Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Đánh giá thực trạng, tiềm năng và giải pháp trong chăn nuôi lợn ở xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.02 KB, 49 trang )

PHẦN 1
ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG

1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Điều kiện địa lý
Cát Hanh là một xã đồng bằng nằm về phía bắc Huyện Phù Cát, tỉnh Bình
Định. Có đường quốc lộ 1A , đường sắt thống nhất và 2 đường tỉnh lộ chạy qua
địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và phát triển kinh thế xã
hội. Toàn xã có 11 thôn, 3 Hợp tác xã nông nghiệp với tổng diện tích tự nhiên
4421,92 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp phân bố đều trên địa bàn của xã.
Tổng dân số năm 2011 là 15297 người, trong đó 75% nhân khẩu sống chủ yếu
bằng sản xuất nông nghiệp.
Có địa giới : Bắc giáp xã Mỹ Hiệp, Mỹ Tài ( Phù Mỹ )
Nam giáp xã Cát Trinh
Đông giáp xã Cát Tài
Tây giáp xã Cát Hiệp và Cát Lâm.
1.2. Điều kiện tự nhiên về địa hình
Xã Cát Hanh có địa hình trung du và đồng bằng chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới, nóng ẩm và gió mùa. Trong năm được chia làm 2 mùa, mùa nắng từ
tháng 1 đến tháng 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm. Tổng lượng
mưa trung bình hằng năm đạt 1800-2000 mm tập trung trong các tháng từ tháng
10 đến tháng 12 trong năm.
1.3. Điều kiện tự nhiên về tài nguyên
1.3.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4421.92 ha được chia ra từng loại
đất sử dụng như sau:

1


Mục đích sử dụng đất



STT

Tổng diện tích tự
nhiên năm 2010
(ha)

Tỷ lệ (%)

I

Đất nông nghiệp

2804,85

63,43

1

Đất sản xuất nông nghiệp

2113,4

75,35

2

Đất lâm nghiệp

691,45


24,65

3

Đất nuôi trồng thủy sản

II

Đất phi nông nghiệp

1068,18

24,16

1

Đất ở

90,70

8,49

2

Đất chuyên dụng

720,57

67,46


-

Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp

-

Đất có mục đích công cộng

3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

4
5
III

1,68
718,89
1,61

0,15

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

168,71

15,79


Đất mặt nước chuyên dùng

86,59

8,11

Đất chưa sử dụng

548,89

12,41

Tổng cộng

4421,92

1.3.2. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng các loại 691,45 ha được phân bố chủ yếu ở hướng Tây Bắc
và hướng Đông của xã.
Trong đó :
+ Rừng sản xuất : 204,55 ha ( Trong đó dự án WP3 : 78,65 ha, dự án khác
125,9 ha).
+ Rừng phòng hộ : 486,9 ha.
1.3.3. Tài nguyên nước
Về điều kiện tự nhiên Cát Hanh được thừa hưởng sự ưu đãi về tài nguyên
đất đai, tài nguyên rừng, hệ thống sông ngòi, hồ, đập và mặt nước. Cả xã có 3 hồ

2



thủy lợi với diện tích mặt nước 41 ha có sức chứa 1,6 triệu m 3 . Có hệ thống
kênh mương thủy lợi với chiều dài 172 km vừa đáp ứng 80% diện tích sản xuất,
vừa cân bằng sinh thái môi trường và dân sinh, tạo điều kiện thuận lợi rất cơ bản
cho phát triển kinh thế và quy hoạch dân cư, quy hoạch giao thông, quy hoạch
sản xuất, có khả năng khai thác quỹ đất đáp ứng nhu cầu phát triển khu trung
tâm xã, phát triển các ngành tiểu thủ công và dịch vụ. Tuy nhiên về môi trường
sinh thái ở một số khu vực dân cư ít nhiều bị ô nhiễm bởi hoạt động của con
người như chất thải, rác thải do sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực
vật, do các phương tiện tham gia giao thông, do hoạt động khai thác tài nguyên
nước, tài nguyên rừng chưa hợp lý tạo ra.
1.4. Điều kiện tự nhiên về dân số lao động
Toàn xã có 4159 hộ; với 15297 nhân khẩu. Trong đó có 3860 người trong
độ tuổi lao động, chiếm: 25% so với dân số, lao động nông nghiệp chiếm: 75%
lực lượng lao động của xã. Các ngành nghề khác: 25%.
Lực lượng lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất, chăn nuôi nhưng
bên cạnh đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn
như chưa chuyển từ sản xuất 3 vụ lúa sang sản xuất 2 vụ lúa/năm, chưa bố trí
được vùng chăn nuôi tập trung ra xa khu dân cư để khỏi ảnh hưởng môi trường.
2. Thực trạng kinh tế - xã hội
Dựa theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, rà soát, đánh giá thực
trạng kinh thế- xã hội của xã về các mặt sau:
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch của xã.
- Những quy hoạch đã có không cần bổ sung :
Về quy hoạch tổng thể trung tâm xã Cát Hanh đã được UBND xã xây dựng
xong trình cho UBND Huyện Phù Cát và đang trình cho UBND tỉnh chờ được
phê duyệt.
- Những quy hoạch còn thiếu cần phải xây dựng mới theo yêu cầu :
+ Quy hoạch hạ tầng thiếu yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng
hóa, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
+ Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường theo

chuẩn mới.
+ Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư
hiện có theo hướng văn minh hiện đại, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
3


Tiêu chí 2: Giao thông:
Hệ thống giao thông của xã phân bổ rộng khắp trên địa bàn nối liền từ
trung tâm xã, quốc lộ 1A, tỉnh lộ 633 và 634, đường đi thông thương đến các xã
lân cận, các thôn, các khu dân cư trong xã và đến các khu vực đồng ruộng với
tổng chiều dài 178 km. Trong đó :
- Đường giao thông đã được cứng hóa hoặc nhựa hóa (theo cấp kỷ thuật
của bộ GTVT ) : 28,298 km, so với tổng số đạt 15,8%. Trong đó đường liên xã,
trục xã đã bê tông đạt 100%.
- Đường thôn xóm lầy lội trong mùa mưa cần xây dựng là 81,1 km, tỷ lệ 100%.
- Đường trục chính nội đồng lầy lội vào mùa mưa 33 km, tỷ lệ 100%.
Tiêu chí 3: Thủy lợi
- Diện tích tưới tiêu bằng công trình thủy lợi : Hiện trạng xã có 4 công trình
thủy lợi. Trong đó có 3 hồ chứa với dung tích 1,6 triệu m3 và hệ thông kênh tưới
của công trình thủy lợi Hội Sơn với 23,3 km kênh mương đã được bê tông (
chiếm 13,5% so với tổng số kênh mương hiện có trên địa bàn.
Tiêu chí 4 : Điện
- Số trạm biến áp hiện có : 17 trạm, trong đó số trạm đạt yêu cầu 12 trạm ,
số trạm cần nâng cấp 5 trạm, số trạm cầ xây dựng mới 1 trạm.
- Số km đường dây hạ thế trên toàn xã có 51,8 km, trong đó đạt chuẩn 12
km, số cần nâng cấp cải tạo 39,8 km, số cần xây dựng mới 3 km.
Tỷ lệ hộ dùng diện 99,99%
Tiêu chí 5 : Trường học
Trên địa bàn xã có 1 trường THPT, 1 trường THCS, 3 trường tiểu học và
trường mẫu giáo.

