Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

đánh giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn ở xã vinh thái, huyện phú vang, thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.45 KB, 43 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất trong cả nước, ngành
chăn nuôi cũng phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, đặc biệt là
ngành chăn nuôi lợn, và nó có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước ta.
Sự hình thành sớm ngành nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta
khẳng định ngành nuôi lợn có vị trí hàng đầu. Tổng đàn lợn cả nước năm
2010 đạt 27,627 triệu con, tăng 3,47%, sản lượng thịt lợn xuất chuồng ước
tính đạt 2,931 triệu tấn, tăng 4,45% so với cùng kỳ năm trước. Còn tỉnh Thừa
Thiên Huế nói riêng, tổng đàn lợn có 253.231 con (tăng 5,97 % so cùng kỳ)
[5]. Trong đó tổng đàn lợn của xã Vinh Thái, Huyện Phú Vang là 9.300 con,
lợn thịt chiếm 8.656 con và lợn cái là 644 con [1].
Chăn nuôi lợn là hoạt động sản xuất quan trọng, có nhiều đóng góp vào
thu nhập của các nông hộ trên địa bàn xã, vì vậy hiện nay mô hình chăn nuôi
lợn ở xã Vinh Thái đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều hộ gia đình nông
dân. Đây là những sản phẩm có giá trị kinh tế cao và ít bị rủi ro đột biến.
Chăn nuôi lợn có thể khai thác tối ưu các điều kiện tự nhiên, các phế phụ
phẩm trong nông nghiệp và lao động dư thừa nhằm mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho người nông dân.
Kể từ khi có chương trình dự án GVC hỗ trợ, tập huấn, kỹ thuật chăn
nuôi lợn thâm canh cho các hộ chăn nuôi thì các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi đã
được chuyển giao đến cho bà con, nên góp phần vào việc phát triển kinh tế
của người dân nghèo, nhiều nông dân đã thoát nghèo vươn lên hộ khá. Tuy
nhiên, bên cạnh đó trong quá trình chuyển giao do các điều kiện khách quan
cũng như chủ quan thì các tiến bộ kỹ thuật đến với bà con cũng gặp một số
khó khăn. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá các phương pháp chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật thích hợp trong chăn nuôi lợn cho người dân nhất là người dân
nghèo là việc cần thiết. Từ những thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh
giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật
trong chăn nuôi lợn ở xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế”.


1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng việc chăn nuôi lợn và chuyển giao các tiến bộ kỹ
thuật trong chăn nuôi lợn ở các nông hộ trên địa bàn xã Vinh Thái, Huyện
Phú Vang.
- Xác định các tác động của phương thức chuyển giao tới nông hộ và
ảnh hưởng của các yếu tố đến việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong
chăn nuôi lợn của nông hộ trên địa bàn xã.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
2.1.1.1. Khái niệm về tiến bộ kỹ thuật
Tiến bộ kỹ thuật (TBKT) là một danh từ mang tính chất trừu tượng bao
quát. Nó thể hiện những nét mới và tiến bộ của một yếu tố kỹ thuật nào đó,
góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và cải thiện đời
sống nông dân và cư dân nông thôn [6].
2.1.1.2. Khái niệm về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển giao TBKT, trong đó có một
số định nghĩa có ý nghĩa gần với thực tế công tác chuyển giao TBKT ở nước
ta của một số tác giả sau:
Theo Swansas và Cloor (1940) thì chuyển giao TBKT hay công nghệ là
một quá trình tiếp diễn nhằm tiếp cận và thông tin có ích cho con người và từ
đó giúp đỡ họ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng và quan điểm cần thiết để sử
dụng có hiệu quả lượng thông tin hoặc công nghệ đó.
Theo Maunder (FAO, 1973) thì cho rằng: Chuyển giao TBKT đó là
một dịch vụ hay hệ thống nhằm thông qua các phương thức đào tạo, giúp đỡ
người nông dân cải thiện các phương pháp, kỹ thuật canh tác, tăng hiệu quả
sản xuất và thu nhập, tăng mức sống và nâng cao trình độ giáo dục xã hội của

cuộc sống nông thôn [6].
Tóm lại, chuyển giao TBKT đề cập đến một tiến trình, bằng tiến trình
đó những kỹ thuật cải tiến sẽ được chuyển giao đến những ai mà họ có thể
hưởng lợi hoặc cảm thấy họ có thể hưởng lợi từ những kỹ thuật đó.
2.1.1.3. Mục đích của chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Công tác chuyển giao TBKT nhằm giúp nông thôn có khả năng tự giải
quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng
cao đời sống và dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thông
qua áp dụng thành công TBKT, bao gồm những kiến thức và kỹ năng quản lý,
3
thông tin và thị trường, các chủ trương chính sách về nông nghiệp và nông
thôn [theo nguồn FAO, 2000].
Chuyển giao TBKT còn giúp nông dân liên kết lại với nhau để phòng
chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, tiếp xúc thương mại,
giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý điều hành và tổ chức hoạt động xã
hội nông thôn ngày càng tốt hơn. Mục đích của chuyển giao TBKT là:
- Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá một cách bền vững, góp phần xây dựng
nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, dân chủ hoá và hợp tác
hoá.
- Nâng cao thu nhập của nông dân, giúp nông dân giải quyết và đáp
ứng được các nhu cầu cơ bản của họ, thực hiện xoá đói giảm nghèo.
- Nâng cao dân trí trong nông thôn nhằm thực hiện các nhiệm vụ mục
tiêu trước mắt và cả lâu dài của xã hội.
2.1.2. Vai trò của chăn nuôi lợn đối với hộ nông dân
Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước ta. Sự
hình thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng
định nghề nuôi lợn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất của
con người. Chăn nuôi lợn là ngành cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao cho con người. Theo GS. Harris và Cộng tác ( 1956 ), 1g thịt lợn nạc =
367 Kcal, 22% protein. Không những thế ngành chăn nuôi lợn còn cung cấp

nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính
cho các công nghiệp chế biện thịt xông khói ( bacon) thịt hộp, thịt lợn xay,
các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ cũng làm
từ thịt lợn [10].
Một đặc điểm quan trọng mang tính ưu việt của chăn nuôi lợn là thời
gian chăn thả ngắn, sức tăng trưởng nhanh và chu kỳ tái sản xuất ngắn. Theo
Nguyễn Thế Nhã thì mức sản xuất và tăng trưởng của lợn cao gấp 5-7 lần so
với chăn nuôi bò trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, tỷ trọng thịt sau giết mổ so
với trọng lượng thịt tương đối cao, có thể đạt tới 70-72% trong lúc bò chỉ đạt
40-45% [9].
Lợn là loài động vật ít tiêu tốn thức ăn so với tỷ lệ thể trọng và thức ăn
có thể tận dụng từ nhiều nguồn phế, phụ phẩm trồng trọt, công nghiệp thực
4
phẩm và phụ phẩm sinh hoạt. Chính vì vậy trong điều kiện nguồn thức ăn có
ít, không ổn định vẫn có thể phát triển chăn nuôi lợn phân tán theo quy mô
như từng hộ gia đình. Đầu tư cơ bản ban đầu cho chăn nuôi lợn ít, chi phí
nuôi dưỡng trải đều suốt quá trình sản xuất, chu kỳ sản xuất ngắn nên chăn
nuôi lợn có thể đầu tư phát triển trên mọi điều kiện gia đình nông dân [8].
Đối với nhiều vùng nông thôn và nhất là trong xu thế phát triển nền
nông nghiệp hữu cơ sinh thái, chăn nuôi lợn còn góp phần tạo ra nguồn phân
bón hữu cơ quan trọng cho phát triển ngành trồng trọt, góp phần cải tạo và
nâng cao độ phì của đất, tận dụng được nguồn phân bón, giảm chi phí đầu tư
trong trồng trọt của nông hộ [11]. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể
thải 2,5-4 kg phân, ngoài ra còn có lượng nước tiểu có chứa hàm lượng nitơ
và phôtpho cao [12].
Chăn nuôi lợn còn góp phần giữ vẫn sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi
và con người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật
nuôi quan trong và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái
nông nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn
cây cảnh hay các giống lợn nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa

dạng sinh thái tự nhiên [10].
Nước ta với đặc điểm là nước sản xuất nông nghiệp, lao động nông
thôn đa số mang tính chất thời vụ. Do vậy lao động nhàn rỗi ở nông thôn còn
nhiều. “Nước ta có khoảng 7 triệu người thất nghiệp hoàn toàn hoặc tiềm
tàng”, “ở những vùng ruộng đất không nhiều, dân số đông, người dân chỉ sử
dụng khoảng 65-70% thời gian lao động trong năm, còn lại 30-35% thời gian
nhàn rỗi”. Vì vậy chăn nuôi lợn là một biện pháp nhằm giải quyết việc làm
cho nguồn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao mức sống
cho người dân, hạn chế sức ép gia tăng dân số vào các thành phố lớn do người
dân đi kiếm việc làm, từ đó tránh được các tệ nạn có thể phát sinh, đảm bảo
an ninh xã hội. Thực tế ta cũng có thể thấy, hiện nay có khoảng 7.7 triệu hộ
chăn nuôi lợn trên cả nước chiếm 79% số hộ nông nghiệp [4] điều này khẳng
định chăn nuôi lợn vẫn là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình ở
nông thôn Việt Nam. Đối với các nông dân nghèo thì nguồn thu từ chăn nuôi
lợn giúp họ trang trải các nhu cầu chi tiêu lớn vào những lúc cần thiết (giỗ
5
chạp, cưới hỏi, ), còn đối với các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả thì có
thể dùng nguồn thu từ chăn nuôi lợn để đầu tư cho con cái học hành, kinh
doanh hoặc mở rộng quy mô sản xuất.
Với những vai trò trên, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đã sớm phát
triển ở khắp mọi vùng nông thôn với phương thức chăn nuôi gia đình là chủ
yếu. Phát triển chăn nuôi lợn là hướng đi cơ bản trong lĩnh vực chăn nuôi của
đại bộ phận hộ gia đình nông dân ở nước ta.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên với việc chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật
Điều kiện tự nhiên của một vùng nào đó chính là môi trường sống của
những người dân ở vùng đó. Môi trường sống có thể hình thành cho con người
những thói quen tập quán sinh hoạt phù hợp với môi trường đó. Chính vì thế
môi trường tự nhiên này đã ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và ứng dụng các
TBKT của người dân.

Đời sống của người dân nông thôn có sự gắn bó chặt chẽ với môi
trường tự nhiên, đó được ví như cái nôi nuôi sống họ từ đời này sang đời
khác. Đối với một vùng hay một khu vực địa lý nào đó, điều kiện tự nhiên
càng thuận lợi thì kinh tế của vùng đó càng phát triển so với các vùng khác.
Sự thuận lợi ở đây không chỉ là những nguồn lợi về vật chất sẵn có mà còn
được thể hiện rõ qua việc áp dụng các loại TBKT trong sản xuất của người
dân. Có thể thấy rằng cùng một loại TBKT nhưng khi đưa đến những vùng
khó khăn như vùng núi hay các vùng sâu, vùng xa thì hiệu quả áp dụng của nó
sẽ không cao bằng các vùng khác, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn.
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với môi trường tự nhiên, do đó việc chuyển
giao các TBKT về cây trồng, vật nuôi cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các yếu
tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước,…. Do đó để chuyển giao một
TBKT đến người dân, những người làm công tác chuyển giao đều phải thử
nghiệm sau đó mới có thể đưa vào áp dụng, cho nên không phải tất cả TBKT
đều có thể đưa đến cho người dân.
Vị trí địa lý cũng là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ đến việc
chuyển giao và áp dụng các TBKT của người dân. Cách trở về địa lý đã làm
giảm cơ hội tiếp cận các TBKT của người dân, đồng thời giảm khả năng áp
6
dụng do thiếu thốn các nguồn lực đầu vào cho việc áp dụng của họ. “Vùng có
đường giao thông thuận lợi thì cơ hội đầu tư về KHKT nhiều hơn, kịp thời và
thường xuyên hơn” [3].
2.1.3.2. Vai trò của chính sách nhà nước đối với công tác chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật
Chính sách nông nghiệp, nông thôn “là tổng thể các biện pháp kinh tế
hoặc phi kinh tế liên quan đến nông nghiệp nông thôn và các ngành có liên
quan đến nông nghiệp, nông thôn nhằm tác động nông nghiệp, nông thôn theo
một định hướng với mục tiêu nhất định” [13].
Chính sách nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối
sự phát triển kinh tế đất nước, nó không chỉ là chính sách đơn thuần về nông

