Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài tham luận: RÈN KỸ NĂNG PHÁT ÂM CHÍNH XÁC CÁC DẠNG VẦN CÓ KẾT THÚC LÀ T

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.8 KB, 7 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN GÒ VẤP
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HOÀN
*******

BÀI THAM LUẬN
“RÈN KỸ NĂNG PHÁT ÂM CHÍNH XÁC CÁC
DẠNG VẦN CÓ KẾT THÚC LÀ T”

TẬP THỂ KHỐI 1


I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết “ Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của loài người”
(Lê Nin). “ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” ( Mác). Ngôn ngữ là phương tiện
biểu hiện tâm trạng, tình cảm. Chức năng quan trọng của ngôn ngữ đã qui định sự cần thiết
nghiên cứu sâu sắc kỹ năng đọc trong phân môn Tiếng Việt và trong hệ thống giáo dục nhà
trường. Có đọc thông thì mới viết thạo. Học sinh lớp 1 các em chỉ được công nhận khi biết
đọc chữ.
Trong quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học của bậc tiểu học với mục
tiêu giáo dục toàn diện, mà trong đó môn Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng. Nhất là
đối với lớp 1, là lớp đầu cấp. Người ta thường nói “ Cấp 1 là nền, lớp 1 là móng”. Móng có
chắc thì nền mới vững. Ở lứa tuổi này, các em bắt đầu làm quen với nghe, nói, đọc, viết. Và
kỹ năng đọc mỗi khi được hình thành ở các em, nó sẽ theo các em suốt cả cuộc đời, không
những thế mà để các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu
được nghĩa của tiếng và từ mình vừa đọc và các em có thể nắm được kho tàng tri thức của
loài người. Mặt khác ở lớp 1 các em đọc chính xác, đọc nhanh thì khi lên các lớp trên các
em học mới vững vàng và khi biết đọc các em sẽ có điều kiện học các môn khác tốt hơn.
Tuy nhiên, hầu hết các em đều quen nói tiếng địa phương, việc phát âm không chuẩn, thậm
chí 1 số em chưa qua Mẫu giáo nên vẫn chưa nắm được các âm khi vào lớp 1.
Để góp phần thực hiện tốt năm học, tập thể khối Một đã chọn đề tài : “ Rèn kỹ năng
phát âm chính xác các dạng vần có kết thúc là âm t ” làm chuyên đề cho năm học này. Rất


mong được sự góp ý chân tình từ Ban Giám hiệu và đồng nghiệp.

II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Về học sinh:
-

Các em còn phát âm còn sai, nói ngọng rất nhiều, đọc chưa diễn cảm, chưa đúng ngữ
điệu, đọc chưa lưu loát, chưa trôi chảy. Các em thường phát âm sai các vần có kết
thúc là âm t. Ví dụ như:

-

Sở dĩ các em phát âm sai như vậy, chủ yếu là do: Đa phần các em là con nhà lao
động nên việc học còn bị hạn chế, các em chưa được trang bị đầy đủ đồ dùng, sách
vở học tập…khi đến lớp. Việc học ở nhà lại chưa có sự kèm cặp, quan tâm của gia
đình. Điều đó làm cho thời gian học và kết quả học tập của các em ảnh hưởng không
ít.


Về phụ huynh:
Đa số phụ huynh là người địa phương nên nói giọng địa phương và phát âm không
chuẩn nên đã ảnh hưởng đến việc phát âm của học sinh khi ở nhà, không rèn được
thói quen phát âm chuẩn.
Về giáo viên:
Một vài giáo viên còn phát âm chưa chuẩn và chưa chú trọng đến việc sửa lỗi phát
âm cho học sinh.

III/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Những biện pháp thực hiện:
1. Rèn kỹ năng đọc:

Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 cần chú ý đến 2 hình thức là đọc đánh vần và đọc thành
tiếng.
- Đọc đánh vần: cho học sinh ghép âm với vần và tạo thành tiếng. ( đối với học sinh yếu)
- Đọc thành tiếng: cho học sinh nhẩm đánh vần sau đó phát âm tiếng cần đọc với thời gian
nhanh nhất ( đối với học sinh khá, giỏi).
Qua thực tế kiểm tra khảo sát thường xuyên đối với học sinh thì thấy rõ học sinh thường
mắc 1 số lỗi sau:
Đối với âm: thường đọc âm x thành s ; tr thành t.
Đối với vần: thường đọc an thành ang ; at thành ac.
* Biện pháp 1: Giáo viên lựa chọn chuẩn chính âm phù hợp với phương ngữ.
Muốn họa sinh phát âm đúng thì mỗi giáo viên khi luyện phát âm phải có sự vận
dụng mềm dẻo, trong phần luyện tập có chia ra nội dung bắt buộc và nội dung lựa chọn.
Chấp nhận nhiều chuẩn chính âm. Giáo viên sẽ lựa chọn chuẩn phát âm nào gần nhất với
giọng địa phương của mình đối chiếu với cách phát âm tự nhiên theo phương ngữ của mình
còn những điểm nào sai lệch.
Trước hết giáo viên phải tự chữa lỗi cho mình rồi xây dựng kế hoạch chữa lỗi phát
âm cho học sinh trong giờ tập đọc và cả giờ học khác. Giáo viên cần đọc đúng , đọc diễn
cảm. Tiếp đó, cần bồi dưỡng cho học sinh có mong muốn , có ý thức đọc đúng chính âm
càng sớm càng tốt. Giáo viên tập cho học sinh biết quan sát mặt âm thanh lời nói của người
khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nói cho tốt. Đồng thời chúng ta cần nắm chắc
các biện pháp chữa lỗi phát âm bao gồm biện pháp luyện theo mẫu, biện pháp cấu âm và


