Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích định vị sản phẩm dịch vụ đào tạo của dự án trung tâm đào tạo bảo hiểm việt nam trên thị trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.45 KB, 11 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN MARKETING

Đề bài: Phân tích, định vị sản phẩm dịch vụ đào tạo của Dự án Trung tâm đào tạo bảo hiểm
Việt Nam trên thị trường Việt Nam. Đưa ra bình luận và kiến nghị.

Bài làm

I. Đặt vấn đề
Để đưa ra một quyết định tung ra một sản phẩn bất kỳ và muốn giành được thắng lợi đòi hỏi
doanh nghiệp, tổ chức đó cần có sự nghiên cứu kỹ, xác định cho mình một mục tiêu, một thị trường
mục tiêu rõ ràng, một kết quả thu được như ý muốn.
Do hiện nay tôi đang công tác tại một dự án Trung tâm đào tạo bảo hiểm Việt Nam nên tôi lựa
chọn sản phẩn dịch vụ đào tạo chuyên ngành bảo hiểm làm sản phẩn để phân tích. Đây thực sự là một
khó khăn trong quá trình phân tích bởi lẽ Dự án TT đào tạo bảo hiểm Việt Nam là một dự án ODA
hoạt động với mục đích phi lợi nhuận; Kết quả đầu ra của dự án là kết quả của rất nhiều hợp phần kết
hợp lại, trong đó kết quả cuối cùng và quan trọng nhất là thành lập một Viện Bảo hiểm Việt Nam - cơ
sở đào tạo chất lượng cao cấp quốc gia.
Tuy nhiên, dịch vụ đào tạo cũng như dịch vụ hàng hóa vô hình, hữu hình khác theo tôi cũng
có những điểm chung nhất định đó là muốn có được thành công thì phương án duy nhất là tạo đặc
điểm khác biệt cho sản phẩm của mình khác so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Nếu nó có thể
tạo được đặc điểm khác biệt cho sản phẩm của mình một cách có hiệu quả, thì nó có thể tính giá cao
hơn, lợi nhuận cao hơn. Việc tạo đặc điểm khác biệt cho phép công ty/tổ chức tính giá cao hơn dựa
trên cơ sở giá trị trội hơn mà khách hàng nhận thức được và được cung ứng.
Định vị là việc thiết kế sản phẩm và hình ảnh của công ty/tổ chức làm sao để thị trường mục
tiêu hiểu được và đánh giá cao những gì công ty/tổ chức đại diện so với các đối thủ cạnh tranh của nó.
Việc định vị của công ty/tổ chức phải dựa trên cơ sở hiểu biết rõ thị trường mục tiêu định nghĩa giá trị
như thế nào và lựa chọn những người bán.

1. Giới thiệu về Dự án
1.1. Tên dự án



: Trung tâm Đào tạo bảo hiểm Việt Nam.

1.2. Cơ quan chủ quản

: Bộ Tài chính.


1.3. Thời gian bắt đầu - kết thúc theo Hiệp định: 12/2004-12/2009.
1.4. Loại dự án
1.5. Tổng vốn đầu tư

: Vốn vay.
: 5.260 nghìn Euro, trong đó:

- Vốn ODA vay từ cơ quan Phát triển Pháp (AFD) : 4.100 nghìn Euro.
- Vốn đối ứng: 1.160 nghìn Euro (ngân sách Bộ Tài chính cấp).
1.6. Nội dung của Dự án: Dự án gồm 3 cấu phần:
- Cấu phần 1: Xây dựng năng lực thể chế liên quan đến việc thành lập “Trung tâm Đào tạo
bảo hiểm Việt Nam”.
- Cấu phần 2: Tăng cường năng lực chuyên môn và đào tạo trong lĩnh vực bảo hiểm
- Cấu phần 3: Tăng cường cơ sở vật chất ban đầu cho Viện BHVN.