nghiệp mà là các chính sách, biện pháp tác động vào tất cả các lĩnh vực, các
ngành có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn. Trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước đặc biệt là sau đổi mới (1986), ở nước ta đã sử dụng một
loạt các chính sách nông nghiệp bao gồm chính sách tín dụng nông thôn,
chính sách về giá, các chính sách chuyển giao khoa học kỹ thuật…. Các chính
sách này đã có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Các chính sách về chuyển giao và áp
dụng TBKT cũng có đóng góp không nhỏ vào việc cải tạo nền sản xuất sản
xuất nông nghiệp ở nước ta. Năm 1993 nghị định 13/CP ra đời, qua đó hệ
thống khuyến nông được thành lập từ Trung ương đến địa phương. Thông qua
hệ thống này các TBKT trong sản xuất nông nghiệp đã được đưa đến tận
những người dân ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh nhất, từng bước cải
tạo nền sản xuất, góp phần nâng cao mức sống cho mọi người dân.
Chuyển giao TBKT vào sản xuất là một quá trình, trong đó không chỉ
bên chuyển giao mà bên tiếp nhận đều chịu ảnh hưởng của các chính sách. Đối
với những người làm công tác chuyển giao là những người cán bộ khuyến
nông thì họ chịu tác động của các quy định thực hiện chuyển giao, còn đối với
những người tiếp nhận là nông dân thì các chính sách về hỗ trợ vay vốn, cơ sở
vật chất; chính sách đất đai,… có tác động đến việc áp dụng các TBKT của họ.
Có thể thấy rằng: “các chính sách về chuyển giao TBKT không những giúp
người dân tiếp cận được các TBKT trong sản xuất nông thôn mà còn hỗ trợ
7
điều kiện thuận lợi cho các hộ ở nông thôn tăng cường phát triển sản xuất, giải
quyết khó khăn, từng bước thoát khỏi nghèo đói, làm cho tỷ lệ đói nghèo hàng
năm được giảm xuống, bộ mặt nông thôn Việt Nam có nhiều đổi mới” [7].
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới
Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm. Cách đây một vạn năm chăn nuôi
lợn đã xuất hiện và phát triển ở Châu Âu và Á. Sau đó, khoảng thế kỷ XVI,

bắt đầu phát triển ở Châu Mỹ và thế XVIII phát triển ở Châu Úc. Đến nay,
nuôi lợn đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều
nước, chăn nuôi lợn có công nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Nga,
Singapore, Đài Loan Nói chung ở các nước tiên tiến có chăn nuôi lợn phát
triển lợn theo hình thức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hóa cao.
Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục.
Có tới 70% số đàn lợn được nuôi ở châu Á và Âu, khoảng 30% ở các châu lục
khác. Trong đó, tỷ lệ đàn lợn được nuôi nhiều ở các nước có chăn nuôi lợn
tiên tiến. Nơi nào có nhu cầu thịt lợn cao, nơi đó nuôi nhiều lợn. Tính đến nay
chăn nuôi lợn ở các nước châu Âu chiếm khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu
Úc 5,8 %, châu Phi 3,2 %, châu Mỹ 8,6%[10].
Ở châu Á, người nông dân nuôi lợn để nâng cao thu nhập cho nông hộ
và cũng góp phần giải quyết nhiều vấn đề trong gia đình họ.
Nhìn chung, sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi
khắp nơi trên thế giới (trừ ở các nước theo tín ngưỡng Hồi giáo). Giá trị dinh
dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho con người, không những
thế nghề chăn nuôi lợn đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế của
các nước này.
2.2.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Chăn nuôi lợn ở Việt Nam có từ lâu đời. Theo một số tài liệu khảo cổ
học, nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam có từ thời đồ đá mới, cách đây khoảng 1
vạn năm. Từ khi con người biết sử dụng công cụ lao động là đồ đá, họ đã săn
bắn, hái lượm và bắt được nhiều thú và lương thực cho những ngày không săn
bắn và hái lượm được và họ đã giữ lại những con vật đa săn bắt được và thuần
8
dưỡng chúng. Cũng từ đó nghề chăn nuôi lợn đa được hình thành. Có nhiều
tài liệu cho rằng nghề nuôi lợn và nghề trồng lúa nước gắn liền với nhau và
phát triển theo văn hóa Việt. Theo các tài liệu của khảo cổ học và văn hóa cho
rằng nghề nuôi lợn và trồng lúa nước phát triển vào những giai đoạn văn hóa
Gò Mun và Đông Sơn, đặc biệt vào thời kỳ các vua Hùng. Trải qua thời kỳ

