Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Thực thi pháp luật về bồi thường, hõ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.38 KB, 24 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN CAO HẢI YẾN

THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ
KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN CAO HẢI YẾN

THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ
KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số

: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DOÃN HỒNG NHUNG


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Trần Cao Hải Yến


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NN

: Nhà nước

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

SDĐ


: Sử dụng đất

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

TP

: Thành phố

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

TĐC

: Tái định cư


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8
Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BỒI
THƢỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT. ........................ 17
1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. ....................17
1.1.1. Khái niệm về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. ................ 17
1.1.2. Khái niệm về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.Error! Bookmark

not defined.
1.2. Phân biệt giữa thu hồi đất với trưng thu, trưng dụng đất ................. Error!
Bookmark not defined.
1.3. Ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. ...... Error!
Bookmark not defined.
1.4. Cơ sở pháp luật của việc quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất. .......................................................Error! Bookmark not defined.
1.5. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất............... Error!
Bookmark not defined.
1.5.1. Sự cần thiết phải bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Error! Bookmark not defined.
1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.5.3. Nội dung của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.5.4. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của
một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 1 ............................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ
KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT QUA THỰC THI TẠI THÀNH PHỐ
HÀ NỘI. ............................................................. Error! Bookmark not defined.


2.1. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật
Đất đai năm 2013. ...........................................Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ về đất. .. Error! Bookmark
not defined.
2.1.2. Thu hồi đất không được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ...... Error!
Bookmark not defined.

2.1.3. Giá đất tính bồi thường và chi phí đầu tư vào đất ............ Error!
Bookmark not defined.
2.1.4. Các trường hợp được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất
Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ về tài sản .. Error!
Bookmark not defined.
2.2. Các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, chuyển đổi
nghề nghiệp và tạo việc làm............................Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất. .... Error! Bookmark
not defined.
2.2.2. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. .... Error!
Bookmark not defined.
2.2.3. Một số hỗ trợ khác. .................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. ................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố
Hà Nội ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ tại Thành phố Hà Nội
Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Những kết quả đạt được trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội ............... Error!
Bookmark not defined.


2.3.4. Những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện bồi thường, hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại Thành phố Hà Nội . Error! Bookmark
not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3 HOÀN THIỆN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG,
HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT . Error! Bookmark not defined.

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất ........................................................Error! Bookmark not defined.
3.2. Định hướng hoàn thiện thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất. ..................Error! Bookmark not defined.
3.3. Giải pháp hoàn thiện các quy định thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất ...........................Error! Bookmark not defined.
3.4. Giải pháp tổ chức thực thi áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất. ......................................Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và
chủ đầu tư khi Nhà nước thu hồi đất .... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Đẩy mạnh việc công khai hóa, minh bạch hóa quá trình thực thi
pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.......... Error!
Bookmark not defined.
3.4.3. Đảm bảo tuân thủ đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ............ Error! Bookmark not
defined.
3.4.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh từ bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất. .......................... Error! Bookmark not defined.
3.5. Các giải pháp bổ trợ thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất ...............................................Error! Bookmark not defined.
3.5.1. Đào tạo, nâng cao trình độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ
làm công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. ........ Error!
Bookmark not defined.


3.5.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. ........... Error! Bookmark not
defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......... Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai được coi là “tấc vàng” bởi nó là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt không gì thay thế nổi của nhiều ngành sản xuất,
thành phần quan trong hàng đầu của môi trường sống và là nền tảng để xây dựng
các cơ sở kinh tế, khu dân cư, công trình văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của
mỗi quốc gia.
Trước kia, ông cha ta đấu tranh và hy sinh để bảo vệ từng tấc đất của đất
nước, bảo vệ vốn tài sản quốc gia vô cùng quý báu. Ngày nay để phát triển nước
nhà, Đảng và Nhà nước ta cũng chú trọng đến việc khai thác vốn quý này phục vụ
cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện mục tiêu
“sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” như Nghị quyết Đại
hội IX đề ra, hàng vạn ha đất được Nhà nước thu hồi để sử dụng vào xây dựng các
khu công nghiệp, đô thị, cơ sở hạ tầng và phục vụ cho các mục đích quốc phòng,
an ninh. Việc thu hồi đất đã đem lại những kết quả tích cực trong yêu cầu phát
triển cơ sở hạ tầng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao
động từ ngành nghề nông, lâm nghiệp sang ngành công nghiệp, dịch vụ; chuyển
dịch cơ cấu dân số từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp; các dự án thu
hồi đất để xây dựng các công trình an sinh xã hội cũng góp phần đảm bảo hơn
nữa đời sống của nhân dân. Tuy nhiên vấn đề thu hồi đất và những chính sách
hỗ trợ sau khi thu hồi tài sản thuộc sở hữu toàn dân này lại là vấn đề hết sức
nhạy cảm, phức tạp bởi nó đã động chạm đến quyền lợi trực tiếp của người dân
có đất bị thu hồi, nó tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế- xã hội của cộng
đồng dân cư nông thôn... Chính vì vậy, vấn đề thu hồi đất hiện nay đang là một