2. Các sản phẩm dịch vụ đào tạo của dự án – cấu phần 2
Dự án thành lập Viện bảo hiểm Việt Nam gồm 3 cấu phần chính, trong đó cấu phần 1 và cấu
phần 2 được dự án thuê nhà thầu ANZIIF – Viện đào tạo bảo hiển Úc và Newzeland, một nhà thầu tư
vấn đào tạo, tài chính, bảo hiểm... danh tiếng hàng đầu thế giới thực hiện. Cấu phần 1 - Xây dựng năng
lực thể chế liên quan đến việc thành lập “ Viện bảo hiểm VN” đến nay Anziif đã biên soạn xong, sau 5
lần tổ chức hội thảo cấp quốc gia lấy ý kiến đóng góp, phản biện của các chuyên gia đầu ngành trong
nước, các công ty bảo hiểm đã được Bộ Tài chính, các chuyên gia nghiệm thu, đánh giá rất cao mô

hình thể chế, đây là mô hình thể chế hiện đại phù hợp với môi trường Việt Nam đồng thời phù hợp với
thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển của thế giới. Riêng cấu phần 3 - Tăng cường cơ sở vật chất ban
đầu cho Viện BHVN, là một cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất Việt Nam, được trang bị cơ sở vật chất,
áp dụng trang thiết bị nghe nhìn, công nghệ thông tin tiên tiến nhất hiện các cơ sở đào tạo trên thế giới
đang áp dụng như các phòng học trực tuyến, hệ thống thư viện thông minh...
Trong phạm vi bài tập này tôi tập trung vào phân tích định vị dịch vụ đào tạo của Viện Bảo
hiểm VN dựa vào phân tích các sản phẩm thuộc cấu phần 2 “Tăng cường năng lực chuyên môn và đào
tạo trong lĩnh vực bảo hiểm”. Cấu phần 2 cũng là cấu phần chính, chủ đạo để hình thành lên Viên đào
tạo bảo hiểm VN. Nhằm chuẩn bị cho Viện Bảo hiểm VN có được tài liệu, chương trình đào tạo
hiện đại, chất lượng cao nhất sánh vai cùng các cơ sở đào tạo hiện đại trong khu vực và trên thế
giới, toàn bộ cấu phần 2 được Dự án Trung tâm đào tạo BHVN thuê nhà thầu ANZIIF – Viện đào tạo
bảo hiển Úc và Newzeland, một nhà thầu tư vấn đào tạo danh tiếng trên thế giới. Cấu phần 2 của Dự án
tập trung chủ yếu vào việc xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo và tiến hành các khóa đào tạo thử
nghiệm nhằm góp phần nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ đang công tác tại các công
ty bảo hiểm, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm, giảng viên các trường có đào


tạo ngành bảo hiểm, các đại lý bảo hiểm... Sản phẩm của cấu phần 2 gồm 04 chương trình đào tạo
chính:
- Chương trình đào tạo bảo hiểm nhân thọ cơ bản
- Chương trình đào tạo bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản
- Chương trình đào tạo quản trị doanh nghiệp bảo hiểm
- Chương trình đào tạo giảng viên bảo hiểm
Sau quá trình thử nghiệm được tiến hành các tài liệu, chương trình đào tạo trên sẽ được
ANZIIF tiến hành hoàn thiện và bàn giao cho Viện bảo hiểm VN để đưa vào áp dụng đào tạo chính
thức trên thị trường Việt Nam.
II. Nội dung
1. KN định vị sản phẩm
Định vị của doanh nghiệp/tổ chức là việc thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp với
mục đích để thị trường mục tiêu hiểu được và đánh giá cao những gì mà doanh nghiệp/tổ chức đại diện

so với các đối thủ cạnh tranh.
Việc định vị của doanh nghiệp/tổ chức phải dựa trên những hiểu biết rõ thị trường mục tiêu
định nghĩa giá trị như thế nào và lựa chọn những người bán
2. Đánh giá về công tác đào tạo bảo hiểm trên thị trường hiện nay và hình thức đào tạo,
cấp bằng, chứng chỉ của VII.
2.1. Đào tạo tại các trường đại học: Hiện nay, trong toàn quốc có cơ sở đào tạo chuyên ngành
bảo hiểm ở trình độ cử nhân bao gồm: Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Ngoại thương. Tính đến tháng 8 năm 2008 các trường đại
học trong cả nước đã đào tạo được gần 1.530 cử nhân bảo hiểm hệ tập trung dài hạn và chuyên tu, qua
đó cung cấp đội ngũ cán bộ chủ chốt cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
Tổng số cán bộ giảng dạy bộ môn bảo hiểm tại các cơ sở trên là 33 người, tất cả đều đã qua đào
tạo bảo hiểm dài hạn và ngắn hạn. Tuy nhiên, cho đến nay, về mặt tổ chức, chưa có trường nào thành
lập riêng một khoa bảo hiểm, mà mới chỉ dừng lại ở cấp bộ môn trực thuộc khoa. Do đó, các cơ sở này
không có cơ sở vật chất dành riêng cho đào tạo bảo hiểm mà phải sử dụng chung cơ sở vật chất, trang
thiết bị đào tạo của cả Trường hoặc Học viện.

