Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản -can thiệp tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.42 KB, 14 trang )

Thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền
núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và
viêm nhiễm đường sinh sản -can thiệp tại huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Nguyễn Quốc Phong
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Công tác xã hội; Mã số: 60 90 01 01
Nghd: PGS.TS Phạm Huy Dũng
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Công tác xã hội; Nông thôn; Miền núi; Tránh thai; Quảng Ninh; Sức khỏe
sinh sản
Contents:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề can thiệp
Tiên Yên là một huyện nghèo, miền núi, nằm ở trung tâm khu vực Đông Bắc của tỉnh
Quảng Ninh, với 50% dân cư thuộc nhóm dân tộc thiểu số như Dao, Sán Chỉ, Tày và Sán Dìu.
Tổng diện tích đất của toàn huyện là 617 km2, trong đó 2/3 là đồi núi, 7.628 ha là đất nông
nghiệp, 10.997 ha là đất rừng, còn lại là đất sử dụng cho các mục đích khác. Tiên Yên gồm 12
xã, một thị trấn và 120 thôn bản. Dân số là khoảng gần 45 nghìn người, trong đó phụ nữ từ 15 –
49 là 10.695 người. Tỷ lệ các hộ đói nghèo theo tiêu chí mới (thu nhập bình quân dưới
400.000đ/người/tháng, áp dụng đối với vùng nông thôn giai đọan 2011 - 2015, theo QĐ TTCP)


tính chung cả huyện là 28,6% nhưng có sự khác biệt lớn giữa các xã, các thôn trong huyện(Phụ
lục 10). Những năm qua, cũng như nhiều huyện vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng dân tộc thiểu
số khác trong cả nước, Tiên Yên nhận được nhiều chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước như:
các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 135, khám và chữa bệnh miễn phí…nhằm
phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, tuy nhiên đời sống
của một bộ phận khá đông người dân ở Tiên Yên vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Hệ thống y tế của Tiên Yên có sự thay đổi về cơ cấu từ đầu năm 2007. Theo nghị định số:


172 – 2005/ TTg năm 2005, Trung tâm y tế huyện được chia tách ra thành ba đơn vị, bao gồm:
Bệnh viện, Phòng y tế và Trung tâm Y Tế dự phòng. Tất cả 13 xã và thị trấn của huyện Tiên Yên
đều có Trạm y tế. Các Trạm y tế đều nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Phòng y tế. Các Trạm y
tế xã ở Tiên Yên thường nằm ở vị trí trung tâm địa bàn xã. Khoảng cách từ các thôn trong xã đến
Trạm y tế trung bình khoảng 3 đến 4 giờ đi bộ. Mỗi trạm có 4 -5 cán bộ y tế, cơ cấu gồm 1 đến 2
y sỹ đa khoa, 1 đến 2 điều dưỡng, 1 nữ hộ sinh. Cả huyện chỉ có 5 Trạm y tế xã có bác sỹ, 6
Trạm y tế xã còn cán bộ y tế có trình độ sơ cấp. Tất cả 120 thôn bản trong huyện đều có y tế thôn
bản.
Ngoài việc triển khai các chương trình trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình phòng
chống sốt rét, phòng chống bướu cổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, chương trình phòng chống lao,
vệ sinh môi trường, y tế học đường, khám chữa bệnh thông thường…, các Trạm y tế còn có
nhiệm vụ TTGDSKcho người dân. Đội ngũ y tế thôn bản của huyện Tiên Yên tuy đông về số
lượng nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhìn chung còn thấp (10% có trình độ sơ cấp, 90%
qua đào tạo ngắn hạn hoặc chưa được đào tạo). Công việc chủ yếu của họ là hỗ trợ Cán bộTrạm
y tế xã trong việc thông báo tới người dân các chương trình y tế được triển khai tại địa phương
và một số việc đơn giản khác như ghi chép sổ sách, cân, đo trẻ…
Trong những năm gần đây, công tác chăm sóc sức khỏe người dân ở huyện Tiên Yên nói
chung còn rất nhiều hạn chế. Tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh
lây lan khá phổ biến. Đặc biệt, hai vấn đề cấp thiết, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của
phụ nữ huyện Tiên Yên là vấn đề viêm nhiễm đường sinh sản (1176 mắc/1757 khám), chiếm
66,93%, và nạo phá thai (khoảng 700 ca/năm - Số liệu phòng Y tế huyện Tiên Yên, 2009). Theo
lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Tiên Yên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó,
một số nguyên nhân chính được nêu ra gồm: địa bàn rộng, nhân lực mỏng, năng lực của cán bộ y


