Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu và tên thương mại trên địa bàn tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ QUỐC HỘI

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ
TÊN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ QUỐC HỘI

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ
TÊN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ


Mã số: 60 34 04 12
Hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Hải Yến

Hà Nội, 2013

2


MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. 6
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ.................................................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 8
1.
Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 9
2.
Lịch sử nghiên cứu.................................................................................................. 10
3.
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 11
4.
Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 11
5.
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 11
6.
Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................ 12
7.
Giả thuyết nghiên cứu: ............................................................................................ 12
8.
Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 13
9.
Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 13

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
VỀ NHÃN HIỆU, TÊN THƢƠNG MẠI ............................................................................ 14
1.1.
TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU, TÊN THƢƠNG MẠI....................................... 14
1.1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu ............................................................................... 14
1.1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu ....................................................................................... 14
1.1.1.2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu ............................................................................ 16
1.1.1.3. Các loại nhãn hiệu .......................................................................................... 19
1.1.1.4. Xác lập quyền đối với nhãn hiệu .................................................................... 23
1.1.2. Khái quát chung về tên thương mại ....................................................................... 24
1.1.2.1. Khái niệm tên thương mại............................................................................... 24
1.1.2.2. Điều kiện bảo hộ tên thương mại .................................................................... 27
1.1.2.3. Xác lập quyền đối với tên thương mại ............................................................ 29
1.1.3. Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại ................................................................. 30
1.1.4. Mối liên quan giữa nhãn hiệu và tên thương mại ................................................. 32
1.1.5. Mối quan hệ giữa tên thương mại và tên doanh nghiệp ........................................ 33
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU .............................................. 35
1.2.1. Khái niệm hệ thống cơ sở dữ liệu .......................................................................... 35
1.2.1.1. Khái niệm hệ thống ......................................................................................... 35
1.2.1.2. Khái niệm cơ sở dữ liệu .................................................................................. 36
1.2.1.3. Khái niệm hệ thống CSDL .............................................................................. 39
1.3. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CSDL VỀ NHÃN HIỆU, TÊN THƢƠNG MẠI ............ 39
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của hệ thống cơ sở dữ liệu nhãn hiệu, tên thương mại .... 39
1.3.1.1. Khái niệm hệ thống cơ sở dữ liệu nhãn hiệu, tên thương mại ........................ 39
1.3.1.2. Đặc điểm của hệ thống cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu, tên thương mại .............. 40
1.3.2. Các hình thức cơ sở dữ liệu nhãn hiệu, tên thương mại ........................................ 40
1.3.2.1. CSDL điện tử .................................................................................................. 40
1.3.2.2. Ấn phẩm thông tin ........................................................................................... 43
1.3.2.3. Trang tin điện tử ............................................................................................. 44
1.3.2.3. Tài liệu dùng cho việc tra cứu thông tin ......................................................... 45

1.4. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CSDL VỀ NHÃN HIỆU, TÊN THƢƠNG MẠI ĐỐI
VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI............................. 46
1.4.1. Đối với cơ quan quản lý ......................................................................................... 47
1.4.2. Đối với cơ quan thực thi ........................................................................................ 47
1.4.3. Đối với doanh nghiệp............................................................................................. 47
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ ............................................ 49
TÊN THƢƠNG MẠI TẠI TỈNH BẠC LIÊU ..................................................................... 49
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẠC LIÊU. .................. 49

3


2.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI TẠI TỈNH BẠC
LIÊU .................................................................................................................................... 51
2.2.1. Thực trạng quản lý nhãn hiệu, tên thương mại của Sở Khoa học và Công nghệ
tỉnh Bạc Liêu. ................................................................................................................... 51
2.2.2. Thực trạng quản lý tên thương mại (đăng ký kinh doanh) của Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Bạc Liêu................................................................................................................ 53
2.3. THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI CỦA TỈNH
BẠC LIÊU ........................................................................................................................... 56
2.3.1. Quy trình đăng ký nhãn hiệu.................................................................................. 56
2.3.1.1. Tại cơ quan nhà nước: ................................................................................... 56
2.3.1.2. Tại các đơn vị dịch vụ đại diện SHCN: .......................................................... 60
2.3.2. Quy trình đăng ký kinh doanh (tên thương mại).................................................... 61
2.3.2.1. Thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư ............................................................ 61
2.3.2.2. Thực hiện tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện/thành phố: ........................ 66
2.3.3. Thực tế đăng ký nhãn hiệu, tên thương mại của tỉnh Bạc Liêu. ............................ 68
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI TẠI
TỈNH BẠC LIÊU................................................................................................................. 72
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG

TÁC QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC
LIÊU .................................................................................................................................... 80
3.1. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ XÂY DỰNG CSDL VỀ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI
............................................................................................................................................. 80
3.1.1. Xây dựng, tạo lập và phát triển nguồn thông tin về nhãn hiệu, tên thương mại .. 80
3.1.2. Xây dựng các hình thức cơ sở dữ liệu (điện tử; ấn phẩm thông tin) ..................... 80
3.1.3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của hệ
thống cơ sở dữ liệu........................................................................................................... 81
3.1.3.1. Xây dựng CSDL dùng chung .......................................................................... 81
3.1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ................................................................................... 81
3.1.4. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý liên quan ........................................... 82
3.1.4.1. Trách nhiệm của Sở Tài chính ........................................................................ 82
3.1.4.2. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ ................................................ 82
3.1.4.3. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư ....................................................... 82
3.1.5. Tiêu chí thông tin về quyền SHCN: ....................................................................... 83
* Tiêu chí bảo hộ cho nhãn hiệu .................................................................................. 83
* Tiêu chí bảo hộ cho tên thương mại ......................................................................... 84
3.1.6. Các tiêu chí công nghệ để đảm bảo liên kết các nguồn thông tin về quản lý nhãn
hiệu và tên thương mại giữa các đơn vị trên môi trường mạng ...................................... 85
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC ............................................................................. 90
3.2.1 Xây dựng trang thông tin điện tử cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý
nhãn hiệu, tên thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. ................................................... 90
3.2.1.1. Cơ quan đảm nhiệm chủ trì xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử:.. 90
3.2.1.2. Các cơ quan phối hợp để xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử: ..... 90
3.2.1.3. Phương thức phối hợp: .................................................................................. 91
3.2.1.4. Trình tự và quyền truy cập, sử dụng thông tin của từng loại đối tượng: ....... 91
3.2.1.5. Nội dung chính các mục của trang TTĐT, gồm: ........................................... 92
3.2.1.6. Thông tin trên trang TTĐT: ........................................................................... 92
3.2.1.7. Kinh phí để xây dựng và duy trì trang TTĐT: ............................................... 93
3.2.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan quản lý nhãn hiệu, tên

thương mại ....................................................................................................................... 93
3.2.3. Phát triển dịch vụ khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu.......................................... 94
3.2.3.1. Dịch vụ đọc tại chỗ ........................................................................................ 94
3.2.3.2. Dịch vụ cung cấp bản sao .............................................................................. 95

4


3.2.3.3. Dịch vụ tra cứu tin ......................................................................................... 95
3.2.3.4. Dịch vụ trao đổi thông tin .............................................................................. 95
3.2.3.5. Dịch vụ đào tạo kỹ năng khai thác CSDL ...................................................... 96
3.2.4. Đề án khung về xây dựng, vận hành và khai thác hệ thống CSDL ........................ 96
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 97
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 100

5


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CSDL: Cơ sở dữ liệu
ĐƢQT: Điều ƣớc quốc tế
KH&CN: Khoa học và Công nghệ
KH&ĐT: Kế hoạch và Đầu tƣ
SHTT: Sở hữu trí tuệ
WIPO: World Intellectual Property Organization
TTĐT Thông tin điện tử
TRIPs Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights

6



DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1 Sự khác biệt giữa tên thƣơng mại và nhãn hiệu...........

trang 29

Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu.................................

trang 48

Bảng 2.2 Tổ chức cán bộ quản lý nhãn hiệu, tên thƣơng mại.....

trang 53

Bảng 2.3 Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu.......................................

trang 57

Bảng 2.4 Phí, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp.................

trang 63

Bảng 2.5 Thống kê số liệu nhãn hiệu đăng ký và đƣợc cấp giấy

trang 67

Bảng 2.6 Số lƣợng hộ đăng ký kinh doanh.................................

trang 69


Hình 1.1

Màn hình giao diện CSDL nhãn hiệu Việt Nam.........

trang 39

Hình 1.2

Màn hình tra cứu tên doanh nghiệp.............................

trang 41

Hình 1.3

CD-ROM Công báo sở hữu công nghiệp....................

trang 42

Hình 2.1

Bản đồ ranh giới tỉnh Bạc Liêu...................................

trang 47

Hình 2.2

Danh sách đăng ký hộ kinh doanh..............................

trang 66


Hình 2.3

Nhãn hiệu BCTV tƣơng tự gây nhầm lẫn bị từ chối...

trang 68

Hình 2.4

Giao diện phần mềm đăng ký doanh nghiệp (nội bộ).

trang 72

Hình 2.5

Tra cứu trùng tên doanh nghiệp Sở Kế hoạch-Đầu tƣ

trang 73

Hình 2.6

Trùng tên hộ kinh doanh trong cùng một huyện.........

trang 74

Sơ đồ 2.1

Quy trình tƣ vấn hƣớng dẫn đăng ký nhãn hiệu.........

trang 54


Sơ đồ 2.2

Quy trình đăng ký kinh doanh....................................

trang 59

Sơ đồ 2.3

Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh.................

trang 60

Sơ đồ 2.4

Quy trình đăng ký hộ kinh doanh...............................

trang 64

7


PHẦN MỞ ĐẦU
--o0o-Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế quốc tế và cùng
với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là sự phát triển của nền
kinh tế thị trƣờng và thƣơng mại quốc tế. Nhãn hiệu, tên thƣơng mại (đây là
một loại tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt). Nó, ngày càng đóng vai trò vô
cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của chủ thể kinh doanh và đây
đƣợc coi là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam
trong thời gian qua cũng đã nhận thức đƣợc rằng, nhãn hiệu, tên thƣơng mại