- Trường mẫu giáo:
+ Hệ thống lớp mẫu giáo của xã có 15 lớp học được phân bổ đều cho
các thôn.
+ Số phòng học đã có: 15 phòng/15 lớp.
- Trường tiểu học:
Có 3 trường trên địa bàn xã, số phòng học đã có : 38 phòng /45 lớp học.
Trong đó đạt chuẩn 34 phòng, còn 4 phòng cần cải tạo, nâng cấp. Số phòng chức

4


năng đã có: 12 phòng, trong đó đạt chuẩn 10 phòng, cần cải tạo nâng cấp 2
phòng. Diện tích khuôn viên trường 41372 m2 , bình quân 26,7 m2 / 1 học sinh
đạt chuẩn.
- Trường trung học cơ sở :
Số phòng học đã có 16 phòng. Trong đó đạt chuẩn 16 phòng, số phòng
chức năng đã có: 6 phòng. Số lớp học: 28 lớp. Diện tích khuôn viên trường
12632 m2 đạt chuẩn. Nhà tập đa năng, thư viện đã có: 1 phòng cần nâng cấp.
Khoảng cách học sinh đi học xa nhất : 7 km.
Tiêu chí 6: Nhà ở và dân cư
- Số nhà tạm, nhà dột nát: 169 cái chiếm tỷ lệ 4,2%.
- Số nhà kiên cố và bán kiêng cố: 3857 cái chiếm tỷ lệ 95,8% so với Tiêu
chí 9 thì tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt chuẩn (>80%) và không có nhà ở đơn sơ nhưng
trên địa bàn xã vẫn còn nhà ở đơn sơ nên chưa đạt Tiêu chí 9.
Tiêu chí 7: Thu nhập
Giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm 13,8% ( năm 2011), cơ cấu kinh
tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm
tỷ trọng 38%, TTCN và dịch vụ chiếm 62%.
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 4,9%/năm, nhiều tiến
bộ khoa học kĩ thuật và các chương trình, dự án được ứng dụng và triển khai

mang lại hiệu quả cao. Thực hiện giống lúa cấp I và giống xác nhận trên 92%
diện tích.
- Chăn nuôi phát triển đa dạng và đạt hiệu quả khá, các mô hình kinh tế
trang trại, kinh tế vườn được quan tâm khuyến khích đầu tư theo chiều sâu để
nâng cao hiệu quả. Chương trình vỗ béo và phát triển đàn bò được đẩy mạnh,
tổng đàn bò hiện có 5650 con, trong đó bò lai có 4104 con chiếm 72,6% so với
tổng đàn.
- Đàn lợn hiện có 5534 con, trong đó lợn nái sinh sản chiếm 26,9%. Đàn
gia cầm hiện có 60120 con, công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia
cầm được triển khai thực hiện thường xuyên đạt 90% tổng đàn.
- Tổng sản lượng lương thực đạt: 11698 tấn/năm.
- Giá trị thu nhập 1 ha canh tác: 55,2 triệu đồng/năm.
- Bình quân lương thực đầu người: 732 kg/người/năm.

5


- Thu nhập bình quân đầu người: 15,24 triệu đồng/năm (năm 2011).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, giá trị thu nhập
trên một đơn vị diện tích năm sau cao hơn năm trước, đời sống kinh tế của nhân
dân ngày càng phát triển.
Tiêu chí 8: Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 cả xã có 579/4154 hộ chiếm tỷ lệ 13,9%.
Tiêu chí 9: Cơ cấu lao động
- Số lao động trong độ tuổi 3860 người/ 15297 tổng số dân chiếm tỷ lệ 25,2%.
- Cơ cấu lao động theo ngành: Nông nghiệp 2870 lao động, chiếm 74,35%,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-xây dựng 337 lao động (chiếm 8,73%),
thương mại dịch vụ 653 lao động (chiếm 16,92%).
Tiêu chí 10: Hình thức tổ chức sản xuất
- Xã có 3 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 2 hợp tác xã hoạt động hiệu

quả, tổng số lao động tham gia 33 người.
- Tình hình sản xuất nông nghiệp:
+ Ngay từ đầu vụ, xã Cát Hanh đã không ngừng thông báo sâu rộng về tình
hình thiếu nước sản xuất và vận động bà con chuyển làm lúa sang cây trồng cạn,
nhất là những vùng không thể đưa nước đến. Nhờ sự phối hợp đồng bộ của cả hệ
thống chính trị, nên trong vụ Đông Xuân vừa qua xã Cát Hanh đã chuyển đổi
được 896 ha. Trong đó 431 ha lúa, 465 ha mì hiệu quả thấp chuyển sang trồng
lạc, ngô lai, hành, ớt...
+ Song hành với công tác chuyển đổi, xã này còn hướng dẫn, tổ chức cho
nông dân sản xuất theo từng cánh đồng với cây trồng thích hợp để vừa cho hiệu
quả cao nhất, vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trong chuyển đổi lần
này, cây đậu phộng (lạc) là lựa chọn số một, bởi nông sản này giá cả ổn định.
“Vụ Đông 2012-2013 xã Cát Hanh sản xuất được 390 ha; Cát Hiệp: 570 ha, Cát
Trinh: 435 ha. Diện tích ngô lai cũng tăng từ 230 ha lên 282 ha. Cây hành 123
ha, tăng 20 ha so cùng kỳ. Tăng cao nhất là cây ớt, từ 90 ha lên 253 ha”
- Tổng số doanh nghiệp sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: 23 tổng số
lao động tham gia 557 người, các doanh nghiệp đã thu hút một lượng lao động
đáng kể trên địa bàn xã gớp phần giải quyết việc làm.

6


Tiêu chí 11: Môi trường
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 100%, đa phần người dân sử
dụng nước giếng đào, giếng khoang và hệ thống nước sạch của xã.
- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình ( nhà tắm, hố xí, bể nước ) đạt chuẩn
2232/4159, chiếm tỷ lệ 53,67%.
- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh toàn xã có 1946 hộ chăn nuôi gia
súc. Trong đó 1754 hộ chăn nuôi hợp vệ sinh. Chiếm tỷ lệ 90,13%.
- Xử lý chất thải: Đã tổ chức thu gom và xử lý rác thải dọc hai bên quyến

