Tải bản đầy đủ (.pdf) (278 trang)

Công trình biển các tiêu chí chung chỉ dẫn quy hoạch thiết kế thi công người dịch nguyễn hữu đẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.73 MB, 278 trang )

CONG TRINH BIEN

CAC HEU CH CHUNG
cá Ú N M r RUCI TK T (M a CMC

THU VIEN DAI HOC THUY SAN

2000002913

NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG


BSi

BS 6349:
Part 1 : 1 9 8 4

i

<

i
l

I

CÔNG TRÌNH BIEN

CÁC TIÊU CHÍ CHUNG
cri DANOUÏ HOẠCH-THIẺTRÈ.Iri COING
Người dịch : TS. NGUYEN HỮU ĐẨU



T T ----r p

. o

ô

ç i

I T ự CHÇN J
l ^

^

r

/ t z

3

0

NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG
HÀ N Ộ I - 2 0 0 1


LỜI GIỚI THIÊU
Tiếp theo việc giới thiệu bàu dịch phún 7: Công trình hiển - Chỉ dẩn thiết
k ế vù thi công đê chắn sóng vào tháng 5 - 2001, Hội củng - Đường thủy và
thềm lục địa Việt Nam tiếp tục giới thiệu phán I : Công trình biển - Chỉ dẫn

quy hoạch, thiết k ế vù thi công - Cúc tiêu chí chung của bộ Tiêu chuẩn BS
6349 : Công trình hiển của Anh. Đày lù phần quan trọng của bộ tiêu chuẩn,
đưa ra cúc yêu cầu chung vẻ quy hoạch, thiết k ế vù thi công cho mọi loại
công trình biển nói chung, vì vậy 6 phần còn lụi đều dựa theo các yêu cầu
nêu ở đây theo cách trích dẫn hoặc tham khảo.
Khi thực hiện bủn dịch này, người dịch có tham khảo một phấn ở bản thào
của TS Nguyễn Đức Toàn vù một số phần dịch khác. Người dịch xỉn chân
thành cảm ơn TS Nguyễn Đức ToÌẲìì và cúc bạn đồng nghiệp vê sự giúp đỡ
trên, cũng như của một sô bạn bè khác trong quá trình chuẩn bi bán dịch.
Phần BS 6349 này đê cập đến rất nhiều lĩnh vực chuyên ngành, do kiến
thức hạn ch ế và thiếu cúc tử điển thuật ngữ Anh - Việt chuyên ngành, nên
chắc sẽ còn một sô điều dịch chưa chính xúc, mong các bạn đọc thứ lỗi.
Người dịch rất mong nhận được sự góp V chỉ bảo chân thành của các bạn
sử dụng bản dịch này. Xin chan thành cảm ơn.

TS. NGUYỄN HỮU ĐAU
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký
Hội Cảng - Đường thủy và thềm lục địa Việt Nam

3


Chương 1

KHÁI QUÁT

1. Phạm ví
Phần này của BS 6349 cung cấp chỉ dẫn
và kiến nghị về các tiêu chí chung liên quan
đến quy hoạch, thiết kế, thi công, duy tu

những công trình trong môi trường biển.
Với định nghĩa: các công trình có thê áp
dụng tiêu chuẩn này nằm ở, hoặc gần sát bờ
biển. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các
công trình ngoài khơi hay công trình thuỷ
công trong đất liền, mặc dù một số khía
cạnh nào đó có thể liên quan đến các dự án
như vậy.
Không có các chỉ dẫn về tài chính, mặc dù
phải thực hiện đánh giá kinh tế cần thiết và
đúng đắn cho từng dự án và cân nhắc trong
mối liên quan chặt chẽ với các tiêu chí kỹ
thuật được đề cập đến trong tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này được soạn tháo liên quan
đến các điều kiện của Vương quốc Anh, nơi
mà phần nội dung chủ yếu có thể áp dụng
trực tiếp, ở nơi khác đòi hỏi phải điểu chinh
cho thích hợp với những điều kiện và vật
liệu địa phương.
Phần này được sắp xếp theo từng vấn đề.
Chương 2 thảo luận về các yếu tố môi
trường, trong đó môi trường được xét theo
nghĩa rộng bao gồm mọi hiện tượng diễn ra
tự nhiên trèn bờ biển và các chí dẫn về
phương pháp khảo sát, định lượng các tác
động của chúng. Chương 3 cho các chú ý về

sự cần thiết xem xét các yêu cầu khai thác
trong toàn bộ công tác quy hoạch công trình
biển, mặc dù chỉ đưa ra chỉ dẫn hạn chế về

một số khía cạnh chung vì các yêu cầu chức
năng chi tiết của các kết cấu riêng biệt nằm
ngoài phạm vi của phần này. Chương 4 thảo
luận về trạng thái biển và đưa ra chỉ dẫn các
đặc trưng, dự báo,ghi chép và ảnh hưởng
của sóng. Chương 5 liên quan đến việc lựa
chọn và đánh giá tải trọng thiết kế xuất
hiện do tác động của khai thác và môi
trường đã nêu trong các chương trước, có
tính tới ứng xử động và mỏi. Chương 6 bàn
về các khía cạnh địa kỹ thuật, bao gồm
công tác khảo sát đất nền, các thông số của
đất và yêu cầu thiết kế địa kỹ thuật .
Chương 7 chi dẫn về sử dụng và yêu cầu kỹ
thuật của các vật liệu thích hợp và các biện
pháp bảo vệ.
2. Tài liệu tham khảo
Danh mục các tài liệu trích dẫn trong
tiêu chuẩn này liệt kê ở phần phụ lục.
3. Các định nghĩa
Các đinh nghĩa sau đây được áp dụng
trong phần này của BS6349.
Chú ỷ: Các thuật ngữ khác, không định
nghĩa ớ đây,có nghĩa theo cách dùng chung
trong công nghiệp xây dựng công trình biển.
5


3.1. Thủy triều
3.1.1. Bún nhật triều

Thuỷ triều có 2 lần nước cao và 2 lần
nước thấp trong một ngày theo lịch mặt
trăng xấp xỉ 25 giờ.
3.1.2. Nhật triều
Thuỷ triều có một lần nước cao và một
lần nước thấp trong một ngày theo lịch
mặt trăng.
3.1.3. Biên độ dao động triều
Sự khác biệt về cao độ giữa mực nước
cao và mực nước thấp trước hoặc sau đó.
3.1.4. Nước cường
Hai lần trong một tháng theo lịch mặt
trăng khi biên độ trung bình của 2 thuỷ triều
liên tiếp là lớn nhất.
3.1.5. Nước kém
Hai lần trong một tháng theo lịch mặt
trăng khi biên độ trung bình của 2 thuỷ triểu
liên tiếp là nhỏ nhất.
3.1.6. Mức nước triều cao trung hình khi
nước cường (MHWS)
Giá trị trung bình, trong một thời £Ìan
dài ,của chiều cao 2 con nước cao liên tiếp
khi nước lớn.
3.1.7. Mức nước triều thấp trung hình khi
nước cường (MLWS)
Giá trị trung bình, trong một thời gian
dài ,của chiều cao 2 con nước thấp liên tiếp
khi nước lớn.

3.1.9. Mức nước triều thấp trung hình khi

nước kém (MLWN)
Giá trị trung bình, trong một thời gian
dài, của chiều cao 2 con nước thấp liên tiếp
khi nước ròng.
3.1.10. Mực nước hiển trung hình(MSL)
Cao độ trung bình của mặt biển trong
một thời gian dài, thường là 18,6 năm ( một
chu kỳ các điểm giao của mặt trăng) ,hoặc
là cao độ trung bình tồn tại khi không có
thuỷ triều.
3.1.11. Con nước thiên văn thấp nhất (LAT)
Mức thuý triều thấp nhất được dự đoán xảy
ra trong các điêù kiện khí tượng trung bình và
trong mọi tổ hợp các điều kiện thiên vãn.
Ghi chú : Thường là mức được chọn làm
độ không chuẩn cho việc đo sâu trong bản
đồ hùng hài.
3.1.12. Con
nhất(HAT)

nước

thiên

văn

cao

Mực thuỷ triều cao nhất được dự đoán xảy
ra trong các điều kiện khí tượng trung bình và

trong mọi tổ hợp các điều kiện thiên văn.
3.2. Trọng tdi tầu
3.2.1. Trọng tải đăng kỷ toàn hộ (grt)
Khả năng thể tích bên trong toàn bộ của
một con tầu được định nghĩa theo luật đăng
kiểm và đo bằng đơn vị 2,83 m3 (100 ft3).
3.2.2. Trọng tải tĩnh (dwt)

3.1.8. Mức nước triều cao trung bình khi
nước kém (MHWN)

Tổng trọng tải của hàng hoá, kho chứa,
nhiên liệu, thuyền viên và dự trữ được chất
lên tầu để ngập đến đường chất tải mùa hè.

Giá trị trung bình, trong một thời gian
dài, của chiều cao 2 con nước cao liên tiếp
khi nước ròng.

Ghi chú: Mặc dù định nghĩa này thể hiện
khả năng mang hàng của tàu, nó không phải tà
số đo chính xác của tải trọng hàng

6


3.2.3. Lượng rẽ nước
Tải trọng tống cộng của tầu và các thứ
chứa trong tầu.
Ghi chú : Giá tri này hằng thể tích nước mà

con tàn choán chồ nhàn với tỷ trọng cùa nước
3.3. Sóng
3.3.1. Chiền cao sóng
Chiều cao của đỉnh sóng bên trên bụng
sóng trước nó.
3.3.2. Chu kỳ sóng
Thời gian mà 2 đỉnh sóng liên tiếp đi qua
một điểm cố định

3.3.9. Chu kỳ sóng đổi dấu
Chu kỳ trung bình của mọi con sóng có
chân phía dưới và dỉnh phía trên so với mực
nước trung bình
3.3.10. Mật độ phổ
Số đo năng lượng trạng thái biển được biểu
thị như một hàm của tần số và hướng sóng
4. Các ký hiệu
Các ký hiệu sau đây được dùng trong
tiêu chuẩn này. Một số ký hiệu có nhiều
nghĩa, nghĩa cụ thể trong mỗi trường hợp
cho trong đoạn văn có dùng ký hiệu đó.
A- Diện tích mặt cắt ngang.

