* o
CÁC THUYẾT TRÌNH TẠI LE TRAO GiÀI THƯỜNG NOBEL
CUỐN SÁCH Được XUẤT BẢN VỚI sự GIÚP ĐỠ
CÙA C ơ QUAN HỢP TÁC PHẤT TRIầN Q uốc TỈ
THỤT ĐlẾN (Sida) TẠI VIỆT NAM
Ịĩ ệ
.
>nr *' 3
Mã số:
33.0 (T)
CTQG - 2000
CÁC THUYẾT TRÌNH TẠI LẺ TRAO GIẢI THƯỞNG NOBEL
1991 -1995
r/c
Ib or
NHÀ XUẤT BẢN CH(NH TRI QUỐC GIA
Hà Nội -2000
Người dịch:
Người hiệu đính:
TRAN t h ị t h á i h à
LÊ THU TRANG
NGUYỄN TUẤN ANH
s CÁC THUYẾT TRÌNH
TẠI LỄ TRAO GIẢI THƯỞNG NOBEL
VỀ KHOA HỌC KINH TE
BAO GỒM CÁC BÀI DIỄN VĂN, TIỂU sử VÀ THUYET trình
CỬA CÁC NHÀ KHOA HỌC Được NHẬN GIẢI THƯỞNG
KHOA HOC
KINH TỂ
1991-1995
Giải thưởng dành cho khoa học kinh tế
để tưởng nhớ Alfred Nobel
(do Sveriges Riksbank tài trợ)
BIÊN SOẠN:
TORSTEN PERSSON
Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc tế
Trường Dại bọc Tống hợp Stockholm Thuy Điển
WORLD SCIENTIFIC
Singapore. New Jersey. London. Hong Kong
CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUAT
bản
Để tưởng nhớ Alfred Nobel và thực hiện di chúc của ông, hàng
năm tại Stockholm (Thuy Điển) hoặc Oslo (Na Uy) đã diễn ra Lễ
trao Giải thưởng Nobel cho các nhà khoa học, các nhân sĩ trên toàn
thế giới đã có những phát minh và sự cống hiến kiệt xuất về các lĩnh
vực: Vật lý học, Hoá học, Sinh học hoặc Y học, Khoa học kinh tế, Văn
học và Hoà bình.
Giải thưởng Nobel dành cho khoa học kinh tế lần đầu tiên (năm
1969) được trao tặng cho hai nhà khoa học: Ragnar Frisch người Na
Uy và Jan Tinbergen người Hà Lan. Từ đó đến nay, khoa học kinh tế
đã phát triển mạnh mẽ cùng với sự xuất hiện của nhiều công trình
nghiên cứu khoa học bao gồm cả lý thuyết trừu tượng, phương pháp
luận cũng như các phân tích mang tính thực tiễn liên quan tới sự
phát triển kinh tế dài hạn và ngắn hạn của các quốc gia trên thế giới.
Gắn liền với những công trình khoa học đó là tên tuổi của các nhà
khoa học nổi tiếng xứng đáng được trao tặng Giải thưởng Nobel.
Nhằm giới thiệu tóm tắt những công trình khoa học kinh tế được
nhận Giải thưởng Nobel, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản
Bộ sách C ác th u y ế t trìn h tạ i L ễ tra o G iải th ư ở n g N o b el về
k h o a h ọ c k in h t ế từ năm 1969 đến năm 1995. Nội dung mỗi cuốn
sách được sắp xếp theo trình tự thời gian và bao gồm các bài diễn văn
tại Lễ trao giải, tiểu sử và thuyết trình của các nhà khoa học được
nhận Giải thưởng qua các năm.
Đây là tập III (từ năm 1991 đến năm 1995) của Bộ sách quý nói
trên, xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 12 năm 2000
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Q uốc GIA
GIẢI THƯỞNG DÀNH CHO KHOA HỌC KINH TE
ĐỂ TƯỞNG NHỚ ALFRED NOBEL
Tại lễ kỷ niệm ngày thành lập của mình vào năm 1968, Sveriges
Riksbank (Ngân hàng Trung ương Thuy Điển) đã thành lập Giải
thưởng dành cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel và
hàng năm đã đưa vào Quỹ Nobel một khoản tiền làm cơ sở cho Giải
thưởng do Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thuy Điển trao tặng.
Những nguyên tắc trao Giải thưởng Nobel được áp dụng và sửa đổi
một cách phù hợp đối với việc đề cử các ứng cử viên của giải, xét
duyệt để trao giải, giải thưởng và lễ trao giải. Lễ trao giải được thực
hiện vào Ngày Nobel, tức là ngày 10 tháng 12 hàng năm. Giá trị giải
thưởng tương ứng giá trị giải Nobel trong cùng năm. Thể chế và Quy
định đặc biệt (có hiệu lực từ ngày 1-1-1969) đã được ban hành đối với
Giải thưởng dành cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel.