Bắc thuộc và dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đời sống của nhân
dân ta rất khổ sở và ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng
không phát triển được. Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, khi có trao đổi văn hóa
giữa Trung Quốc và Việt Nam, chăn nuôi lợn được phát triển. Dân cư phía
Bắc đa nhập các giống lợn lang Trung Quốc vào nuôi tại các tỉnh miền Đông
Bắc bộ. Tuy nhiên, trong thời kỳ này trình độ chăn nuôi lợn vẫn còn rất thấp.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, khoảng 1925, Pháp bắt đầu cho nhập các giống lợn
châu Âu vào nước ta như giống lợn Yorkshire, Berkshire và cho lai tạo với
các giống lợn nội nước ta như lợn Móng Cái, lợn Ỉ, lợn Bồ Xụ. Cùng với việc
tăng nhanh về số lượng, chất lượng đàn lợn cũng không ngừng được cải thiện.
Các phương pháp nhân giống thuần chủng và các phép lai được thực hiện.
Trong thời gian từ 1960, chúng ta đa nhập nhiều giống lợn cao sản thông qua
sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) anh em. Có thể nói, chăn
nuôi lợn được phát triển qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn từ 1960 – 1969: Giai đoạn khởi xướng các qui trình chăn
nuôi lợn theo hướng chăn nuôi công nghiệp.
- Giai đoạn từ 1970 – 1980: Giai đoạn hình thành các nông trường lợn
giống quốc doanh với các mô hình chăn nuôi lợn công nghiệp, có đầu tư và
hỗ trợ của các nước trong khối xã hội chủ nghĩa như Liên Xô cũ, Hung-ga-ri,
Tiệp Khắc và Cu Ba. Hệ thống nông trường quốc doanh được hình thành và
Công ty giống lợn công nghiệp Trung ương cũng phát triển tốt và đảm đương
việc cung cấp các giống lợn theo hệ thống công tác giống 3 cấp từ Trung
ương đến địa phương. Tuy nhiên, trong những năm chuyển đổi kinh tế sự hỗ
trợ của nước ngoài 3 giảm, cộng thêm đó là tình hình dịch bệnh đã làm cho hệ
thống các nông trường giống lợn dần dần tan rã hay chuyển đổi từ sở hữu nhà
nước sang cổ phần hóa hay tư nhân.
9
- Giai đoạn từ 1986 đến nay: Đây là giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái và
nông nghiệp sản xuất hàng hóa để tham gia thị trường khu vực (AFTA) và tổ

chức Thương mại thế giới (WTO). Từ đó, các mô hình chăn nuôi lợn được
hình thành và phát triển ở các tỉnh miền Nam và các tỉnh phía Bắc, hình thức
chăn nuôi lợn theo trang trại và doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển
mạnh. Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp và công ty chăn nuôi lợn có vốn
đầu tư 100% của nước ngoài. Với hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung
này, trong những năm tới chăn nuôi lợn nước ta sẽ phát triển nhanh chóng,
tuy nhiên hình thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, 96,4% ở các khu
vực nông thôn (VNC, 2002). Cho đến nay, có thể nói nhiều doanh nghiệp,
công ty hay các Trung tâm giống lợn đã có khả năng sản xuất các giống lợn
tốt đáp ứng nhu cầu nuôi lợn cao nạc và phát triển chăn nuôi lợn ở các hình
thức khác nhau trong cả nước. Điển hình là các cơ sở của thành phố Hồ Chí
Minh, các cơ sở của Viện Chăn nuôi, Viện Khoa học Nông Nghiệp Miền
Nam và các Công ty sản xuất thức ăn có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên,
việc quản lý con giống cũng là vấn đề nan giải và nhiều thách thức, Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển Nông Thôn cũng đa ban hành nhiều văn bản về công tác
quản lý giống lợn trong cả nước. Hiện tượng các giống lợn kém chất lượng
bán trên các thị trường nông thôn vẫn khá phổ biến, do vậy người chăn nuôi
gặp nhiều khó khăn trong việc gây dựng đàn lợn ban đầu. Vấn đề đặt ra là các
địa phương cần xây dựng các cơ sở giống lợn của địa phương mình để cung
cấp giống lợn tốt cho nông dân. Công tác này, trong những năm qua theo
Chương trình Khuyến nông, nhiều cơ sở sản xuất con giống bước đầu đã đáp
ứng phần nào yêu cầu nông dân. Chăn nuôi lợn trong cả nước đã có nhiều
thành công đáng kể như đàn lợn đã tăng tỷ lệ nạc từ 33,6% ở lợn nội lên 40,6%
ở lợn lai (miền Bắc) và 34,5% lợn nội lên 42% tỷ lệ nạc ở lợn lai (miền Nam).
Đối với lợn lai 3 máu ngoại (Landrace x Yorkshire) x Duroc tỷ lệ nạc trong
nghiên cứu đạt 58-61%, trong đại trà sản xuất đạt 52-56%. Năm 2001 cả nước
có 21.741 ngàn con lợn, sản xuất 1513 ngàn tấn thịt lợn hơi, xuất khẩu 27,3 tấn
thịt xẻ, chiếm 2,6% số thịt lợn sản xuất ra (Nguyễn Đăng Vang, 2002).
10
11

2.2.2. Tình hình chuy ển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn ở
Việt Nam
2.2.2.1. Kỹ thuật về giống
Công tác giống là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong ngành
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở nước ta hiện nay. Trong
những năm qua, bằng chương trình nạc hoá đàn lợn nhiều giống lợn có năng
suất và chất lượng cao đã được đưa vào nước ta như Yorkshire, Landrace,
Doroc, Pietrain,…. Các giống lợn này đang được lai tạo và nhân giống rộng
khắp trong cả nước.
Đầu năm 2001, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 166/2001/QĐ-
TTg về chính sách phát triển chăn nuôi lợn. Qua đó tính đến năm 2005, ngoài
4 dự án lớn về phát triển giống lợn do trung ương đầu tư tại ba miền, đã có 33
tỉnh đầu tư dự án phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc với tổng số vốn hơn 259
tỷ đồng, nhờ vậy mà tổng đàn lợn nái cũng như lợn thịt ngoại ngày càng phát
triển [2].
Tháng 7/2005, Bộ Nông nghiệp và PTNT ra quyết định số 07/2005 về
quản lý và sử dụng lợn đực giống, đã góp phần vào việc quản lý con giống và
lai tạo giống có hiệu quả hơn. Hiện nay chúng ta có 6 trạm kiểm tra năng suất
lợn đực giống, cung cấp khoảng 2.000 đực giống hàng năm [14]. Đây là cơ sở
để các địa phương sản xuất cũng như thực hiện các công thức lai tạo nhằm tạo
ra các giống lợn phù hợp với điều kiện chăn nuôi và yêu cầu của thị trường.
Nhằm thực hiện tốt công tác lai tạo giống, trong thời gian qua Nhà
nước cũng như các địa phương có nhiều quan tâm và đầu tư cho sản xuất,
nhân giống lợn bằng thụ tinh nhân tạo hơn. Thông qua việc tập huấn các kỹ
thuật về thụ tinh nhân tạo, hiện nay hầu hết các địa phương trong cả nước áp
dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn nái, góp phần tạo ra các
con giống nuôi thịt thuần máu ngoại hơn, từng bước nâng cao chất lượng đàn
lợn thịt trong cả nước.
2.2.2.2. Kỹ thuật về chuồng trại
Hiện nay dường như các kỹ thuật tiên tiến nhất về chuồng trại đã được

