Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

HỒ sơ DHTH CHỦ đề VE SINH HO HAP giải ba quốc gia cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.17 KB, 24 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC
1.Tên hồ sơ dạy học:
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN : CHỦ ĐỀVỆ SINH HÔ HẤP
BẢNG MÔ TẢ ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP
STT

MÔN

ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP
Lớp 6: Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hâu
Bài 50: Vi khuẩn
Lớp 7: Tiết 18: Bài : Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa
Lớp 8 : Tiết 45 : Ôn dịch, thuốc lá

1

Sinh học

2
3

Môn Địa lí
Môn Ngữ văn

4

Môn Hóa học

Bài 2: Một số Ôxít quan trọng
Bài 28: Các Ôxít của các bon


5

Môn Thể dục

Bài thể dục phát triển chung, Chạy bền

Môn GDCD

Lớp 6: Tiết 1: Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
Tiết 8: bài 7: Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với
thiên nhiên
Lớp 7: Bài 14: Luật phòng trống tác hại của huốc lá

6

2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức:
+ Môn Sinh học:
- Nhận biết và trình bày được các tác nhân gây hại cho hoạt động hô hấp, nguồn gốc
của các tác nhân đó.
- Gọi tên, phân biệt được nguyên nhân và mô tả 1 số biểu hiện các bệnh về đường hô
hấp thường gặp.
- Đề xuất và chọn ra được các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
+ Môn Thể dục:
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc tập luyện TDTT đúng cách để cơ hô hấp
phát triển và rèn luyện phản xạ hô hấp qua các động tác: thở sâu và giảm nhịp thở trong
mỗi phút .
- Kể tên 1 số bài tập thể dục và trình bày được cách hít thở và vận động các cơ hô
hấp (cơ liên sườn ngoài, cơ hoành, các cơ ngực xương cột sống)
1



+ Môn Hóa học
- Đặc điểm khí CO và nguyên nhân tạo ra khí CO
- Mở rộng được nội dung bài học: Ủ than tổ ong trong phòng kín gây chết người;
cách bảo vệ hệ hô hấp trong khi thoát hiểm (hỏa hoạn)
+ Môn Toán học:
- Vận dụng các phép tính toán để tính được lượng khí vô ích và lượng khí hữu ích từ
đó rút ra được cần phải thở sâu và giảm nhịp thở để tăng hiệu quả hô hấp
+ Môn Văn hoc:
-Hiểu được tác hại ghê gớm của tệ nạn nghiện hút thuốc lá đối với sức khỏe của bản
thân và đạo đức xã hội.
+ Môn GDCD :
- Giáo dục học sinh biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể để có một hệ hô hấp khỏe
mạnh.
- Có ý thức tuyên truyền mọi người xung quanh các biện pháp bảo vệ đường hô hấp.
- Biết cảm thông, chia sẻ với các em vùng cao không đủ áo ấm mặc trong mùa đông
lạnh giá.
-Hiểu được một số nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá
+ Môn Địa lí:
-Nắm rõ nguyên nhân, thực trạng và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
-Nắm được địa hình, khí hậu vùng núi cao Tây Bắc.
2.2. Kĩ năng:
+Môn sinh học:
- Củng cố kỹ năng quan sát hình ảnh (tranh vẽ, băng hình…) về nguồn gốc tác nhân
gây hại cho hệ hô hấp, cách luyện tập cơ, xương để tăng dung tích sống.
- Rèn kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu SGK Sinh học 8, sách tham khảo môn Sinh, các
tài liệu về bệnh đường hô hấp, bảo vệ môi trường…và lập kế hoạch hoạt động nhóm.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực các nhóm học tập khác báo cáo kết quả
- Kỹ năng giải thích các vấn đề thực tế: những người không hút thuốc lá nhưng hít

phải khói thuốc cũng bị ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp; không nên ủ than trong phòng kín;
không nên la hét, nói to trong điều kiện độ ẩm không khí cao, lạnh và nhiều bụi; không
nên ăn kem, uống nước lạnh nhiều cùng 1 lúc.
- Kỹ năng hợp tác ứng xử, giao tiếp trong khi thảo luận, tinh thần đoàn kết khi hợp
tác nhóm.
+ Môn Thể dục:
2


- Kỹ năng rèn luyện thân thể phù hợp với tình trạng sức khỏe.
+ Môn Hóa học:
- Kĩ năng giải thích hiện tượng thực tế
- Kĩ năng sử dụng CNTT và truyền thông
- Hình thành kỹ năng thoát hiểm khi bị hỏa hoạn.
+ Môn Toán:
- Kĩ năng phân tích dữ liệu để giải bài toán bằng lời văn
+ Môn văn học:
- Kĩ năng giao tiếp, tuyên truyền: quyết tâm phòng chống tệ nạn thuốc lá, động
viên mọi người xung quanh cùng thực hiện.
+ Môn GDCD:
- Rèn luyện kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực
tế đời sống.
+ Môn Địa lý:
- Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, phản hồi lắng nghe tích cực về tác hại và
những tổn thất to lớn do ô nhiêm môi trường không khí
2.3. Thái độ:
- Học sinh có thói quen khoa học khi rèn luyện hệ hô hấp nói riêng, sức khỏe nói
chung của bản thân.
- Có ý thức vận dụng vào cuộc sống hàng ngày cách vệ sinh hệ hô hấp của bản
thân.

