Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đánh giá thực trạng pháp luật về Bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.89 KB, 9 trang )

Đề 5: Đánh giá thực trạng pháp luật về BT hỗ trợ khi NN thu hồi đất nông
nghiệp? Nêu các giải pháp nâng cao hiệu quả các quy định về giải quyết "công ăn
việc làm" cho người nông dân bị mất đất sản xuất.
1
Bài làm
I) Đánh giá thực trạng pháp luật về BT hỗ trợ khi NN thu hồi đất nông
nghiệp.
Các vấn đề nảy sinh của người dân khi thu hồi đất nông nghiệp đang là vấn đề
quan tâm của các địa phương trong phạm vi cả nước. Đặc biệt là trong giai đoạn
gần đây ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hàng năm khá lớn do quá
trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng và số người có sinh kế khó khăn sau thu
hồi đất ngày càng gia tăng. Vần đề bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi được quy
định tại nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất.
Thu hồi đất là một biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu
toàn dân đối với đất đai mà nhà nước là đại diện chủa sở hữu. Thu hồi đất là văn
bản hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt một quan hệ
pháp luật đất đai để phục vụ lợi ích của nhà nước, của xã hội hoặc xử lý hành vi
hành chính vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất.
Luật đất đai 2003 quy định khá cụ thể về các trường hợp thu hồi đất, thầm
quyền thu hồi đất và vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi
đất.
Đối với đất nông nghiệp, ngoài trường hợp nhà nước thu hồi đất vì những lí do
đương nhiên như người sử dụng tự nguyện trả lại đất, cá nhân sử dụng đất chết mà
không có người thừa kế… thì các trường hợp thu hồi đất khác ảnh hưởng khá lớn
tới việc bảo vệ và thu hồi đất nông nghiệp, đó là thu hồi đất do nhu cầu của nhà
nước và thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai. Trong đó, khi thu hồi đất, trong phần
lớn các trường hợp, vấn đề bồi thường, hỗ trợ tái định cư luôn được đặc biệt quan
tâm đề bảo vệ người sử đụng đất.
2
Thực trạng về thu hồi đất nông nghiệp.


Đất nông nghiệp có thể thu hồi theo các trường hợp thu hồi đất nói chung.
Việc thu hồi đất nông nghiệp cũng được thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ,
dựa trên những cơ sở pháp lý xác định nhằm đảm bảo quyền lợi lợi ích hợp pháp
cho người sử dụng đất.
Hiện nay, các trường hợp thu hồi đất do nhu cầu cảu nhà nước diễn ra khá phổ
biến, bởi trong tình hình hiện nay, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nhà nước với tư cách là chủ đầu tư lớn nhất, có nhiệm vụ xây dựng các cơ sở kinh
tế, hạ tầng xã hội, sử dụng đất vào mục đích công cộng, lợi ích của cộng đồng, an
ninh quốc phòng hoặc cho mục tiêu phát triển kinh tế. Do vậy, các vấn đề thu hồi
đất được đặt ra để phục vụ những mục đích lớn hơn. Tuy nhiên, chính vì vậy mà
diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ngày càng lớn,.
Hiện nay, vấn đề bồi thướng, hỗ trợ, tái định cư cho người dân được đặc biệt
quan tâm bởi sự tác động của việc thu hồi đất tới người dân là rất lớn, đối với ngày
càng đông người dân bị thu hồi đất. Với đất nông nghiệp, vấn đề này được đặc biệt
quan tâm bởi với người sử dụng đất nông nghiệp, đất bị thu hồi là nguồn kinh tế
chủ yếu cho bản thân, gia đình họ. Các quy định về vấn đề này được nhiều lần bổ
sung theo hướng đảm bảo tốt hơn về quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất.
Theo quy định hiện hành, hộ gia đình, các nhân sử dụng đất nông nghiệp khi
Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng, nếu không
có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá cung mục đích sử
dụng. Khi bị thu hồi đất nông nghiệp, người sử dụng đất còn có thể được hỗ trợ sản
xuất và ổn định đời sống bằng tiền. Bên cạnh đó, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đát nông nghiệp trong khu dân cư và đất
vườn, ao không được công nhận là đất ở mà không có đất để bòi thường thì ngoài
3
việc được bồi thường về tiền còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc
làm bằng một trong các hình thức bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất
sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Đặc biệt hiện nay mức bồi thường đất bị thu
hồi cho người sử dụng đất hiện nay đã cao hơn nhiều so với trước kia, đảm bảo tốt
hơn cho đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất.

