh từ nhiều thế hệ, là niềm tin của
người tiêu dùng, niềm tự hào thương hiệu Việt.

5
5


QUẢN TRỊ MARKETING–

Trong phạm vi của Bản đề xuất này, áp dụng cho sản phẩm bia tươi và bia hơi của Habeco, có chất lượng cao, ổn định,
hương vị thơm, mát. Mặc dù hơn hẳn các sản phẩm bia hơi, bia tươi thương hiệu khác nhưng giá của sản phẩm Hà Nội rất
phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng nên luôn được ưa chuộng và đón chờ.
Đối với hai chủng loại sản phẩm này, mạng lưới kinh doanh hiện tại của Công ty mới chỉ cung cấp trong khu vực nội thành
Hà nội, một số tỉnh lận cận do khách hàng tự mua rồi phân phối đi các tỉnh. Mục tiêu trong thời gian tới, Công ty phát
triển theo hướng Tây của Hà Nội và các vùng lân cận như Đông Anh, Từ Sơn, Bắc Ninh… Công ty cũng đặt mục tiêu tăng
sản lượng (đạt 100.000 lít/tháng) và doanh thu, đưa thương hiệu bia hơi, bia tươi Hà nội đứng số 1 – ngự trị thị trường Hà
nội, trở thành sản phẩm đặc sắc, mang đậm nét truyền thống. bên cạnh đó, mở 3 đến 4 điểm chuyên kinh doanh bia tươi
Hà nội.
Với mức ngân sách khoảng gần 10 tỷ VNĐ/năm, trong năm 2008, bằng chuỗi các hoạt động phối thức tiếp thị, tiếp thị bán
hàng bài bản và chuyên nghiệp, với các điểm mạnh là Thương hiệu quen thuộc đối với người dân Hà nội, đối tượng khách
hàng rộng lớn (Từ bình dân đến trung lưu), Công ty mong muốn thực hiện kế hoạt Phát triển thương hiệu, khuyến mãi,
truyền thông quảng bá hỗ trợ bán hàng nhằm đạt các mục tiêu đã định.

PHẦN III. THƯƠNG HIỆU – STRATEGIC THINKING
I. MỤC TIÊU
-


Tạo cho đối tượng khách hàng mục tiêu sự nhận biết và ghi nhớ sâu về thương hiệu sản phẩm.

-

Chiếm lĩnh sự thiện cảm của khách hàng mục tiêu, kích thích tiêu dùng.
6
6


QUẢN TRỊ MARKETING–

-

Xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm.

-

Thông qua xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, tạo hiệu ứng xây dụng thương hiệu cho chính Công ty chủ quản, sở hữu
sản phẩm.

II. ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU
-

Các đơn vị phân phối, của hàng, nhà hàng
Phạm vi địa lý: Tập trung khu vực Hà Nội và các vùng phụ cận.
Tâm lý truyền thông: Quan tâm nhất đến các chính sách bán hàng (giá, chiết khấu), các chính sách hỗ trợ bán hàng (truyền
thông, quảng cáo, khuyến mãi của Nhà sản xuất). Sự phát triển, uy tín và quy mô của Nhà sản xuất, mức độ nổi tiếng của
thương hiệu… cũng là một trong những niềm tin và gắn bó đối tượng này với sản phẩm.


-

Nhóm người tiêu dùng
Nam giới, độ tuổi 25 – 50, không phân biệt trình độ. Phạm vi địa lý: Toàn quốc, tập trung các tỉnh thành phố lớn
Tâm lý truyền thông: Quan tâm nhiều đến chất lượng, hương vị, mức độ nổi tiếng của thương hiệu.

III. ĐỊNH VỊ
Hiện nay, sản phẩm bia hơi của Hà nội vốn đã định vị sâu sắc trong tâm trí người tiêu dùng, còn bia tươi đang trên đà phát triển,
bám theo sản phẩm bia hơi. Vốn dĩ hai loại sản phẩm này cũng có những nét tương đồng nên tạm thời, trong vòng 1 - 2 năm, nên
sử dụng chung một phương án định vị, tránh gây phức tạp cho nhận thức của người tiêu dùng, tuy nhiên, cách thức triển khai hoạt
động truyền thông sẽ có sự khác biệt vì nhắm vào các tình huống sử dụng sản phẩm khác nhau.
Sử dụng mô hình định vị EBA - Model:
-

Cảm nhận của khách hàng (Emotion): Cảm giác VUI VẺ, THÂN THIỆN VÀ “SÀNH”.