vấn đề “nóng”, được sự quan tâm của mọi đối tượng trong xã hội và của cả
Nhà nước.
Hiện nay, công tác thu hồi đất và thực hiện các chính sách hỗ trợ sau thu hồi
gặp nhiều khó khăn, tồn tại nhiều vướng mắc, hiệu quả thấp, kể cả việc thu hồi đất
để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho chính cộng đồng dân cư có đất bị thu hồi.
Nhiều địa phương phải điều chỉnh lại quy hoạch, sửa đổi thiết kế dự án, chờ đợi do
không giải phóng được mặt bằng hoặc do cơ sở hạ tầng không đảm bảo. Hậu quả là
làm ảnh hưởng tiến độ, gây thiệt hại lớn về kinh tế của các doanh nghiệp, các nhà
đầu tư có nhu cầu sử dụng đất và Nhà nước, làm mất ổn định tình hình chính trị xã hội ở các địa phương. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên thực trạng này trong
đó có nguyên nhân sâu sa là từ các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất chưa hoàn thiện. Nhận thức được vấn đề này, Nhà nước ta đã liên tục
sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất hiện nay vẫn là mảng đề tài “nóng bỏng” cần sự quan tâm của Nhà
nước và của toàn xã hội. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định
về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhằm tìm ra giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả của công tác thực thi vấn đề này trong thực tế vẫn là việc làm
cần thiết ở nước ta hiện nay.
Hà Nội với vị trí địa lý, chính trị đặc biệt quan trọng, là Thủ đô của nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sự phát triển của Hà Nội trên các mặt: kinh
tế, văn hóa, xã hội có tác động to lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Với ý
nghĩa như vậy, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội đã không ngừng nỗ lực phấn
đấu xây dựng Thủ đô phát triển về mọi mặt, nhằm tiến tới xây dựng một thủ đô
hiện đại, văn minh. Để thực hiện được những mục tiêu đặt ra, Hà Nội cần một
khối lượng diện tích không nhỏ để có thể xây dựng các công trình, phục vụ các dự
án phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao cơ sở hạ tầng, làm tiền đề góp phần tăng


trưởng GDP hàng năm. Với một lượng không nhỏ các dự án trong tương lai đã đặt
ra cho Hà Nội vấn đề lớn trong công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi

đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Việc thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Thủ đô và tác động
lớn đến đời sống của hàng nghìn hộ gia đình. Chính vì vậy, Đảng ủy và UBND
Thành phố Hà Nội cần có sự chuẩn bị đồng bộ về cơ chế, chính sách hợp lý, xây
dựng được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thích hợp nhằm giải quyết
thấu đáo, tránh vướng mắc, gây kiện các vấn đề liên quan đến bồi thường, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất, hạn chế tình trạng mất ổn định về an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội.
Với ý nghĩa trên, tôi lựa chọn đề tài: “Thực thi pháp luật về bồi thƣờng,
hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” để
nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học, qua những kiến thức lý luận
và thực tiễn, tìm hiểu nguyên nhân và đóng góp ý kiến nhằm thực thi có hiệu quả
pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố
Hà Nội.
2.

Tình hình nghiên cứu

Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những chế định quan
trọng của pháp luật đất đai. Chế định này khi đi vào cuộc sống trực tiếp đụng chạm
đến lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của nhà đầu tư
nên đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học pháp lý.