quốc lộ 1A và trung tâm của xã. Đã có 243 hộ tham gia. Số còn lại ở khu vực
nông thôn do nhân dân tự chôn lấp hoặc đốt.
- Về rãnh thoát nước trong thôn, xóm trên địa bàn xã chưa có, nên chưa đạt
yêu cầu tiêu thoát nước một cách hợp vệ sinh. Chưa đạt chuẩn so với yêu cầu.
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường: Toàn xã có 23 cơ sở sản
xuất kinh doanh có liên quan đến môi trường nhưng tất cả các cơ sở đều không
gây ô nhiễm môi trường.
Tiêu chí 12: Hệ thống tổ chức chính trị-xã hội vững mạnh
- Hiện trạng đội ngũ cán bộ xã có 25 cán bộ công chức và 27 cán bộ không
chuyên trách và cán bộ hợp đồng. Trong đó cán bộ có trình độ đại học: 17 đồng
chí (32,7%), trung cấp: 9 đồng chí (17,3%), còn lại 26 đồng chí chưa qua đào
tạo. Chưa đạt chuẩn.
- Tình hình hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, đủ các
tổ chức chính trị theo quy định. Hệ thống chính trị được tăng cường và củng cố,
Đảng bộ xã hằng năm được cấp trên phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trong
sạch vững mạnh. Chính quyền xã được cấp trên công nhận trong sạch vững
mạnh nhiều năm liền, 100% các tổ chức chính trị đạt tiên tiến trở lên.
3. Nhận xét chunh tình hình cơ bản
3.1. Những mặt đạt được
- Nông nghiệp tiếp tục phát triển khá, năng suất chất lượng và hiệu quả
ngày càng tăng, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ
trọng công nghiệp dịch vụ thương mại. Năng suất sản lượng cây trồng và vật
nuôi tăng, các giống mới có năng xuất cao từng bước được cơ cấu vào sản xuất,
các mô hình về khuyến nông - khuyến lâm được áp dụng và nhân rộng, các tiến

7


bộ về kĩ thuật đầu tư thâm canh cây trồng va vật nuôi được ứng dụng đạt hiệu
quả, tỷ lệ gia súc gia cầm được tiêm phòng đạt kế hoạch.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường đầu tư, bộ mặt nông thôn
ngày càng đổi mới, 99,9% hộ nông thôn được sử dụng điện ổn định. Hệ thống
giáo dục từ mẫu giáo đến THCS được đáp ứng nhu cầu dạy và học, trường lớp
cơ bản được kiên cố hóa, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Chất lượng
khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được nâng lên, tỷ lệ hộ nhân
dân tham gia các hình thức BHYT được nâng cao, nhà ở đơn sơ được nhà nước
hỗ trợ xây dựng kiên cố ngày càng nhiều.
- Tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển, thu nhập bình quân của
người dân được nâng lên hàng năm, đời sống nhân dân từng bước được cải
thiện. Trình độ dân trí được nâng lên, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn, an
ninh chính trị ổn định, hệ thống chính trị được củng cố và giữ vững.
3.2. Những mặt hạn chế tồn tại
- Công tác quy hoạch và lập quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức
nhất là quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đất ở cho nhân dân.
- Nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Tốc độ
tăng trưởng nông nghiệp chưa ổn định. Năng suất chất lượng và hiệu quả cạnh
tranh chưa cao. Việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhân rộng các mô
hình khuyến nông có lúc còn hạn chế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, chưa
chuyển số diện tích sản xuất lúa 3 vụ sang 2 vụ đạt hiệu quả cao.
- Nguồn lưc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế nông nghiệp, nông thôn
chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu. Tốc độ đô thị hóa nông thôn còn
chậm. Hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống điện có 1 vài chỗ xuống cấp
nhất là đường dây 0,2 chưa được đầu tư sửa chữa. Hệ thống tưới tiêu tuy đã
được các dự án hỗ trợ xây dựng nhưng tỷ lệ còn thấp, số km kênh mương nội
đồng còn lại tương đối nhiều nhưng chưa được đầu tư kiên cố.
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập chất
lượng nông sản chưa được cải thiện, còn bị động trong tiêu thụ sản phẩm, chưa
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ. Công tác quy hoạch
sản xuất từng giai đoạn chưa được thực hiện.


8


PHẦN 2
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Đặt vấn đề
Ngành nông nghiệp của nước ta đã có từ rất lâu đời. Dưới sự lãnh đạo của
đảng và nhà nước cùng với đường lối đúng đắn đã đưa ngành nông nghiệp nước
ta từ chổ khủng hoảng, không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Đến nay ngành
nông nghiệp đã cung cấp một lượng sản phẩm khá dồi dào và đa dạng. Đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ trong nước, ngoài ra mỗi năm còn xuất khẩu được hàng triệu
tấn lương thực. Trong điều kiện nước ta bình ổn về lương thực đây là cơ sở để
phát triển nghình chăn nuôi, đăc biệt là chăn nuôi lợn.
Về điều kiện tự nhiên xã Cát Hanh được thừa hưởng sự ưu đãi về tài
nguyên đất đai, tài nguyên rừng, hệ thống sông ngòi, hồ, đập và mặt nước, đất
đai màu mở phì nhiêu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Lao động nông
nghiệp chiếm: 75% lực lượng lao động của xã. Ban lãnh đạo xã đã đề ra những
kế hoạch phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi lợn.
Nhằm tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nguyên liệu
cho một số nghình, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện được đời
sống cho nhân dân trong xã. Từng bước áp dụng những tiến bộ khoa học kỷ
thuật ngay từ khâu cải tạo giống, công tác thú y và nâng cao chất lượng thức ăn
hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng.
Trên địa bàn xã, phần lớn các hộ đều có chăn nuôi lợn, đây cũng là nguồn
thu nhập quan trọng của hộ nông dân. Tuy nhiên phương thức chăn nuôi ở một
số thôn vẫn còn mang nặng theo lối lạc hậu, nhỏ lẻ chủ yếu tận dụng nguồn thức
ăn sẵn có của địa phương như cám, rau, lá là chính. Việc chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật và nhân rộng các mô hình khuyến nông có lúc còn hạn chế.
Để góp phần vào việc thúc đẩy nghề chăn nuôi lợn của xã Cát Hanh. Được

sự đồng ý của khoa Chăn nuôi - thú y Trường đại học Nông Lâm Huế và cô
giáo hướng dẫn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng, tiềm năng
và giải pháp trong chăn nuôi lợn ở xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình
Định”. Mục đích của đề tài là đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn của xã để tìm
ra một số giải pháp trong phát triển chăn nuôi lợn, nhằm thúc đẩy sự phát triển
và đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nông hộ ở xã Cát Hanh.
9