-

Lợi ích khách hàng mong muốn (Benefits): cảm giác vui vẻ, thân thiện, có lợi cho sức khoẻ, giá thành hợp lý.
7
7


QUẢN TRỊ MARKETING–

-

Đặc tính của sản phẩm (Attributes): được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, nguyên liệu nhập khẩu, hương vị và không có
hại cho sức khoẻ.


Lý do khách hàng quyết định mua sản phẩm (Motive): Vì người tiêu dùng cảm nhận được những gì mà họ thật sự cần, mang lại sự
Vui vẻ, thân thiện, cảm giác có lợi cho sức khoẻ.
Bia (bia hơi, bia tươi) Hà nội mang lại cho khách hàng những giá trị sử dụng sản phẩm thiết thực và cảm giác Vui vẻ, thân
thiện, sành ẩm thực.
IV. CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ
-

Xây dựng hình ảnh chung cho sản phẩm bia hơi và bia tươi gắn liền với Vui vẻ, Thân thiện và Sành.

-

Sử dụng và phối hợp nhuần nhuyễn các công cụ truyền thông PR – Quảng cáo – Khuyến mãi và Marketing support… nhằm
tạo ra luồng thông tin tối ưu liên tục tiếp cận tới người tiêu dùng.

-

Dùng nhiều kênh quảng cáo và truyền thông trong từng thời điểm nhất định nhằm tạo nên hiệu quả nhanh nhất, sau đó tiếp
tục duy trì hình ảnh thương hiệu nhằm chiếm lĩnh thị phần, tạo động lực kích thích cho hệ thống đại lý, tạo niềm tin với
người tiêu dùng.

-

Đầu tư kinh phí cho bia hơi làm truyền thông từ 1,5 tỷ - 2 tỷ (Xây dựng mô hình Habeco Trading tiêu chuẩn – từ 2 đến 3
điểm). Đầu tư kinh phí cho bia tươi từ 7 tỷ - 8 tỷ (Bao gồm cả mở thêm 25 điểm theo mô hình của nhà hàng Lan Chín, mỗi
điểm đầu tư máy rót bia tươi khoảng 100 triệu. Trong kinh phí cũng có thêm phí bảo dưỡng thiết bị)

1. Hình ảnh thể hiện, thông điệp truyền thông:
-

Sử dụng hình ảnh sang trọng, hiện đại nhưng phải mang yếu tố Vui vẻ, Thân thiện và Sành (nhóm bạn, gia đình, vui vẻ, hài

hước…)
8
8


QUẢN TRỊ MARKETING–

-

Thể hiện hình ảnh gắn bó với thiên nhiên (an toàn, có lợi cho sức khoẻ…)

2. Hoạt động truyền thông tiếp thị:
Public Relations (bao gồm cả Press Relations)
-

Tập trung xây dựng Nhóm Core Media (khoảng 5 phóng viên báo chí thân thiết), truyền tải thông tin thường xuyên về sản
phẩm. Hướng đến nhóm phóng viên chuyên về Ẩm thực, tiêu dùng.

-

Thông tin thường xuyên trên báo chí về các chương trình của Hãng.

-

Tài trợ các chuyên mục, gameshow về ẩm thực, nội trợ, thể thao trên báo chí, truyền hình, chú ý khai thác các kênh VTV3
và VTC

-

Tham gia các hội chợ, lễ hội, sự kiện văn hoá… nhằm có cơ hội giới thiệu về sản phẩm


Quảng cáo
-

Lựa chọn các kênh báo chí liên quan đến ẩm thực, tiêu dùng, thể thao.

-

Quảng cáo trang lớn thể hiện các giá trị của sản phẩm theo các thời điểm chính trong năm (theo kế hoạch năm)

-

Duy trì quảng cáo thường xuyên báo chí thể hiện Thương hiệu sản phẩm (diện tích nhỏ, tiết kiệm ngân sách)

-

Thực hiện quảng cáo trên báo chí về các chương trình khuyến mãi, các hoạt động xã hội của sản phẩm

-

Các ấn phẩm quảng cáo như Quảng cáo báo, Poster, Flyer, Bill Board….. đều sử dụng hình ảnh thống nhất.

-

Tổ chức đội ngũ PG (Promotion Girls) tại các điểm bán lớn, đặc biệt là các nhà hàng bán bia tươi.

-

Quảng cáo biển tấm lớn cho bia tươi tại Hà nội.