là công cụ cạnh tranh cực kỳ quan trọng. Một nhãn hiệu hoặc một tên thƣơng
mại đƣợc lựa chọn và chăm sóc cận thận đó là một tài sản kinh doanh có giá
trị của hầu hết các doanh nghiệp. Đối với một số doanh nghiệp thì nhãn hiệu
có thể là tài sản có giá trị nhất mà họ sở hữu. Lý do là khi khách hàng đánh
giá cao nhãn hiệu, danh tiếng, hình ảnh hoặc một số sản phẩm mang nhãn
hiệu đó, họ sẽ trung thành với nhãn hiệu đó và sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để
mua sản phẩm mang nhãn hiệu đáp ứng đƣợc kỳ vọng của họ mà họ thừa
nhận hoặc là tên thƣơng mại của một doanh nghiệp vừa dễ nhớ, vừa gây đƣợc
ấn tƣợng mà cùng với nó là cung cách phục vụ của doanh nghiệp đó lại đáp
ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng thì họ cũng dễ nhớ và ghi sâu. Tất cả nhãn
hiệu, tên thƣơng mại nói chung đều là “thƣơng hiệu” và là tài sản trí tuệ của
doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh thƣơng hiệu là tài sản vô giá của mỗi
doanh nghiệp cho dù doanh nghiệp đó lớn nhỏ ra sao. Ở Việt Nam, những
thƣơng hiệu lớn nhƣ Vinamilk, SJC, Buôn Mê Thuột, Viettel, Vietinbank,...
đã đƣợc khẳng định và bền vững với thời gian.
Những năm gần đây, đã xuất hiện nhiều hành vi, thủ đoạn xâm hại đến
các thƣơng hiệu ngày càng nhiều và tinh vi hơn. Điều này, đã làm cho ngƣời
tiêu dùng lẫn lộn giữa sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp này với
sản phẩm tƣơng tự của doanh nghiệp hoạt động dƣới tên thƣơng mại trùng
hoặc gần giống với tên nhãn hiệu của sản phẩm đó. Điều này chính là những
bất cập trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nƣớc. Một phần thuộc về
8


cơ quan quản lý cấp phép đối với nhãn hiệu là Cục SHTT (Bộ Khoa học và
Công nghệ) và đối với tên thƣơng mại là Phòng đăng ký kinh doanh (Sở Kế
hoạch và Đầu tƣ thuộc tỉnh/thành phố) khi không có sự phối hợp đồng bộ
trong việc quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại.
Vì vậy, cần phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung về
nhãn hiệu đã đăng ký, đã đƣợc bảo hộ và tên thƣơng mại đã đƣợc cấp phép

đăng ký. Dựa vào đó ngƣời làm công tác quản lý cấp phép tránh đƣợc các sai
sót và không gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp và sự nhầm lẫn của
ngƣời tiêu dùng.
1. Lý do chọn đề tài
Trong thực tế hiện nay nhãn hiệu đƣợc đăng ký của các doanh nghiệp
thì các dữ liệu liên quan đƣợc lƣu trữ tập trung về một đầu mối là Cục SHTT.
Còn với tên thƣơng mại (tên doanh nghiệp) đăng ký và đƣợc cấp phép thì dữ
liệu đƣợc lƣu trữ tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh/thành phố và trong CSDL về
đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Do đó, khi các doanh nghiệp cần đăng ký
nhãn hiệu hoặc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới thì họ không thể biết
đƣợc giữa nhãn hiệu hoặc tên thƣơng mại cần đăng ký có trùng hoặc tƣơng tự
hay không. Cán bộ làm công tác cấp phép, tƣ vấn cũng không có cơ sở để
xem xét việc này nên dễ xảy ra tình trạng tên thƣơng mại đƣợc cấp phép trùng
lắp với tên nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký trƣớc và ngƣợc lại.
Có một thực tế là nhãn hiệu đƣợc bảo hộ thì phải đăng ký xác lập
quyền và đƣợc cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục SHTT. Trong khi đó, tên thƣơng
mại lại tự xác lập quyền khi tổ chức kinh doanh, dịch vụ ra đời và đƣợc ghi
nhận khi đăng ký kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch
và Đầu tƣ tỉnh/thành phố. Do đó, các đối tƣợng trên đƣợc “xác lập” và “ghi
nhận” tại hai cơ quan khác nhau nên rất dễ xảy ra trƣờng hợp phần tên riêng
để phân biệt trong tên thƣơng mại của doanh nghiệp này lại trùng hoặc tƣơng
tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác dễ phát sinh các khiếu kiện lẫn
nhau... Việc quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại nếu không có một hệ thống
CSDL thống nhất chung giữa các cơ quan quản lý sẽ dẫn đến hậu quả các
9


doanh nghiệp có tên thƣơng mại và nhãn hiệu trùng lắp hoặc tƣơng tự nhau là
điều không tránh khỏi. Ngay tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu, các doanh nghiệp, hộ
kinh doanh khi đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký tên doanh nghiệp cũng gặp rất

nhiều phiền toái trong việc tra cứu tên. Ví nhƣ hộ kinh doanh Giang Thị
Tuyết Nhung lấy tên là “Việt Tiến” để đăng ký thành tên cơ sở kinh doanh
quần, áo thì vẫn đƣợc cấp giấy phép kinh doanh hợp pháp vì cán bộ cấp phép
đâu có cơ sở để biết rằng “Việt Tiến” chính là nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ độc
quyền cho sản phẩm quần, áo may sẵn của Công ty may Việt Tiến.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đã gợi cho tác giả ý tƣởng lựa chọn
nghiên cứu luận văn: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác
quản lý nhãn hiệu và tên thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Có nhiều giải pháp đã từng đƣa ra để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
trong việc bảo hộ tài sản trí tuệ đối với đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm và
dịch vụ hay tên thƣơng mại nhƣ:
- Công báo sở hữu công nghiệp (bản giấy và đĩa CD-Rom) do Cục Sở
hữu trí tuệ phát hành hàng tháng. Đăng bạ quốc gia và đăng bạ quốc tế về
nhãn hiệu hàng hóa (lƣu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ). Các CSDL này chỉ thống
kê và hệ thống lại các dữ liệu về đơn đăng ký các đối tƣợng quyền sở hữu
công nghiệp trên cả nƣớc và quốc tế.
- Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đăng ký trực tiếp tại Việt Nam, do
Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trên mạng Internet
( chỉ lƣu trữ các thông tin về
đăng ký nhãn hiệu và nhãn hiệu đƣợc bảo hộ và chỉ “độc quyền” trong hệ
thống mạng của Cục Sở hữu trí tuệ sử dụng.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia điện tử về đăng ký kinh doanh do Cục Đăng
ký kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ quản lý tại địa chỉ
( Cơ sở dữ liệu điện tử “tra
cứu tên công ty toàn quốc” do Công ty Luật tƣ vấn đầu tƣ NTV cung cấp tại
địa chỉ: . Chỉ cho
10



