Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Thực hành dân chủ trong giáo dục ở nhà trường đại học Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.81 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGÔ THỊ HUYỀN TRANG

THỰC HÀNH DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC
Ở NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ THỊ HUYỀN TRANG

THỰC HÀNH DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC
Ở NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60.31.02.04
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THẾ THẮNG


Hà Nội - 2015


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ........................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. .......................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn ......................................... 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn ......................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...................................................... 6
7. Bố cục của Luận văn ................................................................................. 6
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ TRONG
GIÁO DỤC................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm dân chủ và dân chủ trong giáo dục .............................. 7
1.1.1. Dân chủ ..................................................................................................... 7
1.1.2. Dân chủ trong giáo dục .......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Nhà trường đại học .................................. Error! Bookmark not defined.

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nền giáo dục dân chủError! Bookmark not defined
1.2.1. Dân chủ là quyền ai cũng được học hànhError! Bookmark not defined.
1.2.2. Lực lượng tham gia vào giáo dục chính là nhân dân để phục vụ
cho nhu cầu học tập của nhân dân. ..... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Mục đích của nền giáo dục dân chủ mớiError! Bookmark not defined.
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ trong quản lý nhà
trường .......................................................................Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Vai trò của dân chủ trong quản lý nhà trườngError! Bookmark not defined
1.3.2. Vai trò và yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
trong thực hành dân chủ ở nhà trường Error! Bookmark not defined.

1.3.3. Vai trò và yêu cầu của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong việc thực
hành dân chủ ở nhà trường đại học .... Error! Bookmark not defined.

1.3.4. Yêu cầu đối với người học trong trường đại họcError! Bookmark not define
1.4. Dân chủ trong giảng dạy và học tập ........Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Dân chủ trong nội dung giáo dục và đào tạoError! Bookmark not defined.


1.4.2. Dân chủ trong phương pháp giảng dạyError! Bookmark not defined.
1.4.3. Dân chủ trong phương pháp học tậpError! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1:......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO THỰC
HÀNH DÂN CHỦ TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng thực hành dân chủ trong nhà trường đại học ở Việt
Nam hiện nay ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để thực hiện tốt dân
chủ tại các nhà trường đại học ở Việt Nam hiện nayError! Bookmark not defined.
2.1.2. Thành tựu, hạn chế trong thực hành dân chủ ở nhà trường đại
học Việt Nam hiện nay........................................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Phương hướng và giải pháp thực hành dân chủ trong nhà

trường đại học ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí MinhError! Bookmark not def
2.2.1. Một số phương hướng thực hành dân chủ ở nhà trường đại học
theo tư tưởng Hồ Chí Minh ................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Một số giải pháp thực hành dân chủ trong nhà trường đại học
Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhError! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2:..................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nghiên cứu di sản tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy, Người đặc biệt quan tâm
đến vấn đề giáo dục, coi đó là nhiệm vụ cơ bản, không thể tách rời của cách mạng
Việt Nam. Với triết lý đã trở thành niềm tin sâu sắc “một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu”, ngay từ những ngày đầu cách mạng, Hồ Chí Minh đã lên án “chính sách ngu
dân” và “nền giáo dục nô lệ” của chính quyền thực dân áp dụng ở Việt Nam. Năm
1930, trong lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Người đã nêu
khẩu hiệu “thực hành giáo dục toàn dân”, tức là phải tiến hành phổ cập giáo dục, tạo
điều kiện để ai cũng được học hành, được hưởng dân chủ trong giáo dục.
Với thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước đó đã thực thi một nền dân
chủ rộng rãi khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có dân chủ trong giáo
dục, bởi “không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn
hóa”, giáo dục là một mặt trận quan trọng. Thực hiện dân chủ trong giáo dục nhằm
thúc đẩy giáo dục phát triển. Giáo dục là hoạt động liên quan đến vấn đề nguồn nhân
lực cho sự phát triển của một quốc gia, cho nên thiếu dân chủ trong giáo dục sẽ kìm
hãm sự phát triển của nguồn nhân lực- động lực quan trọng nhất, quyết định nhất của
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thiếu dân chủ trong giáo dục sẽ làm giảm chất
lượng của nguồn nhân lực, nó sẽ đi ngược lại với xu thế phát triển của thời đại - xu
thế đầu tư vào con người.
Trong giai đoạn đổi mới và phát triển hiện nay của đất nước, tư tưởng đó của
Người luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ở Việt Nam, nó không chỉ là cơ sở lý luận
cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát
triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là
những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và
hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng , ngành giáo dục nói chung
hiện nay. Bài học này nhắc chúng ta luôn quán triệt rằng một nền giáo dục mới nhất

