A, PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nó có vai trò chủ đạo và là nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Một ngôi nhà chỉ thực sự vững
chắc khi nó được xây dựng trên một nền móng vững chắc. Nền tri thức và nhân
cách của con người có được hoàn thiện và vững chắc hay không chính là nhờ
vào sự kiên cố của nền móng ban đầu. Vậy trong giáo dục và đào tạo đâu là
nền móng? Đó chính là cấp học mâm non.
Tuổi thơ mầm non, buối bình minh của cuộc đời là giai đoạn đang hình thành
những tình cảm nhận thức đầu tiên về thế giới. Hơn ai hết trẻ thơ luôn ngạc
nhiên trước cuộc sống, chúng đến với cuộc sống trong lòng mang ngọn lửa
khát khao hiểu biết, khám phá và ham muốn diễn tả nhận thức và tình cảm của
mình bằng các hình thức nghệ thuật một cách tự nhiên. Và đó chính là yếu tố
làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ.
I , LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1, Cơ sở lý luận.
Xuất phát từ mục đích của nền giáo dục là đào tạo những con người mới
có kiến thức văn hoá, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo và kỷ
luật, giầu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh đáp ứng nhu
cầu phát triển của đất nước.
Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có tri thức khoa
học, có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những
con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái hay cái đẹp, giầu ước mơ và sáng tạo.
Những phẩm chất tốt đẹp ấy phải được xây dựng và bồi dưỡng ngay từ lứa tuổi
mầm non, lứa tuổi hứa hẹn với biết bao điếu tốt đẹp trong tương lai.
Và ngôn ngữ có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt lao
động và học tập của con người. Không có ngôn ngữ thì con ngưòi không thể
hoạt đông giao tiếp. Thông qua ngôn ngữ con người hiểu được nhau, thông
cảm với nhau và gần gũi với nhau hơn.
Đối với lứa tuổi mầm non việc rèn phát âm cho trẻ có vai trò rất quan
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Rèn phát
âm cho trẻ nhằm cung cấp thêm vốn từ cho trẻ, rèn lời nói mạch lạc và các câu
nói đúng ngữ pháp, giúp trẻ hiểu đúng nghĩa của từ và có thể diễn đạt được câu
theo ý hiểu của mình.
Ở tuổi nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi ngôn ngữ của trẻ phần lớn là tuỳ
thuộc vào sự dạy bảo của người lớn. Những đứa trẻ mà người lớn ít giao tiếp
hay ít được thoả mãn nhu cầu giao tiếp thì thường nói rất chậm. Mặt khác do
trẻ nghe không chuẩn nên phát âm bị méo tiếng, người ta gọi ngôn ngữ ấy là
ngôn ngữ '' tự tạo '', sở dĩ có ngôn ngữ ấy là do vốn từ của trẻ còn nghèo nàn
nên trẻ phải nghĩ ra một số từ để tiện giao tiếp. Nếu dậy trẻ nói đúng, rèn phát
âm chuẩn cho trẻ thì ngôn ngữ tự tạo sẽ nhanh chóng mất đi.
Vậy việc rèn phát âm cho trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách phong phú
và chính xác hơn.
2, Cơ sở thực tiễn.
Rèn phát âm cho trẻ góp phần vào mục đích giáo dục, phát triển và hoàn
thiện ngôn ngữ cho trẻ.
Thực tế trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi ở các trường mầm non
nói chung và ở trường mẫu giáo thượng yên công nói riêng ta thường bắt gặp ở
trẻ những lời nói ít giống với lời nói của người lớn.
Ví dụ: '' thịt '' trẻ nói là ''xịt ''
''bổ cam'' trẻ nói là ''mổ cam''
Ở lớp tôi có cháu Yến Nhi không phát âmđược âm '' C ''.
Ví dụ: ''cô'' cháu gọi là ''ô''
''Con'' cháu gọi là ''on''.
Đứng trước những vấn đề trên, là một giáo viên trực tiếp chủ nhiệm lớp
nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi, tôi nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm góp phần
vào sự nghiệp giáo dục trẻ, phải tìm ra những biện pháp rèn phát âm cho trẻ, để
giúp trẻ có thể phát âm đúng câu và rõ ràng mạch lạc hơn.
Từ những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài '' Một số biện pháp
rèn phát âm cho trẻ nhà trẻ'' để nghiên cứu.
II, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra những biện pháp thiết thực nhất để
rèn phát âm cho trẻ nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi góp phần vào mục tiêu giáo
dục và đào tạo của nghành học mầm non nói riêng và công cuộc xây dựng
những con người mới trong xã hội mới của toàn dân tộc Việt Nam.
III, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài nghiên cứu để giải quyết những vấn đề sau đây:
1, Nghiên cứu việc '' vận dụng các thủ pháp rèn phát âm cho trẻ nhà trẻ
24 đến 36 tháng tuổi''.