phép khai thác các thông tin liên quan đến thành lập doanh nghiệp, tên doanh
nghiệp không có lƣu trữ tên hộ kinh doanh.
- Luận văn “Mối quan hệ giữa bảo hộ tên thương mại, nhãn hiệu theo
quy định của pháp luật Việt Nam”, Lê Thị Kim Nhung – khóa luận tốt nghiệp
2008; Luận văn “Bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại, tên miền theo pháp luật
Việt Nam hiện hành”, Cầm Thùy Linh - khóa luận tốt nghiệp 2011. Nhìn
chung, các công trình này đã có sự nghiên cứu phân tích về các quy định của
pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tên thƣơng mại.
Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề xây dựng một
hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia chung về nhãn hiệu và tên thƣơng mại đã
đƣợc bảo hộ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng các tiêu chí để liên kết các nguồn thông tin nhãn hiệu, tên
thƣơng mại thành hệ thống cơ sở dữ liệu để phụ vụ công tác quản lý nhãn
hiệu và tên thƣơng mại tại tỉnh Bạc Liêu.
Đề xuất giải pháp để phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng
mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, từ hệ thống cơ sở dữ liệu nhãn hiệu và tên
thƣơng mại.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu các khái niệm nhãn hiệu, tên thƣơng mại, điều kiện bảo hộ,
sự khác nhau và mối liên hệ giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại, đối tƣợng
quyền SHCN nhãn hiệu và tên thƣơng mại, cơ sở dữ liệu nhãn hiệu, tên
thƣơng mại, hoạt động quản lý nhãn hiệu, tên thƣơng mại, các tiêu chí thông
tin nhãn hiệu, tên thƣơng mại, tiêu chí công nghệ để liên kết các nguồn thông
tin nhãn hiệu, tên thƣơng mại.
5. Phạm vi nghiên cứu
Chỉ xem xét những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng các
tiêu chí thông tin về đối tƣợng quyền SHTT (bao gồm nhãn hiệu và tên
thƣơng mại), tiêu chí đăng ký cấp giấy phép kinh doanh (tên doanh nghiệp),
tiêu chí lựa chọn công nghệ để liên kết các nguồn thông tin; Các giải pháp

11


liên kết các nguồn thông tin để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm phục
vụ công tác quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại tại tỉnh Bạc Liêu.
Nghiên cứu tại các đơn vị: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và
Đầu tƣ, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện/thành phố thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Thời gian thực hiện: Năm 2011 – 2013.

6. Câu hỏi nghiên cứu:
6.1. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nhãn hiệu, tên thƣơng mại theo
những tiêu chí nào để phục vụ công tác quản lý trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu?
6.2. Cần có những giải pháp nào để phụ vụ công tác quản lý nhãn hiệu
và tên thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu?
7. Giả thuyết nghiên cứu:
7.1. Liên kết các nguồn thông tin về nhãn hiệu và tên thƣơng mại để
xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm phụ vụ công tác quản lý nhãn hiệu và
tên thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cần có các tiêu chí:
7.1.1. Các tiêu chí thông tin về các đối tượng quyền SHCN:
Tiêu chí thông tin về quyền SHCN đối với: nhãn hiệu (hàng hóa, dịch
vụ); tên thƣơng mại.
7.1.2. Các tiêu chí công nghệ để đảm bảo liên kết các nguồn thông tin
về quản lý nhãn hiệu và tên thương mại giữa các đơn vị trên môi trường
mạng:
Tiêu chí công nghệ để xây dựng hệ thống thông tin đảm bảo các tiêu
chuẩn kết nối liên thông, tích hợp, truy cập thông tin, an toàn thông tin, xây
dựng cơ sở dữ liệu.
7.2. Để phục vụ công tác quản lý và thực thi quyền SHTT trên địa bàn
tỉnh Bạc Liêu phải có các giải pháp sau:
7.2.1. Xây dựng trang thông tin điện tử (websites) đảm bảo các tiêu chí

để liên kết các nguồn thông tin về nhãn hiệu, tên thương mại.
7.2.2. Giải pháp về tăng cường sự phối hợp, nâng cao năng lực và phát
triển hệ thống thông tin về nhãn hiệu, tên thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc
Liêu.
12


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu
bao gồm:
+ Nghiên cứu tài liệu: đƣợc sử dụng trong quá trình thu thập, tìm kiếm
các cơ sở lý luận; Tổng hợp và phân tích các nguồn tƣ liệu, số liệu sẵn có về
dữ liệu nhãn hiệu và tên thƣơng mại.
+ Nghiên cứu thực tiễn: điều tra, phỏng vấn, khảo sát thực tế.
+ Phỏng vấn trực tiếp: lấy ý kiến một số đối tƣợng, chƣng cầu ý kiến
chuyên gia tại các cơ quan trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
+ Thống kê: thống kế, phân tích những dữ liệu thu đƣợc.
+ Quan sát trực tiếp, thu thập số liệu có liên quan.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận khuyến nghị và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về
nhãn hiệu, tên thƣơng mại.
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại tỉnh Bạc
Liêu.
Chƣơng 3. Đề xuất xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác
quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

13



CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ NHÃN HIỆU, TÊN THƢƠNG MẠI
1.1.