Thời gian vừa qua đã có một số công trình, sách báo pháp lý nghiên cứu về
lĩnh vực này dưới góc độ lý luận và thực tiễn; tiêu biểu là các công trình
nghiên cứu của các tác giả: Trịnh Thị Hằng Nga, “Chế định pháp luật về đền
bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 1999;
Nguyễn Vĩnh Diện, “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất (qua thực tiễn thi hành tại Thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ (2012);



Hoàng Thị Thu Trang, “Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và thực tiễn áp dụng tại Nghệ An”,
Luận văn Thạc sĩ (2012); Nguyễn Thị Tâm, “Pháp luật về thu hồi đất trong
việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước – nhà đầu tư và người có đất bị
thu hồi”, Luận văn Thạc sĩ Luật học (2013); Phạm Thu Thủy, “Pháp luật về
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam”,; GS.TSKH.
Đặng Hùng Võ, “Giải phóng mặt bằng, còn nhiều khiếu kiện”, Báo Kinh tế
và Đô thị, số ra ngày 09/10/2006; Ts. Trần Quang Huy, “Chính sách hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật học, số 10/2010; Ts. Nguyễn Quang
Tuyến, “Công khai minh bạch để bảo vệ quyền lợi của người bị thu hồi đất”,
Tạp chí Luật học, số 3/2012; Ts. Doãn Hồng Nhung (Chủ biên), “Pháp luật
về định giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam”, sách
chuyên khảo, NXB Tư pháp năm 2013; Ngoài ra còn có các công trình
nghiên cứu tiêu biểu như: Chuyên đề “Bình luận và góp ý đối với các quy
định bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong
dự thảo Luật Đất đai sửa đổi” của PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến đăng trong
Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi” tổ cức tại Đại học
Luật Hà Nội; các nghiên cứu của GS.TSKH. Đặng Hùng Võ: “Cần sửa đổi,
bổ sung gì cho Luật Đất đai 2003”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11 (148)
tháng 6/2009…
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tài liệu quý
giá để tác giả Luận văn kế thừa và tiếp tục mở rộng nghiên cứu về vấn đề
“bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất” trên các bình diện: cơ sở lý
luận, các quy định của pháp luật và trong thực tiễn thi hành. Có thể nói, các
công trình nghiên cứu kể trên đã tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau để phân
tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất. Điều này có tác dụng rất lớn đối với chặng đường bổ



sung, hoàn thiện những quy định mới về vấn đề này trong Luật Đất đai năm
2013 để có thể đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn áp dụng.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn thi hành trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về bồi thường,
hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để làm rõ những kết quả đạt được và đưa ra khó
khăn, vướng mắc trong quá trình Nhà nước thu hồi đất. Nghiên cứu để tìm ra
những nguyên nhân, những khó khăn tồn tại và đề xuất những giải pháp nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ có hạn của một bản luận văn thạc sỹ luật học, đề tài tập
trung nghiên cứ hệ thống pháp luật thực định, các nguyên tắc pháp lý cũng như các
quy định pháp luật của Việt Nam hiện hnàh trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất.
Luận văn đã tiếp cận và phân tích, bình luận các quy định của Luật Đất đai
năm 2013và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 43/NĐ-CP ngày
15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số
47/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất, Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về giá đất…Bên cạnh
đó, Luận văn cũng tìm hiểu các quy định khác của pháp luật có liên quan đến bồi

thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội như: Luật
Thủ Đô năm 2012, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009…Qua việc nghiên cứu những
quy định của pháp luật, tác giả mong muốn làm rõ, cụ thể hóa các vấn đề liên quan
đến bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để rút ra những kết quả đạt được


trong công tác thực thi pháp luật về mảng đề tài này. Đồng thời, tác giả cũng đưa
ra những đánh giá, nêu ra những khó khăn, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa trong công tác bồi thường, hỗ trợ.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong quá trình thực hiện luận văn sẽ sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: phương pháp luận nghiên cứu Khoa
học của Chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp duy vật biện chứng lịch sử, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng Nhà
nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó, với mục tiêu tìm hiểu và đánh giá thực tiễn thi hành công tác
bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, luận văn còn sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá: Phân tích, tổng hợp
số liệu, dữ liệu thu thập được tại Sở Tài nguyên và Môi trường một số tỉnh, thành
phố, tại một số đơn vị thuộc Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi
trường để đánh giá, phân tích thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các

quy định pháp luật, tìm ra các điểm bất cập, chưa phù hợp, chưa thống nhất trong
hệ thống pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; điểm chưa phù

hợp giữa quy định pháp luật với thực tiễn thi hành.
- Phương pháp tổng - phân - hợp, quy nạp, diễn dịch: Phương pháp này
được sử dụng khi nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Luận văn đã tiếp cập, thu thập kế thừa các thông tin, tài liệu tổng kết thi hành Luật
Đất đai năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các số liệu của các công trình
khoa học đã công bố để trên cơ sở đó phân tích, đánh giá pháp luật về bồi thường,


hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, đồng thời nhận diện những tồn tại, bất cập của
pháp luật về vấn đề này để đề xuất các giải pháp phù hợp theo mục tiêu đặt ra.