LỜI GIỚI THIỆU
Kể từ năm 1901, Quỹ Nobel đã phát hành tạp chí thường niên
“Les Prix Nobel” với các bài viết từ các Lễ trao Giải thương tưởng
nhớ Alfred Nobel tại Stockholm và Oslo cũng như tiểu sử và các bài
thuyết trình của những người được nhận giải. Để đưa những bài
thuyết trình này đến với công chúng có mối quan tâm đặc biệt đối với
các lĩnh vực được trao giải khác nhau, Quỹ Nobel đã trao quyền cho
Elsevier Publishing Company quyền được xuất bản những bài thuyết
trình từ năm 1901 đến năm 1970 bằng tiếng Anh. Những bài thuyết
trình này đã được xuất bản từ năm 1964 đến năm 1972 với số lượng
các tập như sau:
Vạt lý học 1901-1970
4 tập
Hoá học 1901 - 1970
4 tập
Sinh học hoặc Y học 1901 - 1970 4 tập
Văn học 1901 -1967
1 tập
Hoà bình 1901 -1970
3 tập
Sau đó, Elsevier quyết định không tiếp tục dự án Nobel này nữa.
Chính vì vậy, Quỹ Nobel đã cho phép World Scientific Publishing
Company được quyền tiếp tục công việc này cho đến tận ngày nay.
Quỹ Nobel rất lấy làm hài lòng rằng, những thông điệp đầy trí
tuệ và tinh thần của những người được nhận giải sẽ đến vơi bạn đọc
trên toàn cầu nhờ những nỗ lực của World Scientific Publishing
Company.
Bengt Samuelsson
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Stockholm, tháng Mười năm 1996
Michael Sohlman
Giám đôc điều hành
LỜI NÓI ĐẦU
Tại lễ kỷ niệm 300 năm ngày thành lập của mình, năm 1968,
Sveriges Riksbank đã lập ra một giải thưởng mới, “Giải thưởng của
Ngân hàng Trung ương Thuy Điển dành cho khoa học kinh tế để
tưởng nhớ Alfred Nobel”, và cam kết hỗ trợ vĩnh viễn cho Giải thưởng
này. Theo luật định, việc trao Giải thưởng này tuân thủ đúng những
nguyên tắc như đối với các Giải thưởng Nobel ban đầu cho Vật lý và
Hoá học. Vì thế, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thuy Điển chịu
trách nhiệm về việc chọn lọc các ứng viên và lựa chọn người được
nhận giải thưởng.
Trong lễ trao Giải thưởng được tá chức vào tháng mười hai hàng
năm tại Stockholm, những người được nhận giải thưởng sẽ đọc một
bản thuyết trình Nobel, trong đó trình bày và phản ánh những đóng
góp của mình. Những bản thuyết trình Nobel này cùng các diễn văn,
tiểu sử tóm tắt của những người nhận giải thưởng kinh tế học, được
tập hợp lại trong ba tập sách. Hai tập trước bao trùm lên giai đoạn
1969 - 1980 và 1981 - 1990, còn tập này gồm những giải thưởng từ
năm 1991 cho tới 19951.
Ronald Coase, người được trao giải thưởng năm 1991 do việc đi
đầu trong phân tích cách thức mà chi phí giao dịch và quyền sở hữu
định hình nên hoạt động kinh tế, đã đặt nền móng mới cho kinh tế
học quản lý, đem lại những xung lực mới cho lịch sử kinh tế và làm
đảo lộn tư duy thông thường trong khoa học pháp lý truyền thống.
Gary Becker, người được nhận giải thưởng năm 1992, đã chỉ ra cách
thức vận dụng các phương pháp kinh tế học vi mô trong việc nghiên
cứu một loạt các vấn đề xã hội - trong đó có vấn đề giáo dục và đào
tạo tại chức, tội phạm và hình phạt, phân biệt đối xử, và vai trò của
gia đình - trong một chương trình nghiên cứu đầy kích động đã tác
động sâu sắc tới các nhà kinh tế học cũng như các nhà xã hội học.
1. Năm 1994, John Nash không trình bày một Thuyết trình Nobel như
thông lệ. Thay vào đó, tập này có một phiên bản đã chĩnh lý của một cuộc
hội thảo Nobel được dành cho những đóng góp của ông về lý thuyết trò chơi.
Bằng việc chỉ ra sự vận dụng lý thuyết kinh tế và phương pháp thống
kê có thể làm sáng tỏ nhiều khía cạnh của sự thay đổi kinh tế và thể
chế như thế nào, Robert Fogel và Douglas North, những người được
nhận giải thưởng năm 1993, đã mở ra một “lịch sử kinh tế mới,,Jmà
phương pháp luận của nó, lúc bấy giờ, làm thay đổi hoàn toàn lĩnh
vực lịch sử kinh tế. John Nash, Jonh Harsanyi, và Reinhard Selten,
những người cùng nhận chung giải thưởng năm 1994, đã đặt nền
móng mới cho lý thuyết trò chơi phi hợp tác hiện đại, với việc đưa ra
những khái niệm cân bằng căn bản, là những khái niệm đã trở thành
những công cụ thiết yếu của nhiều học giả đả chính thức phân tích
những mối quan hệ tương tác chiến lược trong kinh tế học, khoa học
chính trị và sinh vật học. Công trình của người được nhận giải
thưởng năm 1995, Robert Lucas, đã làm thay đổi về căn bản tư duy
và nghiên cứu kinh tế vĩ mô, bởi nó chỉ ra bằng cách nào việc hình
thành những dự đoán hợp lý ở các chủ thể kinh tế đã làm thay đổi
một cách căn bản những kết luận liên quan tới phạm vi của chính
sách ổn định hoá và tạo ra những cái bẫy quan trọng trong sự phân
tích chính sách mà dựa vào những mối quan hệ thống kê được ước
tính từ các dữ liệu lịch sử.
