Giữ vững và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là một điều
rất khó khăn, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp tiếp cận thị trường
một cách chủ động và sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe doạ, cũng như áp lực
cạnh tranh từ phía thị trường. Để làm được điều này doanh nghiệp phải thực hiện
sản xuất kinh doanh hướng theo thị trường, theo khách hàng và phải áp dụng các
hoạt động Marketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường,
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thịtrường. Vì vậy, nền
kinh tế thị trường khi vận hành cũng phải theo những quy luật cạnh tranh. Một trong
những động lực môi trường, động lực tác động đến chiến lược Marketing của các nhà sản
xuất, kinh doanh là cạnh tranh. Mọi công ty phải tìm kiếm một công cụ cạnh tranh để duy
trì vị thế trên thị trường. Cạnh tranh tồn tại vì công ty luôn tìm kiếm cho mình một chỗ
đứng cao hơn trên thị trường, cố gắng tạo lên tính độc đáo riêng cả mình. Mục tiêu của
cạnh tranh là tạo lập cho công ty một lợi thế riêng biệt cho phép công ty có một mũi nhọn
hơn hẳn đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh công ty theo đuổi. Sự tìm kiếm
không bao giờ ngừng này đã tạo ra động lực cho cạnh tranh và chính họ tạo ra sự tiến bộ
trong đời sống con người.Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau, phải không ngừng
tiến bộ để đạt được ưu thế tương đối so với đối thủ cạnh tranh của mình. Từ nhận thức
trên, em xin trình bày “Các chiến lược định vị sản phẩm sữa tươi của công ty cổ phần
sữa Vinamilk ” với hy vọng góp phần nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của công ty
để công ty luôn chủ động trong “cuộc chơi” và liên tục phát triển trên con đường kinh
doanh. Tiểu luận của em gồm các nội dung sau:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về định vị sản phẩm và thực tiễn thị trường sữa ở Việt
Nam
Chương II: Các chiến lược định vị tạo nên sự khác biệt của sản phâm sữa tươi nguyên
chất của công ty Vinamilk
Chương III: hiệu quả và các giải pháp nâng cao hiệu quả định vị sản phẩm sữa tươi trên
thị trường
CHƯƠNG I: CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM TRÊN THỊ
TRƯỜNG
!
1. khái niệm,
Trong nhiều năm gần đây, thuật ngữ “định vị” đã trở thành ngôn ngữ kinh doanh đầu môi
của giới quảng cáo, bán hàng và marketing. Không chỉ ở Mỹ mà khắp nơi, thầy giáo,
chính trị gia và các biên tập viên cũng đang sử dụng thuật ngữ này.
Nhiều người ta cho rằng, định vị bắt đầu xuất hiện vào năm 1972, khi Ries và Trout viết
hàng loạt bài về “Kỹ Nguyên Định Vị” đăng trên tờ báo chuyên nghành quảng cáo
“Advertising Age”.
Định vị đã làm thay đổi cách mà người ta quảng cáo. Ngày nay, người ta ít dùng từ ngữ
thuộc loại “đầu tiên” và “tốt nhất” và “tinh tế nhất”, mà họ nói “Chúng tôi là công ty
đứng thứ hai về lĩnh vực , tại sao làm với chúng tôi ư? Vì chúng tôi cố gắng hơn”.
Người ta tìm kiếm những điểm so sánh nhiều hơn là điểm tối ưu.
Vậy thực ra định vị là gì? Định vị cho một sản phẩm (một dịch vụ, một công ty, một
tổ chức, hay một cá nhân) là chọn một vị trí trong suy nghĩ, nhận thức của những đối
tượng mà sản phẩm (hoặc dịch vụ, công ty, tổ chức hay cá nhân) ấy nhắm đến và tìm
cách đưa nó vào ngay vị trí đó. Người ta cho rằng trong suy nghĩ, nhận thức của con
người, mọi thứ được xếp đặt trên những nấc thang theo thứ tự nhất, nhì Người ta có
thể tìm kiếm một vị trí trong một chủng loại đã có, hoặc nếu các vị trí cao đã bị chiếm giữ
và khó có thể giành lại được, thì họ tạo ra một thang mới (một chủng loại mới) để qua đó
họ có thể chiếm lấy vị trí mà họ mong muốn.
2. Xây dựng chiến lược định vị
Ta đã thấy rằng có thể tạo dựng những đặc điểm khác biệt cho bất kỳ một công
ty hay nhãn hiệu nào. Thay vì nghĩ rằng mình đang bán một món hàng, công ty phải
thấy nhiệm vụ của mình là biến một sản phẩm khác biệt thành “một sản phẩm khác
biệt”. Dermot Dunphy, tổng giám đốc của hãng Sealed air Corporation đã làm ra
màng gói bằng nhựa có bong bóng, đã nói “Một bài học cần học là cho dù một sản
phẩm có thể trông rất bình thường như thế nào đi nữa, thì nó cũng không thể trở
thành hàng hoá. mọi sản phẩm, mọi dịch vụ đều có thể làm cho nó có những đặc
điểm khác biệt”. Levitt và một số người khác đã nghĩ ra hàng chục cách tạo đặc điểm
khác biệt cho một sản phẩm. Vấn đề một phần là ở chỗ phải ý thức được rằng người
mua có những nhu cầu khác nhau và vì vậy mà họ chú ý đến những hàng hoá khác
nhau. Song không phải tất cả những điểm khác biệt của nhãn hiệu đều có ý nghĩa hay
có giá trị. Không phải mọi thứ khác biệt đều tạo nên đặc điểm khác biệt. Mỗi điểm khác
biệt đều có khả năng gây ra chi phí cho Công ty cũng như tạo ra ích lợi cho khách hàng.
Vì vậy Công ty phải lựa chọn một cách thận trọng cách để làm cho mình
khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Chỉ nên tạo ra điểm khác biệt khi nó thoả mãn
được những tiêu chuẩn sau:
• Quan trọng: Điểm khác biệt đó đem lại lợi ích có giá trị lớn cho một số khá
đông người mua.