2. Cơ sở lý luận
2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong nước
2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong nước
(Theo báo cáo cáo của cục chăn nuôi Việt Nam năm 2012)
Tổng hợp báo cáo của các tỉnh cho biết tuy ngành chăn nuôi lợn còn gặp
nhiều khó khăn nhưng đàn lợn của cả nước vẫn tăng khoảng 1-1,3% so với cùng
kì năm 2011. Theo ước tính của cục chăn nuôi thì tổng sản lượng thịt cả nước
trong tháng 7 ước tính đạt 300-315 nghìn tấn các loại, tổng sản lượng thịt hơi
các loại trong 7 tháng đầu năm đạt 2,6 -2,7 triệu tấn, tương đương với 1,78-1,85
triệu tấn thịt xẻ.
Giá lợn hơi xuất chuồng ở miền Bắc từ 37.000 –42.000đ/kg, ở miền Nam là
từ 32.000 -38.000d/kg.
So với tháng 6, giá 1 số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao như khô dầu
đậu tương 15.603đ/kg, tăng 15,2%; sắn lát 5.565đ/kg, tăng 6%; Cám gạo
6.720đ/kg. Ngược lại có 1 số nguyên liệu lại giảm như Lysine 46.200đ/kg, giảm
4%; Methionine 99.750đ/kg, giảm 6,9%; ngô 7.035đ/kg, giảm 2,9%.
Về dịch bệnh thì chỉ có dịch tai xanh đang có nguy cơ cao ở vùng Đông
Nam Bộ, còn miền Bắc đã được kiểm soát. Dịch tai xanh xuất hiện và lây lan
nhanh trong 1 số tỉnh là do vận chuyển con giống không rõ nguồn gốc, tiêu thụ
lợn và sản phẩm từ lợn mắc bệnh. Virus đã lưu hành rộng rãi trong đàn lợn, kể
cả một số trại giống lợn của Trung Ương và địa phương, kết hợp với điều kiện

thời tiết thất thường, độ ẩm không khí cao khiến sức khỏe của đàn lợn giảm, tạo
điều kiện cho mầm bệnh trỗi dậy. Dự báo trong thời gian tới dịch có thể xuất
hiện và lây lan rộng, đặc biệt trên địa bàn những tỉnh khu vực miền Trung và
Nam Bộ. Hiện nay cả nước có 5 tỉnh Lạng Sơn, Đồng Nai, Bình Dương, Nghệ
An và ĐăcLăk là có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày. Ước tính tháng 7 qua,
lượng thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu đạt 250 triệu USD, đưa kim
ngạch nhập khẩu 7 tháng ước tính đạt 1,3 tỷ USD, giảm 3,3% so với cùng kỳ
năm trước. Thức ăn gia súc và nguyên liệu là mặt hàng có giá trị kim ngạch lớn
nhất trong các mặt hàng liên quan đến nông lâm thủy sản.
2.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở tỉnh Bình Định
Trong tháng 10 năm 2012, bệnh lợn tai xanh đã xảy ra ở 5 xã thuộc huyện
Tuy Phước với tổng số lợn bệnh 2.573 con; đã điều trị khỏi 2.458 con; số còn lại
đang điều trị; đến nay bệnh lợn tai xanh cơ bản được khống chế.
10


Trước tình hình đó, Tỉnh đã tiếp tục điều chỉnh, bổ sung Chính sách giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh đến giai đoạn 2011-2020, trước mắt
phối hợp với UBND thành phố Quy Nhơn hỗ trợ đầu tư xây dựng lò giết mổ
động vật tập trung tại Thành phố Quy Nhơn rồi sau đó nhân rộng tại một số địa
phương khác có điều kiện trên địa bàn tỉnh .
Tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc.
Triển khai thực hiện chính sách Bảo hiểm gia súc theo Quyết định 315/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ tại huyện An Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn với
quy mô 9 xã .
2.1.3. Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Phù Cát
Theo báo cáo năm 2005 thì Huyện Phù Cát hiện có đàn lợn gần 74 nghìn
con, trong đó 99% là lợn lai kinh tế, nhưng chất lượng chưa cao. Trước tình hình
đó huyện đã tiến hành thực hiện mục tiêu nạc hóa đàn lợn, góp phần nâng cao
giá trị hàng hóa sản phẩm chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã đầu
tư vốn ngân sách trên 95 triệu đồng, mua lợn giống cái ngoại hậu bị, xây dựng

mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc bằng nái ngoại dưới hình thức trang trại nhỏ
và hộ gia đình, qua đó sản xuất con giống phục vụ chương trình nạc hóa đàn lợn
của huyện. Dưới hình thức huyện đầu tư cho mượn con giống, đồng thời tập
huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc. Hộ chăn nuôi bỏ vốn
xây dựng chuồng trại, mua thức ăn, thuốc thú y và chăm sóc nuôi dưỡng. Sau
khi lợn sinh sản cứ mỗi con lợn giống cho mượn ban đầu huyện thu hồi lại 2 con
giống, để tiếp tục cho hộ khác mượn nuôi, nhằm phát triển nhanh đàn lợn ngoại.
Chương trình nạc hoá đàn lợn thông qua mô hình đầu tư nuôi lợn nái ngoại
mang lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Sau 3 năm triển khai thực hiện chương trình, với 101 con lợn giống ban
đầu được giao cho 22 hộ ở 6 xã nuôi dưỡng, đến năm 2008 toàn huyện đã có
200 hộ, ở 16 xã, thị trấn nuôi 514 con lợn nái ngoại, trong đó có 3 trang trại nuôi
quy mô từ 20 đến 30 con. Đàn lợn nái ngoại bước đầu đã phát triển rộng khắp
trên địa bàn huyện, góp phần tạo ra gần 11500 con giống phục vụ nuôi thịt, đưa
tỉ lệ nạc hóa đàn lợn của huyện lên 16,2% so tổng đàn.
Những năm gần đây chăn nuôi có nhiều khó khăn, có lúc người chăn nuôi
rơi vào cảnh lao đao do giá lợn xuống thấp, trong khi giá thức ăn tăng cao. Dịch
bệnh thường xảy ra như: Dịch lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh... đã gây
thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi.

11


Giải quyết vấn đề nêu trên, đưa chăn nuôi theo hướng phát triển bền vững,
nâng dần về chất lượng và hiệu quả. Phù Cát đưa ra mục tiêu đến năm 2010 toàn
huyện có trên 1.000 hộ chăn nuôi lợn nái ngoại có quy mô từ 3 đến 5 con; Xây
dựng 10 trang trại cấp 2 quy mô trên 20 nái ngoại và trên 100 con lợn thương
phẩm, góp phần nâng tỷ lệ đàn lợn nái ngoại lên 50% và 70% lợn ngoại nuôi
thương phẩm.
2.2. Vai trò của ngành chăn nuôi lợn trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ

- Kinh tế hộ là hình thức kinh tế mang chủ yếu tính chất tự nhiên trong gia
đình nông dân trong nông nghiệp và thủ công nghiệp chuyển dần sang sản xuất
hàng hoá nhỏ.
- Kinh tế hộ gia đình nông dân chủ yếu tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp
với đặc thù sản xuất nhỏ, nó là một bộ phận của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa tuy
nhiên nó không phải là một thành phần kinh tế độc lập.
- Kinh tế hộ gia đình đã từng bước chuyển từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang
sản xuất hàng hoá.
+ Do đặc thù sản xuất nên số lượng đầu vào và đầu ra sản phẩm không
ngừng tăng lên góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển.
+ Kinh tế hộ gia đình góp phần chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất từ
sản xuất nhỏ lẻ đến quy mô rộng lớn, chất lượng cao hơn như kinh tế trang trại
+ Loại hình chăn nuôi lợn này là cơ sở cung cấp nguyên, nhiên vật liệu cho
công nghiệp chế biến các sản phẩm từ thịt lợn.
+ Sản phẩm chăn nuôi lợn của kinh tế hộ gia đình góp phần không nhỏ và
xuất khẩu của địa phương và đất nước.
+ Kinh tế hộ gia đình góp phần không nhỏ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp và nông thôn.
- Bên cạnh các sản phẩm chính thì ngành chăn nuôi lợn cũng cũng cấp một
lượng phân bón đáng kể vào ngành trồng trọt.
2.3. Nguồn gốc của một số lợn nuôi ở nước ta
Trên địa bàn xã Cát Hanh, người dân thường sử dụng lợn nái F1 và F2 (lai
giữa Móng Cái với đực ngoại Landrace, Yorkshire ) để tạo ra con lai F 2 nuôi thịt
và một phần các trang trại lớn sử dụng lợn nái Landrace, Yorkshire để tạo ra đời
con giống ngoại.
12