Tóm lại, năm đóng góp được nhận Giải thưởng Nobel đề cập
trong cuốn sách này đã làm chuyển biến về cơ bản công việc nghiên
cứu tiếp theo, không chi trong kinh tế học mà cả trong nhiều lĩnh vực
khác có liên quan.
Tháng Giêng, 1997
Torsten Persson
MỤC LỤC
Trang
Chú dẫn của Nhà xuất bản
7
Giải thưởng dành cho khoa học kinh tế
để tưởng nhớ Alfred Nobel
9
Lời giới thiệu
11
Lời nói đầu
13
1991
RONALD H. COASE
17
Diễn văn của giáo sư Lars Werin
19
Tiểu sử Ronald H. Coase
25
Cấu trúc thể chế của sản xuất
32
GARY s. BECKER
47
Diễn văn của giáo sư Assar Lindbeck
49
Tiểu sử Gary s. Becker
53
Nhìn cuộc sống từ giác độ kinh tế
70
1992
1993
ROBERT w . FOGEL và DOUGLASS c . NORTH
105
Diễn văn của giáo sư Lennart Jorberg
107
Tiểu sử Robert William Fogel
111
Tăng trưởng kinh tế, lý thuyết dân số, và triết lý:
đưa những quả trình dài hạn vào việc hoạch định
chính sách kinh tế
122
Tiểu sử Douglass c. North
179
Động thái kinh tế qua thời gian
187
1994
JOHN c . HARSANYI, JOHN F. NASH
và REINHARD SELTEN
207
Diễn văn của giáo sư Karl - Göran Maler
209
Tiểu sử John c . Harsanyi
215
Trò chơi
222
Tiểu sử John F. Nash (con)
251
Lý thuyết trò chơi
258
Tiểu sử Reinhard Selten
309
Các
1995
vớithông tin không đầy đủ
môhình trò chơi đa giai đoạn và siêu trò chơi trễ
ROBERT E. LUCAR (con)
365
Diễn văn của giáo sư Lars E. o . Svensson
367
Tiểu sử Robert E. Lucar (con)
371
Tính trung tính tiền tệ
386
32
KHOA HỌC KINH TỂ NĂM 1991
RONALD H. COASE
"vỉ
cônglao của ông trong việc phát hiện và làm sáng tỏ
ý nghĩa của chi p h í giao dịch và quyền sở hữu đối với
cấu trúc thể chế và sự vận hành của nền kinh tế ”
r z - tfó f
r/ciúoí'
. o ọ c
" ạ r ÔHQN
2-CTT-T3
II
!l
GIẢI THƯỞNG DÀNH CHO
KHOA HỌC KINH TE đ e t ư ở n g n h ớ
ALFRED NOBEL
D iễn văn của giáo sư Lars W erin ,
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển
Kính thưa Quốc vương,
Kính thưa các thành viên của Hoàng gia,
Kính thưa các Quý bà, Quý ông,
Hệ thống kinh tế có một cấu trúc thể chế mà chúng ta vẫn
thường cho là hiển nhiên, bởi chúng ta quan sát được nó hàng
ngày ở chung quanh mình. Tuy nhiên, cấư trúc kinh tế này
thực chất rất khác thường và phức tạp. Ví dụ, dân chúng thực
hiện những thoả thuận giữa họ với nhau theo vô số cách thức,
từ việc mua đơn giản cho tới những hợp đồng phức tạp; vậy
điều gì quy định khuôn mẫu này? Hoạt động kinh tế diễn ra
trong một khuôn khổ các quy phạm pháp luật: luật hợp đồng;
luật x ử ép, V.V.. Vì sao những luật này lại được viết ra theo cách
đó? Và tại sao chúng ta lại có các hãng?
Những bộ phận cấu thành này của cấu trúc thể chế, cùng
nhiều bộ phận khác nữa, chắc chắn là những yếu tố căn bản
trong sự vận hành của nền kinh tế. Tuy nhiên, lý thuyết kinh
tế không trả lời được những câu hỏi này. Thực trạng đó làm
trăn trở một nhà kinh tế học trẻ, người vừa nhận được tấm
bằng đầu tiên của mình tại Luân Đôn vào những năm 1930.
Ồng đã viết một chuyên luận với tiêu đề phô trương một cách
có lẽ là không chủ ý, “Bản chất của hãng”. Ông đưa ra một câu
trả lòi chắc nịch và hữu hiệu cho câu hòi sau cùng - vì sao tồn
tại các hãng - dẫu rằng hầu như không ai để tâm lắng nghe.