- Tập hợp được các bài tập cho hệ hô hấp phù hợp với độ tuổi, với bản thân.
- Có thái độ chống thói quen hút thuốc lá của những người xung quanh bằng hành
động cụ thể: nhắc nhở, khuyên nhủ….những người xung quanh.
- Các em thể hiện sự yêu thích bộ môn Sinh học, Thể dục, Hóa học, Văn học,
GDCD, Địa lý, có thái độ học tập nghiệm túc, có tình yêu thiên nhiên môi trường.
2.4. Các năng lực hướng tới: Học xong chủ đề học sinh có được các năng lực:
- Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức các môn học Sinh học, Hóa học,
Thể dục, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, để đưa ra các tác nhân gây hại cho hệ hô
hấp và đề ra các biện pháp phòng tránh gây hại cho hệ hô hấp
- Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức môn Toán học để giải thích cơ sở
của việc hít thở sâu làm tăng hiệu quả hô hấp.
3


+ Năng lực tự học
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
+ Năng lực vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống.
3. Đối tượng dạy học của bài học
1.Khối lớp học sinh thực hiện bài học: Học sinh lớp 8A + 8B - Trường THCS
Nguyễn Đức Cảnh.
2.Số lượng học sinh đăng ký tham gia: 30 em
4. Ý nghĩa của bài học
4.1.Ý nghĩa với thực tiễn dạy học
Bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận
tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Điều đó không
chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến
thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của

những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong
môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động, phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay.
Qua việc dạy học thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học
khác nhau để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến kiến thức bài học. Từ những
kiến thức của bài học và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải
quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác. Học sinh có
hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo,
vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
4.2. Ý nghĩa với thực tiễn đời sống xã hội:
Đối với bài học này các em học sinh sẽ hiểu rõ được nguyên nhân, hậu quả của các
tác nhân gây hại cho hệ hô hấp (đặc biệt là thuốc lá). Học sinh sẽ tự tìm ra được những
biện pháp khắc phục để có một hệ hô hấp tốt, một cơ thể khỏe mạnh.
Học sinh có ý thức bảo vệ và rèn luyện hệ hô hấp 1 cách khoa học; đồng thời có
hành động bảo vệ môi trường, trồng và bảo vệ cây xanh trong môi trường sống; tuyên
truyền để mọi người chung tay bảo vệ môi trường trong lành.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
5.1. Thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học
- Máy tính bảng có kết nối Intenet, các thiết bị dạy học của phòng học thông minh
- Màn chiếu, Máy chiếu: Trình chiếu các yêu cầu của chủ đề .
4


- Máy chiếu vật thể: Trình chiếu bài làm, sản phẩm của học sinh.
- Các phương tiện dạy học truyền thống: bảng đen, phấn trắng, phiếu học tập.
5.2. Tài liệu sử dụng trong dạy học:
- Các hình ảnh về các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, các biện pháp bảo vệ hệ hô
hấp khỏi các tác nhân có hại. Video về tác hại của thuốc lá đến phổi.
- Sách giáo khoa Sinh học 8; Hóa học 8, 9; Giáo dục công dân 6,7; Thể dục 6, 7, 8;
Mĩ thuật 6,7,8 (NXB Giáo dục Việt Nam)

- Sổ tay Sinh học 8 (Lê Nguyên Ngọc, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm)
- Bài giảng Sinh học 8 (Trần Hồng Hải, Nhà xuất bản Giáo dục)
- Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học (Ngô Văn Hưng – Phan Thị Lạc
– Trần Thị Nhung – Phan Thị Hồng The (2008) , Nhà xuất bản Giáo dục).
- Giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học ở trường THCS (Bộ Giáo dục và Đào
tạo (2010), Nhà xuất bản Giáo dục).
- Dạy học theo chuẩn kiến thức – kĩ năng môn Sinh học lớp 8 (Nguyễn Đình Nhâm
– Lê Ánh Tuyết(2012) , Nhà xuất bản Đại học Sư phạm).
5.3. Ứng dụng CNTT trong
- Sử dụng phần mềm: Microsoft Word. Microsoft PowerPoint
- Phần mềm hỗ trợ dạy học bộ môn sinh học: ………
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 15 phút )
1. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng
thú học bài mới.
- Làm bộc lộ “cái” học sinh đã biết, bổ khuyết những gì học sinh còn thiếu về Hệ hô hấp
và giúp học sinh nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này từ đó
giúp học sinh suy nghĩ và đưa ra các thắc mắc, đề xuất liên quan đến các vấn đề liên
quan đến biện pháp vệ sinh hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại.
- Rèn cho học sinh kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng trình bày
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử
dụng ngôn ngữ.
2. Phương tiện, tư liệu
- Các phương tiện dạy học truyền thống: bảng đen, phấn trắng….
- Tài liệu: Máy tính, máy chiếu
5


