Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa khoa học về cải cách thủ tục hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.35 KB, 85 trang )

KHO BẠC NHÀ NƯỚC

KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG

ĐỀ TÀI KHOA HỌC
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC
LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG


KHO BẠC NHÀ NƯỚC

KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG

ĐỀ TÀI KHOA HỌC
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC
LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG

Chủ nhiệm: Th.S. NGUYỄN BÁ TOÀN
Phó trưởng phòng Thanh tra, kiểm tra
Thư ký : CN. HỒ THỊ NHÂM
Chuyên viên Phòng Giao dịch
Thành viên tham gia:
- CN. TRƯƠNG TIẾN DŨNG
Phó trưởng Phòng Thanh tra, kiểm tra
- CN. LÊ MINH SÁNG
Chuyên viên Phòng Thanh tra, kiểm tra
- CN. TRẦN VĂN TÂM
Chuyên viên Phòng Thanh tra, kiểm tra


Đăk Nông - Năm 2016


(I)

PHẦN I ...............................................................................1
MỞ ĐẦU.............................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................4
7. Kết cấu của đề tài............................................................4
PHẦN II .............................................................................6
NỘI DUNG..........................................................................6
CHƯƠNG 1.........................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC.........6
1.1. Thủ tục hành chính......................................................6
1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính nhà nước.............6
1.1.2. Phân loại thủ tục hành chính...............................6
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành
chính................................................................................6
1.1.4. Thành phần của thủ tục hành chính....................7
1.1.5. Kiểm tra thủ tục hành chính nhà nước................7


(II)


1.1.6. Nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong thực hiện
thủ tục hành chính nhà nước.........................................7
1.1.7. Thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
của Kho bạc Nhà nước...................................................8
1.2. Cải cách thủ tục hành chính.......................................8
1.2.1. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính................8
1.2.2. Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính..................8
1.2.3. Phương thức cải cách thủ tục hành chính...........8
1.2.4. Nội dung cải cách thủ tục hành chính.................9
1.2.5. Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động
nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước................................10
1.2.6. Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính trong
hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước...............11
1.3. Cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu,
chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước.............11
1.3.1. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chi
ngân sách nhà nước......................................................11
1.3.2. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu
ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước ..............11
1.4. Tiêu chí đánh giá công tác cải cách thủ tục hành
chính..................................................................................11
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng ......................................11
1.5.1. Nhân tố bên trong...............................................11
1.5.2. Nhân tố bên ngoài...............................................11


(III)

1.6. Kinh nghiệm cải cách hành chính quốc tế, bài học

cho Việt Nam.....................................................................12
1.6.1. Kinh nghiệm quốc tế ..........................................12
1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam .........12
1.7. Kết quả cải cách hành chính một số ngành, bài học
cho hệ thống Kho bạc Nhà nước......................................12
1.7.1. Kết quả cải cách hành chính một số ngành.......12
1.7.2. Bài học cho hệ thống Kho bạc Nhà nước...........12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................12
CHƯƠNG 2.......................................................................13
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
ĐĂK NÔNG......................................................................13
2.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Đăk Nông.............13
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước
Đăk Nông......................................................................13
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc
Nhà nước Đăk Nông.....................................................13
2.1.2.1. Chức năng của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông
...................................................................................13
2.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước
Đăk Nông...................................................................13
2.1.2.3. Kết quả hoạt động chủ yếu của Kho bạc Nhà
nước Đăk Nông trong thời gian qua...........................13


(IV)

2.2. Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính
trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho

bạc Nhà nước Đăk Nông...................................................13
2.2.1. Những vấn đề chung..........................................13
2.2.1.1. Đối tượng khách hàng giao dịch....................13
2.2.1.2. Phân cấp trong thực hiện thủ tục hành chính. 14
2.2.2. Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính
trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà
nước Đăk Nông.............................................................15
2.2.2.1. Cải cách thủ tục thanh toán các khoản chi ngân
sách nhà nước có tính chất chi thường xuyên.............15
2.2.2.2. Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư và vốn
sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước....................16
2.2.2.3. Cải cách thủ tục thanh toán vốn ngoài nước. .20
2.2.2.4. Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư thuộc
nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn..................23
2.2.2.5. Cải cách thủ tục thanh toán vốn các chương
trình mục tiêu quốc gia ..............................................25
2.2.2.6. Cải cách thủ tục thanh toán vốn đầu tư dự án
bảo vệ và phát triển rừng............................................28
2.2.2.7. Cải cách thủ tục thanh toán vốn trái phiếu
Chính phủ cho các dự án đầu tư.................................30
2.2.2.8. Cải cách thủ tục thanh toán chi phí quản lý dự
án...............................................................................30
2.2.2.9. Cải cách thủ tục thanh toán đối với dự án quy
hoạch..........................................................................32
2.2.2.10. Cải cách thủ tục thanh toán các khoản chi từ
tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước....................33
2.2.2.11. Cải cách thủ tục kiểm soát cam kết chi........34


(V)


2.2.2.12. Cải cách thủ tục thanh toán Quỹ bảo trì đường
bộ...............................................................................37
2.2.3. Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính
trong lĩnh vực thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà
nước Đăk Nông.............................................................37
2.2.3.1. Cải cách thủ tục thu nộp thuế, phí, lệ phí vào
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước...............37
2.2.3.2. Cải cách thủ tục thu nộp tiền phạt vi phạm
hành chính qua Kho bạc Nhà nước.............................39
2.3. Đánh giá chung..........................................................39
2.3.1. Kết quả đạt được..................................................39
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế......................41
2.3.2.1. Hạn chế.........................................................41
2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế....................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................49
CHƯƠNG 3.......................................................................50
GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG
............................................................................................50
3.1. Định hướng, mục tiêu về công tác cải cách thủ tục
hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà
nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông............................50
3.1.1. Định hướng cải cách hành chính của hệ thống
Kho bạc Nhà nước........................................................50


(VI)


3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác cải cách thủ tục
hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà
nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông........................50
3.2. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh
vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước
Đăk Nông...........................................................................50
3.2.1. Nhóm giải pháp chung........................................50
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể đối với các thủ tục thanh
toán (chi):......................................................................53
3.2.3. Nhóm giải pháp cụ thể đối với thủ tục thu ngân
sách nhà nước, thu phí, lệ phí, thu phạt vi phạm hành
chính..............................................................................55
3.2.4. Nhóm giải pháp mô hình giao dịch một cửa......56
3.3. Kiến nghị....................................................................57
3.3.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính...........................57
3.3.1.1. Một số kiến nghị chung.................................57
3.3.1.2. Một số kiến nghị cụ thể.................................61
3.3.2. Kiến nghị với các bộ, ngành liên quan...............64
3.3.3. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước........................65
3.3.3.1. Một số kiến nghị chung.................................65
3.3.3.2. Một số kiến nghị cụ thể.................................68
3.3.4. Kiến nghị với chính quyền địa phương..............71
3.3.5. Kiến nghị với chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân
sách và khách hàng giao dịch.......................................71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................72
PHẦN III ..........................................................................72
KẾT LUẬN.......................................................................72


(VII)


PHỤ LỤC 01: MẪU CHỨNG TỪ HIỆN HÀNH ĐỀ
NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG............................................74
PHỤ LỤC 02: MẪU CHỨNG TỪ ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG..........................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................74


(VIII)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ST
T
1
2
3

Ký hiệu
BKCTTT
BKNT
BXĐKLHT

8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19
20

Bảng kê chứng từ thanh toán
Bảng kê nộp thuế
Bảng xác định khối lượng công việc
hoàn thành theo hợp đồng đề nghị
thanh toán
Bảng xác định khối lượng công việc

4

5
6
7

Ý nghĩa

BXĐKLPS

phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị

CCHC
CKC

thanh toán
Cải cách hành chính

Cam kết chi
Chương trình đầu tư Kho bạc chạy

ĐTKB-LAN
GTTTƯVĐT
GTTTƯ
GĐNTTVĐT
GRDT
GRVĐT
KTV
KSC
KBNN
NSNN
QLDA
TKTG
TTHC
TABMIS

trên mạng LAN
Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn
đầu tư
Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng/ứng
trước
Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư
Giấy rút dự toán
Giấy rút vốn đầu tư
Kế toán viên
Kiểm soát chi
Kho bạc Nhà nước
Ngân sách nhà nước