3.3.3. Chiều dài sóng
Khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng kế tiếp
3.3.4. Vận tốc pha
Vận tốc sóng được truyền
Ghi chú: Các thuật ngữ "vận tốc sóng" và
"vận tốc lan truyền sóng" cũng có thể sử 'dụng
dê diễn tà vận tốc pha.


A, - Diện tích hình chiếu dọc của tầu bên
trên dường mặt nước.
An - Diện tích vuông góc với dòng chảy
a - Số mũ trong hàm mật độ phổ
JONSWAP
Bv - Bề rộng tàu
B(, - Bề rộng kết cấu tường chắn đất

3.3.5. Độ dốc sóng

b - Sự tách tia sóng

Độ cao sóng chia cho chiều dài sóng

h, - Sự tách tia sóng tại điểm đến.

3.3.6. Vận tốc nhóm

bD- Sự tách tia sóng trong nước sâu

Vận tốc lan truyền của một đợt sóng, có
nghĩa là vận tốc mà năng lượng của đợt
sóng dịch chuyển
3.3.7. Chiều cao sóng có ỷ nghĩa
Chiều cao trung bình của 1/3 cao nhất
trong các sóng
3.3.8. Chu kỳ sóng có ỷ nghĩa
Chu kỳ trung bình của 1/3 cao nhất trong
các sóng.


CB- Hệ số khối
CC| - Hệ số hiệu chỉnh độ sâu đối với lực
của dòng chảy dọc
Cc, - Hệ số hiệu chỉnh độ sâu đối với lực
của dòng chảy ngang
Cc - Hệ sô hiệu chỉnh nước nông
CD- Hệ số lực cản
C| - Hệ số lực quán tính
CLc - Hệ số lực dòng chảy dọc

7


CLw- Hệ số lực gió dọc

E - Động năng có hiệu của tàu khi cập bên

CM- Hệ số khối thuỷ động

e - Hàm mũ

Cs- Hệ số lực va đập

Fu - Lực kéo

- Hệ sô' lực dòng chảy ngang
Cj.w- Hệ số lực gió ngang
Cu - Độ bền chịu cắt không thoát nước
của đất

c - Lực dính có hiệu
D50 - Kích thước trung bình của đá cấp
phối (các chỉ số bên dưới khác cho các phần
trăm qua sàng khác nhau )
d - Chiều sâu nước tĩnh
dp - Độ chôn sâu của cọc cừ
de - Chiểu sâu có hiệu của độ chôn sâu
cọc cừ
dc - Chuyển vị lớn nhất dưới tải trọng
chu kỳ
d0- Chiểu sâu nước sâu
dị - Chiều sâu nước tại một chiều dài
sóng tính từ tường
d, - Chiều sâu của vết nứt chịu kéo
dx - Sự chôn có hiệu của cọc cừ

Fh - Lực ma sát ngang của đất
F, - Lực quán tính
FLc- Lực dòng chảy dọc
FLw- Lực gió dọc
F r- Số Froude
Fs - Lực va đập sóng
Ftc - Lực dòng chảy ngang
FTw- Lực gió ngang
Fv - Lực ma sát đứng của đất
Fw- Lực sóng tổng cộng
F| - Lực đất (tương tự cho F, và F3)
F b- ứng suất ma sát đáy
f - Tần số sóng
fc - Tần số của tải trọng chu kỳ

fm- Tần số xảy ra đỉnh phổ
fN - Tần số tự nhiên của kết cấu hoặc
bộ phận

g - Gia tốc trọng trường

dA - Chiều sâu của bụng sóng thấp nhất
bên dưới đường trung binh biểu đồ sóng

H - Chiều cao sóng

dB- Chiều sâu của bụng sóng thấp nhất thứ
hai bên dưới đường trung bình biểu đồ sóng

Ha - Chiều cao sóng tại điểm đến

dm- Mớn nước trung bình của tàu
d ■Chiều sâu dưới mực nước tĩnh của
đáy tường
db - Chiều sâu của nước 5 X Hs tính từ
tường (Hs được tính cho độ sâu “d”)
dm- Chiều sâu của nước trên đê
8

H r - Chiều cao chắn của kết cấu

Hb - Chiều cao sóng vỡ tại kết cấu
Hinc - Chiều cao sóng tới
H„ - Chiều cao hoặc khoảng chiều cao
thứ n trong dãy sóng có thứ tự của các giá

trị nx
Hmax- Chiều cao sóng lớn nhất
H max - Chiều cao sóng lớn nhất trung bình


HnX - Chiều cao hay khoảng chiều cao
thú n, (lớn nhất)trong dãy sóng có thứ tự
cua các giá trị nx
H0- Chiểu cao sóng nước sâu

/D(0) - Hệ số cường độ nhiễu xạ sóng
i - Chi số định rõ một dải ứng suất
j - Tỷ số giữa độ dốc sóng ngoài khơi và
căn bậc hai mái dốc bờ.

Hr - Chiều cao sóng tại vị trí (r,9)

Ka - Hệ sô áp lực đất chủ động

Hs - Chiều cao sóng có ý nghĩa

Kj - Hệ số nhiễu xạ sóng

H „ - Chiều cao sóng có ý nghĩa thứ n
trong dãy

Kf - Hệ số giảm chiều cao sóng do ma
sát đáy

Hs Ị - Chiều cao sóng có ý nghĩa thành

phán lấy từ biểu đồ sóng (tương tự cho Hs ; )

K0 - Hệ số áp lực tĩnh của đất

Hị- Chiều cao sóng thành phần từ biểu
đồ sóng (tương tự H:)

Kr- Hệ số khúc xạ sóng

H, - Chiều cao của đất được chắn
H(K - Chiều cao sóng vỗ (Clapotis set-up)
Hsu - Chiều cao có ý nghĩa của sóng rút
Ha- Chiều cao của đĩnh sóng cao nhất bèn
trên đương trung bình biểu đồ sóng
H„ - Chiều cao của đỉnh sóng cao nhất thứ
hai bên trên đ.ường trung bình biểu dồ sóng
H, - Chiều cao sóng giới hạn trong các
phân bó xác suất
Hw - Chiều cao sóng leo bên trên mức
nước tĩnh
Hy - Chiểu cao của số đo gió bên trên bề
mặt biên
H|J - Chiểu cao sóng thiết kê
H,P5) - Chiều cao trung bình của 0,4%
các sórg cao nhất
H q ■Chiều cao sóng nước sâu có hiệu
hc - Chiều cao đinh tường bên trên mực
nước tĩỉh
l(f,cp) - Hàm mật độ phổ
lo(f,0) - Hàm mật độ phổ ngoài khơi


Kp - Hệ số sức kháng đất bị động

Ks - Hệ số sóng nước nông
K, - Hệ số khối lượng cộng thêm thực
nghiệm (tương tự cho K2, K3)
Kb - Hệ số ma sát đáy
K - Độ cứng của lò so tương đương
K - Hằng số
k - Tính thấm
L - Chiều dài tàu
L - Chiều dài sóng
Lbp- Chiéu dài tàu giữa các mặt vuông góc
Ld - Chiều dài sóng trong nước sâu
Lw- Chiều dài đường ngấn nước của tầu
L - Chiều dài toàn bộ của cọc từ mặt cầu
đến điểm ngàm biểu kiến
Lp - Chiều dài đà gió
Ls - Chiều dài ngập nước của bộ phận
/ - Chiều dài trụ ống
/e- Chiều dài có hiệu của neo
/0- Chiều dài không có hiệu của neo
/ ■Chiều dài trụ ống từ mặt nước đến
điểm ngàm biểu kiến
9


mD- Lượng rẽ nước của tàu
m50 - Khối lượng điểm giữa của đá cấp
phối

mL - Khối lượng một đơn vị chiểu cỉài
của bộ phận
m - Khối lượng kích thích có hiệu tương
đương của một đơn vị chiều dài của bộ phận
me - Khối lượng tương đương của kết cấu
mc - Đặc trưng công suất máy
ms - Khối lượng kết cấu hộp và đất chứa
trong
N - Số lượng sóng trong thời lượng cùa
điều kiện thiết kế
Ns - Hệ số tỷ lệ
Nị - Số lượng sóng trong dải ứng suất thứ
i trong tuổi thọ thiết kế
Nz - Số lần đổi dấu trong số liệu sóng
n - Một số giữa 1 và nx
nT - Tổng số các dải ứng suất
nx- Một số nào đó
nị - Số lượng sóng trong dải ứng suất thứ
i trong tuổi thọ thiết kế.
p - Tải trọng chu kỳ tác dụng lớn nhất

Phl - Áp suất thuỷ động lớn nhất trên
tường tại mực nước tĩnh
Pu - Áp lực nước lỗ rỗng
p - Xác suất
p„ - Xác xuất của giá trị thứ n xảy ra
bằng hoặc vượt quá
Pw-, - Áp suất sóng lớn nhcất trung bình
trên tường tại chân của nó
P(1 - Áp suất sóng nâng có hiệu tại chân

tường
q - Tỷ lệ của sức cản động giới hạn
R - Sức kháng cắt trên diện tích đơn vị
dọc theo bề mặt trượt của đất
Rc - Số Râynôn
r - Bán kính
r - Toạ độ cực
S(f) - Hàm mật độ phổ một chiều
s - Đ<> dốc đáy(tang của góc so với
đường nằm ngang)
T - Chu kỳ sóng
T0~ Chu kỳ tiên hành quan sát
Tp - Chu kỳ xảy ra đỉnh trong phổ sóng