Dần dần, ông đã bổ sung những đơn nguyên cho toà nhà lý
thuyết của mình, và cuối cùng - vào đầu những năm 1960 - đã
đưa ra được các nguyên lý để trả lời tất cả các câu hòi. Cho tới
những năm 1970 và 1980, sự đột phá về các ý tưởng của ông
mới xuất hiện. Đáng ngạc nhiên là, kinh tế học cơ bản phải
được sửa đổi, kinh tế học quản lý nhận được một nền tảng mới,
và việc nghiên cứu lịch sử kinh tế cố được những xung lực mới,
một bộ môn mới, luật và kinh tế học, được thiết lập trên đường
ranh giới giữa kinh tế học và khoa học luật pháp, và triết lý pháp
luật truyền thống tự nó trở thành chủ đề phải bàn cãi thêm.
Chính vì thành tựu này mà người khởi xướng, Ronald Coase,
được tặng giải thưởng; ông không còn là một trí thức trẻ nổi loạn
nữa, nhưng vẫn là một nhà nghiên cứu năng động nhất.
Coase chĩ ra rằng, trong toàn bộ việc sử dụng các nguồn
lực, thì có một tỷ trọng đáng kể diễn ra trong khuôn khổ các
hãng. Bởi vậy, nó bị ngăn cách một cách có chủ ý với cơ chế giá
cả - hệ thống thị trường - để được điêu phối theo phương thức
hành chính. Một lý thuyết tổng quát phải có khả năng giải
thích được hiện tượng này; mà lý thuyết truyền thống thì
không thể làm được điều đó.
Có người đã mô tả một cách xác đáng những vấn đề của
Coase như sau: một hãng có thể được xem như một hòn đảo
hành chính trong một biển hợp đồng, trong “biển các thị
trường”. Nếu nhìn ra khắp nền kinh tế, chúng ta sẽ thấy nó là
một quần đảo. Nhưng tại sao nó lại là một quần đảo? Tại sao
nó không phải là một biển mênh mông của những hợp đồng
đơn giản giữa những cá nhân riêng biệt? Và tại sao lại có nhiều
hòn đảo nhỏ đến thế, tức là tại sao chúng lại là những hòn đảo
nhỏ mà không phải chỉ một vài lục địa lớn?
Câu trả lời của Coase là, lý thuyết truyền thống không
xem xét đến cái mà ông gọi là chi phí giao dịch, tức thời gian,
công sức và các nguồn lực khác được sử dụng để tham gia vào
các hợp đồng, để quản lý các hãng và các thể chế tương tự.
Luận đề tương đối đơn giản nhưng lại đầy sức sống, mà ông
nêu lên là một hãng sẽ xuất hiện nếu như khoản chi phí để có
được một phần xác định trong việc sử dụng các nguồn lực
giảm đi khi được thực hiện theo phương thức hành chính, so
với việc mua và bán trên thị trường. Nếu người ta không tốn
kém gì khi tham gia vào các hợp đồng thì sẽ hoàn toàn không
cần đến các hãng.
Đây không chỉ là một quan điểm mới về hãng; kể từ nay
một luồng ánh sáng cực mạnh được soi vào vô vàn những
khuôn mẫu vốn có của các hợp đồng cấu thành nên cái mà
chúng ta thường gọi là những “thị trường”.
Tiếp theo, Coase chỉ ra rằng bất cứ cái gì được mua và bán
hay nói cách khác là trở thành đối tượng của một hợp đồng,
thực chất không bao gồm hàng hoá và những nguồn lực khác,
mà bao gồm các quyền đối với việc sử dụng hàng hoá và nguồn
lực. Các quyền như quyền sở hữu, quyền sử dụng,v.v., là
những yếu tố cấu thành căn bản của nền kinh tế. Tất nhiên,
các quyền cũng là một thành tố cơ bản của hệ thống pháp luật.
Trong một công trình nghiên cứu có nhiều ảnh hưởng,
Coase đã bắt đầu với một thể nghiệm mang tính giả thuyết nổi
tiếng lúc bấy giờ. Ông xem xét một toà án đang phải xác định
xem có nên hay không nên trao một quyền xác định cho một
trong hai đối tượng, mỗi bên đều tham gia vào một loại hoạt
động riêng biệt. Trên thực tế, đây là một tình huống quyết định
rất thông thường trong hệ thống pháp luật. Nếu chắc chắn là
không phải tiêu tốn nguồn lực nào trong việc ký hợp đồng, như
các nhà kinh tế và có lẽ cả những luật sư nữa từng giả định
một cách thiếu thận trọng, thì theo Coase, việc toà án quyết
định ra sao thực sự không quan trọng. Quyền cuối cùng vẫn sẽ
thuộc về bên nào có thể đạt được sản lượng lớn nhất. Nếu bà
ta không nhận được quyền đó trực tiếp từ phía cơ quan luật
pháp hay xét xử, thì bà ta sẽ mua nó từ bên kia, người sẵn
sàng bán quyền để kiếm lợi.
