BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT (VẤN ĐỀ CHUNG)
BÀI TẬP I. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1.
2.
Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?
- Những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự là: các quan hệ
về tài sản và quan hệ về nhân thân.
- Quan hệ tài sản là: Quan hệ giữa người với người về những lợi ích vật chất (dưới
dạng tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng) được tạo ra trong quá trình hoạt động
sản xuất của xã hội.
- Các nhóm quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều chỉnh bao gồm:
+ Quan hệ về sở hữu.
+ Quan hệ về nghĩa vụ và hợp đồng.
+ Quan hệ về bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho người khác do có hành vi
trái pháp luật.
+ Quan hệ về dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống (thừa
kế).
- Quan hệ nhân thân là: Quan hệ giữa người với người về những lợi ích tinh thần
là những lợi ích không có giá trị kinh tế, không tính ra được thành tiền và không
thể di chuyển vì nó gắn liền với những cá nhân với những tổ chức nhất định. Nó
ghi nhận đặc tính riêng biệt và sự đánh giá của xã hội đối với cá nhân hay tổ chức
đó.
- Quan hệ nhân thân bao gồm:
+ Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản.
+ Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản.
Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS năm 2005 và
BLDS năm 2015 không? Vì sao?
- Quan hệ giữa A và B không thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS
2015. Vì:
- Căn cứ vào Điều 1 BLDS 2005: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn
mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa
vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân
sự).
Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức,
lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý
trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh
thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.”
Và Điều 1 BLDS 2015: “Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự
bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp
ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội.”
Xét thấy quan hệ giữa A và B phát sinh không dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng
mà ở đây, A đã đe dọa để ép B xác lập giao dịch dân sự, vậy quan hệ giữa A và B
không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.
BÀI TẬP II. QUAN HỆ DÂN SỰ VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ.
1. Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực có thuộc đối tượng
điều chỉnh của pháp luật dân sự hay không?
Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực thuộc đối tượng
điều chỉnh của pháp luật dân sự. Đó là quan hệ sở hữu về tài sản.
2. Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có những đặc
điểm gì?
Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có những đặc
điểm sau:
+ Quan hệ tài sản là quan hệ ý chí.
+ Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là những quan hệ mang hình thức
hàng hóa tiền tệ.
+ Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là những quan hệ có nội dung kinh
tế.
+ Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự đa dạng và phong
phú.
+ Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự có tính chất đền
bù tương đương trong trao đổi.
3. Cho biết những thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự. Những thành phần
này được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu
cái?
Thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự gồm:
+ Chủ thể: là những người tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự có quyền và
nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự đó.
+ Khách thể: là nguyên nhân dẫn đến sự phát sinh quan hệ pháp luật dân sự (là
“cái” mà vì nó quan hệ pháp luật dân sự được hình thành).
+ Nội dung: là tổng hợp các quyền và nghĩ vụ dân sự của các chủ thể trong một
quan hệ pháp luật dân sự cụ thể.
Trong quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú các thành phần trên thể hiện như sau:
+ Về chủ thể tham gia vào quan hệ: Chủ thể là anh Giáp và anh Phúc.
+ Về khách thể: nguyên nhân gây phát sinh quan hệ giữa anh Giáp và anh Phúc
là quyền sở hữu con trâu cái.
+ Về nội dung: vì con trâu cái là của anh Phúc đi lạc và anh Giáp là người nuôi
giữ nó cho đến khi anh Phúc tìm thấy (trong vòng 10 ngày) nên trong quan hệ
này đã phát sinh một số quyền và nghĩa vụ như sau, căn cứ vào BLDS 2005:
• Quyền và nghĩa vụ của anh Giáp:
4.
5.
-
-
- Anh Giáp có nghĩa vụ nuôi dưỡng và báo cho UBND xã, phường, thị trấn
nơi cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Khi chủ
nhân của nó đến hận lại thì có nghĩa vụ giao trả.
- Anh Giáp có quyền sở hữu con trâu cái nếu sau 1 năm chủ nhân của nó
không đến nhận (vì đây là gia súc thả rông). Nếu con trâu cái này có sinh
con thì anh Giáp có quyền hưởng một nửa số gia súc sinh ra.