• Đặc điểm: Điểm khác biệt đó không có ai đã tạo ra hay được Công ty tạo ra
một cách đặc biệt.
• Tốt hơn: Điểm khác biệt đó là cách tốt hơn so với những cách khác để đạt
được ích lợi như nhau.
• Dễ truyền đạt: Điểm khác biệt đó dễ truyền đạt và đập và mắt người mua
• Đi trước: Điểm khác biệt đó không thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh sao
ại.
• Vừa túi tiền: Người mua có thể có đủ tiền để trả cho điểm khác biệt đó.
Nhiều công ty đã tạo ra những điểm khác biệt không thoả mãn được một hay
nhiều tiêu chuẩn trong số này.
• Tạo đặc điểm khác biệt là việc thiết kế một loạt những điểm khác biệt có ý
nghĩa để phân biệt sản phẩm của Công ty với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Mỗi công ty đều muốn khuếch trương một số ít điểm khác biệt có sức hấp dẫn mạnh
nhất đối với thị trường mục tiêu của mình. Công ty muốn xây dựng một chiến lược
định vị tập trung. Ta sẽ gọi tắt nó là định vị và định vị nghĩa nó như sau:
Định vị là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của Công ty làm sao để nó chiếm
được một chỗ đặc biệt và có giá trị trong tâm trí của các khách hàng mục tiêu.
Việc định vị đòi hỏi Công ty phải quyết định khuếch trương bao nhiêu điểm
khác biệt và những điểm khác biệt nào dành cho khách hàng mục tiêu.
3. Các bước định vị sản phẩm
Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ
Sản phẩm Dịch vụ Nhân sự Hình ảnh
Tính chất Giao hàng Năng lực Biểu tượng
Công dụng Lắp đặt Lịch sử Phương tiện truyền
thông
Mức độ phù hợp Huấn luyện khách
hàng
Tin cậy Bầu khồng khí
Độ bền Dịch vụ tư vấn Nhiệt tình Sự kiện
Độ tin cậy Sữa chưã Biết giao tiếp
Khẳ năng sử dụng Những dịch vụ khác
Kiểu dáng
Kết cấu
o Tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm
o Tạo đặc điểm khác biệt cho dịch vụ
o Tạo đặc điểm khác biệt về nhân sự
o Tạo đặc điểm khác biệt về hình ảnh
"#$%%&'()*+,-%+
Sản xuất sữa thế giới trong năm 2009 ước đạt 701 triệu tấn, tăng 1% so với năm ngoái.
Tốc độ tăng trưởng sản xuất ở các nước đang phát triển nhanh hơn các nước phát triển,
và rõ nét hơn vào năm 2010, với dự kiến là tăng trưởng ở các nước đang phát triển sẽ là
4% so với sản lượng không mấy thay đổi ở các nước phát triển. Sản xuất sữa năm 2010
sẽ tăng khoảng 2% lên 714 triệu tấn (Bảng 1). Tổng thương mại sữa thế giới năm 2009
sụt giảm 4,6% so với năm 2008, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của
cuộc suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, dự báo năm 2010, tổng thương mại sữa thế giới có thể
bằng mức của năm 2008, đạt khoảng 40.6 triệu tấn (Bảng 1). Chính nhu cầu về các sản
phẩm về sữa tăng nhanh ở các nước đang phát triển là động lực chính cho tăng trưởng
thương mại sữa thế giới trong năm tới, do nhu cầu này ở các nước phát triển đã ở trong
giai đoạn bão hoà.
Bảng 1: Thị trường sữa thế giới
Năm 2008 2009 2010 2010/09
Tổng sản lượng sữa ( triệu tấn ) 691,7 700,9 713,6 1,8%
Tổng thương mại (triệu tấn ) 40,5 38,6 40,6 5,2%
Nhu cầu các nước đang phát triển (kg/ đầu
người/ năm)
65,6 65,7 67,2 2,2%
Nhu cầu các nước phát triển (kg/ đầu người/
năm)
246 248 247,6 -0,2%
Năm trong xu thế chung của các nước đang phát triển
trên thế giới, nhu cầu về các sản phẩm sữa ở Việt Nam như
một nguồn bổ sung dinh dưỡng thiết yếu ngày càng tăng lên.
Điều này có thể thấy qua sự gia tăng doanh số từ sữa của các
hãng sản xuất tại Việt Nam, với tổng doanh thu các mặt hàng
sữa tăng ổn định qua các năm. Năm 2009, tổng doanh thu đạt
hơn 18.500
tỉ VNĐ vào năm 2009, tăng hơn 14% so với năm 2008
(Biểu đồ 2). Điều này cho thấy rằng khủng hoảng kinh tế trong 2
năm vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến tiêu
thụ sữa tại Việt Nam. Hiện nay, tiêu dùng các sản phẩm sữa
tập trung ở các thành phố lớn, với 10% dân số cả nước tại Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ 78% các sản phẩm
sữa (Somers, 2009). Bình quân mức tiêu thụ hàng năm hiện đạt
9 lít/người/năm, vẫn còn thấp so với các nước
trong khu vực như Thái Lan (23 lít/ người/ năm) hay Trung Quốc (25 lít/ người/ năm);
do đó, theo xu hướng của các nước này, mức tiêu thụ tại Việt Nam sẽ tăng lên cùng với
GDP (VINAMILK 2010). Cùng với nhu cầu về các sản phẩm
sữa ngày càng tăng lên tại Việt Nam, thị trường sữa hiện có sự tham gia của nhiều hãng
sữa, cả trong nước và nước
ngoài, với nhiều sản phẩm phong phú.
./012./304.5/678/96:;"01.<;.=
">6?;-;
!%@@(AB(%C
1. Lịch sử hình thành
DEFG : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực,
với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy
sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico.
DEFH : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được
đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.
DEHH : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam.
DEED : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam.
DEEI : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công
ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu
tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa.