2.2. Đào tạo tại các doanh nghiệp bảo hiểm
Trong các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có một số ít các doanh nghiệp có trung tâm đào tạo
riêng bao gồm: Bảo Việt, Bảo Minh và PJICO.


Theo kết quả điều tra, tổng số cán bộ làm công tác đào tạo tại các doanh nghiệp bảo hiểm là
723 người, trong đó chủ yếu là kiêm nhiệm, do đó, hạn chế nhiều đến việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy,
kỹ năng sư phạm và thời gian dành cho công tác đào tạo. Vì nhiều lý do, chất lượng đào tạo ở các
doanh nghiệp còn rất khiêm tốn và thấp hơn nhiều so với yêu cầu. Thêm vào đó, công tác đào tạo mới
chỉ thực hiện tương đối có hệ thống tại các doanh nghiệp lớn trong khi công tác này phần nào chưa
được chú ý tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc trang bị một số kiến
thức chuyên môn cơ bản. Công tác đào tạo lại, đào tạo bổ sung, cập nhật kiến thức và tự đào tạo của
cán bộ nhìn chung còn yếu, thiếu liên tục, và còn phân tán tại phần lớn các DN.
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm có trung tâm đào tạo riêng, việc xây dựng nội dung chương

trình, một số giáo trình đào tạo được tiến hành khá bài bản, công phu. Đối với số doanh nghiệp còn lại,
do công tác đào tạo chưa được chú trọng đúng mức nên nội dung và chương trình đào tạo còn sơ sài,
thiếu hệ thống.
Một số nhận xét chung về thực trạng đào tạo bảo hiểm tại VN như sau: Việc đào tạo nhìn
chung còn mang tính tự phát, không theo một chuẩn mực chung và không được đảm bảo thực thi bằng
các quy định pháp lý chặt chẽ. Hệ thống văn bằng, chứng chỉ chuyên môn nghề nghiệp chưa được sự
thừa nhận của pháp luật và xã hội. Đội ngũ giảng viên vừa thiếu về số lượng vừa hạn chế về kiến thức
thực tế và kỹ năng sư phạm. Nội dung chương trình đào tạo chậm đổi mới và chưa theo kịp với yêu
cầu. Phương thức đào tạo không phong phú, đa dạng và linh hoạt, thiếu sự gắn kết giữa yêu cầu thực
tế và cơ sở đào tạo. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo còn thiếu và được sử dụng cho nhiều
mục đích khác nhau. Có thể nói, trong suốt một thời gian dài, do mải chạy theo doanh thu và tầm nhìn
ngắn hạn, nhiều DNBH đã coi nhẹ tầm quan trọng của công tác đào tạo, dẫn đến chưa có sự đầu tư
thỏa đáng cho hoạt động đào tạo. Ở cấp độ vĩ mô, đã đến lúc ngành bảo hiểm cần đến một chiến lược
phát triển nguồn nhân lực dài hạn, trong đó đặt trọng tâm vào việc chuẩn hóa và đưa công tác đào tạo
vào nề nếp, thường xuyên và có hệ thống qua đó đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường.
Sự ra đời Viện Bảo hiểm Việt Nam nhằm khắc phục toàn bộ các nhược điểm trên. Viện cung
cấp các dịch vụ đào tạo, tổ chức thi, cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định pháp luật cho các DNBH,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; làm đầu mối hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo bảo hiểm bao
gồm cả liên kết đào tạo với các tổ chức đào tạo có uy tín của nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm.
2.3. Hình thức đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ của Viện Bảo hiểm Việt Nam
Xuất phát từ tôn chỉ, mục đích thành lập, Viện Bảo hiểm Việt Nam là một cơ sở đào tạo nghề
mang tính chuyên nghiệp. Vì vậy hình thức tổ chức đào tạo bồi dưỡng sẽ rất đa dạng, linh hoạt, trong
đó chủ yếu là đào tạo ngắn hạn (dưới 1 năm) với các hình thức: tập trung, tại chức và từ xa với sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin. Các hình thức đào tạo này sẽ đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của phần lớn
đối tượng học là các cán bộ, công chức đang công tác trong ngành bảo hiểm. Các hình thức đào tạo chủ
yếu là:


2.3.1. Đào tạo tập trung, tại chức:
Hình thức đào tạo tập trung bao gồm đào tạo trên lớp, đào tạo theo kiểu học viên tạm thời tách

khỏi công việc chuyên môn hoặc đi học bán tập trung (1/2 ngày đi học và 1/2 ngày làm việc) tại các
cơ sở đào tạo do Viện tổ chức.
2.3.2. Hình thức đào tạo từ xa: học viên không cần phải tham gia các khoá học tập trung trên
lớp mà chủ yếu thông qua sự hỗ trợ của mạng máy tính. Theo dự kiến, đây sẽ là hình thức học tập chủ
yếu được áp dụng tại Viện, nhất là trong những năm tới. Trên thực tế, đây là hình thức đào tạo chủ yếu
được thực hiện bởi hầu hết các cơ sở đào tạo trên thế giới và hầu hết học viên đều hưởng ứng hình thức
đào tạo này. Hình thức học từ xa giúp các học viên có thể học tập một cách độc lập vào bất kỳ thời
gian và địa điểm mà họ thấy phù hợp. Người sử dụng lao động cũng hưởng ứng hình thức học này bởi
nhân viên của họ vẫn làm việc tại đơn vị mà vẫn tham gia khoá học được.
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam, VII sẽ tận dụng các ưu điểm của hình thức học từ xa và
tại chỗ bằng cách:
- Cung cấp cho các học viên những giáo trình được chuẩn hóa, kể cả các giáo trình và tài liệu
giảng dạy của nước ngoài. Các học viên có thể đọc và nghiên cứu những tài liệu này trước và sau khi
tham dự khoá học.
- Cung cấp các bài giảng tại lớp học được trình bày bởi giảng viên của VII. Những giảng viên
này sẽ sử dụng tài liệu tóm tắt và các tài liệu bổ trợ khác dành riêng cho giảng viên do nước ngoài biên
soạn theo đề xuất của VII.
Lớp học có thể được tổ chức vào các buổi tối hoặc có thể vào các ngày cuối tuần - đây là cách
có thể giảm bớt được thời gian phải nghỉ làm của học viên.
Một đề xuất khác là chia nhỏ chương trình giảng dạy và giảng theo những chủ đề kéo dài
khoảng 2 - 5 ngày. Tất cả các chủ đề được đề cập ở các chương trình đào tạo chính sẽ được sử dụng
trong các buổi học.
Với hình thức này, học viên có thể phải nghỉ một số buổi làm việc, tuy nhiên cũng có những
tiện ích nhất định, đó là:
- Cung cấp những bài giảng chuyên sâu thông qua các chủ đề được thảo luận (hơn là việc kéo
dài thời gian học 2 - 3 tuần với 2 - 3 giờ mỗi tuần).
- Cho phép học viên nghiên cứu một chủ đề trong một khoảng thời gian nhất định. Điều đó
cũng phù hợp với những học viên chỉ có nhu cầu đào tạo đối với một hoặc một số chủ đề nào đó mà
không cần hoàn thành toàn bộ khoá học.
2.3.3. Hệ thống bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn và sự công nhận

Cũng như bất kỳ cơ sở đào tạo chuyên môn nào khác, Viện Bảo hiểm Việt Nam sẽ sớm xây
dựng một hệ thống văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và được các cơ quan Nhà nước có thẩm