• Quyền và nghĩa vụ của anh Phúc:
- Anh Phúc có quyền nhận lại con trâu cái trong thời hạn là 1 năm kể từ khi
anh Giáp nuôi dưỡng và có thông báo công khai. Nếu có tranh chấp, anh có
quyền yêu cầu Tòa án buộc anh Giáp trả lại con trâu.
- Anh Phúc có nghĩa vụ chi trả lại tiền công nuôi dưỡng và các chi phí khác
cho anh Giáp.
Cho biết quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm nào?
Quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm sau:
Tồn tại ngay cả trong trường hợp không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp
điều chỉnh.
Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự đều bình
đẳng.
+ Bình đẳng về khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.
+ Bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh từ
quan hệ pháp luật dân sự.
+ Bình đẳng trong việc chịu trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm nghĩa vụ.
Quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng về chủ thể, khách thể và phương pháp
bảo vệ.
Cho biết những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự? Quan hệ giữa anh
Giáp và anh Phúc về con trâu cái được phát sinh trên căn cứ nào?
Những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự đó là quy phạm pháp luật,
chủ thể và sự kiện pháp lý.
Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phúc về con trâu cái phát sinh trên các căn cứ:
+ Về chủ thể là anh Giáp và anh Phúc, anh Phúc là chủ sở hữu con trâu cái, anh
Giáp là người đã nuôi dưỡng con trâu cái trong thời gian nó bị lạc đàn.
+ Sự kiện pháp lý: anh Phúc thả 9 con trâu trong rừng, 07/05/2004 anh kiểm tra
thấy mất 2 con và sau đó anh tìm thấy trâu của mình trong trang trại nhà anh
Giáp. Tuy nhiên anh Giáp chỉ trả lại con trâu đực còn con trâu cái thì không. Từ
đó làm phát sinh quan hệ giữa anh Phúc và anh Giáp liên quan đến con trâu cái:
tranh chấp quyền sở hữu con trâu cái.
+ Quy phạm pháp luật được áp dụng: Điều 242 BLDS 2005 xác lập quyền sở
hữu đối với gia súc bị thất lạc.
BÀI TẬP III. TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT.
1.
Những điểm giống nhau và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên
bố một người đã chết?
- Những điểm giống nhau,khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố
một người đã chết:
• Giống nhau:
+ Đối tượng yêu cầu Tòa án tuyên một người đã chết hoặc mất tích: Người có
quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người đã
chết hoặc mất tích.
+ Đối tượng có quyền tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích: Tòa án có
•
quyền tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người đã chết.
Khác nhau:
+ Về thời hạn tuyên bố một người mất tích: Điều 78 Bộ luật Dân Sự 2005 quy
định:
1. Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các
biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì
theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố
người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối
cùng về người đó, nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời
hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối
cùng, nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn
này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn
thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
+ Về thời hạn tuyên bố một người đã chết: Điều 81 BLDS 2005 quy định:
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên
bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:
a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực
pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà
vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc
thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống,thời
hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của bộ luật này.
2.
Một người biệt tích và không có thông tin xác thực là còn sống trong thời hạn bao
nhiêu lâu thì có thể bị yêu cầu Tòa án yêu cầu là đã chết?
- Tùy từng trường hợp, người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra
quyết định tuyên bố là đã chết căn cứ vào Điều 81 BLDS 2005:
+ Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực
pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
+ Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn
không có tin tức xác thực là còn sống.
+ Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống,thời hạn
3.
này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của bộ luật này.
Trường hợp ông Hùng và ông Phúc có được coi là người biệt tích và không có tin
tức xác thực là còn sống không? Đoạn nào của hai quyết định trên cho câu trả lời?
Trường hợp ông Hùng và ông Phúc được coi là người biệt tích và không có tin
tức xác thực là còn sống. Trong Quyết định số 01/2007/QDST-VDS có nêu:
“…- Căn cứ điều 81, 82 và Bộ luật dân sự.