PA - Lực đất chủ động trên một đơn vị
chiều dài của tường

T r - Chu kỳ trờ lại

Pmax - Áp ĩực nước lớn nhất trên tường tại
đáy biển

Tz - Chu kỳ sóng đổi dấu

p min - Áp lực nước bé nhất trên tường tại
đáy biển

Ts - Chu kỳ sóng có ý nghĩa

t - Biến số sử dụng trong phân bố tiêu

chuẩn
t - Biến số thời gian

p - Lực đất bị động trên một đơn vị
chiều dài của tường

tạo - Thời gian cần để 90% vi khuẩn
nguyên thuỷ trong mẫu thử bị chết

Pw, - Áp suất sóng lớn nhất trung bình
trên tường tại mực nước tĩnh

Uw - Vận tốc gió ở độ cao 10 m trên
mặt biển

10


U - Vận lốc tức thời của hạt nước vuông
góc với bộ phận
u , - Vận lốc gió tại cao độ Z(m) trên mặt
biển (chí số dưới khác cho các cao độ khác
nhau)
Ü Gia tỗc tức thời của hạt nước vuông
góc với bộ phận
Ü - Thành phần nằm ngang của vận tốc
hạt nước
u - Thành phần nằm ngang của gia tốc
hạt nước


X - Thành phần tia theo hướng song song
với gió trung bình
X

- Tọa độ vuông góc

xw- Thông số dự báo sóng
Ya- Kích thước bộ phận bị ngập
Yb - Kích thước bộ phạn bị ngập
Y. - Kích thước bộ phận bị ngập
y - Biến số dùng trong phân bố tiêu
chuẩn
Toạ độ vuông góc

V - Vận tốc dòng chảy ngẫu nhiên
VB- Vận tốc tàu vuông góc với bể mặt
cập tàu
v c - Tốc độ dòng chảy thiết kế
V c - Vận tốc trung bình của dòng cháy
trên chiểu sáu trung bình của tàu
Vcrit - Vận tốc dòng chảy giới hạn.
v w - Tốc độ gió thiết kế
v n - Vận tốc thẳng đứng của mặt nước
V

- Thành phần đứng của vận tốc hạt nước

vs - Vận tốc rơi trung bình của bùn cát
trong nước tính
V


- Thành phần đứng của gia tốc hạt nước

vf - Vận tốc ma sát
vc - Vận lốc truyền sóng
vcg- Vận ốc nhóm sóng
V

- Vận tốc nhóm sóng tại điểm tới

vcgo - Vậr tốc nhóm sóng trong nước sâu
vco - Vận ốc lan truyền sóng trong nước sâu
Wp

- Bề ròng quỹ đạo hạt nước tại bề mặt

Wp

- Bề rởng đà gió

ws- Bể rộng hoặc đường kính của kết cấu
h.ay bộ phận bị ngập

z - Sự trễ của thuỷ triều
z - Chiều dày tường cọc
a - Góc của dòng chảy trước mũi tàu
a r - Góc của tia gió so với hướng gió
trung bình
a s - Góc của mái dốc so với phương
ngang

a 0-Góc của gió trước mũi tàu
a c . Góc của dòng chảy so với trục của bộ
phận
a ,- Hộ số áp lực sóng tại bề mặt phụ
thuộc chu kỳ sóng
a 2 - Hệ số áp lực sóng tại bề mặt do nước
nông
a-Ị - Tỷ số áp lực sóng tại bề mặt và tại
độ sâu d .
p - Góc của lực gió tổng hợp trước mũi tàu
p Góc giữa hướng sóng tới và phương
vuông góc với đê chắn sóng
P0, p, và pmax - Các hệ số dùng trong tính
toán chiều cao sóng có ý nghĩa trong vùng
sóng nhào.

11


p0\ P*, và p*max - Các hệ số dùng trong
tính toán chiều cao sóng lớn nhất trong
vùng sóng nhào.
y - Thuật ngữ trong hàm mật độ phổ
JONSWAP
y - Dung trọng tự nhiên có hiệu của đất
yd - Dung trọng tự nhiên có thoát nước
của đất
ys - Dung trọng tự nhiên ngập nước của đất
yw- Dung trọng của nước ngầm
A - Lượng giảm logarit của sức cản động

kết cấu
s - Góc ma sát tường
ỗm - Góc ma sát được huy đông giữa đất
và kết cấu
ômax - Góc ma sát lớn nhất giữa đất và
kết cấu
s, - Sự tách tia góc tại cửa ra vào bể cảng
r| - Chiểu cao tức thời của mặt nước bên
trên mực nước tĩnh
T| - Cao độ áp lực sóng đạt tới bên trên
mực nước tĩnh
0 - Toạ độ cực
0O- Góc của sóng tới so với trục đê chắn
sóng
k| - Hệ số trong hàm mật độ phổ
JONSWAP

12

kp - Hệ số trong hàm mật độ phổ
PÏERSON - MOSKOWITZ
Thuật ngữ dùng trong phân tích biểu
đổ sóng (= logeNz)
X -

y - Hệ số áp lực sóng cục bọ
Ị1 - Hệ số ma sát
V - Độ nhót động học của nước
Tí - Tỷ số giữa chu vi và đường kính của
vòng tròn

p - Dung trọng của nước
pA - Mật độ không khí
ơ - Úng suất vuông góc với mặt phẳng
trượt
T0 - Úng suất cắt do nước chảy tác động
tại đáy
ậi - Góc xác định hướng sóng
- Góc sức chống cắt đất
- Hướng sóng trung bình
<Ị»0 - Hướng sóng ngoài khơi
ệi ,

- Hướng sóng tới hạn

ệ - Góc có hiệu của sức chống cắt đất
T - Góc giữa mặt sóng và đường đồng
mức đáy
T ỏi - Góc giữa mặt sóng và đường đồng
mức đáy trong nước sâu
co - Thuật ngữ trong các hàm mật độ phổ.


Chương 2

XEM XÉT VỂ MÔI TRƯỜNG

5. Khái quát
Điều cơ bản đầu tiên để thiết kế công
trình biển là phải hiểu rõ và đánh giá được
các hiện tượng tự nhiên mà công trình sẽ

chịu tác động. Thông tin liên quan đến các
hiện tượng này có thể đã có sẵn trong các
nguồn đang tồn tại; tuy nhiên những số liệu
như thế thường bị hạn chế về phạm vi và
ứng dụng, cần phải điều tra chi tiết hơn nữa
để cho phép lựa chọn những tham số thiết
kế và đánh giá ứng xử hoặc tác động của
công trình đối với môi trường.
Chương này mô tả các hiện tượng mòi
trường khác nhau cần được xem xét đế khảo
sát tại bờ biển và cho thông tin, chỉ dẫn về
các phương pháp thu thập số liệu.
6. Kiểm tra khảo sát
6.1. Khái quát
Giá trị của nhiều số đo thực hiện tại hiện
trường phụ thuộc vào độ chính xác vể vị trí
và cao độ. Công tác khảo sát cần liên hệ tới
hệ thống đo đạc trên đất liền đã được thiết
lập, ờ Vương quốc Anh là Mạng lưới đo đạc
bản đồ quốc gia. Nếu không thể được thì
trước khi làm mọi công việc khác ở hiện
trường phải lặp một hệ thống mạng lưới cục
bộ,được định hướng theo góc phương vị, với
các trạm khảo sát được dựng đủ vững chắc

đê cho phép khôi phục lại mạng lưới khảo
sát ít nhất trong thời gian xây dựng công
trình. Cần luôn luôn nhớ rằng một sơ đồ
đơn giản và tương đối chính xác có thể thoả
mãn mục đích của việc khảo sát sơ bộ,

nhưng về sau phải kiểm tra các công việc
khác liên quan đến công trình sẽ đòi hỏi
một cách chính xác hơn nhiều.
6.2. Kiêm tra cao độ
Hầu hết các điều tra liên quan đến khảo
sát công trình biển đều cần có một tham
chiếu theo phương đứng dưới dạng mực
nước hay thuỷ chí. Thuỷ chí như vậy nên
đặt càng gần nơi cần điều tra càng tốt,mức
đô gần phụ thuộc rất nhiều vào bản chất và
biên độ thủy triều trong khu vực. Việc đặt
thuỷ chí là rất quan trọng, nên xem xét các
yếu tố sau:
(a) Thuý chí phải ngập đủ sâu trong
nước để tránh bị cạn.
(b) Nên được che chắn càng xa ảnh
hưởng của sóng và sóng lừng càng tốt.
(c) Không nên đặt ở vị trí nước bị ngăn
lại khi thủy triều xuống.
(d) Nên gần với mốc cao độ tham chiếu
của quốc gia hay địa phương.
(e) Nên che chắn khỏi các phá hoại do
tàu và không được đặt hoặc gắn vào các bộ
phận có thể bị lún.
13


Các kiểu thuỷ chí được mô tá trong 10.4.

(a) Hiệu chinh các kính lục phân.


6.3. Kiểm tra vị trí

(b) Kỹ thuật của người quan sát .