Quản lý dự án
Tài khoản tiền gửi
Thủ tục hành chính
Treasury And Budget Management


(IX)

Information System (Hệ thống thông
21
22
23

SDNS
XDCB
VPHC

tin quản lý ngân sách và kho bạc)
Sử dụng ngân sách
Xây dựng cơ bản
Vi phạm hành chính


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường hội nhập, toàn cầu hóa thì cải cách hành chính

nhà nước trở thành một xu hướng tất yếu của các Quốc gia, nhằm xây
dựng nền hành chính Nhà nước hiện đại, năng động, hiệu quả, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia mình.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang hội nhập sâu
rộng với nền kinh tế thế giới, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc
liệt hơn, nên đòi hỏi công tác cải cách hành chính nhà nước phải được
tiến hành thường xuyên, quyết liệt hơn để góp phần phát triển kinh tế xã hội, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “Nhà nước
của dân, do dân, vì dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng và văn minh”.
Với kết quả đạt được trong chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 theo Quyết định số
136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ, Chính
phủ tiếp tục ban hành chương trình cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 với 5
mục tiêu và 6 lĩnh vực cải cách (cải cách thể chế; cải cách thủ tục
hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng
và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách
tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính).


2

Trên cơ sở chương trình cải cách hành chính nhà nước của Chính
phủ, chương trình cải cách hành chính của Bộ Tài chính và của hệ
thống KBNN, KBNN Đăk Nông đã triển khai và đạt được kết quả
nhất định về công tác cải cách hành chính góp phần cùng hệ thống
KBNN hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ tốt phát triển kinh tế - xã hội
tại địa phương. Tuy nhiên hiện quy trình, thủ tục kiểm soát chi vẫn
còn chưa đồng bộ, chồng chéo, thời gian giải ngân còn có trường hợp

kéo dài, quy trình, thủ tục liên quan đến thu ngân sách còn vướng mắc
phát sinh, kết quả đánh giá công tác cải cách hành chính đạt kết quả
còn khiêm tốn, sự hài lòng của khách hàng vẫn chưa cao,… Mặt khác
theo định hướng phát của hệ thống KBNN đến năm 2020 là hình
thành Kho bạc điện tử, do đó cần tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp, lộ
trình để triển khai công tác cải cách hành chính nhằm góp phần hoàn
thành chiến lược phát triển KBNN, phục tục tốt cho phát triển kinh tế
- xã hội.
Xuất phát từ thực tế trên, nhóm tác giả chọn đề tài “Cải cách thủ
tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại
Kho bạc Nhà nước Đăk Nông”
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận về công tác cải cách thủ tục hành chính của
KBNN. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác cải cách thủ tục hành
chính trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại KBNN Đăk
Nông, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm triển khai tốt nội dung
cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước
tại KBNN Đăk Nông


3

3. Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực
thu, chi ngân sách nhà nước tại KBNN Đăk Nông như thế nào? Tiêu
chí nào được dùng để đánh giá kết quả cải cách thủ tục hành chính?
Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực
thu, chi ngân sách nhà nước tại KBNN Đăk Nông diễn biến như thế
nào? Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
Những giải pháp, kiến nghị chủ yếu gì cần thiết để triển khai tốt

công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân
sách nhà nước tại KBNN Đăk Nông
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác cải cách thủ tục hành
chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại KBNN Đăk
Nông.
+ Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác cải cách thủ
tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi ngân sách tại KBNN Đăk
Nông (gồm: 12 quy trình, thủ tục liên quan đến chi ngân sách nhà
nước và 02 quy trình, thủ tục liên quan đến thu ngân sách nhà nước).
Phần thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính chỉ lấy số liệu
và thực tế công tác cải cách thủ tục hành chính tại KBNN Đăk Nông
trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến đầu năm 2016


4

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng; phương
pháp duy vật lịch sử.
- Phương pháp cụ thể: Các phương pháp suy luận lôgíc phổ biến;
quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, các phương pháp thống
kê, khảo sát
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về quản lý liên
quan đến công tác thu, chi ngân sách nhà nước và công tác cải cách
hành chính của hệ thống KBNN.
Những quan điểm và giải pháp được đưa ra trong đề tài có thể