DEEJ : Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm
trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam.
DEEG : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp
Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành
công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
IKKK : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố
Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng
sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận
có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.
IKKL : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên
thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty.
IKKJ : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên
1,590 tỷ đồng.
IKKM : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình
Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ
An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh
Nghệ An.
* Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh
SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang
thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
IKKG : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày
19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà
nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
IKKF : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có
trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
2. hoạt động của công ty
Ngành, nghề kinh doanh và các sản phẩm chính: sản xuất và kinh doanh sữa hộp,
sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm
từ sữa khác. Ngoài ra, công ty Vinamilk còn kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết
bị phụ tùng, vật tư, hóa chất, nguyên liệu; kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động
sản; kinh doanh kho bãi, bến bãi; kinh doanh vận tải bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa; sản
xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang – xay –
phin – hòa tan; và sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề khác theo phạm vi cho
phép của pháp luật.
3.Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty
Công ty có trụ sở chính tại 36-38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp.HCM. Công ty có 8 nhà máy
sữa, trong đó có 3 nhà máy và 1 xí nghiệp kho vận tại Tp.HCM cùng 5 nhà máy đặt tại
các tỉnh như: Đồng Nai, Cần Thơ, Quy Nhơn, Nghệ An, Hà Nội
4. Triết lý kinh doanh:
“-+N mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực,
lãnh thổ. Vì thế công ty tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành
của -+N.-+N xem khách hàng là trung tâm và cam kết
5. Tầm Nhìn và sứ mệnh
+ tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm
dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
+ sứ mệnh : “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh
dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng,
tinh yêu và trách nhiệm của minh với cuộc sống con người
và xã hội”
6. Giá Trị Cốt Lõi
+ Chính trực :Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
+ Tôn trọng :Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty,
tôn trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.
+ Công bằng : Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên
liên quan khác.
+ Tuân thủ :Tuân thủ luật pháp, Bộ Quy tắc Ứng xử và các quy chế, chính sách,
quy định của Công ty.
+ Đạo đức : Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo
đức.
7. Thành tích đạt được
1985, Huân chương Lao động Hạng III
1991, Huân chương Lao động Hạng II
1996, Huân chương Lao động Hạng I
2000, Anh Hùng Lao động
2001, Huân chương Lao động Hạng III cho 3 nhà máy thành viên VNM là Dielac, Thống
Nhất, Trường Thọ.
2005, Huân chương Độc lập Hạng III cho Công ty, Huân chương Lao động Hạng III cho
nhà máy Sữa Hà Nội.
2006, Huân chương Lao động Hạng II cho 3 nhà máy thành viên VNM là Dielac, Thống
Nhất, Trường Thọ, Được tôn vinh và đoạt giải thưởng của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế
giới WIPO, “Siêu Cúp” Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy tín.
1991 - 2005, Liên tục nhận cờ luân lưu là "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Ngành
Công Nghiệp VN"
1995 - 2007, Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng cao”
8O%P)Q#%B(%C)*+-+N
+ Điểm mạnh
• Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam được hỗ trợ bởi truyền thống hoạt động,
uy tín, cũng như thương hiệu được xây dựng tốt.
• VNM có danh mục các sản phẩm đa dạng thích hợp cho các độ tuổi và đáp ứng các
nhu cầu khác nhau. Đây là lợi thế không phải công ty nào cũng có được.
• VNM có mạng lưới phân phối và bán hàng trải rộng trên cả nước. Các đại lý của VNM
cũng được trang bị hệ thống tủ đông để bảo quản sản phẩm đến tay người tiêu dùng
• Nhờ có ban lãnh đạo và điều hành tốt. Điều này thể hiện ở khả năng kiểm soát chi
phí đầu vào ổn định, lợi nhuận của công ty tăng trưởng ổn định qua các năm.
+ Điểm yếu
• Hiện nay mặc dù VNM đang có kế hoạch xây dựng trang trại bò sữa trong nước song
nguyên liệu phần lớn vẫn phải nhập khẩu (chiếm đến 90%) do đó sẽ chịu tác động
bởi các yếu tố như: giá thế giới, tỷ giá…
• Giá thành các sản phẩm từ sừa hiện nay nếu như so sánh với các nước phát triển
trên thế giới vẫn đang ở mức khá cao. Điều này khiến cho một phần đối tượng người
tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận với các sản phẩm này.
• Thị phần lớn, thương hiệu mạnh nhưng nếu so sánh về giá cả thì các sản phẩm của
công ty chưa có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm khác.
+ Cơ hội
• Thị trường sữa Việt Nam ngày càng phát triển do thu nhập người dân ngày được cải
thiện, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tăng cường sức khỏe như sữa ngày một tăng
thêm. Thêm vào đó với lợi thế là một doanh nghiệp nội địa lớn trong ngành, VNM sẽ
dễ dàng khi tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng nếu như so sánh với các hãng sữa
ngoại khác.
• Hệ thống phân phối tốt cũng là một yếu tố hỗ trợ khi VNM đưa vào sản thị trường các
dòng sản phẩm mới (nếu các sản phẩm này được người tiêu dùng chấp nhận). + Thách
thức
• Sữa (đặc biệt là sữa bột nhập khẩu dành cho trẻ em) hiện nay vẫn nhận được sự
quan tâm của người tiêu dùng trong nước. Sữa nước, sữa chua và sữa đặc là những
sản phẩm mà VNM đã chiếm được thị phần lớn. Tuy nhiên sự cạnh tranh ở phân
khúc sữa bột ngày càng khó khăn hơn.
• Thị trường xuất khẩu chỉ đóng góp tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của VNM
hiện nay chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm sữa đặc và sữa bột. Hiện chúng tôi chưa có
thêm thông tin về việc phát triển những thị trường này của VNM. Tuy nhiên những
thị trường xuất khẩu này cũng đang tiềm ẩn những rủi ro chính trị như Thái Lan,
Irac
ROCST(%U#)TN %#)$VW.
