Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

KĨ THUẬT sản XUẤT và NUÔI cá GIÒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.22 KB, 18 trang )

I.ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ GIÒ
Cá giò hay cá bớp (tên khoa học Rachycentron
canadum) hay cá bóp là một loài cá biển đại diện duy nhất của
chi Rachycentron và họ Rachycentridae. Họ Rachycentridae
theo truyền thống xếp trong bộ Cá vược (Perciformes), nhưng
gần đây được cho là xếp trong bộ Cá khế (Carangiformes) của
nhóm Carangimorphariae (= Carangimorpha/Carangaria


 Phân bố
 Cá giò thường đơn độc, ngoại trừ quy tụ để sinh sản hàng năm,
và đôi khi nó sẽ tụ tập tại các rạn san hô, xác tàu, bến cảng,
phao, và ốc đảo. Nó là cá nổi, nhưng nó có thể đi vào cửa sông
và rừng ngập mặn để tìm kiếm con mồi.
 Nó được tìm thấy trong vùng biển nhiệt đới ấm Tây và Đông Đại
Tây Dương, khắp Caribe, và ở Ấn Độ-Thái Bình Dương trừ Ấn
Độ, Úc và Nhật Bản.Nó là sinh vật rộng nhiệt (eurythermal), tức
là chịu đựng một phạm vi nhiệt độ rộng, từ 1,6-32,2 °C. Nó cũng
là sinh vật rộng muối (euryhaline), sống ở độ mặn 5 tới 44,5 ppt.


 Sinh thái
 Cá giò ăn chủ yếu cua, mực và cá. Nó sẽ theo loài động vật lớn
như cá mập, rùa và cá đuối để ăn thức ăn thừa. Nó là một con
cá rất tò mò, thể hiện chút sợ hãi với tàu thuyền.
 Cá ăn thịt cá giò là không rõ nhiều, nhưng cá nục heo cờ
(Coryphaena hippurus) được biết đến ăn thịt con chưa trưởng
thành và cá mập mako vây ngắn (Isurus oxyrinchus) ăn con
trưởng thành.
 Cá giò thường bị ký sinh bởi giun tròn, sán lá, sán, copepoda,
động vật đầu mó




 Đặc điểm hình thái
Thân hình thon rất dài, chiều dài thân bằng 5,5 -7.5 lần chiều cao
Mõm nhọn hơi chếch ,hàm dưới dài hơn hàm trên
Lưng và hai bên sườn có màu nâu đậm ,có 2 dải hẹp màu trắng
bạc
chạy dài từ mắt đến đuôi
Bụng có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt
Kích cỡ cá đánh bắt được thường có chiều dài 90-110cm, có con đạt
200cm,trọng lượng 68kg

 Đặc điểm môi trường sống
Cá giò thường sống ở những vùng có nền đáy khác nhau như đáy bùn,cát ,sỏi
,rạn san hô,rạn đá xa bờ và cả vùng đầm lầy rừng gập mặn,sống ở nhiều
tầng nước khác nhau,ưa vùng nước sạch,thích hợp cả những vùng sóng gió


 Dinh dưỡng va sinh trưởng
Cá giò là động vật phàm ăn,thức ăn là thịt các loại cá tạp các loại giáp xác và
nhuyễn thể
Cá giò hoạt động mạnh nên lên lượng tiêu thụ năng lượng và oxy rất lớn
Hệ số thức cá tạp 7-9, thức ăn công nghiệp 1,2 -1,8.
Cá giò sinh trưởng rất nhanh,sau một năm nuôi cá thể đạt 5-8kg/con
Cá giò chỉ sinh trưởng mạnh vào mùa heg,mùa đông cá sinh trưởng chậm
lại,cá ngừng ăn khi nhiệt độ dưới 18 độ C.
 Sinh sản
Cá giò sinh sản tự nhiên ngoài biển khơi, sức sinh sản của cá giò cao, có thể
6 triệu trứng /1 lần đẻ
Trứng cá giò nổi và có 1 giọt dầu

Cá giò đẻ nhiều lần trong một mùa và chỉ đẻ 1 lần /đợt
Mùa đẻ chính ở Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 6.Tại Đài Loan cá giò đẻ tập
trung vào tháng 2 đến tháng 5 sau đó đẻ theo chu kì đến tháng 10
Ấu trùng mới nở có kích thước khoảng 3mm sống trôi nổi,có sức tăng trưởng
rất nhanh,có thể đạt 8-10cm sau 45 ngày tuổi.


