Tải bản đầy đủ (.docx) (173 trang)

TRƯỜNG đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.36 MB, 173 trang )

BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
V. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu
VII. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TẠO HÌNH DẠY TRẺ 5-6 TUỔI NHẬN
BIẾT VÀ PHÂN BIỆT LOẠI CÔN TRÙNG CÓ LỢI VÀ LOẠI CÔN TRÙNG CÓ HẠI
I.Khái niệm về hoạt động tạo hình
II.Hoạt động tạo hình trong việc phát triển toàn diện của trẻ
III. Mối quan hệ giửa hoạt động tạo hình với các hoạt động khác trong trường mầm non
IV. Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ ở trường mầm non
V. Một số biện phấp và điều kiện giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động tạo hình
Chương II. KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM LUYỆN KỸ NĂNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ
5-6 TUỔI TẠI CƠ SỞ
I. Vài nét về trường Mầm Non 24A
II.Diễn tiến và quá trình thực nghiệm
III.Nội dung giáo dục.
PHẦN III. KẾT LUẬN
I.Kết luận
Trang 1


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ



GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

Lời tri ân
Lời đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Khoa GDMN trường Đại học Sư Phạm-Tp.HCM đã tạo điều kiện cho
chúng tôi được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như
nghiệp vụ sư phạm cần có và được tham gia NCKH.
Cũng gửi lời cảm ơn đến trường Mầm Non 24A đã giúp chúng tôi
khảo sát và thực nghiệm, để chúng tôi hoàn thành đề tài như mong
đợi, từ đó nhận được những bài học kinh nghiệm quý báu.
Và chúng tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy Nguyễn
Sỹ Bình đã hướng dẫn tận tình cho chúng tôi trong suôt thời gian qua.
Thầy định hướng giúp chúng tôi hiểu rõ muc tiêu của đề tài, nắm
vững kiến thức về các hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
Chúng tôi xin nhắn gửi lời tri ân sâu sắc!

Trang 2


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lý do khách quan:


Theo quy luật chung, trẻ tiếp nhận mọi tri thức bằng hình thức tư duy trực quan
hình ảnh, nghĩa là những thứ mà trẻ có thể “mắt thấy, tai nghe” được và cảm nhận bằng
cả tâm hồn, trái tim, với những tình cảm hồn nhiên, ngây thơ của mình. Theo Pautopxki
cho rằng “Chúng nhìn thế giới bằng đôi mắt trong sáng và tất cả đối với chúng dường
như rực rỡ hơn. Cả lòng người cũng rộng mở hơn, nỗi đau thương cũng sâu sắc hơn và
mảnh đất quê hương cũng bí ẩn hơn gấp hàng nghìn lần”. Qua đó, ta thấy hoạt động tạo
hình có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, nó khuyến
khích phát triển những biểu tượng của trẻ, từ đó giúp trẻ khám phá bản thân và thế giới
xung quanh, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ tri giác tốt, hình thành thao tác tư duy khả
năng sáng tạo ở trẻ.
Hoạt động tạo hình không những cho trẻ khám phá cuộc sống mà còn những hoạt
động rất gần gũi, thân thiết trong thế giới trẻ thơ. Trẻ ở lứa tuổi mầm non nhận thức về
thế giới xung quanh chỉ ở mức cảm tính, gắn với cái cụ thể trước mắt, chưa có những trải
nghiệm của cá nhân. Khi tiếp xúc với hoạt động tạo hình là trẻ được tiếp xúc với cả thế
giới bao la đầy màu sắc với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động, muôn màu muôn vẻ của
thiên nhiên và cuộc sống, và việc thực hiện tốt các hoạt động này ở trường mầm non sẽ
góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách.
Ở trường mầm non, các hoạt động tạo hình bao gồm vẽ, nặn, cắt xé dán, khảm, gấp
giấy v..v… nhằm phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo,
cung cấp cho trẻ những kĩ năng tạo hình đơn giản, giúp trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm về
thế giới xung quanh, qua các hình thức tạo hình, đồng thời qua đó bồi dưỡng thị hiếu
thẩm mỹ của trẻ, hình thành ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ
Chính vì hoạt động tạo hình góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho
trẻ, vi vậy ở trường mầm non cần tạo một môi trường hoạt động tiện ích, thu hút để tạo sự
kích thích tính tò mò, khám phá, muốn tạo nên cái đẹp ở trẻ. Nhờ đó, trẻ tham gia các
hoạt động tích cực hơn và làm ra dược những sản phẩm thật ngộ nghĩnh, đáng yêu kèm
theo với những tình cảm mộc mạc, ngây thơ, dễ thương với trí tưởng tượng bay bổng của
trẻ thơ mà người lớn không nghĩ tới. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài này.
Trang 3



BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

Lý do chủ quan:
Hoạt động tạo hình là một phương tiện, là con đường hấp dẫn để hình thành cho trẻ
những cảm xúc, tình cảm đối với thiên nhiên, con người và sự vật xung quanh. Đó là
thái độ trân trọng giữ gìn, biết thưởng thức cái đẹp, khả năng hoạt động độc lập và tự tin,
khả năng nhận xét và đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học trong trường mầm
non.
Tạo hình là một phương thức tuyệt vời để trẻ được khám phá, sáng tạo và thể hiện
hiểu biết, hứng thú, ý muốn của mình về thế giới xung quanh, cùng với những kỹ năng
tạo hình, và kỹ năng nhận thức. Những ý tưởng nayw sinh trong quá trình tạo hình có thể
được bạn bè ảnh hưởng, giúp trẻ duy trì hứng thú và tiếp tục sáng tạo. Sản phẩm của trẻ
phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tichs lũy được trong cuộc sống, hay trong
các hoạt động sinh hoạt tại trường. Sản phẩm này có thể sử dụng ở nhiều hoạt động tiếp
theo tạo cho trẻ sự tự tin vào khả năng của mình.
Tuy nhiên, hiện nay ở một số trường mầm non đưa ra cho mình nhiều lý do như đặc
điểm vị trí, tình hình lớp học, cở sở vật chất, kinh tế, xu hướng sáng tạo (sự đổi mới), sự
quan tâm của trường hay phụ huynh đối với trẻ v..v… mà hoạt động tạo hình chưa thật sự
được quan tâm.
Và qua tạo hình với hình ảnh minh họa cùng bằng các hình thức thể hiện phong phú,
sáng tạo với chủ đề “Tìm hiểu về thế giới xung quanh”,có thể sẽ mang lại cho trẻ những
cảm giác mới lạ, thích thú, thỏa mãn được nhu cầu tìm đến cái đẹp, khám phá được lợi
ích và tác hại của một số loại côn trùng xung quanh trẻ. Nhờ đó có thể góp phần xây
dựng và phát triển ngôn ngữ mô tả, khả năng diễn đạt, trình bày ý tưởng, các kỹ năng
giao tiếp xã hội cho trẻ.
Chúng tôi chọn đề tài “ Bằng tạo hình giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phân biệt những
côn trùng có lợi và côn trung có hại”, với mong muốn giúp trẻ tìm hiểu và nhận biết được

lợi ích của một vài côn trùng để bảo vệ và biết tác hại của một số loài côn trùng để phòng
chống nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân.
II.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
2.

Thông qua nghiên cứu, hoạt động tạo hình được dùng để giúp củng cố và phát huy các
kỹ năng tạo hình cho trẻ. Đặc biệt có thể giúp trẻ tìm hiểu và nhận biết một số loại côn
trùng đem đến lợi ích, cũng như một số loại côn trùng có hại cho con người, từ đó trẻ biết
bảo vệ và phòng chống các bệnh tật do côn trùng gây hại.
Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh,
từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ khám phá bằng các
Trang 4


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

giác quan, các quá trình tâm lý khác nhau của sự vật và làm tăng vốn hiểu biết của trẻ về
thế giới xung quanh, đặc biệt hiểu biết về một số côn trùng.
III.

GIỚI HẠN – PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đề tài tập trung nghiên cứu một số côn trùng gần gũi quanh trẻ giúp trẻ nhận biết
được lợi ích cũng như những nguy hiểm của một số côn trùng đem lại. Đề tài này được
thực hiện nghiên cứu tại trường Mầm Non 24A – đơn vị chúng tôi đang công tác.

Trang 5



BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

Trang 6


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

Trang 7


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

Trang 8


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
IV.


1.

Thu nhập, đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu tham khảo, cụ thể như: tâm lý học đại
cương, tâm lý- giáo dục lứa tuổi mầm non, phương pháp hướng dẫn tạo hình cho trẻ,
chương trình giáo dục mầm non theo hướng đổi mới…
2.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Trang 9


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

Phương pháp hướng dẫn trẻ luôn lấy trẻ làm trung tâm. Vì trẻ còn được động viên,
khuyến khích để thể hiện ý muốn, hiểu biết, cảm xúc, tình cảm của trẻ đối với sự vật. Vì
vậy, cần tăng cường câu hỏi gợi ý nhằm khuyến khích trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết
vấn đề.
2.1.

Phương pháp quan sát:

Quan sát, dự giờ, ghi chép các hoạt động tạo hình của trẻ trong thực tế để tìm hiểu khả
năng tạo hình của trẻ, nhằm xây dựng kế hoạch phù hợp với dộ tuổi, khả năng của trẻ.
2.2.

Phương pháp trò chuyện, đàm thoại:


Trò chuyện với giáo viên trong trường để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu nhu cầu, hứng
thú, khả năng của trẻ về tạo hình. Đồng thời, cần trò chuyện với trẻ nhằm tìm hiểu, đánh
giá sở thích hứng thú của trẻ khi học tạo hình nhằm xây dựng kế hoạch cho phù hợp.
2.3.

Phương pháp thực hành

Cho trẻ thực hành bằng các nguyên vật liệu do giáo viên cung cấp nhằm phát huy óc sáng
tạo của trẻ để trẻ tạo ra những sản phẩm mang tính hồn nhiên nhưng chứa đựng sự hiểu
biết về thế giới xung quanh trong phạm vi kiến thức trẻ được cung cấp.

