Các bài khác
Hạt đậu món ăn, bài thuốc trong ngày hè (1/8/2005)
Món ăn-bài thuốc trị thiếu máu (27/7/2005)
Thức ăn giải nhiệt mùa hè (6/7/2005)
Người bình thường có nên dùng thuốc bổ Đông y? (20/6/2005)
Phòng và trị rôm sảy trong mùa hè (15/6/2005)
Đông y trị chứng bệnh nhiệt miệng (10/6/2005)
Cháo lá sen: Món ăn mát bổ và phòng chống béo phì (24/5/2005)
Một số bài thuốc phòng, chống bệnh Rubella (9/5/2005)
10 bài thuốc trị tăng mỡ máu (28/4/2005)
3 nhóm thảo dược trị mụn hiệu quả (8/4/2005)
Các bài khác
Công dụng của cây rau má (31/3/2005)
Cây Thương Truật (16/3/2005)
Cây thảo quyết minh (10/3/2005)
Các bài thuốc từ cây đu đủ (10/3/2005)
Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của chuối (23/2/2005)
Cây Vòi voi (14/12/2004)
Đông y chữa viêm cầu thận mạn (9/12/2004)
Mật gấu thật - mật gấu giả (1/12/2004)
Đạm trúc diệp (15/11/2004)
Ðiều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường (11/11/2004)
Cây củ khỉ (4/11/2004)
Những phát hiện mới về quả nho trong phòng và chữa bệnh (3/11/2004)
Y học cổ truyền chữa bệnh liệt mặt ngoại biên (2/11/2004)
Trị đái ra máu (8/10/2004)
Một số bài thuốc từ bưởi (5/10/2004)
Một số bài thuốc chữa chắp lẹo (29/9/2004)
Thổ phục linh: cây thuốc quý (23/9/2004)
Điều trị hen phế quản bằng thảo dược (23/9/2004)
Dược thiện phòng chống táo bón (22/9/2004)
Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền (22/9/2004) Món sinh tố
giúp trị cao huyết áp tiểu đường (20/9/2004)
Ðiều trị viêm đại tràng mạn bằng thuốc nam (15/9/2004)
Phòng và chữa ''nước ăn chân'' (14/9/2004)
Tác dụng lợi mật và trị viêm gan của thảo dược (7/9/2004)
Chữa thoát vị bằng y học cổ truyền (6/9/2004)
Cách dùng hoa hòe chữa bệnh (1/9/2004)
Cây dừa cạn làm thuốc (25/8/2004)
Ðiều trị đau mắt đỏ bằng thuốc nam (4/8/2004)
Một số bài thuốc trị táo bón (4/8/2004)
Cây hoa hiên (2/8/2004) Nước uống chữa bệnh sỏi thận, bàng quang (22/7/2004)
Đông y và cách chữa bệnh tổ đỉa (16/7/2004)
Rượu thuốc bổ dương (16/7/2004)
Hạt và vỏ cây núc nác thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm, chống dị ứng (13/7/2004)
Tự bấm huyệt trị bệnh đái ra máu (12/7/2004)
Tác dụng chữa bệnh của quả vải (14/6/2004)
Thuốc từ cây hoa ''cứt lợn'' (14/6/2004)
Điều trị ghẻ bằng thuốc nam (14/6/2004)
Nhĩ châm trị u xơ tuyến tiền liệt (28/5/2004)
Thằn Lằn với bệnh suyễn (14/5/2004)
Bài thuốc đông y trị các bệnh về huyết (12/5/2004)
Cây tía tô làm thuốc (12/5/2004)
Trị rong kinh bằng y học cổ truyền (7/5/2004)
Củ súng và vị thuốc khiếm thực chữa di mộng tinh (29/4/2004)
Cây huyết dụ làm thuốc (27/4/2004)
Trị viêm mũi dị ứng (26/4/2004)
Củ riềng làm thuốc (22/4/2004)
Thuốc nam điều trị bệnh ngoài da (22/4/2004)
Chữa bong gân (22/4/2004)
Thằn Lằn với bệnh suyễn
Hỏi: Con tôi bị bệnh suyễn, gầy yếu và ăn rất ít. Tôi đã cho cháu dùng nhiều loại thuốc Tây y
nhưng bệnh ít thuyên giảm. Có người mách là bắt thằn lằn làm thịt cho cháu ăn. Xin bác sĩ cho
biết, thằn lằn có ăn được không, có tác dụng ra sao với bệnh hen suyễn? (Huỳnh Ngọc Đại - Đồng
Nai)
Trả lời:
Còn gọi là rắn mối.