Từ việc phân tích rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh Vinamilk đã xây dựng cho mình
những chiến lược định vị nhằm tạo nên sự khác biệt và ưu thế để dần chiếm lĩnh thị
trường.
LD"U#ST()TN %A)$VW
3.1.1.nguồn nguyên liệu.
+Phát triển đàn bò để chủ động nguồn sữa nguyên liệu
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), hiện nay
châu Á đang dẫn đầu thế giới về mức tăng trưởng tiêu thụ sữa. Trong đó, mức tiêu thụ
các sản phẩm từ sữa bình quân của người Việt Nam hiện nay là 14 lít/người/năm, còn
thấp hơn so với Thái Lan (23 lít/người/năm) và Trung Quốc (25 lít/người/năm). Vì thế
tốc độ tăng trưởng tiêu thụ sữa ở Việt Nam còn tiềm năng rất lớn.
Để chủ động được nguồn sữa bò tươi, một số doanh nghiệp còn đầu tư, phát triển đàn bò.
Tính đến ngày 30/06/2010, công ty TNHH một thành viên Bò Sữa Việt Nam trực thuộc
Vinamilk đang quản lý 5 trang trại chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn, hiện đại ở Tuyên
Quang, Bình Định, Nghệ An, Lâm Đồng và Thanh Hóa. Tổng đàn bò của 5 trang trại
hiện nay là 4.064 con với tổng sản lượng sữa tươi 10.000 tấn/năm.
. Đây là nguồn sữa nguyên liệu cung cấp để sản xuất dòng sản phẩm sữa tươi nguyên chất
100% cho các nhà máy của Vinamilk. Ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám Đốc Điều Hành
Công ty Vinamilk cho biết thêm: “Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu, Vinamilk đang triển
khai dự án đầu tư trị giá trên 400 triệu USD (khoảng 8.000 tỷ đồng) trong vòng 3 năm để
đưa đàn bò vắt sữa của các trang trại Vinamilk lên tới 80.000 con, mỗi ngày cung cấp
trên 1,3 triệu lít sữa, nhằm phục vụ cho nhu cầu của Vinamilk.
+ Quy mô : Vinamilk là công ty hàng đầu trong ngành Sữa nước tại Việt Nam. Hiện tại
tổng sản lượng Sữa thu mua của Vinamilk trên cả nước trong một ngày là 350 tấn chiếm
60% tổng sản lượng cả nước.Vinamilk hiện tại đang có 5 trang trại trên cả nước: Tuyên
Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng.
Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định nên chất lượng Sữa đó chính là
nguồn nguyên liệu, do đó Vinamilk luôn chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu để đảm
bảo lượng sữa đầu vào đến người tiêu dùng. Và chăm sóc tốt đàn bò chính là yếu tố đảm
bảo thành công của nguồn nguyên liệu.
+ Chuồng trạng2Chuồng trại được xây dựng theo công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn cao
như hệ thống mái được áp dụng công nghệ chống nóng bằng tôn lạnh với lớp nguyên liệu
cách nhiệt, hệ thống cào phân tự động, hệ thống máng uống tự động, hệ thống quạt làm
mát trong chuồng…
Các ô nằm nghỉ cho đàn bò được lót bằng đệm cao su nhập từ Thụy Điển, đảm bảo chân
móng của chúng luôn sạch sẽ và không bị nhiễm bệnh. Thậm chí, chỗ nằm nghỉ của đàn
bò còn trang bị hệ thống chổi gãi ngứa tự động, cứ mỗi chuồng có 8 chổi, nhằm tạo sự
thoải mái nhất cho đàn bò nghỉ ngơi. Mỗi con bò ở đây được đeo một con chíp điện tử
dưới cổ bằng hệ thống Alpro hiện đại do công ty Delaval cung cấp. Những chíp điện tử
này sẽ giúp kiểm tra lượng sữa chính xác của từng con.
Toàn bộ thức ăn được chuẩn bị theo phương pháp TMR (Total mixing rotation), khẩu
phần trộn tổng hợp gồm: cỏ tươi hoặc ủ, rỉ mật, khô dầu, đậu tương… nhằm đảm bảo
giàu dinh dưỡng, cho sữa nhiều và chất lượng cao. Ngoài ra, đàn bò sẽ được tắm mỗi
ngày một lần, được bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe khi thấy chúng có dấu hiệu mệt mỏi và
được ra sân dạo chơi thư giãn sau mỗi lần vắt sữa.
+ môi trường : Môi trường sống bên trong cũng như ngoài trang trại luôn được thông
thoáng, an toàn nhờ hệ thống xử lý chất thải hiện đại có tác dụng bảo vệ môi trường.
Chẳng hạn như toàn bộ chất thải rắn từ trang trại sẽ được thu hồi sản xuất phân bón cho
các đồng cỏ. Nước thải sẽ được xử lý sinh học thông qua hồ lắng và sử dụng tưới cho
đồng cỏ.
3.1.2. Quy trình sản xuất.
+ Ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến để nâng cao giá trị sản phẩm
Thực tế là một số doanh nghiệp đầu ngành như Vinamilk đã đặc biệt chú trọng đến chất
lượng sản phẩm thông qua việc ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại.
Dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra pak cung cấp.
Các sản phẩm sữa tươi 100% Vinamilk được sản xuất trên dây chuyền tiệt trùng khép kín
được xem là hiện đại bậc nhất hiện nay, đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe.
Các nhà máy sản xuất của Vinamilk đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 và hệ thống đảm bảo An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm theo tiêu chuẩn
HACCP.Công nghệ ly tâm tách khuẩn lần đầu tiên được ứng dụng trong sản xuất sữa tươi
thanh trùng của Vinamilk đang được những chuyên gia am hiểu công nghệ đánh giá cao.
“Công nghệ này cho phép loại bỏ gần như tuyệt đối các loại vi khuẩn, đồng thời giúp cho
sữa có mùi thơm ngon hơn, loại bỏ mùi hoi vốn có của sữa bò tươi.