Trang 10


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TẠO HÌNH DẠY TRẺ 5-6
TUỔI NHẬN BIẾT VÀ PHÂN BIỆT LOẠI CÔN TRÙNG CÓ LỢI VÀ
LOẠI CÔN TRÙNG CÓ HẠI
I. KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH:
Hoạt động tạo hình là hoạt động có vị trí quan trọng trong việc phát triển nhân cách
toàn diện cho trẻ, vì là hoạt động rất hấp dẫn, thu hút sự hứng thú của trẻ, giúp trẻ tìm
hiểu, khám phá và thể hiện lại một cách sinh động, đầy sáng tạo những gì trẻ thấy xung
quanh mình, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và đem lại cho trẻ những xúc cảm,
tình cảm tích cực.
Hoạt động tạo hình là ruột hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự

tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về nhận thức, đạo đức, thẩm
mỹ, thể chất và hình thành các phấm chất, kỹ năng ban đầu của con người như
một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo.
II.HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CHO
TRẺ:
1. Hoạt động tạo hình đối vói việc phát triển nhận thức.
Hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phái triển ở trẻ
những khả năng hoạt động trí tuệ như óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng vì qua
hoạt động tạo hình trẻ được tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng, từ đó xây dựng các biểu
tượng, hình tượng...
Trong quá trình tạo hình trẻ hiểu được các tính chất, các thuộc tính của sự vật, hiện
tượng như màu sắc, hỉnh dạng, kích thước, tỷ lệ...được trẻ tích cực ghi nhận, đối chiếu
với chuẩn mẫu cảm giác mà trẻ đã biết, để tiếp đó được trẻ phân loại, bổ sung và hình
thành những biểu tượng, dần dần đến những hình tượng mang tính nghệ thuật. Ọuá trình
này đòi hỏi hoạt động nỗ lực của các thao tác trí tuệ như phân tích, đối chiếu, so sánh,
tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa.

Trang 11


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

Hoạt động tạo hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các chuẩn cảm giác
về hình, màu, kích thước, tỷ lệ...Nhờ quá trình quan sát đối tượng miêu tả mà trẻ thường
xuyên sử dụng tích cực các chuẩn cảm giác để tìm hiểu, khám phá những gì chưa biết về
các sự vật hiện tượng. Thông qua hoạt động này giúp trẻ tích lũy được một lượng thong
tin hình ảnh cùng những hiểu biết về các sự vật hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.
Tham gia quan sát sản phẩm, phân tích và thể hiện trong hoạt động tạo hình, trẻ sẽ

dần dần học hỏi, nắm bắt đưọ'c các kinh nghiệm hoạt động nhận thức, sẽ được rèn luyện
khả năng độc lập tổ chức, điều khiển, điều chinh quá trình nhận thức của mình. Hoạt
động tạo hình chính là môi trường thuận lợi làm hình thành ở trẻ các phẩm chất tré tuệ
như tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cực nhận thức và óc sáng tạo.
2. Hoạt động tạo hình đối vói việc giáo dục thẩm mỹ.
Hoạt động tạo hình có ý nghĩa đối với sự phát triển năng lực những nhận thức cảm
giác, tri giác, là điều kiện cho hoạt động thẩm mỹ, trong quá trình hoạt động trẻ biết nhận
ra và cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống, trong thiên nhiên và trong các tác phẩm nghệ
thuật.
Hoạt động thực tiễn tạo ra các sản phẩm nghệ thuật tạo hình không chỉ là cơ hội
thuận lợi cho trẻ luôn tiép xúc với cái đẹp, luôn được rèn luyện trong việc tìm kiếm, tìm
hiểu mà còn làm nảy sinh và nuôi dưõTig ở trẻ hứng thú với hoạt động nghệ thuật và
niềm say mê sáng tạo nghệ thuật. Chính hứng thú trong tạo hình đã giúp trẻ khám phá cái
đẹp, cái mới lạ trong thế giới xung quí.nh, trẻ mong muốn đưọ'c tái tạo lại cái đẹp được
tham gia thường xuyên và các hoạt động tạo hình, được giáo viên khuyến khích, khen
ngợi kịp thời, hứng thú, tự tin, thích tìm tòi cái đẹp.
3. Hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức xã hội
Hoạt động tạo hình không đơn thuần là sự phản ánh các ấn tượng, kinh nghiệm mà
trẻ thu được từ thế giới xung quanh, đây còn là sự biểu lộ thái độ, tình cảm của trẻ đối
với những gì mà trẻ thể hiện. Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện
tiếp thu các chuẩn mực thẩm mỹ, đạo đức trong xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa
xã hội thông qua các hình tưọ'ng, các sự kiện, hiện tượng được miêu tả. Trẻ khắc họa
những cảm xúc về thiên nhiên đất nước, từ đó hiểu rõ hơn về cuốc sống và hoạt động lao
động của con ngưòi.
Hoạt động tạo hình giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, có hành vi ứng xử
đúng với bản thân và với mọi người, nhất là khi hoạt động tập thể trẻ biết phối hợp với
các bạn, biết phân công trong công việc, lắng nghe, thống nhất ý kiến, biết nhường nhịn,
Trang 12



BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

giúp đỡ bạn. Khi hoạt động cá nhân thì sẽ rèn nơi trẻ tính kiên nhẫn cố gắng hoàn thành
sản phẩm đến cùng.
Ngoài ra, qua hoạt động tạo hình trẻ biết đánh giá, nhận xét sản phẩm của mình và
của bạn, từ đó biết tân quý và gìn giũ' sản phẩm của nguừi lao động.
4. Hoạt động tạo hình đối với việc phát triển thể chất.
Khi tổ chức hoạt động tạo hình họp lý sẽ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tinh
thần và thể chất của trẻ, vì khi hoạt động trong bầu khí thoải mái trẻ sẽ vui, phấn khởi..
.điều này giúp thần kinh trẻ được điều hòa, toàn bộ cơ thể được điều chỉnh. Một số nhà
tâm lý nhấn mạnh vai trò của hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là hoạt động tạo hình được
xem như là những biện pháp tâm lý trị liệu rất có hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe
và điều trị cho những trẻ em khuyết tật, đặc biệt bệnh về tinh thần. Khi trẻ được biểu lộ
cảm xúc, tình cảm qua tranh vẽ sẽ giúp điều hòa quá trình ức chế và hung phấn, lấy lại
cân bằng cho cơ thể.
Để tạo hình một sự vật nào đó trẻ phải tập trung tất cả các giác quan để tìm hiểu
cấu trúc, hình dáng, màu sắc của chúng, nhờ vậy các giác quan của tre phát triển, bàn
tay, ngón tay khéo léo hơn, tre cầm nắm các vật vũng vàng hơn, thực hiện các thao tác
chính xác hơn.
Như vậy, hoạt động tạo hình có tác dụng to ló'n trong việc giáo dục phát triển toàn
diện nhân cách cho trẻ về: trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mỹ và đặc biệt có ý nghĩa cơ
bản đối với việc giáo dục thấm mỹ cho trẻ.
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG
KHÁC TRONG TRƯỜNG MẦM NON.
1. Hoạt động tạo hình liên quan đến phát triển tâm lý trẻ
Giai đoạn trẻ từ 0-6 tuổi là lứa tuổi có những đặc điểm, những quy luật phát triển
rất độc đáo và rất dễ uốn nắn trong quá trình tao hình sẽ giúp người lớn hiểu
được

Tâm sinh lý của trẻ thỏa mãn nhu cầu được hoạt động, được khám phá đế hiểu biết
về thế giới xung quanh. Mỗi trẻ nhìn nhận thế giới xung quanh khác nhau nên khi tạo
Trang 13


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

hình cũng khác nhau, và qua hoạt động tạo hình sẽ giúp người ló'n hiểu được tâm lý của
trẻ.
2. Hoạt động tạo hình gắn liền vói Môi Trường Xung Quanh
Đối với trẻ, thế giới xung quanh là một cái gì đó rất kỳ diệu và nhiều điều thú vị
kích thích trẻ tò mò ham hiểu biết, muốn khám phá cách chủ động, sáng tạo để tái tạo lại
những gì trẻ đã thấy đồng thời hình thành và củng cố các biểu tượng, sự vật hiện tượng
quanh trẻ.
Ọủa vật, hoạt động tạo hình không thể không có môi trưò'ng xung quanh trẻ vì nó
tác động rất lớn đến cảm xúc của trẻ để tạo nên một sản phẩm đa dạng, phong phú. Nó
còn là một phương tiện để trẻ nhận thức thế giới xung quanh mình, một thế giới rất gần
cũng rất xa đối với trẻ.
3. Hoạt động tạo hình gắn liền với Toán
Hoạt động tạo hình có mối quan hệ mật thiết với Toán vi giúp trẻ hình thành các
biểu tượng toán sơ đẳng về tập họp số lượng, giúp trẻ hoàn thiện dần khả năng tri giác về
hình dạng, màu sắc, kích thước, xác định vị trí, định hướng không gian, phối hợp hài hòa
giữa tay và mắt để tạo ra sản phẩm một cách hài hòa, cân đối. Từ đó giúp trẻ sắp xếp bố
cục bức tranh họp lý và sinh động.
4. Hoạt động tạo hình vói Làm Quen Văn Học và Âm Nhạc
Qua Âm Nhạc và Làm Quen Văn Học trẻ đưọ’c nghe những câu chuyện, những bài
hát, từ đó trẻ có cảm xúc để tái tạo lại các hình ảnh của nhân vật trong các tác phẩm qua
hoạt động Tạo Hình. Chính hoạt động tạo hình giúp trẻ thể hiện lại những suy nghĩ,

nhũng hiểu biết của trẻ một cách tích cực về nhân vật mà trẻ yêu thích. Cũng qua đó kích
thích tư duy, tưởng tượng, sáng tạo của trẻ để tạo nên những sản phẩm phong phú đa
dạng, sinh động.
5. Hoạt động tạo hình liên quan đến hoạt động choi của trẻ
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi, trẻ
được học qua chơi. Việc tố chức hoạt động tạo hình cho trẻ phải gắn liền với hoạt động
chơi để trẻ cảm thấy thoải mái không bị áp đặt mà đưọ'c tư duy cách chủ động sáng tạo,
tích cực. Trong choi trẻ tự mình xác định nội dung tạo hình, trẻ tự mình cắt, vẽ, nặn, xé
dán bằng sự nỗ lực để đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ.

Trang 14


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

IV. ĐẢC ĐIỂM HOAT ĐÔNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ Ờ TRƯỜNG MẦM NON.
Quá trình hoạt động và sản phẩm của trẻ thể hiện các đặc điểm của một nhân cách
đang được hình thành. Mục đích và kết quả của quá trình hoạt động chính ỉà sự biến đổi,
phát triển của trẻ.
Đặc điểm rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ là tính duy kỷ và tính không chủ
định, khi được hoạt động cái mà trẻ quan tâm là làm cái gì chứ không phải làm như thế
nào. Điều này làm cho trẻ đến với hoạt động tạo hình một cách dễ dàng: trẻ sẵn sàng vẽ
bất cú' cái gì, không biết sợ, không biết đến khó khăn khi miêu tả nên trẻ thường vẽ cái gì
trẻ thích chứ không phải cái dễ làm.
Mối quan tâm chính trong hoạt động tạo hình của trẻ tập trung vào sự thể hiện, biểu
cảm chứ chưa phải là hình thức nghệ thuật thực sự của tác phẩm, trẻ càng nhỏ càng ít
quan tâm tới sự đánh giá thẩm mỹ của ngưòi xem mà chỉ cố gang truyền đạt những suy
nghĩ, thái độ, tình cảm của mình qua những gì được miêu tả. do tính không chủ định mà

