Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tóm tắt luận văn nghiên cứu hoạt động nội thương tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.74 KB, 24 trang )

MỞ DẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thương mại nói chung và nội thương nói riêng là một trong những hoạt
động dịch vụ quan trọng nhất của nền kinh tế. Một xã hội không có thương mại thì
mọi hoạt động sản xuất bị ngừng trệ và những nhu cầu của con người không được
đáp ứng. Trong đó có bộ phận vô cùng quan trọng là thị trường trong nước do
ngành nội thương đảm nhận. Sự phát triển của nội thương sẽ phản ánh được phần
nào tiềm lực kinh tế và sự thịnh vượng của một quốc gia. Trong bối cảnh các quốc
gia phải phụ thuộc về kinh tế vào nhau nhiều hơn thì vai trò của thị trường nội địa
lại càng quan trọng. Nó được ví là “cái phao” của nền kinh tế mỗi khi kinh tế toàn
cầu có biến động. Trong những năm qua, đặc biệt từ sau Đổi mới (1986), ngành
thương mại nói chung và nội thương nói riêng của nước ta đã có những bước
chuyển biến quan trọng.
Quảng Ninh nằm trong VKTTĐPB, tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng –
nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa
trên thị trường diễn ra với cường độ cao, đặc biệt là khu vực thành phố và khu vực
biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Với những lợi thế về vị trí địa chính trị của
mình, hoạt động nội thương tỉnh Quảng Ninh đã phát triển từ rất sớm. Nó không
chỉ có tác động tới kinh tế của tỉnh mà còn ảnh hưởng tới lượng hàng hóa lưu
thông trong vùng và cả nước. Đứng trước yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa cùng quá trình hội nhập kinh tế, hoạt động nội thương của tỉnh đã có
những bước chuyển mình đáng kể. Tuy nhiên, nó cũng không thể tránh khỏi
những khó khăn và những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, nghiên cứu về hoạt
động nội thương tỉnh Quảng Ninh dưới góc độ địa lý là cần thiết nhằm đánh giá
đúng tiềm năng, lợi thế và hiện trạng phát triển của hoạt động nội thương của tỉnh
hiện nay. Với mong muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về quê hương Quảng Ninh, tác
giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hoạt động nội thƣơng tỉnh Quảng Ninh”
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ.
2. Lịch sử nghiên cứu
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về thương mại, trong đó có
hoạt động nội thương. Đề cập tới cơ sở lí luận về nội thương, trước hết phải kể tới


“Giáo trình kinh tế thương mại” của Đặng Đình Hào và Hoàng Đức Thân [5].
Trong giáo trình “Địa lý kinh tế - xã hội đại cương” [20] của tác giả Nguyễn Minh
Tuệ (chủ biên) cũng đã đề cập tới những nội dung căn bản nhất của nội thương ở
chương IV. Gần đây, tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (đồng chủ biên) đã
phân tích rất cụ thể về phương diện của địa lý học thương mại, trong đó có hoạt
động nội thương trong cuốn “Địa lý dịch vụ” – tập 2 [23].
Đề cập tới riêng hoạt động nội thương cũng có nhiều công trình nghiên cứu
về vấn đề này của các tác giả ở Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Công thương.
1


Nghiên cứu “Giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ văn minh hiện đại ở nước
ta” [13] của tác giả Phạm Hữu Thìn đã đề cập tới các loại hình bản lẻ mới được
hình thành và phát triển ở nước ta cùng các đặc trưng của các loại hình này (chủ
yếu là siêu thị và trung tâm thương mại). Tiếp theo là các nghiên cứu của Viện
thương mại như “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay” [27] và “Giải pháp phát triển các mô hình kinh doanh
chợ” [1]. Bên cạnh đó, các luận văn thạc sĩ trong thời gian gần đây cũng đã tiến
hành nghiên cứu hoạt động này trên phạm vi nhỏ hơn, tiêu biểu là đề tài Địa lý
thương mại tỉnh Phú Thọ (Đinh Phương Liên, 2013) [6].
Bàn về thương mại Quảng Ninh nói chung và hoạt động nội thương nói
riêng chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Lịch sử phát triển thương mại Quảng
Ninh đã được tổng hợp và đúc kết trong cuốn “Địa chí Quảng Ninh” [15] với
những nét đặc sắc và nổi bật nhất. Các báo cáo hàng năm của Sở Công thương tỉnh
Quảng Ninh về các lĩnh vực của thương mại.
Ngành thương mại nói chung và hoạt động nội thương nói riêng được
nghiên cứu và công bố trên nhiều tài liệu khoa học. Đây là nguồn thông tin quý
báu, khá chi tiết về cơ sở lí luận cũng như các nội dung nghiên cứu thực tiễn. Trên
cơ sơ tham khảo tổng quan kết hợp với thực địa, khảo sát địa bàn tỉnh Quảng
Ninh, tác giả đã phân tích, tổng hợp để hoàn thành đề tài “Nghiên cứu hoạt động

nội thƣơng tỉnh Quảng Ninh”.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn đề tài
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở đúc kết những vấn đề lý luận và thực tiễn về ngành thương mại
nói chung và hoạt động nội thương nói riêng dưới góc độ địa lý học, đề tài có mục
tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng hoạt động nội thương ở tỉnh
Quảng Ninh. Từ đó, đề xuất những giải pháp phát triển hoạt động nội thương một
cách hợp lí, hiệu quả theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ
chủ yếu sau:
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động nội thương dưới
góc độ địa lý học, vận dụng nghiên cứu vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nội thương ở tỉnh Quảng Ninh.
- Phân tích thực trạng hoạt động nội thương ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2005 – 2013.
- Đề xuất giải pháp góp phần phát triển hoạt động nội thương của tỉnh Quảng
Ninh trong giai đoạn tới.
3.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
2


- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập nghiên cứu hoạt động nội thương dưới
góc độ địa lý học với một số nội dung sau:
+ Tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
hoạt động nội thương.
+ Phân tích thực trạng hoạt động nội thương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Về lãnh thổ nghiên cứu: luận văn chủ yếu nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh,
có chú ý tới sự phân hoá theo thành phố, huyện, thị xã. Bên cạnh đó, luận văn có
chú ý tới sự so sánh với một số tỉnh, thành phố lân cận.

- Về thời gian nghiên cứu: sử dụng số liệu thống kê của Tổng cục thống kê và
các cơ quan chức năng trong khoảng 9 năm trở lại đây (từ năm 2005 tới 2013), bổ
sung cập nhật một số chỉ tiêu tới năm 2014.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm
4.1.1. Quan điểm tổng hợp
Sự phát triển của hoạt động nội thương nằm trong sự phát triển của ngành
thương mại và một tổng thể lớn hơn là toàn bộ nền kinh tế. Nội thương, hay rộng
hơn là ngành thương mại, có vai trò cầu nối mật thiết giữa sản xuất với tiêu dùng
và giữa các ngành kinh tế. Vì vậy, khi nghiên cứu về sự phát triển và phân bố của
hoạt động nội thương cần chú ý mối quan hệ và tác động tổng hợp của nhiều yếu
tố kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó cần chú ý tới các yếu tố tự nhiên tác động tới quá
trình xây dựng và quy hoạch một số hệ thống bán lẻ hàng hóa, gián tiếp tạo nên
các lợi thế về hàng hóa và sản phẩm của tỉnh.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Hệ thống ngành thương mại bao gồm hai hoạt động nội thương và ngoại
thương. Sự phát triển của hoạt động nội thương nói chung bị chi phối bởi nhiều
yếu tố và có quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau với các hoạt động kinh tế
khác. Vì vậy, khi nghiên cứu thực trạng nội thương ở tỉnh Quảng Ninh cần chú ý
tới sự phát triển tổng thể kinh tế - xã hội trên địa bàn cũng như trong vùng và cả
nước; mối quan hệ giữa nội thương và các ngành kinh tế khác.
4.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí quan trọng, thuộc vùng Trung du miền núi
Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (VKTTĐPB). Vị trí địa đầu tổ quốc tiếp
giáp nhiều tỉnh, thành phố, vịnh Bắc Bộ, có đường biên giới với tỉnh Quảng Tây
(Trung Quốc) và 2 huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô. Vị trí địa lý của tỉnh Quảng
Ninh mang tính tác động liên vùng, có vai trò quan trọng trong VKTTĐPB. Điều
này không chỉ có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung mà
nó còn mang lại cho hoạt động nội thương của tỉnh nhiều lợi thế và những nét
khác biệt so với các địa phương khác trên cả nước.