Tổng quan về nhãn hiệu, tên thƣơng mại
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ

chức, cá nhân khác nhau. Còn tên thƣơng mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân
dùng trong hoạt động kinh doanh nhằm để phân biệt chủ thể kinh doanh mang
tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu
vực kinh doanh. Để đƣợc công nhận là tên thƣơng mại thì phải có thành phần
tên riêng. Phần tên riêng này không trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm
lẫn với tên thƣơng mại của ngƣời khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực.
1.1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu
1.1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu
Trong nền kinh tế, nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng với chức năng
chính là phân biệt sự khác nhau giữa hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất
trên thị trƣờng, đồng thời cung cấp cho ngƣời tiêu dùng nhận biết để lựa chọn
sản phẩm, dịch vụ khi mua bán hàng hóa. Ngày nay, nhãn hiệu còn là biểu
tƣợng cho hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp và cũng là yếu tố quyết định
tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng. Mặt khác, nó cũng là
một tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt. Do đó, để ngƣời tiêu dùng có thể
phân biệt đƣợc thì ngƣời sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ phải đặt tên
cho chúng. “Phương tiện đặt tên hàng hóa, dịch vụ trên thị trường chính là
nhãn hiệu” [7; tr66].
Khái niệm nhãn hiệu đƣợc quy định trong pháp Luật SHTT của các
quốc gia và các ĐƢQT có liên quan. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và kỹ
thuật lập pháp của mỗi quốc gia, khái niệm này đƣợc quy định khác nhau.
Tuy nhiên, hầu hết những quy định đó đều dựa trên tinh thần của ĐƢQT cơ

bản về nhãn hiệu. Khái niệm nhãn hiệu quy định trong pháp luật của Việt
Nam đƣợc xây dựng trên cơ sở các ĐƢQT đa phƣơng nhƣ: Công ƣớc Pari về
bảo hộ quyền SHCN năm 1883, Hiệp ƣớc về các khía cạnh thƣơng mại của
14


quyền SHTT (Hiệp định TRIPs) năm 1994, và trong các ĐƢQT song phƣơng
đƣợc ký kết giữa Việt Nam và các nƣớc nhƣ: Hiệp định thƣơng mại Việt Nam
- Hoa Kì năm 2000, Hiệp định về bảo hộ SHTT giữa Việt Nam - Thụy sỹ năm
1999… Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về nhãn hiệu, có thể tham khảo một
số khái niệm sau đây:
Nhãn hiệu - định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) là:
“Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp
công nghiệp hoặc thương mại hoặc một nhóm doanh nghiệp đó. Dấu hiệu này
có thể là một hoặc nhiều nhiều từ ngữ, chữ, số, hình, hình ảnh, biểu tượng,
màu sắc hoặc sự trình bày đặc biệt trên bao bì, bao gói sản phẩm. Dấu hiệu
này có thể là sự kết hợp nhiều yếu tố nói trên. Nhãn hiệu hàng hóa chỉ được
chấp nhận bảo hộ nếu nó chưa được cá nhân hoặc doanh nghiệp nào khác
ngoài chủ sở hữu nhãn hiệu đó sử dụng hoặc nhãn hiệu đó không trùng hoặc
tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác được đăng ký trước
đó cho cùng loại sản phẩm”.
Định nghĩa nhãn hiệu của WIPO đã cơ bản xác định đƣợc các yếu tố và
bản chất của nhãn hiệu, điều này đã đƣợc kế thừa trong Hiệp định về các khía
cạnh thƣơng mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPs).
“Bất kỳ một dấu hiệu hoặc một tổ hợp nào có khả năng phân biệt hàng
hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác. Đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa.
Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, chữ cái, chữ số, các yếu
tố hình họa và tổ hợp các màu sắc bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả
năng được đăng ký nhãn hiệu. Trong trường hợp bản thân các dấu hiệu
không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng các thành

viên rằng điều kiện để được khả năng đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt
đạt được thông qua sử dụng. Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện
để được đăng ký dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.”[7, điều 15.1].
Nhƣ vậy, định nghĩa về nhãn hiệu là dựa trên chức năng của nhãn hiệu.
Từ cách định nghĩa này có thể thấy vai trò quan trọng của nhãn hiệu chính là
chức năng của nó.
15


Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời tiêu dùng không những đối diện
với vô vàn chủng loại hàng hoá mà còn gặp sự đa dạng các loại dịch vụ đƣợc
cung cấp ngày càng nhiều ở cấp độ quốc gia thậm chí quốc tế.
Luật SHTT Việt Nam nêu chi tiết hơn về khái niệm nhãn hiệu nhƣ sau:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức,
cá nhân khác nhau”. [9, điều 4.16]. Theo đó, hiểu một cách chung nhất, nhãn
hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ do một doanh
nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác.
Nhãn hiệu thƣờng là các dấu hiệu nhƣ một từ ngữ (một cụm từ), hình ảnh biểu
tƣợng, lô gô hoặc sự kết hợp các yếu tố này đƣợc sự dụng trên hàng hóa hoặc
dịch vụ để giúp ngƣời tiêu dùng có thể phân biệt đƣợc các sản phẩm, dịch vụ
khác nhau trên thị trƣờng.
1.1.1.2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Luật SHTT quy định nhãn hiệu đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện
sau:
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ,
hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện
bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu
với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.” [9, điều 72].
Ví dụ: nhãn hiệu “Hoàng Long” cho sản phẩm dép, giầy (nhóm 25) và

nhãn hiệu “Hoàng Long” cho dịch vụ vận tải hành khách (nhóm 39) đều
được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ.

