Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty cổ phần sữa vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.98 KB, 20 trang )

Đề tài: Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty
Cổ phần sữa Vinamilk
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay không ai có thể phủ nhận vị trí quan trọng của ngành sữa trong nền kinh
tế, vì sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho xã hội, nâng cao
sức khỏe và trí tuệ cho con người. Đối với các nước đang phát triển kinh tế, ngành sữa
cũng đang tăng cao và dần dần chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Nhận thấy
tiềm năng rất lớn của ngành nên có rất nhiều doanh nghiệp tham gia, trong số ấy không
thể không nhắc đến công ty cổ phần sữa Vinamilk. Công ty sữa Việt Nam ( Vinamilk) là
một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Công Nghiệp, được thành lập từ năm 1976.
Trong hơn 30 năm qua, công ty đ ã chọn cho mình con đường phát triển đúng hướng, các
sản phẩm của công ty không những có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại
trong nước , mà một số mặt hàng còn cạnh tranh được với nước ngoài trên thị trường xuất
khẩu.Với mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu trong ngành sữa đã đặt
Vinamilk vào cuộc cạnh tranh gay gắt để giành lấy thị phần giữa các doanh nghiệp. Nhất
là khi Việt Nam gia nhập vào nền kinh tế thế giới, công ty không những phải cạnh tranh
với những công ty trong nước mà còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Mà
hiện nay nền kinh tế lại phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới, lạm phát trong nước thì tăng cao, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng do lãi
suất ngân hàng tăng, thiếu vốn, đối thủ cạnh tranh nhiều, giá nguyên vật liệu đầu vào cao
đã tạo nên khó khăn rất lớn cho công ty.Từ thực tế đó chúng em đã thực hiện đề tài “ Liên
hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk”
nhằm nêu ra được thực trạng cũng như đưa ra giải pháp về thiết bị máy móc và công
nghệ chế biến sữa.

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page 1


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG NGHỆ VÀ
LỰA CHỌN THIẾT BỊ


1.1.
Hoạch định công nghệ
1.1.1. Khái niệm

Hoạch định công nghệ là việc lựa chọn công nghệ phù hợp, xây dựng các kế hoạch
công nghệ chi tiết và lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp với công nghệ đã được xác
định để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ đã được thiết kế.
1.1.2. Nội dung
a. Lựa chọn công nghệ sản xuất sản phẩm theo thiết kế

- Để lựa chọn công nghệ, cần phải nghiên cứu, phân tích và đánh giá tất cả các yếu
tố cấu thành nên công nghệ nêu trên của các loại công nghệ khác nhau theo các tiêu
chuẩn chọn lựa như sau:
- Đảm bảo tạo ra được sản phẩm theo thiết kế trên cả 2 khía cạnh hữu hình và vô
hình, vật chất và phi vật chất của sản phẩm.
- Đáp ứng và thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ cả về
số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã.
- Chi phí để có được công nghệ và chi phí sản xuất theo công nghệ phải thấp nhất
để mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trình độ công nghệ phải phù hợp với trình độ và khả năng cung cấp các nguồn lực
của doanh nghiệp (tài chính, nhân lực, khả năng quản lí công nghệ, các yếu tố khác…)
- Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn lao động.
- Sau khi đã lựa chọn công nghệ phù hợp của công nghệ, cần phải xây dựng phương
án công nghệ với các nội dung chủ yếu:
Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page 2


+ Tên và các đặc điểm chủ yếu của công nghệ: Quy cách, chất lượng, công suất, giá
thành, vệ sinh công nghiệp, điều kiện kỹ thuật, các loại trang thiết bị và tuổi thọ của
chúng….

+ Nguồn công nghệ và phương thức chuyển giao công nghệ.
+ Các bản thiết kế hay sơ đồ công nghệ.
+ Danh mục trang thiết bị cần thiết để vận hành công nghệ.
+ Những rủi ro và giải pháp phòng ngừa, khắc phục rủi ro kĩ thuật trong quá trình
vận hành công nghệ.
+ Những tác động đến môi trường(môi trường làm việc, môi trường tự nhiên sinh
thái…) và các biện pháp nhằmm hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường.