trong quá trình
tạo hình trẻ chưa có khả năng độc lập suy tính công việc sắp tới cách chi tiết, các ý định
miêu tả thường này sinh cách tình cờ.
Đối với trẻ 5-6 tuổi hoạt động tạo hình càng đa dạng và sản phẩm tạo ra càng
phong phú. Sản phẩm của trẻ mang tính sáng tạo, ngây thơ, ngộ nghĩnh, trẻ thường
phóng to đối tượng trẻ thích, đây là điểm riêng biệt và độc đáo của trẻ.
Qua đó cho thấy, việc hình thành và phát triển khả năng tạo hình cho trẻ ỏ' lứa tuổi
mầm non là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu và sự quan tâm của trẻ, nên giáo viên cần
xây dụng chương trình phù hợp với sự phát triển của trẻ.
V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ ĐIÈU KIỆN GIÚP TRẺ PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH.
Trẻ lĩnh hội tri thức thông qua hoạt động khám phá thế giới xung quanh.Việc lĩnh
hội tri thức ở trẻ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, với các mức độ khác nhau, phụ
thuộc vào tính tính cực của bản thân trẻ, của môi trường hoạt động và kinh nghiệm,
phương pháp giáo dục của người lớn. Vì thề, để phát huy tính tích cực trong hoạt động
tạo hình của trẻ, trước tiên cần chú ý tới đặc điếm tâm sinh lý của trẻ và phương pháp
Trang 15


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

dạy là lấy trẻ làm trung tâm, đông thời tạo môi trường cho trẻ được hứng thú, ídiám phá
và sang tao.
1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thể hiện qua hoạt động tạo hình
Đối với trẻ em, hoạt động tạo hình chính là việc thể hiện những biểu tượng, ấn
tượng và suy nghĩ, tình cảm của trẻ, là sự giao tiếp bằng các hình thức, phương tiện mang
tính vật thể, giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng tạo. đồng thời còn là hình
thức rèn luyện trí tuệ, là quá trình tư dúy thông qua các hình thức vật thể, trực quan.

Trẻ nhà trẻ hoạt động tạo hình chưa thể hiện được, trẻ chưa có khả năng liên tưởng,
các cơ quan, giác quan chưa vũng. Đến 2-3 tuổi, trẻ mới có khả năng thể hiện tưởng
tượng tái tạo, biểu cảm bằng cách sử dụng một số chấm, vạch để bổ sung vào hình người
lớn vẽ sẵn.
Trẻ 3-4 tuổi, hoạt động tạo hình đối với trẻ còn sơ lược nhưng những sản phẩm của
trẻ làm ra trong con mắt của trẻ sẽ rất sống động và thú vị. Đây là đặc điểm mà người lớn
cần chú ý động viên, khuyến khích để phát triển hứng thú, tư duy, tưởng tượng và sáng
tạo của trẻ.
Trẻ 4-5 tuổi đã có thể tri giác, tư duy không gian hai chiều trên giấy, trẻ có thể thực
hiện các hoạt động tao hình cách nhịp điệu, xen kẽ. Qua quan sát, trẻ sẽ được mở rộng
tầm nhìn, phát triển khả năng tri giác thấm mỹ, tưởng tượng tích cực và phát triển tính
sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ
Trẻ 5-6 tuổi đã phát triển nhanh về thể lực, cơ bắp và độ khéo léo của vận động,
cùng với những kinh nghiệm nhận thức phong plnì, các ấn tượng xúc cảm, tình cảm ngày
càng tăng. Đây chính là điều kiện giúp trẻ thể hiện một cách sinh động, sáng tạo nôị
dung tác phẩm của mình và qua tác phẩm trẻ biểu lộ suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của
mình
2. Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm
Lấy trẻ làm trung tâm nghĩa là mọi hoạt động đều xuất phát từ trẻ, trẻ không bị áp
đặt làm theo ý của người lớn mà được tự do thể hiện theo ý muốn, hiểu biết, cảm xúc của
mình đối với các sự vật hiện tượng xung quanh. Người lớn, cụ thể là giáo viên là người
khuyến khích, động viên và gợi mở bẵng những câu hỏi gợi ý giúp trẻ suy nghĩ, củng cố
và vận dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động để tìm cách giải quyết,
hoàn thành tác phẩm cách tốt đẹp.
Trang 16