Được biết, Vinamilk đang triển khai xây dựng mới và mở rộng các nhà máy hiện hữu,
trong đó có hai nhà máy chế biến sữa tươi và sữa bột sẽ đi vào hoạt động vào năm 2012.
“Hai nhà máy này không chỉ lớn nhất mà còn hiện đại nhất Đông Nam Á, có thể so sánh
với những nhà máy hiện đại nhất trên thế giới. Tự hào là thương hiệu quốc gia, Vinamilk
đang từng bước chinh phục người tiêu dùng Việt bằng chính sản phẩm sữa tươi nguyên
chất 100% như chúng tôi đã ghi trên bao bì sản phẩm.” Ông Khánh cho biết.
Hơn nữa, sự thành công của Vinamilk chính là điểm sáng cho phong trào “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị đang phát động đi vào thực tế.
+ Từ hộ nông dân…
Tại các trang trại chăn nuôi, sữa bò nguyên liệu sau khi vắt ra luôn được nhanh chóng
đưa đến hệ thống bảo quản lạnh trong vòng một giờ. Sau đó, để đánh giá chất lượng sữa,
Vinamilk áp dụng đánh giá dựa trên ba chỉ tiêu chính là tỷ lệ chất khô, béo, vi sinh.
Sữa tươi từ hộ chăn nuôi bò sữa sau khi vắt được nhanh chóng đưa đến các trạm trung
chuyển sữa tươi nguyên liệu (trạm trung chuyển). Tại trạm trung chuyển, cán bộ kiểm tra
chất lượng sản phẩm của nhà máy sẽ tiến hành các thử nghiệm phân tích độ tủa (bằng cồn
chuẩn 75
o
), cảm quan mùi vị, chỉ tiêu vi sinh (theo dõi bằng thời gian mất màu xanh
metylen), lên men lactic (để phát hiện dư lượng kháng sinh).
Các thử nghiệm này được thực hiện đều đặn vào mỗi lần thu mua sữa sáng và chiều. Sữa
đạt yêu cầu sẽ được lấy mẫu và cho vào bồn bảo quản lạnh tại trạm trung chuyển.
Các mẫu sữa được mã hóa bằng ký hiệu và được niêm phong trước khi chuyển về phòng
thí nghiệm của nhà máy để phân tích các chỉ tiêu chất khô, tỷ lệ béo, độ đạm, độ đường
(nhằm phát hiện các trường hợp hộ pha đường vào trong sữa), điểm đóng băng (nhằm
phát hiện các trường hợp hộ dân pha nước vào trong sữa).
Việc kiểm tra mẫu tại trạm trung chuyển và việc lấy mẫu gửi về nhà máy được tiến hành
trước sự chứng kiến của các hộ dân giao sữa. Các phân tích này được thực hiện trên hệ
thống máy tự động và theo xác suất ít nhất 1 lần trong vòng 7 ngày.
Như vậy, một hộ nông dân giao sữa trong một tuần sẽ được lấy tất cả là 14 mẫu sữa (7
mẫu sữa buổi sáng và 7 mẫu buổi chiều) và được chọn ngẫu nhiên 2 mẫu sữa của cùng
một ngày (sáng chiều) để phân tích đánh giá chất khô, béo và làm cơ sở cho việc thanh
toán tiền sữa trong tuần. Ngày phân tích mẫu là hoàn toàn bảo mật nhằm tránh các tác
động bên ngoài làm thay đổi chất lượng thật của sữa tươi nguyên liệu.
Với việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại, Vinamilk có thể phát hiện và ngăn chặn hầu
hết các trường hợp pha thêm chất lạ vào sữa (nếu có).
Hiện nay, Vinamilk có hơn 80 trạm trung chuyển bố trí theo các khu vực chăn nuôi bò
sữa: khu vực Hà Nội và phụ cận, Nghệ An, Bình Định, khu vực TPHCM, Long An, Tiền
Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng, Lâm Đồng.
Các trạm trung chuyển đầu tư cơ sở vật chất, bồn bảo quản lạnh. Các trạm trung chuyển
có trách nhiệm bảo quản, vận chuyển sữa đúng theo các quy định trong hợp đồng hàng
năm với Vinamilk. Toàn bộ quá trình lấy mẫu, phân tích, xác định tiền sữa chi trả cho hộ
chăn nuôi bò sữa đều do nhà máy tiến hành.
+ …đến quy trình sản xuất khắt khe
Sau khi sữa bò tươi nguyên liệu đã được làm lạnh xuống nhỏ hơn hoặc bằng 4oC, sữa sẽ
được các xe bồn chuyên dụng tới để tiếp nhận và vận chuyển về nhà máy.Các trạm trung
chuyển phải cử đại diện áp tải theo xe nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn về số lượng và
chất lượng sữa trong quá trình vận chuyển. Xe bồn chuyên dụng phải được kiểm tra định
kỳ và đột xuất, luôn đảm bảo điều kiện để khi vận chuyển sữa về nhà máy, nhiệt độ sữa
nhỏ hơn 6oC.
Khi xe về nhà máy, nhân viên QA của nhà máy lấy mẫu, tiến hành các kiểm tra chất
lượng: đun sôi để đại diện trạm trung chuyển uống cảm quan 200 ml; thử cồn; lên men
lactic, kháng sinh, độ acid, độ khô, độ béo…. Sữa đủ điều kiện tiếp nhận mới được cân và
bơm vào bồn chứa.