Khuyến mãi
-

Thường xuyên tổ chức chương trình khuyến mãi dành cho đại lý vào đầu mùa sản phẩm, tập trung khuyến mãi bằng chiết
khấu giá.
9
9


QUẢN TRỊ MARKETING–

Sales Marketing / Marketing Support
-

Tài trợ bảng biển cho các đại lý. Bản biển có chung marquette thiết kế.

-

Thực hiện các vật dụng như cốc, ly, khay, ô che, thùng đá… cung cấp cho đại lý

-

Trang phục nhân viên đồng bộ, có thông điệp và hình ảnh sản phẩm.

-

Trang trí điểm bán, đầu tư máy rót và các vật dụng hỗ trợ cho đại lý.

PHẦN IV. ĐỀ XUẤT CÁ NHÂN VỀ KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ
A. SẢN PHẨM BIA HƠI

Giai đoạn 1 – Mùa sản phẩm, kéo dài khoảng từ 01/5 đến 30/9 hàng năm
Đây sẽ là giai đoạn tập trung vào các hoạt động giới thiệu sản phẩm, với mục tiêu cao nhất là tạo nhận biết cho các nhóm công
chúng mục tiêu về hình ảnh, chất lượng, sự khác biệt của cũng như các thông điệp khác của sản phẩm, kích thích và tạo đà cho bán
hàng. Đây cũng chính là giai đoạn để kiểm nghiệm các chỉ số mục tiêu về doanh số, về các chiến lược hoạch định và đo lường
nhận thức, cảm tình của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mức độ đầu tư là giai đoạn đầu tư cao
nhất để có được tần xuất tiếp cận người tiêu dùng cao nhất, nhằm làm lợi thế cho các giai đoạn tiếp theo sau. Và chính thế nên các
khoản ngân sách chi cho hoạt động marketing, truyền thông quảng bá trong giai đoạn này nên được coi là những khoản mục đầu
tư, không coi là chi phí. Có những khoản ngân sách chi cho giai đoạn này, nhưng được dùng/phân bổ cho cả năm.

10
1


QUẢN TRỊ MARKETING–

TT

Hạng mục

Thời gian

Kênh

Kinh phí
(VNĐ)

1

Tài trợ, tham gia lễ hội, sự kiện ẩm
thực, văn hoá…


100.000.000

2

Khuyến mãi trực tiếp bằng sản phẩm

300.000.000

3

Quảng cáo chân trang báo

4

Poster (dán quán, nhà hàng)

5

Thể thao
văn hoá,
Bóng đá

Ghi chú

Quy đổi ngân sách tương
đương

200.000.000


40.000.000

Bao gồm Poster quảng bá
hình ảnh bia HN và Lịch
bóng đá Euro

Biển chân đứng (Free-standing)

120.000.000

Sử dụng hình ảnh 1 cốc bia
lớn đặt phía trước cửa nhà
hàng

6

Quảng cáo tấm lớn ngoài trời

300.000.000

02 biển quảng cáo tấm lớn
trong thành phố

7

Xây dựng đội Promotion Girls phục vụ
nhà hàng, giới thiệu sản phẩm.
Chia thành 2 nhóm (Cố định & Thời
vụ)


120.000.000

Kế hoạch triển khai chi tiết
từng thời điểm

8

Trang phục cho PG

20.000.000
11
1


QUẢN TRỊ MARKETING–

TT

Hạng mục

Thời gian

9

Tài trợ POP/POS (khay, bình lạnh, qùa
tặng bật lửa, móc khoá, cốc…)

10

Trang phục tài trợ nhân viên quán


Kênh

Kinh phí
(VNĐ)

Ghi chú

800.000.000
80.000.000
Tổng cộng:

2.086.000.000

+ 5% dự phòng

Giai đoạn 2 – Giai đoạn nhắc nhớ, hỗ trợ bán hàng: Kéo dài khoảng từ 15/11 đến 15/12 hàng năm
Đây sẽ là giai đoạn mục tiêu cao nhất là nhắc nhớ, gia tăng nhận biết cho các nhóm công chúng mục tiêu về hình ảnh, chất lượng,
sự khác biệt của cũng như các thông điệp khác của sản phẩm, kích thích và tạo đà cho bán hàng.