2.3.1. Landrace
2.3.1.1. Nguồn gốc xuất xứ

Lợn Landrace có nguồn gốc ở Đan Mạch được hình thành vào khoảng năm
1924-1925. Do quá trình tạp giao giữa các giống lợn từ Anh, Tây Ban Nha, Ý,
Bồ Đào Nha, Trung Quốc tạo thành.
2.3.1.2. Đặc điểm ngoại hình
Toàn thân có màu trắng tuyền; đầu nhỏ, dài; tai to, dài rủ xuống kín mặt; cổ
nhỏ và dài; mình dài; vai, lưng, mông, đùi rất phát triển. Toàn thân có dáng hình
thoi nhọn giống quả thủy lôi. Đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc.
2.3.1.3. Khả năng sản xuất
Lợn Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều: Trung bình đạt
1,8 - 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10-12 con. Khối lượng sơ sinh lợn con trung bình
đạt 1,2-1,3kg/con. Khối lượng cai sữa 12-15kg. Sức tiết sữa 5-9kg/ngày. Khả
năng sinh trưởng của lợn rất tốt. Theo một số kết quả sản xuất ở Thái Lan và
Công ty chăn nuôi CP Biên Hòa cho rằng lợn Landrace có rất nhiều ưu điểm:
Sinh sản tốt, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng
thịt tốt. Lợn có khả năng tăng trọng 750-800g/ ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt có thể
đạt 105-125kg. Lợn Landrace trưởng thành con đực nặng tới 400kg, con cái
280-300kg.
2.3.1.4. Hướng sử dụng
Lợn Landrace được coi là giống lợn tốt nhất trên thế giới hiện nay và được
nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi. Giống lợn này được nhập vào nước ta vào khoảng
1970 qua Cuba và được sử dụng để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở
Việt Nam.
2.3.2. Yorkshire
2.3.2.1. Nguồn gốc xuất xứ
Nhà chọn giống Bakewell đã cải tạo Leicestershire, của giống lợn địa
phương Bắc Shires, Yorkshire và Lancashire, của Lincolnshire và Leicestershire
để tạo ra giống lợn Yorkshire. Đến năm 1884, Hội đồng giống Hoàng gia Anh
đã công nhận giống này.

13



2.3.2.2. Đặc điểm ngoại hình
Toàn thân màu trắng, lông có ánh vàng, đầu nhỏ, dài, tai to dài hơi hướng
về phía trước, thân dài, lưng hơi vồng lên, chân cao khỏe và vận động tốt, chắc
chắn, tầm vóc lớn.
2.3.2.3. Khả năng sản xuất
- Sinh trưởng phát dục: Trọng lượng sơ sinh trung bình 1-1,2kg; lợn trưởng
thành đạt 350-380kg, dài thân 170-185cm; vòng ngực 165-185cm. Con cái 250280kg, là giống lợn hướng nạc.
- Khả năng sinh sản: Lợn cái đẻ trung bình 10-12 con/lứa. Có lứa đạt 17-18
con, cai sữa 60 ngày tuổi đạt 16-20 kg/con.
2.3.2.4. Hướng sử dụng
Lợn Yorkshire là giống lợn phổ biến nhất trên thế giới, lợn được nuôi ở
nhiều nơi. Mỗi dòng đều có những đặc điểm ngoại hình và sản xuất đặc trưng
của nó. Giống lợn này là một trong những giống nước ta đang chọn cho chương
trình nạc hóa đàn lợn.
2.3.3. Lợn Móng Cái
2.3.3.1. Nguồn gốc
Lợn Móng Cái là giống lợn có nguồn gốc từ khu vực thành phố Móng Cái,
tỉnh Quảng Ninh. Do có các đặc tính ưu việt hơn Lợn Ỉ nên giống lợn này nhanh
chóng phát triển ra các vùng lân cận.
Ở miền Bắc Việt Nam, hiện lợn Móng Cái dùng làm nái nền chủ yếu để lai
với lợn đực ngoại như Đại Bạch, Yorkshire cho sản phẩm con lai F1 nuôi thịt.
2.3.3.2. Đặc điểm ngoại hình
Đặc điểm của lợn Móng Cái là đầu đen, giữa trán có điểm trắng hình tam
giác, giữa tai và cổ có khi rộng đến vây có một dải trắng ngắn ngang kéo dài đến
bụng và bốn chân. Lưng và mông có mảng đen kéo dài đến khấu đuôi và đùi, có
khi trông giống hình yên ngựa nhưng có khi cũng chỉ là những mảng đen bình
thường có đường biên không cố định. Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có
nếp nhăn to và ngắn ở miệng. Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi

võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng, móng
xòe. đa số có 12 vú trở lên.
Theo điều tra từ năm 1962, lợn Móng Cái chia ra 2 nòi khác nhau: Nòi
xương nhỡ (nhân dân quen gọi là xương to) và nòi xương nhỏ.
14


2.3.3.3. Khả năng sản xuất
- Khả năng sinh trưởng: Do quá trình chọn lọc trong sản xuất, đa số giống
lợn xương nhỏ đã được cải tạo với đực giống xương to và trong nhân dân hiện
nuôi đa số là nòi xương nhỡ hoặc xương nhỏ đã được cải tạo, vì vậy tầm vóc đàn
lợn hiện nay gần với loài xương nhở.
- Khả năng sinh sản: Lợn đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch
đã có tinh trùng, lượng tinh dịch 80-100ml. Lợn cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động
hớn nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường thì lợn cái đến khoảng 7-8 tháng
tuổi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và có chửa, thời điểm đó lợn đã
đạt khối lượng khoảng 40-50 kg hoặc lớn hơn. Sinh sản tốt, nuôi con khéo là đặc
điểm tốt nhất của lợn Mong Cái. Lợn Móng Cái dễ nuôi, ít bệnh tật, chịu kham
khổ nên có thể tận dụng được nguồn thức ăn tự chế biến tại chỗ, tiết kiệm được
chi phí so với lợn ngoại.
- Giá trị kinh tế: Lợn nuôi béo giết thịt ở 8-10 tháng đạt từ 50-55kg trở lên,
tỷ lệ thịt xẻ 68-71%; Da mỏng, xương nhỏ, thịt mềm, mỡ thơm, tỷ lệ nạc 3538%, tỷ lệ mỡ 35-36%, ăn ngon, thích hợp với tập quán nấu nướng của nhân dân
ta (ăn cả phần da, mỡ, nạc) nên bán được giá cao, cho hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 2.1. : Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn Móng Cái
Chỉ tiêu

Đơn vị

Gía trị trung bình


Chu kỳ động hớn

Ngày

21

Thời gian động hớn

Ngày

3- 4

Tuổi phối giống lứa đầu

Tháng

6–8

Thời gian có chửa

Ngày

110 – 120

Số lứa đẻ trong năm

Lứa

1,5 – 2


Số con đẻ trong một lứa

Con

10 – 14

Khối lượng sơ sinh/con

Kg

0,45 – 0,5

Khối lượng lúc cai sữa/con

Con

6–7

khỏang cách hai lứa đẻ

Tháng

5,5 – 6

(Nguồn Nguyễn Văn Linh- giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn XB nông nghiệp Hà Nội
năm 2005).