Tên khoa học Mabuya sp.
Thuộc họ thằn lằn bóng Scincidae.
Mô tả con vật
Ở Việt Nam có ba loài thằn lằn bóng. Thằn lằn bóng hoa (Mabuya multifasciata), thằn lằn bóng
đuôi dài (Mabuya longiccaudata), thằn lằn bóng Sapa (Mabuya chapaense).
Thằn lằn bóng (thông thường nhân dân gọi là thằn lằn) có hình dáng giống cá cóc, nhưng thân
vững chắc, cổ rõ ràng, đuôi hình trụ thon dài. Chi dài và khỏe, đầu gối của chi sau không hướng
sang bên như cá cóc mà hướng về phía trước. Chi trước và chi sau đều có 5 ngón. Vỏ da thằn lằn
có vảy sừng, đầu có nhiều tấm vảy lớn đối xứng ghép sát nhau và thân có vảy nhỏ tròn xếp lên
nhau như vảy cá. Ngón có vuốt phát triển. Tuyến da chính thức thiếu làm da thằn lằn rất khô. Nhờ
màng phôi đặc biệt, thằn lằn sinh sống hoàn toàn ở cạn.
Thằn lằn bóng đuôi dài đẻ trứng có vỏ thấm calci và phát triển ở ngoài, còn thằn lằn bóng hoa và
thằn lằn bóng Sapa có trứng thiếu vỏ dai và phát triển trong cơ thể mẹ, cụ thể trong noãn quản cho
tới khi thành con. Đây là trường hợp đẻ trứng thai.
Thằn lằn giao phối vào mùa xuân và đẻ vào mùa hè. Thằn lằn bóng đẻ khoảng 6-8 trứng, (thằn lằn
bóng đuôi dài) hoặc 3-5 con (thằn lằn hoa và thằn lằn Sapa). Con mới đẻ dài khoảng 8cm kể cả
đuôi. Sau khi đẻ, thằn lằn mẹ còn chăm sóc con trong thời gian nhất định rồi mới để con tự lập.
Phân bố săn bắt và chế biến
Thằn lằn bóng hoạt động ban ngày, vào khoảng thời gian có nhiệt độ nhất định (từ 20-30oC).
Khoảng thời gian này thay đổi tùy theo mùa. Vào mùa hè thằn lằn ra kiếm ăn từ lúc mặt trời mọc
tới lúc mặt trời lặn, buổi trưa chui vào chỗ râm ở bụi cây để tránh nắng. Mùa đông thằn lằn trú
trong hang, chỉ ra vào những ngày nắng ấm và vào lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày thường là
buổi trưa.
Khi nguy hiểm con vật chạy rất nhanh về nơi trú ẩn, tạm náu ở đó một thời gian rồi lặng lẽ bò trong
lớp cỏ hay trong cây đi nơi khác. Thằn lằn cũng dễ dàng tự cắt đuôi để chạy khi bị bắt và ở chỗ cắt
sẽ mọc đuôi mới. Đuôi có thể mọc lại vài lần.
Dựa vào đặc tính sinh hoạt của thằn lằn, người ta câu thằn lằn ở những nơi và vào những giờ
chúng hay đi lại.
Thằn lằn lột xác vào mùa hè, thường sau những cơn mưa và có thể lột xác ba bốn lần trong mùa.
Sau khi lột xác thằn lằn cũng ăn da như nhiều loại thằn lằn khác. Người ta chủ yếu bắt thằn lằn
sống về làm thịt ăn.
Thành phần hóa học
Chỉ mới biết trong thằn lằn có protit ăn được. Còn có chất gì chữa bệnh đặc biệt khác chưa rõ.
Công dụng và liều dùng
Nhân dân tại nhiều vùng bắt thằn lằn làm thịt cho những trẻ em bị hen suyễn, gầy, ít ăn. Mỗi ngày
ăn nửa hay một con tùy theo tuổi.
Chú ý: Nhân dân miền Bắc gọi con thằn lằn mô tả trên đây là thằn lằn hay rắn mối và gọi con vật
giống thằn lằn nhưng nhỏ hơn, sống trong nhà là con thạch sùng, nhưng ở một số tỉnh miền Nam
lại gọi con thằn lằn mô tả trên là con rắn mối, còn con thạch sùng sống trong nhà là con thằn lằn.
Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
(Ngày 14/5/2004 - TC SK&ĐS)
Tại sao người có thai phải uống viên sắt và axit folic?
Hiện nay ở các trạm y tế xã nơi tôi ở khi đi khám thai ai cũng được khuyên uống viên sắt, có xã
còn phát thuốc cho về dùng không phải mua. Xin hỏi việc uống viên sắt và axit folic có phải bắt
buộc hay không và tại sao? Nguyễn Thị Cầm (Văn Giang - Hưng Yên)
Từ nhiều năm nay, ngành y tế đã khuyến cáo các bà mẹ có thai nên uống viên sắt và axit folic
trong suốt quá trình thai nghén và nhiều trạm y tế xã trong toàn quốc đã phát viên sắt và axit folic
cho các bà mẹ có thai để sử dụng không phải mua nếu như xã đó được một dự án về chăm sóc
bà mẹ khi có thai tài trợ.
Sắt là một yếu tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể mọi người vì nó là chất quan trọng tạo nên
hemoglobin, thành phần chính của hồng cầu (máu đỏ). Không đủ sắt, cơ thể con người sẽ bị thiếu
máu và từ đó ảnh hưởng nhiều đến chức năng của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Nhu cầu sắt
hằng ngày tùy lứa tuổi có khác nhau: trẻ em dưới 1 tuổi là 10mg/ngày, trẻ từ 1-5 tuổi là 6-
7mg/ngày; phụ nữ tuổi sinh đẻ 24mg/ngày; phụ nữ có thai cần 30mg/ngày vì phải cung cấp cho
thai và dự trữ (ở cả mẹ và con) cho việc nuôi con sau khi sinh nở. Nhu cầu về sắt đối với phụ nữ
nói chung cao hơn đàn ông do họ phải mang thai, nuôi con nhỏ và ngay cả phụ nữ bình thường
cũng có nhu cầu sắt cao hơn vì thường xuyên bị mất một lượng máu nhất định qua các kỳ kinh
nguyệt.
Trên thế giới, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt là khá phổ biến (1/3 dân số thế giới). Ở nước ta, số
liệu điều tra năm 2000 cho thấy 40% phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và 53% phụ nữ có thai bị thiếu
máu do thiếu sắt.
Còn axit folic, đây là một loại vitamin nhóm B, có tên gọi khác là vitamin B9 hay vitamin Bc. Axit
folic có vai trò quan trọng tham gia quá trình tổng hợp axit amin, axit nucleic (nhân của tế bào), có
tác dụng đến sự trưởng thành và tái tạo của hồng cầu. Thực nghiệm trên súc vật cũng như việc
theo dõi ở người có thai bị thiếu axit folic đã cho thấy tỷ lệ các thai sinh ra bị dị tật ống thần kinh
tăng lên rõ rệt. Việc dùng axit folic được khuyên không những chỉ cho người đang mang thai mà
còn khuyên nên dùng thường xuyên cho mọi phụ nữ từ tuổi dậy thì trở đi. Nhu cầu axit folic ở phụ
nữ lúc bình thường là 200 microgam (mcg), khi có thai là 400mcg và khi nuôi con bú là 300mcg.
Chính vì những điều nói trên, người ta khuyên phụ nữ có thai nên nhất loạt dùng dự phòng viên
sắt và axit folic, điều này có lợi cho cả mẹ và con.
Hiện nay các hãng dược phẩm thường phối hợp hai chất sắt và axit folic vào cùng một viên thuốc,
trong đó chất sắt có hàm lượng 60mcg và axit folic có hàm lượng 400mcg mỗi viên. Liều dùng dự
phòng thiếu máu cho các bà mẹ đang có thai là mỗi ngày uống một viên, đều đặn trong suốt thời
kỳ thai nghén cho đến sau khi đẻ một tháng.