quyền công nhận, làm cơ sở để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ bảo hiểm và hoạt động kinh doanh bảo hiểm,
đồng thời, nâng cao vị thế và uy tín của Viện trên thị trường trong nước và quốc tế. Về nguyên tắc,
việc cấp bằng, chứng chỉ phải phù hợp với các quy định hiện hành của Luật Giáo dục và nằm trong
phạm vi ủy quyền, phân cấp của Bộ Tài chính. Mặt khác, nó cũng phải gắn liền với nội dung chương
trình giảng dạy của Viện.
Trong thời gian trước mắt, Viện có thể xem xét việc phối hợp với một số tổ chức đào tạo quốc tế
như ANZIIF để liên kết đào tạo có cấp bằng của nước ngoài, theo đó các tổ chức đào tạo nước ngoài sẽ
đóng vai trò là tổ chức công nhận, bằng cách:
a) Kiểm tra việc giảng dạy chương trình chuẩn;
b) Giám sát việc tổ chức các kỳ thi;
c) Đánh giá/chấm điểm tất cả các kỳ thi.
Điều này sẽ đảm bảo rằng các chương trình của VII tuân thủ các chuẩn mực quốc tế - và sẽ
được các công ty bảo hiểm trên toàn thế giới công nhận cho đến khi VII đã xây dựng được hệ thống
thương hiệu riêng của mình.
3. Định vị vị trí và thương hiệu của Viện đào tạo BHVN.
Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng Viện bảo hiểm Việt Nam trở thành cơ sở đào tạo chất
lượng cao cấp quốc gia:
- Tên tiếng Việt:

"Viện Bảo hiểm Việt Nam"

- Tên tiếng Anh:

“Vietnam Insurance Institute”

- Tên viết tắt:


"VII"

Viện là đầu mối tổ chức thực hiện, giám sát kết quả đào tạo nghề nghiệp của toàn thị trường,
chương trình đào tạo của Viện gắn với thực tiễn kinh doanh tại các doanh nghiệp và không chỉ đáp ứng
nhu cầu trước mắt mà còn phục vụ cho nhu cầu phát triển lâu dài của ngành bảo hiểm. Trong điều kiện
hiện nay, Viện tăng cường hợp tác và tranh thủ sử dụng đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu
ngành của DNBH, cơ quan QLNN về KDBH cũng như các giảng viên có kinh nghiệm của các trường
đại học, lựa chọn các học viên ưu tú từ các khóa đào tạo giảng viên, các cán bộ được nhận học bổng
đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ của Dự án đi đào tạo tại nước ngoài. Viện có bộ khung cán bộ gồm khoảng 26
người để thực hiện các công việc chuyên môn như: Bộ phận học liệu; Bộ phận tổ chức thi kiểm tra
đánh giá chất lượng đào tạo; Bộ phận giảng viên.
4. Định vị sản phẩm dịch vụ đào tạo: Mục tiêu là chuẩn kiến thức chuẩn đào tạo
Các chương trình, tài liệu đào tạo của Viện bảo hiểm VN được Dự án Trung tâm đào tạo BH
VN thuê nhà thầu ANZIIF biên soạn và chuyển giao bản quyền sử dụng dành riêng cho Viện Bảo
hiểm VN. Các chương trình, tài liệu này đã được Dự án thuê đội ngũ chuyên gia về bảo hiểm hàng đầu


VN giám sát suốt quá trình biên soan từ khâu biên soạn đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, nghiệm thu
sản phẩm nhằm mục đích sát thực với tình hình BH của thị trường VN đồng thời tiếp cận được với
những kiến thức hiện đại của BH thế giới.
Chương trình học nhằm trang bị cho học viên những kiến thức lý luận chuyên sâu và các kỹ
năng chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Chương trình được thiết kế với sự đan xen,
kết hợp giữa những nội dung lý luận và những vấn đề thực tiễn trong kinh doanh bảo hiểm ở nước
ngoài cũng như tại VN nhằm nâng cao trình độ lý luận, kỹ năng nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp trong
thực hiện các khâu (khai thác bảo hiểm, đánh giá rủi ro, quản lý hợp đồng bảo hiểm, giám định tổn thất
và giải quyết khiếu nại bồi thường…) của quá trình triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, phi
nhân thọ.
Chương trình cũng nhằm cập nhật, bổ sung những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nhu cầu
tiếp cận hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm quốc tế hiện nay trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế của VN.
5. Định vị đối tượng KH chương trình hướng tới
- Chương trình được thiết kế trước hết là dành cho những người đang trực tiếp thực hiện các
công việc chuyên môn như: khai thác bảo hiểm, quản lý hợp đồng bảo hiểm, giám định tổn thất, giải
quyết khiếu nại bồi thường... trong các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, phải đảm bảo điều kiện: đã
được đào tạo cơ bản về bảo hiểm và có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên môn từ 2 năm trở lên.
- Đối tượng khác: chương trình này cũng nhằm phục vụ việc nâng cao trình độ nghề nghiệp
cho những người đang làm việc trong doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, những người đang làm việc tại
cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm, tổ chức giám định độc lập, đại lý khai thác
bảo hiểm, đại lý giám định tổn thất đã được đào tạo cơ bản về bảo hiểm và có thời gian làm việc
chuyên môn từ 2 năm trở lên, những người đang làm công tác giảng dạy về bảo hiểm.
6. Định vị giá dịch vụ đào tạo: Chiến lược định giá của chúng tôi là chất lượng cao – giá cao.
7. Định vị về con người – People (Đội ngũ cán bộ giảng dạy, đào tạo).
Đội ngũ cán bộ tham gia giảng dạy chủ yếu là những giảng viên có nhiều kinh nghiệm chuyên
môn hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp và giảng viên các trường đại học. Cá biệt tại một số nước
như Australia, Singapore và Malaysia, toàn bộ các giảng viên của cơ sở đào tạo bảo hiểm là các giảng
viên kiêm chức được lựa chọn trong số những chuyên gia đầu ngành.