thiết phải thực hiện tốt dân chủ mới; một nhà trường phát triễn vững mạnh nhất thiết
phải có dân chủ và thực hiện tốt dân chủ trong hoạt động giáo dục. Dân chủ đó nhất
1


thiết phải gắn liền kỷ cương, vì thế song song với việc phát huy dân chủ cần nghiêm
khắc đối với những trường hợp vi phạm hoặc mất dân chủ trong hoạt động giáo dục
bằng những chế tài nhất định. Đó là tiền đề, là cơ sở cho mọi năng lực của ta, sáng
kiến của ta, tiến bộ của ta luôn luôn phát triển, tiến lên không ngừng xứng đáng là
một nền giáo dục mới Việt Nam mà “con mắt đại bàng của tư duy” của Hồ Chí Minh
đã phát hiện và dày công vun đắp.
Trong những năm gần đây, việc thực hành dân chủ trong giáo dục ở nhà
trường đại học của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tuy nhiên những hạn
chế, bất cập vẫn còn tồn tại. Trong các trường đại học vẫn còn tình trạng mất dân chủ,
dân chủ hình thức, dân chủ quá trớn hoặc lợi dụng dân chủ để trục lợi cá nhân, xúi
giục những hành động vi phạm pháp luật, vi phạm dân chủ.
Để phát triển giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học nói riêng đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên chưa có công trình nào ở cấp độ luận văn
nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề thực hành dân chủ trong giáo dục ở các
trường đại học. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Thực hành dân chủ trong
giáo dục ở nhà trường đại học Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm
luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, giáo dục và dân chủ trong
giáo dục ở Việt Nam trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu tập trung chủ yếu
vào những vấn đề sau:
Nghiên cứu làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và vai trò của
tư tưởng đó đối với sự nghiệp đổi mới đất nước có: PGS, TS. Phạm Hồng Chương
trong sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà
Nội, 2004. Trong công trình này tác giả đã đưa lại một cách nhìn khái quát về tư

tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, phân tích nội dung dân chủ trong các lĩnh vực cụ
thể và làm rõ vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục ý thức dân chủ
cho người dân trong xã hội; TS. Phạm Văn Bính, với công trình: Phương pháp dân
chủ Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, phản ánh nét đặc
sắc trong phương pháp Hồ Chí Minh là phương pháp dân chủ, nêu rõ nguồn gốc của
2


phương pháp dân chủ, từ đó tác giả đã đề ra giải pháp để hoàn thiện phương pháp
lãnh đạo dân chủ của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh; công trình này là kết quả nghiên cứu của tác giả từ
luận án tiến sỹ triết học với đề tài “Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của
Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”; những
công trình như: Dân chủ- di sản văn hóa của Hồ Chí Minh, Nguyễn Khắc Mai, nhà
xuất bản Lao động, Hà Nội, 1997; 100 câu nói về dân chủ của Hồ Chí Minh, Nguyễn
Khắc Mai, nhà xuất bản trẻ, 2001; Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh của hai tác giả
Phạm Thành, Nguyễn Khắc Mai, nhà xuất bản trẻ, 1991, các tác giả đã chỉ ra nguồn
gốc của dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh, về địa vị của người chủ, các hình thức
biểu hiện dân chủ.
Những công trình khoa học và luận văn nghiên cứu về vấn đề dân chủ có thể
kể đến: Nguyễn Thế Phúc: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị- Giá trị
lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sỹ khoa học chính trị chuyên ngành Hồ Chí Minh
học, Hà Nội, 2008
Hầu hết các công trình trên đã tập trung phân tích định nghĩa của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về dân chủ, chỉ ra được giá trị của việc thực hiện dân chủ trong quá trình
xây dựng Nhà nước dân chủ ở Việt Nam và thực hiện dân chủ trong bộ máy chính
quyền và hệ thống chính trị.
Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và việc vận dụng tư
tưởng đó trong giai đoạn hiện nay có TS. Nguyễn Văn Chung với cuốn sách “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong

sự nghiệp đổi mới”, nhà xuất bản Quân đội nhân dân, xuất bản năm 2010 đã đưa ra
cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, hệ thống quan điểm của Hồ Chí
Minh về giáo dục và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục của Đảng cộng
sản Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách “Phát triển nền giáo dục Việt Nam trong những thập niên đầu thế
kỷ XXI theo tư tưởng Hồ Chí Minh” do Nguyễn Thị Nga (chủ biên) đã phân tích khái
quát tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục trên những khía cạnh như mục
tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục để trên cơ sở đó khẳng định tư tưởng Hồ Chí
3


Minh về giáo dục không chỉ là ánh sáng soi đường, kim chỉ nam cho chiến lược phát
triển con người, phát triển giáo dục ở Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua, mà
còn định hướng cơ bản đối với việc đổi mới, chấn hưng phát triển nền giáo dục Việt
Nam trong thời gian tới.
Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại
học Việt Nam hiện nay” do TS. Hoàng Anh (chủ biên) xuất bản năm 2013 đã phân
tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, khẳng định tầm quan trọng của việc
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đại
học hiện nay và đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
vào nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục có cuốn sách của
TS. Võ Văn Lộc, Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục, nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, công trình đã có sự tìm tòi công phu để chứng
minh Hồ Chí Minh là người khai sáng nền dân chủ và giáo dục dân chủ mới ở Việt
Nam, tác giả tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục theo phương
pháp lịch sử, bằng sự trích dẫn các lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo chủ đề rồi
mô hình hóa, tác giả đã nêu lên một số quan điểm dân chủ của Người với đời sống
chung và đời sống giáo dục.
Về thực hành dân chủ ở các trường đại học, TS. Đồng Văn Quân với cuốn

sách “Thực hiện dân chủ trong các trường đại học nước ta hiện nay” do nhà xuất bản
Chính trị quốc gia phát hành năm 2014, đã nêu lên tầm quan trọng của việc thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở, khảo sát thực trạng thực hiện quy chế dân chủ ở các trường
đại học tại Việt Nam hiện nay và đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt quy chế dân
chủ trong nhà trường tại các trường đại học ở nước ta hiện nay.
Các công trình công bố trên các tạp chí khoa học có: Nguyễn Văn Nam, Quán
triệt tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới, tạp chí
Công tác tư tưởng và văn hóa, sô 6, 1992; Lê Huy Thực, Hồ Chí Minh về cơ chế thực
hiện dân chủ, tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 4, 1992; Hoàng Trang, Về dân chủ trong
Tư tưởng Hồ Chí Minh, tạp chí Lịch sử Đảng, số 6, 1998; Nguyễn Tiến Phồn, Tư
tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện dân chủ, tạp chí Triết học, số 6, 1997; Hoàng Chí
4


