Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự ở hà nội hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.32 KB, 73 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
  
TRẦN VIẾT HẢI
NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Ở HÀ NỘI HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
1
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Thật vinh dự cho cá nhân tôi khi được tham gia học tập dưới mái
trường của Học viện Chính trị khu vực I vào đúng dịp nhà trường sôi nổi kỷ
niệm 60 năm thành lập. Thời gian học tập tuy rất ngắn ngủi nhưng tôi đã được
các thầy cô truyền đạt những kiến thức bổ ích thuộc nhiều lĩnh vực, giúp tôi
vững bước trên con đường hoạt động thực tiễn sau này.
Tôi xin trân trọng bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới các thầy cô
giáo, đặc biệt là Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thế Thắng - Trưởng khoa tư
tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực I, về sự nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại học viện cũng như quá trình
thực hiện, hoàn thiện bản luận văn tốt nghiệp về đề tài: “ Nâng cao đạo đức
nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự ở Hà Nội trong giai đoạn
hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng do thời gian ngắn và năng lực
có hạn, chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của các quý thầy cô để hoàn chỉnh hơn nữa những


nghiên cứu của mình.
Với những kết quả khiêm tốn, nhưng tôi hy vọng đề tài sẽ được ứng
dụng vào thực tiễn, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự ở
Hà Nội giỏi chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong
sạch về đạo đức, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp thi hành án dân sự trong giai
đoạn hiện nay.
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2014
Học viên

Trần Viết Hải
2
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 2
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁN BỘ THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Đạo đức
1.1.2. Đạo đức nghề nghiệp
1.1.3. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp
1.1.4. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thi hành án dân sự
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
1.2.1. Vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng
1.2.2. Một số phẩm chất đạo đức cơ bản của người cách mạng
1.2.3. Một số nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
1.3. Xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thi hành án dân sự dưới
ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
1.3.1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên do Bộ tư pháp ban hành
năm 2002

1.3.2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành tư
pháp ban hành năm 2012
1.3.3. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thi hành án dân sự dưới ánh sáng
tư tưởng Hồ Chí Minh
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở HÀ NỘI
2.1. Một vài nét khái quát về tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và địa giới hành chính
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
2.2. Vài nét khái quát về Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và các đơn vị
trực thuộc
2.2.1. Quá trình ra đời và phát triển
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
2.2.3. Cơ cấu tổ chức
2.3. Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thi hành án dân sự ở Hà
Nội từ khi có Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên năm 2002 đến nay
2.4. Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thi hành án dân sự Hà Nội hiện nay
2.4.1. Những ưu điểm
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
2.4.4 Một số vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ
cán bộ thi hành án dân sự ở Hà Nội
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC
3
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 3
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGHỀ NGHIỆP CHO CÁN BỘ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở HÀ NỘI
3.1. Phương hướng
3.2. Mục tiêu, yêu cầu
3.2.1. Mục tiêu

3.2.2. Yêu cầu
3.3. Các giải pháp
3.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản về giáo
dục đạo đức
3.3.2. Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phù hợp đặc
điểm của ngành thi hành án dân sự Hà Nội
3.3.3. Gắn với thực hiện Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp với phong trào học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
3.3.4. Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, hiệu lực quản lý của chính quyền và sự
phối hợp của các đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức
3.3.5. Nêu cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy Đảng, cơ quan, đoàn
thể trong công tác giáo dục đạo đức
3.3.6 Nâng cao ý thức tự giác, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ
thi hành án dân sự ở Hà Nội
3.3.7. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện giáo
dục đạo đức cho cán bộ thi hành án dân sự Hà Nội
3.3.8. Xây dựng và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua nâng cao đạo đức của
cán bộ thi hành án dân sự Hà Nội
3.3.9. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi biểu hiện vi phạm về
đạo đức trong cán bộ thi hành án dân sự ở Hà Nội
3.4. Một số kiến nghị
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 4
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
Việt Nam đang xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật
và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân lao động.
Để pháp luật được thực hiện có hiệu quả, các cơ quan tư pháp và cơ
quan bổ trợ tư pháp như Công an, Viện kiểm sát, Toà án, Thi hành án dân sự,
Luật sư, Công chứng, Giám định v,v, phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân
trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu
hiệu bảo vệ pháp luật, đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm, ngăn ngừa
các tranh chấp dân sự, kinh tế v,v. Cán bộ ngành tư pháp và bổ trợ tư pháp
phải làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của nhân dân.
Chính vì thế, xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh là một trong những
nội dung quan trọng của quá trình cải cách tư pháp. Nghị quyết 49-NQ/TW
ngày 02/5/2005 của Bộ chính trị “về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020” nêu mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất
là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm
pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức,
chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán
bộ” [5].
Để thực hiện mục tiêu nói trên trong thi hành án dân sự, một ngành còn
nhiều tồn tại, bức xúc, thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội như: tình trạng
án tồn đọng, khiếu nại tố cáo kéo dài, tình trạng cán bộ sa sút về phẩm chất
đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp v,v, thì giáo dục đạo đức cho cán bộ thi
hành án dân sự là một giải pháp hết sức quan trọng. Cũng như nhiều địa
phương trong cả nước, Hà Nội đang triển khai thực hiện Chuẩn mực đạo đức
5
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 5
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chấp hành viên, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên
chức ngành tư pháp, trên cơ sở đẩy mạnh học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tôi chọn đề tài “ Nâng cao đạo đức
nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự ở Hà Nội hiện nay
theo tư tưởng Hồ Chí Minh” là luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính
trị- hành chính.
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự ở
Hà Nội trong những năm gần đây. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tìm
nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế. Từ đó, đưa ra một số giải pháp
nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thi hành án dân sự Hà Nội trong
thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, đánh giá thực trạng đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thi hành
án dân sự ở Hà Nội, những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đạo đức nghề
nghiệp của cán bộ thi hành án dân sự ở Hà Nội dưới ánh sáng tư tưởng Hồ
Chí Minh.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
-Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thi hành án dân sự ở Hà
Nội
- Phương hướng, giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ
cán bộ thi hành án dân sự ở Hà Nội
2.4. Phạm vi nghiên cứu
6
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 6
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề đạo đức nghề nghiệp của cán bộ

