BÀI TẬP CÁ NHÂN - KẾ TOÁN TÀI CHÍNH SỐ 8
Câu hỏi: Dựa vào báo cáo tài chính của VINAMILK được công bố năm 2008 và 2009 hãy
cho biết một số nội dung sau:
1. Quy mô hoạt động của tập đoàn năm 2009 so với 2008 có thay đổi không? tại sao?
2. Tính vốn hoạt động của tập đoàn năm 2008 và 2009, ước tính số cổ phiếu bình quân
đang lưu hành của tập đoàn? Biết rằng mệnh giá cổ phiếu là 10.000 VND/cổ phiếu.
Hãy cho nhận xét về kết quả tính toán?
3. Tình hình tài chính của tập đoàn năm 2009 có tốt hơn 2008 không? Giải thích?
Bài làm:
1. Quy mô hoạt động của tập đoàn năm 2009 so với năm 2008 có thay đổi:
Một số chỉ tiêu cơ bản:
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
1
2
3
4
-
Chỉ tiêu
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Năm 2005
Năm 2004
Chênh lệch
TT(%)
8.531.061
6.638.038
10.821.195
2.375.991
5.966.958
4.761.912
8.380.562
1.250.119
2.564.103
1.876.126
2.440.633
1.125.872
42.97
39.40
29.12
90.06
Ghi chú
Căn cứ theo số liệu báo cáo tài chính năm 2009 và năm 2008 của tập đoàn ta nhận
thấy quy mô hoạt động của tập đoàn năm 2009 có sự thay đổi so với năm 2008.
Điều này được thể hiện trên một số chỉ tiêu sau:
+ Thứ nhất: đó là sự tăng trưởng quy mô tổng tài sản năm 2009 so với năm 2008;
Tổng tài sản của tập đoàn năm 2009 tăng 42.97% so với năm 2008 từ mức
5.966.958 triệu đồng năm 2008 lên 8.531.061 triệu đồng năm 2009. Trong đó tăng
chủ yếu ở các khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản cố định hữu hình.
+ Thứ hai: đó là sự tăng trưởng của doanh thu năm 2009 so với năm 2008; Doanh thu
của tập đoàn năm 2009 tăng 29% so với năm 2008 từ mức 8.380.562 triệu đồng
năm 2008 lên 10.821.195 năm 2009.
+ Thứ ba: đó là vốn chủ sở hữu của tập đoàn năm 2009 tăng 39.40% so với năm
2008, từ mức 4.761.912 triệu đồng năm 2008 lên đến 6.638.038 triệu đồng năm
Bài tập cá nhận – Kế toán tài chính
1
Nguyễn Trọng Tĩnh
2009. Việc tăng vốn chủ hữu chủ yếu là do năm 2009 tập đoàn kinh doanh có lãi,
lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 2.375.991 triệu đồng, tăng 90.06% so với năm
2008.
2. Tính vốn hoạt động năm 2008 và năm 2009 của tập đoàn và ước tính số cổ
phiếu bình quân đang lưu hành của tập đoàn:
• Vốn hoạt động năm 2008 và năm 2009 của tập đoàn:
-
Vốn hoạt động của tập đoàn bao gồm vốn góp của cổ đông (gồm vốn đầu tư của
chủ sở hữu và thăng dư vốn cổ phần), lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ của tập
đoàn.
=> Như vậy ta xác định được vốn hoạt động của tập đoàn theo từng năm như sau
- Vốn hoạt động năm 2008 của tập đoàn là: 4.761.912 triệu đồng
- Vốn hoạt động năm 2009 của tập đoàn là: 6.638.038 triệu đồng
• Ước tính số cổ phiếu bình quân đang lưu hành của tập đoàn khi biết mệnh giá
10.000 VND/cổ phiếu:
-
Theo số liệu báo cáo tài chính của tập đoàn tại thời điểm 01/01/2009 vốn đầu tư của
chủ sở hữu là: 1.752.756 triệu đồng, ta tính được số cổ phiếu đang lưu hành đầu
năm là: 175.275.670 cổ phiếu (1); Vào ngày 10/06/2009 tập đoàn phát hành thêm
204.798 cổ phiếu phổ thông (2); Vào ngày 03/09/2009 tập đoàn mua 5.037 cổ phiếu
phổ thông làm cổ phiếu quỹ (3); Và vào ngày 18/09/2009 tập đoàn phát hành
175.475.431 cổ phiếu phổ thông thưởng (4).