Qua quá trình tổ chức các khóa học thử nghiệm cho các doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan quản
lý Nhà nước về BH... cũng như thông qua các cuộc khảo sát thực tế trên thị trường BHVN, sản phẩm
được định vị như sau: (Phiếu đánh giá đính kèm).


Sơ đồ định vị giữa Viện BH Việt VN, các trường ĐH có đào tạo BH, Trung tâm đào tạo
bảo hiểm

Cao

Viện Bảo
hiểm VN


Viện BH
Trên TG

Giá
Trung tâm
ĐTBH
Trường ĐH
có ĐTBH

Cao

Thấp

Thấp

Chất
lượng

8. Truyền bá, khuếch trương về Viện bảo hiểm
Chúng tôi không lựa chọn các phương tiện như báo, truyền hình để quảng bá hình ảnh, thay
vào đó chúng tôi tiến hành 13 khóa đào tạo thử nghiệm chính các tài liệu, chương trình do Anziif soạn
thảo, giảng viên là các chuyên gia hàng đầu của Anziif giảng dạy hoàn toàn miễn phí nhằm góp phần
nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ đang công tác tại các công ty bảo hiểm, cơ quan
quản lý Nhà nước về bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm, giảng viên các trường có đào tạo ngành bảo hiểm,
các đại lý bảo hiểm theo điều khoản hợp đồng đã ký kết giữa 2 bên ( Dự án BH và ANZIIF). Các khoá
đào tạo đều được tổ chức tốt, được các chuyên gia trong nước giám sát, học viên tham gia khóa học và
các công ty BH đánh giá rất cao. Kết quả khả quan đạt được chính là một kênh hữu hiệu góp phần
quảng bá về một hình ảnh Viện bảo hiểm uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam. Đồng thời chúng
tôi sử dụng website để giới thiệu về Viện BH.

Như vậy qua phân tích trên cho chúng ta thấy được một điểm khác biệt giữa chương trình, nội
dung đào tạo của Viện bảo hiểm Việt Nam so với các chương trình đào tạo bảo hiểm hiện có trên thị
trưởng Việt Nam là các trường Đại học, các trung tâm đào tạo bảo hiểm do chính các công ty bảo hiểm
lập ra.
III. Kết luận và kiến nghị:
Qua phân tích, định vị sản phẩm dịch vụ đào tạo của Viện Bảo hiểm trên cho thấy việc cho ra
đời Viện bảo hiểm là cần thiết và cấp bách nhằm khắc phục những hạn chế của các trung tâm đào tạo,