thi hành án dân sự ở Hà Nội trong giai đoạn từ khi có chuẩn mực đạo đức
Chấp hành viên đến nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác -Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề
đạo đức.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, chú trọng các phương pháp logic, phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê,
tổng kết thực tiễn và kế thừa các công trình khoa học đã nghiên cứu.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Đạo đức nghề nghiệp cán bộ thi hành án dân sự dưới ánh
sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chương 2: Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thi hành án dân
sự ở Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của
đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự ở Hà Nội.
7
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 7
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I:
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁN BỘ THI HÀNH ÁN DÂN
SỰ DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,
quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm đánh giá, điều chỉnh cách ứng xử của con

người trong mối quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực
hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh từ dư luận xã hội.
Đạo đức là một phạm trù lịch sử, vận động không ngừng cùng quá trình
phát triển của xã hội loài người. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội,
đạo đức thuộc kiến trúc thượng tầng, chịu sự quy định của cơ sở hạ tầng.
Nhưng đạo đức cũng có tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Nếu hệ thống
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ, phù hợp với đời sống xã hội
thì sẽ có tác động tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển. Nếu ngược lại, nó sẽ
gây ra những tác động tiêu cực, cản trở sự phát triển của xã hội. Vì vậy, trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải biết kế thừa và phát triển những
giá trị đạo đức truyền thống phù hợp với xã hội ngày nay, đồng thời loại bỏ
những yếu tố không còn phù hợp, xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới.
Với cá nhân, ý thức và hành vi đạo đức mang tính bổn phận, diễn ra một
cách tự giác, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tinh thần bên trong. Đạo đức của
mỗi cá nhân chịu sự tác động của dư luận xã hội, sự kiểm tra của những người
khác trong xã hội, cũng như sự kiểm tra bởi bản thân.
Với xã hội, đạo đức có chức năng phản ánh tồn tại xã hội thông qua các
giá trị, chuẩn mực và các quy phạm điều chỉnh hành vi của con người. Những
vấn đề đang diễn ra, đặc biệt là những vấn đề bức xúc trong xã hội được thể
hiện rõ nét trong đạo đức xã hội.
8
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 8
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Với chức năng giáo dục, chuẩn mực đạo đức đã được tập thể và cộng
đồng chấp nhận tác động vào ý thức và hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, để
mỗi cá nhân tự rèn luyện, hoàn thiện nhân cách theo chuẩn mực đó. Mặt khác,
trong quá trình nhận xét và đánh giá hành vi đạo đức của những người khác,
cá nhân cũng thay đổi hành vi của mình để chuẩn mực đạo đức chung trong
xã hội ngày càng hoàn chỉnh.
Với chức năng điều chỉnh, chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi của

mỗi cá nhân trong mối quan hệ với những người khác. Trong xã hội, quan
niệm và hành vi đạo đức của người này có tác động đến người khác và ngược
lại. Những chuẩn mực đạo đức được cộng đồng và toàn xã hội thừa nhận là
công cụ quan trọng để điều khiển hoạt động chung của cộng đồng bên cạnh
pháp luật và những chuẩn mực khác.
1.1.2. Đạo đức nghề nghiệp
Trong xã hội có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau. Đạo đức nghề nghiệp
là đạo đức được hình thành trên cơ sở hoạt động nghề nghiệp của một nhóm
người, một tổ chức người nhất định.
Đạo đức nghề nghiệp là một khái niệm nằm trong nội hàm của khái
niệm đạo đức, là những chuẩn mực mà người hành nghề phải tự nguyện thực
hiện theo lương tâm, trách nhiệm của mình, mang tính đặc thù của mỗi ngành,
mỗi lĩnh vực. Ăngghen đã từng nói: trong thực tế, mỗi một giai cấp và ngay
cả mỗi một nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình.
Đạo đức nghề nghiệp không phải là chuẩn mực bắt buộc chung cho mọi
người mà chỉ có giá trị đối với những người làm nghề nghiệp đó. Bởi vì do
quy luật sinh tồn và phát triển không đồng đều nên mỗi ngành nghề khác nhau
có tính chất khác nhau, đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người
làm nghề có sự khác nhau, không ai có thể đánh đồng được.
Cần chú ý rằng, mặc dù có đặc thù riêng nhưng đạo đức nghề nghiệp
phải mang đầy đủ các yếu tố của đạo đức xã hội, không được trái đạo đức xã
9
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 9
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
hội và trong thực tế, không phải nghề nào cũng đặt đạo đức nghề nghiệp
thành những quy tắc để điều chỉnh hành vi của người hành nghề.
1.1.3. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành
tư pháp.
“Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền góp phần thực
hiện chế độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi của nhân dân, bảo vệ chế