-

b. Xác định các kế hoạch công nghệ chi tiết
Bảng vẽ chi tiết hoặc công thức sản phẩm theo thiết kế.
Bảng định mức nguyên vật liệu: bao gồm danh sách các nguyên vật liệu chính, nguyên

-

vật liệu phụ, nhiên liệu, hoặc các chi tiết để chế tạo sản phẩm.
Sơ đồ lắp ráp hay cấu trúc sản phẩm: Minh hoạ cách kết hợp những vật liệu, chi tiết khác

-

nhau thành sản phẩm cuối cùng.
Sơ đồ công nghệ: Liệt kê các giai đoạn công nghệ, chế biến để tạo thành sản phẩm, thời

-

gian lưu lại mỗi công đoạn, công cụ thiết bị cần thiết, những chỉ tiêu cần kiểm tra.
Bảng lịch trình: cho biết thứ tự sản phẩm, chi tiết hay bộ phận cấu thành sản phẩm qua

-


các thiết bị, công đoạn.
Các kế hoạch chi tiết khác ( chu kì sống, thời gian sử dụng, nguồn nhập công nghệ, ngân
sách công nghệ…)
c. Lựa chọn quy trình sản xuất
Lựa chọn quy trình sản xuất là lựa chọn phương thức mà doanh nghiệp sẽ áp dụng
để sản xuất các sản phẩm theo công nghệ đã xác định. Việc lựa chọn quy tình sản xuất
phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để hoạch định công suất, lựa chọn thiết bị,
máy móc; bố trí sản xuất và lập kế hoạch tổ chức sản xuất.

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page 3


Trước khi lựa chọn quy trình sản xuất, nhà quản trị cần phải quyết định: doanh
nghiệp sẽ tự sản xuất hay mua sản phẩm của nhà cung ứng. Nếu mua thì sẽ mua một vài
phần hay mua toàn bộ sản phẩm? Phải lí giải được vì sao lại có quyết định như vậy? Để
có được những quyết định đúng đắn và hợp lí, cần phải xem xét, phân tích các yếu tố
như: giá(giá mua và giá thành sản xuất), năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, thời
gian có được sản phẩm, độ tin cậy, kiến thức chuyên gia, mức độ chuyên môn hoá, phân
công lao động theo ngành nghề…..
Để lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp, cần phải nắm được các loại quy trình sản
xuất theo các tiêu thức khác nhau, cụ thể:
+ Theo quy trình sản xuất tổng hợp chung: gồm có sản xuất đơn chiếc(dự án) sản
xuất theo lô, sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục.
+ Theo khả năng liên tục sản xuất sản phẩm của quy trình: gồm có quá trình sản
xuất liên tục, quá trình sản xuất gián đoạn, quá trình sản xuất theo loạt, cửa hàng công
việc.
+ Theo kết cấu và đặc điểm chế tạo sản phẩm: gồm có sản xuất để dự trữ sản xuất
theo đơn hàng, lắp ráp theo đơn hàng.
Thông thường, việc lựa chọn quy trình sản xuất được dựa vào 2 yếu tố cơ bản là

nhu cầu về số lượng sản phẩm và số lượng loại hình sản phẩm. Theo đó, có 3 loại quy
trình sản xuất là: sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt, sản xuất theo lô và sản xuất liên
tục. Theo đó, phương án lựa chọn quy trình sản xuất sẽ là:
+ Sản xuất đơn chiếc: được lựa chọn để sản xuất sản phẩm rất đa dạng về chủng
loại, số lượng ít( ví dụ như các dự án xây dựng, sản xuất máy bay, các sản phẩm chuyên
dụng)
+ Sản xuất theo lô: lựa chọn để sản xuất các sản phẩm có số lượng không lớn hoặc
nhỏ, chủng loại không đa dạng hoặc ít.