15



2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt.
Quá trình sinh trưởng phát triển của lợn thịt và chất lượng thịt chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố:
T=G+E
T: Tính trạng của gia súc
G: Các yếu tố di truyền
E: Các yếu tố ngoại cảnh
2.4.1. Ảnh hưởng của con giống
Giống được coi là tiền đề của việc chăn nuôi, các giống khác nhau thì có
năng suất chất lượng thịt khác nhau.
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát ở một số giống lợn
Giống

P giết mổ
(Kg)

Tăng trọng
(g/ngày)

Tỷ lệ thịt xẻ
( %)

Tỷ lệ nạc

Đại bạch

95

650-750


75-82

38-42

Landrace

100

600-750

82-85

48-56

Móng
Cái

85

300-350

70-71

30-32

( %)

(Nguồn: Lê Thanh Hải và CTV., 1999).
Các giống lợn ngoại có tốc độ sinh trưởng, phát triển và có chất lượng thịt
tốt hơn các giống lợn nội. Đối với điều kiện chăn nuôi ở nước ta cần phải phối

hợp nhiều giống để con lai có năng suất cao và phẩm chất thịt tốt, đồng thời có
khả năng sử dụng nguồn thức ăn sẵn có của địa phương, có khả năng chống
bệnh tật cao, đem lại hiệu quả kinh tế.
2.4.2. Ảnh hưởng của giới tính
Lợn đực và lợn cái đều có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt. Lợn
cái đến tuổi thành thục về tính nếu không hoạn thì giảm khả năng tăng trọng dẫn
đến tiêu tốn thức ăn cao, còn lợn đực không thiến thì hoạt động sinh dục dẫn đến
tiêu tốn nhiều năng lượng làm giảm khả năng tăng trọng.

16


Lợn đực nên thiến lúc 13 ngày tuổi , lợn cái hoạn từ 3-4 tháng tuổi ( hiện
nay nếu chúng ta nuôi lợn ngoại tăng trọng nhanh nên khi đạt trọng lượng xuất
chuồng chưa phát dục thì không cần phải hoạn).
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của giới tính đến chất lượng thịt ( Cahill -1960)
Các chỉ tiêu thịt sẻ

Lợn có trọng lượng 45kg

Lợn có trọng lượng
95kg

Đối tượng lợn

Đực

Thiến

Cái


Đực

Thiến

Cái

Số lợn giết mổ

10

10

10

10

5

5

Chiều dài thân thịt
(cm)

61,0

60,5

60,8


73,5

70,8

73,0

Độ dày mỡ lưng (cm)

2,3

2,5

2,8

3,8

4,5

4,0

Tỷ lệ nạc (%)

40,6

39,8

40,2

40,2


36,2

39,5

Độ mềm thịt (a)

7,2

7,5

7,4

7,4

7,4

7,5

Mùi vị thơm ngon (b)

6,1

6,5

6,3

5,6

6,7


6,5

(a,b là hệ số đơn vị theo dõi: 10 là rất tốt, 1 là rất kém)
2.4.3. Ảnh hưởng của thời gian và chế độ nuôi
2.4.3.1. Ảnh hưởng của thời gian
Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất thịt:
- Thời gian nuôi dài có trọng lượng cao nhưng tiêu tốn nhiều thức ăn, tốn
nhiều công chăm sóc nuôi dưỡng, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, hệ
số quay vòng thấp và chất lượng thịt kém (càng ngày lợn càng có xu hướng tích
lũy mỡ).
- Thời gian nuôi ngắn khắc phục được những nhược điểm trên nhưng đòi
hỏi phải tập trung đầu tư dinh dưỡng cao.
2.4.3.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Chế độ nuôi tốt, dinh dưỡng cao, lợn tăng trọng nhanh và tiêu tốn thức ăn
thấp, hiệu quả cao, chất lượng thịt tốt.
Đối với kiểu chăn nuôi nông hộ hiện nay thì chủ yếu là áp dụng kĩ thuật
nuôi lợn theo 3 giai đoạn 15-30kg; 30-60kg; 60 kg- xuất chuồng với đặc điểm
dinh dưỡng của từng giai đoạn như sau:

17


- Giai đoạn 1: 15-30kg
+ Giai đoạn này lợn con sau khi cai sữa tách mẹ sống độc lập tự thích nghi
với các điều kiện của môi trường sống mới.
+ Nên sử dụng thức ăn dễ tiêu hóa, có mùi vị thơm ngon và được chế biến
tốt. Không thay đổi khẩu phẩn ăn của lợn một cách đột ngột.
- Giai đoạn 2: 30-60kg
+ Đây là giai đoạn lợn lớn nhanh về trọng lượng và kích thước, thích vận
động nhiều và cũng là giai đoạn lợn có khả năng sử dụng thức ăn thôi xanh tốt.

+ Do đây là giai đoạn lợn lớn nhanh về trọng lượng và kích thước nên cần
được cung cấp đầy đủ năng lượng và protein để lợn có khả năng tích lũy nhanh.
- Giai đoạn 2: 60kg- xuất chuồng
+ Đây là giai đoạn lợn có khả năng tích lũy mỡ cao, ít vận động và ngủ
nhiều.
+ Do vậy cần phối hợp khẩu phần ăn có tỷ lệ thức ăn tinh cao mà chủ yếu là
tinh bột, 90% thức ăn tinh và 10% thức ăn thô xanh. Tỷ lệ protein trong khẩu
phần từ 13-15%.
Bảng 2.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến năng xuất và chất lượng thịt
Các chỉ tiêu

Mức ăn hằng ngày
Thỏa mãn

Cho ăn có hạn chế
100%

85%

70%

Lượng thức ăn (kg)

3,28

2,61

2,11

1,8


Tăng trọng (g/ngày)

830

700

550

450

TTTA ( kg/kg P)

3,95

3,73

3,84

4,0

Độ dày mỡ lưng (cm)

37,1

3,73

3,61

3,28


Tỷ lệ nạc (%)

38,0

37,0

38,6

39,4

( Nguồn Creer, 1996)
2.4.4. Ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết
Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hóa
cao, tích lũy cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, năng xuất cao. Nóng quá lợn
ăn ít, khả năng tiêu hóa kém, giảm tăng trọng. Rét quá, lợn tiêu hao nhiều năng
lượng để chống rét, chi phí cao.