tế còn nhiều hạn chế, công tác phòng ngừa, truyền thông giáo dục sức khỏe người dân chưa được
chú ý đúng mức, chưa phát huy được vai trò và khả năng của đội ngũ y tế thôn bản.
Trong 10 năm qua, hầu hết các chương trình PTCĐ ở Tiên Yên đều là chương trình của
nhà nước, được triển khai theo cách tiếp cận từ trên xuống (top-down). Các chương trình này
được thiết kế và tổ chức thực hiện theo quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề của những người

làm quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô hơn là dựa trên nhu cầu thực tế và tiềm năng sẵn có của người
dân địa phương trong việc nhìn nhận, đánh giá và tự giải quyết nan đề của chính họ. Vì thiếu hụt
sự nỗ lực của người dân và cách tiếp cận vấn đề có tính áp đặt nên mặc dù có sự đầu tư lớn,
nguồn lực dồi dào nhưng hiệu quả mang lại từ những chương trình này, theo đánh giá của lãnh
đạo và người dân địa phương, là rất hạn chế. Bởi vì, nó không đảm bảo tính bền vững và đôi khi
còn tạo ra tâm lý trông chờ, ỉ lại của người dân vào những chính sách hỗ trợ của nhà nước. Bên
cạnh đó, một số chương trình PTCĐ được triển khai khá bài bản tại Tiên Yên, theo cách tiếp cận
từ dưới lên (bottom –up) với sự giúp đỡ của các tổ chức bên ngoài, có thể kể đến là Dự án “Tăng
cường tiếp cận giáo dục có chất lượng cho trẻ em vùng khó khăn ở Việt Nam nhằm giảm bớt
khoảng cách và phát triển hội nhập” do Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và Tổ chức cứu
trợ trẻ em Anh (Save Children UK) hỗ trợ. Dự án được triển khai ở các lớp mầm non tại một số
xã, trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2009, nhằm mở ra một hướng tiếp cận mới trong dạy và
học song ngữ (dạy tiếng Việt song song với tiếng mẹ đẻ của học sinh) cho học sinh người dân
tộc thiểu số. Dự án “Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ em miền núi” do Công ty TNHH Tư vấn
Đầu tư Y tế (CIHP) triển khai từ 2005 đến 2007, nhằm nâng cao kiến thức và thực hành của
người dân trong việc cung cấp bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Điểm khác biệt lớn
nhất trong quan điểm về làm PTCĐ của các tổ chức nêu trên so với cách tiếp cận trong các
chương trình của nhà nước là các tổ chức này đã tạo điều kiện tối đa để người dân địa phương
tham gia vào tất cả các khâu trong tiến trình thực hiện, từ phát hiện vấn đề, lập kế hoạch, triển
khai hoạt động cho đến giám sát đánh giá kết quả. Bản thân cán bộ, chuyên gia của các tổ chức
này không trực tiếp làm giúp người dân mà họ chỉ đóng vai trò xúc tác và kết nối các nguồn lực
để người dân địa phương có thể phát huy nó một cách hiệu quả nhất. Với cách tiếp cận như vậy,
các tổ chức hỗ trợ không những đạt được mục tiêu trước mắt mà còn giúp nâng cao năng lực
cộng đồng trong việc phát hiện, phòng ngừa và giải quyết những nan đề mà họ gặp phải để tạo ra
những thay đổi căn bản theo chiều hướng tích cực từ bên trong và mang tính bền vững.