5.

Mục đích nghiên cứu

Luận văn đặt ra những mục đích nghiên cứu cơ bản sau đây:
-

Phân tích để làm rõ các vấn đề liên quan đến vấn đề thực thi pháp luật về bồi

thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất;
-

Tìm hiểu tình hình thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước

thu hồi đất tại Thành phố Hà Nội, đưa ra những kết quả đạt được và những tồn tại,
khó khăn, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó;
-

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà


nước thu hồi đất nói chung và đi sâu nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật này
trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
-

Đưa ra những định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện các

quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất;
6.

Tính mới của đề tài

Tiếp tục kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình đi trước, Luận
văn đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống, toàn diện và tập trung về pháp luật bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong đó tập trung đi vào thực tiễn về tình hình bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, Luận văn cũng nghiên cứu
những quy định mới về pháp luật đất đai trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn
bản hướng dẫn thi hành, so sánh với những quy định cũ để thấy được những ưu
điểm cũng như hạn chế trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp mới về mặt khoa học trên
những khía cạnh chủ yếu sau:


Thứ nhất, hệ thống hóa những quy định mới nhất liên quan đến bồi thường, hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Qua việc tổng hợp những quy định mới, so sánh với
quy định cũ, Luận văn đưa ra những định hướng để tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thồng pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; làm rõ sự khác biệt trong việc Nhà nước
thu hồi đất so với việc trưng thu, trưng dụng đất; nêu đặc điểm, bản chất của việc

bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để có thể phân biệt được với bồi
thường trong các trách nhiệm pháp lý như: trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng trong pháp luật dân sự; trách nhiệm hình sự; đánh giá ý nghĩa, tác động
của việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất…
Thứ hai, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất và thực trạng áp dụng mảng pháp luật này trên địa thành
phố Hà Nội; đồng thời, Luận văn cũng chỉ ra được những đặc điểm riêng có của
Hà Nội khác so với các địa phương khác, nhằm tìm ra được đặc trưng trong vấn đề
bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Trên cơ sở đó chỉ ra những tồn tại, bất
cập và nguyên nhân của những hạn chế này trong các quy định hiện hành về bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.
Thứ ba, đề xuất những định hướng và các giải pháp cụ thể góp phần tiếp tục
hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói
chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
7.

Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật bồi thƣờng, hỗ trợ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu
hồi đất qua thực thi tại thành phố Hà Nội.


Chương 3: Hoàn thiện thực thi pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất.



CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT.

1.1.

Khái niệm về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

1.1.1. Khái niệm về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Trong đời sống hàng ngày, “bồi thường” là thuật ngữ được sử dụng trong
trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại cho người khác và họ phải có trách
nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Theo Từ điển
tiếng Việt thông dụng, “Bồi thường” là “Đền bù những tổn hại gây ra”.[18]
Trong lĩnh vực pháp luật, trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi một chủ
thể có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác trong xã hội. Trách
nhiệm này xuất hiện trong nhiều ngành luật như: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong lĩnh vực dân sự; trách nhiệm bồi thường oan, sai do hành vi
của các cơ quan tố tụng gây ra trong lĩnh vực pháp luật hình sự; trách nhiệm vật
chất do hành vi của người lao động gây ra trong lĩnh vực pháp luật lao động…
Đối với lĩnh vực Luật đất đai nói riêng, thuật ngữ “bồi thường” khi Nhà
nước thu hồi đất được đặt ra từ rất sớm. Nghị định số 151/TTg ngày 14/01/1959
của Hội đồng chính phủ quy định Thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất, tại
Chương II đã đề cập việc “Bồi thường cho người có ruộng đất bị trưng dụng”.
Tiếp sau đó, Thông tư số 1792/TTg ngày 11/01/1970 của Thủ tướng Chính phủ về
quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lâu niên,
các hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế mở rộng thành phố
cũng đề cập vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Đặc biệt khi Luật Đất đai
năm 1987 ra đời, Hội động Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định
số 186/HĐBT ngày 31/05/1990 quy định về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất
rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác, thuật ngữ “bồi thường” được