63.1. Khái quát
Có nhiều kỹ thuật khác nhau để xác định
vị trí các phép đo thực hiện trên mặt nước
liên quan đến hệ thống khảo sát trên đất liền
đã được thiết lập gần bờ. Chúng gồm 3 dạng
chính là: thị sát, radio và quang điện, với
khả năng từ vài trăm mét đến vài trăm km .
Công tác khảo sát liên quan đến công trình
biển ít khi cần đến khả năng vượt quá vài km
và nó nằm trong giới hạn của các xem xét sau
đây vể hệ thống định vị.
6.3.2. Cúc phương pháp thị sát
Nhìn chung độ chính xác của các phưcmg
pháp định vị bằng thị sát giảm khi khoảng
cách tăng và phạm vi lớn nhất của những kỹ
thuật này là 8 km.
Các kính lục phân cung cấp hầu hết
những công cụ định vị kinh tế nhất trong
điều kiện khoảng cách đến các mục tiêu đã
định toạ độ không lớn hơn 4 km và không
có khó khăn về tầm nhìn. Những người có
kinh nghiệm máy này có thê cho độ chính
xác định vị đến ± 3 m hoặc nhỏ hơn, mặc
dù sai sô' này chưa chắc đã đạt được trong
phạm vi 4 km. Cần nhấn mạnh rằng, việc

dùng kính lục phân chính xác là một kỹ
năng chỉ có 'được thông qua thực hành và
kinh nghiệm, những người thiếu kinh
nghiệm có thể cho kết quả sai lầm.
Việc định vị thường làm bằng cách giao
hội khi dùng 2 góc kính lục phân ngang,
được quan sát đồng thời từ trên tàu, đến ba
mục tiêu đã định tọa độ trên bờ. Các vếu tố
sau đây quyết định độ chính xác của việc
định vị như vậy:
14

(c) Vị trí của các quan sát viên so với
điểm đo: cả 2 người quan sát đứng cạnh
nhau và nên đứng trên điểm đo.
(d) Hình dạng của điểm định vị.
(e) Các yếu tố “giác quan thông thường”
khác như không quan sát qua kính.
Phương pháp định vị thứ yếu bằng kính
lục phân có lợi trong các điều kiện nào đó là
sử dụng góc kính lục phân nằm ngang đơn
và chuyển tiếp. Để người quan sát ở trên
điểm chuyến tiếp, góc cắt sẽ cung cấp số đo
chính xác của dải đến mục tiêu chuyển tiếp
phía trước, đến các điểm quan sát nằm ở
mỗi phía của điểm chuyển tiếp. Phương
pháp này cần một kỹ thuật thành thạo của
cả phía quan sát và phía lái tầu. Đây là
phương pháp đặc biệt có tác dụng đối với
các điều kiện bị hạn chế, nguyên tắc chung

không nên dùng đối với khoáng cách lớn
hơn 200 m từ người đánh dấu chuyển tiếp
phía trước.
Máy kinh vĩ trên bờ có thể dùng để định
vị tàu ngoài khơi bằng giao hội. Mặc dù
máy kinh vĩ có độ chính xác đến 25 mm,
ngược với khả năng của kính lục phân là
300 mm, nhung độ chính xác cao hơn là
không cần thiết. Việc thiếu đồng bộ của
những bộ phận trên biển và bộ phận trên bờ
trong công tác khảo sát là nguyên nhân
chính gây sai sót. Sử dụng máy kinh vĩ cũng
làm hoạt động khảo sát kém linh động khi
cần thay đổi thường xuyên vị trí máy để có
các diều kiện giao hội tốt.


6.3.3. Các phương pháp định vị hằng radio
Các hệ thống định vị bằng radio có thể
chia làm 3 loai chính: dải sóng ngắn, trung
bình và dài. Phần này chỉ đề cập đến các hệ
thống dải sóng ngắn, có thể cho khả năng
định vị xa bờ tới 30 km. Một số hệ thống
sóng ngắn có phạm vi vượt quá 30 km,
nhung cần ăng-ten rất cao/hoặc tăng công
suất máy phát.
Các hệ thống sóng ngắn hoạt động trên
các dải rada biển s, c và X lần lượt tương
ứng với khoảng 3 GHz, 6 GHz và 9 GHz.
Phần lớn hoạt động theo kiểu dải-dải, khi

đo các dải từ 2 trạm đối chiếu trên bờ đến
một trạm chính di động, thường đạt mức độ
cập nhật thường xuyên tốt hơn lgiây và độ
chính xác bằng ± 3 m hoặc cao hơn trên
mỗi dải trong các điều kiện tốt.
Một hệ thống dải X được thiết kế để
định vị bằng dải sóng và góc phương vị. Độ
chính xác phân dải tương tự như các hệ
thống dải - dải. Độ chính xác của góc
phương vị được đòi hỏi tốt hơn 600 m. Hệ
thống này đặc biệt có ích trong điều kiện
khi các trạm dải - dải tham chiếu trên bờ
không thể bố trí đủ xa nhau để có diều kiện
cố định tốt. trong những sông hẹp khi dùng
các hệ thống dải - dải sẽ phải lập rất nhiều
trạm tham chiếu trên bờ .
Một đặc điểm riêng của mọi hệ thống
này là tính hiệu quả của chúng trong điều
kiện ven bờ. Chúng nhẹ, xách tay được và
thậm chí các nhân viên có kỹ năng vừa phải
cũng có thể lắp đặt chúng một cách dễ dàng
và nhanh chóng. Nói chung, chúng rất tin
cậy, tiêu hao năng lượng thấp, cho phép vận
hành bằng ắc quy tiêu chuẩn 12V trong
nhiều ngày không cần bảo dưỡng.

Tất cả hộ thống như vậy chủ yếu là các
hệ thống tín hiệu theo đường thẳng, nên
phạm vi hiệu quả của chúng phụ thuộc vào
độ cao của trạm ăngten trên bờ và trạm di

động. Mưa to có thể làm suy giảm tín hiệu
truyền và giám đáng kể công suất của dải.
Phản xạ từ các tàu lớn hay các vật trên bờ
thường gây nhiều lỗi lớn trong dải, nhưng
các tình huống như thế người sử dụng
thường dễ nhận biết và có thể tránh được.
Các hệ thống dải ngắn duy trì dải bằng
so sánh pha, hoặc bằng các kỹ thuật xung.
Nói chung, các hệ thống so sánh pha cho độ
chính xác của dải tốt hơn có thể khoảng ± 1
m trong các điểu kiện tốt. Tuy nhiên, các hệ
thống này phức tạp hơn và đắt hơn. Độ
chính xác của các hệ thống xung là ± 3 m,
thường đạt được trong các điều kiện hoạt
động tốt.
6.3.4.
Cúc hệ thống quang điện, hồng
ngoại và lade
Các hệ thống quang điện, hồng ngoại và
lade là các thiết bị đo dải đơn, được phát
triển cho khảo sát trên đất liền và áp dụng
hạn chế trong khảo sát trên biển. Một số
dạng nhất định thiết bị lade và quang điện
đôi khi có ích trong các trường hợp cần
chạy tàu khảo sát dọc theo một tuyến có
phương không đổi. Thiết bị được lắp đặt
trên bờ, hoặc trên kết cấu cố định và người
quan sát trên tàu khảo sát có thể lái bằng
mắt dọc theo một tín hiệu hẹp mà thiết bị
tạo ra.

Các thiết bị lade cũng được phát triển để
tạo dải đơn từ một tàu di động đến bất kỳ bề
mặt nào có khả năng phản xạ tín hiệu lade.
Dạng thiết bị này, đặc biệt có ích cho công
việc trong những khu vực bị hạn chế như
các ụ hay gần các tường bến. Các đặc tính
15


dải trong thiết bị hiện nay hạn chế khoảng
120m, khi dùng các bề mặt phản xạ sẩn có,
nhưng có thể tới 600m hoặc hơn khi dùng
hệ thống gương phản xạ lại được lắp đặt
đặc biệt.
7. Khí tượng và khí hậu
7.1. Khái quát
Phần này mô tả các xem xét về khí tượng
và khí hậu cần tính đến trong các giai đoạn
thu thập số liệu, thiết kế, xây dựng, khai
thác của công trình biển.
Phần này còn phác thảo loại và phương
pháp thu thập thông tin, một số dạng có thể
để trình bày số liệu cuối cùng.
Số liệu chính thức về khí tượng và khí
hậu có thể thu thập được tại cơ quan khí
tượng phụ trách khu vực đang nghiên cứu.
Mối quan tâm đặc biệt của công nghiệp
xây dựng là dịch vụ giải đáp nhanh về khí
hậu (CLIMEST) do Cơ quan khí tượng,
Bracknell, Berkshire, England phát triển

nhằm hỗ trợ việc đấu thầu và quy hoạch ở
Anh, đặc biệt trong dự báo thời gian chắc
chắn phải nghỉ do thời tiết xấu. CLIMEST
cung cấp các giá trị trung bình hàng tháng,
hàng năm về lượng mưa, nhiệt độ thấp và
gió mạnh có thể có ở hiện trường. Thông tin
được cung cấp bởi dịch vụ này, nói chung
không đủ cho quy hoạch chi tiết, cần thực
hiện thêm các điều tra số liệu riêng tại hiện
trường.
7.2. Gió
7.2.1. Khái quát
Sự chênh lệch nhiệt độ thường xuyên
giữa các cực và xích đạo cung cấp nguồn
' V'
16

*
%%

năng lượng cán thiết tạo ra chu chuyển khí
quyển toàn cầu. Vòng tuần hoàn này, liên
quan đến cá hai chuyển động của không khí
theo phương đứng và phương ngang, mặc
dù tốc độ gió theo phương ngang trung bình
gấp khoảng 100 lần tốc độ gió theo phương
đứng. Thường xảy ra nhiều ngoại lệ quan
trọng đối với quy luật này, ví dụ trong các
trận bão đối lưu, lốc hoặc bão nhiệt đới mà
trong các tiêu chuẩn địa phương thường đã

chỉ định đối với thiết kế những kết cấu đặc
biệt. Chuyển động không khí theo phương
đứng, trở nên quan trọng trong nghiên cứu
sự lan truyền khói của các ổng khói và tại
các vị trí chịu tác động của gió núi hay
thung lũng hoặc gió do ảnh hưởng của các
ngăn cách lớn về địa hình. Sự khống chế
chính chuyển động ngang của không khí
gần mặt đất là lực do chênh áp suất, lực ma
sát và lực do trái đất quay, tức là lực
Coriolis và lực hướng tâm.
Khóng kể đến nguồn gốc lâu dài và các
biến đổi tiếp theo, gió tại và xưng quanth vị
trí xây dựng công trình biển có ý nghĩa lớn
đối với người thiết kế, các tải trọng trực tiếp
tác dụng lên công trình lẫn sự làm Ităng
chiều cao của sóng, tải trọng sóng và lực
neo. Chương 5 xét đến vấn để tải trọng, còn
chương 4 xét đến dự báo sóng từ các số liệu
gió. Khi xem xét chương 4, điều quan trọng
là hướng gió đã biết nên đà gió có thế được
định nghĩa đầy đủ, do đó tránh được saii sót
khi dự báo những sóng cao do gió miạnh
thổi từ đất liền.
Các số liệu về gió thời gian dài đặc biệt
cần thiết đối với xây dựng ở ven bờ để dự
tính ảnh hưởng của thời tiết và sự chậmi trễ
khi khảo sát, thi công, khai thác. Ảnh hưởng