4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
3


Các vấn đề kinh tế - xã hội luôn có sự phát triển, vận động và biến đổi
không ngừng. Vì vậy, khi nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và hoạt động nội thương nói riêng đòi hỏi phải nhìn nhận trong sự phát
triển theo thời gian gắn với quá khứ và định hướng tương lai. Quảng Ninh là một
tỉnh có hoạt động trao đổi hàng hóa diễn ra sớm và trải qua nhiều giai đoạn gắn
với những bước thăng trầm trong lịch sử phát triển đất nước. Khi nghiên cứu về
hoạt động nội thương, ta cần xem xét tới sự phát triển qua các thời kì để thấy rõ
được sự thay đổi trong từng giai đoạn cụ thể.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Sự phát triển hoạt động nội thương trong chừng mực nhất định sẽ có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Song cần quan tâm, xem xét trong mối
quan hệ với các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, du lịch,.. và các yếu tố
xã hội (việc làm, môi tường,..) sao cho đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế
- xã hội – môi trường.
4.2. Phƣơng pháp
4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu
4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
4.2.3. Phương pháp thực địa
4.2.4. Phương pháp bản đồ, GIS
4.2.5. Phương pháp chuyên gia
5. Đóng góp của đề tài
- Kế thừa và làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động nội thương.
- Làm rõ được những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động nội thương tỉnh Quảng Ninh, đưa ra bức tranh hoạt động nội thương,
các hình thức tổ chức lãnh thổ của chúng giai đoạn 2005 – 2013 và năm 2014.
- Từ nghiên cứu của mình, đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển

bền vững của hoạt động nội thương ở tỉnh Quảng Ninh trong tương lai.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày
trong 139 trang, sử dụng 9 biểu đồ, 13 bảng số liệu, 4 bản đồ, 11 phụ lục và các
tranh ảnh minh họa.
Phần nội dung được sắp xếp logic, khoa học thành 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động nội thương
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng hoạt động nội thương tỉnh
Quảng Ninh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động nội thương tỉnh
Quảng Ninh tới năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG NỘI THƢƠNG
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm
“Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh
vực phân phối và lưu thông hàng hóa trong một quốc gia. Hoạt động trao đổi
hàng hóa ra khỏi biên giới quốc gia được gọi là ngoại thương”. [23]
Nội thương (hay thương mại nội địa, buôn bán trong nước) là hoạt động trao
đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ bên trong một quốc gia
TMBLHH & DTDVTD là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ doanh thu
hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đã bán ra thị trường của các cơ sở sản xuất
kinh doanh, bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa của các cơ sở kinh doanh thương
nghiệp, doanh thu bán lẻ sản phẩm của cơ sở sản xuất và nông dân trực tiếp bán ra
thị trường, doanh thu khách sạn, nhà hàng, doanh thu du lịch lữ hành, doanh thu
dịch vụ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các dịch vụ khác do các tổ chức và cá nhân

kinh doanh, phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. [23]
1.1.2. Vai trò, chức năng của ngành nội thƣơng
1.1.2.2. Vai trò
Thương mại nói chung và nội thương nói riêng là điều kiện thúc đẩy sản
xuất hàng hóa phát triển. Thông qua hoạt động buôn bán trên thị trường, nhà sản
xuất cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc và tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Đối
với người tiêu dùng, hoạt động nội thương không những đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của họ mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. Điều đó đảm
bảo cho quá trình sản xuất xã hội được bình thường, thúc đẩy tái sản xuất mở
rộng, lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong nước được thông suốt.
1.1.2.2. Chức năng
- Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nước.
- Thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, góp phần tăng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng
trong nước.
- Nội thương thực hiện chức năng chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa
và dịch vụ.
1.1.3. Đặc điểm
- Phát triển trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nước dựa trên nền kinh tế
nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lí của Nhà nước.
- Tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theo quy luật kinh tế thị trường và theo
pháp luật

5


1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động nội thƣơng
1.1.4.1. Vị trí địa lý
Những lợi thế về vị trí địa lý là định hướng phát triển có lợi nhất trong phân
công lao động quốc tế và xây dựng mối quan hệ giao lưu, trao đổi hàng hóa và
dịch vụ. Vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của hoạt động nội

thương nói riêng và thương mại nói chung của một quốc gia, một vùng hay một
địa phương, là cơ hội không nhỏ để chia sẻ những lợi thế giúp tham gia quá trình
hội nhập sâu, rộng và đón nhận nhiều cơ hội để phát triển, nguồn hàng hóa và dịch
vụ trở nên đa dạng và phong phú hơn.
1.1.4.2. Kinh tế - xã hội
a. Trình độ phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhân tố quyết định quy
mô của thị trường nội địa, thúc đẩy hoặc kìm hãm nhu cầu trao đổi hàng hóa và
dịch vụ. Quy mô và trình độ sản xuất có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các
hình thức trao đổi, mua bán và phương thức kinh doanh hàng hóa.
b. Dân cƣ – lao động
Dân cư – lao động vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu thụ. Quy
mô và gia tăng dân số là động lực để phát triển thị trường nội địa. Chất lượng cuộc
sống dân cư có tác dụng thay đổi thói quen tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng. Phân
bố dân cư và mạng lưới điểm quần cư quyết định sự có mặt các loại hình bán lẻ và
mức độ năng động của thị trường nội địa.
c. Khoa học – công nghệ
Khoa học – công nghệ có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh
nghiệp. Việc chế tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao, giá thành hạ, theo đời
sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và bán hàng. Mặt
khác, việc ứng dụng những tiến bộ mới của khoa học – công nghệ trong hoạt động
thương mại cũng làm thay đổi nhanh chóng phương thức và cung cách phục vụ.
d. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng không nhỏ trong việc thực hiện khả năng giao
lưu, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thông tin giữa các bên trong hoạt động thương
mại nói chung và nội thương nói riêng. Trong đó, các yếu tố về giao thông vận
tải, thông tin giúp quá trình trao đổi, liên lạc giữa các quốc gia, các vùng trở nên
dễ dàng, thuận tiện, thường xuyên, liên tục. Sự ra đời và phát triển của mạng viễn
thông quốc tế đã tạo bước tiến vượt bậc cho ngành thương mại.
e. Đƣờng lối chính sách, điều kiện chính trị và xu thế hội nhập

Đường lối chính sách là kim chỉ nam cho sự phát triển của một quốc gia.
Một quốc gia có đường lối chính sách phù hợp, các yếu tố chính trị và pháp luật ổn
định, rõ ràng, minh bạch sẽ là đòn bẩy, mở đường cho hoạt động trao đổi hàng
hóa, dịch vụ trở nên đơn giản, nhanh chóng và mở rộng thị trường.
6