 Giá trị kinh tế
Cá giò có hàm lượng dinh dưỡng cao,giàu acid béo không no,rất được ưa
chuộng trên thị trường quốc tế.
Sản phẩm cá giò được sử dụng dưới dạng cá tươi hoặc đông lạnh nguyên con
hoặc phillê hoặc hun khói, là đối tượng có tiềm năng trong khu vực
Hiện nay cá giò được chuộng cả trong cả ở thị trường nội địa. Cá giò trong
nước giao động từ 45,000 đến 70,000 đồng /kg
 Tình hình nuôi
Cá giò là loài cá nổi có tập tính di cư.Cá phân bố rộng,từ vùng nhiệt đới ,cận
nhiệt đới đến các vùng nước ấm của biển ôn đới. Vùng sinh thái sống của cá
tương đối đa dạng:ở ven biển,các rạng san hô đến vùng biển khơi.
Đối với nghề nuôi trồng thủy sản ,cá giò là đối tượng tương đối mới nhưng có
nhiều ưu điểm quan trọng để phát triển thành một đối tượng nuôi biển công
nghiejp có giá trị thương phẩm cao tương tự như cá hồi ở châu á
Nuôi cá giò đã phát triển khá nhanh ở Đài Loan, Trung Quốc trong những năm
gần đây
Năm 1996-1997,trong đề tài nuôi cá biển của Việt Hải đã cho sinh sản được
một số cá giò bột nhưng các vấn đề kĩ thuật ương nuôi chưa được giải
quyết,đây là giai đoạn sơ khai của nghiên cứu sinh sản loài cá này ở Việt Nam


 II .NUÔI CÁ BỐ MẸ
 Nuôi vỗ cá bố mẹ

Trong điều kiện nuôi vỗ nhân tạo,cá giò thành thục lần đầu tiên khi đạt 2
tuổi,kích thước 7 -10 kg và có thể sinh sản được
Mùa sinh sản của cá giò từ tháng 4 đến đầu tháng 6 hàng năm
Lựa chọn địa điểm để nuôi vỗ: việc nuôi võ cá bố mẹ được tiến hành trên
lồng lưới cỡ 3m x 6m x3m hoặc 10m x 10m x 10m đặt tại vùng biển có độ
mặn ít biến động thường xuyên từ 20 -30 %0,độ trong lớn hơn 2m,dòng chảy
vừa phải 0,2-0,5 m/s.nơi ít sóng gió và đảm bảo an toàn cho lồng bè.
Tuyển chọn cá hậu bị để nuôi vỗ :chọ cỡ cá có trọng lượng 8 -10 kg/con trở
nên nằm trong độ tuổi 2-3 tuổi.Vào mùa sinh sản xác định cá đực,đánh dấu
cá bằng chíp điện tử và đưa cá vào chế độ nuôi vỗ.
Mật độ nuôi vỗ: 5 -6kg cá /m3 lồng.
Thời kì nuôi vỗ :chia làm 3 thời kì.
Nuôi duy trì (từ tháng 6 -9) : cho ăn 3% trọng lượng thân .thức ăn nuôi vỗ là
mực tươi, cá tươi chất lượng tốt.
Nuôi vỗ tích cực:(từ tháng 10-12):cho ăn 5% khối lượng thân,thức ăn là cá
tạp tươi chất lượng cao, kích cỡ thích hợp với đàn cá nuôi vỗ.
Nuôi vỗ thàng thục(từ tháng 1 năm sau đến lúc cá đẻ) giảm khẩu phần ăn
xuống còn 2 -2.5% trọng lượng thân.thức ăn là cá tạp chất tươi .