Từ những thông tin ban đầu thu thập được như trên, người thực hiện đề tài này đã xây
dựng bản đề xuất ý tưởng về một can thiệp theo hướngPTCĐ để huy động nguồn hỗ trợ từ bên
ngoài, sau đó thuyết phục chính quyền địa phương cấp phép và đưa vào thực hiện, cuối cùng là

hoàn thành báo cáo đề tài đáp ứng những yêu cầu của một luận văn Thạc sĩ CTXH theo hướng
thực hành.
Kỳ vọng của tác giả là thông qua đề tài can thiệp này sẽ có cơ hội được áp dụng những
kiến thức, kỹ năng của CTXH đã học được vào thực tế để giúp cải thiện đời sống của người dân
huyện Tiên. Chủ đề can thiệp về nâng cao năng lực về PTT và VNĐSS chỉ được xác định sau khi
tác giả đã thực hiện hàng loạt nghiệp vụchuyên môn CTXH (được mô tả chi tiết trong phần hoạt
động) tại địa bàn, cùng với sự tham gia của người dân tại cộng đồng.
Can thiệp này được sự hỗ trợ tài chính của tổ chức CORDAID – Hà Lan, do Công ty
TNHH Tư vấn Đầu tư Y tế thực hiện. Tác giả của luận văn này, người làm việc ở vị trí cán bộ dự
án, là người chịu trách nhiệm chính trong việc viết đề xuất ý tưởng và trực tiếp triển khai các
hoạt động của can thiệp. Ngoài ra, can thiệp này còn có sự tham gia của hai thành viên khác, một
người là lãnh đạo cơ quan, làm việc ở vị trí quản lý dự án, giữ vai trò quản lý chung và cố vấn kỹ
thuật cho can thiệp, người còn lại là cán bộ hành chính tổng hợp, làm việc ở vị trí trợ lý, giữ vai
trò hỗ trợ các hoạt động hành chính, tài chính liên quan tới dự án.
2. Tổng quan những nghiên cứu, can thiệp liên quan đến đề tài
PTCĐ xuất hiện từ thập niên 40, tại một số nước là thuộc địa cũ của Anh. Ở Ghana, một
người Anh đã vận động chính quyền và người dân góp công hoặc của để làm đường, trường,
trạm. Điều bất ngờ mà chiến dịch này mang lại là những dân nghèo, ít học, cam chịu cuộc sống
khổ cực, đã tham gia tích cực, góp công, góp của để thực hiện những dự án để cải thiện đời sống
cộng đồng. Kinh nghiệm này nhanh chóng lan rộng, trở thành một hoạt động phổ biến ở nhiều
nước. Đến năm1950, Liên Hợp Quốc công nhận khái niệm PTCĐ và khuyến khích sử dụng nó
như là một công cụ để phát triển đất nước.
PTCĐ xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1950, tại Trường tiểu học Lái Thiêu (Thủ
Dầu Một-Bình Dương) với sự hỗ trợ của tổ chức UNESCO, nhằm gắn nhà trường với cộng
đồng. Học sinh, bên cạnh việc học chữ, còn được học thêm kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, vệ sinh
để phục vụ phát triển nông thôn. Thầy cô giáo vừa có trách nhiệm dạy học vừa có nhiệm vụ giúp
đỡ, hướng dẫn cộng đồng, và ngược lại, cộng đồng có trách nhiệm hỗ trợ phát triển nhà trường.