3. Phương pháp dạy học: Dạy học trải nghiệm, phát hiện và giải quyết vấn đề.

4. Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Gv. Cho cả lớp khởi động bằng một động tác thể dục “ Hít
vào - Thở ra”
Gv. Mời cả lớp đứng lên
Gv. Hướng dẫn học sinh thực hiện động tác thể dục: Hít vàothở ra: Hít vào thật sâu, thở ra tận lực: thực hiện liên tục 5
lần
Gv. Làm mẫu kĩ thuật động tác
Hs. Thực hành bài tập thể dục động tác hít vào – thở ra theo
sự điều khiển của giáo viên
Gv. Mời cả lớp ngồi xuống sau đó hỏi hs
Em cảm thấy thế nào sau khi thực hiện bài tập hít vào- thở
ra?
Hs. Nêu cảm giác của bản thân: Tinh thần thoải mái, dễ chịu
Gv. Khi em đi trên đường quốc lộ em có dám hít vào sâu như
động tác của bài thể dục này không? Vì sao?
Hs. Trả lời: Không vì ở đó có nhiều bụi, khói thải của
phương tiện giao thông, mùi hôi của rác thải.
Gv. Em có dự đoán gì về thành phần của không khí mà
chúng ta hít vào? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đến hệ hô
hấp?
Học sinh: Đưa ra các dự đoán
+ Thành phần không khí: Bụi, khí thải của máy móc,khí thải
của các phương tiện giao thông, khói thuốc lá, vi sinh vật gây
bệnh từ rác thải, cống nước thải.
+ Ảnh hưởng: Viêm đường hô hấp, viêm phổi, lao phổi, ung
thư phổi, hen, bụi phổi……..
GV: Khi trong không khí có nhiều khí gây hại cho hệ hô hấp
tức là không khí đã bị ô nhiễm.
Vậy các em hãy trao đổi nhóm (3 phút) và ghi lại những thắc

mắc hay băn khoăn về vấn đề này liên quan đến hệ hô hấp
của chúng ta?
Hs. Thảo luận nhóm đưa ra các câu hỏi đề xuất
Gv. Gọi các nhóm báo cáo
Gv:Ghi lại những câu hỏi chính liên quan đến bài học lên
6

Nội dung


bảng
+Có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường không khí
mà gây hại cho hệ hô hấp?
+Các tác nhân đó có nguồn gốc từ đâu?
+Các tác nhân đó gây ra tác hại gì cho hệ hô hấp?
+Chúng ta phải làm gì để bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác
nhân có hại?
+Chúng ta phải làm gì để có 1 hệ hô hấp khoẻ mạnh?
Gv. Em đã làm gì để giải đáp những thắc mắc đó?
Hs. Đề xuất các phương án kiểm chứng (Dự kiến các phương
án có thể có )
+Tìm hiểu thông tin trong SGK
+Tìm hiểu thông tin trên báo, tài liệu tham khảo, mạng…
+Đi thực tế (đến bệnh viện , đến nơi công cộng : 1 quán ăn,
quán bia…, ra quốc lộ 18, ra bãi rác…)
+Tìm hiểu trong chính gia đình mình
Gv.Để cùng các em giải đáp những thắc mắc đó hôm nay cô
và cả lớp sẽ cùng nghiên cứu nội dung kiến thức bài 22: Vệ
sinh hô hấp


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: XÂY DỰNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ HỆ HÔ HẤP KHỎI
CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI ( 30 phút)
1. Mục tiêu:
- Hs hiểu biết được các nhóm tác nhân và hậu quả của nó đối với hệ hô hấp
- Đề ra được các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại
- Củng cố kĩ năng thiết thực để hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp
tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
2. Phương tiện, tư liệu
+ Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, các phương tiện dạy học truyền thống: bảng đen,
phấn trắng….
Video về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.
+ Học sinh: Bài trình chiếu PowerPoint có nội dung trình bày về các tác nhân gây bệnh
cho hệ hô hấp, nguồn gốc các tác nhân và biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân đó.
7


3. Phương pháp dạy học:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, tổng hợp, dạy học trải nghiệm, hợp
tác nhóm.
4. Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Giaó viên cung cấp nội dung phiếu học tập (qua màn chiếu)
I. Xây dựng biện
Và hướng dẫn HS cách thực hiện các yêu cầu GV đưa ra:
pháp bảo vệ hệ hô
Bài tập 1: Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “ Tiếp sức”
hấp khỏi các tác nhân

Bài tập 2,3,4: Học sinh báo cáo kết quả đã chuẩn bị ở nhà dưới gây hại .
dạng bài trình chiếu PowerPoint
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Bài tập 4:
Các bệnh về Các tác nhân
Nguốn gốc
Biện pháp
hệ hô hấp ở gây bệnh cho các tác nhân bảo vệ tránh
người
hệ hô hấp
gây bệnh
các tác nhân
gây hại

Gv. Cho học sinh làm bài tập số 1 dưới hình thức tổ chức cho
học sinh chơi trò chơi tiếp sức “Viết tên các bệnh về đường hô
hấp mà em biết”
Luật chơi: Mỗi nhóm cử 3 học sinh xếp thành 1 hàng, khi có
lệnh của giáo viên từng thành viên trong nhóm sẽ chạy lên viết
vào phiếu học tập của nhóm mình tên một bệnh về hệ hô hấp,
sau khi viết xong về đưa bút cho bạn thứ 2 và cứ tiếp tục như
vậy cho đến khi hết thời gian, nhóm nào viết được tên nhiều
loại bệnh nhất sẽ thắng( Nếu 1 bệnh mà được viết nhiều lần thì
cũng chỉ được tính là 1 điểm)
Hs. Tham gia trò chơi dưới sự điều khiển của giáo viên
Gv. Cử 5 học sinh ở các nhóm giám sát phần tham gia trò chơi
của nhóm bạn
Hs. Giám sát quá trình tham gia chơi và thực hiện luật chơi của

nhóm bạn
Gv. Tổng kết kết quả trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Gv. Hiện nay có rất nhiều bệnh về hệ hô hấp, vậy có những
nhóm tác nhân nào gây hại cho hệ hô hấp, chúng ta cần làm gì
để bảo vệ hệ hô hấp của chính mình
Gv. Yêu cầu các nhóm học sinh báo cáo kết quả đã chuẩn bị ở
8


nhà dưới dạng bài trình chiếu PowerPoint
Hs. Đại diện các nhóm trình chiếu và thuyết trình bài của nhóm
1. />2. />3. />Gv. Cho hs nhận xét, đánh giá bài làm của nhóm bạn.
Hs. Nhận xét, đánh giá bài của nhóm bạn
Có nhiều tác nhân
Gv. Nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm
gây hại cho hệ hô hấp
Gv. Qua nội dung báo cáo của các nhóm trả lời câu hỏi
như:
Không khí có thể bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt động hô
+ Bụi.
hấp từ những nhóm tác nhân nào?
+ Chất, khí độc hại
Hs. Trả lời
như nitơ ôxit, lưu
Gv. Chốt kiến thức
huỳnh ôxit, cacbon
ôxit, Nicotin….
+ VSV gây bệnh