 Có thể nuôi chung hoặc nuôi riêng cá đực với cá cái, trong trường hợp cá
đực phát dục kém có thể nuôi riêng cá đực ,khẩu phần ăn của cá đực có bổ
sung thêm 0,5 -1mg 17MT cùng với các thuốc sẽ tăng khả năng thành thục
của cá đực
 Kểm tra cá : từ 1 tháng đến 4 tháng trở đi,định kì 15 ngày kiểm tra tuyến sinh
dục 1 lần để định ngày cho cá đẻ.
 Một số hình ảnh nuôi cá giò bố mẹ

 Một số hình ảnh nuôi thả và nuôi cá bố mẹ



 Cho cá đẻ
Sinh sản nhân tạo cá giò
Chuẩn bị nơi đẻ cho cá: bể cho cá đẻ tốt nhất là bể tròn, thể tích từ 50-150
cm3,sâu 2,5m.Bể có một ống cấp nước vào nằm trên rìa đáy bể đẻ khi cấp
nước nước sẽ chảy thành dòng xoáy.Đáy bể dốc về tâm, chính giữa tâm là
ống thoát nước.Mắ mỗi bể 6-10 vòi sục khí mạnh.
Chọn cá cho đẻ:cá cái được chọn để kích thích sinh sản bằng kích dục tố có
trứng đều,tròn ,sáng và rời. Đường kính trứng đạt trên 0.7mm thường cho kết
quả sinh trưởng tốt.Cá đực được chọn cho sinh sản khi kiểm tra thấy sẹ
tốt(bằng cách vuốt hoặc dùng silicon mềm hú sẹ ra quan sát



Hình ảnh bể nuôi cá giò đẻ


 Cho cá đẻ tự nhiên nhờ kích thích của các yếu tố môi trường
Chọn cá đực và cá cái thành thục tốt cho vào bể đẻ.Bằng kích thích tạo dòng
nước và tiến hành thay nước ngày 1 lần khoảng 80% cá sẽ sinh sản sau 2 -3
ngày.Tỉ lệ thụ tinh của trứng trong cách cho cá đẻ đạt cao(93%),tuy nhiên
kết quả của phương pháp này không ổn định.
Nếu cá thành thục tốt( cá cái bụng lớn,có hiện tượng cá đực đuổi cá cái trong
nồng khi nuôi chung thì chúng có thể sinh sản tự nhiên trong thời gian ngắn.
 Ấp trứng
Trưng cá giò được ấp trong các bể hình trụ ,đáy chóp bể có thể tích 500l.Mật
độ ấp trứng 2000-3000 trưng /l.Sục khí nhẹ,DO>5mg/l.Độ mặn nước ấp
trứng thường được nâng lên 33-35%0 để trứng nổi tốt.Trong quá trình
ấp,tiến hành xả đáy để loại trứng hỏng và chuyển trứng sang bể ấp mới
.Trứng nở sau 27 -29 giờ ở nhiệt độ 25 -27,5 độ C



 III NUÔI CÁ BỘT
 1,Kĩ thuật ương thâm canh
 Chế độ cho ăn: chia quá trình ương cá giò làm 2 giai đoạn
 Giai đoạn 1: ấu trùng cá giò được ương trong các bể composite hình trụ
,đáy chóp, thể tích bể ương dao động từ 2-3m3.mật độ ương từ 50 -80con
/l.từ ngày thứ 3 cho ấu trùng ăn luân trùng dòng nhỏ với mật độ 7-8con
/ml,ngày 2 lần đến ngày thứ 7.ngày thứ 8 cho ăn ấu trùng naplius với mật độ
1-3 con/ml với số lần ăn tăng lên từ 1 đến 3 lần trong ngày
 Giai đoạn 2 :sau 18 -20 ngày ương ,khi cá đạt cỡ 2-3 cm ,tiến hành luyện cho
cáăn artemia .Chuyển cá từ bể composite sang ương ở các bể xi măng đáy
phẳng.ăn thức ăn công nghiệp.cá được cho ăn tổng hợp ngày 2 lần .sau 1
tuần luyện ,khi đạt cỡ xấp xỉ 4-6 cm ,cá đã chấp nhận thức ăn tổng hợp tốt
,ngừng cho
Quản lí chất lượng nước :môi trường nước ướng ấu trùng cá giò có độ mặn
biến động trong khoảng 27 -32%0, nhiệt độ dao động từ 27,5 -30 độ C,pH
7,5-9,5, oxy hòa tan đạt trên 5mg /l.
 Chế độ thay ước :tiến hành thay ước từ ngày thứ 2 với tỉ lệ từ 5 -100% vào
ngày th ứ 20.Nếu chó cá ăn thức ăn công nghiệp ,tỉ lệ thay nước hàng ngày
từ 150-200%.Từ ngày thứ 6 tiến hành si phông đáy bể và vệ sinh thàng bể.
 Chế độ chiếu sáng :giai đoạn này cá ăn bằng thức ăn sống .Chiếu sáng cho
bể ương bằng bóng đèn Neon 40W.Thời gian chiếu sáng từ 7h tối -8h sáng.