đưa vào nước ta như hệ thống chuồng kín, chuồng lồng chủ động điều khiển
nhiệt độ, độ ẩm… Tuy nhiên, loại kỹ thuật này chỉ có thể áp dụng ở các trang
12
trại lớn do đòi hỏi chi phí cao. Ở khu vực nông hộ, các kỹ thuật về chuồng trại
được chuyển giao chủ yếu như xác định kích thước chuồng phù hợp với số
lượng nuôi, cách bố trí hướng chuồng, làm sân chơi, kỹ thuật về xây dựng
máng ăn hợp vệ sinh…Nhìn chung các kỹ thuật về chuồng trại được chuyển
giao và áp dụng ở quy mô nông hộ đang dần được cải tiến theo hướng giảm
chi phí đầu tư, đồng thời đảm bảo được tính thuận tiện trong chăm sóc nuôi
dưỡng đối với các hộ chăn nuôi lợn.
2.2.2.3. Kỹ thuật về thức ăn và chăm sóc nuôi dưỡng
Trong những năm qua, song song với việc nâng cao chất lượng đàn lợn
giống, các kỹ thuật về chế biến thức ăn đã được chúng ta quan tâm, một mặt
nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nguyên liệu sẳn có, là các phụ phẩm
của ngành trồng trọt, mặt khác nhằm đảm bảo đủ yêu cầu về dinh dưỡng cho
các giống lợn mới. Ứng với mỗi giống lợn, mỗi điều kiện chăn nuôi đều có
các công thức phối hợp khẩu phần ăn thích hợp, nhờ vậy mà ở khu vực nông
thôn thay vì chỉ nuôi tận dụng như trước đây thì hiện nay người nông dân đã
biết thêm các kỹ thuật về phối hợp nhiều loại thức ăn nhằm đảm bảo đầy đủ
dinh dưỡng cho lợn phát triển nhanh hơn.
Hiện nay thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn đã được người dân
ứng dụng khá rộng rãi, đặc biệt là trong các trang trại và các gia trại lớn có áp
dụng nuôi lợn ngoại. Theo tác giả Nguyễn Văn Thưởng thì “những nghiên
cứu về giống lợn đã làm thay đổi những suy nghĩ về cách giải quyết thức ăn,
về chế độ chăm sóc và kỹ thuật nuôi dưỡng mới. Cũng từ lúc nhập một số
giống lợn ngoại và từ chăn nuôi lạc hậu sang chăn nuôi có kỹ thuật, ta chuyển
tập quán cho ăn thức ăn chín sang thức ăn sống theo khẩu phần”. [14]
Có thể nói rằng việc chuyển giao các kỹ thuật về giống mới đã dẫn đến
yêu cầu về chuyển giao một loạt các TBKT mới trong chăn nuôi lợn ở nước ta
trong đó đặc biệt là các TBKT về thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng.

2.2.2.4. Kỹ thuật về thú y, phòng trị bệnh
Thông qua tập huấn kỹ thuật, công tác thông tin truyền sâu rộng đã
giúp người dần dần ý thức được tầm quan trọng của việc phòng dịch. Hàng
năm ở nước ta tổ chức hai đợt tiêm phòng dịch cho đàn lợn với các loại
văcxin như: tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả và lở mồm long móng,…
13
Phòng trừ dịch bệnh tổng hợp là hướng cơ bản trong chuyển giao các
TBKT về thú y hiện nay ở nước ta. Do đó “bố trí chuồng trại thích hợp, chăm
sóc nuôi dưỡng hợp lý giúp lợn sinh trưởng và phát triển nhanh, nâng cao khả
năng kháng bệnh đồng thời rút ngắn thời gian nuôi trong chăn nuôi lợn thịt ở
các hộ gia đình” luôn được các cơ quan chuyển giao quan tâm đề cập [7]
14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là các hộ chăn nuôi lợn ở xã Vinh Thái, Huyện
Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời gian nghiên cứu từ: 01/2011 – 5/2011.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
3.2.2. Đặc điểm các hộ nghiên cứu
3.2.2.1. Nguồn nhân lực
3.2.2.2. Nguồn thức ăn chăn nuôi lợn
3.2.3. Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
chăn nuôi lợn tại xã Vinh Thái, Phú Vang
3.2.3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn
- Quy mô đàn lợn của các hộ

- Hình thức nuôi
- Tình hình sử dụng thức ăn
- Điều kiện chuồng trại và vệ sinh
- Tình hình sử dụng lao động cho chăn nuôi lợn
- Tình hình dịch bệnh, thú y
- Tình hình tổ chức chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nuôi lợn
- Tình hình về thị trường tiêu thụ
3.2.3.2. Thực trạng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn
- Phương pháp và nội dung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn
tại xã
- Các cơ quan tham gia chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn tại xã
15
3.2.4. Tác động của các phương thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn
nuôi lợn tới nông hộ
* Tập huấn
- Hoạt động thực tế;
- Khả năng áp dụng;
- Khó khăn;
- Giải pháp;
- Hiệu quả mang lại.
3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi
lợn tới nông hộ
3.2.5.1. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên;
- Ảnh hưởng của chính sách, quy định của nhà nước và địa phương;
- Ảnh hưởng của các tổ chức đoàn thể;
- Ảnh hưởng của các dịch vụ đầu vào và thị trường đầu ra tại địa phương.
3.2.5.2. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan
- Ảnh hưởng của việc tiếp thu, ra quyết định và áp dụng tiến bộ kỹ
thuật của hộ.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
* Tiêu chí chọn điểm nghiên cứu:
- Điểm nghiên cứu phải là điểm có hoạt động chăn nuôi lợn;
- Điểm nghiên cứu phải có hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Từ tiêu chí trên tôi đã chọn 3 thôn trong tổng số 9 thôn của xã theo vị trí
địa lý là thôn Diêm Tụ, thôn Mong A, và thôn Mong C để làm điểm nghiên cứu.
* Chọn hộ điều tra: Chọn 30 hộ từ 3 thôn, mỗi thôn 10 hộ và chọn hộ
theo tiêu chí sau:
- Hộ khá (10 hộ);
- Hộ trung bình (10 hộ);
- Hộ nghèo (10 hộ).
16
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập số liệu thông qua các tài liệu, các báo cáo, niên giám thống kê
ở các Cơ quan thống kê, Trạm khuyến nông và các cơ quan chuyển giao:
- Báo cáo kinh tế - xã hội của xã;
- Báo cáo tổng hợp từ các thôn;
- Các số liệu đã công bố về tình hình chuyển giao TBKT trong chăn
nuôi lợn của xã.
3.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
* Phương pháp phỏng vấn hộ
Thông tin được thu thập thông qua bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc.
* Phương pháp phỏng vấn người am hiểu
Phỏng vấn trưởng thôn, cán bộ khuyến nông, cán bộ chuyển giao để thu
thập thông tin về tình hình chăn nuôi lợn và thực trạng chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật trong chăn nuôi lợn của xã.
* Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận trên các nhóm đối tượng chủ chốt nhằm xác định những vấn