độ dân chủ ”( 3, tr.379]
Ngành tư pháp là một ngành đặc biệt trong xã hội, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục
pháp luật; quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính,
hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước trong hoạt động
quản lý hành chính, thi hành án và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả
nước, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp là cán bộ, công chức, viên
chức làm việc trong các cơ quan trực thuộc ngành dọc của Bộ tư pháp, từ
trung ương đến địa phương. Hoạt động nghề nghiệp của cán bộ, công chức,
viên chức ngành tư pháp có một số đặc thù như sau:
Đặc thù thứ nhất: Pháp luật là chuẩn mực, là nội dung và phương tiện
hoạt động của các cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp.
Đặc thù thứ hai : Tính chuyên môn, nghiệp vụ cao.
Đặc thù thứ ba: Tính độc lập và chế độ trách nhiệm cá nhân cao.
Đặc thù thứ tư: Hoạt động nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên
chức ngành tư pháp đòi hỏi một bản lĩnh chính trị vững vàng, sự hiểu biết
tổng hợp về các khoa học xã hội, khoa học tâm lý, vốn sống và kinh nghiệm
đối nhân, xử thế.
Những đặc thù đó ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng đạo đức nghề
nghiệp cho những người hoạt động trong ngành tư pháp. Đạo đức nghề
nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp là tập hợp các nguyên
10
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 10
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
tắc, chuẩn mực đạo đức nhằm điều chỉnh, kiểm soát, đánh giá và định hướng
hành vi của của cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp trong quá trình
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
1.1.4. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự là một lĩnh vực thuộc ngành tư pháp. Hoạt động thi
hành án là công đoạn cuối cùng đảm bảo cho bản án, quyết định của tòa án
được chấp hành, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, quyền và
lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và công dân, đảm bảo nguyên tắc pháp
chế trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa.
Trách nhiệm tổ chức thi hành án được giao cho các cán bộ thi hành án
dân sự, bao gồm các Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án mà
trung tâm là Chấp hành viên. Theo Điều 17 Luật thi hành án dân sự năm
2009 thì Chấp hành viên là công chức được nhà nước giao nhiệm vụ thi hành
các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành. Chấp hành viên có ba ngạch là
Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.
Điều kiện để bổ nhiệm Chấp hành viên là: “Công dân Việt Nam trung
thành với tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình
độ cử nhân Luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì
có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên”[7, tr 15].
Việc bổ nhiệm Chấp hành viên phải thông qua thi tuyển. Bộ tư pháp tổ
chức thi tuyển Chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.
Nội dung và hình thức thi tuyển Chấp hành viên theo quy định của Bộ trưởng
Bộ tư pháp. Người tham dự thi tuyển Chấp hành viên cần phải có đủ tiêu
chuẩn theo quy định và phải được cơ quan thi hành án dân sự cử đi thi.
Thẩm tra viên là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh
vực thẩm tra thi hành án dân sự, giúp thủ trưởng cơ quan trực tiếp thực hiện
việc thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, thẩm tra xác minh những
11
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 11
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan
quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự.
Thư ký thi hành án là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân

sự, có trách nhiệm giúp Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp
thực hiện các trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, hoặc giúp Thẩm tra viên
chính, Thẩm tra viên cao cấp thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã
và đang thi hành án, thẩm tra, xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố
cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Hoạt động nghề nghiệp của cán bộ thi hành án dân sự có những đặc thù
riêng, đó là:
- Cán bộ thi hành án dân sự phải thi hành đúng bản án, quyết định của
toà án. Để làm được việc đó, họ phải nắm chắc pháp luật về thi hành án, có
nghiệp vụ kỹ năng thi hành, đồng thời phải tự giác thực hiện công việc được
giao theo đúng lương tâm, trách nhiệm của mình.
- Hoạt động nghề nghiệp của cán bộ thi hành án dân sự là hoạt động đưa
bản án được toà án xét xử vào hiện thực. Sự chống đối của đương sự sẽ quyết
liệt hơn bao giờ hết khi thực sự phải từ bỏ quyền lợi của mình nên nếu người
cán bộ thi hành án không thực sự có bản lĩnh nghề nghiệp, không hiểu biết
tâm lý, không biết ứng xử và giải quyết các mối quan hệ xã hội thì sẽ rất dễ
chùn bước, hoặc áp lực làm họ thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao.
- Trong quá trình hoạt động, cán bộ thi hành án dân sự phải phối hợp với
rất nhiều cơ quan hữu quan. Đó là UBND các cấp, các cơ quan tư pháp, bảo
hiểm, ngân hàng, kho bạc v,v. Đồng thời, hoạt động của họ dễ bị tác động bởi
nhiều mối quan hệ phức tạp.
Những đặc thù nói trên đòi hỏi cán bộ thi hành án dân sự phải đáp ứng
những yêu cầu, chuẩn mực cao về đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp
của cán bộ thi hành án dân sự là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo
đức nhằm điều chỉnh, kiểm soát, đánh giá và định hướng hành vi của cán bộ
thi hành án dân sự trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
12
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 12
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