-
Số lượng vốn đầu tư của chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2009 là: 3.512.653 triệu
đồng, ta tính được số cổ phiếu đang lưu hành đầu năm là: 351.265.300 cổ phiếu
=> Như vậy số cổ phiếu bình quân đang lưu hành của tập đoàn được xác định bằng
công thức sau: (1) + (2) + (4) – (3); Số liệu cụ thể tính toán được là: 350.950.862 cổ
phiếu.
-
Nhận xét cách tính: Việc xác định số lượng cổ phần đã được dựa trên sự thay đổi
số lượng cổ phần trong năm và số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối năm.
Tuy nhiên cách tính cổ phiếu bình quân đang lưu hành trên chưa xét đến khoảng
thời gian giao dịch cổ phiếu đối với các trường hợp thêm vốn từ việc phát hành cổ
phiếu mới và giao dịch mua lại cổ phiếu đang lưu hành
3. Nhận xét về tình hình tài chính của tập đoàn năm 2009 so với năm 2008:
Để đánh giá về tình hình tài chính của tập đoàn năm 2009 so với năm 2008 ta dựa
trên một số các chỉ số tài chính sau:
Bài tập cá nhận – Kế toán tài chính
2
Nguyễn Trọng Tĩnh
3.1 Nhóm tỷ số khả năng sinh lời:
-
Đối với tập đoàn mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài
chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và
những giải pháp kĩ thuật, quản lý kinh tế tại tập đoàn.
Lợi nhuận biên MP (marginal proft)
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2008
Chênh lệch (%)
Lãi ròng
2.375.991
1.250.119
90,06 %
Doanh thu thuần
10.614.824
8.208.982
29,31 %
Lợi nhuận biên
22,38 %
15,23 %
7,16 %
Năm 2009 chỉ số lợi nhuận biên là 22.38%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu
sẽ đem lại 22.38 đồng lợi nhuận thuần. Một đồng doanh thu năm 2008 tạo ra 15.23 đồng
lợi nhuận.
Vậy một đồng doanh thu năm 2009 tạo ra nhiều lợi nhuận hơn năm 2008, chứng tỏ
công ty quản lý chí phí năm 2009 hiệu quả hơn năm 2008
Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA (RETURN OF ASSET)
Chỉ tiêu
Năm 2009
Lãi ròng của cổ đông đại chúng
2.375.991
Tổng tài sản
8.531.061
Tỷ suất sinh lời trên tài sản
27,85%
Qua bảng phân tích cho thấy cứ 100 đồng tài sản
Năm 2008
Chênh lệch (%)
1.250.119
90,06%
5.966.959
42,97%
20,95%
6,90%
năm 2009 sẽ tạo ra 27.85 đồng lợi
nhuận ròng, một đồng tài sản bỏ ra năm 2008 tạo ra được 20.95 đồng lợi nhuận ròng, tức
tăng 6.90 đồng.
Vậy một đồng tài sản bỏ ra năm 2009 tạo ra nhiều đồng lợi nhuận hơn năm 2008,
chứng tỏ công ty năm 2009 làm ăn có hiệu quả hơn năm 2008.
Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần ROE (RETUR OF EQUITY)
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2008
Chênh lệch (%)
Lãi ròng của cô đông đại chúng
2.375.991
1.250.119
90,06%
Vốn cổ phần đại chúng
3.512.499
1.752.757
100,40%
Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần
67,64%
71,32%
(3,68)%
Một trăm đồng vốn của cổ đông phổ thông bỏ ra năm 2009 tạo ra được 67.64 đồng lợi
nhuận ròng, một trăm đồng vốn phổ thông bỏ ra năm 2008 71.32 đồng lợi nhuận.
Một đồng vốn phổ thông bỏ ra năm 2008 tạo ra nhiều lợi nhuận hơn năm 2009, nguyên
nhân là lợi nhuận ròng tăng chặm hơn tốc độ tăng của vốn cổ phần đại chúng.
3.2 Nhóm tỷ số khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán hiện thời của tập đoàn (CR)
Chỉ tiêu
Tài sản lưu động
Năm 2009
5.118.618
Bài tập cá nhận – Kế toán tài chính
Năm 2008
3.187.605
3
Chênh lệch (%)
60,58%
Nguyễn Trọng Tĩnh
Nợ ngắn hạn
1.601.363
972.502
64,66%
Khả năng thanh toán hiện
319,64%
327,77%
(8,13)%
Năm 2009 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của tập đoàn so với
năm 2008 chênh lệch không lớn. Nợ ngắn hạn của năm 2009 tăng nhiều hơn so với năm
2008 nhưng tài sản lưu động của tập đoàn cũng tăng đồng thời giúp tập đoàn đáp ứng được
khả năng trả nợ ngắn hạn bằng với năm 2008. ta có thể thấy là tập đoàn đang hoạt động
sản xuất kinh doanh rất hiệu quả.