LI6TN %AX%(SY
2.2.1. Sự khác biệt về chất lượng
“Các tiêu chuẩn về chất lượng của Vinamilk đề ra rất khắt khe nhằm bảo đảm chất lượng
sản phẩm cao nhất cho người tiêu dùng. Đồng thời chúng tôi cùng sát cánh với các hộ
nuôi, giúp cho họ luôn đạt được những tiêu chuẩn này!” Bà Nguyễn Thị Như Hằng, Giám
đốc Điều hành Khối phát triển vùng nguyên liệu của Vinamilk cho biết.Được biết, để sữa
đạt chất lượng, bò của hộ nông dân cần phải được nuôi dưỡng đúng kỹ thuật (khẩu phần
đầy đủ, cho ăn đúng phương pháp, sức khỏe tốt (không bệnh), chuồng trại sạch sẽ thoáng
mát và áp dụng đúng kỹ thuật khai thác sữa (vệ sinh vắt sữa, vắt cạn sữa).Vinamilk đã áp
dụng hệ thống thang điểm vệ sinh chuồng trại chăn nuôi và tổ chức kiểm tra đột xuất
hoặc định kỳ giúp bà công nông dân nâng cao ý thức trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm trong chăn nuôi và khai thác sữa.
+ Cam kết chất lượng nguồn nguyên liệu sữa
Anh Lê Văn Dũng - Giám đốc trang trại bò sữa Nghệ An - cho biết: “Khi được sống
trong điều kiện hoàn hảo, bò sẽ cho lượng sữa nhiều hơn và giàu dinh dưỡng hơn hẳn.
Đơn cử như một con bò sữa ở đây một ngày vắt được 22 lít sữa tươi (tương đương 22kg),
thậm chí có con tốt sữa còn cho tới 40 lít/ngày”.
Toàn bộ dây chuyền vắt sữa tự động của hãng Delaval sẽ giúp sữa bò chảy thẳng vào hệ
thống làm lạnh nhanh chóng từ 37 độ C xuống còn 4 độ C, đảm bảo sữa được bảo quản
tốt nhất trước khi đưa đến nhà máy chế biến. Một điều thú vị ít người biết là tại trang trại
bò sữa Vinamilk, có cả những quy định rất đặc biệt với nhân viên, nhằm giúp đàn bò
thoải mái nhất. Ví dụ như trong quá trình vắt sữa, nhân viên phải tắt điện thoại di động để
không gây ồn ào, căng thẳng đến bò. Khi tiếp xúc với đàn bò tuyệt đối phải nhẹ nhàng,
thân thiện, không được lớn tiếng và la hét làm bò… stress. Tất cả đều nhằm mục đích:
Mỗi “cô” bò sữa thời @ sẽ góp phần để cung cấp nguồn nguyên liệu sữa lý tưởng nhất
cho các khách hàng của sữa tươi 100% thiên nhiên Vinamilk trên cả nước.
Tất cả những điều kiện này nhằm đảm bảo cho bò khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, có
nguồn thức ăn sạch và dinh dưỡng, thậm chí không bị stress để có được nguồn sữa không
chỉ tăng về số lượng, mà còn phải đạt được chất lượng dinh dưỡng tối ưu.
2.2.2.Dịch vụ chăm sóc khác hàng
“Người tiêu dùng hài lòng thì chúng tôi mới an tâm”
Hầu hết các nhà sản xuất khi giới thiệu nhãn hiệu trình sản phẩm của mình bằng các
chứng chỉ chất lượng, những quảng cáo ấn tượng để có một mục đích cuối cùng: bán
càng nhiều sản phẩm càng tốt. Riêng Vinamilk đã xây dựng được nền móng cho mình
bằng niềm tin chất lượng Chiến lược cạnh tranh đầu tiên của công ty là chất lượng sản
phẩm. Thứ nhất, ban giám đốc của công ty đã xác định, nguyên liệu để làm nên thành
phẩm là quan trọng nhất. Từ đấy, Vinamilk xác định xây dựng cơ sở nhà máy quản lý
tiêu chuẩn cao. Công ty chỉ thu mua những nguồn nguyên liệu đạt chất lượng kiểm
nghiệm, công ty tìm đến nhà cung cấp uy tín về sữa như: Hà Lan, Newzealan, châu Âu
Để khẳng định chất lượng, công ty sẽ gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm, đạt tiêu chuẩn
về chất lượng và thành phần dinh dưỡng rồi mới xác định tung ra thị trường. Về dịch vụ
sau bán hàng, khách hàng sẽ được giải đáp mọi thắc mắc, nếu gặp sự cố trong khi sử
dụng sản phẩm, khách hàng sẽ nhận được sự phúc đáp sớm từ phía ban lãnh đạo. Xây
dựng chất lượng tốt nhất vì khách hàng là đích đến cuối cùng của công ty. Công ty xác
định: “người tiêu dùng hài lòng thì công ty mới an tâm”.
Quy trình sản xuất đóng vai trò to lớn. Ngay từ 1999, công ty đã áp dụng “Hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế iso 9002”, hiện nay để theo kịp công nghệ thế
giới, Vinamilk đang áp dụng “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế iso
9001: 2000”. để đưa sản phẩm có giá Việt đến tay người Việt, công ty đã cắt giảm những
chi phí có thể. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều
kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng.
Vinamilk tâm niệm rằng : chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk.
Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng:
“Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và
dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng
đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định”.
LL"U#)TN %AZ$
2.3.1 Sự khác biệt về hình ảnh sản phẩm
+lôgô : Thể hiện niềm đam mê và sức sống của vinamilk
- VINAMILK được viết tắt từ hai chữ vina và milk. Đây là công ty sản xuất sữa ở Việt
Nam. chữ VINAMILK được cách điệu thành W: gắn kết trí tuệ và sức sáng tạo
Chữ W màu trắng nổi bật trên nên màu xanh da trời và hình ảnh dòng sữa trắng tạo nên
cảm giác trong lành sự gợi cảm năng động hướng đến sự thành công và phát triển. như
một dòng sữa đang trải rộng trên nên trời bao la
- Dòng sữa trắng nổi trên nên xanh của cỏ :sức mạnh của một sản phẩm mang nguồn gốc
từ thiên nhiên.