Gv. Phân tích nguồn gốc, tác hại của một số tác nhân tới hệ hô

hấp thông qua kiến thức các môn học
Gv . Thông qua việc tìm hiểu kiến thức môn Hóa học lớp 9Bài 28: Các Ôxít của các bon trả lời câu hỏi
Khí CO được sinh ra từ hoạt động sinh hoạt nào của gia đình?
Em sẽ làm gì để hạn chế khí CO trong không khí?
HS:Sử dụng kiến thức bài 28 các Ôxít của các bon trả lời
+ Khí CO được sinh ra nhiều từ hoạt động đốt, dùng than tổ
ong, đốt gạch, động cơ xe thải ra...
+ Hạn chế đốt rác, không nhóm than, đốt củi để sưởi ấm trong
phòng kín, sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi
trường
Gv. Em hãy nêu hiểu biết của em về khí CO?
Hs. Dựa vào các thông tin tìm hiểu trên mạng intenet và SGK
hóa học 9 nêu được tính chất vật lý, hóa học của khí CO
+ Khí CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích
ứng nên rất nguy hiểm vì người ta không cảm nhận được sự
9


hiện diện của CO trong không khí
+ Khí Cacbon ôxit có công thức hóa học là CO, Khí CO được
sinh ra do sự đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, khí đốt,
khí CO cũng là một thành phần của khói thuốc lá
Gv. Cung cấp thông tin bổ sung cho hs về khí CO
CO là chất khí cực kỳ nguy hiểm, việc hít phải một lượng quá
lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn
thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong vì CO có ái
lực với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần
so với ôxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb
thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở ôxy đến tế bào.
CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với hymoglobin của cơ

tim. . Nồng độ chỉ khoảng 0,1% mônôxít cácbon trong không
khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác bần
thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Nếu
ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu say thì
người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và tử vong.
Ngộ độc CO có thể xảy ra ở những trường hợp chạy máy nổ
phát điện trong nhà kín, sản phụ nằm lò than trong phòng kín,
ngủ trong xe hơi đang nổ máy trong nhà hoặc gara
Gv. Cung cấp cho học sinh một số thông tin về hiện tượng chết
do ngạt khí CO

Cửa lò nơi xảy ra vụ tai nạn khiến 5 công nhân bị thiệt mạng do bị ngạt
khí hầm lò tại Công ty Than Đồng Vông ( thuộc Công ty than Uông Bí )
tỉnh Quảng Ninh, ngày 15/1/2015

10


Hiện trường quán karaoke, nơi xảy ra vụ ngạt khí khiến 10 người tử vong
tại Quảng Ninh năm 2014.

Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào cuối năm 2011 tại xóm Hương Đình, xã
Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh làm 3 nạn nhân bị chết tại chỗ mà
nguyên nhân được xác định là do ngạt khí than tổ ong.

Hs. Quan sát, nhận biết các trường hợp có thể bị ngộ độc khí
CO
Gv. Liên hệ giáo dục học sinh tránh ngộ độc khí CO
Gv. Cho hs theo dõi đoạn video về tác hại của thuốc lá

/>Đoạn video trên mang đến cho chúng ta những thông tin gì?
Hs. Theo dõi đoạn video nêu được
Đoạn video trên mang đến cho chúng ta những thông tin về tác
hại của thuốc lá đối với con người
Gv. Khi hút thuốc lá, phổi của người hút bị ảnh hưởng, vậy còn
phổi của những người xung quanh có bị ảnh hưởng không? Vì
sao?
Hs. Vận dụng hiểu biết trả lời
11


Gv.Em hãy nêu tác hại của việc hút thuốc lá thông qua tiết 45
môn ngữ văn 8 bài “ ôn dịch thuốc lá”?
Hs. Sử dụng kiến thức mục 2: Tác hại của thuốc lá trong bài ôn
dịch thuốc lá môn Ngữ văn 8 nêu được:
+ Hủy hoại nghiêm trọng đến sức khỏe và là nguyên nhân của
những căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp: Bênh viêm phổi,
ung thư phổi. bệnh viêm vòm họng…
+Ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách người Việt
Nam nhất là thanh thiếu niên.
GV sử dụng thiết bị của phòng học thông minh:Yêu cầu hs truy
cập vào mạng tìm thông tin về thành phần khói thuốc lá
Hs. Sử dụng máy tính bảng có kết nối Intenet truy cập vào
mạng tìm thông tin, lấy thông tin và gưi bài cho giáo viên
GV: Quan sát, hướng dẫn hs thực hiện còn yếu
GV. Yêu cầu hs báo cáo kết quả
Hs. Các nhóm báo cáo kết quả
Gv. Trình chiếu kết quả các nhóm trên màn chiếu.
- Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có
hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và

các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:
1. Nicotine.
2. Monoxit carbon (khí CO)
3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá .
4. Các chất gây ung thư
Gv. Liên hệ giáo dục học sinh
Mỗi chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần làm
gì để hạn chế tác hại từ thuốc lá?
Hs. Đưa ra được các biện pháp
+ Không được hút thuốc lá
+ Tuyên truyền mọi người không hút thuốc lá
+Tham gia các hoạt động tại địa phương về phòng tránh tác hại
của thuốc lá
Gv.Đưa ra tình huống yêu cầu hs vận dụng kiến thức môn giáo
dục công dân để xử lý tình huống.
Lân và Hùng là 2 bạn thân, một hôm Lân nói với Hùng là mình
đã tập và thử hút thuốc lá, thấy có cảm giác thích thú. Lân cố rủ
12