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH


Với phương pháp này trẻ được chủ động, tích cự tự do lựa chọn và thể hiện nội
dung. Tuy nhiên, giáo viên cần định hướng cho trẻ thể hiện trong phạm vi kinh nghiệm,
xúc cảm, tình cảm mà trẻ đã trải nghiệm.
Đe cho trẻ được chủ động hoạt động cách tích cực, có thể chia trẻ thành những
nhóm nhỏ nhằm phát triển năng khiếu và giúp trẻ yếu phát triển tốt hơn. Ngoài ra, trẻ
còn được thể hiện một mình, sự thể hiện này mang lại cho trẻ thể hiện cái trẻ muốn và
được tiếp cận với hoạt động theo cacsch riêng của trẻ.
Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm không đặt nặng đến kết quà- sản phẩm mà chú
ý đến quá trình trẻ được hoạt động, được thực hiện cách hứng thú, sáng tạo. trẻ thích
hoạt động vì được làm,được hành động và ít quan tâm xem việc trẻ làm sẽ tạo thành cái
gì. Vì đối với trẻ, sự thích thú, hứng khỏi là ở chỗ được làm thực tế chứ không nhắm đến
kết quả, thành phẩm.
Khác với các hoạt động khác trong trường mầm non, tham gia hoạt động tạo hình
trê được làm quen với mọi vật xung quanh trong đời sống và cả trong lãnh vưc nghệ
thuật. Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình phù hợp với lứa tuổi sẽ làm cho hiểu biết của trẻ
thêm phong phú,sống động. Đối chiếu giữa hiện thực và cái thể hiện trong tác phẩm của
trẻ sẽ giúp trẻ nhận ra giá trị của sự vật hiện tượng xung quanh và giáo viên tạo điều kiện
cho trẻ thể hiện vẻ đẹp của hiện thực các sáng tạo nhất.
Hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành và rèn luyện khả năng đánh giá và tự đánh
giá ngay từ khi bắt đầu các quá trình quan sát và trong quá trình thể hiện.
Chính khi trẻ được chủ động hoạt động là điều kiện góp phần giáo dục long ham
muốn nhận thức, ham muốn tiếp thu nhũng điều mới lạ, nhũng phương thức hoạt động
mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách có mục đích, có tổ chức, biết láng
nghe và thực hiện lời chỉ dạy của người lón. Đồng thời rèn luyện năng lực điều khiển
hành vi của mình nhằm thực hiên nhiệm vụ đã đề ra.
3. Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động.
Hoạt động tạo hình của trẻ là hoạt động nhận thức đặc biệt thông qua những hình
tượng nghệ thuật được tạo nên và được cảm nhận thẩm mỹ bằng các phương tiện truyền
cảm mang tính trực quan. Ngoài ra, hoạt động tạo hình còn kích thích, tạo điều kiện cho

sự phát triển của trẻ thông qua các giác quan tìm hiểu, khám phá, chế tạo và sang tạo.
Môi trường hoạt động sẽ là điều kiện tốt đẻ phát huy tính ham hiểu biết, thích
khám phá, sáng tạo ở trẻ. Vì khi trẻ được thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung
Trang 17


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

quanh thì từng bước trẻ được cung cấp các biểu tượng phong phú cho trẻ tự khám phá
qua các giác quan, các quá trình tâm lý khác nhau, đồng thời trẻ sẽ so sánh, phân tích,
tổng hợp tìm ra những điểm chung và riêng... làm tăng vốn hiểu biết của trẻ. Vì vậy, để
trẻ có môi trường hoạt động tốt giáo viên cần chú ý những điểm sau:
Sắp xếp các vật liệu sao cho phú họp, bày đồ chơi đẹp, sắp xếp đồ dung hợp ]ý, đẹp
mắt, phòng học phải gọn gàng, năn nắp, bố trí phòng ngộ nghĩnh, chú ý đến tầm nhìn của
trẻ đẻ trẻ thấy rõ, dễ dàng lấy được để hực hiện.
Đây phải là môi trường mở, để tác động lên tính tích cực của trẻ tạo điều

kiện

thuận
lợi cho trẻ phát triển khả năng hoạt động sáng tạo. Môi trường này phải luôn gắn với
thực tế, sắp xếp hài hòa nhằm tạo cho trẻ có cảm xúc, tình cảm để thực hiện tác phẩm.
Môi trường hoạt động tạo hình là môi trường giáo dục có tính định hướng: Tùy
từng giai đoạn, lứa tuổi, chủ đề có thể tập trung làm nổi bật vào nội dung cụ thể. Môi
trường này phải có sự hấp dẫn, tạo hứng thú thẩm mỹ cho trẻ. Ngoài ra, phải có không
gian thoáng, tạo sự điều hòa giữa các quá trình hung phấn và ức chế, tạo cảm giác vui vẻ,
thoải mái cho trẻ. Đồng thời, phải bảo đảm an toàn, vệ sinh cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ
được hoạt đông một cách tự giác, chủ động, cho trẻ hòa nhập, họp tác, tạo hành vi văn

hóa trong giao tiếp.
Sắp xếp không gian hài hòa giữa hoạt động cá nhân và hoạt động chung để phát
huy tính tích cực, độc lập. đồng thời mang tính sang tạo, chứa đựng những vấn đề cần
giải quyết
nhưng giáo viên cần quan tâm để gợi ý, hướng dẫn trẻ hoạt động.
4. Một số hoạt động tạo hình trong trường mầm non
Hoạt động tạo hình nhằm phát triển thẩm mỹ, tạo cơ hội cho trẻ luôn được tiếp xúc
với cái đẹp làm nảy sinh và nuôi dưỡng sự hứng thú vói hoạt động nghệ thuật và niềm
say mê sáng tạo nghệ thuật ỏ’ trẻ, gồm: Ọuan sát thiên nhiên, vẽ, nặn, xé dán, tạo hình từ
nguyên vật liệu... các hoạt động này được thực hiện mọi nơi.
Quan sát thiên nhiên: cho trẻ quan sát thiên nhiên, côn trùng... giáo viên gợi ý đểtrẻ
khám phá đặc điểm, vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên và biết được lọi ích cũng như
nguy hai do côn trùng mang lại. trẻ quan sát hiện thực, xem video, tranh ảnh và nói lên
cảm xúc của mình về những gì mình quan sát.