đề sau:
- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi lợn tại địa bàn xã;
- Xác định những khó khăn và thuận lợi cho các phương thức chuyển
giao để có những định hướng và giải pháp chuyển giao thích hợp trong thời
gian tới.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các thông tin thu thập được tổng hợp nhằm phục vụ phân tích các số
liệu bằng cách sử dụng phần mềm Excel để nhập và định lượng thông tin.
17
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ VINH
THÁI, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý


Bản đồ hành chính Huyện Phú Vang

Xã Vinh Thái là 1 xã thuộc Huyện Phú Vang có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Đông giáp với xã Vinh Phú và xã Vinh Hà;
+ Phía Tây giáp với xã Phú Đa và thị xã Hương Thuỷ;
+ Phía Nam giáp với xã Vinh Hà và Huyện Phú Lộc.;
+ Phía Bắc giáp với xã Phú Đa và xã Vinh Phú.
18
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Xã Vinh Thái là xã có địa hình thấp trũng, và khá phức tạp. Địa bàn xã
được chia cắt bởi tuyến tỉnh lộ, tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán
thương mại với các xã lân cận, và trên toàn địa bàn Huyện cũng như toàn tỉnh
Thừa Thiên Huế.

4.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu
Xã Vinh Thái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm có
hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng
năm sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm. Mưa
phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12
chiếm 75-80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản cũng như đời sống của nhân dân.
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số và lao động
Việc tìm hiểu cơ cấu dân số và lao động giúp nắm bắt được tiềm năng
và sự phân bố về nguồn nhân lực của địa phương trong các lĩnh vực sản xuất
và địa bàn dân cư. Kết quả tìm hiểu về dân số và lao động của xã thể hiện ở
bảng 4.1.
Bảng 4.1. Cơ cấu dân số và lao động của xã Vinh Thái, Huyện Phú Vang
TT
Năm
Cơ cấu
Đơn vị 2006 2007 2008 2009
1 Dân số trung bình năm Người 6.065 5.901 5.745 5.449
2
Lao động trung bình
năm
Người 2.826 2.758 2.773 2.675
( Nguồn: Niêm giám thống kê Huyện Phú Vang 2009 )
Bảng 4.1 cho thấy: Dân số giảm dần qua từng năm, năm 2006 với dân
số trung bình của xã là 6.065 người thì đến năm 2009 đã giảm xuống còn
5.449 người. Nhờ các công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách
về dân số và kế hoạch gia đình cũng như việc nghiêm chỉnh chấp hành của
người dân trong xã, tuy tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn cao nhưng nhìn
chung đã giảm đáng kể so với những năm trước. Lực lượng lao động của xã

nhìn chung tăng giảm hầu như không đáng kể, nhưng có xu hướng giảm
19
xuống, năm 2006 với lao động trung bình năm là 2.826 người và năm 2009
giảm xuống còn 2.675 người. Lực lượng lao động của xã chỉ chiếm một nửa
so với tổng dân số của toàn xã.
4.1.2.2. Tình hình sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi của xã
- Diễn biến về diện tích năng suất và sản lượng một số cây lương thực và
cây lấy củ được trên địa bàn xã.
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, hiện nay trên địa bàn
xã Vinh Thái cây lương thực và cây lấy củ chủ yếu vẫn là lúa, ngô, khoai,
sắn Tình hình sản xuất các loại cây trồng này được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Diện tích năng xuất và sản lượng cây lương thực và
cây lấy củ của xã năm 2010
TT Loại cây trồng
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
1
Lúa
- Vụ Đông Xuân.
- Vụ Hè Thu sớm.
- Vụ Hè Thu.
1.484,5
586,5
348,5
552,8
53,95

53,92
55
53,32
8.024,7
3.162
1.916,7
2.947
2 Ngô 3 44 13,2
3 Sắn 60 140 7.840
4 Lạc 31,5 1,2 37,8
5 Khoai lang 16 60 96
6 Đậu các loại 25 40 10
( Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp của xã năm 2010 )
Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Lúa vẫn là cây trồng chủ đạo và không thể
thay thế trên địa bàn xã. Với diện tích gieo trồng là 1.484,5 ha và năng suất
lúa đạt được 53,95 tạ/ha. Diện tích gieo trồng có giảm so với năm 2009 là 30
ha, do vùng sâu Diêm Tụ 1 vụ chuyển sang 2 vụ gieo sạ bị chết và cùng sở
10, sở 18 của thôn Thanh Lam, Hà Trữ B bỏ hoang. Đứng sau lúa là cây Sắn
với diện tích gieo trồng là 60 ha với năng suất là 140 tạ/ha, cây sắn cũng là
cây thế mạnh của xã, trong đó sắn nguyên liệu 30 ha đạt 50% và nó cũng
đóng vai trò không nhỏ trong ngành chăn nuôi trên địa bàn xã, đặc biệt là
ngành chăn nuôi lợn.
20
Cây lạc cũng là cây thế mạnh của xã với diện tích gieo trồng là 31,5 ha
và được tập trung trồng ở vùng Ông Thạnh, bụi cồn Mong A, Đội trên Diêm
Tụ, Cồn Đá Mong C, Cồn Thanh Lam Bồ. Và Đậu các loại với diện tích 25
ha, được trồng xen trong đất lạc và khoai lang. Ngoài ra còn có cây khoai lang
với diện tích 16 ha, và Ngô với diện tích 3 ha, chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi.
- Tình hình chăn nuôi của xã qua các năm
Hiện nay xã Vinh Thái có 4 loại vật nuôi chính đó là trâu, bò, lợn và gia