Số bằng: 4-0215291-000
Ngày cấp: 19/11/2013
Nhóm 25: dép, giầy (sản phẩm)

Số bằng: 4-0146235-000
Ngày cấp: 15/5/2010
Nhóm 39: vận chuyển hành khách (dịch vụ)
(nguồn: )

Điều kiện 1: Là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc
16


Pháp luật Việt Nam chỉ bảo hộ những nhãn hiệu có thể nhận biết bằng
thị giác. Cho nên, dấu hiệu nhìn thấy đƣợc phải đƣợc thể hiện dƣới dạng chữ
cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố
đó và đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu hiệu không đƣợc bảo
hộ là nhãn hiệu khi chỉ là một màu sắc đơn lẻ và không kết hợp với dấu hiệu
chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không thể hiện dƣới dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu
hiệu hình. Dấu hiệu trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức cũng
không đƣợc bảo hộ.
Điều kiện 2: Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Điều kiện
này bao hàm hai yêu cầu:
- Thứ nhất: Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt:
“Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ
một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp

thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…”.[9, điều 74.1]
Nhãn hiệu có khả năng tự phân biệt nếu có một hoặc một số yếu tố tạo
nên đƣợc sự “dễ nhận biết” và “dễ ghi nhớ” và tạo ấn tƣợng nhất định giúp
cho ngƣời tiếp xúc với chúng có thể lƣu giữ trong trí nhớ, dễ dàng nhận biết
và phân biệt chúng với các nhãn hiệu khác.
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng tự phân biệt nếu nhãn hiệu đó là
dấu hiệu thuộc một trong các trƣờng hợp quy định tại khoản 2, Điều 74 Luật
SHTT năm 2005.
- Thứ hai: Nhãn hiệu phải không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn
với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền SHTT của người
khác.
Chức năng cơ bản của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của
các tổ chức, cá nhân khác nhau. Do đó, nếu nhãn hiệu đăng ký lại trùng hoặc
tƣơng tự gây nhầm lẫn với dấu hiệu của ngƣời khác đã đƣợc bảo hộ hoặc nộp
đơn đăng ký sớm hơn thì nó sẽ không đƣợc bảo hộ vì nó không bảo đảm chức
17


năng phân biệt của nhãn hiệu. Có thể chia thành 2 loại nhãn hiệu bị coi là
không có khả năng phân biệt:
+ Loại một: Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn
hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
của ngƣời khác dùng cho hàng hóa và dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự trong các
trƣờng hợp sau:
+ Nhãn hiệu của ngƣời khác đã đƣợc sử dụng và đã đƣợc thừa nhận
một cách rộng rãi từ trƣớc ngày nộp đơn hoặc ngày ƣu tiên trong trƣờng hợp
đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên.
+ Nhãn hiệu mà Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó hết hiệu lực
hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhƣng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc
bị đình chỉ hiệu lực chƣa quá 5 năm, trừ trƣờng hợp hiệu lực bị đình chỉ vì lý

do nhãn hiệu không đƣợc sử dụng.
+ Nhãn hiệu đƣợc coi là nổi tiếng, cả trong trƣờng hợp nhãn hiệu nổi
tiếng đó đƣợc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tƣơng tự, nếu việc sử
dụng dấu hiệu có khả năng làm ảnh hƣởng đến khả năng phân biệt của nhãn
hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi
tiếng.
+ Loại hai: Một nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu
nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự với các đối tƣợng sở hữu công
nghiệp sau:
- Tên thƣơng mại đang đƣợc sử dụng của ngƣời khác, nếu việc sử dụng
đó có thể gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa dịch
vụ.
- Chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ, nếu việc sử dụng dấu hiệu có thể
làm cho ngƣời tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc sản phẩm của hàng hóa.
- Kiểu dáng công nghiệp đƣợc bảo hộ trên cơ sở đăng ký kiểu dáng
công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ƣu tiên sớm hơn.

18


Bên cạnh việc quy định các dấu hiệu không có khả năng phân biệt thì
Luật SHTT cũng quy định rõ những dấu hiệu không đƣợc bảo hộ với danh
nghĩa nhãn hiệu, bao gồm các trƣờng hợp sau:
“1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc
kỳ, quốc huy của các nước;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng,
cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không
được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật,
biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của
Việt Nam, của nước ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng
nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu
cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu
đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối
người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá
trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.”[9, điều 73]
Nhƣ vậy, nhãn hiệu đăng ký và đƣợc pháp luật bảo hộ phải đáp ứng
đƣợc điều kiện nhất định và không thuộc một trong các trƣờng hợp không
đƣợc pháp luật bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu.
1.1.1.3. Các loại nhãn hiệu
Phân loại nhãn hiệu có rất nhiều cách. Nếu dựa vào dấu hiệu đƣợc sử
dụng làm nhãn hiệu thì có ba loại nhãn hiệu: nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình,
nhãn hiệu kết hợp chữ và hình. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật hiện
hành quy định thì có các loại nhãn hiệu nhƣ: nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu
dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn
hiệu nổi tiếng. Trong đó:
19


- Nhãn hiệu hàng hóa: là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa
cùng loại của ngƣời sản xuất này với ngƣời sản xuất khác. Nhãn hiệu hàng
hóa có thể dán ngay trên sản phẩm hoặc thể hiện trên bao bì của sản phẩm
để giúp ngƣời tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết để phân biệt hàng hóa của
các cơ sở sản xuất khác nhau. Ví dụ: a) Nhãn hiệu Lâm Huỳnh cho sản phẩm
nước uống; b) Nhãn hiệu AquafinA cho sản phẩm nước uống.


a)

b)