đào tạo BH tại các trường đại học... hiện nay góp phần vào tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ
trong ngành bảo hiểm. Đồng thời việc phân tích, đánh giá và định lượng nhu cầu đào tạo của thị
trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay và cho đến năm 2015 cho thấy nhu cầu đào tạo bảo hiểm rất lớn
và đa dạng về cả đối tượng, phương thức, nội dung... Hiện tại, một phần nhu cầu đó đã và đang được
đáp ứng bởi một số cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài, cũng như hoạt động đào tạo của bản thân
mỗi doanh nghiệp... Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều mảng nhu cầu đào tạo chuyên sâu (như nhu
cầu đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp, nhu cầu về các bằng cấp chuyên sâu...) còn bỏ ngỏ hoặc chưa
thực sự đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng đào tạo, chi phí đào tạo, sự phù hợp về phương thức
đào tạo, thời gian, địa điểm đào tạo; giá trị của các văn bằng, chứng chỉ sau đào tạo. Bên cạnh đó, việc
tổ chức nghiên cứu chuyên sâu phục vụ cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong bối cảnh hội nhập cũng
là một nhu cầu thực tế. Sau 5 năm chuẩn bị cho việc ra đời Viện Bảo hiểm Việt Nam, đến nay là thời
thuận lợi để Viện ra đời và chiếm vị trí số một trên thị trường dịch vụ đào tạo Việt Nam.
Kiến nghị: Nhằm nâng cao năng lực điều hành của cán bộ quản lý của các doanh nghiệp bảo
hiểm đồng thời thực hiện mục tiêu chuẩn đào tạo, chuẩn bằng cấp, Nhà nước cần ra quy định bắt buộc
đối với một số chức danh phải có chứng chỉ đào tạo về quản lý do Viện Bảo hiểm VN cấp.
- Nhằm nâng cao năng lực đào tạo đội ngũ cán bộ ngành bảo hiểm nói chung thì các cơ quan
quản lý Nhà nước về bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, hiệp hội BH... cần có cơ chế phối hợp trong
đào tạo cũng như cần thống nhất chương trình hành động trong toàn ngành.
- Do toàn bộ chương trình, tài liệu... chuẩn bị cho VII đều là thuê nhà thầu nước ngoài
ANZIIF biên soạn, xây dựng nên VII cần có cơ chế phối hợp và đề nghị ANZIIF cam kết trong việc
chuyển giao và hỗ trợ VII khi triển khai các dịch vụ đào tạo thực tế những năm đầu.

- Cần Việt hóa các sản phẩm dịch vụ đào tao của VII sao cho phù hợp với tình hình kinh
doanh, đào tạo BH tại thị trường Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giao trình Marketing do ĐH Griggs biên soạn;
2. Tài liệu Marketing do Anziif biên soạn riêng cho VII;
3. Tài liệu tham khảo - Harvard Business School;
4. Một số tạp chí chuyên ngành của Việt Nam;
5. Một số trang web chuyên ngành kinh tế.
6. Báo cáo khảo sát nhu cầu đào tạo , báo đánh giá chất lượng đào tạo của Dự án TTDT BHVN...


ĐÍNH KÈM PHIẾU ĐÁNH GIÁ:
Evaluation Form
It is important to gather feedback on this learning module as part of the continuous improvement process for
our learning materials.
All information is confidential and will only be used for improvement processes.
Please indicate the degree of your agreement with each of the following statements about the learning module
and assessment items. Please circle the appropriate number on the scale.
Module title:
Learning module

Strongly

Agree

Uncertain

Disagree


Agree

Strongly
Disagree

The module covered the
subject matter in a

5

4

3

2

1

5

4

3

2

1

5


4

3

2

1

5

4

3

2

1

5

4

3

2

1

thorough manner
The content of the

module was clearly
presented and explained
The information in the
module is useful and
relevant to my work
practice
The activities in the
module were a valuable
aid to my learning
The learning module
adequately prepared me
for the assessment

Assessment

Strongly

Agree

Uncertain

Disagree

Agree

Strongly
Disagree

The assessment
adequately covered the

topics presented in the

5

4

3

2

1

5

4

3

2

1

learning module
The assessment provided
a good opportunity to
demonstrate my
knowledge of the
learning materials



Further comments
1 What are the best aspects of the learning module?

......................................................................................................................................................
2 What are the weaknesses of the learning module?

......................................................................................................................................................
3 How could the learning experience be improved?

......................................................................................................................................................
4 Are there any other comments you would like to make about any aspects of the learning module?

......................................................................................................................................................
5.

Can you compaire VII and ANZIIF training programe with orther progame in University an Training
center of company?

Training programe

Strongly

Agree

Uncertain

Disagree

Agree
University

Training center of
company
VII and ANZIIF

Strongly
Disagree

5

4

3

2

1

5

4

3

2

1

5

4


3

2

1



×