Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Trình bày cơ sở hình thành nội dung và ý nghĩa của chuẩn mực kế toán hàng tồn kho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.17 KB, 11 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Trình bày cơ sở hình thành, nội dung và ý nghĩa của Chuẩn mực kế toán hàng tồn
kho

Câu 2 : Trình bày cơ sở hình thành, nội dung và ý nghĩa của Chuẩn mực Kế toán Việt
Nam số 02 (Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho).

BÀI LÀM

I) Cơ sở hình thành “Chuẩn mực kế toán về hàng tồn kho” (VAS 2)

- Với mục đích quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn
kho, VAS 2 được hình thành trên cơ sở các nguyên tắc kế toán cơ bản sau:
- Nguyên tắc giá phí: Theo cơ sở này đánh giá từng đơn vị hàng tồn kho theo
giá phí lịch sử của chúng cho đến khi bán, sử dụng hàng đó. Mọi biến động giá thị trường
không bị ảnh hưởng cho đến khi sản phẩm đó được bán. Theo cơ sở này trên bảng cân
đối kế toán hàng tồn kho không phản ánh sát với giá thị trường, doanh nghiệp càng nắm
giữ lâu số hàng tồn kho này thì giá thị trường sẽ khác so với giá gốc của hàng tồn kho.
- Kế toán sử dụng cơ sở giá gốc cho hầu hết các tài sản. Giá thị trường của một số hàng
tồn kho có thể giảm sút một cách đáng kể dưới giá gốc của chúng do giá của mặt hàng đó
thay đổi hoặc do một số mặt hàng trong kho bị kém phẩm chất (giảm giá trị, xuống cấp,
…). Các nguyên tắc kế toán chung đòi hỏi đánh giá trên cơ sở giá thấp hơn giá gốc và giá
thị trường. Điều này có nghĩa là trong một số trường hợp kế toán sử dụng giá thị trường.


Tính toán giá thị trường đòi hỏi cả hai giá là giá phí thay thế và giá trị thuần có thể thực
hiện được. Do đó, các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận áp dụng cho hàng tồn
kho đánh giá và phản ánh giá vốn hàng bán đòi hỏi một sự kết hợp của ba cơ sở đánh giá
đó là: giá gốc, giá phí thay thế và giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần


thiết để thiết lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc
này áp dụng khi tính trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của TS và các khoản thu nhập
+ Chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng phát
sinh chi phí
- Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp tính giá hàng tồn kho doanh nghiệp
đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Vì cách lựa chọn
phương pháp định giá hàng tồn kho có thể ảnh hưởng cụ thể đến các báo cáo tài chính,
một số doanh nghiệp có thể có khuynh hướng mỗi năm lựa chọn lại một lần. Mục đích
của các doanh nghiệp là làm sao lựa chọn được phương pháp có thể lập được các báo cáo
tài chính có lợi nhất. Tuy nhiên, nếu điều này được phép, các chủ nợ, các nhà đầu tư,
thậm chí ngay cả các nhà quản lý khi đọc báo cáo tài chính sẽ thấy thật khó mà so sánh
báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm.

II) Nội dung của chuẩn mực kế toán việt nam số 02.
- Hàng tồn kho là những tài sản: Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình
thường; Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; Nguyên liệu, vật liệu, công
cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;


- Hàng tồn kho bao gồm: Hàng hóa mua về để bán; Thành phẩm tồn kho và thành phẩm
gửi đi bán; Sản phẩm dở dang; Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia
công chế biến và đã mua đang đi trên đường; Chi phí dịch vụ dở dang;
Xác định giá trị hàng tồn kho
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện
được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được;
- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại;
- Chi phí mua:

- Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi
phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên
quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá
hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua;
- Chi phí chế biến:
- Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản
phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí
sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành
thành phẩm.
- Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay
đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc
thiết bị, nhà xưởng,... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi
trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên
liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
- Chi phí liên quan trực tiếp khác


- Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi
phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc thành
phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.
- Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho
Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh
khác phát sinh trên mức bình thường;
- Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết
cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06;
. Chi phí bán hàng;
. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí cung cấp dịch vụ

- Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liên quan trực
tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phí chung có liên quan.
- Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp không
được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
Tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp:
. Phương pháp tính theo giá đích danh;
. Phương pháp bình quân gia quyền;
. Phương pháp nhập trước, xuất trước;
. Phương pháp nhập sau, xuất trước.
Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho


+ Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên
bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến
sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày
kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở
thời điểm ước tính.
+ Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc
dự trữ hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho
dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy bỏ
phải dựa vào giá trị trong hợp đồng. Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho
hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn
kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính.
Ghi nhận chi phí
+ Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí
sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận.
Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối
niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối
niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-)

phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân
bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
+ Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên
tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu.
+ Trường hợp một số loại hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cố
định hoặc sử dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàng tồn kho
này được hạch toán vào giá trị tài sản cố định.
Trình bày báo cáo tài chính:
+ Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:


. Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả phương
pháp tính giá trị hàng tồn kho;
. Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phân
loại phù hợp với doanh nghiệp;
. Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
. Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
. Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho;
. Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả.
+ Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh
được phân loại chi phí theo chức năng.
+ Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày trong khoản
mục “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của hàng tồn
kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát của hàng
tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất
chung không được phân bổ.
III) Ý nghĩa của chuẩn mực kế toán số 02:
- Việc ban hành Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”có ý nghĩa hết sức quan trọng trong

việc hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp; Là chuẩn mực để doanh nghiệp xác định
được các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế
toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị
thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế
toán và lập báo cáo tài chính. Nhờ có chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” các thông tin
liên quan đển hàng tồn kho trình bày trên Báo cáo tài chính trở nên thiết thực, tin cậy
được và có thể so sánh được.


- Dựa vào chuẩn mực về hang tồn kho, kế toán doanh nghiệp sẽ tính toán chính xác và
ghi chép kịp thời trị giá của hàng nhập kho, từ đó cung cấp cho các nhà quản lý những
thông tin cần thiết chính xác để quản lý hoạt động thu mua, sản xuất hàng tồn kho có hiệu
quả đồng thời xây dưng phương án kinh doanh phù hợp theo biến động giá thị trường và
thực trạng tồn kho của doanh nghiệp.


Câu 3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty Torino (lập theo phương pháp gián
tiếp)

Đơn vị tính: USD

Khoản mục

Diễn giải

A – Lưu chuyển tiền tệ từ
hoạt động sản xuất kinh
doanh
Lợi nhuận thuần


122,660

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng
phương pháp gián tiếp

Cộng Chi phí khấu hao

35,500

Trừ Lãi do bán tài sản cố định

(5,000)

Trừ các khoản Phải thu khách

(33,800)

Do tăng TSLĐ -> giảm tiền:

hàng
Trừ giá trị Hàng tồn kho

(= 70,800 – 37,000)
(19,250)

Do tăng TSLĐ -> giảm tiền:
(= 121,900 – 102,650)

Cộng các khoản Phải trả người


14,420

Do tăng Nợ ngắn hạn -> tăng

bán

tiền:
(= 62,700 – 48,280)

Trừ Chi phí phải trả

(3,730)

Do giảm Nợ ngắn hạn -> giảm
tiền:
(= 15,100 – 18,830)

Dòng tiền thuần từ hoạt động

110,800

kinh doanh (1)
B – Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt
động đầu tư
Chi cho việc Mua tài sản cố
định mới

(141,000)

-> giảm tiền



Thu từ việc Bán các khoản đầu

17,500

Do giảm TSLĐ -> tăng tiền:



(= 107,000 – 89,500)

Thu từ việc Bán tài sản cố định

15,000

-> tăng tiền


Dòng tiền thuần từ hoạt động

(108,500)

đầu tư(2)
C – Lưu chuyển tiền tệ từ
hoạt động tài chính
Chi cho Cổ tức trả bằng tiền

(58,000)


-> giảm tiền

mặt trong năm
Thu từ phát hành Trái phiếu

70,000

Do tăng giá trị Trái phiếu phải

tăng thêm

trả:
(= 140,000 – 70,000)

Thu từ phát hành thêm Cổ phiếu

50,000

Do tăng giá trị Cổ phiếu phổ

phổ thông

thông:
(= 250,000 – 200,000)

Dòng tiền thuần từ hoạt động

62,000

tài chính(3)

D – Tiền tăng thuần trong kỳ

64,300

(1)+(2)+(3)
E – Tiền mặt tồn đầu kỳ

33,400

F – Tiền mặt tồn cuối kỳ

97,700

Tài liệu tham khảo:
-

Tài liệu giảng dạy “Kế toán tài chính” của Tiến sỹ Nguyễn Hữu Ánh- Khoa Kế
toán kiểm toán - Trường Đại học kinh tế quốc dân - Chương trình đào tạo Thạc
sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế - Trường đại học Griggs. (2011).


-

“Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam”




×