thay thế bằng thuật ngữ “đền bù”. Thuật ngữ này tiếp tục được sử dụng trong Luật
Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998
và các nghị định hướng dẫn thi hành, có thể kể đến như Nghị định số 90/CP ngày
17/08/1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi NN thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng; Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 22/04/1998 của Chính phủ về đền bù
thiệt hại khi NN thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng… Mặc dù pháp luật không đưa ra giải thích chính thức
xong có thể hiểu “đền bù thiệt hại” khi NN thu hồi đất là việc trả lại những thiệt
hại do việc thu hồi đất gây ra, tương xứng với giá trị hoặc công lao mà người SDĐ
đã đầu tư vào đất trong quá trình sử dụng. Khi đề cập đến thuật ngữ “đền bù” thiệt
hại người ta hay nghĩ đến việc đền bù 100% giá trị của mảnh đất bị thu hồi. Trong
khi đó, thuật ngữ “bồi thường” lại cho thấy rằng NN chỉ bồi thường những giá trị,
thiệt hại hợp lý về đất và tài sản trên đất cho người SDĐ khi bị NN thu hồi đất.
Mặt khác, nội hàm của thuật ngữ “đền bù” chỉ là việc NN đền bù thiệt hại do hành
vi thu hồi đất gây ra cho người SDĐ mà không đi liền sau đó việc thực hiện các
chính sách hỗ trợ, tái định cư. Do đó, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật đất đai năm 2001 được Quốc hội ban hành, thuật ngữ “bồi thường” được sử
dụng trở lại và tiếp tục xuất hiện trong Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản đi
kèm. Tiếp tục kế thừa Luật Đất đai 2003, thuật ngữ “bồi thường” cũng được sử
dụng tại các văn bản luật đất đai hiện hành: Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số
47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất; Nghị định số 43/2014/ NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 44/2014/ NĐ-CP ngày
15/05/2014 quy định về giá đất, Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày
30/06/2014 Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất…



References.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo Tổng kết tình hình thi hành Luật
Đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi Luật đất đai ngày 06/09/2012;
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày
30/06/2014 Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất, Hà Nội;
3. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính
phủ về việc đền bù thiết hại khi Nhà nước nước thu hồi để sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
4. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
5. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư;
6. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/ NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Đất đai;
7. Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/ NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về
giá đất;
8. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về
thu tiền sử dụng đất;
9. Chính phủ (2014), Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về
thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
10.Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
IX (19/4 – 22/4/2001), NXB Sự thật, Hà Nội;
12.Hoàng Thị Nga (2010), Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt
bằng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.



13.K53B - Khoa Kinh tế phát triển – Đại Học Kinh tế Quốc dân (2013), Tỉ lệ thất
nghiệp ở các đô thị lớn hiện nay, Nghiên cứu khoa học, Hà Nội, 2013.
14.Lê Thị Yến (2011), Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất (qua thực
tiễn thi hành tại Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;
15.Luận văn Tiến sĩ, Phạm Thu Thủy (2013), “Pháp luật về Bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam”, Hà Nội, 2013;
16.Ngân hàng thế giới (2011), Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai
tự nguyên ở Việt Nam, Hà Nội.
17.Nguyễn Duy Thạch (2007), Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội), Luận văn
Thạc sĩ, Hà Nội;
18.Nguyễn Như Ý (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb. Giáo dục Hà
Nội, 2001.
19.Nguyễn Thị Tâm (2013), Pháp luật về thu hồi đất trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa nhà nước – nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi, Luận văn thạc
sĩ, Hà Nội.
20.Phạm Thành Luân (2010), Đánh giá tình hình thực hiện chính sách về bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số địa phương,
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
21. Quốc Hội (1987), Luật đất đai năm 1987, ngày 29 tháng 12 năm 1987, Hà Nội;
22. Quốc Hội (1993), Luật Đất đai năm 1993, ngày 14 tháng 07 năm 1993, Hà Nội;
23.Quốc Hội (1998), Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam 1998, ngày 02/12/1998, Hà Nội;
24.Quốc Hội (2001), Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, sửa đổi bổ sung năm 2001, Hà Nội.
25.Quốc Hội (2003), Luật Đất đai năm 2003, ngày 26/11/2003, Hà Nội
26.Quốc Hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị, ngày 21/06/2009, Hà Nội
27.Quốc Hội (2012), Luật Thủ đô, ngày 21/11/2012, Hà Nội.