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page 4


+ Sản xuất hàng loạt: được lựa chọn để sản xuất các sản phẩm dân dụng, có nhu cầu
sản lượng rất lớn và rất đồng nhất, hệ thống sản xuất có tính tự động cao, các sản phẩm
được sản xuất theo quy trình này đều được đo lường về khối lượng hơn là đếm về số
lượng.
Mỗi loại quy trình sản xuất nêu trên đều có những đặc điểm nhất định, có ưu điểm,
nhược điểm không giống nhau. Vì vậy, tuy theo số lượng, chủng loại, đặc điểm sản
phẩm…. mà lựa chọn cho phù hợp với công nghệ đã được xác định.
1.2.

Lựa chọn thiết bị
Sau khi lựa chọn công nghệ và quy trình sản xuất, cần tiến hành lựa chọn thiết bị

phù hợp. Việc lựa chọn thiết bị cần bắt đầu bằng việc trả lời câu hỏi: Khi nào mua thiết
bị? Mua những loại thiết bị gì? Những yêu cầu đặt ra khi mua thiết bị là gì?
1.2.1. Khi nào mua thiết bị:

Về cơ bản, doanh nghiệp chỉ cần tiến hành mua thiết bị khi:
-


Khi doanh nghiệp mới thành lập, cần có các thiết bị cần thiết để tiến hành hoạt động sản

-

xuất, kinh doanh theo công nghệ sản xuất và quy trình sản xuất đã lựa chọn.
Khi công suất hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp muốn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Khi doanh nghiệp muốn nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
Khi doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất để sản xuất ra nhứng loại hàng hoá mới.
1.2.2. Mua những loại thiết bị gì?
Việc doanh nghiệp quyết định mua những loại thiết bị gì? Số lượng bao nhiêu? Chủng

-

loại thiết bị? .. thì cần phải dựa vào kế hoạch công nghệ và công suất đã được xây dựng.
Những yêu cầu đặt ra khi lựa chọn thiết bị sản xuất:

-

+ Để lựa chọn thiết bị phù hợp, cần phải căn cứ vào việc phân tích các yếu tố liên
quan như: Vốn đầu tư ban đầu, hiệu suất sử dụng, yêu cầu khi vận hành, yêu cầu đối với
chất lượng sản phẩm…. cụ thể như sau:

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page 5


+ Đối với vốn đầu tư ban đầu: phải chú ý đến các tiêu chí đánh giá như giá cả của
thiết bị, nhà cung cấp, tính thông dụng, nhu cầu mặt bằng lắp đặt, các nhu cầu kèm theo
như phụ kiện, vận chuyển, lắp đặt thiết bị….

+ Đối với hiệu suất sử dụng: tiêu chí đánh giá là mối quan hệ giữa công suất thiết kế
và công suất sử dụng của thiết bị.
+ Đối với yêu cầu khi vận hành: thiết bị được vận hành đơn giản, không quá phức
tạp, an toàn cho sản xuất và người sử dụng, tiết kiệm sức lao động….
+ Đối với chất lượng đầu ra: phải đảm bảo chất lượng cao, đồng đều và ổn định, đáp
ứng nhu cầu khách hàng, chất thải và sử dụng chất thải đúng yêu cầu kỹ thuật cho phép.
+ Đối với người sử dụng thiết bị: phải đảm bảo hài hoà giữa hao phí lao động trực
tiếp và gián tiếp, phù hợp và phát huy được trình độ chuyên môn tay nghề của người lao
động
+ Đối với độ linh hoạt: thiết bị phải có quan hệ chặt chẽ và hữu ích giữa thiết bị
chính và thiết bị phụ dụng cụ đi kèm phải có tính chuyên biệt hoá cao và sử dụng thuận
tiện.
+ Đối với nhu cầu khi lắp đặt, chỉnh lý: tiêu thức đánh giá là độ phức tạp khi lắp
đặt, chỉnh lý thiết bị, thời gian lắp đặt, chỉnh lý….
+ Đối với vấn đề bảo trì, bảo dưỡng và vận hành về mặt kỹ thuật:tiêu chuẩn đánh
giá mức độ phức tạp, tần số, linh kiện thay thế…..
+ Đối với khả năng thanh lý: xem xét lại khả năng chuyển đổi để có thể sử dụng vào
mục đích khác.
+ Đối với nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu: tiêu thức đánh giá là điều kiện để sản xuất
đạt công suất tối ưu.