 Phân cỡ cá:cá giò là loại cá dữ có tính ăn đồng loại .Trong quá trình ương
đến ngày 18 -20 cá phân cỡ mạnh ,hiện tượng cá ăn nhau thấy rõ vào ngày
25-26,cần phân cỡ cá để hạn chế hiên tượng cá giảm mạnh.Ở cỡ cá nhỏ 24cm phân cỡ bằng vợt.Khi cá lớn hơn 5cm phân cỡ bằng các sàng phân cỡ.
 Nuôi thức ăn sống : thưc ăn sống đóng vai trò quan trọng trong ương nuôi
cá giò.là chìa khóa thành công trong cảu việc sản xuất ương nuôi cá

giò..Các loại thức ăn của cá giò là :các loại tảo đơn bào ,luân trùng.
 Nuôi tảo sinh khối :trong ương nuôi ấu trùng cá giò ,vi tảo đóng vai trò mang
tính quyết định trong ương nuôi cá giò.Chúng là nguồn thức ăn duy trì chất
lượng luân trùng ,là thức ăn của ấu trùng cá trong bể ương ,giúp ổn định môi
trường và hạn chế stress cho ấu trùng cá.Nuôi sinh khối tảo được tiến hành
trong cá túi nilon có thê tích 50-60l theo phương pháp bán liên tục.
 Nuôi sinh khối luân trùng: nuôi sinh khối luân trùng được tiến hành trong các
bê hình trụ ,đáy chóp có thể tích 500 -1000l theo phương pháp bán liên tục
 Làm giàu thức ăn
 Kĩ thuật làm giàu luân trùng :luân trùng được sạch và cho vào bể làm giàu
mật độ không quá 1000con /l
 Kĩ thuật làm giàu Artemia:Artemia sau khi nở từ 6-8h được làm giàu bằng
một trong các loại dầu :DHA selco,A1 selco hoặc DC DHA selco


 2, Kĩ thuật ương bán thâm canh
 Ấu trùng á giò sau khi nở được chuyển sang các bể composite hoặc các bể
xi măng
 Dùng kĩ thuật nước xanh để ương ấu trùng tương tự như nuôi thâm canh
 Trong 3-4 ngày đầu ,ấu trùng được nuôi bằng luân trùng sau đó thức ăn
sống cho ấu trùng chủ yếu là Copepoda
 Sau giai đoạn cá ăn thức ăn thức ăn sống , cá được luyện cho ăn các loại
thức ăn chế biến các cỡ
 Tỉ lệ sống của đến giai đoạn cá giống cỡ 8 -10cm đạt 0.6 -2.4%
 Phương pháp ương này đơn giản và giảm được chi phí đáng kể so với
phuwowg pháp ương thâm canh ,có thể tận dụng được cơ sở hạ tầng của
các trại sản xuất tôm để sản xuất cá giò giống ,có thể áp dụng trên diện tích
rộng
 Tuy nhiên ,phương pháp ương nafycho tỉ lệ sống thấp ,kém ổn định hơn và
năng xuất cá hương ,giống /đơn vị thệ tích thấp hơn so với phương pháp

thâm canh .Ngoài ra còn có nguy cơ lây lan nguồn bệnh từ môi trường qua
nguồn thức ăn và khó kiểm soát