Kết luận của thử nghiệm này là nếu trong thực tế, chi phí
giao dịch bằng 0, thì vô số văn bản pháp lý sẽ trở thành vô
nghĩa và không cần thiết. Trước đó, Coase đã nhận thấy rằng
các hãng không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào nếu như chi
phí giao dịch là bằng 0. Được sự hỗ trợ của các nghiên cứu thực
nghiệm, chẳng hạn các vụ kiện, bấy giờ ông đã có thể rút ra kết
luận căn bản của mình: rằng không chỉ các hãng và các cơ
quan luật pháp lớn, mà toàn bộ cấu trúc thể chế của nền kinh
tế có thể được giải thích bằng chi phí giao dịch. Chi phí giao
dịch và một sự thiết lập các quyền: hai ý tưởng tương đối đơn
giản nhưng có sức mạnh thúc đẩy tất cả các khoa học kinh tế
cũng như khoa học pháp lý theo những đường hướng mới.
Kính thưa giáo sư Coase,
Do ngài đã khước từ việc coi bất cứ điều gì là đương nhiên,
và bởi sự hoài nghi của ngài đối với quan điểm được chấp
nhận, ngài đã thành công trong việc lý giải những nguyên lý
đằng sau cấu trúc thể chế của nền kinh tế. Ngài đã nâng cao
tầm hiểu biết của chúng ta vê cách thức vận hành của nền
kinh tế - mặc dù nhiều người trong chúng ta không phải đã có
thể nhanh chóng nắm bắt được điều đó. Thay mặt Viện Hàn
lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, tôi xin nồng nhiệt và chân
thành chúc mừng ngài. Cho phép tôi được mời ngài lên nhận
từ tay Quốc vương tôn kính Giải thưởng dành cho khoa học
kinh tế năm 1991 để tưởng nhớ Alfred Nobel.
I
ÜP
RONALD H. COASE
Cha tôi, một con người rất ngăn nắp, đã ghi trong nhật ký
của người rằng tôi sinh ra vào 3 giờ 25 phút chiều ngày 29
tháng 12 năm 1910. Nơi đó là một căn nhà hai tầng, cha mẹ tôi
ở tầng dưới, tại Willesden, một khu ngoại ô Luân Đôn. Cha tôi
là một điện báo viên của bưu điện. Mẹ tôi cũng đã làm việc
trong bưu điện nhưng sau khi có gia đình thì thôi việc. Cả cha
mẹ tôi đều bỏ học ở tuổi 12, nhưng đều đọc thông viết thạo. Tuy
nhiên, họ đều không ham hố gì học bổng khoa học. Mối quan
tâm của họ là thể thao. Mẹ tôi chơi tenis cho tới khi đứng tuổi.
Cha tôi, người lúc trẻ thường đá bóng, chơi cricket và tenis,
chơi bóng gỗ (trên sân cò) cho tới khi qua đời. Ông là một cầu
thủ bóng gỗ giỏi, chơi cho quận và từng đạt giải trong nhiều
cuộc thi đấu. Ông viết những bài báo về bóng gỗ cho các báo
địa phương và cho tờ
Tintức bóng gỗ.
Tôi cũng có niềm yêu thích thể thao của một cậu bé bình
thường, song mối quan tâm chủ yếu của tôi luôn luôn là khoa
học. Tôi là con một, mặc dù thường chỉ có một mình, nhưng tôi
không bao giờ đơn độc. Khi học đánh cờ, tôi rất thích lần lượt
chơi cho từng bên. Do không có sự hướng dẫn, tôi đọc tất cả các
loại sách (trong thư viện công cộng địa phương) và, như giờ đây
tôi nhận thức được, không có khả năng phân biệt được kẻ bất
tài với một học giả nghiêm túc. Mẹ tôi đã dạy tôi trở thành
người ngay thẳng và trung thực, và mặc dù không tránh khỏi
một mức độ ngộ nhận nào đó, tôi vẫn tin rằng những cố gắng
nghe theo lời dạy của bà đã tiếp thêm sức mạnh cho những
công trình của tôi. Người anh hùng của mẹ tôi là Đại uý
Oates, người mà, khi cùng với Scott trở về từ Nam cực và
nhận thấy rằng tình trạng đau ốm của ông đang làm vướng
chân những người khác, đã bảo với những người đồng hành
rằng ông muốn đi tản bộ, rồi ông ra ngoài trong một cơn bão
tuyết để mãi mãi không trở lại nữa. Tôi luôn luôn cảm thấy
mình không nên là một nỗi phiền hà cho người khác, tuy nhiên
trong việc đó không phải bao giờ tôi cũng thành công.