1.1.4.3. Nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Các nhân tố tự nhiên cũng góp phần định hướng sản xuất, từ đó ảnh hưởng
phần nào tới cơ cấu hàng hóa trên thị trường. Ngày nay, việc duy trì môi trường tự
nhiên, bảo vệ môi trường để có môi trường sinh thái bền vững trong tất cả các lĩnh
vực được cả xã hội quan tâm.
1.1.5. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ hoạt động nội thương vận dụng cấp tỉnh
Các HTTCLT trong ngành nội thương rất đa dạng và phong phú, trong đó có
cả hình thức truyền thống (cửa hàng bán lẻ, chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa)
và hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, thương mại điện tử,..). Trong đề tài,
tập trung phân tích các HTTCLT phổ biến nhất ở cấp tỉnh là cửa hàng bán lẻ, siêu
thị, TTTM và hội chợ triển lãm.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tổng quan về hoạt động nội thƣơng Việt Nam
1.2.1.1. Quy mô thị trƣờng trong nƣớc phát triển mạnh
TMBLHH & DTDVTD của nước ta tăng nhanh và liên tục, từ 480,3 nghìn
tỷ (năm 2005) lên 2615,2 nghìn tỷ đồng (gấp 5,4 lần năm 2005). Mức bán lẻ có tốc
độ tăng khá nhanh cũng kéo theo mức bán lẻ bình quân đầu người của nước ta
cũng tăng nhanh từ 5,8 triệu đồng/người/năm lên 29,1 trệu đồng (năm 2013). Điều
này chứng tỏ sức mua của thị trường nội địa là rất lớn, nó phản ánh sự phát triển
của kinh tế, chất lượng cuộc sống của dân cư và nhu cầu tiêu dùng của người dân
không ngừng được tăng lên.
1.2.1.2. Hoạt động nội thƣơng thu hút sự tham gia của nhiều ngành và nhiều
thành phần kinh tế

Có thể thấy được cơ cấu TMBLHH & DTDVTD của nước ta có sự thay đổi.
Tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm từ 12,9% (năm 2005) xuống
còn 10.9% (năm 2013). Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước có sự tăng lên mạnh mẽ,
chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu (83.3% lên 85,2%), Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài chỉ tham gia thị trường bán lẻ từ năm 1994 nhưng ngày càng đóng góp
nhiều hơn vào tổng mức bán lẻ của toàn xã hội (chiếm 3,9% năm 2013).
Trong cơ cấu TMBLHH & DTDVTD thì bán lẻ luôn là ngành mang lại giá
trị nhiều nhất với hơn 70% giá trị. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các hệ
thống bán lẻ hàng hóa trên thị trường trong việc tạo ra sự tăng trưởng của tổng
mức bản lẻ hàng hóa. Bên cạnh đó, nguồn thu từ các dịch vụ ăn uống, lưu trú và
du lịch cũng đang có xu hướng tăng lên (với tổng tỉ trọng là 26,3% năm 2013).
1.2.1.3. Hình thành một thị trƣờng thống nhất trên cả nƣớc nhƣng lại diễn ra
không đều theo lãnh thổ
Có thể thấy được sức mua và mức sôi động của thị trường bán lẻ có sự
phân hóa khá rõ nét theo vùng. Thị trường vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh
nhất với 34,1% tổng mức bán lẻ của cả nước, tiếp đến là thị trường vùng Đồng
7


bằng sông Hồng (20,7%), Đồng bằng sông Cửu Long (18,3%). Các thị trường
kém phát triển nhất là Tây Nguyên (4,6%) và Bắc Trung Bộ (6,5%). Bên cạnh
đó, TMBLHH & DTDVTD bình quân đầu người còn có sự phân hóa sâu sắc hơn
nữa giữa các vùng.
1.2.1.4. Các hình thức tổ chức lãnh thổ của hoạt động nội thƣơng
Các HTTCLT hoạt động nội thương của nước ta hiện nay rất phong phú, đa
dạng nhưng chủ yếu là chợ, siêu thị và TTTM. Trên phạm vi cả nước có 8546 chợ
bao phủ thị trường cả nước, tuy nhiên lại có sự phân hóa theo lãnh thổ. Hệ thống
siêu thị và TTTM phát triển mạnh từ thập niên 90 và hiện nay đã có mặt ở hầu hết
các vùng kinh tế với 724 siêu thị và 132 TTTM. Tuy nhiên, hình thức này tập
trung chủ yếu tại các đô thị với số lượng lớn.

1.2.2. Tổng quan hoạt động nội thƣơng Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
1.2.2.1. Quy mô thị trƣờng nội địa
Trong bốn vùng kinh tế trọng điểm, VKTTĐPB có hoạt động nội thương sôi
động hơn hẳn so với VKTTĐMT và VKTTĐVĐBSCL nhưng chỉ bằng 53,1% so
với VKTTĐPN. TMBLHH & DTDVTD của vùng có có tốc độ tăng tương đối
nhanh từ 44,8 nghìn tỷ đồng – năm 2005 lên 512,4 nghìn tỷ năm 2013 (tăng 6,2
lần). Đồng thời tỉ trọng tỉ trong đóng góp của vùng trong tổng mức bán lẻ của cả
nước cũng có xu hướng tăng lên và đạt 19,6% (năm 2013). Hoạt động nội thương
trong vùng có sự phân hóa rõ rệt theo lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở Hà Nội (60,0%
toàn vùng), Hải Phòng (12,2%) và Quảng Ninh (8,5%).
1.2.2.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ hoạt động nội thƣơng của vùng
Hầu hết các tỉnh trong VKTTĐPB thuộc vùng ĐBSH, có thủ đô ngàn năm
văn hiến, hoạt động buôn bán trên bến dưới thuyền có điều kiện hình thành và phát
triển từ rất sớm. Điều này là điều kiện cho vùng phát triển các hệ thống bán buôn,
bán lẻ từ truyền thống tới hiện đại rất đa dạng, mật độ dày đặc và có khả năng bao
phủ thị trường tốt.
Bảng 1.1. Số lƣợng chợ, siêu thị và TTTM ở các tỉnh trong VKTTĐPB
năm 2013 [19]
Tỉnh, Thành phố
Chợ
Siêu thị
TTTM
VKTTĐPB
1151
149
30
% so với cả nước
13,5%
20,6%
22,7


8


CHƢƠNG 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NỘI THƢƠNG TỈNH QUẢNG NINH
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG NỘI THƢƠNG
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Quảng Ninh nằm trong VKTTĐPB, là một trong những cửa ngõ ở phía biển
Đông với thế giới là cơ hội để Quảng Ninh tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn.
Vị trí đầu mút chiến lược của hai hành lang kinh tế trong khuôn khổ hợp tác “Hai
hành lang, một vành đai” giữa Việt Nam và Trung Quốc cùng với các chương trình
hợp tác Trung Quốc - ASEAN có thể mang lại cho Quảng Ninh nhiều cơ hội phát
triển. Nhìn chung Quảng Ninh có vị trí cửa ngõ, độc đáo, lợi thế rất đặc biệt đã
trực tiếp thúc đẩy thương mại của tỉnh phát triển sớm. Hoạt động nội thương diễn
ra sôi động, cơ chế mua bán thông thoáng, có sự gắn bó mật thiết với khu vực
trung du, đồng bằng Bắc Bộ và đất nước láng giềng Trung Quốc. Vị trí đặc biệt
còn góp phần tạo nên những sản phẩm khác biệt mang thương hiệu Quảng Ninh ở
thị trường trong nước và quốc tế.
2.1.2. Kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu GDP theo ngành
Quảng Ninh là một tỉnh có quy mô GDP khá lớn và tốc độ tăng trưởng kinh
tế thuộc loại cao so với cả nước. Nếu năm 2005, quy mô GDP chỉ đạt 12633 tỉ
đồng và tăng lên nhanh chóng đạt hơn 70580 tỉ đồng năm 2013. GDP của tỉnh
Quảng Ninh luôn đứng đầu tiểu vùng Đông Bắc, chiếm trên 20% tổng GDP của
toàn vùng. Cùng với đó là tốc độ tăng trưởng GPD bình quân cả giai đoạn đạt
11,2%. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại nói chung và
hoạt động nội thương của tỉnh nói riêng thông qua sự tăng lên nhanh chóng của
lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người