Từ lĩnh vực giáo dục, PTCĐ đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác. Ngay sau đó, ở

Long An đã có Trường Sư phạm cộng đồng, giảng dạy những kỹ năng về đời sống cho sinh viên.
Tiếp đó, PTCĐ được đưa vào giảng dạy tại một số Trường Cao đẳng và Đại học sư phạm. Tuy
nhiên, sốPTCĐ sinh viên theo học chuyên ngành này ít. Đầu những năm 70, một số người tiên
phong theo học PTCĐ ở nước ngoài về nước, theo đó, bộ môn PTCĐđã được dạy tại Trường
Đào tạo cán bộ xã hội. Trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây, ở Việt Nam, PTCĐ được biết đến
rộng rãi hơn qua những chương trình viện trợ phát triển của nước ngoài, do các tổ chức phi chính
phủ trong nước và quốc tế thực hiện. Các chương trình, dự án PTCĐ được triển khai rộng rãi trên
hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên
giới, hải đảo và những vùng khó khăn. Vấn đề can thiệp, phạm vi can thiệp, đối tượng can thiệp,
phương pháp tiếp cận của các chương trình, dự án có thể giống hoặc khác nhau tùy theo mục
tiêu, sứ mệnh, nguồn lực và tầm nhìn của mỗi tổ chức. Tuy nhiên, những lĩnh vực can thiệp được
nhiều tổ chức quan tâm trong những năm gần đây là sinh kế cho người nghèo, chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho người dân, phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu, chăm sóc giáo dục
trẻ em, HIV/AIDS…
Trong khoảng 20 năm qua, những can thiệp PTCĐ, trong lĩnh vực SKSS, do nhà nước
hoặc các tổ chức phi chính phủ khởi xướng, được triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả
nước. Trong chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2005,
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Dự án Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
sinh sản/kế hoạch hoá gia đình cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, với mục tiêu:
đẩy mạnh sự tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình của nhân dâncác
vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa thông qua việc tăng cường cung cấp thông tin, tư
vấn và cung cấp dịch vụ có chất lượng cao nhằm giảm nhanh mức sinh, từng bước nâng cao chất
lượng dân số ở các vùng này. Chương trình này do Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia
Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và các Bộ ngành liên quan triển khai (Quyết định số
18/2002/QĐ-TTg). Đến năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án Chăm sóc SKSS.
Đây là dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia Phòng chống các bệnh xã hội, bệnh dịch
nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 - 2010. Ngoài ra, lĩnh vực chăm sóc SKSS cũng nhận
được sự quan tâm của một số tổ chức phi chính phủ quốc tế như: Quỹ dân số Liên hợp quốc
(UNFPA), Quỹ cứu trợ trẻ em Anh (SAVE CHILDREN UK), Quỹ dân số thế giới (WPF)
…,cùng với nhiều chương trình, dự án khác nhau đã và đang được triển khai. Báo cáo kết quả