cùa gió đối với nước lên, sự hình thành nước
dâng do bão và dàng nước ven bờ là rất
quan trọng. Khi xác định các tiêu chí thiết
kế cần xét đến những thay đổi cục bộ trong
chế độ gió do ảnh hưởng địa hình. Ngoài
ra, chu kỳ gió hằng ngày của các cơn gió
nhẹ trên đất liền và trên biển có thể cộng tác
dụng trên một trường gió quy mô lớn. Vận
tốc gió nhẹ ngoài biển thường là 4 đến 5
m/s, còn trong đất liền khoảng 2 m/s. Do
đó, thời gian quan sát rất quan trọng và các
sô dọc hằng ngày tại 0900 giờ theo thời gian
địa phương có thể không nhất thiết là số liệu
đại diện cho cả 24 giờ.
Hiện nay, các sổ liệu tin cậy trong vòng
nhiều năm về tốc độ và hướng gió đã có cho
hầu hết các vùng trên thế giới, gồm cả các
đại dương. Các số liệu này, cung cấp đầy đủ
thòng tin về nguồn gốc của thông số thiết kế
tương ứng mà không thấy có trong các quy
phạm thực hạnh về tải trọng gió địa phương.
Các số liệu cần thiết nên bao gồm những
thòng tin liên quan đến :
(a) Các khu vực đà gió có thể hình thành
sóng ngẫu nhiên.
(b) Các áp thấp xoáy và khí tụ, đê’ so
sánh với hiện tượng nước dâng.
(c) Đường đi và cường độ của giông, bão
trong vùng lân cận khu vực hoặc các vùng
đà gió tương ứng.

(d) Tốc dộ và hướng gió trong vùng lân
cận khu vực.
Cả tốc độ gió trung bình và giật lớn nhất,
cũng như hướng gió đều phải thu thập (xem
7.2.4). Nên kiểm tra các số liệu để đảm bảo
những hiệu chỉnh tương ứng với trạm ghi
cụ thể đã được áp dụng chính xác
(xem 7.2.3).

7.2.2. Cúc đầu đo gió
7.2.2.1. Khái quát
Hướng và tốc độ gió thường đo bằng các
thiết bị dạng phong tốc kế và chong chóng
đo gió. Số liệu có thể được ghi lại hoặc đọc
theo từng khoảng thời gian nhất định. Loại
ghi lại cho nhiều thông tin hơn, đặc biệt về
cường độ và tần số của những cơn gió giật,
loại đọc số liệu chỉ cho các số liệu trung
bình thời gian ngắn.
Các mục 7.2.2.2 đến 12.2.5 trình bày
một số thiết bị đo hiện có. Mọi thiết bị đều
có ưu và nhược điểm và nên tham khảo ý
kiến của các chuyên gia trước khi lắp đặt.
12.2.2. Các máy đo gió kiểu cốc và
chong chóng
Các máy đo gió hình cốc làm việc theo
nguyên tắc mức độ quay của những cốc
được gắn theo phương đứng tỷ lệ thuận với
tốc độ gió. Kêt quả đưa ra dưới dạng một
chuỗi các xung hoặc thay đổi điện thế .

Cách đầu tiên thường tổng cộng lại và sô
đọc hàng ngày cho một dự báo về chuyển
động của gió. Điện thế trên cả hai cốc và
chong chóng gió trong cách sau đưa ra vòn
kế và được đọc đều đặn hoặc ghi liên tục.
1.22.3. Dạng cánh quạt
Máy đo gió kiểu cánh quạt về chức năng
tương tự như thiết bị dạng cốc, trừ một điều
là cánh quạt được lắp theo phương ngang
dọc theo trục của chong chóng tạo ra một
khối chắc chắn hơn.
7.2.2.4. Dạng áp lực
Máy đo gió dạng áp lực gồm một ống
rỗng, một đầu hở và cân bằng hướng ra phía
gió, còn đầu kia nối với một áp kế rất nhạy.
Áp lực trong ống có quan hệ trực tiếp đến
tốc đô gió. „
ĩ«e
r" > . 3 Q C
J> ũ i

-rụ r C H Ọ N

17


7.2.2.5. Các dạng khác
Nhiều dạng máy đo gió khác đã dược
phát triển, nhưng chủ yếu dùng cho những
mục đích riêng và không được xem là các

dụng cụ đo hiện trường. Chúng bao gồm
đồng hồ đo vận tốc gió xoáy, máy đo gió
âm thanh, máy đo gió dây nóng và máy đo
gió lade- Doppler.
7.2.3. Vị trí hứng gió và cao độ đo đục
Cần thận trọng khi đặt máy đo gió vì các
dòng xoáy phát sinh do những vật cản như
cây cối, các toà nhà, có thể tạo các số liệu
không tin cậy về tốc độ và hướng gió, do đó
làm cho các tính toán về chế độ gió cục bộ
không chính xác.
Để có thể so sánh các sô liệu gió từ
những vị trí và cao độ khác nhau, các số (đo
cần tham chiếu theo cao độ tiêu chuẩn là
10m trên mặt đất. Khi có thể được, titến
hành đo tại độ cao 10m hoặc lớn hơn (để
được vị trí hứng gió tách hẳn các vật c,ản
xung quanh. Mỗi vị trí đặt thiết bị cần tạo ra
một chiều cao có hiệu, được định nghĩa là
độ cao trên địa thế bằng phẳng trống tffẩi
trong khu vực lân cận mà được dự tính sẽ cùng tốc độ gió trung bình như đã được ghi
thực tế trên máy đo gió. Để so sánh với (độ
cao có hiệu 10m, sẽ áp dụng hiệu chỉnh, mó
thay đổi theo các khoảng thời gian truing
bình và những điều kiện hiện trường khiác
nhau, nên tham khảo các chuyên gia trưcớc
khi hiệu chỉnh giá trị đo được.
Về lịch sử, khoảng thời gian nhò nhất (CÓ
thể xác định là 3 giây, theo thời gian liấy

trung bình ở máy ghi gió dạng ống áp suiất
của Dines và do đó người ta đã xây dựmg
khái niệm cơn gió giật mạnh nhất trong 3
18

giây. Khoáng gió giật này được châp nhận
cho các mục đích thiết kế kết cấu, việc sử
dụng nó được trình bày đầy đủ trong CP3 :
chương 5: phần 2; tuy nhiên hiện nav đã có
thể đo được những cơn gió giật trong
khoảng vài phần ngàn giây và cần phải
nghiên cứu để xác định các khoảng gió giật
có hiệu đối với những công trình đặc biệt
nhạy cảm đôi với các cơn gió giật rất ngắn.
Đặc biệt là đã xem xét cách tiếp cận theo
phổ đối với tải trọng do gió giật gây ra. Đối
với các tàu rất lớn có thời gian phản ứng
chậm, những khoảng gió giật dài hơn sẽ cần
để phát triển hoàn toàn sức căng dây neo và
đệm tầu. Cẩn có các nghiên cứu tiếp theo
nhằm xác định tốc độ gió giật thiết kế thấp
hơn thích hợp với các trường hợp như vậy.
7.2.4 . Trình hủy và sử dụng s ố liệu gió
Các số liệu gió tiêu chuẩn, thường lưu
giữ dưới dạng tốc độ và hướng trung bình
từng giờ, tốc độ gió giật lớn nhất, có thể
được sử dựng như sau:
(a) Như một cơ sở để dự báo sóng (xem
phần 4).
(b) Để tính toán những trung bình và

cực trị, ví dụ như biểu diễn trong các bảng
tần số theo phần trăm.
(c) Đế chuẩn bị các hoa gió hoặc các
biểu đồ tương tự, đê cho một hình ảnh tổng
hợp vể phân bố tần số của số đo hướng và
tốc độ gió.
(d) Đê tính các giá trị vận tốc gió cực trị
bằng cách vẽ các cực trị đo được trên một
thang xác suất và ngoại suy theo đường phù
hợp nhất. Do đó chu kỳ trở lại hoặc khoảng
tái xuất hiện có thể xác định dược cho một
tốc độ gió cho trước để nó có thể vượt qua


giá trị trung bình chỉ một lần trong chu kỳ
đó. Cũng có thể vẽ các sô liệu trên một biểu
đồ phần trăm vượt qua tuyến tính để minh
hoạ xác xuất của tốc độ gió đo được cho
trước lớn hơn hoặc nhỏ hơn một giới hạn
nào đó.

(e)
Chậm trễ thi công: mưa thường xuyên
sẽ tăng đáng kể thời gian thi công, đặc biệt
đối với công tác vận chuyển đất.
7.3.2. Đo điểm trực tiếp

Dụng cụ đo lượng mưa rơi trên một diện
(e)
Để chuẩn bị các biểu đổ dài hạn biểutích nhỏ đã biết, trước đây là 19,6 insơ2 đối

diễn khoảng thời gian dự báo và số lần xuất với dụng cụ do đường kính tiêu chuẩn 5 và
hiện của các vận tốc gió riêng, điều này cần gần đày là 150cnrr, hoặc 750cm2 tuỳ theo
thời gian giữa việc kiểm tra lượng mưa hứng
phải có kinh nghiệm.
được và mức độ chi tiết yêu cầu đối với việc
7.2.5. Thông tin vê gió khác
đo những số lượng nhỏ. Bởi vậy các số đo
Nếu không có sẵn các số liệu đo được về
này chắc chắn không thể đại diện cho một
gió, có thể ciùng phân bố áp suất khí quyển
khu vực lớn do những thay đổi địa hình và
để tính toán một bức tranh sơ lược về gió
ảnh hường do con người. Cần xem xét cả
hiện trường. Những phương pháp này rất sơ
hai điều đó khi tính toán lượng nước chung
bộ và thường chỉ được sử dụng đê dự báo
và đặc biệt khi sử dụng các số liệu mưa lịch
thời tiết và dự báo sóng. Các tính toán có
sử cho mục đích khác với khi thu thập
liên quan nên do các chuyên gia thực hiện .
ban đầu.
7.3. M ưa
7.3.3. Vị trí do và dụng cụ đo
7.3.1. Khái quát
Cần đánh giá ảnh hưởng, dạng và cường
độ của mưa khi xem xét các khía cạnh thiết
kế như sau:
(a) Thiết kế thoát nước: nên dự tính
lượng mưa lớn nhất dự báo trong một cơn
bão 50 năm hoặc 100 năm .