Hình ương nuôi cá bột


 IV NUÔI CÁ GIÒ THƯƠNG PHẨM
 1 Yêu cầu trọn vị trí neo bè
Địa điêm cần đảm bao cac yêu cầu sau :
Nơi khuất gió và hạn chế được ảnh hưởng khi có sóng lớn (trên cấp 3),gần
những nơi có thể neo đậu an toàn khi có bão
Biên độ thủy triều dao động từ 0.5 -3m .lưu tốc nước từ 0,2 -0,7 m/giây
Độ sâu vùng nước từ 7m trở lên Chất đáy là cát sỏi hoặc đất pha bùn .
Trong truowfg hợp nuôi bằng lồng Nauy có thể nuôi tại nơi có độ sau từ 20-50
cm,độ cao sóng thường xuyên là 0.5 1m và dòng chảy 0.9 -1m /giây
Độ mặn từ 20-34%
Độ trong của nước từ 0,5 -4m .Nguồn nước không bị ô nhiễm và cách xa nơi
tàu thuyền neo đậu .
Không có hoặc có ít những sinh vật có thể gây hại như hà ,rong ,rêu
Giao thông thuận tiện
 2 Lồng nuôi
Có 2 kiểu lồng nuôi phổ biến là lồng gỗ có kích thước 27-216 m3 ,thường
được nuôi ở vùng kín sóng gió , và lồng nhựa chịu lực HDFE hình tròn( thể
tích từ 300m3 trở lên ) có khả năng nuôi được ở hững vùng biển hở .Cỡ mắt
lưới lồng dùng chó lồng nuôi cá thương phẩm tăng dần theo tăng trưởng của
cá,từ 2a =3-7cm


 3 Thả giống

 Kích thước giống cá : cỡ giống thả trung bình lên đạt 30 g, chiều dài 18 -20cm
(70 -75 ngày tuổi ) .Giống phải đồng đều ,khỏe mạnh ,không xây xát và mang
bệnh .
 Mật độ thả :cá giò có tốc độ tăng trưởng nhanh ,khi thu hoạch ,cá thịt đạt trung
bình 5kg /con nên mật độ thả ban đầu dừng ở mức 5 -6 con /m3 .Trong giai
đoạn khi cá đạt 1-3 kg cần phân cỡ cá một số lần để đảm bảo cá lớn đồng
đều .Khi cần có thể giảm bớt mật độ cá trong lồng
 4 Cho cá ăn
 Cá tạp :cần phải dùng cá tươi .Ngày cho ăn 1 lần vào buổi sáng .Mỗi lần cho
ăn đến no ,khoảng 5 -8 %tổng khối lượng đàn cá nuôi .Hệ số thứ ăn giao động
từ 8 -10 kg /1kg cá thịt
 Thức ăn công nghiệp :sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng tốt để nuôi cá
giò ,mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cá tạp , chủ động nguồn thức ăn và
giảm thiểu được ô nhiễm môi trường .Có các cỡ thức ăn phù hợp theo tăng
trưởng của cá : từ 2 -16 mm.Cho cá ăn ngày 2 lần , sáng và chiều,khẩu phần
cho ăn từ 1,5 -2 % khối lượng cá /ngày .Hệ số thứu ăn dao động từ 1,5 -1,8
cho 1kg tăng trọng .
 5 Quản lí lồng nuôi
 Trong quá trình nuôi cần theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cá để
kịp thời xử ly .cần định kì kiểm tra và thay lưới lồng 2-3 thang /lần để đảm


bảo thông thoáng .Cần đinh kì kiểm tra các bộ phận lồng nuôi và khi cần kịp
thời bảo dưỡng hoặc thay thế để giảm thiểu rủi ro hư hỏng lồng .
6 Thu hoạch cá
Cỡ cá thu hoạch tốt nhất từ 5-10kg . Trong quá trình nuôi ,khi cá đạt kích cỡ
thương phẩm có thể thu tỉa để bán dần và nên thu hoạch và bán hết khi có
đầu ra để quay vòng chu kì nuôi mới .
7 Thị trường
Cá giò hiện dang được tiêu thụ ở các thành phố lớn trong nước và xuất khẩu

quy mô nhỏ ra nước ngoài ở dạng cá sống (Quảng Ninh ,Hải Phòng ) hoặc
được chế biến hay đông lạnh (Khánh Hòa ,Vũng Tàu )


Hình ảnh cá giò thương phẩm



×