1. Chấp nhận yêu cầu của bà CHUNG MAI NGỌC THẢO.
- Tuyên bố ông MAI VĂN HÙNG, sinh năm 1968 có nơi cư trú cuối cùng tại số
129F/123/120F Bến Vân Đồn, Phường 8, Quận 4 là đã chết…” điều 81 có quy
định các trường hợp bị yêu cầu Tòa án tuyên bố đã chết. Trong đó có các
trường hợp biệt tích và không có thông tin xác thực là còn sống.
- Quyết định số 10/2009/QĐ-VDS có nêu: “…Theo điểm d khoản 1 Điều 81,
1.
Điều 82 Bộ luật Dân Sự năm 2005 thì:
Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra Quyết định tuyên
bố một người là đã chết trong các trường hợp sau:…
d-Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống,
Như vậy Tòa án có đủ cơ sở tuyên bố ông Nguyễn Khoa Phúc là đã
chết……”
“….a/Tuyên bố ông Nguyễn Khoa Phúc-Sinh năm 1947-Nơi cư trú cuối cùng:
4.
602 Phạm Văn Chí, Phường 8,Quận 6,TP.Hồ Chí Minh là đã chết……..”
Theo quy định hiện hành, kể từ ngày nào ông Hùng và ông Phúc được coi là người
biệt tích và không có thông tin xác thực là còn sống để tính thời hạn cho phép
tuyên bố họ đã chết?
Theo quy định hiện hành, khi một người biệt tích hai năm liền trở lên mặc dù
đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp
luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn
sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án
có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết
được thông tin cuối cùng về người đó, nếu không xác định được ngày có tin
tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo
tháng có tin tức cuối cùng, nếu không xác định được ngày tháng có tin tức cuối
cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo có tin tức
cuối cùng (Điều 78 BLDS). Sau ba năm kể từ ngày tuyên bố mất tích của Tòa
án có hiệu lực pháp luật, mà vẫn không có tin tức xác thực thì người đó bị Tòa
án tuyên bố là đã chết (Điều 81 BLDS)
-
5.
Theo quy định hiện hành thì thời điểm để tính thời hạn cho phép tuyên bố đã
chết là:
+ Đối với ông Hùng là năm 1/1/1996.
+ Đối với ông Phúc là ngày 21/06/1975.
Tòa án có tuyên ông Hùng và ông Phúc đã chết không? Đoạn nào của hai Quyết
định trên cho câu trả lời?
Tòa án đã tuyên bố ông Hùng và ông Phúc đã chết. Trong hai Quyết định có
nêu rõ:
+ Quyết định số 01/2007/QDST-VDS: “…Tuyên bố ông MAI VĂN HÙNG,
sinh năm 1968 có nơi cư trú cuối cùng tại số 129F/123/120F Bến Vân Đồn,
Phường 8, Quận 4 là đã chết…”.
+ Quyết định số 10/2009/QĐ-VDS: “…Tuyên bố ông Nguyễn Khoa Phúc-Sinh
năm 1947-Nơi cư trú cuối cùng: 602 Phạm Văn Chí, Phường 8, Quận 6, TP.Hồ
6.
Chí Minh là đã chết…”.
Tòa án xác định ông Hùng và ông Phúc chết vào ngày nào? Đoạn nào trong hai
Quyết định trên cho câu trả lời?
Tòa án xác định ngày ông Hùng chết là ngày quyết định có hiệu lực pháp luật,
được thể hiện ở đoạn “Ngày chết của ông là ngày quyết định có hiệu lực pháp
-
7.
luật”
Tòa án xác định ngày ông Phúc chết là ngày 21/06/1975 được thể hiện ở đoạn
“Ngày chết của ông được tính vào thời điểm ông bỏ nhà đi, ngày 21/6/1975”.
Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ông Hùng và ông Phúc chết trong
hai Quyết định trên?