28.Quốc Hội (2008), Luật Trưng thu, trưng dụng tài sản năm 2008, ngày
03/06/2008, Hà Nội;
29.Quốc Hội (2013), Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, ngày 28/11/2013, Hà Nội.
30.Quốc Hội (2013), Luật Đất đai năm 2013, ngày 29 tháng 11 năm 2013, Hà Nội.
31.Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật đất đai, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2001.
32. Ts. Doãn Hồng Nhung (Chủ biên), Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải
phóng mặt bằng ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, NXB Tư Pháp, 2013.
33.Ts. Nguyễn Thị Nga (2011), “Những tồn tại và vướng mắc phát sinh trong quá
trình áp dụng các phương thức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí
Luật học, (số 5), tr.14-20.
34.Ts. Phan Trung Hiền (2011), “Pháp luật về thu hồi đất khi thực hiện quy hoạch
và chế định trưng dụng đất trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (số 3),
tr.18-26.
35.Ts. Trần Quang Huy (2010), “Chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất”, Tạp
chí Luật học, (số 11), tr.27-36.
36. UBND Thành phố Hà Nội, Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND Ban hành quy định
các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội do Luật Đất đai năm
2013 và các nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
37.Anh Thế (thực hiện) (2014), Luật sư phân tích 4 điểm bất thường trong việc thu
hồi đất tại quận Long Biên, />(1h18p ngày 21/09/2014)
38.Báo pháp luật Việt Nam (2011), Chủ tịch xã Tân Triều nói về vụ “xây biệt thự
trên đất công”,


39. Bình An (2010), Chuyện di dân phố cổ Hà Nội, />40.Đinh Thị Thuận (2014), Giãn dân phố cổ Hà Nội – Bài 1: Đề án lớn, nhiều khó
khăn, />41.Hương Giang (2014), Hà Nội dồn sức ép giải phóng mặt bằng các dự án trọng

điểm, />42.Hương Nguyên (2014), Tham nhũng trong lĩnh vực đất đai: Bài toán chưa có
lời giải , />43.Linh Vân (2013), Hà Nội dự kiến thu hồi 34000m2 đất, />44.Luật Minh Khuê (2014), Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước
trong khu vực và Việt Nam, (1h16p
Ngày 21/09/2014)
45.Minh Hạnh (2014), Dự án thoát nước ì ạch về đích,
/>46.Minh Nghĩa (2013), Hà Nội thu hồi gần 948ha đất sử dụng không hiệu quả,
/>47.Minh Tuấn (2013), Bất động sản trầm lắng, giải phóng mặt bằng sôi động,
/>48.Như Thái (2011), Những việc làm khó hiểu của UBND xã Tân Triều,
/>

49.Quang Hiệu (2014), Khu xử lý chất thải chậm tiến độ: Công ty môi trường đô
thị Hà Nội thừa nhận do sức ép tiến độ, />50.Quý Thủy (2014), Hà Nội: Hơn 100 hộ dân mất nhà vì đường…cánh cung,
/>51.Thanh Hà (2014), Không có quyết định vẫn “đè” dân để thu hồi đất,
/>52.Theo báo pháp luật Việt Nam (2011)
/>53.Theo Công an nhân dân (2014), Nhiều dự án trên địa bàn Thành phố Hà Nội sẽ
bị thu hồi đất, />54.Thông tấn xã Việt Nam, Tình hình thu hồi đất của nông dân để thực hiện công
nghiệp hóa – hiện đại hóa và các giải pháp phát triển,
/>55.VTC news, (2014),

Đối tượng tham nhũng ở Hà Nội liều lĩnh, tinh vi

, />56.Wikipedia, Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện của Hà Nội,
/>BB%8B_h%C3%A0nh_ch%C3%ADnh_c%E1%BA%A5p_huy%E1%BB%87
n_c%E1%BB%A7a_H%C3%A0_N%E1%BB%99i
57.Xuân Long (2012), Hà Nội: Điều chỉnh giá đất bồi thường cho dân,
/>


×