(b) Tải trọng tĩnh: sự tích tụ băng và
tuyết sẽ gây ra tải trọng trên kết cấu. Nên
xem xét khối lượng và thời gian dự báo
tuyết rơi.
(c) Bốc xếp hàng: sự thay đổi lượng mưa
hàng nãm rất quan trọng khi tham khảo
dạng hàng dược bốc xếp và các kho chứa
trong tổ hợp cảng.

(d) Tính thấm: mưa rơi tần suất cao có
thể cần bảo vệ cho các toà nhà.

Cần chú ý đến vị trí của dụng cụ đo mưa;
chúng thường đặt trên mặt đất bằng phẳng
với đỉnh của phễu thu cao hơn mặt đất
0,3m và không bị vật nào che chắn.
Dụng cụ đo đơn giản nhất gồm ống góp
có vành tròn sắc cạnh và phễu dẫn đến bình
thu. Lượng mưa thu được có thể đo trực tiếp
bằng cách chuyển đến một bình khắc độ để
dùng với dạng dụng cụ đo và kích thước
diện tích thu riêng. Mặt khác, có thể sử
dụng một thiết bị ghi như ống si-phông
nghiêng hoặc gàu lật. Các dụng cụ đo này
thường xác định thấn hơn lượng mưa rơi so
với dụng cụ đo chuẩn, nhưng có thể cho ta
thông tin về thời gian xuất hiện và cường độ
mưa. Lượng mưa thường ghi lại trên các
biểu đồ kiểu tang trống đồng hồ, hoặc bằng
các máy ghi số liệu tự động dùng phương

19


tiện ghi như băng từ, hoặc máy đo xa nối
trực tiếp đến người sử dụng,ví dụ trong các
hệ thống cảnh báo lũ .
7.3.4. Cân bằng nước
Trong trường hợp không thể lắp đặt hệ
thống máy đo mưa , có thể tính toán lượng
mưa bằng cách xem xét tổng lượng nước
của một lưu vực bao gồm các mức dòng
chảy sông, đo đạc lượng bốc hơi và thấm.
7.3.5. SỐ liệu lịch sử
Có thể lấy các số liệu lượng mưa rơi ở
các cơ quan khí tượng hoặc quản lý nước
của địa phương, tuy nhiên trước khi áp dụng
cho bất cứ vị trí cụ thể nào cần thực hiện
một số tính toán.
7.4. N hiệt độ và độ ẩm không khí
7.4.1. Khái quát
Cần tính toán các nhiệt độ không khí lớn
nhất, nhỏ nhất và sự biến thiên độ ẩm tương
đối có thể sẽ gặp trong tuổi thọ thiết kế của
công trình.
7.4.2. Nhiệt độ không khí
Để có sô liệu thiêt kế thích hợp cần do bôn
nhiệt độ tại các khoảng thời gian nhất định,
gồm nhỏ nhất, lớn nhất và bầu ướt và khô.
Nhiệt kế cần đặt bên trong màn Stevenson
với bầu nhiệt kế trên mặt đất 1,25 m.

7.4.3. Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối được định nghĩa là áp
suất hơi nước thực tế, được biểu diễn bởi %
của áp lực hơi nước bão hòa trong cùng một
nhiệt độ. Đó là số đo độ ẩm không khí và
rất quan trọng trong bảo quản hàng hóa và
trong một số khía cạnh khi xây dựng nhà ,
đặc biệt là bảo dưỡng bê tông. Độ ẩm tương
20

đối được tính toán từ các nhiệt độ bầu ướt
và khô hoặc có thể đo trực tiếp bằng các vật
liêu hut ẩm.
7.4.4. Sô liệu lịch sử
Có thế lấy thông tin về nhiệt độ, độ ấm
tương đối trung bình và cực trị hàng ngày,
theo mùa, hàng năm ớ các cơ quan khí
tượng địa phương hoặc, các tài liệu đã xuất
bản đối với những địa điểm được lựa chọn.
7.5. Tấm nhìn
7.5.1. Klìúi quát
Tầm nhìn kém có thể có những hậu quả
nghiêm trọng đối với vùng nước ven bờ và
cần phải tính toán thời gian dự kiến xảy ra.
Sự giảm độ trong suốt của khí quyển và do
đó giảm tầm nhìn, thường do hai nguyên
nhân chính sau:
(a) Sự lơ lưng của các hạt khô cực nhỏ

gọi là mù.

(b) Các hạt nước cực nhỏ lơ lửng, hoặc
các hạt hút ẩm gọi là sương.
Sương mù là thuật ngữ truyền thống được
áp đụng khi tẩm nhìn theo phương ngang
trên mặt đất giùm xuống nhỏ hơn lkm.
7.5.2. Đo đực
Phương pháp đo chủ yếu dùng cho các
mục đích thời tiết là quan sát vật thể tại các
khoảng cách đã biết, ví dụ những cây dễ
thấy, tháp nhà thờ, vùng đất cao xung
quanh, hoặc vào ban đêm các ngọn đèn
được dựng riêng cho mục dich này.
Tầm nhìn thường cùng với các biến số
khí lượng khác hay thay đổi đột ngột gần bờ
biển giữa các khu vực khác nhau của biển
và đất liên. Tuy nhiên, tại các trạm ven biển


của Cơ quan khí tượng Anh quốc, tầm nhìn
trên đất liền được ghi lại thường xuyên ngay
ca khi nó khác với tầm nhìn trên biển. Tầm
nhìn trên biển được ghi lại như một ghi chú
nêu có thể tính được. Cần thận trọng khi
nghiên cứu những báo cáo về tầm nhìn của
một trạm không đặt trực tiếp trên bò, vì hiện
tượng sương mù biển có thể không xáy ra
trong phạm vi 3km đến 4km trên đất liền,
do dó có thế lấy số liệu sai lầm cho mục
đích hàng hải và hoa tiêu.
Những nghiên cứu gần đây, đã dãn tới

việc đo tự động tầm nhìn để tránh định kiến
của người quan sát và cung cấp số liệu đầu
vào cho các trạm do không định trước. Các
kỹ thuật kháo sát gồm việc đo sự suy giám
một nguồn sáng có công suất đã biết trên
khoảng cách đã chi định và đo lượng tán xạ
ngược từ nguồn sáng, nhưng chưa phương
pháp nào tỏ ra thành công cho tất cả các
ứng dụng.
7.6. Ap suất kh í quyển
7.6.1. Khái quát
Áp suất khí quyển tại một điểm bất kỳ là
trọng lượne không khí nằm theo phương
đứng trên một don vị diện tích. Áp suất khí
quyển dược ghi theo các milibar và được
hiệu chính đến mực nước biển trung bình đê
tránh ảnh hương của dộ cao đối với phép đo.
Sự phân bố áp suất được dùng như một
thông số đầu vào cơ sở khi dự báo thời tiết
và dự báo trạng thái của biển. Đặc biệt ánh
hưởng của áp suất tới mực nước là rất quan
trọng. Áp suất cao hoặc thấp tương ứng sẽ
tăng hoặc giảm chiều sâu nước và gây ra
nước dâng do bão, có lợi hoặc bất lợi (xem
mục 10).

7.6.2. Đo dạc
7.6.2.1. Khái quát
Có thể áp dụng các kỹ thuật trình bày
trong 7.6.2.2 đến 7.6.2.4.

1.6.2.2. Khí áp kế thủy ngân
Áp suất khí quyển được cán bằng với
trọng lượng cột thủy ngân. Hai dạng chính
là các khí áp kế Fortin và kiểu Kew.
7.6.2.3. Khí áp kế chân không
Khí áp kế chân không gồm một hoặc
nhiều bao kim loại mòng, đã lấy đi một
phần không khí. Sự thay đổi chiều dầy bao
kim loại được khuyếch đại và được biểu
diễn bằng 1 kim và 1 mặt số. Độ chính xác
của khí áp kế chân không nhạy đến 0,1
mbar với độ chính xác tổng cộng bằng
± 0,3 mbar.
7.6.2.4. Máy vẽ biểu đồ khí áp
Máy vẽ biêu đồ khí áp chuẩn là những
thiết bị khí áp kế chân không. Sự thay đổi
áp suất làm biến dạng dụng cụ đo và sự thay
dổi này được khuyếch đại qua một hệ thống
trục quay và tay đòn. Áp suất được ghi liên
tục trên một biểu đồ gắn chặt với một tang
trống kiểu đồng hồ .
7.7. Bức xạ mặt tròi và sô'giờ có nấng
7.7.1. Đo dạc
Cường độ bức xạ mặt trời thường được
do bàng bức xạ kế sử dụng bộ phận pin
nhiệt tạo ra một tín hiệu milivỏn nó liên
quan trực tiếp đến năng lượng mà đầu đo
thu được. Có thể thiết kế các bức xạ kế nhạy
đối với các chiều dài sóng riêng cần quan
tâm,ví dụ các chiều dài sóng ngắn đi đến và