Khi 11 tuổi, tôi được cha tôi dẫn tới gặp một nhà não tướng
học. Tôi cảm thấy chắc chắn là những gì mà nhà não tưởng học
này nói về tính cách của tôi đều bị quy định bởi hình dạng
xương sọ của tôi ít hơn là bởi ấn tượng do ứng xử của tôi gây
nên đối với ông ta. Trong số nhiêu đặc tính được in vắn tắt
trong cuốn sách bỏ túi của ông, đặc tính mà ông chọn cho “Cậu
Ronald Coase” bắt đầu bằng: “Cậu rất thông minh, và cậu biết
điều đó cho dù cậu có thể có thiên hướng đánh giá thấp những
năng lực của mình”. Những dòng chữ in vắn tắt đó còn chứa
đựng cả những nhận xét sau: “Cậu sẽ không bị cuốn theo thuỷ
triều như một con cá yếu ớt... Cậu có sức mạnh tinh thần khá
dồi dào và không phải là loại công cụ thụ động trong tay kẻ
khác. Mặc dù cậu có thể làm việc với những người khác và cho
người khác, khi cậu nhìn nhận việc đó theo lợi thế của cậu, cậu
thiên nhiều hơn theo hướng suy nghĩ và hành động cho bản thân
mình. Tuy nhiên, nếu quyết đoán hơn một chút, cậu sẽ có lợi thế
hơn”. Trong những bình luận được viết ra, những mục tiêu theo
đuổi được gợi ý là: “Khoa học và thương mại. Ngân hàng. Kế
toán. Ngoài ra, làm vườn và chăn nuôi gia cầm cũng là những
thú vui”. Một vài bình luận về tính cách của tôi được ghi thêm:
“Cần phải có thêm hy vọng, niềm tin và sự tập trung - không
thích hợp với mặt cạnh tranh quyết liệt của cuộc sống kinh
doanh. Tham vọng tích cực hơn sẽ có lợi”. Và cũng có lưu ý
thêm rằng, tôi là người quá thận trọng. Hầu như không ai
mong đợi gì ở thằng bé nhút nhát này ngày nào đó lại được
nhận Giải thưởng Nobel. Điều này đã đến như là kết quả của
một chuỗi những sự tình cờ.
Từ nhỏ, tôi đã phải mang một đôi chân bị yếu, cần phải,
hoặc được cho là cần phải mang theo đôi nẹp sắt. Kết quả là tôí
đi học ở trường dành cho người khuyết tật do hội đồng địa
phương điều hành. Vì những lý do mà tôi không còn nhớ, tôí
đã bỏ lỡ mất kỳ sát hạch đầu vào của trường trung học địa
phương khi đến độ tuổi thông thường là 11. Tuy nhiên do
những cố gắng của cha mẹ tôi, tôi đã được phép dự kỳ thi giành
học bổng trường trung học khi 12 tuổi. Điều duy nhất tôi còn
nhớ được là trong cuộc sát hạch vấn đáp, tôi đã làm cho người
ta buồn cười khi gọi một nhân vật trong “Đêm thứ 12” của
Shakpeare là Macvolio. Tuy thế, sai sót này không tai hại lắm
và tôi được trao một học bổng để vào học ở Trường Trung học
Kilburn. Việc dạy dỗ ờ đây rất tốt và tôi được hưởng một nền
học vấn vững chắc. Tôi đặc biệt nhớ thầy giáo địa lý của chúng
tôi, thầy Charles Thurston, người đã giới thiệu cho chúng tôi
giả thuyết của Wegener về sự di động của các lục địa rất lâu
trước khi nó được thừa nhận rộng rãi, và cũng là người đưa
chúng tôi tới nghe các bài giảng tại Hiệp hội Địa lý Hoàng gia,
mà mộc trong số đó, nói về những khúc quanh của sông ngòi,
bàn về ảnh hưởng của sự quay của trái đất đến lộ trình của các
dòng sồng. Tôi dự kỳ thi tuyển vào đại học năm 1927, và đã
vượt qua kỳ thi đó với điểm xuất sắc về lịch sử và hoá học.
Khi đó sau khi nhập học vào đại học người ta có thể học hai
năm tại Trường Trung học Kilburn để cho kỹ thi chuyển giai
đoạn của Trường Đại học Tổng hợp Luân Đôn với tư cách là
sinh viên bên ngoài, với những công việc mà một sinh viên bên
trong phải hoàn thành trong năm thứ nhất. Bấy giờ tôi phải
quyết dịnh thi lấy bằng nào. Câu trả lòi thực sự được quyết
định bới một trong số những yếu tố ngẫu nhiên mà dường như
đã tạo nên cuộc đời của tôi. Tôi thiên về hướng lấy bằng lịch
sử, sorg tôi nhận thấy rằng để làm được điều đó tôi phải biết
tiếng Latinh, và vì đã học tại Trường Trung học Kilburn vào
tuổi 12 thay vì 11, tôi không có cơ hội nào để học tiếng Latinh.
Vì thế tôi chuyển hướng sang một bộ môn khác mà tôi đã đạt
được điểm xuất sắc, và bắt đầu việc học hành để lấy một tấm
bằng khoa học chuyên ngành hoá học. Thế rồi tôi lại nhanh
chóng nhận ra rằng toán học, một yêu cầu để có được một bằng
khoa học, không phải là sở trường của tôi và tôi chuyển hướng
sang một tấm bằng khác duy nhất có thể học tại Trường Trung
học Kllburn, đó là bằng thương mại. Mặc dù kiến thức về
những môn học mà tôi đã dự sát hạch chỉ rất thô sơ, tôi đã cố
gắng để qua được kỳ thi chuyển giai đoạn và vào Trường Kinh
tế Luân Đôn vào tháng 10 năm 1929 để tiếp tục việc nghiên
cứu nhằm mục đích lấy được tấm bằng Cử nhân Thương mại.