- Nhãn hiệu dịch vụ: là dấu hiệu dùng để phân biệt các dịch vụ do các
chủ thể kinh doanh khác nhau cung cấp. Sản phẩm gắn nhãn hiệu dịch vụ là
những sản phẩm vô hình do một ngƣời hay một doanh nghiệp đứng ra thực
hiện nhằm phục vụ nhu cầu của mọi ngƣời trong xã hội. Dịch vụ có thể là bất
kỳ loại hình nào Ví dụ: Nhãn hiệu dịch vụ ô tô vận chuyển đường bộ. a)
Phương Trang; b) Mai Linh.

a)

b)

- “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch
vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó” [9, điều
4.17]. “Nhãn hiệu tập thể là một phương thức có hiệu quả để cùng tiếp thị
các sản phẩm của một nhóm doanh nghiệp mà nếu thực hiện riêng lẻ sẽ gặp
khó khăn hơn” [2, tr38]. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu của các nhà sản xuất
(thƣờng là một hiệp hội, hợp tác xã, tổng công ty…), trong đó họ xây dựng
các quy chế chung về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể (nhƣ các chỉ tiêu chung
20


về chất lƣợng, nguồn gốc, phƣơng pháp sản xuất…) và các thành viên có
quyền sử dụng nhãn hiệu nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng đƣợc các tiêu
chuẩn đó. Ví dụ: Nhãn hiệu tập thể a) “Ngò rí Bạc Liêu”, b) “tôm cua giống
Gành Hào”.


a)
b)
- “Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho
phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách
thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính
xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa dịch vụ mang nhãn
hiệu”. [9, điều 4.18]. “Nhãn hiệu chứng nhận thường được tìm thấy trên các
sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm và chúng có thể xuất hiện trên một chứng chỉ
được cấp bởi cơ quan chứng nhận sản phẩm” [2, tr151]. Nhãn hiệu chứng
nhận là nhãn hiệu do các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất
lƣợng, đặc tính…của hàng hóa, dịch vụ đăng ký, sau đó tổ chức này có quyền
cấp phép sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất, kinh doanh nào nếu hàng hóa,
dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận
đặt ra. Ví dụ: a) Nhãn hiệu chứng nhận V Hàng Việt nam chất lượng cao do
người tiêu dùng bình chọn, được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu
ngày 12/5/2009; b) Nhãn hiệu chứng nhận BAVI COWS MIKL sữa bò BA VÌ,
hình được cục SHTT cấp ngày 20/01/2009 (nguồn: www.noip.gov.vn)

a)

b)
21


- “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký,
trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm và dịch vụ cùng loại hoặc
tương tự nhau hoặc có liên quan nhau” [9, điều 4.19]. Việc đăng ký nhãn
hiệu liên kết nhằm ngăn chặn bên thứ ba đăng ký những nhãn hiệu tƣơng tự,

chính điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Chủ sở
hữu nhãn hiệu liên kết đƣợc độc quyền sử dụng dấu hiệu có khả năng phân
biệt cho nhiều loại hàng hóa dịch vụ. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhãn hiệu
liên kết tạo uy tín cho những sản phẩm, dịch vụ mới của doanh nghiệp bởi
nhãn hiệu đã đƣợc biết đến và chiếm đƣợc sự tín nhiệm của ngƣời tiêu dùng.
Ví dụ: Cơ sở Long Thành, 67B Tháp Mười, 54 Nguyễn Xuân Phụng,
phường 2, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh đăng ký các nhãn hiệu liên kết:
Long Thành, Long Thanh, Long Thạnh, Long Thánh, Long Thãnh.

Số bằng: 4-0001697
Ngày cấp: 13/8/1990

Số bằng: 4-0010874
Ngày cấp: 26/01/1994

Số bằng: 4-0010875
Ngày cấp: 26/01/1994

Số bằng: 4-0014600
Ngày cấp: 13/12/1994

Số bằng: 4-0014601
Ngày cấp: 13/12/1994
(nguồn )

- “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng
rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” [9, điều 4.20] nhƣ: Trung Nguyên cho sản
phẩm và dịch vụ bán cà phê; vinamilk cho sữa, … Một số quốc gia phân biệt
hai cấp độ: nhãn hiệu nổi tiếng (well – known mark) là nhãn hiệu đƣợc biết
đến rộng rãi trong phạm vi quốc gia và nhãn hiệu nổi tiếng (famous marks) là

nhãn hiệu đƣợc biết đến rộng rãi trên thị trƣờng quốc tế, mang tính toàn cầu.
Ví dụ: Những nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu có thể kể đến: a) Google (69,7 tỷ
USD); b) Coca- Cola (77,8 tỷ USD)1,

1

/>spx 10.10.2012

22


a)
b)
Nhãn hiệu nổi tiếng thƣờng đƣợc hƣởng sự bảo hộ mạnh hơn. Chẳng
hạn, nhãn hiệu nổi tiếng có thể đƣợc bảo hộ thậm chí khi nhãn hiệu đó không
đƣợc đăng ký (hoặc chƣa bao giờ đƣợc sử dụng) trên một lãnh thổ cụ thể.
Hơn nữa, trong khi nhãn hiệu đƣợc bảo hộ nhằm chống lại các nhãn hiệu
tƣơng tự gây nhầm lẫn chỉ khi chúng đƣợc dùng cho các sản phẩm trùng hoặc
tƣơng tự, còn nhãn hiệu nổi tiếng đƣợc bảo hộ nhằm chống lại các nhãn hiệu
tƣơng tự gây nhầm lẫn ngay cả khi chúng đƣợc dùng cho các sản phẩm không
cùng loại nếu thỏa mãn một số điều kiện cụ thể.
1.1.1.4. Xác lập quyền đối với nhãn hiệu
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là bƣớc đầu tiên
để chủ thể quyền đƣợc hƣởng quyền và lợi ích phát sinh từ quyền sở hữu
nhãn hiệu. Căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu đƣợc phát sinh trên cơ sở
quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục SHTT cho ngƣời nộp đơn đăng ký
nhãn hiệu hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo ĐƢQT mà Việt Nam là thành
viên; “... đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu xác lập trên cơ sở sử
dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký” [8, điều 6.3a]. Nhƣ vậy, theo quy
định thì quyền SHCN đối với nhãn hiệu đƣợc xác lập thông qua các hình thức