Hùng cùng hút thuốc lá với mình. Nếu bạn là Hùng bạn sẽ ứng
sử như thế nào?
Hs. Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân để xử lý tình
huống
+ Nếu em là Hùng em sẽ từ chối và giải thích cho bạn hiểu về
tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe bản thân và khuyên Hùng
không nên hút thuốc lá, nếu Hùng cố tình không nghe em sẽ
báo với giáo viên chủ nhiệm và gia đình bạn để có biện pháp
ngăn chặn bạn kịp thời hành vi hút thuốc lá của Hùng.
Gv. Nêu câu hỏi

Theo em nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cho đường hô hấp
hiện nay là gì?
Hs. Vận dụng hiểu biết nêu được đó là do ô nhiễm môi trường
Gv. Cho hs quan sát một số hình ảnh về hiện tượng ô nhiễm
môi trường không khí
Nêu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi
trường không khí? Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
không khí ?
Hs. Quan sát, phân tích hình ảnh, vận dụng kiến thức tiết 18
môn địa lý 7 bài ô nhiễm môi trường đới ôn hòa trả lời
+Thực trạng: Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề
+Nguyên nhân: Do khói bụi từ các nhà máy và các phương tiện
giao thông thải vào bầu khí quyển, ngoài ra còn ô nhiễm do các
hoạt động tự nhiên như lốc, núi lửa, cháy rừng…
+ Hậu quả: Gây mưa a xít, tăng hiệu ứng nhà kính, thủng tầng
ô zôn, gây bệnh về đường hô hấp.
+Biện pháp: Kí hiệp định thư Ki- Ô -Tô, cắt giảm lượng khí
thải gây ô nhiễm môi trường
Gv. Đứng trước các nhóm tác nhân gây hại nghiêm trọng cho
hệ hô hấp mỗi chúng ta cần làm gì để hạn chế tác hại của các
tác nhân đó?
Hs. Mỗi hs nêu một biện pháp đã và đang làm
Gv. Nhận xét, yêu cầu hs rút ra kết luận.

-Cần tích cực xây
dựng môi trường
sống và làm việc có
bầu không khí trong
sạch, ít ô nhiễm gồm
các biện pháp sau:

Trồng nhiều cây
xanh, không xả rác
bứa bãi, không hút
Gv. Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác nhân gây hại cho thuốc lá, đeo khẩu
sức khỏe con người, nhà nước ta đã đưa biện pháp gì?
trang chống bụi….
13


Hs. Dựa vào kiến thức bài 14 môn giáo dục công dân lớp 7 trả
lời
+ Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác nhân gây hại cho sức
khỏe con người nhà nước ban hành: Luật bảo vệ môi trường,
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Gv. Em hãy trình bày hiểu biết của mình về luật phòng chống
tác hại của thuốc lá?
Hs. Sử dụng kiến thức môn giáo dục công dân trình bày
Theo Quyết định 1315/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, kể
từ ngày 1-1-2010,quy định cấm hút thuốc lá tại lớp học, nhà
trẻ, các cơ sở y tế, thư viện,rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn
hoá, vũ trường, bến xe, bến cảng, các khu sản xuất và nơi làm
việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao và phương tiện giao
thông công cộng… sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo đến phạt tiền từ
50 đến 100 ngàn đồng cho mỗi lần vi phạm.
Gv. Tích hợp giáo dục pháp luật:
Ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 176/NĐ - CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực y tế, trong đó có các quy định về phòng chống tác hại
thuốc lá
Một trong các quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ

100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc
lá khi chưa đủ 18 tuổi
Gv. Bản thân em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi trường
trong sạch ở nhà và ở trường học ?
Hs: Sử dụng kiến thức bài 10 môn công nghệ lớp 6 nêu được:
- Cần giữ nhà cửa, sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng, ngăn
nắp để cho không khí trong nhà thoáng khí, đảm bảo hàm
lượng oxi thích hợp
Không vứt rác, xé giấy, không khạc nhổ bừa bãi.... tuyên truyền
cho các bạn cùng tham gia.
Gv.Theo em biện pháp hiệu quả nhất để giảm ô nhiễm môi
trường là gì?
Hs. Sử dụng kiến thức mục 1 bài 46: Thực vật góp phần điều
hòa khí hậu nêu được
Biện pháp hiệu quả nhất để giảm ô nhiễm môi trường là trồng
14


nhiều cây xanh vì lá cây có tác dụng ngăn bụi và khí độc giúp
không khí trong sạch.
GV: Không chỉ các tác nhân gây ô nhiễm không khí gây hại
cho đường hô hấp, mà không khí lạnh cũng là một trong những
nguyên nhân gây hại cho đường hô hấp.
Gv. Đưa bài tập tình huống
Để chứng tỏ mình là một cậu bé khỏe mạnh, Hùng đã chứng
minh cho các bạn cùng lớp thấy được những việc làm của
mình: ăn kem vào mùa đông, mặc 1 chiếc áo sơ mi vào mùa
đông, tắm nước lạnh vào mùa đông… Em có đồng tình với
Hùng không? Nếu không, em khuyên Hùng thế nào?
Hs.Sử dụng kiến thức bài 1: Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể

môn GDCD 6 để xử lý tình huống.
Không đồng tình với việc làm của Hùng:
+ Có thể chứng minh sự khỏe mạnh của mình bằng cách chăm
tập luyện thể dục, thể thao. Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập đúng
giờ, vừa sức…
+ Mùa đông rất lạnh nếu không giữ gìn, cơ thể gặp lạnh đột
ngột dẫn đến sốc nhiệt , có thể tử vong. Mặt khác vào mùa
đông, không giữ ấm cơ thể, không biết lựa chọn trang phục phù
hợp, đặc biệt là giữ ấm cổ, không đeo khẩu trang khi đi ngoài
đường lạnh…. Thì sẽ dẫn đến bệnh về đường hô hấp…
Gv. Liên hệ giáo dục học sinh
Tại sao không nên la hét, nói to trong điều kiện độ ẩm không
khí cao, lạnh và nhiều bụi?
Hs. Nêu được tại vì nếu làm như vậy có thể làm cho không khí
lạnh, bụi sẽ đi vào đường hô hấp gây viêm đường hô hấp….
Em hãy giải thích tại sao ở vùng núi cao nhiệt độ về mùa đông
lại rất thấp?
Hs. Sử dụng kiến thức về khí hậu, địa hình môn Đại lí trả lời
Khí hậu phân hoá theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ không khí
càng giảm dần. Trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không
khí giảm đi gần 0'60C.
Gv. Giáo dục học sinh tham gia các hoạt động nhân đạo.
Em có thể làm gì để các em vùng cao có một mùa đông ấm
áp?
Hs. Tham gia chương trình áo ấm vùng cao, áo ấm cho em..
quyên góp tiền, quần áo… gửi lên cho các em vùng cao
Gv. Mở rộng kiến thức về một số bệnh khi giao mùa: Thời
15



điểm giao mùa thường tạo ra môi trường thuận lợi cho các loại
nấm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển. Chúng
có mặt trong không khí và có thể gây hại cho đường hô hấp
của con người bất cứ lúc nào, đặc biệt là trẻ nhỏ và những
người mẫn cảm dễ bị dị ứng. Các virus gây bệnh thường cư trú
ở chất nhầy niêm mạc mũi họng, xâm nhập vào tế bào niêm
mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên
cạnh gây ra nhiều biến chứng khác.
Gv. Chuyển ý: Sống trong môi trường hiện nay mỗi chúng ta
đều có thể mắc các bệnh về hệ hô hấp, để có một hệ hô hấp
khỏe mạnh mỗi chúng ta cần làm gì? Cô và cả lớp cùng
nghiên cứu hoạt động 2:
Hoạt động 2
XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP LUYỆN TẬP
ĐỂ CÓ MỘT HỆ HÔ HẤP KHỎE MẠNH ( 20 phút)
1.Mục tiêu:
- Học sinh chỉ ra được lợi ích của việc tập luyện hít thở sâu từ nhỏ
- Xây dựng cho mình phương pháp tập luyện phù hợp có hiệu quả
- Rèn cho học sinh kỹ năng diễn đạt, kỹ năng trình bày, vận dụng kiến thức vào thực tế
để bảo vệ sức khỏe.
- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giáo tiếp, năng lực
hợp tác,, năng lực sử dụng ngôn ngữ, phát triển năng lực tính toán.
2. Phương pháp dạy học:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, tổng hợp
3. Phương tiện, tư liệu
- Máy tính, máy chiếu, các phương tiện dạy học truyền thống: bảng đen, phấn trắng….
- Học liệu: Tranh bài thể dục phát triển chung
4.Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm trả 2. Biện pháp luyên
lời các câu hỏi sau:
tập để có một hệ hô
(?) Vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách thường xuyên từ bé hấp khoẻ mạnh.
thì sẽ có được dung tích sống lí tưởng?
(?) Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong
mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
16


HS: Tự thu thập thông tin và trao đổi nhóm thống nhất ý kiến,
yêu cầu nêu được
Khi luyện tập TDTT đúng cách thường xuyên từ bé thì sẽ có
được dung tích sống lí tưởng vì sẽ có được tổng dung tích của
phổi là tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu.
Khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm cho tỉ
lệ khí hữu ích tăng lên và tỉ lệ khí trong đường dẫn khí
(khoảng chết, khí vô ích) giảm xuống.
Gv. Gọi đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung
Hs. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung
Gv. Nhận xét, bổ sung kiến thức, mở rộng
GV:Đưa nội dung bái toán
Hôm qua học thể dục, thầy giáo dạy An động tác hít thở sâu sẽ
làm tăng hiệu quả hô hấp. Mẹ An là bác sĩ chuyên khoa hô hấp
nên trong túi đồ nghề của mẹ có “phế dung kế” – thiết bị để đo
lượng khí khi hít vào. An tò mò thử thở ra bình thường trong 1
phút được 18 nhịp, mỗi nhịp hít vào trung bình là 400ml
không khí; An tiếp tục thở sâu trong 1 phút thì được 12 nhịp,
mỗi nhịp hít vào là 600ml khí. Nhưng An không biết phải làm
thế để so sánh được lượng khí hữu ích đi vào phế nang trong

trường hợp nào nhiều hơn để kiểm tra lại những gì thầy giáo
dạy. Các em hãy giúp bạn An giải quyết thắc mắc này ? Biết
khí vô ích ở khoảng chết là 150ml/nhịp.
HS: Nghiên cứu , phân tích dữ liệu của bài toán, vận dụng
kiến thức đã học môn toán hoàn thành nội dung bài tập.
* Khi nhịp thở 18 nhịp/phút:
Khí lưu thông/phút: 18 x 400 = 7200ml
Khí vô ích ở khoảng chết:
150 x 18 = 2700ml
Khí hữu ích vào tới phế nang:
7200 - 2700 = 4500ml
* Khi người đó thở 12 nhịp/ phút:
Khí lưu thông: 600 X 12 = 7200ml
Khí vô ích ở khoảng chết:
12 x 150 = 1800 ml
Khí hữu ích vào tới phế nang:
7200 – 1800 = 5400 ml
Vậy khí hữu ích trong trường hợp thở sâu sẽ nhiều hơn.
17