dân trong tỉnh những năm gần đây.
Quảng Ninh đã và đang thực hiện tốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
khẳng định thế mạnh về công nghiệp và du lịch, đa dạng hóa các hoạt động sản
xuất kinh doanh, các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ (tỉ lệ tương
ứng là 5,7% - 43,8% - 50,5% năm 2013). Chính điều đó đã tạo nên sự thay đổi cơ
cấu và chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thị trường nội địa.
2.1.2.2. Sự phát triển của các ngành kinh tế
Lượng hàng hóa và dịch vụ trao đổi trên thị trường ở địa bàn tỉnh được cung
cấp từ nhiều nguồn khác nhau (cả trong nước và nguồn hàng nhập khẩu) nhưng
đóng vai trò chủ đạo vẫn là thuộc về vai trò của các ngành kinh tế trong tỉnh. Với
sự khác biệt về thế mạnh của mình, các ngành kinh tế đã tạo nên những mặt hàng
đặc trưng trên thị trường, mang đậm dấu ấn Quảng Ninh.
9


- Trong cơ cấu ngành công nghiệp thì công nghiệp khai thác than giữ vai trò
chủ đạo chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Công nghiệp chế biến là ngành cung cấp
các mặt hàng chính trong hệ thống bán buôn, bán lẻ trên thị trường với các sản
phẩm chủ yếu như thủy sản đông lạnh, hàng thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí.
- Nông – lâm - ngư nghiệp có vai trò cung cấp nguồn hàng nông sản tại các
chợ là chủ yếu từ các huyện, thị có thế mạnh về nông nghiệp như TX. Quảng Yên,
huyện Đông Triều, Hải Hà, Đầm Hà,.. Trong đó, nổi bật là sản phẩm cây công
nghiệp, cây ăn quả, thủy sản và chăn nuôi.
- Quảng Ninh là tỉnh có lịch sử phát triển du lịch từ lâu đời với nhiều khu du
lịch di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh: Hạ Long – Cát Bà, Móng Cái – Trà Cổ,
Đông Triều – Uông Bí – Quảng Yên và Vân Đồn. Khách du lịch và doanh thu du
lịch không ngừng tăng lên. Điều này đòi hỏi nhu cầu lớn về hàng hóa và dịch vụ.
Đặc biệt hệ thống chợ, siêu thị và trung tâm thương mại cũng là một địa điểm
tham quan, mua sắm của khách du lịch trong và ngoài nước khi tới Quảng Ninh.
Doanh thu từ du lịch đóng góp khoảng 5% cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh

thu dịch vụ tiêu dùng hàng năm của tỉnh.
2.1.2.3. Dân cƣ, dân tộc và sự phân bố
- Dân số của Tỉnh hiện nay là 1202,9 nghìn người người (năm 2013), tốc độ
tăng dân số ở mức 0,82%, (thấp hơn mức trung bình cả nước). Mật độ dân số của
Quảng Ninh năm 2013 là 197 người/km² (đứng thứ 39/63 tỉnh/thành cả nước) và có
sự phân bố không đều và có sự phân hóa rõ nét giữa hai tiểu vùng Đông – Tây. Khu
vực miên Tây với sự tập trung dân cư đông đúc, từ lâu đời nên số lượng và mật độ
chợ ở đây lớn hơn khu vực miền Đông. Đồng thời đây cũng là nơi tập trung hầu hết
các siêu thị, trung tâm thương mại và hệ thống cửa hàng bán lẻ với mật độ dày đặc.
- Quảng Ninh có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống. Các dân tộc ở Quảng
Ninh tập trung sinh sống ở những địa bàn có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
khác nhau nên đã hình thành những nét văn hóa, phong tục tập quán đa dạng và chi
phối trình độ văn hóa. Chính điều này đã có tác động không nhỏ tới thói quen tiêu
dùng, tới hình thành, phát triển các chợ. Đặc biệt ở những vùng có đồng bào dân tộc
ít người sinh sống thì chợ ở đó lại có những nét văn hóa khác biệt.
- Là một tỉnh công nghiệp – dịch vụ nên tỉ lệ dân thành thị ở Quảng Ninh khá
cao, đạt 61,6% (năm 2013), cao gần 2 lần mức trung bình cả nước (32,2%), đứng
thứ 5 cả nước. Hệ thống đô thị này đã, đang và sẽ là động lực chính, là hạt nhân cho
sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và hoạt động nội thương nói riêng, làm tăng
số lượng, thay đổi về quy mô, cơ cấu, chất lượng hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn.
Đặc biệt là các đô thị, nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện về sơ sở hạ tầng, sẽ là điều
kiện hình thành mạng lưới chợ dày đặc, cùng với siêu thị và TTTM.

10


2.1.3.4. Mức sống dân cƣ
Trong cả giai đoạn 2005 – 2013, GDP bình quân của tỉnh có sự thay đổi
nhanh chóng, cùng với đó là sự tăng lên về GDP bình quân và mức thu nhập bình
quân đầu người. Nếu như năm 2005 thu nhập bình quân đầu người của tỉnh theo

12 tháng là 9,2 triệu đồng thì đến 2013 đã đạt 36,6 triệu đồng. Tính riêng năm
2012, thu nhập bình quân một tháng của nhân dân tỉnh Quảng Ninh là 2,8 triệu
đồng trong khi cả nước ở mức 2 triệu đồng/người/tháng và mức thu nhập trung
bình của nhóm cao nhất lên tới 6.1 triệu đồng. Tuy nhiên, mức thu nhập có sự
chênh lệch khá lớn giữa các nhóm và giữa thành thị - nông thôn.
Đời sống nhân dân ngày càng cao đã thúc đẩy nhu cầu mua sắm, tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên, thu nhập của người dân có sự phân hóa
tương đối rõ sẽ là nhân tố phân khúc thị trường nội địa và sự thay đổi trong thói
quen tiêu dùng.
2.1.2.5. Cơ sở hạ tầng
Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tuyến giao thông
quan trọng chạy qua như QL18, QL10, QL4B, QL18C, đường cao tốc Hà Nội –
Hạ Long – Móng Cái, Hạ Long – Hải Phòng (quy hoạch), đường sắt Kép – Hạ
Long, có cảng biển tổng hợp và chuyên dùng. Sự phân bố của mạng lưới đường bộ
sẽ quyết định mức độ tập trung của các hệ thống phân phối trong tỉnh. Những nơi
có hệ thống giao thông phát triển, mật độ giao thông dày đặc là nơi tập trung dân
cư với mức độ cao, hình thành các đô thị, khu dân cư là những nhân tố thu hút đầu
tư, lựa chọn địa điểm của các cửa hàng bán lẻ, địa điểm hình thành hệ thống chợ,
siêu thị và TTTM. Hệ thống cấp điện, nước không chỉ là cần thiết cho sản xuất mà
còn đảm bảo cho hệ thống phân phối hoạt động bình thường, đặc biệt là các hệ
thống chợ, siêu thị và TTTM quy mô lớn.
2.1.2.6. Vốn đầu tƣ
2.1.2.7. Khoa học – công nghệ
2.1.2.8. Chính sách và xu thế phát triển
2.1.3. Nhân tố tự nhiên
Bên cạnh các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng mang tính chất quyết
định thì các nhân tố tự nhiên cũng có những ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình
thành, phát triển hoạt động nội thương. Đây là cơ sở cho việc hình thành dải đô
thị, các trung tâm thương mại và dịch vụ đầu tiên của tỉnh. Đồng thời, các điều
kiện về đất, nguồn nước, khí hậu là điều kiện cho phát triển nông nghiệp, cung

cấp các mặt hàng nông sản trên thị trường của tỉnh.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NỘI THƢƠNG TỈNH QUẢNG NINH
2.2.1. Khái quát lịch sử phát triển
Quảng Ninh có một vị trí cửa ngõ nhiều lợi thế đã tạo cho mình nhiều cơ
hội phát triển hoạt động trao hàng hóa từ rất sớm. Thời nhà Lý mở cảng Vân Đồn
11