Bảo, Hồ Chí Minh - Nhà lý luận và thực hành dân chủ, Thông tin chính trị học, Hà
Nội, 2000. - Nguyễn Trọng Chuẩn, “Vai trò động lực của dân chủ”, Tạp chí triết học,
số 5- 1996; Vũ Ngọc Hải, “Hệ thống giáo dục quốc dân hướng tới xây dựng xã hôi
học tập suốt đời ở nước ta”, Tạp chí Giáo dục, số 63- 2003; Võ Văn Lộc , “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về dân chủ trong học tập”, Tạp chí Giáo dục, số 57- 2003.
Nhìn chung, những công trình trên, tác giả đã nêu lên một cách tổng quát về tư
tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và bước đầu tìm
hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục, về thực hành dân chủ trong
giáo dục nhà trường đã cho tác giả luận văn có cách nhìn toàn diện hơn về tư tưởng
dân chủ, giáo dục của Hồ Chí Minh. Thông qua các công trình nghiên cứu, khảo sát
đã cung cấp cho tác giả một khối lượng tư liệu phong phú và quý giá. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu một cách có hệ thống về một lĩnh vực cụ thể của dân chủ là dân chủ trong
giáo dục và đặc biệt là vận dụng tư tưởng đó vào quá trình thực hiện dân chủ trong
giáo dục ở nhà trường đại học nước ta hiện nay thì tác giả chưa thấy một công trình
nào thực hiện ở mức độ luận văn theo phương pháp tiếp cận chính trị học.
Kế thừa những thành quả mà các nhà khoa học đã đạt được, chúng tôi đi vào

nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục, làm rõ những luận cứ
khoa học để từ đó rút ra ý nghĩa đối với giáo dục đại học Việt Nam hiện nay thông
qua việc vận dụng tư tưởng dân chủ trong giáo dục của Hồ Chí Minh vào quá trình
thực hiện dân chủ trong nhà trường đại học Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn
- Mục đích:
Luận văn góp phần làm sáng tỏ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
trong giáo dục từ đó tìm ra những giải pháp để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm
nâng cao hiệu quả việc thực hành dân chủ trong nhà trường đại học ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
- Nhiệm vụ: để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những
vấn đề sau:
+ Làm rõ khái niệm dân chủ, dân chủ trong giáo dục
+ Làm rõ một số nội dung tư tưởng dân chủ trong giáo dục của Hồ Chí Minh
5


+ Tìm hiểu thực trạng dân chủ trong giáo dục ở nhà trường đại học nước ta
hiện nay.
+ Luận văn đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm
thực hiện dân chủ trong giáo dục ở nhà trường đại học Việt Nam đạt hiệu quả cao.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận văn
- Đối tượng:
+ Luận văn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục.
+ Sự vận dụng tư tưởng của Người trong thực hành dân chủ ở nhà trường đại
học nước ta hiện nay.
- Phạm vi:
+ Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng dân chủ và dân chủ trong giáo dục
của Hồ Chí Minh.
+ Đề tài tiến hành khảo sát việc thực hiện dân chủ trong giáo dục tại một số

trường đại học công lập ở khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thời gian khảo sát: từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt
Nam về dân chủ trong giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu của Luận văn: Luận văn sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu như: logic- lịch sử, phân tích - tổng hợp, phương pháp so
sánh, nghiên cứu văn bản học và nghiên cứu trường hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ
trong giáo dục
- Là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, giảng dạy và học tập các
chuyên ngành Chính trị học, Hồ Chí Minh học.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết.
6


Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC
1.1. Khái niệm dân chủ và dân chủ trong giáo dục
1.1.1. Dân chủ
Dân chủ là một hiện tượng lịch sử - xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của đời sống con người và loài người. Dân chủ theo nghĩa gốc của nó bắt nguồn từ
chữ Hy Lạp cổ là Demokratos, từ có cấu tạo gồm: demos là nhân dân, kratos là sức
mạnh. Hai bộ phận này kết hợp thành một khái niệm “dân chủ” với nội dung: dân là
sức mạnh, dân có quyền lực.
Quá trình hình thành và phát triển dân chủ là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
Từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp và có xung đột giai cấp, tức là từ