biện pháp luyện âm đúng qua âm trung gian. Tùy thuộc âm thanh sai lệch, tùy thuộ vào học
sinh mà giáo viên lựa chọn biện pháp thích hợp.
Thái độ sư phạm đúng đắn của người giáo viên là sự hướng dẫn tận tình, đặc biệt là
động viên tinh thần thương yêu, giúp đỡ học sinh để các em có hứng thú rèn phát âm
đúng…Mặt khác, vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng và khả năng ứng đối nhanh nhạy thông
minh của giáo viên và chọn phương pháp sửa phát âm sai cho học sinh sao cho mới mẻ phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự

thành bại của việc rèn kỹ năng nói sao cho chuẩn. Đồng thời, giáo viên cũng cần tìm hiểu
nguyên nhân dẫn đến học sinh phát âm sai ở chỗ nào để từ đó có biện pháp sửa sai, rèn
đúng cho thích hợp
* Biện pháp 2: Giáo viên cần rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn.
- Giáo viên phải biết làm mẫu. Muốn học sinh đọc tốt thì trước hết giáo viên phải đọc tốt.
- Phải biết cách quan sát cách đọc của học sinh, biết nghe học sinh đọc nghĩa là có khả năng
nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh đọc đúng mẫu đồng thời nhận ra hiệu số sai
lệch cách đọc của các em với cách đọc mẫu của mình.
- Biết tái hiện lời đọc của học sinh trong thể đối chiếu với lời đọc mẫu. Giáo viên phải tạo
điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một cách khách quan.
* Biện pháp 3: Học sinh tập luyện thường xuyên.
- Thường xuyên nhắc nhở học sinh phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, chăm
chỉ tự tin trong học tập.
Nghiên cứu và thiết kế bài dạy minh họa:
-

Trước khi thiết kế bài dạy người giáo viên cần

+ Nắm vững mục tiêu và yêu cầu của bài.
+ Đưa ra các phương pháp dạy học hợp lí.
+ Nắm bắt được phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.

Tiết dạy minh họa:
Môn: Học vần
Bài 68 : ot - at
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh nắm được cấu tạo vần ot, at, tiếng hót, ca hát.
- Học sinh đọc và viết dược : ot , at, tiếng hót, ca hát.



2. Kỹ năng :
- Học sinh nhận diện được ot, at trong các từ ứng dụng.
- Rèn cho học sinh đọc đúng từ ứng dụng: bánh ngọt, trái nhót, bãi cát, chẻ lạt .
- Rèn chữ viết đều nét ,đúng và đẹp.
3.Thái độ :
- Học sinh yêu thích môn học Tiếng việt.
- Học sinh biết chia sẻ, hơp tác với các bạn.
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
1.
Khởi động : (1’)
2.
Bài cũ : (5’) Ôn tập
- Đọc từ bất kỳ
-Viết bảng con : xâu kim, nhóm lửa.
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương
3.Bài mới :
- Giới thiệu bài : ot, at
Hoạt động 1 : Dạy vần ot, at (15’)
Mục tiêu : học sinh nhận diện và đọc đúng vần
ot, at và tiếng có vần ot, at .
- Quan sát vật thật : tiếng hot.
Rút ra từ: tiếng hot.
- Tiếng nào đã học rồi ?
- Tiếng “hót” có âm đầu là âm gì ?
- Giới thiệu vần “ot”
- Phân tích vần ot
- Đánh vần o - t – ot
- Đọc trơn : ot
- Yêu cầu học sinh lấy bộ thực hành

. Gắn vần ot
. Thêm âm đầu để có tiếng hót.
. Phân thích tiếng “hót“
. Đánh vần :h – ot – hót
.Trở về vần ot, thay âm o bằng a , con được
vần gì ?
. so sánh ot-at
. “ at ” phân tích đánh vần đọc trơn
. Giới thiệu tranh : ca hát .
. “hát “ :phân tích ,đánh vần ,đọc trơn .
. Tìm tiếng có vần “at” trên bảng cài .

Hoạt động của học sinh

- 8 học sinh
- Cả lớp viết bảng con

- Phương pháp: trực quan ,đàm thoại
thực hành.
- Hình thức :cá nhân nhóm lớp .