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page 6


+ Đối với việc thích ứng các bộ phận khác nhau trong sản xuất: phải thích ứng các
hệ thống sản xuất đã hoặc sẽ có của doanh nghiệp, phù hợp với nhu cầu phát triển của
doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2
LIÊN HỆ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CÔNG NGHỆ VÀ LỰA CHỌN THIẾT

BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK
2.1. Giới thiệu chung về công ty
Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page 7


-

Tên công ty: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
Tên viết tắt: VINAMILK
Trụ sở: 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7. TPHCM
Vốn điều lệ của Công ty Sữa Việt Nam hiện nay là : 8,339,570,710,000 VNĐ (theo số

-

liệu từ CEFEF)
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint
Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như
thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên
Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007. Thành lập ngày 20
tháng 8 năm 1976 với khởi đầu là một doanh nghiệp Nhà nước thì đến nay Vinamilk đã
trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được
xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam (năm 2010). Vinamilk không những chiếm
lĩnh khá lớn thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều
nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, - Hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp,
Vinamilk đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở
hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới. Từ 3 nhà máy
chuyên sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây
dựng hệ thống phân phối tạo tiền đề cho sự phát triển. Với định hướng phát triển đúng,
các nhà máy sữa: Hà Nội, liên doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra
đời, chế biến, phân phối sữa và sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước. Không

ngừng mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước (hiện nay
thêm 5 nhà máy đang tiếp tục được xây dựng), Vinamilk đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ
đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 500 tỉ đồng. Đặc biệt, năm 2012 cty

-

Vinanmilk đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 1000 tỷ đồng.
Các sản phẩm của VINAMILK: Vinamilk cung cấp các sản phẩm gồm có sữa tươi, sữa

-

chua, sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, kem, các loại nước giải khát..
Danh hiệu và phần thưởng đạt được:
+ Huân chương Lao Động hạng III (1985, 2005), hạng II (1991), hạng I (1996)
+ Danh hiệu Anh hùng Lao Động (2000)

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page 8


+ Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP)
+ Top 200 Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ ở Châu Á do Forbes Asia bình chọn (2010)
+ Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen Singapore
2010)
+ Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500)
2.2. Công tác hoạch định công nghệ tại công ty
2.2.1 Lựa chọn công nghệ sản xuất sản phẩm theo thiết kế
- Đối với sữa tươi: Công nghệ tiên tiến hàng đầu và nổi bật nhất mà Vinamilk đạt
được là công nghệ ly tâm tách khuẩn tiên tiến cho phép loại bỏ hầu hết các vi khuẩn có
hại trước khi xử lí thanh trùng, đảm bảo chất lượng sữa cho người tiêu dung. Bên cạnh đó
là công nghệ tiệt trùng cao UHT để chế biến sữa nước. Chính vì vậy, sữa tươi 100%

thanh trùng sẽ giữ được hầu hết các vitamin, khoáng chất và hương vị thơm ngon thuần
khiết vốn có của sữa tươi.
- Đối với sữa bột: Đầu tư đổi mới công nghiệp sản xuất sữa bột sấy phun từ công
nghệ “gõ” sang công nghệ “thổi khí”, công nghệ sấy khô, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm cho người tiêu dùng.
- Đối với sữa chua: sử dụng công nghệ lên men công nghiệp, sữa chua đặc là sản
phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử
chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp Pasteur ở nhiệt độ 80-90
độ C.
- Đối với sữa đặc: áp dụng công nghệ sản xuất sữa đặc của Đan Mạch, công nghệ
này khép kín và hầu như không có sự can thiệp của con người. Ứng dụng công nghệ tiên
tiến của Đức và Thụy Điển.
2.2.2 Xác định các kế hoạch công nghệ chi tiết
Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page 9