(năm 1149) đã mở ra một thời kì mới, thời kì hưng thịnh của thương mại Quảng
Ninh và là tiền đề cho hoạt động thương mại sau này. Mỗi giai đoạn phát triển
đều gắn với những bước thăng trầm của lịch sử dựng nước, đấu tranh giữ nước
của dân tộc.
2.2.2. Vị trí của hoạt động nội thƣơng trong nền kinh tế của tỉnh
Nội thương là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt
động dịch vụ nói riêng, thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng. Và trên thực tế, nội thương
đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong nền kinh tế cả nước nói chung và
tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Bảng 2.1. Vị trí của hoạt động nội thƣơng trong nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Năm
2005
2010
2012
2013
GDP toàn tỉnh (đv: tỷ đồng)
12633
41841
63887
70580
(giá thực tế)
Giá thực tế (tỷ đồng)

1473
4695
6961
8103
Bán
11,7
11,2
10,9
11,5
buôn, Tỷ trọng trong GDP (%)
bán lẻ Tỷ trọng trong kv III (%)
27,2
26,7
26,0
26,2
(Nguồn: Xử lí theo NGTK QN 2014)
2.2.3. Thực trạng hoạt động nội thƣơng
2.2.3.1. Quy mô thị trƣờng nội địa
Trong giai đoạn 2005 – 2013, TMBLHH & DTDVTD của toàn tỉnh đã tăng
lên một cách nhanh chóng từ 10315,6 tỷ đồng lên 43425,4 tỷ đồng và luôn đứng ở
vị trí thứ 3 trong VKTTĐPB (sau Hà Nội, Hải Phòng). Bên cạnh đó, chỉ tiêu về
TMBLHH & DTDVTD bình quân đầu người của Tỉnh cũng có xu hướng tăng và
ở mức cao. Năm 2005, TMBLHH & DTDVTD của toàn tỉnh chỉ có 9,4 triệu
đồng/người/năm đã tăng lên 36,1 triệu đồng vào năm 2013. Hiện nay, mức tiêu
dùng bình quân này của tỉnh đang đứng ở vị trí thứ 2 trong VKTTĐPB (sau Hà
Nội – 43,1 triệu đồng/người/năm) và thứ 9/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Điều
này chứng tỏ hoạt động nội thương trên địa bàn tỉnh diễn ra rất sôi động và khả
năng thanh toán trên thị trường ở mức cao so với các tỉnh thành khác.
Mức độ sôi động của thị trường nội địa có khác biệt giữa các địa phương, tạo
nên sự phân hóa sâu sắc giữa hai tiểu vùng Đông – Tây. Có thể thấy, 6

huyện/thị/TP phía Tây chiếm tới 72,5% TMBL của toàn tỉnh. Trong đó, mức cao
nhất thuộc về TP.Hạ Long với 35,8%. Ngược lại, tiểu vùng phía Đông với 8
huyện/thị/TP nhưng chỉ chiếm 27,5% TMBL toàn tỉnh, trong đó đứng đầu là
TP.Móng Cái (chỉ với 19,4%).
2.2.3.2. Cơ cấu hoạt động nội thƣơng
Trong giai đoạn 2005 – 2013, giá trị từ hoạt động thương mại không ngừng
tăng lên từ 8476 tỷ đồng lên 33704 tỷ đồng, luôn đóng góp từ 70 - 80% giá trị
12


TMBLHH & DTDVTD toàn tỉnh, trong đó bao gồm một số mặt hàng chính được
kinh doanh dưới hai hình thức sở hữu là Nhà nước và ngoài Nhà nước.
a. Cơ cấu theo nhóm hàng
Thị trường bán lẻ là thị
Lương thực, thực phẩm
trường có quan hệ mật thiết nhất
Xăng dầu các loại và nhiên liệu khác
với nhu cầu tiêu dùng của người
19,6
27,4
Gỗ và vật liệu xây dựng
18,9
4,7
dân, nó phản ánh được nhu cầu
6,7 10,3 12,4
Đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình
tiêu dùng, lượng hàng hóa trên thị
Ô tô 12 chỗ trở xuống và phương tiện đi lại
trường và xu hướng tiêu dùng của
Hàng may mặc

người dân. Sự chuyển dịch cơ cấu
Hàng hóa và DV khác
TMBL theo nhóm hàng phán ánh
được phần nào chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn đang dần được
nâng lên.
b. Cơ cấu theo thành phần kinh tế
Khu vực ngoài Nhà nước luôn nắm vai trò chủ đạo và là cơ sở để khai thác,
đẩy mạnh và phát triển hơn nữa tiềm lực ngành nội thương. Trong suốt 9 năm, khu
vực ngoài Nhà nước luôn chiếm trên 50% và năm 2013 là 78,3%. Trong đó, thành
phần kinh tế cá thể chiếm tỉ lệ cao nhất với 51,2%, tiếp theo là thành phần kinh tế
tư nhân (26,5%). Điều này cho thấy người tiêu dùng vẫn giữ thói quen và truyền
thống mua bán tại các chợ (cả nông thôn và thành thị), ở các cửa hàng nhỏ lẻ .Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, chất lượng hàng hóa tại hệ thống cửa hàng bán lẻ
cũng đã được cải thiện, thêm nhiều hình thức kinh doanh mới như cửa hàng
chuyên doanh, cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện ích,… Ngược lại, các loại hình
kinh tế khác (kinh tế Nhà nước, tư nhân) tuy có lợi thế về cơ sở vật chất hiện đại
như siêu thị, TTTM, hệ thống showroom với phương tiện đo lường tương đối
chuẩn, có niêm yết giá, đảm bảo ATVSTP nhưng giá cả hàng hóa thường cao hơn
so với mức trung bình tại các chợ, cửa hàng. Vì vậy, sự lựa chọn của đa số người
tiêu dùng thiên về loại hình bán lẻ truyền thống.
2.2.3.3. Tiêu chí khác
* Tính chất và trình độ phát triển nội thương theo hướng tích cực, hiện đại.
Thương mại hiện đại tuy còn chiếm tỉ trọng nhỏ trên thị trường tỉnh (khoảng 20%)
nhưng cũng đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong phân khúc thị phần, làm cho quá
trình tiêu dùng của thị trường có sự thay đổi đáng kể theo chiều sâu.
* Các kênh lưu thông một số mặt hàng chủ yếu từng bước được hình thành
và củng cố. Quảng Ninh với thế mạnh là các mặt hàng nông – lâm – thủy sản;
hàng công nghiệp (công nghiệp chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí, phụ
tùng,..) nên việc hình thành các kênh lưu thông ổn định cho thị trường trong và
ngoài tỉnh của những mặt hàng này hết sức quan trọng. Đồng thời đây cũng là