Liều 60mg sắt dùng mỗi ngày có cao quá không? So với nhu cầu của cơ thể thì đúng là cao (nhất
là khi chưa tính đến lượng sắt được cung cấp qua thực phẩm ăn hằng ngày) nhưng khi vào cơ thể
qua đường tiêu hóa không phải tất cả lượng sắt uống vào đều được hấp thu hết. Người ta đã thấy
sắt ở trong sữa mẹ được hấp thu tốt nhất, thứ đến là sắt trong thực phẩm có nguồn gốc động vật
(thịt, trứng, gan gia súc), sắt trong thức ăn thực vật hấp thu kém hơn và sắt do thuốc viên cung
cấp hấp thu cũng hạn chế. Vì thế liều 60mg sắt/ngày là đã được tính toán phù hợp, hơn nữa nếu
hấp thu có dư ra thì sắt sẽ được dự trữ ở cả cơ thể mẹ và thai để liên tục cung cấp cho cơ thể tạo
hồng cầu.
Uống viên sắt và axit folic thường có vị tanh ở miệng khi uống, giống như ngậm trong mồm cái
đinh sắt. Sau khi uống vài ba ngày, phân thường có màu đen và đi cầu thường bị táo nhưng có thể
xử trí đơn giản bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và các thức ăn có tính nhuận tràng
như khoai lang, đu đủ, chuối... Nên chú ý là khi dùng viên sắt không nên uống nước chè vì chất
chát trong chè (ta-nanh) sẽ làm sắt kết tủa, cơ thể không hấp thu được nữa. Nếu có điều kiện nên
ăn thêm các hoa quả tươi có nhiều vitamin C hoặc uống thêm vitamin C thì khả năng hấp thu sắt
của cơ thể sẽ tăng lên.
BS. Phó Đức Nhuận
Cách phòng bệnh hen và cơn hen ở trẻ em
Số lượng trẻ em bị hen đã tăng vọt trên toàn cầu trong 10 năm gần đây. Để giảm nguy cơ mắc
bệnh, phòng chống cơn hen, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như làm giảm sự lệ thuộc vào
thuốc men, chúng ta nên biết và thực hiện một số việc có thể làm được trong chăm sóc sức khỏe
cho các cháu bị hen suyễn.
Theo các nhà di truyền học, có rất nhiều gen hoặc nhóm gen có thể làm các cháu dễ mắc bệnh
hen hơn. Ở các trẻ em này, người ta thấy có sự lệch lạc trong việc hệ miễn dịch dùng các tế bào
có phản ứng tốt (TH1) – chủ yếu để bảo vệ cơ thể, bằng các tế bào cực đoan (TH2) gây ra dị ứng
và viêm. Mặc dù vậy, trẻ em có bị hen hay không phần lớn vẫn phụ thuộc vào môi trường sống.
Khác với người lớn, đại bộ phận trẻ em bị hen có biểu hiện dị ứng. Việc phòng chống dị ứng hoa
sẽ góp phần quan trọng vào phòng hen phế quản. Một bất ngờ nhất trong lĩnh vực này là phát hiện
của các nhóm nghiên cứu ở châu Âu cho thấy các cháu sớm bị các bệnh nhiễm trùng đường hô
hấp, các bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em, bệnh giun... cũng như các cháu được tiếp xúc trực
tiếp với môi trường, thú vật, có tỷ lệ bị hen và các bệnh dị ứng ít hơn hẳn so với các cháu bị cô
lập. Điều này cho chúng ta thấy, việc cha mẹ quá sợ hãi các bệnh nhiễm trùng, và bắt các cháu
sống trong điều kiện quá vệ sinh, không gần gũi với môi trường sẽ gây mất thăng bằng cho hệ
miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng, hen và cả các bệnh tự miễn.
Để phòng hen, một số bác sĩ đã áp dụng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu (Immunotherapy),
bằng cách làm cơ thể trẻ quen dần với các dị nguyên đã được xác định bằng phương pháp thử dị
ứng. Kết quả không ổn định và những biến chứng có thể xảy ra đã làm phương pháp này không
được chỉ định một cách rộng rãi.
Để giảm dị ứng hoa, chúng ta nên giảm tối đa việc sử dụng các chất hóa học trong cuộc sống như:
thuốc rửa, lau chùi, các thuốc chữa bệnh, các chất bảo quản thức ăn, phấn rôm, các loại xà phòng
và sampoo có mùi thơm sặc sụa... Việc dùng estrogen trong thời kỳ tiền và mãn kinh hoặc các
thuốc ngừa thai đã làm tăng số lượng phụ nữ bị suyễn và các bệnh dị ứng khác. Một công trình
được đăng tại tạp chí Dị ứng và miễn dịch mới đây còn cho thấy tỷ lệ trẻ em bị suyễn tăng lên một
cách đáng kể nếu mẹ của chúng dùng các loại thuốc ngừa thai trước khi có mang. Nhóm thuốc
chẹn beta dùng trong bệnh tim mạch, cao huyết áp và đôi khi cả trong điều trị nhức đầu, aspirin và
các thuốc cùng nhóm và nhiều dược phẩm khác... có thể làm cho hen nặng lên. Nhóm kháng ACE
để điều trị cao huyết áp, suy tim và các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể gây ra tình trạng
ho như suyễn. Các bà mẹ đang cho con bú cần phải tránh dùng các thuốc kể trên.