Tôi đã theo học một loạt các khoá học đủ các môn cho Phần I
của kỳ thi cuối cùng, và đã qua được vào năm 1930.
Sang Phần II, tôi đi chuyên sâu trong Nhóm Công nghiệp.
Rồi tôi đã cực kỳ may mắn, một yếu tố ngẫu nhiên nữa sẽ tác
động đến mỗi việc tôi làm về sau. Ngài Arnold Plant, trước đây
là giáo sư của Trường Đại học Cape Town thuộc Nam Phi, được
bổ nhiệm làm Giáo sư Thương mại (chuyên về quản trị kinh
doanh) của Trường Kinh tế Luân Đôn năm 1930. Tôi đã dự các
buổi giảng bài của ông về quản trị kinh doanh, song chính
những điều ông nói trong cuộc hội thảo của ông mà tôi bắt đầu
tham dự chi trước các kỳ thi cuối cùng có 5 tháng, đã thay đổi
cách nhìn của tôi đối với hoạt động của hệ thống kinh tế, hay
có lẽ chính xác hơn là đã cho tôi một cách nhìn. Điều mà Plant
đã làm là giới thiệu với tôi “bàn tay vô hình” của Adam Smith.
Ông đã khiến tôi ý thức được bằng cách nào mà một hệ thống
kinh tế cạnh tranh có thể được điều phối bởi hệ thống định giá.
Song ông không chỉ ảnh hưởng đến những ý tưởng của tôi. Việc
gặp ông đã làm thay đổi cả cuộc đời tôi. Năm 1931 tôi đã qua
được kỳ thi cuối cùng Phần II, bằng Cử nhân Thương mại,
nhưng sau khi học năm thứ nhất của Trường Đại học Tổng hợp
trong khi vẫn còn ở trường phổ thông và sau ba năm tá túc tại
Trưòmg Kinh tế Luân Đôn là yêu cầu bắt buộc để có thể được
trao bằng, tôi phải quyết định làm gì trong năm thứ ba này.
Trong số những bộ môn được nghiên cứu cho Phần II, tôi thấy
hứng thú nhất là Luật Công nghiệp, và tôi đã quyết định học
để lấy bằng kinh tế trong năm thứ ba này, với môn chuyên
ngành là Luật Công nghiệp. Giá như tôi thực hiện được điều
đó thì chắc chắn tôi đã tiếp tục trở thành một luật sư. Nhưng
điều đó đã không thành. Không nghi ngờ gì nữa, do ảnh hưởng
của ngài Plant, Trường Đại học Tổng hợp Luân Đôn đã trao
tặng cho tôi Học bổng Sir Ernest Cassel Travelling, và mặc dù
không tự biết, tôi đã bước lên con đường để trở thành một nhà
kinh tế học.
Nhờ Học bổng Cassel Travelling, tôi đã có năm học 1931 1932 ở Mỹ, nghiên cứu cấu trúc các ngành của Mỹ, với mục
tiêu khám phá lý do vì sao các ngành được tổ chức theo những
cách thức khác nhau. Tôi đã thực hiện dự án này chủ yếu bằng
việc tới thăm các nhà máy và doanh nghiệp. Kết quả khảo sát
của tôi không phải là một lý thuyết hoàn chỉnh trả lời cho
những câu hòi mà tôi đã xuất phát từ đó, mà là việc đưa một
khái niệm mới vào phân tích kinh tế, tức chi phí giao dịch, và
một sự giải thích cho vấn đề vì sao lại có các hãng. Tất cả
những điều này đạt được vào mùa hè năm 1932, như nội dung
của một bài thuyết trình tại Dundee tháng 10-1932 đã làm
sáng tỏ. Những ý tưởng này trở thành cơ sở cho bài báo của tôi,
‘Bản chất của hãng”, công bố năm 1937, mà Viện Hàn lâm
Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã trích dẫn khi trao tặng cho
tôi Giải thưởng dành cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred
Nobel. Sự chậm trễ trong việc công bố những ý tưởng của tôi
một phần là do ngại lao vào công việc in ấn, và một phần cũng
do tôi tham gia rất tích cực việc nghiên cứu và giảng dạy vào
các dự án khác. Tôi có vị trí giảng dạy tại Trường Kinh tế và
Thương mại Dundee từ năm 1932 đến năm 1934, tại Trường
Dại học Liverpool từ năm 1934 đến năm 1935, và tại Trường
Kinh tế Luân Đôn từ năm 1935 trở đi. Tại Trường Kinh tế
Luân Đôn, tôi được giao một chương trình kinh tế học các
ngành dịch vụ công cộng và phát hiện ra rằng chúng ta hầu
như không biết gì về những thực tế liên quan tới các ngành
này, tôi đã bắt đầu một loạt các nghiên cứu lịch sử về các
ngành dịch vụ công cộng ở Anh. Năm 1939, Chiến tranh thế
giới thứ hai bùng nổ và năm 1940 tôi tham gia phục vụ chính
phủ trong công tác thống kê, lúc đầu là tại Uỳ ban Lâm nghiệp
và sau về Cục Thống kê Trung ương, các Văn phòng Nội các
Chiến tranh. Tôi trở về Trường Kinh tế Luân Đôn năm 1946.