1.2.1. Vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh là một trong những vị lãnh tụ bàn về đạo đức nhiều nhất.
Những quan điểm của người về vấn đề đạo đức tập trung ở những bài viết, bài
nói ngắn gọn, cô đọng, theo phong cách phương Đông rất gần gũi, quen thuộc
với người Việt Nam. Đồng thời, cuộc đời người là tấm gương sáng về thực
hành đạo đức cho toàn Đảng, toàn dân noi theo.
Kế thừa và phát triển khái niệm đạo đức vô sản của Mác- Ăngghen,
đạo đức cộng sản của Lênin, Hồ Chí Minh nêu ra khái niệm đạo đức cách
mạng. Người cho rằng: “ Nói tóm tắt thì đạo đức cách mạng là: quyết tâm
suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt nhất. Ra
sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối
chính sách của Đảng, đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên
trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân
dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi công
việc. Ra sức học tập Chủ nghĩa Mác- Lênin, luôn luôn dùng phê bình và tự
phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng
chí của mình tiến bộ”[1, t.9, tr.285]. “Đạo đức cách mạng là hòa mình với
quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý
kiến của quần chúng. Do lời nói và việc làm, đảng viên, đoàn viên và cán bộ
làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, đoàn kết quần chúng chặt chẽ xung
quanh Đảng, tổ chức, tuyên truyền và động viên quần chúng hăng hái thực
hiện chính sách, nghị quyết của Đảng” [1, t.9, tr.287].
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng“ Không phải là đạo đức thủ
cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân,
mà vì lợi ích chung của đảng, của dân tộc, của loài người. Nó có vai trò vô
cùng quan trọng đối với xã hội và đối với con người” [2, tr.10]. Đạo đức cách
mạng hoàn toàn trái ngược với đạo đức cá nhân chủ nghĩa ích kỷ cực đoan
của giai cấp tiểu tư sản, kìm kẹp con người trong vòng gia trưởng luẩn quẩn
13
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 13

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
nhỏ bé. Đồng thời, nó xa lạ với đạo đức tôn giáo luôn bó buộc con người cam
chịu, chấp nhận số phận an bài, để hướng về cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi từ
giã cuộc sống thực tại. Đạo đức cách mạng khác với đạo đức cũ ở chỗ: “đạo
đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới
như người hai chân đứng vững, đầu ngửng lên trời” [2, tr.19]. Đạo đức cũ do
giai cấp thống trị ở địa vị ông chủ đặt ra và bắt người dân ở thân phận đầy tớ
thực hiện. Còn đạo đức mới là đạo đức theo hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân, đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động và cả dân tộc.
Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức là gốc của người cách mạng. Người ví
đạo đức của người cách mạng như cái gốc của cây, như ngọn nguồn của sông
suối“ Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có
đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân” [2, tr.11]. Đạo đức là gốc của người cách mạng, bởi vì đức là cơ sở của
trí, từ đó người cách mạng giác ngộ, trung thành với lý tưởng cách mạng. Đức
là cơ sở của tài, làm cho tài hướng thiện. Đức còn là động lực mạnh mẽ để
người cách mạng vượt qua khó khăn, gian khổ, cám dỗ để hoàn thành nhiệm
vụ.
Quan điểm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không phải là tuyệt đối
hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài, mà người cách mạng phải có cả đức và tài để
hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Phẩm chất và năng lực phải luôn đi đôi với
nhau, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia:“ Có tài phải có đức. Có tài
không có đức, tham ổ hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông
bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được cho ai” [1, t.8, tr. 184] .
Đạo đức là gốc và là nền tảng của người cách mạng. Trong tác phẩm
“Đường kách mệnh”, người đã viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ
thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một sự
nghiệp nặng nề, một cuộc đấu tranh rất lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới
gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng

14
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 14
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [1, t.5, tr
253].
Vì là gốc, là nền tảng, nên đạo đức tạo thành sức mạnh của người cách
mạng,“ mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức
cách mạng hay là không” [1, t.7, tr. 480]. Đạo đức cách mạng giúp con người
vững vàng trong mọi khó khăn, dũng cảm đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng
của Đảng. Người cho rằng có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian
khổ, thất bại không rụt rè lùi bước, khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ
vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, “lo hoàn thành nhiệm vụ cho
tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu,
không kiêu ngạo, không hủ hóa” [1, t.1, tr. 446].
1.2.2. Một số phẩm chất đạo đức cơ bản của người cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, những chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất của người
Việt Nam trong thời đại mới bao gồm những phẩm chất cơ bản sau:
* Trung với nước, hiếu với dân:
Tư tưởng trung hiếu là phạm trù cốt lõi của đạo đức phong kiến mà đạo
Nho đã đặt ra. Đạo Nho dạy người quân tử phải trung quân ái quốc, tức là
phải trung thành với nhà vua “ Vua bảo thần tử, thần bất tử bất trung”. Còn
trong phạm vi gia đình, đối với cha mẹ, ông bà, người trên của mình phải hết
lòng thờ kính, vâng lời, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” là giữ tròn đạo hiếu.
Kế thừa và phát triển những điểm tích cực của Nho giáo, Hồ Chí Minh vẫn sử
dụng khái niệm trung hiếu với ý nghĩa là bổn phận, trách nhiệm, nhưng người
đã thổi vào đó một ý nghĩa hoàn toàn mới. Theo Người “ Đạo đức ngày nay
cao rộng hơn, không phải chỉ có hiếu với cha mẹ, mà trung với nước, hiếu với
dân” [1, t,12, tr.58]. Trung với nước là tuyệt đối trung thành với tổ quốc và
nhân dân, với Đảng và cách mạng. Còn hiếu nghĩa là mỗi người không chỉ
hiếu với cha mẹ mình, mà còn phải có lòng hiếu thảo với cha mẹ bạn bè, anh

em, đồng chí, đồng bào của mình. Người cán bộ đảng viên phải hết lòng
thương yêu nhân dân, lấy dân làm gốc, gắn bó chặt chẽ với nhân dân.
15
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 15
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Với luận điểm này, Hồ Chí Minh đã làm một cuộc cách mạng trong
lĩnh vực đạo đức. Người đã gạt bỏ đi cái cốt lõi nhất trong Nho giáo là lòng
trung thành tuyệt đối với ông vua phong kiến, mà đưa vào đó tư tưởng nước
là của dân, dân là chủ đất nước, trung với nước là trung với nhân dân, vì lợi
ích của nhân dân.Vì thế, trung với nước. hiếu với dân là phẩm chất đạo đức
hàng đầu của người cách mạng.
* Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư:
Cần cù có nghĩa là chăm chỉ, siêng năng. Song chữ cần trong tư tưởng
Hồ Chí Minh còn có nội dung rộng hơn, mới hơn. Đó là trong lao động, học
tập, sản xuất, chiến đấu đều phải biết thực hiện bền bỉ, siêng năng, lao động
có kế hoạch, sáng tạo, với tinh thần tự giác, tự lực cánh sinh, không lười
biếng, không ỷ lại dựa dẫm, đảm bảo năng suất, chất lượng cao.
Kiệm không có nghĩa là hà tiện, dè xẻn mà là biết chi tiêu một cách
khoa học, hiệu quả để tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền
của của nhân dân, của đất nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái
nhỏ, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình
thức.
Cần luôn phải đi đôi với kiệm giống như hai chân của con người. Cần
mà không kiệm chẳng khác nào gió vào nhà trống, nước đổ vào thùng không
đáy, kết cục không lại hoàn không. Kiệm mà không cần thì sản xuất ít, không
đủ dùng, không tăng thêm, không phát triển. Vì lẽ đó, người luôn kêu gọi phải
tiết kiệm, tăng gia sản xuất.
Liêm là trong sạch, không tham lam, tôn trọng giữ gìn của công và của
dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân.
Người có chức, có quyền, trong điều kiện quản lý, giám sát có sơ hở cũng

không tham ô, cậy quyền, không tham nhũng, không quấy nhiễu nhân dân,
vẫn giữ gìn của công, vẫn sống thanh bạch.
Chính là không tà, ngay thẳng, đúng đắn, không nịnh hót trên, không
nạt nộ dưới. Việc đúng, việc thiện dù nhỏ cũng làm, việc sai dù nhỏ cũng
16
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 16
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
tránh. Dám ủng hộ cái đúng, cái mới vì tiến bộ xã hội, dù có thiệt thòi cho bản
thân mình. Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính, giống như cây cần có gốc
rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Tự mình phải chính trước,
mới giúp được người khác chính. Bản thân không chính mà muốn người khác
chính là vô lý.
Hồ Chí Minh coi cần kiệm liêm chính là bốn đức cơ bản của người
cách mạng. Trong tác phẩm “ Cần, kiệm, liêm, chính”, người viết:
“ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần , Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người” [2, tr.40]
Ngoài bốn đức cần kiệm liêm chính, người cách mạng còn phải chí
công vô tư. Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không có lòng
riêng, thiên tư, thiên vị. Chí công vô tư là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ
đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích cách
mạng. Nhất là trong công tác lãnh đạo, quản lý, trong công tác tổ chức cán bộ,
trong ngành bảo vệ luật pháp thì càng phải chí công vô tư, phải chiến thắng
được chủ nghĩa cá nhân.
Cần kiệm liêm chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công
vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì đương nhiên sẽ thực hiện được cần kiệm
liêm chính. Theo Hồ Chí Minh, khi đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày

càng ít đi, và người cách mạng sẽ có thêm nhiều đức tính tốt đẹp khác như
Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Tín
* Thương yêu con người, sống có tình nghĩa:
Yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát
từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của
nhân loại và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Ở Hồ Chí Minh, thương yêu con
17
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 17
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
người là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất, thể hiện mối quan hệ giữa
cá nhân với cá nhân và cá nhân đối với xã hội. Tình yêu thương con người ở
Hồ Chí Minh không chung chung, trừu tượng mà là tình yêu rộng lớn dành
cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột. Tình
yêu đó gắn liền với mục tiêu nước nhà được hoàn toàn độc lập, ai cũng có tự
do, hạnh phúc, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Thương yêu con người ở Hồ Chí Minh là phải tin vào con người, với
mình thì nghiêm khắc, với người thì khoan dung, độ lượng, kể cả đối với
những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm.
Yêu thương con người là phải giúp con người ngày càng tốt hơn, tiến
bộ hơn. Vì vậy, phải thực hiện phê bình và tự phê bình chân thành, giúp nhau
sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, không ngừng tiến bộ.
Yêu thương con người với người cách mạng là phải biết đấu tranh và
dám dấn thân để đấu tranh giải phóng con người theo lý tưởng của Chủ nghĩa
Mác- Lênin.
* Tinh thần quốc tế trong sáng:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu
nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Người quan niệm:
“ Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em”[1, t.10, tr.195]
Người có đạo đức cách mạng không chỉ phấn đấu thực hiện đoàn kết

dân tộc, mà còn phải đoàn kết với các lực lượng cách mạng và những người
tiến bộ trên thế giới, nhằm hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của dân tộc mình,
đồng thời làm tốt nghĩa vụ quốc tế, vì mục tiêu chung là giải phóng con người
khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Đoàn kết
quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước chân chính. Chủ nghĩa yêu nước
chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện
của chủ nghĩa sôvanh, hẹp hòi, kỳ thị dân tộc.
1.2.3. Một số nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
18
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 18
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Để xây dựng đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đã đề ra một số nguyên
tắc cơ bản để tự mình rèn luyện và động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân
cùng thực hiện. Đó là:
* Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức:
Người cho rằng, đối với người phương Đông, một tấm gương sống còn
có giá trị lớn hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Vì vậy, đối với mỗi
người, lời nói phải đi đôi với việc làm, nói ít làm nhiều, tránh nói mà không
làm, nói một đằng làm một nẻo. Nói đi đôi với làm sẽ đem lại hiệu quả thiết
thực cho bản thân và có tác dụng đối với người khác, đồng thời là biện pháp
hữu hiệu để chống lại thói đạo đức giả.
Nói đi đôi với làm là một sự nêu gương tốt, gương tốt với tính cụ thể và
hiện thực, có sự hấp dẫn và có tính giáo dục cao. Vì vậy, Hồ Chí Minh không
chỉ giáo dục cấp trên phải làm gương cho cấp dưới, thủ trưởng làm gương cho
nhân viên, đảng viên làm gương cho quần chúng, cha mẹ làm gương với con
cái, thầy cô gương mẫu với học sinh v,v, mà bản thân người cũng luôn làm
tấm gương mẫu mực để mọi người noi theo.
* Xây đi đôi với chống:
Trong mỗi con người đều tồn tại cái thiện và cái ác, cái xấu và cái tốt,
nên xây dựng con người mới là phải làm cho cái thiện, cái tốt nảy nở như hoa

mùa xuân, còn cái xấu, cái ác bị loại trừ. Để làm được điều đó thì xây phải đi
đôi với chống, chống nhằm mục đích để xây.
Muốn xây phải chống, người khẳng định:“ Phải kiên quyết quét sạch
chủ nghĩa cá nhân,phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh
trong đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình
cán bộ, đảng viên. Chế độ sinh hoạt của Chi bộ phải nghiêm túc. Kỷ luật của
Đảng phải nghiêm minh. Công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ” [1, t.12,
tr. 439]
Chống là nhằm để xây. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục cán
bộ, đảng viên về mục tiêu, lý tưởng, đường lối, chính sách của Đảng, về
19
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 19
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
nhiệm vụ và đạo đức của người cán bộ, đảng viên, làm cho cán bộ đảng viên
thấm nhuần những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Hồ Chí Minh
cũng đã cụ thể hóa các phẩm chất đạo đức cơ bản đối với từng giai cấp, tầng
lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp, nhóm xã hội để mọi người rèn luyện.
Xây và chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời cần phát huy vai trò của
dư luận xã hội, tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê
phán cái xấu, phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người, để mọi
người tự giác nhận thấy trách nhiệm luôn phải trau dồi đạo đức cách mạng.
* Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời:
Việc tu dưỡng đạo đức là bền bỉ, thường xuyên, suốt đời như người ta
rửa mặt hàng ngày. Người nói:“ Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa
xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng
cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [1, t.9,
tr. 293]
Tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng vì con người ta không phải là
thánh thần, ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt. Vấn đề là phải tự
nhìn thẳng vào con người mình, không tự huyễn hoặc, lừa dối để thấy rõ cái