13


nhân tố góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trên địa bàn, gắn thị trường của tỉnh
với các tỉnh lân cận.
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) duy trì mức tăng trưởng thấp. Chỉ số giá tiêu
dùng trên thị trường cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng luôn có
những biến động, tuy nhiên con số này dao động không lớn. Trong giai đoạn 2005
– 2013, CPI của Quảng Ninh dao động ở mức trên dưới 1%, luôn thấp hơn mức
trung bình của cả nước và biên độ dao động cũng nhỏ hơn. Điều này phản ánh một
thị trường tương đối ổn định, CPI dao động trong mức có thể chấp nhận được. Chỉ
có riêng năm 2012, chỉ số CPI bị sụt giảm mạnh mẽ rồi lại có xu hướng phục hồi
trở lại vào năm 2013. Sự thay đổi này là do tác động của bức tranh kinh tế toàn
cầu tương đối ảm đạm năm 2012.
2.2.4. Các hình thức tổ chức lãnh thổ hoạt đông nội thương ở tỉnh Quảng Ninh
2.2.4.1. Cửa hàng bán buôn, bán lẻ
Theo thống kê của Sở Công thương Quảng Ninh đến năm 2013, tổng số cửa
hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh là 62386 cửa hàng. Các cửa hàng bán lẻ chủ yếu kinh
doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân như
hàng tạp hóa, cửa hàng ăn uống, kinh doanh thực phẩm, hàng tiêu dùng. Ngoài ra,
Quảng Ninh là tỉnh có thế mạnh về các sản phẩm về vật liệu xây dựng như xi
măng, gạch ngói, đá xây dựng, đá ốp lát cùng các sản phẩm gốm sứ khác. Trên
toàn địa bàn tỉnh, số lượng các cửa hàng VLXD chiếm 6.4% tổng số cửa hàng.
Tuy nhiên, sự phân bố các cửa hàng lại không đồng đều giữa các khu vực
trên toàn tỉnh. Có tới 73.6% các cửa hàng tập trung tại dải 4 đô thị và thị xã ven
biển từ Đông Triều tới Cẩm Phả. Tương phản với mật độ của hàng dày đặc tại các
đô thì thì chỉ có 26.4% số đó phân bố tại các huyện thị nhằm đáp ứng nhu cầu của
dân cư.
2.2.4.2. Hệ thống chợ
a. Số lượng và quy mô chợ

Từ năm 2005 tới nay, số lượng chợ trên địa bàn tỉnh tăng lên đáng kể từ 126
chợ lên 138 chợ (năm 2013). Số lượng chợ của Tỉnh hiện nay đang đứng ở vị trí
thứ 27/63 tỉnh, thành trên cả nước. Tuy nhiên, chủ yếu là chợ hạng III (72,4%),
chợ hạng I và II có xu hướng tăng nhưng tỉ trọng còn nhỏ (13% mỗi loại). Sự gia
tăng về số lượng chợ tập trung ở các khu đô thị trên địa bàn tỉnh chủ yếu do sự
phát triển của các ngành kinh tế cùng với sự tăng lên của nhu cầu và mức sống
của dân cư, đặc biệt tại các đô thị. Điều này sẽ làm tăng khả năng thanh toán,
tăng yêu cầu được lựa chọn, mua sắm sản phẩm, hàng hóa mới và chất lượng cao.
b. Phân loại chợ
*Theo tính chất kinh doanh
Thị trường Quảng Ninh không phải dựa trên thế mạnh về nông sản mà chú
yếu là thủy sản. Vì vậy, hệ thống chợ đầu mối, chợ chuyên doanh hàng nông
14


sản trên địa bàn còn ít, chưa phổ biến, phần lớn là chợ thủy sản. Đây là mặt
hàng quan trọng tạo nên sự khác biệt với các thị trường khác. Toàn tỉnh chỉ có
các chợ cửa khẩu như chợ trung tâm Móng Cái (với hệ thống 3 chợ), có hoạt
động bán buôn phát luồng hàng hóa cho các chợ trong tỉnh và khu vực lân cận.
Các chợ còn lại trong tỉnh đều là các chợ bán lẻ phục vụ nhu cầu hàng ngày về
lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và nhu cầu tham quan, mua sắm của
khách du lịch.
*Phân loại theo không gian địa lý
Dải 4 đô thị và 2 thị xã nằm dọc theo tuyến quốc lộ 18 đã hình thành mạng
lưới chợ dày đặc với tổng số 80 chợ nằm trên 71 phường/thị trấn, 58% tổng số chợ
toàn tỉnh. Ngược lại với 115 xã trên địa bàn chỉ sở hữu 58 chợ. Điều này đã tạo
nên sự chênh lệch khá lớn về mật độ chợ giữa thành thị và nông thôn.
Hiện nay toàn tỉnh có 16 chợ biên giới (chiếm 11,5% tổng số chợ của tỉnh)
được phân bố trên 13 xã, phường thuộc 3 huyện/thành phố vùng biên của tỉnh và
phân bố như sau: TP.Móng Cái có 9 chợ, huyện Hải Hà 3 chợ và huyện Bình Liêu

có 4 chợ.
c. Mật độ chợ
* Mật độ chợ theo đơn vị hành chính
Quảng Ninh có 138 chợ (năm 2013) phân bố trên 14 huyện/thị xã/thành phố
thì mật độ chợ trung bình theo cấp huyện và tương đương là 9,6 chợ. Con số này
thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước (12 chợ). Nếu tính theo đơn vị phường,
xã thì mật độ trung bình của tỉnh là 0,7 chợ/phường, xã và ở mức ngang bằng với
mức bình quân của cả nước. Tuy nhiên mật độ chợ lại có sự khác biệt giữa các
huyện, thành phố.
* Mật độ chợ theo diện tích và bán kính phục vụ
Quảng Ninh có 138 chợ phân bố trên tổng diện tích đất tự nhiên là
6102,3km2 thì mật độ chợ của toàn tỉnh là 2,26 chợ/100km2 (con số này thấp hơn
nhiều so với mức trung bình cả nước là 2,58 chợ/100km2) và diện tích phục vụ chợ
trung bình toàn tỉnh là 44,2 km2/chợ. Từ đây có thể tính được bán kính phục vụ
trung bình của mỗi chợ là 3,8km, nghĩa là mỗi chợ sẽ là trung tâm mua bán hàng
hóa của người dân sinh sống trong khu vực có bán kính 3,8km. Con số này cao
hơn mức trung bình cả nước nhưng không đáng kể (3,5km). Tuy nhiên, tất cả các
chỉ tiêu trên đều có sự phân hóa sâu sắc giữa hai tiểu vùng Đông – Tây.
* Mật độ chợ theo số dân
Quảng Ninh có tổng số 138 chợ phục vụ nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cho
khoảng 1202,9 nghìn người (năm 2013), tức trung bình mỗi chợ phục vụ cho nhu
cầu mua sắm cho khoảng 8,7 nghìn người (thấp hơn mức trung bình cả nước là
10,5 nghìn người). Tuy nhiên mức độ chênh lệch về dân số phục vụ trung bình ở
mỗi chợ là khá lớn, thường dao động ở mức từ 2,8 – 11,5 nghìn người/chợ, trong
15


đó các thành phố thường có mức độ phục vụ tốt hơn với mức trung bình từ 6 - 10
nghìn người. Ngược lại, các huyện ở phía Đông có mật độ ở mức thấp và chênh
lệch lớn giữa các huyện.