cầm; ngoài ra còn có dê nhưng cũng chỉ mới phát triển trong những năm gần
đây và số lượng không đáng kể. Diễn biến tình hình chăn nuôi của xã được
thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Số lượng đàn vật nuôi của xã qua các năm
TT Loại vật nuôi 2006 2007 2008 2009 2010
1 Đàn trâu 554 597 341 280 218
2 Đàn bò 165 153 180 141 146
3 Đàn lợn 2.852 2.778 2.890 3.251 9.300
4 Đàn dê 0 0 7 14 20
5 Đàn gia cầm
72.50
0
74.250 73.900 74.680 75.000
(Nguồn : Niên giám thống kê Huyện Phú Vang 2009,
Báo cáo Tổng kết sản xuất nông nghiệp 2006-2010).
Kết quả bảng 4.3 cho thấy: Số lượng đàn vật nuôi của xã tương đối ổn
định. Hoạt động chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển hơn cả. Trong những
năm gần đây, xã đã đặc biệt chú trọng đến hoạt động chăn nuôi lợn và phát
triển đàn lợn ở địa phương, nên số lượng đàn lợn ở đây tăng lên đáng kể, từ
2.852 con năm 2006 đến năm 2010 đã tăng gấp 3 lần là 9.300 con Trong đó
lợn nái chiếm 644 con và lợn thịt là 8.656 con., toàn xã có 19 gia trại lợn và 1
trạm tinh lợn do dự án GVC đầu tư để phục vụ chăn nuôi lợn. Nhờ sự đầu tư
quan tâm của chính quyền địa phương và các tổ chức, chương trình dự án mà
hoạt động chăn nuôi lợn ở địa bàn xã đã thực sự có bước phát triển cả về số
lượng và chất lượng đàn lợn. Đàn gia cầm của xã cũng rất phát triển đặc biệt
là đàn vịt đàn chiếm 68.000 con, nhờ có cánh đồng rộng làm ruộng 1 vụ và
sông Thiệu Hoá nên việc nuôi vịt phát triển của 11 gia trại. Bên cạnh đó đàn
21
trâu ngày càng giảm, từ 554 con vào năm 2006 giảm xuống còn 218 con năm
2010, hầu như việc sử dụng sức kéo trâu bò để phục vụ sản xuất nông nghiệp

là rất ít, nên việc phát triền đàn trâu ở đây không phát triển. Bên cạnh đó, hoạt
động chăn nuôi bò cũng chỉ cung cấp nguồn thịt nên đàn bò của xã cũng ở
mức ổn định. Hoạt động chăn nuôi dê là hoạt động mới, còn non trẻ nên cũng
chưa đóng góp nhiều vào sự phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã.
4.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã
- Giao thông: Đường đi lại trên địa bàn xã đã được trải nhựa nên việc đi
lại giao lưu buôn bán giữa các thôn và các xã lân cận cũng thuận lợi hơn.
- Thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi được chính quyền và người dân địa
phương rất quan tâm. Đến nay hầu hết các xã trong xã đều có hệ thống kênh
mương đảm bảo cho khả năng tưới tiêu, hệ thống kênh mương đã được bêtông
hoá.
- Giáo dục: Hiện nay trên địa bàn xã có 3 trường xã có 3 trường học.
Trong đó có 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS. Các
trường học ở đây được trang bị khá đầy đủ về trang thiết bị dạy và học. Cơ sở
hạ tầng trong giáo dục đang ngày càng được cải thiện theo hướng chuẩn hoá
là điều kiện tốt để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở đây.
- Y tế: Sự nghiệp chăm lo bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho nhân dân ngày
càng tốt hơn, các chương trình quốc tế quốc gia được chú trọng như: Chương
trình tiêm chủng mở rộng đạt 95%, trẻ suy dinh dưỡng còn 16,5%, chương
trình Vitamin A đạt 100%, chức khám và chữa bênh 2.500 lượt người/năm cho
trẻ em và gia đình chính sách, hộ neo đơn và khó khăn ở các thôn. Trang thiết
bị khám và chữa bệnh ngày càng được đầu tư. Trạm y tế đã được công nhận đạt
chuẩn quócc gia về y tế năm 2009.
- Hệ thống điện và nước sinh hoạt: Tỷ lệ người dùng nước máy còn ít, chỉ
chiếm khoảng 9,8% trên địa bàn xã, còn lại hầu như các hộ gia đình vẫn dùng
giếng bơm mô tơ. Số hộ sử dụng lưới điện sinh hoạt chiếm 95%.
Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã đang từng bước được cải
thiện. Trong giai đoạn tới, xã sẽ có nhiều dự án đầu tư tiếp theo nhằm xây
dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, từng bước đáp ứng được khả năng phục vụ
tốt cho sản xuất và sinh hoạt cho người dân địa phương.

22
4.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỘ CHĂN NUÔI LỢN Ở XÃ
VINH THÁI, HUYỆN PHÚ VANG
4.2.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sản
xuất. Nguồn nhân lực được xem xét ở đây bao gồm: số nhân khẩu của hộ, số
lao động chính, tuổi và trình độ chủ hộ. Kết quả nghiên cứu về nguồn nhân
lực của hộ thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về nguồn nhân lực của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Hộ nghèo
(n=10)
Hộ trung bình
(n=10)
Hộ khá
(n=10)
Số nhân khẩu 5,9 5,7 5,4
Số lao động chính 1,9 2,4 2,6
Tuổi của chủ hộ 51,7 47,8 55,1
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Số liệu ở bảng 4.4 cho thấy: số nhân khẩu, số lao động chính và tuổi của
chủ hộ có chênh lệch nhưng không lớn lắm. Số nhân khẩu của 3 loại hộ có
trung bình từ 5-6 người/ khẩu. Số lao động chính trung bình từ 2-3 người/ hộ.
Nhưng có sự chênh lệch ở độ tuổi của 3 nhóm hộ điều tra, số tuổi của chủ hộ
trung bình ở hộ nghèo là gần 52 tuổi, của hộ trung bình là gần 48 tuổi và số
tuổi trung bình của chủ hộ ở hộ khá là 55 tuổi.
4.2.2. Nguồn thức ăn chăn nuôi lợn
Lợn là loài động vật dạ dày đơn có khả năng tiêu hoá rất nhiều loại thức
ăn khác nhau, trong đó các sản phẩm trồng trọt như lúa, ngô, khoai, sắn là
nguồn thức ăn rất quan trọng trong chăn nuôi lợn gia đình. Việc tìm hiểu diện
tích và năng suất của một số cây trồng chính của hộ nhằm đánh giá khả năng