hạn chế của mình, thông qua phương thức phê bình và tự phê bình. Từ đó,
quyết tâm khắc phục, sửa chữa.
Việc tu dưỡng phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong
đời tư cũng như trong công tác, sinh hoạt cộng đồng và trong các mối quan
hệ. Đó là công việc phải thực hiện suốt đời, nếu không “Một dân tộc, một
Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại có sức hấp dẫn lớn không
nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu
lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [1, t.12, tr.547]
Có thể nói, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là kết tinh của đạo đức
truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, dưới ánh sáng của Chủ
nghĩa Mác- Lênin. Nó mang đậm bản chất của giai cấp công nhân và quần
chúng nhân dân lao động. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức hành động.
20
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 20
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Người là tấm gương sáng chói về thực hành đạo đức. Đồng thời, người truyền
bá những tư tưởng đạo đức đó không chỉ trong nhân dân Việt Nam mà góp
phần truyền bá tới nhân dân các nước trên thế giới. Điều này có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc đưa những tư tưởng của nền đạo đức mới thành hệ giá
trị chuẩn mực vào trong đời sống xã hội.
1.3. Xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thi hành
án dân sự dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
1.3.1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên do Bộ tư
pháp ban hành năm 2002
Như chúng ta đã biết, trung tâm của hoạt động thi hành án dân sự là
Chấp hành viên, vì Chấp hành viên là người trực tiếp được giao hồ sơ thi
hành án. Quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên thường xuyên phải
đối mặt với những cám dỗ vật chất, những hiểm nguy rình rập, đe dọa đến sức
khỏe và tính mạng. Để có thể vượt qua được những cám dỗ, khó khăn, bản
thân mỗi Chấp hành viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để trau dồi

phẩm chất đạo đức. Bên cạnh đó, họ cũng rất cần một ngọn đèn soi sáng, một
kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho họ trên con đường chông gai của nghề thi
hành án.
Chính vì vậy mà từ năm 2002, Bộ trưởng Bộ tư pháp đã ban hành Quyết
định số 51/2002/QĐ-BTP ngày 27/2/2002 về “ Chuẩn mực đạo đức Chấp
hành viên”. Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên được xây dựng trên cơ sở
những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, về đạo đức
của người cán bộ thi hành pháp luật, phù hợp với thực tế của nghề thi hành
án. Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên đã quy định một số nội dung cụ thể
sau:
- Không tham gia việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế,
thương mại với đương sự.
- Không được thi hành các vụ việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của
bản thân và người thân thích.
21
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 21
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Không tham gia vào những việc bị coi là trái đạo đức, thuần phong mỹ
tục của dân tộc.
- Không uống bia, rượu hoặc ở tình trạng say bia, rượu trong giờ làm
việc, khi tiếp xúc với đương sự; say bia, rượu ở nơi công cộng.
- Không tiếp đương sự ngoài trụ sở cơ quan thi hành án (trừ những nơi
liên quan đến việc tổ chức thi hành án).
- Không lợi dụng ảnh hưởng của mình với đương sự để mưu lợi cá nhân,
như nhờ vả những công việc có liên quan đến đương sự hoặc những công việc
gây phiền hà cho đương sự, ép đương sự làm những việc sai quy định.
-Không mua, môi giới mua bán tài sản hoặc thông qua những người thân
thích để mua, môi giới mua bán tài sản liên quan đến vụ việc do mình hoặc cơ
quan thi hành án đang giải quyết.
- Không nhận tiền, lợi ích vật chất của đương sự dưới hình thức biếu,

tặng, cho hoặc bồi dưỡng (kể cả trường hợp đương sự tự nguyện).
Chuẩn mực đạo đức cũng đặt ra những yêu cầu lớn đối với hoạt động
nghiệp vụ của Chấp hành viên. Điều này thể hiện ở việc quy định rõ trách
nhiệm, lương tâm của Chấp hành viên đối với việc thi hành án.
Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên cũng quy định các yêu cầu trong
ứng xử của Chấp hành viên. Ở khía cạnh này, Chấp hành viên cũng phải thể
hiện là người có văn hoá, gần gũi với dân, hiểu được những tâm tư, hoàn cảnh
và nguyện vọng của họ để có cách ứng xử vừa đúng pháp luật, vừa đúng đạo
lý.
Ngoài ra, Chuẩn mực cũng đề ra các tiêu chuẩn về đạo đức của Chấp
hành viên trong đời thường như phải tuân thủ, xử sự phù hợp với các chuẩn
mực chung của xã hội, nhưng cũng phải là người có lối sống, phong cách của
người “công bộc” của dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh với các đức tính cần
kiệm, liêm chính, giản dị. Mặt khác, Chấp hành viên cũng phải nêu cao đạo
đức, tác phong của mình tới các thành viên trong gia đình, tạo cho họ thói
quen, nếp sống văn hoá, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật.
22
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 22
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Cần chú ý đối tượng điều chỉnh của Chuẩn mực này là các Chấp hành
viên. Thời điểm này, Bộ tư pháp chưa có chuẩn mực chung cho tất cả cán bộ
thi hành án dân sự. Điều này xuất phát từ quan điểm coi Chấp hành viên là
trung tâm của hoạt động thi hành án.
1.3.2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên
chức ngành tư pháp ban hành năm 2012
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong
những vấn đề được ngành tư pháp quan tâm đặc biệt trong suốt quá trình phát
triển của mình. Ngay từ năm 1949, tại Hội nghị tư pháp toàn quốc, ngành tư
pháp đã thảo luận và ra quyết nghị học tập Hồ Chí Minh về quan điểm nhân
dân, về chính sách đại đoàn kết, về phương pháp làm việc và về tác phong Hồ