được vận dụng ngay vào thực tiễn công tác thu, chi ngân sách nhà
nước và công tác cải cách hành chính tại KBNN Đăk Nông, góp phần
phục vụ tốt khách hàng giao dịch
7. Kết cấu của đề tài
Gồm ba phần, cụ thể như sau:
- Phần I. Mở đầu.
- Phần II. Nội dung, gồm:
Chương 1. Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính trong các
lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước.
Chương 2. Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong
các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk
Nông.
Chương 3. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực
thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk Nông.


5

- Phần III. Kết luận


6

PHẦN II
NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC


1.1. Thủ tục hành chính
1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính nhà nước
Thủ tục hành chính là “Trình tự, cách thức giải quyết công việc
của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ
nội bộ hành chính và mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước
với tổ chức công dân”
1.1.2. Phân loại thủ tục hành chính
Phân loại theo đối tượng quản lý; phân loại theo công việc của cơ
quan nhà nước; phân loại theo chức năng chuyên môn; phân loại theo
quan hệ công tác
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính
a. Một số nguyên tắc chủ yếu cần được áp dụng khi xây dựng thủ
tục hành chính: Nguyên tắc tuân thủ pháp luật; nguyên tắc phù hợp
với thực tế khách quan; nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, thực hiện thuận
lợi; nguyên tắc có tính hệ thống.
b. Một số nguyên tắc khi thực hiện thủ tục hành chính nhà nước :
nguyên tắc thẩm quyền; nguyên tắc chính xác, khách quan, công


7

minh; nguyên tắc công khai hóa thủ tục hành chính; nguyên tắc các
bên tham gia thủ tục hành chính phải bình đẳng trước pháp luật;
nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm
1.1.4. Thành phần của thủ tục hành chính
Tên thủ tục hành chính; trình tự thực hiện; cách thức thực hiện; Hồ
sơ; thời hạn giải quyết; đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; cơ
quan thực hiện thủ tục hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành
chính; Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai

hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều
kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả
thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận
tạo thành của thủ tục hành chính
1.1.5. Kiểm tra thủ tục hành chính nhà nước
Kiểm tra thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh giá, theo dõi
nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp
ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện
thủ tục hành chính
1.1.6. Nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong thực hiện thủ tục
hành chính nhà nước
Quy định rõ ràng chế độ công vụ; công khai hóa các thủ tục hành
chính nhà nước; thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính nhà
nước; thực hiện đầy đủ các giai đoạn trong giải quyết công việc; xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và đạo đức công vụ trong
thực hiện thủ tục cải cách hành chính


8

1.1.7. Thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ của Kho
bạc Nhà nước
Thủ tục hành chính trong các hoạt động nghiệp vụ KBNN là trình
tự về thời gian, không gian, cách thức giải quyết công việc của KBNN
trong các phần hành nghiệp vụ, trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
1.2. Cải cách thủ tục hành chính
1.2.1. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính
Cải cách TTHC là những thay đổi (đổi mới) thủ tục hành chính nhà
nước hướng tới việc hoàn thiện một hoặc nhiều nội dung của nền

hành chính nhà nước, nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả
phục vụ nhân dân
1.2.2. Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính
Phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, chồng
chéo, rườm rà, phức tạp đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận
và xử lý công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ
quan nhà nước với các tổ chức và nhân dân.
Xây dựng và ban hành các thủ tục hành chính giải quyết công việc
đơn giản, rõ ràng, thống nhất, đúng pháp luật và công khai.
1.2.3. Phương thức cải cách thủ tục hành chính
Tiến hành rà soát lại toàn bộ các quy định hiện hành liên quan đến
thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực mình phụ trách, kể cả những quy
định do cấp dưới ban hành nhằm bãi bỏ ngay những quy định thủ tục
hành chính không đúng thẩm quyền và bổ sung, sửa đổi những thủ tục