thực hiện của các tổ chức này, trong những năm qua, đã cho thấy những chuyển biến tích cực
trong nhận thức và thực hành của người dân vùng can thiệp về vấn đề SKSS. Theo đó, tỉ lệ mắc
bệnh và những tác động bất lợi do tình trạng bệnh tật gây ra đã giảm đáng kể.
Mặc dù có khá nhiều chương trình PTCĐ được triển khai như vậy, song việc đảm nhiệm
thực hiện các chương trình này hầu hết là những người được đào tạo về chuyên ngành Y tế công
cộng, Xã hội học, Tâm lý học hoặc những ngành khác, còn số người được đào tạo chính quy về
chuyên ngành CTXH thực hiện thì rất ít. Trước thực tế này, một số tổ chức làm về PTCĐ đã chủ
động mở các lớp đào tạo ngắn hạn để trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về xây dựng,
triển khai dự án cho cho nhân viên của mình. Đến năm 2004 ngành CTXH đã chính thức có được
mã đào tạo trong hệ thống giáo dục Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành. Theo thống kê của Đại học Thăng Long, tính đến năm 2012, đã có hơn
40 Trường Đại học và Cao đẳng tham gia đào tạo ngành CTXH tại Việt Nam. Nhờ được đào tạo
bài bản mà kiến thức và kỹ năng của đội ngũ làm CTXH nói chung và làm PTCĐ nói riêng từng
bước được chuẩn hóa và đi vào áp dụng hiệu quả.
Cũng giống như các huyện miền núi khác trong cả nước, Tiên Yên đã triển khai các
chương trình chăm sóc SKSS cho người dân từ cấp huyện tới cấp xã, theo hệ thống của ngành y
tế. Ngoài những chương trình do hệ thống y tế nhà nước triển khai, cho tới thời điểm trước khi
can thiệp này đượcbắt đầu,huyện Tiên Yên chưa nhận được bất kỳ một sự hỗ trợ từ bên ngoài
nào đối với công tác chăm sóc SKSS cho phụ nữ. Chính vì vậy, can thiệp này được mong đợi là
sẽ mang lại những tác động quan trọng, góp phần cải thiện SKSS và đời sống của người dân
huyện Tiên Yên.
3. Ý nghĩa can thiệp
Can thiệp đóng góp quan trọng vào việc cải thiện sức khỏe cho cộng đồng người dân
huyện Tiên Yên, thông quaviệc:1) giảm tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn và mắc VNĐSS của phụ
nữ trong độ tuổi sinh sản huyện Tiên Yên; 2) nâng cao kiến thức, kỹ năng của cộng đồng trong
việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về SKSS.
Ngoài ra, những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hành nghề CTXH theo hướng
PTCĐ,tại huyện Tiên Yên, cũng sẽđóng góp một phần nhỏvàophát tiển kho tàng tri thức nghề

CTXH.


4. Mục đích can thiệp
Mục đích của can thiệp là góp phần nâng cao sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Những mục tiêu cụ thể cần đạt được sau hai năm
thực hiện sự án này, được đặt ra trên cơ sở phân tích thực trạng và những kết quả khảo sát ban
đầu, là:
a) 80% cán bộ y tế được đào tạo có kiến thức và kỹ năng đúng trong truyền thông GDSK, tư
vấn về PTTvà VNĐSS
b) 70% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn huyện có kiến thức và kỹ năng đúng trong
PTT và VNĐSS
5. Khách thể, vấn đề cần can thiệp
Trong can thiệp này, vấn đề can thiệp được xác định là nhận thức của người dân về mang
thai ngoài ý muốn và VNĐSS.
Từ vấn đề can thiệp nêu trên, NVXH và các thành viên BĐH huyện, đã xác định được
những nhóm khách thể, còn gọi là nhóm mục tiêu, hay đối tượng hưởng lợi mà can thiệp sẽ
hướng tới, bao gồm:
a) Đối tượng hưởng lợi trực tiếp, hay còn gọi là đối tượng đích, là Phụ nữ trong độ tuổi sinh
sản, từ 15 đến 49 tuổi.
b) Đối tượng hưởng lợi gián tiếp là những cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức cộng đồng, những
người được thụ hưởng một phần lợi ích mà can thiệp mang lại thông qua việc tham gia vào
các hoạt động hoặc có mối liên hệ với các khách thể khác của can thiệp,ở một khía cạnh nào
đó. Đối tượng hưởng lợi gián tiếp của can thiệp này là cán bộ y tế, từ cấp huyện, cấp xã, cho
đếncấp thôn bản. Ngoài ra, những đối tượng hưởng lợi gián tiếp còn bao gồm những thành
viên trong gia đình của đối tượng đích.
6. Phạm vi can thiệp
Thời gian can thiệp là 2 năm, từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 3 năm 2013.
Địa bàn can thiệp là toàn bộ 120 thôn bản, thuộc 12 xã và 1 thị trấn của huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh.Nội dung can thiệp tập trung vào việc nâng cao nhận thức của người dân huyện Tiên

Yên về các biện pháp PTT và VNĐSS, thông qua việc nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ y
tế cấp huyện, xã và y tế thôn bản trong truyền thông, tư vấn về SKSS.