chế độ chiếm hữu nô lệ trở đi, cách đây hàng vạn năm, các cuộc đấu tranh giai cấp
liên tục diễn ra, giữa giai cấp thống trị và đông đảo quần chúng bị thống trị, bị áp bức
và bóc lột. Các chế độ xã hội có giai cấp đã tổ chức nên nhà nước. Đó là thể chế
chính trị của giai cấp thống trị. Do đó, dân chủ biểu hiện thông qua chế độ nhà nước
thành chế độ dân chủ hay nền dân chủ.
Xuất hiện trong điều kiện có giai cấp nên cả Nhà nước và chế độ dân chủ đều
mang bản chất giai cấp. Nhà nước là công cụ để thực hiện lợi ích và duy trì quyền lực
của giai cấp thống trị, nên chế độ dân chủ bao giờ cũng chỉ phục vụ cho giai cấp
thống trị. V. Lênin gọi các chế độ dân chủ đó, kể cả dân chủ tư sản là dân chủ của
một thiểu số. Quần chúng nhân dân trong xã hội nếu có được hưởng một số quyền
dân chủ nào đó, thì điều đó chỉ do họ đấu tranh mà giành được, giai cấp thống trị
muốn tồn tại được buộc phải đáp ứng một số đòi hỏi dân chủ nhất định cho dân chúng
dù rất hạn chế và thường bị cắt xén.
Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện trong lịch sử khi giai cấp
công nhân tiến hành cách mạng, chống chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ quyền thống trị của
giai cấp tư sản và trở thành chủ thể của quyền lực, thiết lập nên nhà nước và chế độ
dân chủ của mình. V. Lênin gọi đó là nền dân chủ vô sản, dân chủ mang bản chất giai
cấp công nhân, dân chủ cho quảng đại quần chúng.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm dân chủ được Người giải thích một
cách ngắn gọn khi trả lời cho câu hỏi “dân chủ là như thế nào?”: “là dân làm chủ”. Có
7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (2008) (chủ biên): Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Hoàng Anh (2013) (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng
vào đào tạo đại học hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Dân vận Trung ương (2002), Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Lương Gia Ban (2003), Dân chủ và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo- Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới
tương lai- vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội
7. Đặng Quốc Bảo (2002), “Tư tưởng giáo dục thân dân của Hồ Chí Minh qua ý
nghĩa một thông điệp”, Tạp chí Giáo dục, (số 2), tr. 7- 8.
8. Hoàng Chí Bảo (2011), “Dân chủ xã hội chủ nghĩa- Mục tiêu và động lực của
công cuộc đổi mới”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (số 8), tr. 14- 18.
9. Hoàng Chí Bảo (2005), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb. Lý luận
chính trị, Hà Nội.
10. Phạm Văn Bính (2007), Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005): Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai
đoạn 2006- 2020, Hà Nội.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết định về việc ban hành Quy chế thực
hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường,số 04/2000/QĐ- BGD&ĐT.
13. Bộ Chính trị TƯ Đảng (1998), Chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở, số 30/CT- TW, 18/2.
14. Bộ Chính trị TƯ Đảng (2002), Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, số 10- CT/TW.


15. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh dùng trong
các trường Đại học và cao đẳng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư 09/TT-BGD ĐT Quy định về thực
hiện công khai trong giáo dục.
17. Trịnh Văn Chính (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn
diện, Luận án Tiến sỹ Triết học, Hà Nội.

18. Phạm Hồng Chương (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Nxb. Lý luận
chính trị, Hà Nội.
19. Nguyễn Hữu Công (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người
toàn diện, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Ngô Huy Cương (2006), Dân chủ và pháp luật dân chủ, Nxb. Pháp lý, Hà Nội.
21. John Dewey (2010) (bản dịch của Phạm Minh Tuấn), Dân chủ trong giáo dục
Một dẫn nhập vào triết lý giáo dục, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
22. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Ban chấp hành TW Đảng lần thứ
8 khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết Ban chấp hành TW Đảng lần thứ
9 khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh một con người một dân tộc một thời đại
một sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
29. Phạm Văn Đồng (2010), Học Hồ Chí Minh chúng ta học gì?, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.