d. Cơ sở hạ tầng
Diện tích chiếm đất của các công trình xây dựng chợ trên địa bàn tỉnh rất
khác nhau, từ vài chục mét vuông tới vài chục nghìn mét vuông. Trên địa bàn tỉnh
chủ yếu là các chợ có diện tích nhỏ, dưới 1000 m2 (với 29,7% tổng số chợ), đây
chủ yếu là các chợ dân sinh, phục vụ cho nhu cầu của một phường, xã. các chợ
này thường có quy mô nhỏ, không có diện tích đủ lớn để xây dựng các công trình
phụ trợ như kho hàng, bãi đỗ xe,...Các chợ có diện tích trên 3000 m2 hầu hết là các
chợ hạng II và I.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng của mạng lưới chợ trong tỉnh ngày càng tốt và
được hiện đại hóa hơn. Tính đến năm 2013, số lượng chợ kiên cố của tỉnh là
56/138 chợ (chiếm gần 40,6% trong tổng số chợ, cao hơn nhiều so với mức trung
bình cả nước), chợ bán kiên cố chỉ chiếm ¼ và số lượng các chợ tạm của tỉnh vẫn
còn 25,4%. Chứng tỏ hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh đã và đang được đầu tư mạnh
về cơ sở vật chất, cải thiện và nâng cao điều kiện kinh doanh tại các chợ. Các chợ
tạm này hiện nay đang được quy hoạch đầu tư xây dựng lại hoặc di dời.
e. Thời gian họp chợ
Trước đây, chợ họp theo phiên tồn tại khá phổ biến không chỉ ở Quảng Ninh
mà còn trên phạm vi cả nước do nhu cầu của con người còn ít, đồng thời cũng do
một phần quan niệm của người dân không coi trọng nghề buôn bán nên kìm hãm
sự phát triển của thương nhân. Càng về sau, cùng với sự gia tăng dân số một cách
nhanh chóng, sự tăng trưởng kinh tế cao đã tạo ra một lượng hàng hóa khổng lồ
trên thị trường. Đồng thời, điều kiện sống của con người cũng được nâng cao, nhu
cầu của con người về hàng hóa cũng tăng lên làm cho khoảng cách giữa các chợ
phiên ngắn lại và hình thành dần các chợ họp thường xuyên. Hiện nay trên toàn
tỉnh Quảng Ninh có 113/138 chợ họp thường xuyên, còn chợ phiên chỉ còn khoảng
18%. Tại TP.Hạ Long, TP.Uông Bí và TP.Cẩm Phả hiện có 100% chợ họp thường
xuyên, các huyện thị khác có số chợ phiên dao động từ 20-50%.
g. Nội dung hoạt động của các chợ
Các chợ hạng 1 và 2 thường là các chợ kinh doanh tổng hợp được đặt tại
trung tâm các thành phố, thị xã, thị trấn với nhiều mặt hàng có khối lượng lớn, đặc

biệt là hàng tiêu dùng (quần áo may sẵn, giày dép,..), hàng lương thực thực phẩm
và các sản phẩm công nghiệp khác (hàng cơ khí, hàng điện tử,..). Còn các mặt
hàng thực phẩm hàng ngày có thể thấy ở bất kì chợ nào trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay tỉnh Quảng Ninh có 19 chợ hạng 1 là các chợ kinh doanh tổng hợp
tại trung tâm của các thành phố, huyện, đồng thời cũng đóng vai trò phát luồng
hàng hóa tới các chợ và cửa hàng kinh doanh quy mô nhỏ trên địa bàn. Đặc biệt là
16


chợ Hạ Long và chợ trung tâm Móng Cái là 2 chợ có quy mô lớn nhất tỉnh, có vai
trò phục vụ cho nhu cầu của người dân trong tỉnh và các vùng lân cận, phát luồng
bán buôn hàng hóa với quy mô lớn (chợ Móng Cái) đồng thời cũng phục cho nhu
cầu của khách du lịch.
h. Lực lƣợng tham gia kinh doanh, lực lƣợng lao động và quản lí chợ
Tính đến năm 2013, tổng số điểm kinh doanh tại 138 chợ là trên 21800 hộ
kinh doanh cố định tại chợ tương ứng với 22630 điểm kinh doanh. Bình quân mỗi
chợ sẽ có khoảng 170 điểm kinh doanh. Tuy nhiên các chợ phiên trong tỉnh lại
không có số liệu thống kê chính xác, phần lớn là các điểm kinh doanh không cố
định. Số lượng các điểm kinh doanh tại các chợ có sự chênh lệch khá lớn. Các chợ
hạng I và II có số điểm kinh doanh dao động từ 200 tới 500, các chợ hạng III chủ
yếu phục vụ nhu cầu dân sinh với quy mô nhỏ thì số điểm kinh doanh dao động từ
vài chục tới 150 điểm kinh doanh. Là một tỉnh biên giới nên hệ thống chợ biên
giới, chợ cửa khẩu còn có sự tham gia kinh doanh của các thương nhân người
Trung Quốc. Tại 16 chợ biên giới, chợ cửa khẩu hiện nay có tới 946 điểm kinh
doanh của người Trung Quốc.
Hệ thống chợ không chỉ là thực hiện nhiệm vụ thương mại trao đổi hàng hóa
mà còn góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng nhỏ lao động tại địa
phương. Toàn bộ hệ thống chợ của tỉnh hiện nay đã góp phần giải quyết cho hơn
1200 lao động tại chỗ. Lực lượng lao động này chủ yếu làm việc trong các ban
quản lí, tham gia các tổ vệ sinh môi trường, an toàn giao thông. Lao động tại chợ

được sử dụng dưới hình thức lao động biên chế và lao động hợp đồng. Phần lớn họ
làm việc ở các chợ trung tâm, tại chợ ở các thành phố như Hạ Long, Móng Cái,
huyện Đông Triều. Tại TP.Hạ Long có 20 chợ đã sử dụng gần 600 lao động.
Sau một thời gian đầu tư xây dựng đến nay hệ thống chợ trên địa bàn đã phát
triển tương đối ổn định và có tổ chức quản lí chặt chẽ. Các chợ trung tâm đều có
ban quản lí chợ, các chợ xã, phường có tổ quản lí, các chợ hạng III do Ủy ban
nhân dân phường/xã quản lí. Trong tổng số 138 chợ hiện nay thì có 35 chợ có ban
quản lí (chiếm 25,4%), 79 chợ có tổ quản lí (chiếm 57,2%), còn lại 24 chợ có hình
thức quản lí khác (chiếm 17,4%). Hình thức chủ yếu ở đây là giao khoán cho
phường, xã, cử cán bộ thu vé chợ và tổ chức thu gom rác.
i. Vệ sinh môi trƣờng và an toàn thực phẩm
Hệ thống chợ ở tỉnh Quảng Ninh chủ yếu là các chợ bán lẻ bao gồm các mặt
hàng thực phẩm tươi sống, đặc biệt là mặt hàng thủy sản, phải chú trọng khâu
đóng gói, bảo quản và vận chuyển nên việc đảm bảo vệ sinh môi trường tại các
chợ là rất khó khăn cho các cấp quản lí. Trong tổng số 138 chợ trên địa bàn có rất
ít chợ đảm bảo được vấn đề vệ sinh môi trường. Toàn tỉnh chỉ có 65 chợ có hệ
thống cống thoát nước (chiếm 47,1%), 41 chợ có nhà vệ sinh công cộng (chiếm
29,7%). Hiện nay chỉ có các chợ hạng 1 mới có các tổ vệ sinh làm công tác thu
17