chiểu dài sóng dài di ra hoặc những dải cực
tím hav hồng ngoại.
21


Khoảng dài nắng chiếu nói chung được
định nghĩa và ghi lại bằng chiều dài bị đốt
nóng hoặc các lần bị đốt nóng bời tia nắng
được hội tụ trên tấm bìa đặc biệt và coi như
số giờ có nắng.
7.7.2. Sử dụng
Bức xạ đi đến, phản xạ và phát ra là quan
trọng nhất trong phương trình cân bằng
nhiệt và dùng để tính đặc trưng hoá lạnh của
một vùng nước và khả năng bay hơi.
Triển vọng sống của vi khuẩn trong biển
phụ thuộc rất cao vào cường độ bức xạ mặt
trời, đặc biệt vào các sóng dài cực tím. Tính
toán hay đo đạc tỷ lệ này rất quan trọng
trong thiết kế cửa sông đối với các ảnh
hưởng như nước thải sinh hoạt. Ảnh hưởng
của cường độ ánh sáng đến ô nhiễm biển
được mô tả rõ ràng theo phương đứng của
các mẫu thử theo độ sâu thay đổi trên kết
cấu bị ngập.
8. Đo sâu và đo đạc địa hình
8.1. Khái quát
Công tác 'đo sâu thực hiện một loạt các
phép đo độ sâu nước tại các vị trí xác định
trên khu vực quan tâm. Phần này cung cấp

thông tin vể các kỹ thuật khác nhau hiện có
và chỉ dẫn việc áp dụng chúng trong công
trình biển. Mục 6 cho chỉ dẫn về kiểm tra
vị trí.
Các hải đồ đã phát hành cung cấp cho
người thiết kế số liệu rất hạn chế đối với
mục đích của họ. Các hải đồ được xây dựng
cho an toàn hàng hải và có thể không trình
bày các đặc điểm có ý nghĩa đặc biệt đối
với người kỹ sư. Bản đồ chi chính xác như
các số liệu dùng để vẽ nó. Rất nhiều số liệu
22

lây từ những khảo sát cũ thường không thực
hiện theo các tiêu chuẩn hiện đại hoặc tỷ lệ
không phù hợp với các yêu cầu hiên đại.
Những thay đổi có thê do sa bồi, nạo vét, đổ
đống, đắm tàu hoặc các nguyên nhân khác
cẩn được xem xét và tiến hành khảo sát để
kiểm tra lại các bản đồ hiện có khi có bất cứ
nghi vấn nào để đám bảo độ tin cậy của
chúng.
8.2. Máy dò âm
8.2.1. Khái quát
Phương pháp chủ yếu để đo chiều sâu
nước là dùng máy dò âm ghi lại hình dạng
liên tục của đáy biển khi tàu khảo sát di
chuyến bên trên nó. Cần dùng máy dò âm
chế tạo riêng cho thuỷ đạc nếu có độ chính
xác yêu cầu đối với mục đích kỹ thuật. Máy

thuỷ đạc bằng âm điển hình sẽ cho một
băng giấy khổ rộng có số liệu tương tự dạng
đồ thí về hình dạng dáy biển. Dựng cự này
được lắp đặt với một phạm vị kiêm tra để
chơ người điều khiển hiệu chỉnh, vi chỉnh
phừ hợp với điêù kiện hoạt động và thiết lập
đặc điểm kỹ thuật để có số liệu tin cậy và
chính xác. Máy dò âm có thể cho kết quả
sai lệch trong các khu vực bùn nhão đôi khi
có 'ờ cửa sông hình phễu, trong trường họp
đó cần sử dụng những phương pháp khác
tuỳ theo điều kiện áp dụng.
8.2.2. Hiệu chỉnh
Máy dò âm do độ sâu bằng cách phát
mội xung ngắn siêu âm và đo thời gian để
nó di tới đáy biển và phản xạ lại về nguồn.
Do đó độ chính xác của phép đo sâu phụ
thuộc vào sai số cho phép của vận tốc âm
truyền trong nước.


Hiệu chinh thường thực hiện bằng cách
thá một mục tiêu xuống độ sâu đã định phía
dưới nguồn âm, tức bộ chuyên đổi của máy
dò âm và so sánh độ sâu ghi được với độ
sâu thật của mục tiêu. Do đó máy dò âm có
thê điều chính để ghi được độ sâu thật
phương pháp này được biết đến như thanh
kiểm tra, có hiệu quả để hiệu chinh các độ
sâu khoảng 20m.

Phải kiếm tra việc hiệu chỉnh khi dùng
thanh đó trong khu vực khảo sát và với
nhiều khoảng thời gian trong một ngày làm
việc, do vận tốc âm và hoạt động của máy
cũng phu thuộc vào sự biến động về thời
gian và vị trí.
$.2.3. Tần s ổ truyền
Tần số truyền có ảnh hưởng lớn đến công
suất của máy dò âm. Tần số thấp truyền
năng lượng có hiệu quả trên các khoảng dài
và thường di qua vật liệu mềm đáy biển, tạo
ra phản hồi của tầng nằm phía dưới.
Tuy nhiên , thiết bị tần số thấp tạo ra các
dải tia rộng (xem 8.2.4), không cần lớn và
cồng kềnh. Truyền sóng tần số cao tạo ra
các dải tia hẹp từ một thiết bị gọn nhẹ. Tuy
nhiên, năng lượng truyền không hiệu quả
lắm do giảm nhanh trong nước và nói chung
không thể xuyên vào trong đáy biển.
Máy dò âm thuỷ đạc được thiết kế để sử
dụng trong các độ sâu từ nông tới trung
bình, chủ yếu hoạt động tại một tần số
khoảng 30 kHz. Các máy dò âm tần số cao
hơn hoạt động với tần số giữa 150 kHz và
210 kHz cũng sử dụng rất tốt trong nước
nông. Một số máy dò âm làm việc với cả 2
tần số, 33 kHz và 210 kHz, do vậy sẽ đi qua
bùn cát rất mềm, đồng thời xác định độ sâu
của các lóp bùn cát bên trên.


8.2.4. Bê lộn y tia
Bộ chuyển đối máy dò âm phát ra một tia
nàng lượng âm, nó sẽ phủ lên đáy biển trên
một diện tích phụ thuộc vào bề rộng tia và
độ sâu. Do đó với bề rộng tia hẹp, phần đáy
biển được phu sẽ nhỏ hơn nhưng xác định
các dặc điểm của đáy biển tốt hơn. Máy dò
âm bề rộng tia hẹp, tần số cao sẽ đặc biệt
hữu dụng nếu cần có các chi tiết về đáy biển
có vách đá dựng đứng. Lợi ích này tất nhiên
sẽ mất gần hết nếu tầu khảo sát bị xoay dọc
hoặc xoay ngang. Mặt khác máy dò âm tần
số thấp,tia hẹp sẽ tốt hơn trong các điều
kiện đáy biến phẳng hoặc ít nhấp nhô, cho
khoảng phủ lớn hơn với lợi ích bổ sung do
đi qua lóp bùn cát rất mềm.
Bề rộng tia không phụ thuộc trực tiếp vào
tần số mà vào thiết kế của bộ chuyển đổi.
Thiết kế và chế tạo một bộ chuyển đổi tia
hẹp hoạt động trên các tần số cao dễ và rẻ
hơn rất nhiều máy tần số thấp. Tuy nhiên,
không phải tất cả máy dò âm tần số cao đều
tạo ra bề rộng tia hẹp và phái tư vấn về
những đặc tính kỹ thuật của nhà sản xuất.
8.3. Định vị bằng quét cạnh
Nó làm việc theo nguyên tắc cơ bản như
máy dò âm, hệ thống định vị quét cạnh phát
ra một tia hình nan quạt có năng lượng âm
vuông góc với đường đi của tàu khảo sát.
Các tín hiệu phản xạ từ các vết lộ trên đá,

sóng cát, đường ống và các vật nhô khác
trên đáy biển được ghi lại như những thay
đổi về mật độ trên cuộn giấy ghi liên tục.
Những thay đổi vể bản chất của các vật liệu
đáy biển cũng được xác định.
Hệ thống quét cạnh có thể lắp vào thân
tàu hay được kéo, ưu điểm của phương pháp
sau là nguồn âm gần đáy biển hơn tạo điều
23


kiện xác định dễ dàng hơn ccátrong cấu trúc đáy biển và bộ cchtuyển đổi
được tách một phần khỏi sự d:i cchiuyển cua
tàu. Hệ thống lắp vào thân t;àui íỉt có khả
năng hóng thiết bị và trong vùnịg nurớc ven
bờ nói chung đủ để định vị cáíc vết lộ trên
đá, các vật cản dưới nước và vị trí của bộ
chuyển đổi được biết chính xác htơni.
Có thể thu được một vài chỉ dẫn về
những thay đổi khi đo sâu từ phíân tích các
số liệu quét cạnh, nhưng thực chấít nó là một
thiết bị nghiên cứu. Việc phủ hoần toàn đáy
biển bằng máy dò âm thường đtòi h<ỏi quá
nhiều công việc mà khó giải thích dược. Sử
dụng định vị quét cạnh tạo điềiu Ikiện cho
người khảo sát kiểm tra toàn bộ (đáy biển
giữa các mặt cắt dò âm và để chạ:y tthêm c ác
mặt cắt bổ sung khi số liệu quét eạinh cho
thấy có thay đổi đáng kể trong công tác đo

sâu này.
Hệ thống định vị quét cạnh lnoạtt dộng
chủ yếu từ 50 kHz đến 100 kHz với khui năng
phạm vi tới 400 m vể mối phía ciùa đường
tàu chạy.
8.4. Đo đạc trực tiếp
Đo trực tiếp áp dụng khi nghi ngờ sò liệu
máy dò âm. Điều này xảy ra khi dò âim trên
đáy biển đặc biệt mềm hoặc có số I ượmg lớn
cỏ dại, tảo biển. Điều này cần thiếít khi xác
định độ sâu nhỏ nhất trên đá hoặc Vỉât cản.
Các đo đạc như vậy thường thực kiệm bằng
dây đo thủ công, sào có chia độ sâiu hoặc
quét bằng một dây nằm ngang (xem 8;.6)
8.5. Khoang cách và h tướng của các mặt
cắt dò ảm
Khoảng cách thích họpi của các rmặt cắt
dò âm phụ thuộc một phỉần vào mực tiêu
24

khảo sát một phần vào độ sâu và bàn chất
của đáy biển.
Nơi cần thông tin đo sâu để nghiên cứu
ánh hưởng của sóng và dòng chảy hoặc
luồng hàng hải có độ sâu trung bình lớn hơn
1,5 lần món nước của tàu lớn nhất dự kiến
thì bản đồ tỷ lệ 1/ 10000 nói chung là đủ.
Các tuyến dò âm cần cách nhau khoảng 100
m với khoảng cách mốc cục bộ không lớn
hơn 300 m.