Khi đó tôi chịu trách nhiệm về chương trình kinh tế học chủ
yếu, “Các nguyên lý của kinh tế học”, và cũng tiếp tục việc
nghiên cứu các ngành dịch vụ công cộng của mình, đặc biệt là
bưu điện và phát thanh. Tôi đã dành 5 tháng của năm 1948
sống ở Mỹ theo Học bổng Rockefeller để nghiên cứu ngành
phát thanh Mỹ. Cuốn sách của tôi, Phát thanh của nước Anh:
một nghiên cứu về độc quyền, đã được công bố năm 1950.
Năm 1951, tôi di cư sang Mỹ. Trước tiên tôi tới Trường Đại
học Tống hợp Buffalo và năm 1959, sau một năm tại Trung
tâm nghiên cứu cấp tiến Các khoa học ứng xử, tôi gia nhập
khoa kinh tế của Trường Đại học Tổng hợp Virginia. Tôi vẫn
duy trì sự quan tâm đối với dịch vụ công cộng và đặc biệt là
lĩnh vực phát thanh. Trong năm làm việc tại Trung tâm nghiên
cứu cấp tiến Các khoa học ứng xử, tôi đã thực hiện công trình
nghiên cứu về Uỷ ban Truyền thông Liên bang, là cơ quan
quản lý ngành phát thanh ờ Mỹ, trong đó có việc phân bổ dải
tần radio. Tôi viết một bài báo, đã công bố năm 1959, bàn về
các quy trình được tuân thủ bởi Uỷ ban này và gợi ý rằng sẽ
tốt hơn nếu việc sử dụng dải tần này được quyết định bởi hệ
thống định giá và được dành cho những người trả giá cao nhất.
Điều này đặt ra câu hỏi người đặt giá mua thành công sẽ giành
được những quyền gì, và tôi tiếp tục bàn về tính hợp lý của một
hệ thống các quyền sở hữu. Một phần trong lập luận của tôi
được một số nhà kinh tế học của Trường Đại học Tổng hợp
Chicago cho là sai lầm, và tôi được bố trí để tiếp xúc với họ tại
nhà của Giám đốc Aaron. Điều gì kéo theo sau đó đã được
Stigler và nhiều người khác mô tả. Tôi đã thuyết phục các nhà
kinh tế này rằng tôi đúng và họ đề nghị tôi viết ra lập luận của
mình để công bố trên
Tạp
chíPháp luật và K
dù những luận điểm chính đã có thể tìm thấy trong Uỷ ban
Truyền thông Liên bang, song tôi vẫn viết một bài báo khác,
Vấn đề chi phí
xãhội, trong đó tôi bộc bạch các quan điểm
mình đầy đủ hơn, chính xác hơn và không tham chiếu tới bài
báo trước của tôi. Không giống với bài báo trước đó về “Bản
chất của hãng”, bài báo này, xuất hiện vào đầu năm 1961, là
một thành công tức thì. Nó được thảo luận rất nhiêu, và vẫn
đang tiếp tục được bàn tới. Trên thực tế, chắc chắn nó là bài
báo được trích dẫn nhiều nhất trong toàn bộ tài liệu kinh tế
hiện đại. Nó cùng với Bản chất của hãng là hai bài báo được
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trích dẫn để xác
nhận cho việc trao tặng tôi Giải thưởng dành cho khoa học
kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel. Nếu như không vì sự thực
là các nhà kinh tế học của Trường Đại học Tổng hợp Chicago
cho rằng tôi đã phạm sai lầm trong bài báo về Uỷ ban Phá t
thanh Liên bang, thì rất có thể vấn đề chi phí xã hội sẽ không
bao giờ được viết ra.
Năm 1964, tôi chuyển tới Trường Đại học Tổng hợp
Chicago và trở thành biên tập viên của Tạp chí Pháp luật và
Kinh tế học. Tôi tiếp tục làm biên tập cho tới năm 1982. Tư
cách biên tập của Tạp chí đã khiến tôi hết sức hài lòng. Tôi
khuyến khích các nhà kinh tế và các luật sư viết về cách thức
vận hành các thị trường thực tế, về việc các chính phủ đã thực
sự làm như thế nào để quản lý hay tiến hành các hoạt động
kinh tế. Tạp chí này là một yếu tố quan trọng trong việc sáng
tạo ra bộ môn mới, “luật và kinh tế học”. Cuộc sống của tôi rất
hứng thú, tâm huyết với những vấn đề học thuật và nhìn tổng
thể là thành công. Song, hầu như bao giờ cũng vậy, những gì
mà tôi đã làm đều được quyết định bởi các yếu tố không hề
nằm trong lựa chọn của tôi. Tôi đã được “quý nhân phù trợ”.