[sologan: Sức khỏe & vẻ đẹp của bạn
+ bao bì : hầ nuhư tất cả sữa xhua của vinamilk đều được đóng trong hôp vuông nhỏ.có
tên và biểu tượng cộng dụng khác nhau Tất cả bao bì hộp giấy của công ty đều do Tập
đoàn Tetra Pak Thụy Điển cung cấp,đảm bảo an toàn vệ sinh
Với sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh màu sắc và slogan rất ấn tượng, sữa chua của
Vianmilk nhanh chóng đi vào lòng người tiêu dùng. Những sản phẩm thiết kế đẹp mắt
luôn nhận được sự quan tâm của khách hang bởi vậy mới nói Vinamilk là “người bán
hang thầm lặng”
2.3.2 Tạo sự khác biệt từ chương trình quảng cáo, khuyến mại
Là một công ty chuyên sản xuất các hàng hoá, sản phẩm làm từ sữa, mà nguồn
cung ứng sữa chủ yếu là từ bò nên hình ảnh những con bò được coi là hình ảnh đặc trưng,
cốt lõi trong mỗi clip quảng cáo của các sản phẩm của Vinamilk. Nhưng không vì thế mà
hình ảnh các chú bò xuất hiện trong mỗi clip của Vinamilk lại đơn điệu, trùng lặp mà
ngược lại, chúng luôn sôi động , ngộ nghĩnh, độc đáo và luôn để lại những ấn tượng khó
quên trong lòng khán giả. Sản phẩm sữa có được từ kết quả lao động của người nông dân
Việt Nam, chăm chỉ, hiền hoà và những chú bò tươi vui, khoẻ mạnh. Hiện thân của sự
sảng khoái mạnh mẽ về thể chất, từ đó mang lại vui vẻ, hạnh phúc về mặt tinh thần và đó
chính là một cuộc sống tươi đẹp đích thực.
2.3.3 tổ chức các sự kiện - họat động xã hội.
Tiếp nối truyền thống hoạt động vì lợi ích cộng đồng, Vinanmilk đã dành hơn 17 tỷ
đồng cho các hoạt động từ thiện của mình trong năm 2008. Trong đó chương trình 6 triệu
ly sữa miễn phí cho trẻ em nghèo Việt Nam đã tạo điều kiện giúp các trẻ em nghèo khắp
cả nước thưởng thức nguồn sữa giàu dinh dưỡng và đem lại sức khỏe mà các em từng mơ
ước.
Năm 2008 là năm thứ 6 liên tiếp, Vinanmilk đã dành 3,1 tỷ đồng cho quỹ học bổng
truyền thống của mình “Vinanmilk ươm mầm tài năng trẻ” năm học 2007 – 2008, đây là
hoạt động nhằm tạo điều kiện và động viên các em phấn đấu trở thành nhân tài phục vụ
cộng đồng và xã hội.
- Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, VINAMILK còn có nhiều đóng góp tích
cực, mang lại lợi ích cho xã hội. Công ty đã thể hiện sự quan tâm tới cộng đồng bằng
những hoạt động thiết thực và cụ thể như: Phụng dưỡng suốt đời 20 Mẹ Việt Nam Anh
hùng, xây 72 căn nhà tình nghĩa, 120 nhà tình thương; đóng góp cho các quỹ đền ơn đáp
nghĩa, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ vì người nghèo, quỹ tài năng trẻ, quỹ nạn nhân chất
độc da cam; ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, nạn nhân sóng thần, nạn nhân mỏ than Mạo Khê
(Quảng Ninh); xây dựng Khu di tích Bến Dược (Củ Chi), Trung tâm Cứu trợ Trẻ em tàn
tật Nam Định, xây dựng cầu vượt sông cho các em học sinh đi học tại Quảng Nam;
chương trình chống suy dinh dưỡng trẻ em trên toàn quốc; hỗ trợ tiền phẫu thuật hở môi,
hàm ếch cho trẻ em dị tật…
Không chỉ góp phần xoa dịu những nỗi đau, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó
khăn, VINAMILK còn tích cực mang tới cho cộng đồng niềm vui và những kiến thức xã
hội có ích trong cuộc sống. Thông qua các chương trình trò chơi truyền hình và một số
hoạt động khác, VINAMILK đã trở nên gần gũi, thân thiết hơn không chỉ với các em
thiếu nhi mà còn với mọi người dân Việt Nam. Các chương trình hướng tới cộng đồng
của VINAMILK được nhiều người biết đến như: học bổng “VINAMILK ươm mầm tài
năng Việt Nam” với 3.000 suất học bổng (500.000 đồng/suất). Năm 2007, số suất học
bổng tăng lên đến 6.000 trị giá 3 tỷ đồng dành cho học sinh tiểu học vượt khó. Ngoài ra,
còn một số chương trình nổi tiếng khác: Quỹ học bổng Vừ A Dính; Cúp bóng đá thiếu
Niên – Nhi đồng toàn quốc mang tên “Cup Vinamilk”; chương trình trò chơi truyền hình
“Vui cùng Hugo”, “Vượt lên chính mình”, “Chuyện không của riêng ai”, “Bản tin Dự báo
thời tiết”, “Hãy chọn giá đúng”…
Mới đây, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập, công ty đã trích 7 tỷ đồng hỗ trợ cho hoạt
động từ thiện hướng tới các trẻ em nghèo, khuyết tật trên toàn quốc thông qua Quỹ Bảo
trợ Trẻ em Việt Nam. Ngoài các hoạt động trên, VINAMILK còn dành hơn 1 tỷ đồng
tham gia các hoạt động từ thiện khác như hỗ trợ đồng bào lũ lụt Miền Trung; tài trợ 500
triệu đồng xây dựng cầu Chôm Lôm – Nghệ An; thông qua Ban liên lạc Báo Tiền Phong
ủng hộ 500 triệu cho việc khắc phục cơn bão đã tàn phá các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang,
Vĩnh Long…
2.3.4. giảm thiếu ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững
Tất cả các nhà máy của Vinamilk đều thực hiện đầy đủ các quy định, yêu cầu về
đánh giá tác động môi trường ngay từ những ngày đầu xây dựng. Không chỉ đầu tư hệ
thống xử lý nước thải theo đúng quy định, các nhà máy còn chủ động quản lý chất thải
nguy hại, xây dựng hệ thống xử lý khói thải, khí thải, mùi và tiếng ồn.Tất cả các