sau:
- Xác lập trên cơ sở đơn xin cấp văn bằng bảo hộ.
- Xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng.
Ngoài ra, quyền SHCN đối với nhãn hiệu còn đƣợc xác lập thông qua
các hình thức nhƣ hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu hoặc thông qua
quan hệ thừa kế.
Hiện tại ở Việt Nam đang sử dụng phổ biến hình thức xác lập quyền
SHCN đối với nhãn hiệu trên cơ sở đơn xin cấp văn bằng bảo hộ. Hình thức
này đƣợc chia thành hai trƣờng hợp:
23


- Đăng ký nhãn hiệu trong nƣớc.
- Đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
1.1.2. Khái quát chung về tên thương mại
1.1.2.1. Khái niệm tên thương mại
Với cụm từ “Tên thương mại” đây không phải là một thuật ngữ xa lạ đối
với nhiều cá nhân, tổ chức. Song để hiểu thế nào là tên thƣơng mại, chắc hẳn
một số ngƣời sẽ còn đặt nhiều câu hỏi. Sau đây là một số cách hiểu về tên
thƣơng mại:
* Thứ nhất, tên thương mại theo cách hiểu trong thực tế
Tên gọi của một doanh nghiệp thƣờng đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến
một cách ngắn gọn, ví dụ “Hoàng Anh Gia Lai”, “Thiên Phú”, “Công tử Bạc
Liêu”, ... mà ít ai biết đƣợc tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp đó cũng nhƣ
phân biệt đƣợc đâu là “tên thƣơng mại”, đâu là “tên doanh nghiệp”, và đây
chính là điểm đã và đang gây tranh cãi, vì liệu các cơ quan chức năng có cách
hiểu giống nhƣ vậy không? Nhiều ngƣời vẫn nhầm lẫn tên thƣơng mại là tên
doanh nghiệp và ngƣợc lại, vì cùng là tên gọi của chủ thể kinh doanh. Mặt
khác, tên thƣơng mại cũng thƣờng bị nhầm lẫn với nhãn hiệu trong trƣờng
hợp tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ nhãn hiệu. Bởi thế, theo cách hiểu thông

thƣờng, tên thƣơng mại dễ trùng và nhầm lẫn với tên doanh nghiệp, nhãn
hiệu.
Theo cách hiểu trong thực tế, tên thƣơng mại có thể hiểu là tên gọi (đó
có thể là tên chủ doanh nghiệp, công ty, tên viết tắt của doanh nghiệp, công
ty...) nhằm phân biệt các chủ thể kinh doanh (bao gồm cả cá nhân, pháp nhân,
hộ gia đình, tổ hợp tác có đăng ký kinh doanh).
* Thứ hai, tên thương mại từ góc độ pháp lý
Tên thƣơng mại đƣợc đề cập trong các văn bản hiện hành:
Luật Doanh nghiệp 2005, tên thƣơng mại không đƣợc quy định cụ thể
nhƣng lại có mối liên hệ chặt chẽ giữa “tên thương mại” và tên doanh nghiệp
khi đƣa ra cụm từ “tên riêng”.
24


- “Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ
số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.” [12, điều 31.1]
Luật Thƣơng mại 2005 cũng không quy định về tên thƣơng mại nhƣng
lại đề cập đến tên “thương nhân”, điều này cho thấy cũng có mối liên hệ chặt
chẽ với tên thƣơng mại vì có hoạt động kinh doanh và có đăng ký kinh doanh.
- “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký
kinh doanh” [11, điều 6.1].
Nhìn chung cả hai Luật này đều không định nghĩa thế nào là tên thƣơng
mại.
Trong khi đó, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã đƣa ra khái niệm khá đầy đủ
về tên thƣơng mại nhƣ sau:
“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt
động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể

kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. [9, điều 4.21]
Luật này đã đề cập đến cụm từ “lĩnh vực kinh doanh” và “khu vực kinh
doanh”. Theo đó, “lĩnh vực kinh doanh” có thể hiểu nhƣ một mảng của nền
kinh tế, các chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình
để thu lợi nhuận nhƣ lĩnh vực du lịch, vận chuyển, lĩnh vực may mặc, lĩnh vực
sản xuất đồ gia dụng, nội thất. “Khu vực kinh doanh” là khu vực địa lý nơi
chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. Nhƣ vậy,
khu vực kinh doanh có thể nằm trong phạm vi một tỉnh/thành, một vùng hay
vƣợt ra ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia. Điều này hoàn toàn phụ thuộc
vào việc thúc đẩy hoạt động mở rộng thị trƣờng kinh doanh của chủ thể kinh
doanh đến đâu. Cụ thể nhƣ chiến lƣợc mở rộng tiếp thị, quảng cáo, mở các chi
nhánh hay các văn phòng đại diện hoặc sáp nhập giữa các chủ thể kinh doanh
để trở thành các tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh trên toàn thế giới.
* Thứ ba, tên thương mại theo những cách hiểu khác
25


×