chủ động về nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn của các hộ ở 3 thôn nghiên cứu.
Chúng tôi đã tìm hiểu về diện tích và năng suất một số loại cây trồng chính
của các hộ và kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.
23
Bảng 4.5: Diện tích và năng suất một số cây trồng của các hộ
Chỉ tiêu
Đơn vị Hộ nghèo
(n =10)
Hộ trung bình
( n = 10)
Hộ khá
(n =10)
Diện tích lúa Sào 2,4 3,9 5,3
Năng suất lúa Tạ/sào 2,17 2,2 2,36
Diện tích ngô Sào 0,1 0,15 0,17
Năng suất ngô Tạ/sào 0,7 0,98 1,3
Diện tích sắn Sào 1,34 1,57 1,85
Năng suất sắn Tạ/sào 2,3 2,59 2,72
Diện tích khoai lang Sào 0,69 0,92 1,02
Năng suất khoai lang Tạ/sào 1,02 1,26 1,32
( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Số liệu bảng 4.5 cho thấy: So sánh các loại cây trồng của 3 loại hộ thì
cây ngô, cây sắn và cây khoai lang có diện tích trồng và năng suất ít có biến
động lớn, diện tích trung bình của cây ngô ở hộ nghèo là 0,1 sào và có năng
suất 1,34 tạ/sào, ở hộ trung bình với diện tích 0,15 sào và năng suất là 0,98
tạ/sào, còn ở hộ khá thì có diện tích trồng ngô trung bình là 0,17 sào và năng
suất trung bình là 1,3 tạ/ha. Trong khi đó diện tích trồng lúa có sự khác biệt rõ
ràng ở 3 loại hộ, diện tích trồng lúa trung bình của hộ nghèo là 2,4 ha, của hộ
trung bình là 3,9 ha, diện tích trồng lúa của hộ khá gần gấp đôi so với hộ trung
bình với diện tích trung bình là 5,3 ha. Nhìn chung, diện tích và năng suất các

loại cây trồng ở đây cũng đủ để đáp nhu cầu lương thực của các hộ dân và
phần nào đáp ứng nguồn thức ăn chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình nơi đây.
4.3. THỰC TRANG CHĂN NUÔI LỢN VÀ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ
KHOA HỌC KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN TẠI XÃ VINH THÁI,
HUYỆN PHÚ VANG
4.3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn
Để đánh giá được một cách khách quan, đúng dắn về thực trạng chăn
nuôi lợn ở các nông hộ trên địa bàn xã, tôi đã tiến hành điều tra và đánh giá
tình hình chăn nuôi lợn ở các lĩnh vực, phạm vi khác nhau. Sau đây là một số
lĩnh vực hay chỉ tiêu chủ yếu được điều tra, đánh giá.
24
4.3.1.1. Quy mô đàn lợn của hộ
Việc tìm hiểu quy mô chăn nuôi của các hộ nhằm nắm bắt được thực
trạng và khả năng đầu tư của các hộ. Chúng tôi đã nghiên cứu về chỉ tiêu này
và kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.6.
Bảng 4.6: Quy mô đàn lợn của các hộ
TT Giống lợn
Hộ nghèo
(n =10)
Hộ trung bình
(n =10)
Hộ khá
(n = 10)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ

(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1 Số lợn nái (con) 13 32,50 14 35,00 13 32,50
2 Số lợn thịt (con) 25 35,71 22 31,43 23 32,86
3 Số lợn thịt/ hộ (con) 2,5 2,2 2,3
4 Số hộ nuôi dưới 2 con 0 0 0
5 Từ 3-5 con 9 31,04 10 34,48 10 34,48
6 Trên 5 con 1 100 0 0 0 0
( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: Số lợn nái được nuôi ở các loại hộ có tỷ lệ
gần bằng nhau, trong đó hộ nghèo và hộ khá đều chiếm 32,50%, và hộ trung
bình cao nhất chiếm 35,00%. Nhưng đối với số lượng lợn thịt được nuôi ở các
loại hộ thì hộ nghèo chiếm cao hơn hộ trung bình và hộ khá với 35,71%. Nhìn
chung tỷ lệ đó gần như ngang bằng nhau giữa các nhóm hộ. Số lợn thịt trung
bình trên hộ của hộ nghèo cao hơn hẳn với 2,5 con trên hộ, hộ trung bình là
2,2 con/ hộ và hộ khá là 2,3 con/hộ. Bên cạnh đó, số hộ nuôi dưới 2 con của 3
nhóm hộ là không có, số hộ nuôi từ 3 đến 5 con ở hộ nghèo chiếm chỉ lệ
31,04%, còn lại hộ trung bình và hộ khá cùng tỷ lệ là 34,48%. Số hộ nuôi trên
5 con chỉ có duy nhất 1 hộ ở hộ nghèo trong số 30 hộ điều tra ở 3 thôn chiếm
tỷ lệ 100%.
Quy mô đàn lợn hiện tại so với những năm trước đã được tăng lên đáng
kể, nhờ sự đầu tư, hỗ trợ của dự án GVC về mặt chuồng trại và tập huấn kỹ
thuật chăn nuôi lợn thâm canh cho hộ thuộc diện nghèo nên tỷ lệ nuôi lợn ở loại
hộ này tăng lên đáng kể và hiệu quả chăn nuôi lợn cũng đã được cải thiện hơn.
25

×