Trang 18


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

Vẽ: Hướng dẫn trẻ biết phối hợp các đưòng nét để vẽ sự vật hiện tượng, sử dụng
các hình hình học để tạo nên các sản phẩm riêng, sang tạo. Cho trẻ làm quen luật phối
cảnh, vận dụng hiểu biết về màu sắc, hình dạng để miêu tả đối tượng theo ý thích của
mình.
Nặn: Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng, cách nặn: dàn mỏng, vỗ bẹt... làm thành
những con côn trùng ngộ nghĩnh.
Xé dán: Hướng dẫn trẻ xé theo nhiều cách khác nhau để tạo nên những đối tượng trẻ
thích

Sử dụng nguyên vật liệu mới: Đây là những đồ dùng, dụng cụ trẻ có thể sử dụng
cách thoải mái
Trong khám phá, sang tạo theo ý thích của trẻ . Chúng là những thứ sẵn có như: Lá
cây và một số vật liệu được tái sử dụng: các vỏ đồ hộp, thùng các tong...nhằm khuyến
khích tính chủ động và sang tạo của trẻ.
Tất cẩ những hoạt động tạo hình trên giúp giải tỏa sự căng thẳng về tinh thần và
luyện tập cơ tay, ngón tay thong qua các động tác nhịp nhàng, làm tang sự phối họp mắt
và tay (vẽ, nặn, tô màu...)
Tóm lại: Hầu hết trẻ đều yêu thích hoạt động tạo hình, vì thế cần tạo điều kiện cho
trẻ được thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh, đa dạng hóa nguyên vật liệu,
phát huy tính tích cực chủ đông của trẻ.

Chương II. KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM LUYỆN KỸ NĂNG TẠO
HÌNH CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CƠ SỞ
I. Vài nét về trường Mầm Non 24A
Trường mầm non 24A nằm trên địa bàn phường 24, Q. Bình Thạnh. Đây là trường
Tư Thục, trường gồm 10 lớp độ tuổi từ 12 tháng tuổi đến 6 tuổi, trong đó có: 1 lớp Cháo
(12 -18 tháng tuổi), 1 lớp Cơm Nát (18 – 24 tháng tuổi), 2 lớp Cơm thường ( 24- 36
tháng tuổi), 2 lớp Mầm (3-4 tuổi), 2 lớp Chồi (4-5 tuổi) và 2 lớp Lá (5-6 tuổi). Trường có
1 Cô Hiệu trưởng, 2 Hiệu phó, 1 Cô quản lý và ] Cô quản thư.
Trang 19


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

Nhìn chung, điều kiện cơ sở vật chất tương đối khang trang, có sân chơi khá rộng
và thoáng, tuy nhiên vì còn ít cây lớn cho bóng mát nên sân hơi nắng. Đồ dùng đồ chơi
cho các lóp khá nhiều vì mỗi năm trường đều mua sắm thêm cho lớp. Mỗi lớp đều có đầy

đủ bàn ghế, các kệ trưng bày đồ dùng đồ chơi, sản phẩm trong các góc. Hoạt động tạo
hình cũng được Ban Giám Hiệu, giáo viên và các phụ huynh rất quan tâm.
Giáo dục và dạy bọc hình thành như một sự thống nhất của nhiệm vụ học tâp,
nhiệm vụ phát triển khả năng sang tạo và đảm bào nhiệm vụ giáo dục nhận tliức thẩm
mỹ, dạy trẻ biết tôn trọng sản phẩm của mình và của bạn.
Bản thân là giáo viên, tôi rất hứng thú vói việc dạy tạo hình cho trẻ, đặc biệt dùng
tạo hình để có thể truyền tài cho trẻ hiểu biết được điều gì đó trong cuộc sống và trong
các sự vật hiện tượng xung quanh. Ọua thời gian thực hiện đề tài này, chúng tôi nhận
thấy trí tưởng tượng của trẻ rât phong phú và đây ý tưởng sáng tạo.

II.Diễn tiến và quá trình thực nghiệm
1.

Mục đích yêu cầu:

Qua việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ tìm liều một số côn trùng bằng nhiều hình
thức khác nhau, giúp trẻ có khái niệm, biết được đặc điểm của một số côn trùng và thể
hiện thái độ, tình cảm của trẻ đối với nhũng côn trùng đó.
Thông qua hoạt động nghệ thuật, trẻ được khắc sâu, củng cố các nội dung đã học,
đồng thời giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo theo ý thích.
Việc thể hiện các hoạt động tạo hinh trong đề tài này có tác dụng to lớn trong việc
giáo dục trẻ tình cảm với thiên nhiên, nhận biết một số côn trùng giúp ích cho con người
như bướm, ong để biết bảo vệ. Hiểu biết về việc hạn chế sinh sản của ruồi, muỗi, gián vi
trùng phá hoại sức khỏe của con người; biết được một số bênh do ruồi, muỗi, gián gây
nên để biết phòng ngừa.
2. Chuẩn bị:
Một số tranh ảnh, video clip về một số côn trùng để trẻ có biểu tu'ợng Một số
vật liệu cho trẻ thực hiện Các đồ dùng cho trẻ hoạt động.
3. Hình thức tố chức:
Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ chia làm 2 phần:

Tổ chức trong giờ học tạo hình
Trang 20


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

Tổ chức cho trẻ được hoạt dộng mọi lúc mọi nơi.
4. Các biện pháp thực hiện
Trưóc tiên phải cung cấp cho trẻ một vốn kiến thức căn bản về đề tài trẻ sẽ thể
hiện lại qua hoạt động tạo hình. Tiếp đến, tổ chức môi trưòng hoạt động cho trẻ: căn cứ
vào sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, vào tình hình thực tế của trường, của địa phương để
cung cấp vật liệu cho trẻ tự khám phá và tìm cách sử dụng.
+ Tùy thuộc vào đề tài để linh hoạt sắp xếp vật liệu và lựa chọn hình thức tổ chức
phù hợp. ngoài ra, giáo viên cũng cần thường xuyên thay đổi hình thức đê giúp trẻ
được trải nghiệm,học tập lẫn nhau và chia sẻ kinh nghiệm của mình. Muốn trẻ sang
tạo phải dạy trẻ ngôn ngữ, vì thông qua ngôn ngữ trẻ sẽ diễn đạt được ý của mình
về các biểu tượng thông qua sản phẩm tạo hình của trẻ.
+ Khi trẻ thực hiện, giáo viên phải tạo môi trường thoải mái, tự nhiên giúp trẻ tự tin
thể hiện, không nên chê mà phải động viên, khuyến khích và khen kịp thời để trẻ
hứng thú hoạt động. Tạo tình huống để gợi ý tưởng cho trẻ giải quyết vấn đề.
*Lưu ý:
Trong khi trẻ thực hiện cho trẻ tự do trao đổi, chia sẻ ý tưởng, được giao tiếp với
nhau. Giáo viên thường xuyên khuyến khích, động viên, tôn trọng trẻ với tư cách là
chủ thể tích cực trong hoạt động, vì tính chủ định của trẻ mới hình thành và dễ mất
đi khi hứng thú không còn
+ Giáo viên đề ra mục tiêu cụ thể hướng trẻ vào hoạt động nhưng chỉ là tạo tình
huống cho trẻ tư duy và tìm cách giải quyết hợp lý theo ý kiến của trẻ.
+ Cùng một yêu cầu, cho trẻ tự chọn hình thức thực hiện, sử dụng vật liệu

+ Giáo viên gợi ý để trẻ tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình và bạn
Ngoài ra, giáo viên phải thực hiện kế hoách theo chương trình đổi mới hiện nay, đồng
thời tham khảo các tài liệu chuyên môn, thiết kế nhiều hoạt dộng thích hợp với tạo hình.
Tạo điều kiện chop trẻ làm ra sản phẩm trong hoạt động tạo hình và sự dụng sản phẩm
trong các hoạt động khác.
5. Quá trình thực hiện:
- Giáo viên tìm hiểu về một số côn trùng có lợi và có hại để có kiến thức cung
cấp đúng cho trẻ
Trang 21


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ
-

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

Tiến hành thiết kế mạng hoạt dộng
Chuẩn bị một số nguyên vật liệu
Cô và trẻ chuẩn bị môi trường trong và ngoài lớp học.
Tổ chức cho trẻ khám phá và hoạt động.
Nhận xét sản phẩm của trẻ.

THIẾT KẾ MẠNG HOẠT ĐỘNG GIÚP TRẺ TÌM
HIỂU VÀ TẠO HÌNH MỘT SỐ CÔN TRÙNG CÓ
ÍCH VÀ CÓ HẠI

Trang 22


BÀI TẬP

VỤvà bướm.
-Nghe,
đoán NGHIỆP
câu đô vê ong

Thầy biêt
. NGUYỄN
BÌNH
-So sánhGVHD:
ong và bướm,
được 1 cácSỸ
bộ phận
của ong
và bướm

-Đọc thơ: Ong và bướm Hát và vận động
các bài hát “Ong và bướm; Gọi bướm; chị
ong nâu và em bé; kìa con bướm vàng”.

- Ráp các bộ phận của ong và bướm
-Tìm hiểu về vòng đời phát triển của bướm, ong. Tìm chỗ
thiếu trên sơ đồ và chọ tranh tương ứng ráp vào.

-Xem tranh ong và bướm bay đi tìm nhụy.
-Tìm hiểu về tổ ong, một số loại ong: ong
thợ, ong chúa

-Trẻ vẽ và tô màu sáp, nước bướm và ong
-Xé dán, xếp bằng hột hạt, kim sa, gạo tạo hình ong và bướm.


- Biết được ích lợi của ong và bướm để
bảo vệ, không phá.

CÔN TRÙNG CÓ HẠI
-Nghe, đoán câu đô vê con ruồi- con muỗi

- Cách phòng bệnh do con ruồi- con muỗi gây
ra.

-Xem tranh con ruồi- con muỗi gây hại cho
con người

-

-Tìm hiểu về tổ con ruồi- con muỗi, một số
loài về con ruồi- con muỗi.
- Tìm hiểu về vòng đời phát triển của con ruồicon muỗi. Môi trường phát sinh ra con ruồicon muỗi và một số côn trùng gây hại khác =>
trẻ biết cần phaỉ giữ môi trường sạch sẽ, không
đọng nước.
- Nhận biết con ruồi- con muỗi là côn trùng có
hại.
Trang 23

-

Tạo hình với một số nguyên vật liệu
Tạo hình theo đề tài và theo ý thích
Trò chơi: con muỗi vo ve, Ruồi đậu ở
đâu…
Trò chơi đóng vai: người lao công, nhân

viên diệt côn trùng…
Trò chơi chọn đúng, nói đúng.
Trò chơi domino, mô phỏng hành
động…


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

I.

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

MỘT SỐ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠO HÌNH

Trang 24


BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

GVHD: Thầy . NGUYỄN SỸ BÌNH

Màu nước

Đất nặn
Trang 25


×