Chí Minh.
Cùng với yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền,
triển khai các giải pháp thực hiện “ Cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2006 và ‘
Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị, Bộ
trưởng Bộ tư pháp đã ban hành Quyết định số 2659/QĐ-BTP ngày
03/10/2012 về “ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức,
viên chức ngành tư pháp”. Quyết định này được áp dụng đối với tất cả cán
bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp, nên đương nhiên cũng được áp dụng
đối với toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức của ngành thi hành án dân sự. Đây
là phương châm, kim chỉ nam cho mọi hoạt động nghề nghiệp của cán bộ,
công chức, viên chức ngành tư pháp; thể hiện tập trung nhất những nội dung,
yêu cầu mà cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp cần học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nội dung đạo
đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành tư pháp gồm 5
chuẩn mực sau:
23
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 23
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
“Thứ nhất: Với Tổ quốc - Trung thành, phấn đấu vì “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”
Chuẩn mực này yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp
phải trung thành với tổ quốc, tích cực tham gia đấu tranh về mặt pháp lý nhằm
bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; bền
bỉ đóng góp trí tuệ, công sức, tham gia hoạch định chính sách, xây dựng pháp
luật, thực hiện công tác tư pháp, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát
triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; tuân thủ, vận dụng sáng tạo các nguyên

tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong xây dựng pháp luật, hoạt
động tư pháp.
“ Thứ hai: Với nhân dân - Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân; phục
vụ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân”
Chuẩn mực này thể hiện đặc trưng của công tác tư pháp là thường xuyên
trực tiếp giải quyết các yêu cầu hàng ngày của tổ chức, cá nhân nhằm bảo
đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của người dân. Nội dung
chuẩn mực “gần dân, hiểu dân, học dân” thể hiện yêu cầu về thái độ ứng xử
của cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp trong quan hệ với nhân dân.
Nó đòi hỏi cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp phải nắm vững quan
điểm vì dân, tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân; biết dựa vào dân,
sát với dân, xây dựng niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với công tác tư
pháp; phải xây dựng được nền tư pháp vì dân, phát huy vai trò của các chức
danh tư pháp, tạo cơ chế pháp lý đầy đủ, thuận tiện, hữu hiệu để nhân dân sử
dụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; trong quá trình thực hiện công
việc phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sống và làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật; phải kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
24
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 24
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
“ Thứ ba: Với công tác tư pháp - Trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ
cương, phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”
Chuẩn mực này nhấn mạnh yêu cầu về nguyên tắc, phương pháp thực
hiện công tác tư pháp với nhiều đặc trưng so với các hoạt động quản lý nhà
nước khác, đó là: có phạm vi rộng, tính chất phức tạp, thể hiện từ việc tham
gia hoạch định chính sách, xây dựng, hoàn thiện pháp luật, tạo lập hành lang
pháp lý, đến tham mưu áp dụng pháp luật, trực tiếp thi hành pháp luật và thực
hiện các hoạt động chuyên môn có tính tác nghiệp; từ tham gia bảo vệ lợi ích
quốc gia, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, đến trực tiếp phục vụ lợi

ích của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp
phải luôn tận tâm, tận lực, bền bỉ, kiên trì, không qua loa, đại khái; tranh thủ
sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp, ủng hộ của các cấp, các ngành và
nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể là phải làm tròn nhiệm vụ, trung
thực trong công tác; không quản ngại khó khăn, gian khổ, hết lòng, hết sức
với công việc; không ngừng học tập, nâng cao nhận thức chính trị - pháp lý,
thành thạo kỹ năng nghề nghiệp; chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm; luôn tìm tòi, phát hiện cái mới, cách thức mới để thực hiện tốt
hơn công tác tư pháp; giữ nghiêm kỷ cương phép nước, lấy pháp luật làm
chuẩn mực để xử lý công việc. Đồng thời, phải khách quan, công tâm, không
nể nang, né tránh, bao che trong thực hiện công tác tư pháp.
“ Thứ tư: Với đồng nghiệp - Đoàn kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến bộ”
Chuẩn mực này yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp
phải chân thành, trung thực, thẳng thắn, có tinh thần đồng chí thương yêu
giúp đỡ lẫn nhau; góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất, vững
mạnh, hoàn thành nhiệm vụ; không cục bộ, chia rẽ, bè phái, tranh công đổ lỗi,
đùn đẩy trách nhiệm.
“Thứ năm: Với bản thân - Nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tôn
pháp luật”
25
5Ngêi thùc hiÖn - häc viªn : TrÇn ViÕt H¶i - Líp B11 25

×