Các khảo sát nghiên cứu ảnh hưởng của
sóng cần phủ vùng chuyển tiếp liên quan
đến các chu kỳ sóng dự kiến tại hiện trường.
Đối với các luồng tàu, điều tra diện rộng
cần xem như một cách lựa chọn đối với các
dò âm chi tiết khi độ sâu lớn hơn 1,2 lần
món nước lớn nhất (xem 8.6)
Trong các vùng đá hay san hô, nếu độ
sâu trung bình nhỏ hơn 2 lần mớn nước tầu
lớn nhất thì nên có các khảo sát chi tiết hơn
đối với các luồng tàu.
Khi cần thòng tin đo sâu cho việc bô' trí
công trình, cho các do đạc nạo vét và kiểm
tra các luồng tàu trong nước nông, cần phải
thực hiện một cuộc khảo sát chi tiết đê xây
dựng bản đồ tý ]ệ từ 1: 500 đến 1: 1500.
Một cuộc khảo sát điển Kinh cho công
trình biển thường thực hiện với khoảng cách
mặt cắt từ 10 m đến 25 m bên trong, xung
quanh vị trí dự kiến của công trình và 50 m
trong các khu vực lân cận với các mốc cục
bộ gấp khoảng 3 lần khoảng cách giữa các
mặt cắt. Định vị quét cạnh có thế sử dụng
phối hợp với máy dò âm để có số liệu vể
chất lượng của đáy biển giữa các mặt cắt,
thể hiện bất cứ đặc điểm nào mà máy dò âm
không phát hiện dược.


Hướng của mặt cắt cũng phụ thuộc vào

mục đích kháo sát. Mục đích là vẽ phác các
đường đồng sủu một cách chính xác nhát.
Điều này đạt được bằng cách cắt theo gần
góc vuông nhất qua các đường đồng sâu dự
đoán. Có kinh nghiệm tốt là chạy các mặt
cắt bổ sung vuông góc với những hướníỊ đã
chọn với một khoảng cách lớn hơn, ví dụ
như 5 đến 10 lần. Các đường này sẽ phục vụ
cho mục đích như tuyến kiểm tra và cũng đê’
phát hiện ra sự có mặt của các đặc điểm như
sóng cát, mà lẩn chọn hướng ban đầu có thê
chưa được phát hiện.
8.6. Quét dày
Có thể cần một khảo sát quét dây đế
khẳng định độ sâu nhỏ nhất phía trên một
vật cán hoặc đế chứng minh rằng trong một
vùng cụ thể nào dó không có vật cản.
Công việc đầu có thể thực hiện bằng
cách treo một thanh ngang phía truớc và sau
tàu, thanh này sẽ trôi phía trên vật cản đã
biết. Sau mỗi lần đi qua, thanh này sẽ được
hạ thấp xuống hay nâng cao lên bằng các
dày treo đã điều chỉnh và bằng cách ghi lại
độ sâu đã đặt của thanh và xét đến hiệu
chinh về thưý triều có thể xác định được độ
sâu nhó nhất trên vật cản.
Có thể dùng khảo sát quét dây nhỏ để
thay cho đinh vị bằng quét cạnh khi cần
khẳng định một vùng không có vật cản dưới
nước. Dày nhỏ này được treo giữa hai tầu và

có vật nặng đổ giữ ở một độ sâu định trước.
Các tầu này đi với vận tốc 1 m/s đến 1,5 m/s
dọc theo các tuyến cần thiết để đám bảo
quét phủ toàn bộ khu vực.
8.7. Quy đổi số liệu dò âm
Do mực nước chuyển động theo phương
đứng, số liệu dò âm thu được cần phải quy

về mặt phẩng tham chiếu chuẩn bằng cách
trừ di chiều cao thực của mặt nước bên trên
mặt phẳng này vào thời điểm dò âm. Sự
tăng và giảm cua mực nước được quan sát
nhờ một cột thuỷ chí hoặc một đầu đo thuỷ
triều trong khi thao tác dò âm và lập đồ thị
chiều cao theo thời gian. Đầu đo này cần
đặt gần khu vực do nhất. Từ đường cong thế
hiện sự biến động của mực nước, số liệu dò
âm có thê quy vể mặt phẳng tham chiếu
thích hợp hoặc độ không hải đồ (xem 10).
Cần chú ý đảm bảo cho số liệu dò âm
được ghi lại một cách đồng bộ với các số
liệu thuỷ triều. Điều này là quan trọng nhất
khi thuỷ triều dự kiến lên và xuống nhiều.
8.8. Địa hình bờ biên
Tưỳ theo khu vực khảo sát và tỷ lệ thể
hiện, mặt bằng do sâu cuối cùng cần mô tả
đường bờ và các đặc điểm nối bật để có thể
nhận biết được ngay lập tức.
Cách làm thông thường là thể hiện các
đường mặt nước cao và thấp trên bản đồ đo

sâu. Nên tiến hành đo sâu trong thời kỳ
nước cao; dường mặt nước thấp thường xác
định từ kết quả dò âm. Đê có đường mặt
nước cao có thổ thực hiện cao đạc khi khảo
sát trên đất liền, trên các khu vực chưa bao
phủ khi đo sâu.
Ban đầu khảo sát đo sâu chí cần cho các
yêu cầu nghiên cứu sóng hoặc hàng hải, kết
quả của nhiều khảo sát đo sâu ven bờ có thể
sử dụng cho mực đích quy hoạch công trình
khi phối hợp với những kết quả khảo sát địa
hình trên đất liền. Do đó mặt bằng đo sâu
nên vẽ trên cùng hệ thống lưới như khảo sát
trên đất liền và cần ghi lại rõ ràng mối quan
hệ giữa các mặt phẳng tham chiếu theo
phương đứng của mỗi loại.
25


9. Địa kỹ thuật
Trong mọi dự án công trình biển sự hiểu
biết kỹ lưỡng điều kiện bèn dưới mặt đất là
một điều tra ban đầu quan trọng. Chương 6
gồm chi dẫn về loại và phạm vi của các
nghiên cứu địa kỹ thuật được yêu cầu, bao
gồm các khía cạnh địa chất, địa mạo và địa
vật lý.
10. Mực nước
10.1. Khái quát
Các dao động chu kỳ dài trong mực nước

nói chung do thuỷ triều, chu yếu hình thành
do các dao động tuần hoàn trong sức hút
trọng trường của mặt trăng và mặt trời đối
với các khối nước trên quả đất. Các dao
động chu kỳ ngắn hơn cộng tác dụng và
những biến động không có chu kỳ có thể do
các yếu tố như gió , áp suất khí quyên, ảnh
hưởng của sóng , sự chảy đi và bay hơi cục
bộ. Biên độ thuỷ triều thay đổi rất rộng trên
toàn thế giới và phụ thuộc vào các yếu tố
địa lý. Những vùng nước nòng quanh các
hòn đảo nhỏ của nước Anh có tác dụng tăng
chiều cao thuỷ triều một cách đáng kể; ở
Sevem các biên độ ở cửa sông có thể vượt quá
15 m, ở ngoài khơi thường nhỏ hơn 1 m.
Dự đoán về các mực nước cực trị cần cho
nhiều khía cạnh khi thiết kế còng trình biển,
bao gồm sóng tràn ; áp lực thuỷ tĩnh và mức
hoạt động của sóng, dòng chảy, các tải
trọng neo và cập tàu. Các giá trị mức độ
tăng và giảm cũng có thể liên quan đến áp
suất nước lỗ rỗng trong đất, khá năng xả
thoát lũ và đế dự đoán các dòng triều.
10.2. Dự báo thuỷ triều
Bảng thuỷ triều của Bộ Hải quân liệt kê
dự đoán hàng ngày về sô' lần và độ cao của
26

nước cao, thấp tại một số cảng chính |1|.
Những dự đoán này áp dụng chung và

thường dựa trên các quan sát thuỷ triều liên
tục kéo dài ít nhất trong thời gian một năm
tai cảng chính đó. Báng này còn liệt kê các
sò' liệu cho những cảng phụ, đủ đế tính toán
các dự báo từ những dự báo cho các
cảng chính.
Bảng niên giám thuỷ triều còn được các
nhà quán lý cảng và nhiều người khác phát
hành. Cần chú ý rằng báng thuỷ triều của
Bộ Hái quân cho các chiều cao tham chiếu
đến cao độ không hái đồ, nghĩa là cao độ
không của số liệu do sâu lần xuất bản mới
nhất của hải đổ Hải quân tỷ lệ lớn nhất, có
khi bảng thuỷ triều do các địa phương xuất
bản cũng dựa trên cao độ này. Một số công
ty thương mại cũng cung cấp dịch vụ dự báo
thưỷ triều.
Chú ỷ: Các nhà quản lý cảng và thương mại
thường lấy dự báo của Viện Khoa học hải
dưcmg Bidston, Birkenhead, England khi cần
thông tin chi tiết hơn hoặc ở dạng khác so với
các Bảng thuý triều Hải quân.
Ỉ0 J . Ảnh hưởng khí tượng
1103.1. Khái quát
Các dự báo thuỷ triều được dựa trên các
điều kiện khí tượng trung bình. Những biến
độmg trong các chiều cao dự báo sẽ xảy ra
cùnig với các thay đối trong chê' độ khí
tượng. Các ảnh hưởng chính được trình bày
trorag 10.3.2 đến 10.3.5 .

110.3.2. Áp suất khí quyển
Thay đổi mực nước do biến động áp suất
khí quyển ít khi vượt quá 0,3 m. Tuy nhiên,
khi plhối hợp với các ảnh hương khác như


×