30. Trần Khánh Đức (2010): Giáo trình Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới,
Hà Nội.
31. Võ Nguyên Giáp (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Trần Văn Giàu (2010), Hồ Chí Minh vĩ đại một con người, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội.
33. Ngô Văn Hà (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng
đội ngũ giảng viên đại học hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đoàn Thanh Hải- Minh Tiến (2005): Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb.
Lao động, Hà Nội.
35. Bùi Hiền (2013) (chủ biên): Từ điển Giáo dục học, Nxb. Từ điển bách khoa,
Hà Nội.
36. Học viện Chính trị (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb. Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
37. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí
Minh (Hệ cao cấp Lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Tập bài giảng Chính trị học
(Hệ cao cấp Lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
39. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học
Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2008), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Nguyễn Văn Hộ (2002): “Về tính dân chủ trong nhà trường qua tìm hiểu tư
tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục, (số 30), tr.5-6
41. Ikeda Daisaku (2013), Thế kỷ XXI ánh sáng giáo dục, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
42. Lại Quốc Khánh (2010), Vấn đề chế độ dân chủ nhân dân trong tư tưởng Hồ
Chí Minh từ góc nhìn triết học, Tạp chí Cộng sản, (số 817), tr. 50- 55.
43. V.I.Lênin (2003), Bàn về dân chủ trong quản lý xã hội, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.


44. Trần Ngọc Linh (2000), Hồ Chí Minh với vấn đề dân chủ, Kỷ yếu Hội thảo
Khoa học kỷ niệm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội.
45. Phan Ngọc Liên (2007) (Biên soạn), Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb. Từ điển
Bách khoa.

46. Phan Ngọc Liên- Nguyên An: Hồ Chí Minh với giáo dục- đào tạo, Nxb. Từ
điển bách khoa, Hà Nội.
47. Võ Văn Lộc (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Mác, Ăngghen, Lênin, Xtalin: Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976.
49. Nguyễn Khắc Mai (1997), Dân chủ- di sản văn hóa Hồ Chí Minh, Nxb. Lao
động, Hà Nội.
50. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
60. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
61. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
64. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Hồ Chí Minh (1990): Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục, Nxb. Sự thật, Hà
Nội.
66. Nguyễn Đình Minh (2015), “Về vấn đề phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa” ,
Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (số 7), tr. 12- 14.


67. Nguyễn Thị Nga (2012) (chủ biên), Phát triển nền giáo dục Việt Nam trong
những thập niên đầu thế kỷ XX theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội.
68. Trần Quang Nhiếp (2006), Dân chủ với phát triển cộng đồng, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội.
69. Thái Ninh- Hoàng Chí Bảo (1991), Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ
nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
70. Nguyễn Tiến Phồn (1997), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện dân chủ”,
Tạp chí triết học, (6).
71. Phùng Hữu Phú (1995), Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
72. Phạm Ngọc Quang (1991), “Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự
nghiệp dân chủ hóa hiện nay”, Tạp chí Triết học, (3).
73. Đồng Văn Quân (2014), Thực hiện dân chủ trong nhà trường đại học nước ta
hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
74. Nguyễn Thế Thắng (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo
quản lý, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
75. Phạm Thành- Nguyễn Khắc Mai (1991), Tư tưởng Dân chủ của Hồ Chí Minh,
Nxb. Sự thật, Hà Nội.
76. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. Lý luận chính trị,
Hà Nội.
77. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg- Ban hành Điều lệ
trường đại học,
/>=1&mode=detail&document_id=177916
78. Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động
của Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
/>

79. Trường Đại học khoa học tự nhiên- Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh:
Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Trường Đại học khoa học tự
nhiên- Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
/>hanh_quy_che_thuc_hien_dan_chu_dh_khtn.pdf

80. Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh (2007),
Quy chế dân chủ trong hoạt động của trường Đại học khoa học xã hội và nhân
văn thành phố Hồ Chí Minh.
81. Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh: Quy chế thực hiện dân chủ
trong hoạt động của Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
/>article&id=516:q-quy-ch-thc-hin-dan-ch-trong-hot-ng-ca-trnghc&catid=11:vbqdquiche
82. Trường đại học Thủy lợi (1999): Quy chế thực hiện dân chủ trong Trường Đại
học Thuỷ lợi .
83. vi.wikiquote.org: />84. Phạm Xanh (2002), Hồ Chí Minh dân tộc và thời đại, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.



×