Tỉ số nợ trên vốn:
Chỉ tiêu
Năm 2009
1.857.657
8.531.061
21,78%
Tổng nợ
Tổng vốn
Tỉ số nợ trên vốn
Nhận xét:
Năm 2008
1.154.432
5.966.959
19,35%
Chênh lệch (%)
60,92%
42,97%
2,43%
Năm 2008 cứ 1 đồng vốn của công ty trong đó có 0.2 178 đồng nợ.
Năm 2009 cứ 1 đồng vốn của công ty trong đó có 0.1935 đồng nợ.
Chứng tỏ năm 2008 công ty nợ cao hơn năm 2009.Qua bảng cân đối kế toán ta biết
được cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh
của công ty Vinamilk có độ chủ động về tài chính cao.
3.3 Chỉ số khả năng quản lý tài sản:
Vòng quay hàng tồn kho:
Chỉ tiêu
Năm 2009
Giá vốn hàng bán
6.736.215
Giá trị hàng tồn kho
1.311.885
Vòng quay hàng tồn kho
5,13
Ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2009 cao
Năm 2008
Chênh lệch (%)
5.610.969
20,05%
1.775.342
(26,11)%
3,16
hơn nhiều so với năm 2008 chứng tỏ
năm 2009 Vinamilk bán hàng nhanh, ít có hàng tồn kho. Tuy nhiên khi nhu cầu thị trường
sữa tăng đột biến thì tập đoàn không thể đáp ứng một cách nhanh chóng.
Vòng quay tài sản cố định:
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định
Năm 2009
10.821.195
2.524.530
4,29
Năm 2008
8.380.563
1.936.923
4,33
Chênh lệch (%)
29,12%
30,34%
Ta thấy năm 2008 để có được 1 đồng doanh thu Vinamilk cần đầu tư vào tài sản cố
định là 4,33 đồng và năm 2009 thấp hơn là 4,29. Cho thấy năm 2009 công ty đang đầu tư
mở rộng quy mô sản xuất.
Vòng quay tổng vốn:
Bài tập cá nhận – Kế toán tài chính
4
Nguyễn Trọng Tĩnh
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2008
Chênh lệch
Tổng doanh thu
10.821.195
8380563
29,12
Tổng tài sản
8.531.061
5966959
42,97
Vòng quay tài sản cố định
1,27
1,40
Ta thấy năm 2008 vốn của tập đoàn trong kỳ quay được 1,40 vòng và năm 2009 là 1,27
vòng. Qua đó, chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản của tập đoàn năm 2009 kém hiệu quả
hơn năm 2008.
Qua các chỉ số khả năng quản lý tài sản của Vinamilk cho thấy năm 2009 tập đoàn kinh
doanh phát triển hơn năm 2008, khả năng quản lý tài sản của tập đoàn tăng cao, hàng tồn
kho luân chuyển nhanh, các khoản phải thu thu nhanh hơn năm 2008, thuận lợi cho việc
kinh doanh của công ty rất nhiều, cho thấy việc công ty đẩy mạnh marketing và đội ngũ
bán hàng hoạt động có hiệu quả hơn, sản phẩm bán chạy hơn ít có hàng tồn kho. Tuy nhiên
năm 2009 Vinamilk việc sử dụng 1 đồng tài sản lại kém hiệu quả hơn năm 2008, cho thấy
việc mở rộng quy mô sản xuất vẫn chưa mang lại hiệu quả cho công ty.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn học Kế toán tài chính – Global Advancsd Master of Business
Administration.
2. Phân tích hoạt động kinh doanh – NXB Thống Kê 2006;
3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 30: “Lãi trên cổ phiếu”;
4. Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 Bộ tài chính hướng dẫn sáu chuẩn
mực kế toán ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002;
5. Các chuẩn mực kế toán quốc tế: 32 – IAS 32 “công cụ tài chính: trình bày”; 7
– IFRS 7 “công cụ tài chính: thuyết minh và công bố thông tin”; 39 – IAS 39
“công cụ tài chính: ghi nhận và đo lường”
......
Bài tập cá nhận – Kế toán tài chính
5
Nguyễn Trọng Tĩnh