- Sữa tươi sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường, lọc sẽ được
nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh (150 m3/bồn).
- Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu được đưa vào máy ly tâm tách khuẩn. Tại
đây, với thiết kế đặc biệt, máy sử dụng lực ly tâm cao với tốc độ quay 7.200 vòng/phút,
do có khối lượng lớn hơn các thành phần khác của sữa nên cặn, vi khuẩn và kể cả là bào
tử của chúng bị tách văng ra khỏi bởi tác động của lực ly tâm, khoảng 90-98% các tạp
chất, vi sinh có hại trong nguyên liệu ban đầu được loại bỏ sau công đoạn này.
- Phần sữa đã được tách cặn và vi khuẩn được tiếp tục đưa vào quá trình thanh trùng
ở 75-95 độ C trong 15-30 giây và nhanh chóng làm lạnh đến 4 độ C, đảm bảo tính an
toàn của sản phẩm mà vẫn giưc được các hàm lượng dinh dưỡng; vitamin và khoáng chất
từ sữa bò tươi nguyên chất ở mức cao nhất. Và sau đó chuyển đến bồn chứa, sẵn sàng cho
chế biến tiệt trùng UHT.
- Tiệt trùng UHT: Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140oC, sau đó
sữa được làm lạnh nhanh xuống 25oC, giữ được hương vị tự nhiên và các thành phần

dinh dưỡng, vitamin & khoáng chất của sản phẩm. Sữa được chuyển đến chứa trong bồn
tiệt trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng.
Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng
UHT và công nghệ chiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương vị tươi ngon trong
thời gian 6 tháng mà không cần chất.
- Các robot LGV vận hành tự động sẽ chuyển pallet thành phẩm đến khu vực kho
thông minh. Ngoài ra, LGV còn vận chuyển các cuộn bao bì và vật liệu bao gói đến các
máy một cách tự động. Hệ thống robot LGV có thể tự sạc pin mà không cần sự can thiệp
của con người.
- Kho thông minh hàng đầu tại Việt Nam, diện tích 6000 m2 với 20 ngõ xuất nhập,
có chiều dài 105 mét, cao 35 mét, gồm 17 tầng giá đỡ với sức chứa 27168 lô chứa hàng.
Nhập và xuất hàng tự động với 15 Xe tự hành RGV (Rail guided vehicle) vận chuyển
Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page
10


pallet thành phẩm vào kho và 08 Robot cần cẩu (Stacker Crane) sắp xếp pallet vào hệ
khung kệ. Việc quản lý hàng hoá xuất nhập được thực dựa trên phần mềm Wamas bảo
quản.
-

Hệ thống vận hành dựa trên giải pháp tự động hoá Tetra Plant Master, cho phép kết nối và
tích hợp toàn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm. Nhờ đó nhà máy
có thể điều khiển mọi hoạt động diễn ra trong nhà máy, theo dõi và kiểm soát chất lượng
một cách liên tục. Hệ thống Tetra Plant Master cũng cung cấp tất cả dữ liệu cần thiết giúp
nhà máy có thể liên tục nâng cao hoạt động sản xuất và bảo trì.
Ngoài ra, hệ thống quản lý kho Wamas tích hợp hệ thống quản lý ERP và giải pháp
tự động hoá Tetra Plant Master mang đến sự liền mạch thông suốt trong hoạt động của
nhà máy với các hoạt động từ lập kế hoạch sản xuất, nhập nguyên liệu đến xuất kho thành
phẩm của toàn công ty.

2.2.3 Lựa chọn quy trình sản xuất
- Vinamilk là doanh nghiệp tự sản xuất sữa, từ năm 2007 Vinamilk đã đầu tư hơn
500 tỷ đồng cho 5 trang trại bò sữa tại Tuyên Quang, Lâm Đồng, Bình Định, Nghệ An,
Thanh Hóa, nhập khẩu bò giống bò cao sản thuần chủng HF từ Australia và New
Zealand. Vinamilk đang tiếp tục triển khai trại bò sữa công nghiệp tại Tây Ninh, Đắk
Nông, Hòa Bình… Các trang trại của Vinamilk trải dài toàn quốc, gần các nhà máy chế
biến, giúp sữa luôn đảm bảo chất lượng, tươi ngon nhất. Vinamilk có đội ngũ chuyên viên
hỗ trợ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại, cách
vắt sữa và bảo quản sữa. Sữa tươi nguyên liệu sau khi qua kiểm tra tại các trạm trung
chuyển được trữ lạnh và vận chuyển ngay về nhà máy. Tại điểm tiếp nhận trong nhà máy
và trước khi đưa vào sản xuất, chất lượng sữa tươi nguyên liệu được kiểm tra lần nữa.
Các nguyên liệu chế biến khác đều được lựa chọn từ các nhà cung cấp hàng đầu trong và
ngoài nước, có uy tín cao.