18


Bảng 2.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến năng suất và chất lượng thịt
Nhiệt độ môi
trường (oC)

15-16

31-32

Mức protein


20-17-14

16-13-10

20-17-14

16-13-10

DG

700

590

610

570

TCR

3,15

3,36

3,05

3,68

Tỷ lệ nạc (%)


51,4

49,8

51,9

49,2

Độ dày mỡ
lưng

3,8

4,1

3,8

4,0

( Nguồn Harman và Nhi, 1994)
Theo Herghman và huygo, nhiệt độ 22 oC, độ ẩm 65% va tốc độ gió 7,610,6 m/phút là thích hợp cho sự phát triển của lợn thịt, tuy nhiên cần thiết có các
nghiên cứu xác định nhiệt độ và độ ẩm tối ưu cho chăn nuôi lợn ngoại ở điều
kiện khí hậu nước ta. Khi tốc độ gió cao và nhiệt độ không khí cao >37 oC thì
lợn thịt sinh trưởng phát triển chậm và thậm chí không tăng trọng.
2.5. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt
2.5.1. Nhu cầu dinh dưỡng
- Trong cơ thể lợn có sự ưu tiên dinh dưỡng khác nhau theo từng giai đoạn
sinh trưởng và phát triển của lợn và cho từng hoạt động chức năng của các cơ
quan bộ phận. Thứ tự ưu tiên về tích lũy sử dụng các chất dinh dưỡng như sau:

Hoạt động thần kinh → Hoạt động sinh sản → Phát triển bộ xương → Tích lũy
nạc thần kinh, xương → Tích lũy mỡ.
- Khi nuôi lợn có tiêu chuẩn ăn giảm xuống 20% so với nhu cầu của cơ thể
lợn thì quá trình tích lũy các chất vào cơ thể bị ngừng trệ. Khi tiêu chuẩn ăn
giảm xuống 40% thì sự sinh trưởng của lợn bị ngừng trệ và sự tích lũy mỡ và
nạc vào cơ thể sẽ bị dừng.
- Cần điều khiển khẩu phần ăn cho lợn để nhu cầu dinh dưỡng là hợp lí
nhất, không thừa ( tích lũy mỡ ), không thiếu ( giảm khả năng sinh trưởng).
2.5.2. Nhu cầu năng lượng
E = Eduy trì + Esản xuất + Echống rét

19


Trong đó:
Eduy trì = 0,5 MJ DE x W0,75
Esản xuất = Etích lũy nạc + Etích lũy mỡ
Echống rét : Thấp 1oC so với nhiệt độ thấp tới hạn ( LCT) thì cần
1kg W0,75 x 0,017 MJ DE = ( To - TLCT) x W0,75 x 0,017 MJ DE
Khi nhiệt độ môi trường hạ thấp xuống dưới nhiệt độ tới hạn thấp thì lợn
nhất thiết phải có một lượng năng lượng thêm để chống rét và mỗi loại lợn có
nhiệt độ tới hạn thấp khác nhau như ở bảng sau đây:
Bảng 2.6. Nhiệt độ thích hợp cho chăn nuôi lợn thịt
Loại lợn

LCT (o C )

Biến động (o C )

Lợn con


30-32

28-24

Lợn nhỡ <50 kg

20-23

18-24

Lợn lớn > 50 kg

17-22

16-24
Nguồn: Baker (1970)

12-19

26-32

20-39

20-22

40-59

18-20


60-100

16-18
Nguồn: Mount (1968)

Lợn càng lớn thì tiêu tốn năng lượng càng cao, khả năng tích lũy mỡ càng
lớn, chính vì thế chúng ta nuôi lợn đạt 100kg là nên xuất chuồng.
2.5.3. Nhu cầu protein
Protein đóng vai trò quyết định cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn.
Tuy nhiên người chăn nuôi cần thiết phải tính toán nhu cầu protein của lợn thịt
trong từng giai đoạn nuôi khác nhau để cung cấp protein khẩu phần và ăn vào
thích hợp. Chúng ta có thể xem xét một số đặc điểm sử dụng protein của lợn như
sau:
- Trọng lượng càng lớn thì có nhu cầu protein càng cao.
- Tuổi càng nhỏ thì nhu cầu protein càng nhiều.
- Tốc độ tăng trọng càng nhanh thì nhu cầu protein càng cao.
20


- Các giống khác nhau thì có nhu cầu protein khác nhau.
- Chất lượng protein càng thấp thì nhu cầu càng cao.
Tính toán nhu cầu Pr = Nhu cầu duy trì + Nhu cầu sản xuất.
Nhu cầu duy trì được tính như sau:

Trọng lượng của
lợn (kg)

10-20

0,0012


21-40

0,0010

41-50
51-80

Cứ mỗi kg trọng
lượng cần ( kg Pr)

0,0009
0,0007

81-100

0,0005

100 trở lên

0,0005

Có 22% protein được tích lũy vào thịt nạc khi chúng ta cung cấp đủ protein
khẩu phần. Ngoài việc cung cấp đủ protein tổng số thì việc cung cấp protein có
giá trị sinh học cao cũng cần đáng quan tâm. Khi phối hợp protein khẩu phần
cần chú ý phối hợp giữa protein có nguồn gốc từ động vật và có giá trị sinh học
cao và protein thực vật có giá thành thấp cho lợn thịt, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả
chăn nuôi lợn thịt.
2.5.4. Nhu cầu khoáng và vitamin
- Đối với lợn thịt nhu cầu khoáng và vitamin rất quan trọng đặc biệt đối với

giai đoạn lợn thịt nuôi ở giai đoạn đầu.
- Để có đủ vitamin, khoáng vi lượng cho lợn thịt ở các giai đoạn khác nhau,
khi phối hợp khẩu phần ăn chúng ta có thể phối trộn các thức ăn có chứa nhiều
vitamin như dầu cá, dầu dừa đỏ chứa hàm lượng vitamin A và hàm lượng axit
béo lenoleic cao, các loại thức ăn có tiền tố vitamin A ( caroten ). Khẩu phần cần
thêm các loại thức ăn nảy mầm như giá đậu, thóc mầm,... để bổ sung thêm lượng
vitamin E. Ngoài ra, khẩu phần ăn nên phối trộn các loại cây hay rau xanh để
tăng thêm lượng vitamin các loại và khoáng vi lượng.
2.6. Các phương thức xây dựng công thức nuôi lợn thịt
2.6.1. Phương thức nuôi lấy nạc
- Mục đích của phương thức nuôi dưỡng này là cho sản phẩm nhiều nạc. Tỷ
lệ mạc đạt 52-60% trong thân thịt.
- Với phương thức nuôi này yêu cầu phải lựa chọn những giống lợn hướng
nạc như LD, DR, EDEL, Pie...