-tiếng
- “h”
- o đứng trước ,t đứng sau .

- Học sinh đánh vần : cá nhân ,nhóm
- Học sinh đọc trơn :cá nhân, nhóm
- Học sinh thực hiện
- Học sinh thực hiện
- h đứng trước vần ot đúng sau

- cá nhân ,nhóm
- at
- 1 học sinh nêu , học sinh khác nhận
xét.
- Học sinh thực hiện cá nhân ,nhóm
- Đọc cá nhân ,nhóm


Thư giãn (2’)
Hoạt đông 2 : Luyện viết bảng con
Mục tiêu : học sinh viết đúng, đẹp :ot, at, tiếng
hót, ca hát.
- Hoc sinh quan sát : ot
- Giáo viên viết mẫu hướng dẫn cách viết
- Yêu cầu học sinh viết bảng con: ot
- Giáo viên viết mẫu hướng dẫn cách viết từ:
tiếng hót.
- Tương tự :at, ca hát. .
Giáo viên nhận xét ,uốn nắn .
Hoạt đông 3 : luyện đọc từ ứng dụng (7’)
Mục tiêu : học sinh đọc trôi chảy từ “bánh ngọt,
trái nhót, bãi cát, chẻ lạt “
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Quả táo thần kỳ” để
rút ra các từ ứng dụng .
. Giáo viên nêu luật chơi
. Giáo viên nhận xét và tuyên dương .
-Tỉm và gạch dưới tiếng có vần vừa học
-Giáo viên giải nghĩa từ và giáo dục tư tưởng
-Học sinh đọc từ ứng dụng .
-Yêu cầu học sinh đọc toàn bài

* Củng cố : (4’)
Trò chơi : Ong xây tổ
- Giáo viên phồ biến luật chơi
- Đọc các từ chứa tiếng có vần ot, at.
- Giáo viên nhận xét ,tuyên dương .
4.Tổng kết ,dặn dò :
- Chuẩn bị học tiết 2
- Nhận xét tiết học .

- Học sinh thưc hiện

-Phương pháp: đàm thoại ,trực quan ,
thực hành
- Hình thức: cá nhân
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh viết bảng con

- Phương pháp: trực quan trò chơi ,
luyện tập
- Hình thức: cá nhân ,nhóm ,lớp

-Học sinh tham gia chơi
- 4 học sinh
- Học sinh lắng nghe
- Cá nhân ,nhóm
- Cá nhân ,nhóm,lớp

- Học sinh thm gia trò chơi
- Học sinh đọc


IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua một thời gian kiên trì áp dụng các biện pháp trên, chúng tôi thấy học sinh chăm
chỉ, chủ động tiếp thu kiến thức, có hứng thú đọc, học sinh phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, lưu
loát. Các em phát âm chuẩn đặc biệt với các vần có kết thúc là âm t.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:


Giáo viên phải nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh để có thể kịp
thời tìm cách thích hợp để giúp đỡ. Trong từng tiết dạy giáo viên phải xác định khối lượng
kiến thức cần truyền thụ cho học sinh, phải bồi dưỡng mặt nào cho học sinh thông qua bài
học đó. Khi thiết kế bài dạy cần lựa họn phương pháp dạy học cho phù hợp, vận dụng được
việc đổi mới phương pháp giảng dạy đó lấy học sinh làm trung tâm. Hay nói cách khác,
giáo viên chỉ là người tổ chức các hình thức dạy học, còn học sinh phải chủ động chiếm
lĩnh kiến thức. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học phải được coi trọng hàng đầu. Mở đầu tiết
học cần giới thiệu bài 1 cách tự nhiên gây hứng thú cho học sinh nhằm lôi cuốn học sinh
vào nội dung bài học. Khi đọc mẫu, giáo viên cần phát âm chuẩn vì ở lứa tuổi của các em
bắt chước rất tốt tránh để tiếng địa phương làm ảnh hưởng đến cách phát âm của trẻ.
VI. KẾT LUẬN
Việc rèn cho học sinh phát âm chính xác , đọc đúng, đọc thành thạo là nhiệm vụ
quan trọng đối với học sinh lớp 1. Giáo viên cần chú trọng đến việc rèn cho học sinh phát
âm chuẩn để tạo nên sự vững chắc cho quá trình học tập lâu dài của các em.
Trên đây, tập thể khối Một đã giới thiệu một số biện pháp để rèn luyện cho học sinh
phát âm chính xác các dạng vần có kết thúc là âm t. Tập thể Khối rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp, bổ sung của Ban Giám hiệu và các bạn đồng nghiệp.
Ngày 4 tháng 12 năm 2015
Người thực hiện
Tập thể Khối Một
1/ Tiêu Thị Kim Hương
2/ Nguyễn Thị Tuấn Anh

3/ Lý Thị Kim Loan
4/ Phan Thị Kim Luyến.
5/ Đoàn Bích Trâm.



×