Trước đây, vấn đề bồi thường đất nông nghiệp cho người sử dụng đất thường
gây bức xúc trong sư luận do giá bồi thường cho người sử dụng đất quá thấp, trong
khi giá trị của đất sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng lại chênh lệch quá lớn.
Hiện nay, mặc dù giá đền bù cho người dân đã tăng cao nhưng đây vẫn là vấn đề
“nóng” trong sư luận. Việc thu hồi đất ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống
của người sử dụng đất, đặc biệt là nông dân.
Một vấn đề đặt ra với vấn đề này là với những người dân bị thu hồi đất nông
nghiệp. Nhà nước đã đưa ra phương án giúp bảo vệ quyền lợi của người dân, đó là
cho phép người dân góp vốn vào dự án bằng quyền sử dụng đất. Nhưng nếu góp
vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp vào dự án sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp thì người dân sẽ phải chuyển mục đích sử dụng đất. Số tiền sử dụng đất để
được chuyển mục đích sử dụng đất là rất lớn, trên thực tế luôn vượt quá khả năng
tài chính của người dân. Vấn đề này cần được xem xét thêm để các quy định của
nhà nước trở nên thiết thực hơn và có thể đi vào đời sống.
Việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho việc xây dựng cở sở hạ tầng hay
phát triển công nghiệp, đô thị là một phần tất yếu để phát triển đất nước. Tuy
nhiên, công tác này cần phải thực hiện một cách khoa học, hợp lý, tránh xảy ra
những hậu quả tiêu cực cho xã hội. Ttrong thời gian qua, công tác thu hồi đất, bồi
thường sau khi thu hồi đất đã gặp phải một số bất cập như sau:
Thứ nhất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vùng đất tốt, có điều
kiện thuân lợi cho canh tác, trong khi các diện tích đất đền bù là đất xấu, cách xa
khu dân cư và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn. Đồng thời,
4
việc thực hiện định giá đền bù đất cũng như tài sản trên đất chưa phù hợp với giá
thị trường và khu tái định cư. Một số địa phương chạy theo phong trào phát triển
các khu công nghiệp, khu đô thị mà chưa cân nhắc đến hiệu quả, hoặc phát triển
công nghiệp dịch vụ bằng mọi cách mà chưa chú ý đúng mức đến tác động đối với
người dân.
Hai là, hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch các đô thị, khu công nghiệp tràn
lan khá phổ biến. Quá trình quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như

thẩm định các phương án sử dụng đất và xây dựng phương án bồi thường chưa
thực sự khoa học, thiếu sự quan than gia đầy đủ của các ngành, các tổ chức có liên
quan hoặc đại diện cho quyền lợi người dân.
Ba là, thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhằm gây bất lợi đến
tâm lý cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện
bị thu hồi đất. Các yếu tố trượt giá hầu như chưa được tính đến trong định giá đền
bù cho người dân.
Bốn là, đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại địa
phương vừa thiếu, vừa yếu, dẫn đến hiện tượng không giải đáp rõ những thắc mắc
của người dân hoặc áp dụng không đúng chính sách, chế độ đền bù, hỗ trợ làm ảnh
hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất. Trong quá trình bồi thường, hỗ trợ
tái định cư, nhiều nơi lại thiên về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà chưa cân đối
quyền lợi với người dân bị thu hồi đất.
Tóm lại: hiện nay, các vấn đề tiêu cực trên đã được nhà nước đem ra xem xét và
đánh giá, từ đó nhằm đưa ra phương hướng giải quyết. Các quy định pháp luật về
vấn đề bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đã được sử đổi
theo hướng bảo đam tốt hơn quyền lợi cho người sử dụng đất về nhiều mặt như giá
đền bù tăng cao, nâng cao mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp… Tuy nhiên, đây
mới chỉ là những giải pháp tình thế, chưa giải quyết được hoàn toàn các vấn đề về
5

×