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page
11


Do sữa là mặt hàng tiêu dùng dân dụng, nên Vinamilk lựa chọn quy trình sản xuất
hàng loạt và sản xuất liên tục, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
2.3. Công tác lựa chọn thiết bị tại công ty
Đối với sản xuất, thiết bị chính là các yếu tố cấu thành nên hệ thống chuyển đổi
nhằm tạo ra sản phẩm. Lựa chọn các thiết bị phù hợp với yêu cầu cũng chính là góp phần
tạo nên công nghệ phù hợp, xây dựng nên các dây chuyền máy móc phù hợp với định
hướng sản xuất các sản phẩm, dịch vụ đã được thiết kế.
2.3.1. Khi nào mua thiết bị?
Cùng với việc tối đa và tối ưu hoá công suất của các nhà máy hiện hữu, Công ty
Vinamilk tập trung đầu tư xây dựng nhà máy mới với công nghệ tiên tiến của thế giới
nhằm duy trì chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Nhận thấy hầu hết các nhà máy đã hoạt động hết công xuất mà vẫn chưa đáp ứng

được nhu cầu tăng cao của người dùng, trong năm 2012, Vinamilk có thêm 3 nhà máy
mới được đưa vào hoạt động, với tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng. Trong số 3 nhà
máy mới sẽ đưa vào hoạt động , đáng chú nhất là “siêu nhà máy” đặt tại Bình Dương, với
quy mô sản xuất 400 triệu lít sữa tươi/năm, công suất tương đương gần 9 nhà máy đã có
của công ty cộng lại. Đặc biệt, nhà máy này hoàn toàn tự động hoá, với vận hành của
robot.
Ngày 10/09/2013, Vinamilk tổ chức Lễ khánh thành Công trình Nhà máy sữa Việt
Nam tại Bình Dương. Đây là một trong những nhà máy sản xuất sữa nước hiện đại bậc
nhất thế giới được Vinamilk đầu tư chuyên sản xuất sữa nước cho thị trường trong nước
và xuất khẩu.
Vinamilk đầu tư hơn 2,500 tỷ đồng vào Công ty Miraka của New Zealand để thêm
dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng UHT. Khoản vốn đầu tư của Vinamilk tương
đương 19.3% vốn của Công ty Miraka.
Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page
12


Việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh chưa dừng lại ở năm 2013. Tiếp đó vào
đầu năm 2014, Vinamilk đã được Bộ Kế hoạch & Đầu tư trao Giấy phép đầu tư Nhà máy
sữa cùng Công ty Angkor Dairy Products Company Limited. Đây là dự án Nhà máy chế
biến các sản phẩm sữa do Vinamilk và đối tác Campuchia đầu tư nằm trong Đặc khu kinh
tế Phnompenh với tổng diện tích gần 30,000 m2. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 23 triệu
USD, trong đó Vinamilk đóng góp 51% và đối tác tại Campuchia góp 49% còn lại.
 Nhu cấu tất yếu cho việc mua sắm các dây chuyền sản xuất hiện đại phục vụ cho các
kế hoạch đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp
2.3.2. Mua những thiết bị gì?
 Quá trình thực hiện mua máy móc thiết bị
- Điều tra nghiên cứu thị trường
- Lựa chon đối tác
- Đàm phán kí hợp đồng

- Tổ chức thực hiện hợp đồng
 Các thiết bị chính trong quy trình sản xuất sữa

Nhà máy Sữa được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện
đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay. Nhà máy hoạt động trên một dây
chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.