Gv. Qua bài toán trên chúng ta đã chứng minh được cơ sở của
việc tập hít thở sâu giảm số nhịp thở trong 1 phút sẽ làm tăng
hiệu quả hô hấp.
GV : Bản thân em đã thực hành những bài thể dục nào để giúp
phát triển lồng ngực nói riêng và hệ hô hấp nói chung?
Hs. Vận dụng kiến thức môn thể dục trả lời
Bài thể dục phát triển chung – đặc biệt là động tác vươn thở,
tay – ngực, các bài tập chạy
Gv. Gọi 5 học sinh lên thực hiện động tác vươn thở, tay,ngực

của bài thể dục phát triển chung môn thể dục lớp 6
Hs. Tham gia tập theo nhịp hô của giáo viên
Gv. Cho hs nhận xét biên độ, kĩ thuật động tác của các bạn
Hs. Nhân xét, đánh giá.
Gv. Nêu câu hỏi
Tại sao em cho rằng 3 động tác thể dục trên có tác dụng đối
với hệ hô hấp?
Hs. Sử dụng kiến thức bài hoạt động hô hấp nêu được vì nó
làm cho hệ cơ, xương lồng ngực phát triển -> thể tích lồng
ngực tăng -> hiệu quả hô hấp cũng tăng.
Gv. Nêu câu hỏi liên hệ
Bản thân em đã làm gì để có một hệ hô hấp khỏe mạnh?
Hs. Đưa ra các biện pháp mà bản thân đã làm
+ Tập luyện thể dục thể thao: Tập bơi, chạy bộ, hít thở sâu vào
buổi sáng…
Gv. Yêu cầu hs rút ra kết luận các biện pháp rèn luyện để có
một hệ hô hấp khỏe mạnh.
Hs. Rút ra kết luận
Gv. Chốt kiến thức
Gv. Cung cấp thêm thông tin về các vận động viên đã đạt
thành tích cao nhờ quá trình rèn luyện cơ thể.

18

Cần luyện tập TDTT
phối hợp với thở sâu
và giảm nhịp thở
thường xuyên từ bé
sẽ có hệ hô hấp khoẻ
mạnh

-Luyện tập thể thao
phải vừa sức , rèn
luyện từ từ


VĐV: Đỗ Thị Thảo đoạt huy chương vàng nội dung 1.500m nữ.

VĐV: Nguyễn Tiến Minh hai lần vươn lên hạng 5 thế giới vào
các năm 2010 và 2013.

VĐV: Nguyễn Thị Ánh Viên
dành huy chương vảng thứ 7 tại giải trẻ Châu Á

19


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 10 phút)
1. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được các biện pháp để bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có
hại
- Học sinh có kĩ năng thiết thực để bảo vệ hệ hô hấp khi thamgia vào các hoạt động
bảo vệ môi trường nơi công cộng
2. Phương pháp dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vận dụng….
3. Phương tiện, tư liệu
- Máy tính, máy chiếu, các phương tiện dạy học truyền thống: bảng đen, phấn
trắng,…
4. Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của GV và HS
Gv đưa câu hỏi yêu cầu hs thảo luận:
Liên hệ những việc làm của người dân ở địa phương em gây

ô nhiễm môi trường ? Tác hại của những việc làm đó?
Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp,
chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính
mình?
Hs. Thảo luận và đưa ra ý kiến
+Một số thói quen sản xuất, sinh hoạt của người dân địa
phương gây ô nhiễm môi trường là: Đốt rác, đốt rơm, đun
nấu, vứt rác bừa bãi, để nước thải sinh hoạt chảy trực tiếp ra
môi trường.
+ Những việc làm trên gây tác hại nghiêm trọng đến môi
trường, ảnh hưởng đến đời sống của động vật, thực vật và con
người.
+ Trồng cây,vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi, tuyên
truyền mọi người tham gia trồng, bảo vệ rừng, đeo khẩu trang
khi làm việc ở môi trường có bụi, không hút thuốc lá..
Gv. Em hãy xây dựng nội dung kiến thức của bài dưới dạng sơ
đồ tư duy?
Hs. Mỗi nhóm xây dựng nội dung của bài dưới dạng sơ đồ tư
duy vào giấy A4
Gv. Kiểm tra, đánh giá bài làm của học sinh

20

Nội dung


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG ( 15 phút)
1. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố thông tin về các nhóm tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và các
biện pháp bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường

2. Phương pháp dạy học: Thực hành, Học sinh hoạt động với cộng đồng
3. Phương tiện, tư liệu
- Máy tính, máy chiếu, các phương tiện dạy học truyền thống: bảng đen, phấn
trắng….
4.Hoạt động của giáo viên và học sinh
Gv. Cung cấp thông tin về cách bảo vệ hệ hô hấp trong khi thoát hiểm (hỏa hoạn) và
cho học sinh thực hành.
Yếu tố quan trọng để con người thoát khỏi đám cháy là bình tĩnh và nhanh nhẹn
thực hiện theo đúng phương pháp, kỹ năng thoát nạn để xử lý các tình huống xảy ra.
Phải tuân thủ nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn bay lên cao. Đôi lúc,
cần bò dưới sàn nếu lượng khói tập trung nhiều, để tránh ngạt rồi thoát ra ngoài.
Để chống nhiễm khói, nên lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí
khi hít thở hoặc sử dụng mặt nạ chống khói. Muốn thoát ra khỏi đám lửa, dùng chăn,
mền nhúng nước trùm lên người và chạy nhanh ra ngoài, tránh để lửa bén vào trang
phục.
Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy gây chú ý với nhân viên cứu hỏa bằng
cách vẫy tay, la hét. Nếu bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt,
nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có
thể làm lửa cháy bùng thêm.
Hs. Theo dõi thông tin
Gv. Cho học sinh thực hành cách thoát hiểm và bảo vệ hệ hô hấp trong trường hợp hỏa
hoạn. ( HS: Thực hiện kỹ năng thoát hiểm tại trường học)
Hs. Thực hành các kĩ năng.

Ảnh đại diện học sinh biểu diễn kĩ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn
21


Giáo viên: Yêu cầu các nhóm học sinh báo cáo kết quả đã chuẩn bị khi hoạt động
cùng cộng đồng

Nhóm 1: Giới thiệu tranh tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá và tranh tuyên
truyền bảo vệ môi trường đã vẽ.
Nhóm 2: Viết bài tuyên truyền phòng tránh tác hại của thuốc lá
Nhóm 3: Sáng tác hoặc sưu tầm các bài thơ, bài vè có nội dung bảo vệ môi trường.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
7.1. Cách thức:
- Thông qua việc kiểm tra chuẩn bị của học sinh trước giờ học.
- Đánh giá kết quả của học sinh sau mỗi hoạt động.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau phần luyện tập.
- Thông qua phần HS báo cáo: Tranh, bài viết
7.2. Tiêu chí:
- Chuẩn bị: HS chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, đạt hiệu quả.
- Thời gian: Thực hiện đúng thời gian quy định.
7.3. Phiếu tiêu chí đánh gia bài làm của học sinh
7.3.1: Đánh giá bài thuyết trình trình chiếu PowerPoint
Nội
Đánh giá
Tiêu chí
Điểm
dung
của bạn
0,75
1. - Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem
- Cấu trúc mạch lạc, lôgic.
0,75
Bố
0,5
cục - Nhất quán trong cách trình bày tiêu
đề và nội dung
1

2. - Sử dụng thông tin chính xác.
1
Nội - Thể hiện được kiến thức cơ bản, có
chọn lọc; xác định được trọng tâm.
dung
- Có sự liên hệ mở rộng kiến thức
1
- Thiết kế sáng tạo, màu sắc nhã nhặn,
0,5
sáng sủa….
3. - Phông chữ, màu chữ và cỡ chữ hợp
1,0
Hình
lý. Số lượng slide đúng quy định
thức - Nhất quán trong cách trình bày tiêu
0,5
đề và nội dung
- Hiệu ứng trình chiếu sinh động
0,5
22

Đánh giá của
giáo viên


4.
Trình
bày
của
HS


- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm
nhấn, thu hút người nghe.
- Không bị lệ thuộc vào phương tiện,
có sự phối hợp nhịp nhàng giữa diễn
giảng và trình chiếu.
- Phân bố thời gian hợp lý.
Tổng điểm

1
1,0

0,5
10

b. Đánh giá bài viết tuyên truyền về tác hại của thuốc lá:
TIÊU CHÍ CHO ĐIỂM
Điểm

Tiêu chí
Nội dung

TC 1: Đúng chủ đề

tối đa
3 điểm

TC 2: Thể hiện rõ nội dung

3 điểm


TC3: Có số liệu, dữ liệu
Hình thức

chứng minh
Trình bày rõ ràng , sạch,

Điểm chấm
Nhóm khác chấm
GV chấm

2 điểm
2 điểm

đẹp
Tổng điểm

10

c. Đánh giá bài vẽ tranh tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá và
tranh truyên truyền bảo vệ môi trường
TIÊU CHÍ CHO ĐIỂM
Tiêu chí

Điểm

TC1: Ý tưởng sang tạo

tối đa
3 điểm


TC2: Bố cục rõ ràng
TC3: Phối mầu đẹp,có mầu nền
TC4: Tinh thẩm mỹ
Tổng điêm

2 điểm
3 điểm
2 điểm
10

Điểm chấm
Nhóm khác chấm
GV chấm

Kết thúc bài học tôi kiểm tra nhận thức của học sinh qua một bài kiểm tra cụ
thể như sau:
Bài tập 1: Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại.

23


Bài tập 2: Viết một đoạn ngắn nói về lợi ích của việc trồng cây xanh trong việc làm
sạch bầu không khí quanh ta?
Bài tập 3: Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế
chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn phải đeo khẩu trang
chống bụi?
8. Các sản phẩm của học sinh ( Có minh chứng kèm theo)
Bài kiểm tra nhận thức của học sinh
Bài vẽ tranh tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá và tranh tuyên truyền bảo vệ

môi trường
Bài viết tuyên truyền phòng tránh tác hại của thuốc lá
Bài thơ, vè do học sinh sáng tác, sưu tầm có nội dung tuyên truyền bảo vệ môi trường.

24



×