2, Nghiên cứu lý thuyết về vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu để
xây dựng cơ sở lý luận cho việc rèn phát âm cho trẻ.
3, Nghiên cứu thực trạng để thấy được việc thực hiện dạng thức tiết học
này đạt kết quả như thế nào?
IV, KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1,Khách thể nghiên cứu.
Là một số biện pháp rèn phát âm cho trẻ nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi.
2, Đối tượng nghiên cứu.
Là lớp nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi, Trường Mẫu Giáo Thượng Yên
Công_Uông bí_Quảng Ninh.
Tổng sĩ số lớp: 20 cháu.
Số trẻ nam: 11 cháu.
Số trẻ nữ: 9 cháu.
V, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1, Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Để xây dựng một đề tài thì việc nghiên cứu lý thuyết là điều không thể
thiếu được. Do vậy khi xây dựng đề tài này tôi đã tìm đọc các liệu sau đây:
''Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhà trẻ, hướng dẫn và thực hiện
cho trẻ nhà trẻ'' , của nhà xuất bản giáo dục.
''Tâm lý học _ giáo dục học lứa tuổi'' của cô Nguyễn Thị Hạnh _ cô Kiều
Thị Bích Loan giảng viên trường cao đẳng sư phạm quảnh ninh.
2, Phương pháp điều tra.
- Thu thập các số liệu, các hiện tượng để phát hiện ra các vấn đề cần giải
quyết. Xác định tính phổ biến của nguyên nhân, chuẩn bị cho các bước tiếp
theo, khả năng tiếp thu, hứng thú của trẻ, những khó khăn thuận lợi của cô,
kinh nghiệm chuyên môn, phương pháp rèn phát âm cho trẻ. Sau đó thu thập
các thông tin so sánh nghiên cứu để rút ra kết luận chung.
3, Phương pháp thống kê.
- Dựa trên cơ sở những số liệu thu được về việc điều tra sau đó thống kê
các số liệu một cách khoa học để các bước tiếp theo đạt kết quả cao.
4, Phương pháp quan sát và đàm thoại.
- Cần quan sát và đàm thoại với trẻ để thấy được trẻ phát âm như thế nào
qua đó tìm cách rèn phát âm cho trẻ.
5, Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Đề ra các phương pháp, đã vận dụng các phương pháp vào thực tế
giảng dạy, kết quả đạt được đến đâu ? Tổng kết kinh nghiệm rút ra trong quá
trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
6, Phương pháp thực nghiệm.
- Vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn để đánh giá kết quả cụ thể.
B, PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
I, Vai trò của việc rèn phát âm cho trẻ nhà trẻ thông qua các hoạt động
hàng ngày của trẻ và qua môn nhận biết tập nói.
- Việc vận dụng các thủ pháp rèn phát âm cho trẻ qua các hoạt động
hàng ngày của trẻ và qua môn nhận biết tập nói, là một việc làm đúng đắn và
có hiệu quả. Vì thông qua đó giúp trẻ nhận biết và gọi đúng tên đặc điểm của
các con vật, các sự vật hiện tương của thế giới xung quanh trẻ.Từ đó lời nói của
trẻ được phát triển và chính xác hơn.
- Có thể tìm thấy trong các hoạt động hàng ngày của trẻ và đặc biệt là
qua môn nhận biết tâp nói những từ ngữ chính xác biểu cảm, những bức tranh
sinh động đầy mầu sắc.
- Thông qua môn nhận biết tập nói và các hoạt động hàng ngày của trẻ
đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của trẻ muốn hiểu biết về thế giới thiên
nhiên sinh động đầy hấp dẫn.
- Vì vậy cho trẻ làm quen với môn nhận biết tập nói và các hoạt động
hàng ngày của trẻ góp phần to lớn trong việc rèn phát âm cho trẻ tuổi nhà trẻ.
II, Các thủ pháp rèn phát âm cho trẻ.
- Giải thích cho trẻ những từ không hiểu đối với trẻ giúp trẻ hiểu các từ
mới.
- Chú ý đến các cấu trúc ngữ pháp câu của trẻ.
- Giáo viên cần phải linh hoạt, khéo léo kết hợp dẫn dắt cho trẻ hiêu sâu
hơn về thế giới xung quanh mình.
III, Đặc điểm lời nói của trẻ nhà trẻ 24 đến 36 tháng tuổi.
- Đây là thời kì phát cảm ngôn ngữ. Trẻ không chỉ luôn luôn đòi hỏi biết
được tên các đồ vật và con cố gắng phát ra lời nói để hỏi tên các đồ vật đó.
Chẳng hạn trẻ nêu những câu hỏi như: cái gì đây? Cái gì kia?....Đòi hỏi người
lớn phải giải đáp cho nó và trẻ rất thích thú khi gọi được đúng tên các đồ vật và