Các bồn chứa lạnh 150m3/bồn
.
Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page
13


Máy ly tâm tách khuẩn

Hệ thống tiệt trùng UHT

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page
14


Hệ thống máy rót

Robot LGV tự động

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page
15


Kho hàng thông minh

2.3.3. Những yêu cầu đặt ra khi lựa chọn thiết bị sản xuất
-

Toàn bộ các dây chuyền, thiết bị của nhà máy đều là công nghệ tiên tiến nhất thế giới
hiện nay, được nhập khẩu từ các nước như Đức, Mỹ, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan,
Pháp, Italy, Áo... và được kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO, HACCP do các công ty hàng đầu thế giới chứng nhận. Hàng ngày,
mỗi nhà máy của Vinamilk sản xuất hàng chục triệu hộp sữa các loại với sự kiểm soát
chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào; vệ sinh máy móc thiết bị và phân xưởng sản xuất; quá

-

trình sản xuất đến khi xuất hàng.
Việc thi công, lắp đặt và vận hành thời gian đầu do các nhà thầu nước ngoài có uy tín,

-

kinh nghiệm lâu năm đảm nhận.
Đối với chất lượng đầu ra: phải đảm bảo chất lượng cao, đồng đều và ổn định, đáp ứng

-

nhu cầu khách hàng, chất thải và sử dụng chất thải đúng yêu cầu kỹ thuật cho phép.
Đối với độ linh hoạt: thiết bị phải có quan hệ chặt chẽ và hữu ích giữa thiết bị chính và
thiết bị phụ dụng cụ đi kèm phải có tính chuyên biệt hoá cao và sử dụng thuận tiện.

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page
16



CHƯƠNG 3
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH
CÔNG NGHỆ VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA
VINAMILK
3.1. Đánh giá chung về công tác tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại
công ty Cổ phần sữa Vinamilk (VNM)
3.1.1. Ưu điểm
-

Vinamilk nhận thức được nhu cầu của người tiêu dùng về sữa tươi, sữa tiệt trùng ngày
nay đang ngày càng tăng cao. Vì thế khi theo đuổi công nghệ ly tâm tách khuẩn, vinamilk
sẽ nâng cao được chất lượng của sữa tiệt trùng, tiết kiệm được chi phí, thời gian, nguồn
lực để tập trung vào 1 công nghệ tốt hơn, cho ra dòng sản phẩm có triển vọng hơn. Đây

-

có thể nói là hướng đi đúng của VNM.
Việc VNM liên kết với các công ty nước ngoài, các viện nghiên cứu nước ngoài là 1 định
hướng chính xác, việc này sẽ tạo cơ hội và điều hiện cho VNM nói riêng và ngành sữa
Việt Nam nói chung có cơ hội phát triển công nghệ, được áp dụng các công nghệ tiên tiến
trên các quốc gia trên Thế giới một cách tốt nhất. Đặc biệt với VNM sẽ giúp VNM nhiều

-

trong việc nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí, khẳng định vị trí lâu dài.
Vinamilk luôn đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong sản xuất như
công nghệ ly tâm tách khuẩn, xử lý tiệt trùng UHT, đóng gói vô trùng.
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
 Hạn chế


-

Việc VNM áp dụng học hỏi công nghệ đóng chai tiệt trùng HTPE của Dutch Lady cũng
còn nhiều hạn chế. Vì trên thực tế, công nghệ này đòi hỏi trình độ sử dụng, cập nhật, vận
hành khoa học cao. Dutch Lady chỉ mới đưa ra công nghệ này trong thời gian ngắn nên
phản hồi của người tiêu dung chưa cụ thể và rõ ràng. Do vậy, VNM cần chờ đợi thêm 1
khoảng thời gian để khảo sat nhu cầu cẩn thận trước khi áp dụng công nghệ như thế này.

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page
17


-

Với công nghệ làm sữa đặc của mình, VNM còn những hạn chế cần phải khắc phục. Nếu
sữa chua được bảo quản ở nhiệt độ cao hơn 8°C thì chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng
nhiều ( mùi không thơm như ban đầu, chua nhiều, lỏng, vữa...) điều đó đòi hỏi công ty

-

phải tìm ra những công nghệ mới phục vụ tốt hơn người tiêu dùng.
Chi phí đổi mới công nghệ quá cao nên làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến doanh thu nếu