21


- Chế độ nuôi dưỡng tốt: Trong cả 3 giai đoạn sinh trưởng của lợn đều sử
dụng mức dinh dưỡng cao, đặc biệt chú ý sử dụng một tỷ lệ protein cao trong
khẩu phần.
- Thời gian nuôi ngắn, trọng lượng xuất chuồng nhỏ: nuôi 5-6 tháng trọng
lượng 95-100kg.
2.6.2. Phương thức nuôi lấy mỡ
- Mục đích của phương thức nuôi dưỡng này là cho sản phẩm nhiều mỡ. Tỷ
lệ mỡ có thể lên đến 40-45% trong thân thịt.
- Với phương thức nuôi này yêu cầu phải lựa chọn những giống lợn hướng
mỡ, chưa được cải tiến như Berkshire... ngoài ra thường áp dụng cho lợn nai
sinh sản loại thải
- Chế độ nuôi dưỡng: Nuôi ở mức dinh dưỡng vừa, có hàm lượng protein

thấp trong khẩu phần ( CP: 12-10%). Giai đoạn cuối sử dụng một tỷ lệ tinh bột
cao.
- Thời gian nuôi kéo dài 10-12 tháng.
2.6.3. Phương thức nuôi thịt ( nạc - mỡ )
- Mục đích của phương thức nuôi dưỡng này là cho sản phẩm mỡ-nạc hoặc
nạc-mỡ. Tỷ lệ tỷ lệ nạc trong thịt xẻ đạt trên 40%.
- Với phương thức nuôi này yêu cầu phải lựa chọn những giống lợn cải tiến
như lợn lai F1 giữa lợn ngoại lai với lợn nội.
- Chế độ nuôi dưỡng: Nuôi ở mức protein và trong khẩu phần ( CP:1412%).
- Thời gian nuôi dài hơn phương thức nuôi lấy nạc 9-10 tháng, trọng lượng
110-120kg.
2.7. Các công thức nuôi lợn thịt
2.7.1. Công thức thấp đều
Còn gọi là nuôi dè xẻn, lợn được nuôi với chế độ nuôi thấp về dinh dưỡng
qua các giai đoạn phát triển. Lợn được ăn khẩu phần có giá trị dinh dưỡng thấp,
hàm lượng protein, khoáng thấp so với yêu cầu của lợn. Thức ăn chủ yếu của
lợn là thức ăn thô xanh.

22


- Ưu điểm:
+ Phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở các vùng khó khăn như miền núi,
nông thôn và vùng xa.
+ Nông dân có thể tận dụng được nhiều thức ăn thô xanh hay các thức ăn
sẵn có.
- Nhược điểm:
+ Lợn có tốc độ sinh trưởng- phát triển chậm, kéo dài thời gian nuôi, không
kinh tế.
+ Sản phẩm thu được có chất lượng thấp, không đáp ứng được nhu cầu của

thị trường.
2.7.2. Công thức cao đều
Lợn thịt được nuôi theo chế độ dinh dưỡng cao ở cả 3 giai đoạn, đảm bảo
đủ protein, khoáng, vitamin và năng lượng theo yêu cầu sinh trưởng và phát
triển của lợn ở từng giai đoạn.
- Ưu điểm:
+ Tốc độ sinh trưởng nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi, giảm lượng thức
ăn cho nuôi duy trì.
+ Có tỷ lệ nạc trong thân thịt xẻ cao.
- Nhược điểm:
+ Chỉ nuôi được ở những trang trại có điều kiện cơ sở, quản lý, thức ăn tốt,
vốn đầu tư cao.
2.7.3. Công thức nuôi cao-thấp-cao
Đây là công thức nuôi với chế độ dinh dưỡng khác nhau ở 3 giai đoạn sinh
trưởng-phát triển của lợn, dinh dưỡng cao ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối,
thấp ở giai đoạn giữa.
- Giai đoạn 1: Là giai đoạn sau khi lợn con cai sữa, lợn đòi hỏi có chế độ
dinh dưỡng cao, thức ăn ngon, dễ tiêu hoá, đầy đủ protein và khoáng, vitamin
các loại đảm bảo cho sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Protein cao : 16-17%.
+ Năng lượng cao: Thức ăn tinh 75-80% giá trị dinh dưỡng của khẩu phần.

23


- Giai đoạn 2: Là giai đoạn nuôi lợn choai, ở giai đoạn này lợn có khả năng
tăng trọng nhanh, khả năng sử dụng thức ăn thô xanh tốt, nên trong khẩu phần
ăn của lợn nếu có thể cho tỷ lệ thức ăn thô xanh lên đến 50-60 % nhưng phải
đảm bảo đủ protein cho lợn sinh trưởng và phát triển bình thường.
+ Protein giảm: 14-15%.

+ Năng lượng: Thức ăn tinh 50-60% giá trị dinh dưỡng của khẩu phần.
- Giai đoạn 3 là giai đoạn nuôi vỗ béo, giai đoạn này lợn cần tăng lượng
cho quá trình tích luỹ mỡ, do vậy khẩu phần ăn cần có lượng tinh bột cao.
+ Protein cao 12-13%.
+ Năng lượng: Hàm lượng thức ăn tinh cao 85-90% giá trị dinh dưỡng
khẩu phần.
- Ưu điểm:
+ Cho phép nâng cao tầm vóc của lợn.
+ Phù hợp với điều kiện con giống, thức ăn, tập quán chăn nuôi.
+ Cho phép nâng cao chất lượng thịt ( tỷ lệ nạc)
+ Nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Nhược điểm:
+ Thời gian nuôi vẫn còn dài ( 6 tháng ).
+ Chi phí chuồng trại, lao động cao hơn.
+ Sản phẩm vẫn còn nhiều mỡ.
2.8. Các biện pháp nâng cao năng suất, phẩm chất thịt lợn và hiệu quả kinh tế
2.8.1. Công tác giống lợn
Chọn các giống có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc
cao như Landrace, Large White và Hampshire cho lai với nhau tạo ra các loại
lợn lai có ưu thế lai cao ở trong các giống lợn ngoại và đồng thời cho lai với các
giống lợn nội tốt. Sau đây là một số công thức lai có năng suất cao: F 2 (ĐB x
MC) x LD; F2 (Y x MC) x LD; LD x Y, LD x ĐB, PiDu x LDYr cho các khu
vực chăn nuôi tập trung công nghiệp hay các nông hộ chăn nuôi cao và khả năng
đầu tư thâm canh cao.

24


2.8.2 Chế độ dinh dưỡng tốt.
Để đạt được mục đích chăn nuôi lợn thịt có năng suất và chất lượng cao.

Người chăn nuôi nên áp dụng công thức cao đều , sử dụng khẩu phần ăn có dinh
dưỡng cao nhằm mục đích tạo thịt lợn có tỉ lệ nạc cao. Sử dụng kĩ thuật nuôi lợn
theo 2 giai đoạn.
2.8.3 thời gian nuôi ngắn
Có thể kết thúc vỗ béo lợn thịt vào lúc 5-6 tháng tuổi với trọng lượng từ 80-100kg.

25


×