9

không phù hợp với thực tế đã và đang gây trở ngại cho hoạt động của
các cơ quan, đơn vị khác và gây phiền hà cho nhân dân.
Loại bỏ thủ tục không cần thiết, chồng chéo, sửa đổi, bổ sung
những thủ tục rườm rà, bất hợp lý, gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức,
đảm bảo tính thống nhất, sự chặt chẽ, tính hợp lý, ổn định, rõ ràng của
thủ tục hành chính, tính khoa học của quy trình thực hiện các thủ tục
hành chính đã ban hành.
Công bố công khai hệ thống các văn bản quy định thủ tục hành
chính.
1.2.4. Nội dung cải cách thủ tục hành chính
- Rà soát, thống kê nội dung của thủ tục hành chính, với các nội
dung chính như: Những yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC; số lượng

hồ sơ cần thiết để thực hiện TTHC; thời hạn giải quyết TTHC; cơ sở
pháp lý của TTHC (văn bản quy định TTHC); thành phần hồ sơ,
chứng từ của TTHC; mẫu đơn, mẫu tờ khai kèm theo; trình tự thực
hiện.
- Trên cơ sở đó đối với từng TTHC cần rà soát, xem xét, phân tích,
đánh giá cho được các nội dung, các câu hỏi đặt ra như:
+ Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính đặt ra đã phù
hợp với quy định chưa, phù hợp với quy luật khách quan chưa, nó có
trở thành rào cản của quá trình phát triển.
+ Số lượng hồ sơ phải rõ ràng, phải hướng tới hạn chế việc gửi
giấy tờ bằng phương pháp thủ công (bản giấy).
+ Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính phải bảo đảm nhanh
chóng, chính xác, nhưng phải bảo đảm đúng quy định.


10

+ Khung pháp lý (văn bản quy định thủ tục hành chính) đã đúng
thẩm quyền, đầy đủ chưa, nội dung đã chặt chẽ chưa, có phù hợp với
quy định hiện hành và xu hướng phát triển chưa?
+ Xem xét thành phần hồ sơ, chứng từ, mẫu đơn, mẫu tờ khai.
+ Về quy trình xử lý nội bộ: Cần phân tích làm rõ từ khâu tiếp
nhận hồ sơ, đến từ từng bước xử lý thủ tục hành chính, hướng tới bảo
đảm giúp giả quyết TTHC nhanh chóng, chính xác, có sự phân quyền,
phân trách nhiệm rõ ràng, giữa các khâu phải có sự liên kết chặt chẽ,
hỗ trợ được nhau.
- Rà soát đánh giá tổng thể các thủ tục hành chính, hay nói cách
khác là sự tương tác, đồng bộ giữa các quy trình, thủ tục có liên quan.
- Rà soát đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của
cơ quan hành chính (bao gồm cả quan hệ nội bộ, quan hệ với khách

hàng).
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Rà soát đánh giá việc công khai, công bố thủ tục hành chính, bảo
đảm thủ tục hành chính phải được công khai minh bạc, đầy đủ và kịp
thời.
- Thường xuyên đánh giá kết quả cải cách thủ tục hành chính, cải
tiến không ngừng.
1.2.5. Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
của Kho bạc Nhà nước
Cải cách TTHC trong lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của KBNN là
những thay đổi (đổi mới) thủ tục hành chính trong các hoạt động


11

nghiệp vụ KBNN hướng tới việc hoàn thiện một hoặc nhiều nội dung
nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả phục vụ nhân dân
1.2.6. Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động
nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước
1.3. Cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thu, chi
ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước
1.3.1. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chi ngân sách
nhà nước
1.3.2. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu ngân sách
nhà nước của Kho bạc Nhà nước
1.4. Tiêu chí đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính
Thời gian giải quyết thủ tục hành chính trước hạn, đúng hạn, quá
hạn; mức độ thoả mãn, hài lòng của khách hàng (của công dân và tổ
chức; chỉ số cải cách hành chính
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng

1.5.1. Nhân tố bên trong
Cơ cấu tổ chức bộ máy; trình độ chuyên môn, tinh thần trách
nhiệm, thái độ phục vụ khách hàng và đạo đức của công chức (bao
gồm cả lãnh đạo và người thực thi); quy trình luân chuyển nội bộ; cơ
chế khen thưởng, kỷ luật, cơ chế đãi ngộ và cơ chế tiền lương; cơ sở
vật chất; việc ứng dụng công nghệ thông tin
1.5.2. Nhân tố bên ngoài
Nhu cầu phát triển, xu thế phát triển và hội nhập toàn cầu; việc cải
cách TTHC giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp
khác; việc ứng dụng và phát triển của khoa học công nghệ; trình độ


12

chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp của chủ đầu tư, đơn
vị sử dụng ngân sách, khách hàng giao dịch và các đơn vị có liên quan
1.6. Kinh nghiệm cải cách hành chính quốc tế, bài học cho Việt
Nam
1.6.1. Kinh nghiệm quốc tế
1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
1.7. Kết quả cải cách hành chính một số ngành, bài học cho hệ
thống Kho bạc Nhà nước
1.7.1. Kết quả cải cách hành chính một số ngành
1.7.2. Bài học cho hệ thống Kho bạc Nhà nước

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong phần trên, Đề tài đã trình bày những vấn đề cơ bản về thủ
tục hành chính; mục tiêu, phương pháp cải cách thủ tục hành chính;
các tiêu chí đánh giá kết quả cải cách thủ tục hành chính và những
nhân tố ảnh hưởng đến công tác cải cách thủ tục hành chính,… Đây là

cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng công tác cải cách thủ tục
hành chính tại KBNN Đăk Nông trong chương 2, từ đó đề ra những
giải pháp, kiến nghị nhằm triển khai tốt công tác cải cách thủ tục hành
chính tại KBNN Đăk Nông


13

Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THU, CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG
2.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Đăk Nông
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước
Đăk Nông
2.1.2.1. Chức năng của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông
2.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Đăk Nông
2.1.2.3. Kết quả hoạt động chủ yếu của Kho bạc Nhà nước Đăk
Nông trong thời gian qua
2.2. Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong các
lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đăk
Nông
2.2.1. Những vấn đề chung
2.2.1.1. Đối tượng khách hàng giao dịch
- Đối tượng chi trả, thanh toán qua KBNN Đăk Nông gồm có: Các
cơ quan hành chính Nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập; các tổ
chức chính trị xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí
thường xuyên; các chủ đầu tư, ban quản lý dự án; các doanh nghiệp

được nhà nước hỗ trợ.


14

- Các tổ chức, cá nhân có phát sinh các khoản phải nộp về thuế,
phí, lệ phí, nộp phạt VPHC mà nộp tại cơ quan Kho bạc
2.2.1.2. Phân cấp trong thực hiện thủ tục hành chính
- Đối với các dự án đầu tư:
+ Dự án đầu tư thuộc cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quyết định đầu tư do Sở Giao dịch Kho bạc Nhà
nước, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(KBNN tỉnh) kiểm soát và thanh toán phần nguồn vốn của ngân sách
trung ương, ngân sách tỉnh, thành phố tham gia đầu tư vào dự án. Phần
nguồn vốn thuộc ngân sách cấp huyện, xã tham gia đầu tư sẽ do
KBNN huyện thanh toán theo chứng từ do KBNN cấp trên kiểm soát
gửi đến và theo đề nghị của chủ đầu tư.
Trường hợp KBNN tỉnh phân cấp các dự án nói trên về KBNN
huyện kiểm soát, thanh toán thì KBNN tỉnh thông báo kế hoạch về
KBNN huyện để thực hiện kiểm soát và thanh toán vốn cho dự án.
+ Dự án đầu tư thuộc cấp huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (gọi
chung là cấp huyện) và cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
quyết định đầu tư thì do KBNN huyện kiểm soát, thanh toán vốn cho
dự án. Trường hợp các dự án đầu tư này có nguồn vốn của ngân sách
trung ương, ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia
đầu tư thì KBNN tỉnh, thành phố thông báo kế hoạch cho KBNN
huyện thực hiện kiểm soát và thanh toán vốn cho dự án.
- Đối với các khoản chi có tính chất chi thường xuyên, các khoản
chi từ tài khoản tiền gửi: Các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ tài
khoản tiến hành giao dịch với KBNN nơi mở tài khoản.



×