-

không tăng giá bán và bắt kịp công nghệ không ngừng thay đổi như ngày nay.
VNM còn hạn chế trong việc áp dụng phần mềm Afimilk để phối hợp thức ăn theo chế độ
dinh dưỡng của từng nhóm bò. Nước uống cho bò do hệ thống xử lý, lọc nước của
Amiad, một công nghệ lọc nước hiện đại đảm bảo nước tiêu chuẩn và tinh khiết. Mặt


-

khác việc áp dụng hệ thống phần mềm quản lý dần Afifarm của Israel.
 Nguyên nhân
Do VNM chưa thực sự tin tưởng vào những công nghệ mới, muốn thực hiện trên một vài
công ty, vì hiển nhiên bây giờ VNM là công ty sữa hàng đầu Việt Nam nên việc thực hiện
một chiến lược nào đó cũng cần được xem xét một cách cẩn thận, nhằm tránh các trường

-

hợp ảnh hưởng đến uy tín cũng như thương hiệu mà VNM đã dày công xây dựng.
Một phần do đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ của VNM chưa sẵn sàng áp dụng

-

những công nghệ mới, cần tay nghề trình độ cao hơn.
Bên cạnh đó là về chi phí và giá cả của những công nghệ, máy móc, thiết bị của các nước
tiên tiến cao hiện đại hơn, nguồn lực của VNM chưa đủ để có thể cải tiến 1 cách triệt để
nhất một lần mà phải cải tiến 1 cách từ từ do đó ảnh hưởng đến công nghệ của VNM
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn
thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk
- Để khắc phục những hạn chế do việc đầu tư máy móc chưa thực sự phù hợp,
Vinamilk cần đầu tư đổi máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại với giá cả phù hợp với
tiềm lực tài chính của từng doanh nghiệp (thời gian khấu hao ngắn, chi phí duy tu, bảo
dưỡng thấp) để nhanh chóng đi vào sản xuất ổn định đạt hiệu quả cao.
- Nâng cao chất lượng công tác duy tu, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị cũng
như các tài sản cố định khác nhằm tăng tuổi thọ, độ tin cậy của máy móc thiết bị, đảm

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page
18



bảo chất lượng hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất những gián đoạn trong quá trình
sản xuất làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Ngoài ra chính năng lực hạn chế của người lao động cũng là nhân tố gián tiếp gây
ra những hạn chế và nguyên nhân trên. Để khắc phục nhóm đề xuất giải pháp nâng cao
công tác đào tạo nguồn nhân lực như sau:
+ Tập trung công tác tuyển chọn và mở lớp tập huấn, đào tạo tại chỗ, mời giảng
viên bên ngoài kết hợp với kỹ sư trong doanh nghiệp giảng dạy
+ Phối hợp với các trường đại học mở những khóa bồi dưỡng kiến thức về cách
thức sử dụng các máy móc công nghệ mới, hiện đại
+ Xây dựng cơ chế cho phép thuê các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật, các
chuyên gia thiết kế mẫu mã mới người nước ngoài nhằm giải quyết các khó khăn cho
doanh nghiệp khăn trong việc thiếu hụt nhân lực có trình độ cao, am hiểu kỹ thuật, công
nghệ
+ Công ty nên thành lập một tổ dự án chuyên về nghiên cứu, học tập, hoặc là thiết
kế các công nghệ mới để chất lượng sữa sản xuất ra tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng

KẾT LUẬN
Cạnh tranh trên thương trường ngày một quyết liệt cùng với đó là các thiết bị và
công nghệ ngày càng hiện đại,chúng ta phải nắm bắt và theo kịp thời đại mới có thể tồn
Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page
19


tại và phát triển lâu dài được.Trước đây chỉ cần sản phẩm ngon là được nhưng nay nó
không cần chỉ là ngon mà còn cần mẫu mã đẹp mắt, đa dạng về mùi vị và có số lượng lớn
nhằm phục vụ được tốt các yêu cầu của khách hàng.
Vinamilk đã nắm bắt được thực trạng hiện nay của tất cả các doanh nghiệp nên họ

luôn luôn chú trọng trong công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị nhằm tìm
kiếm, đầu tư những công nghệ thiết bị tiên tiến và hiện đại đáp ứng được tối đa các yêu
cầu của khách hàng.

Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Page
20



×