Về mặt dinh dưỡng: cho trẻ ăn sữa mẹ đã được chứng minh lặp đi lặp lại là có tác dụng tốt để
phòng mọi bệnh tật cho trẻ em, đáng kể nhất là các bệnh dị ứng trong đó có hen. Không cho các
cháu ăn sớm trứng, sữa bò, cam, quýt, kẹo bánh nhất là các loại có các chất hóa học để tăng mùi
thơm trong gia đình có biểu hiện di truyền về dị ứng. Theo một số nghiên cứu tại Anh, việc không
đưa muối ăn vào bữa ăn của trẻ sớm và hạn chế dùng muối đã làm giảm các cơn hen cũng như
số lượng thuốc men phải dùng để điều trị.
Các khoáng chất như selen, magnesium và canxi (có nhiều trong nước khoáng thiên nhiên, rau,
quả, hạt tươi) được cho là có tác dụng tốt trong việc làm giảm cơn hen cũng như bệnh hen. Nên
cho các cháu có thói quen ăn hoa quả và rau tươi (có nhiều chất anti-oxidants như vitamin C, E,
lycopene) sẽ có lợi về nhiều mặt trong đó có phòng và chữa hen. Trong những năm gần đây, các
nghiên cứu về dinh dưỡng đã cho thấy rất rõ ràng, một chế độ ăn nhiều cá, dùng dầu cá có nhiều
axit béo Omega-3 và không no đơn tính đã làm giảm bớt các phản ứng viêm và có tác dụng tích
cực trong việc phòng và chữa hen phế quản. Dầu của hạt hướng dương, ngô và một số hạt khác
cũng như mỡ nhân tạo có nhiều axit béo Omega-6 và không no đa tính có thể làm tăng các phản
ứng viêm và cần phải loại bỏ cho bệnh nhân hen. Một nghiên cứu gần đây nhất ở Mỹ: Việc dùng
bừa bãi hoặc quá liều các vitamin tổng hợp, nhất là nhóm B đã làm tăng dị ứng hoa và hen ở trẻ
em.
Tìm ra và cách ly trẻ với các dị nguyên gây hen như bụi bặm (bụi nhà, sách, bụi do côn trùng),
phấn hoa, các dị nguyên trong thức ăn, môi trường, lông súc vật, các chất gây kích thích... là việc
cần làm. Khi nhà có trẻ bị hen, việc tránh hút thuốc lá, đun nấu tạo mùi, dùng bếp than, lò sưởi loại
đốt (cả bằng điện) sẽ rất có hại. Các cháu bị hen cũng không nên bơi ở các bể bơi công cộng vì
chất chlorine để làm sạch nước có thể gây kích thích và dẫn đến cơn hen bất ngờ. Chúng ta cũng
cần khử chlorine trong nước tắm và nước uống bằng cách đun hoặc dùng nước giếng cũng sẽ
giúp trẻ em rất nhiều trong phòng và chống dị ứng. Trẻ bị hen không nên dùng phấn bảng, và
không nên tiếp xúc với bất kể hóa chất gì kể cả xà phòng bột, phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc
diệt côn trùng, các sản phẩm xăng dầu...
Chúng ta đều biết việc tạo một cuộc sống tinh thần bớt căng thẳng, giảm các cảm giác tức giận,
sợ hãi, buồn nản... sẽ có tác dụng rất tốt cho bệnh hen và hầu hết các bệnh mạn tính khác. Tiếp
xúc, vui chơi với bạn bè, mô tả bằng cách viết ra hoặc kể lại những cảm giác, và lo âu của mình về
bệnh hen đã được công nhận là có tác dụng điều trị rất tốt. Một thái độ bình tĩnh, động viên, không
hoảng loạn, ồn ào khi thấy bệnh nhân lên cơn hen sẽ rất có lợi cho trẻ. Không cho các cháu có các