7. Phương pháp can thiệp
Can thiệp này sử dụng phương pháp PTCĐ. Đây là một phương pháp của CTXH, được
xây dựng trên cơ sở những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội
khác nhau như: Tâm lý xã hội, Xã hội học, Chính trị học, Nhân chủng học… Phương này này
được áp dụng để giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới
sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thông qua việc nâng
cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa
người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng đồng. Nó đã
được áp dụng ở nhiều nước và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhóm
cộng đồng nghèo, các nhóm yếu thế trong nhiều năm qua. Nội dung của phương pháp PTCĐ
gồm có hai thành tố chính. Thứ nhất là nỗ lực của bản thân cộng đồng và thứ hai là nguồn lực hỗ
trợ từ bên ngoài. NVXH chính là cầu nối giữa hai thành tố này.


Hình 1: Mô hình phát triển cộng đồng

Nỗ lực của cộng đồng, còn gọi là nội lực, thể hiện ở việc người dân tham gia với sự tự
lực tối đa vào các hoạt động can thiệp. Sự tham gia của người dân không phải mang tính hình
thức mà là sự tham gia với một sự cam kết lâu dài, chủ động và có vai trò ngày càng cao trong
quá trình phát triển, từ việc xác định vấn đề đến việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá
các hoạt động nhằm nâng cao đời sống cộng đồng và bảo đảm sự phân chia công bằng các lợi ích
của sự phát triển.
Sự tham gia này thể hiện rằng người dân không chỉ được coi là đối tượng của các hoạt
động mà là người chủ thực sự của các hoạt động đó. Mục đích của việc tạo điều kiện cho người
dân tham gia vào các hoạt động can thiệp là để:
a) Thực hiện dân chủ cơ sở.

b) Hạn chế sự thất bại của các hoạt động có thể xảy ra.
c) Tăng tính bền vững của các hoạt động.
d) Khai thác hiệu quả các nguồn lực của cộng đồng.
e) Tạo cơ hội cho người dân có thể tự nâng cao năng lực.
Đối với một can thiệp theo hướng PTCĐ, sự tham gia của chính quyền địa phương, các
hội đoàn thể, các cơ quan của nhà nước tại địa phương phải được xem là một nhân tố bên
trong,là một thành phần quan trọng của cộng đồng chứ không phải là một lực lượng đứng bên
ngoài hoặc bên trên cộng đồng. Vì vậy, trong can thiệp này, lãnh đạo UBND, các cơ quan y tế, từ
cấp huyện cho đến cấp thôn bản,được xác định là nhân tố bên trong, một thành phần không thể
tách rời của cộng đồng.Nguồn lực bên ngoài, còn gọi là ngoại lực, là sự hỗ trợ mang tính kỹ


thuật hoặc sự hỗ trợ về mặt tài chínhđể các nỗ lực của người dân mang lại hiệu quả cao
nhất.Trong can thiệp này, ngườithực hiện đề tàiđóng vai trò làNVXH, trong một số tài liệu gọi là
Tác viên cộng đồng, là cầu nối giữa nguồn lực bên ngoàivà nguồn nội lực của cộng đồng để giúp
cộng đồng phát triển. NVXH không phải là thành viên của cộng đồngđó. Vì vậy, những nội dung
được đề cập trong luận văn sẽ thể hiện góc nhìn và quan điểm của người bên ngoài cộng đồng
khi hỗ trợ cho những người bên trong cộng đồng làm công tác phát triển.
Hình 2: Mô hình thể hiện sự tham gia của cộng đồng

Bên cạnh phương pháp PTCĐ là phương pháp chủ đạo được áp dụng trong can thiệp này,
NVXH cũng sử dụng một số kỹ thuật của phương pháp CTXH nhóm và CTXH cá nhân trong
một số hoạt động cụ thể của can thiệp để tăng hiệu quả tác động.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch Đầu tư và Unicef Vietnam (2013), Tài liệu hướng dẫn theo dõi và đánh giá
dựa trên kết quả thực hiện kế hoạch phát triển địa phương hàng năm và 5 năm.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, (2004), Tài liệu tập huấn Phương pháp
và Kỹ năng phát triển cộng đồng, Dự án phát triển nông thôn Cao Bằng – Bắc Kạn

3. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hà Nội
4. Bộ Y tế (2009), Tài liệu huấn luyện về giám sát và đánh giá của Dự án GAVI, Hà Nội
5. Lê Thị Mỹ Hiền (2006), Phát triển Cộng đồng, Tài liệu hướng dẫn học tập, Đại học Mở bán
công TP HCM.
6. Nguyễn Kim Liên (2008), Phát triển cộng đồng, giáo trình, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà
Nội.
7. Nguyễn Ngọc Lâm (2002), Giáo trình công tác xã hội với cá nhân, Trường Đại học Đà Lạt.
8. Nguyễn Ngọc Lâm (2006), Kỹ năng xây dựng và quản lý dự án, Trường Đại học Mở bán
công, TP Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Oanh (2000), Phát triển Cộng đồng, Đại học Mở bán công TP HCM.
10. Phạm Huỳnh Thanh Vân (2009), Kỹ năng PTCĐ – Tài liệu tập huấn phương pháp tiếp cận
dựa vào nội lực để phát triển cộng đồng, Trường Đại học An Giang.
11. Phan Văn Tường (2005), Tổ chức, quản lý Y tế và Chính sách Y tế, giáo trình cử nhân Y tế
công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, nhà xuất bản Y học Hà nội
12. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng,
NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
13. Beth Longstaff (2008), Evaluation, Establishing an outcomes and evidence base, published
by Community Development Foundation, England.
14. Cavaye, J. (2007), Understanding Community Development,England.
15. Colin Miller (2008), Management towards high standards in community development,
London
16. Flo Frank and Anne Smith (1999), The community development handbook, Minister of
Public Works and Government Services Canada
17. Mohan Dhamotharan (2009), Handbook on Integrated Community Development –Seven D
Approach to Community Capacity Development, Published by the Asian Productivity
Organization, Tokyo.


Nguồn Internet
1.


truy cập ngày 20tháng 10 năm 2013

2.

truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2013

3.

/>
.
.

/attachments/article/190/Bai%25201%2520Hanh%2520vi%2520va%2520thay%2520doi%2520hanh%2520vi.ppt+&cd=1&hl=e
n&ct=clnk&gl=vn, truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2013.
4.

truy
cập ngày 2 tháng 10 năm 2013

.

5.

truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2013.

6.

truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2013


7.

truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2013

8.

truy cập ngày 4 tháng 7

.

.

năm 2013.
9.

truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2013

.

10. truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2013.
11. />.edu.vn%2Fdetail_major.aspx%3Fmajorid%3D56%26orgId%3D72&ei=qA1_UvHhNImMiQfW94GgDg&usg=AFQjCNGlqS097cL3c68
wzhDZHTzpslMNYg&sig2=YtA1pAtF0ctuDjNGWST42Q, truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2013.
12. truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2013

.

13. thtp://www.wattpad.com/849217-d%E1%BB%B1-%C3%A1n-l%C3%A0-g%C3%AC, truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2013.
14. truy cập ngày28 tháng 8 năm 2013

.


15. truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2013.
16. truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2013

.

17. truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013

.

18. />ww.vvob.be%2Fvietnam%2Ffiles%2Fprotected_download_dir%2F1._pra_.pdf&ei=CEJ_UvXhK4WKiQetpYHgCw&usg=AFQjCNG_hZ
71t175nxoVJrB9sdT2OZqu4w&sig2=JftnBCHdosKkaBYZUbLS_Q, truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2013.
19. truy cập ngày 5
tháng 10 năm 2013

.


20. truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013.
21. truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2013.
22. truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2013.

23. truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2013.




×