Đối với ông Hùng, xác định ông đã chết là có căn cứ, tuy nhiên Tòa chưa có
Quyết định tuyên bố ông Hùng biệt tích trước đó. Thời hạn 5 năm biệt tích là
được tính từ lúc ông biệt tích hay từ lúc Tòa tuyên bố ông biệt tích? Nếu chọn
mốc 1996 để làm mốc ông biệt tích thì hai năm sau tức là 1998 ông bị tuyên bố
biệt tích và đến 2003 là đã biệt tích được 5 năm. Cần xác định rõ các thời hạn
-
này.
Đối với ông Phúc, cũng tương tự như ông Hùng tuy nhiên thời gian ông biệt
tích là quá lâu, dựa trên tực tiễn xét xử Tòa án tuyên bố như trên là hoàn toàn
hợp lý.
CÂU IV. TỔ HỢP TÁC.
1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và suy nghĩ
của anh/chị về những điểm mới này?
•
Về chủ thể trong quan hệ dân sự của tổ hợp tác:
BLDS năm 2015 không quy định tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luật
dân sự, chỉ cá nhân và pháp nhân mới là chủ thể, vì không là chủ thể nên cũng
không có tư cách pháp nhân. Do đó, việc xác lập giao dịch dân sự phải do
người đại diện theo ủy quyền thực hiện. Trường hợp thành viên của tổ hợp tác
không có tư cách pháp nhân tham gia giao dịch dân sự không được các thành
viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể tham gia
giao dịch, xác lập. Ở BLDS 2005 thì tổ hợp tác được xem là có tư cách pháp
nhân nếu có đủ điều kiện và đăng ký pháp lý theo quy định của pháp luật.
BLDS năm 2015 không quy định số thành viên tối thiểu của tổ hợp tác. Ở
BLDS năm 2005 quy định từ 3 cá nhân trở lên và hình thành trên cơ sở hợp
đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
•
-
-
-
-
Về đại diện:
BLDS năm 2015, người đại diện là người được các thành viên khác ủy quyền,
người đại diện chỉ có quyền thực hiện giao dịch khi được các thành viên khác
ủy quyền. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác Khoản 1 Điều 101. Còn theo BLDS năm 2005 người đại diện là tổ trưởng
do các tổ viên cử ra, tổ trưởng có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiện một số
công việc nhất định cần thiết cho tổ.
Một số vấn đề khác như tài sản của tổ hợp tác, nghĩa vụ của tổ viên, quyền của
tổ viên, trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác, … giữa 2 Bộ luật không có nhiều
thay đổi và nội dung là như nhau.
Ở BLDS 2015 không nêu những quy định về nhận tổ viên mới, ra khỏi tổ hợp
tác hay chấm dứt tổ hợp tác như ở Bộ luật 2005, Bộ luật 2015 cũng quy định
thêm hậu quả pháp lý đối với giao dịch dân sự do thành viên không có quyền
đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện.
Suy nghĩ của tôi về những điểm mới trên:
Những điểm mới về tổ hợp tác trong BLDS năm 2015 đã thể hiện được sự tiến
bộ và khắc phục được những hạn chế, tiêu cực ở BLDS năm 2005.
+ Thứ nhất, loại bỏ tư cách chủ thể của tổ hợp tác, điều này đã giảm được nhiều
bất cập trong thực tiễn xét xử vì tổ hợp tác là một tập hợp các cá nhân có quan hệ
với nhau về tài sản, số lượng cá thể không phải dừng lại mà là bất biến, có thể
xảy ra thêm bớt thành viên, ý chí có thể không đồng nhất.
+ Thứ hai, khi tham gia giao dịch dân sự nếu coi tổ hợp tác là chủ thể có tư cách
pháp nhân thì sẽ gây khó khăn cho việc chủ thể tham gia giao dịch với tư cách cá
nhân, như vậy vấn đề tài sản chung hay riêng cũng dễ xảy ra tranh chấp.
+ Thứ ba, trên thực tế xét xử chưa có vụ kiện nào có nguyên đơn hoặc bị đơn là
tổ hợp tác. Hơn nữa, Khoản 1 Điều 56 BLTTDS chỉ quy định, đương sự trong
vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan (tổ hợp tác không được xác định là đương sự trong
vụ án dân sự). Vì vậy việc loại bỏ tư cách là chủ thể của tổ hợp tác là hợp lý.