TT

Hạng mục

Thời gian

Kênh

Kinh phí
(VNĐ)


1

Poster & flyer nhân dịp Thế vận hội

50.000.000

2

Đội PG phục cho dịp Thế vận hội tại
các nhà hàng

50.000.000
Tổng cộng:

100.000.000

Ghi chú

+ 5% dự phòng

12
1


QUẢN TRỊ MARKETING–

B. SẢN PHẨM BIA TƯƠI
Kéo dài khoảng từ 01/06 đến 30/11 hàng năm
Đây sẽ là giai đoạn tập trung vào các hoạt động giới thiệu sản phẩm, đối với sản phẩm bia tươi, sẽ kéo dài chu kỳ thời gian vì đây

là sản phẩm bán trong nhà hàng, không phân tách rõ MÙA sản phẩm (bán quanh năm). Năm 2008 cũng là năm đánh dấu, gây ấn
tượng với khách hàng và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nên ngân sách đầu tư cho hình ảnh, truyền thông, cho các hệ thống hỗ
trợ bán hàng.

TT

Hạng mục

Thời
gian

1

Thông tin cập nhật trên báo chí về hoạt
động của sản phẩm

Số lượng
Tạp chí Đồ uống,
Phong cách đàn ông,
Tiếp thị gia đình…

Kinh phí
(VNĐ)
30.000.000

Ghi chú
Quan hệ báo chí
Press Relationship

13

1


QUẢN TRỊ MARKETING–

TT

Hạng mục

Thời
gian

Số lượng

Kinh phí
(VNĐ)

2

Bài viết lớn trên báo chí về hoạt động
của Nhà máy, về quy mô và đảm bảo
chất lượng, truyền thống sản phẩm

Tạp chí Đồ uống,
Phong cách đàn ông,
Tiếp thị gia đình…

3

Phóng sự trên truyền hình về Nhà máy

bia (khoảng 5 phút, dựng lại thành
phóng sự tư liệu, in CD phát tặng
khách hàng)

VTV3, HTV

4

Trang bị máy rót bia tươi tại Nhà hàng
(+chi phí bảo dưỡng)

~25

3.000.000.000

5

Biển đèn trong nhà hàng

300

500.000.000

6

Biển neon-sight cửa nhà hàng

25

300.000.000


7

Tài trợ, tham gia lễ hội, sự kiện ẩm
thực, văn hoá…

300.000.000

Sản phẩm miễn phí,
tài trợ tiền…

8

Khuyến mãi trực tiếp bằng sản phẩm

300.000.000

Quy đổi ngân sách
tương đương

9

Quảng cáo tấm lớn ngoài trời

04

50.000.000

Ghi chú
Quan hệ báo chí

Press Relationship

100.000.000

Lắp đặt biển cho 300
đại lý (cả bia hơi)

800.000.000 04 biển quảng cáo tấm
lớn trong thành phố,
gần khu nhà hàng lớn
là đại lý
14

1


QUẢN TRỊ MARKETING–

TT

Hạng mục

Thời
gian

Số lượng

10

Quảng cáo chân trang báo


11

Đội Promotion Girls (hạng B+) phục
vụ cố định tại nhà hàng, giới thiệu sản
phẩm.

12

Trang phục cho PG

13

Tài trợ POP/POS (khay, bình lạnh, qùa
tặng bật lửa, móc khoá, cốc…) hàng
đặc biệt

600.000.000

14

Trang phục tài trợ nhân viên quán bia
tươi

50.000.000

Thể thao văn hoá,
Bóng đá

Kinh phí

(VNĐ)

Ghi chú

200.000.000
700.000.000

Lương, quản lý, 2
NV/nhà hàng. Kế
hoạch triển khai chi
tiết từng thời điểm

50.000.000

Tổng cộng:

6.980.000.000

+ 5% dự phòng

PHẦN V. NGÂN SÁCH DỰ KIẾN
Bia hơi - Giai đoạn I:
Bia hơi - Giai đoạn II:

2.086.000.000VNĐ
100.000.000 VNĐ

Bia tươi:

6.980.000.000 VNĐ


Tổng:

9.166.000.000 VNĐ (dự phòng 5%: 458.300.000 VNĐ)
15
1


QUẢN TRỊ MARKETING–

Tổng cộng ngân sách:

9.624.300.000 VNĐ

PHẦN VI. CÁC ĐỀ XUẤT CÁ NHÂN
1. Bộ phận Truyền thông – Nhãn hiệu được tham gia tiếp cận các buổi họp kinh doanh quan trọng.
2. Được tiếp cận thuyết trình và phê chuẩn nhanh chóng các đề xuất chi tiết.
3. Bộ phận Marketing của Sản phẩm có nhân viên hỗ trợ triển khai hoạt động truyền thông tiếp thị.

16
1



×