nhà máy đang triển khai phần cứng về quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn ISO
14001, trong đó, một số nhà máy đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO
14001:2004 (Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac)Hệ thống xử lý nước thải của các nhà
máy đều được Sở Tài nguyên Môi trường địa phương cấp giấy chứng nhận đạt
chuẩn xả thải theo TCVN 5945:2005 (QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải công nghiệp) trước khi thải ra môi trường. Một phần nước thải
sau xử lý được tái sử dụng để tưới cây, vệ sinh nhà xưởng và sử dụng phần lớn cho hệ
thống xử lý khói thải. Nước thải từ hệ thống xử lý khói thải lại được đưa về hệ thống xử
lý nước thải để xử lý. Mọi nhà máy trong Công ty đều được đầu tư xây dựng hệ thống xử
lý khí thải đạt tiêu chuẩn TCVN 5939:2005 (QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi Các nhà máy của Vinamilk được thiết
kế hiện đại, đạt tiêu chuẩn HACCP, tạo môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo an
toàn vệ sinh lao động đối với người lao động và không ảnh hưởng đến khu vực dân cư
xung quanh nhà máy. Mọi nguồn phát sinh tiếng ồn đều nằm xa khu dân cư và được cách
ly hoàn toàn. Việc trồng cây xanh xung quanh nhà máy tạo cảnh quan xanh - sạch -
đẹp, đồng thời hạn chế tiếng ồn, bụi khói ảnh hưởng đến môi trường không khí khu
dân cư. Tất cả các nhà máy đều được Sở Tài nguyên Môi trường địa phương phê duyệt
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với các nhà máy mới xây dựng như Tiên
Sơn, Nước Giải Khát) hoặc Đề án bảo vệ môi trường (đối với các nhà máy được xây
dựng từ trước năm 1990 như Trường Thọ, Thống Nhất, Dielac) và cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đã hoàn thành các biện pháp xử lý môi trường triệt để. Kết quả thanh tra,
đánh giá định kỳ hàng năm của các Cơ quan quản lý môi trường nhà nước tại từng nhà
máy đều xácnhận việc chấp hành nghiêm chỉnh công tác bảo vệ môi trường của tất cả các
nhà máy thông qua các biên bản kiểm tra cụ thể.Tất cả các nhà máy đều được cấp sổ
đăng ký chủ nguồn thải, ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị chức năng xử lý chất thải
rắn theo đúng quy định.
CHƯƠNG III. HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC ĐỀ XUẤT NÂNG CAO
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
D%\(]+
những thành công rực rỡ của Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) : là đại diện đầu
tiên của Việt Nam có mặt trong Top 200 doanh nghiệp Châu Á xuất sắc nhất năm 2010
do tạp chí Forbes Asia bình chọn. Được Vietnam Report (VNR) xếp hạng top 5 doanh
nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra Vinamilk cũng được Nielsen Singapore xếp
vào một trong 10 thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất – mà nếu
chỉ tính riêng ngành nước giải khát thì Vinamilk đứng ở vị trí số 1.
.2. đề suất mộ số giải pháp hoàn thiện chiến lược định vị sản phẩm sữa tươi của công
ty
Bổ sung ,đa dạng về kích cỡ đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng.
Ngoài cách thức quảng bá thương hiệu,sản phẩm qua các hoạt động xã hội cần đẩy
mạnh hoạt động quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thông tin
sản phẩm đến với khách hang tiềm năng.
Cần tập trung và ưu tiên cho từng loại thị trường trong điểm. Cụ thể đối với thị
trường tp Hồ Chí Minh, Hà Nội có thể chia theo đặc điểm, nguồn gốc dân cư
hoặc theo nhóm khách hàng nữ, cụ thể là phân đoạn phụ nữ nội trợ và phân đoạn
phụ nữ làm việc công sở.
Phải liên tục suy nghĩ về việc bổsung thêm các đặc điểm mới như thêm các
hương vị mới để tạo ra sự mới lạ trong sản phẩm của mình
3"^
Sự khác biệt chính là một điểm mạnh và lợi thế của doanh nghiệp trong môi
trường cạnh tranh. Song không phải những đặc điểm khác biệt nào cũng có ý
nghĩa hay có giá trị. Không phải mọi thứ khác biệt đều tạo nên đặc điểm khác biệt.
Mỗi điểm khác biệt đều có khả năng gây ra chi phí cho công ty cũng như tạo ra lợi
ich cho khách hàng. Vì vậy công ty phải lựa chọn một cách thận trọng cách để làm
cho mình khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Định vị là lựa chọn chiến lược quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp.
Định vị hiệu quả phải có ưu thế lợi ích được hỗ trợ bởi lợi thế cạnh tranh.
THÀNH VIÊN NHÓM
Họ và tên MSV LỚP
1, Bùi Thị Oanh 542916 QTKDB
2.Nguyễn Kim Tuyền 542950 QTKDB
3. Nguyễn Văn Sơn 542925 QTKDB
MỤC LỤC
;
B.
./012._^-`"/a."b-c5/-5678/9"de
"/5"d0
!
2. Xây dựng chiến lược định vị
3. Các bước định vị sản phẩm
"#$%%&'()*+,-%+
./012./304.5/678/96:;"01.<;.=">
6?;-;
!%@@(AB(%C
8O%P)Q#%B(%C)*+-+N
ROCST(%U#)TN %#)$VW.
LD"U#ST()TN %A)$VW
LI6TN %AX%(SY
LL"U#)TN %AZ$
./01/fg7.<;./304.-`.h.cRi"j.;k
./304.5/-5678/9.<;.=">
D%\(]+
IA)@X%\)l($VV#%)$VW)*+%m]+B(
%C
.3"^