gom rác thải và dọn vệ sinh chợ hàng ngày, con số này chỉ chiếm 13,8% số chợ
của tỉnh. Còn lại các chợ hạng 2 và các chợ dân sinh có nhân viên vệ sinh thường
xuyên nhưng chất lượng vệ sinh chưa cao.
k. An toàn giao thông tại chợ
Tất cả các xã, phường của 9 huyện/thị/thành phố mà quốc lộ 18 chạy qua
trên địa bàn tỉnh đều hình thành các chợ nằm dọc hai bên tuyến đường này, bên
cạnh đó là cả các tuyến đường tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã. Hiện nay, trên
địa bàn tỉnh chỉ có 18,6% số chợ đảm bảo được tốt vấn đề an toàn giao thông. Các
chợ này chủ yếu là chợ hạng 1 và một số chợ hạng 2 tại các thành phố, thị xã được

quy hoạch thành khu chợ riêng biệt có đường bao và hệ thống cơ sở hạ tầng hiện
đại với nhà xe đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu cho hàng nghìn lượt khách.
Tuy cũng đảm bảo được vấn đề an toàn giao thông nhưng ở mức độ chưa cao, vẫn
còn tình trạng ách tắc giao thông trong chợ vào giờ cao điểm.
2.2.4.3. Siêu thị và trung tâm thƣơng mại
a. Số lƣợng và quy mô
Siêu thị đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh được đưa vào hoạt động từ năm 2000
trên địa bàn TP.Hạ Long thì sau 13 năm, con số này đã tăng lên 15 siêu thị và tính
đến hết 2014 là 18 siêu thị. Khác với hệ thống siêu thị, số lượng các TTTM lại
không được tăng một cách mạnh mẽ như vậy. TTTM ra đời muộn hơn (từ năm
2005) chỉ với 2 TTTM ở TP. Móng Cái. Tính đến hết 2014, toàn tỉnh có 5 TTTM
(ở Hạ Long và Móng Cái).
Hệ thống siêu thị và TTTM trên địa bàn tỉnh phát triển với tốc độ khá nhanh
được lí giải bởi một số nhân tố chủ yếu sau: Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu
người ngày càng được nâng cao. Đây là một tiêu chí hết sức quan trọng cho việc
lựa chọn chiến lược xây dựng và kinh doanh siêu thị, TTTM trên địa bàn tỉnh. Thứ
hai, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa tương đối nhanh, đặc biệt Quảng Ninh
lại là tỉnh có thế mạnh về công nghiệp và dịch v cùng với trên 60% dân số đô thị
đã thay đổi sâu sắc thói quen tiêu dùng của đại bộ phận dân cư. Điều này thúc đẩy
mạnh mẽ hoạt động dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn, thúc đẩy sự hình thành và phát
triển của hệ thống siêu thị và TTTM. Thứ ba, Quảng Ninh là tỉnh có thế mạnh về
du lịch. Khả năng thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm đã đóng góp đáng kể
cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn tỉnh. Nhu cầu
du lịch – mua sắm đã tạo cơ hội cho Quảng Ninh phát triển hệ thống TTTM, siêu
thị. Tại đây, khách hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm mà còn được thưởng
thức và trải nghiệm các dịch vụ giải trí chất lượng cao.
b. Hình thức kinh doanh và hình thức sở hữu
Hệ thống siêu thị và TTTM trên địa bàn tỉnh hiện nay có hình thức kinh
doanh khá phong phú với cả siêu thị kinh doanh tổng hợp và siêu thị chuyên
doanh. Trong tổng số 18 siêu thị có 13 siêu thị kinh doanh tổng hợp, bán buôn,

18


bán lẻ; 5 siêu thị chuyên doanh (siêu thị điện máy và siêu thị sách). Tuy nhiên quy
mô của các siêu thị chủ yếu là loại II và III.
Bảng 2.2. Số lƣợng siêu thị và TTTM phân theo thành phần kinh tế năm 2014 [3]
Các thành phần kinh tế
Siêu thị
TTTM
Toàn tỉnh
18
5
Kinh tế Nhà nước
2
1
Kinh tế ngoài Nhà nước
14
2
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
2
2
Về hình thức sở hữu đầu tư, đa số các siêu thị và TTTM trên địa bàn tỉnh do
các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đầu tư và quản lí, số còn lại thuộc các doanh
nghiệp, tập đoàn của nước ngoài.
c. Về phạm vi thị trƣờng và khách hàng
Do số lượng và mật độ của siêu thị và TTTM trên địa bàn tỉnh còn thấp nên
phạm vi phục vụ của những loại hình này khá rộng và có sự phân hóa rất rõ rệt
giữa các địa phương. Dải đô thị ven biển là nơi tập trung hầu hết siêu thị, TTTM
trên địa bàn. Tất cả 18 siêu thị đều tập trung tại 3 thành phố Hạ Long, Móng Cái,
Cẩm Phả và huyện Đông Triều. Chỉ tính riêng TP.Hạ Long chỉ với 4,5% diện tích

và 19% dân số nhưng lại chiếm tới 13/18 siêu thị và 2/5 TTTM toàn tỉnh. Ngược
lại có tới 10/14 đơn vị hành chính không có siêu thị và 12/14 huyện, thị không có
TTTM.
Tuy nhiên, hệ thống siêu thị, TTTM của tỉnh còn có bán kính phục vụ rộng
và có sự phân hóa sâu sắc giữa các vùng. Điều này được lí giải so sự chênh lệch
về mức sống, thu nhập. Đa số các huyện, thị khác trong tỉnh có mức thu nhập còn
thấp, nhu cầu và thói quen đi siêu thị chưa phổ biến. Ngược lại, TP.Hạ Long là
trung tâm kinh tế và dịch vụ, mức sống của người dân cao hơn hẳn so với các
huyện, thị khác. Với một môi trường tiềm năng như vậy sẽ là nơi thu hút đầu tư
của các doanh nghiệp thương mại và các nhà đầu tư nước ngoài.
d. Về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh
Siêu thị và TTTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ra đời sau khi hệ thống siêu
thị và TTTM của cả nước đã trải qua một giai đoạn phát triển nhất định. Vì vậy,
ngay khi hình thành và đưa vào hoạt động, danh mục hàng hóa và dịch vụ tại đây
khá đa dạng, phong phú. Cơ cấu hàng hóa trong đó chủ yếu là các mặt hàng phục
vụ cho cuộc sống hàng ngày như thực phẩm, hàng may mặc, cho tới các mặt hàng
cao cấp hơn nhu đồ nội thất, mỹ phẩm,..Trong đó tỉ trọng hàng Việt Nam tại các
LHBL hiện đại cũng không ngừng tăng lên, đặc biệt đối với hệ thống siêu thị.
Hiện nay UBND tỉnh đang tiến hành triển khai các giải pháp tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh thông qua việc
đưa hàng vào hệ thống phân phối của Big C, Metro tìm đầu ra cho các sản phẩm
của tỉnh.
19


Bên cạnh đó chất lượng dịch vụ trong siêu thị hay TTTM cũng được nâng
lên. Không chỉ là các dịch vụ tối thiểu cần có như ăn uống, vận tải, kho hàng mà
còn phát triển nhiều dịch vụ như vui chơi giải trí, các hoạt động tài chính, ngân
hàng, cho thuê văn phòng, tổ chức sự kiện,...
e. Về phƣơng thức thanh toán

Tại các siêu thị và TTTM mặc dù áp dụng phương thức tự phục vụ nhưng
vẫn có nhân viên tại các gian hàng vừa làm nhiệm vụ bán hàng vừa giám sát. Việc
thanh toán chủ yếu tập trung tại quầy thu ngân có sự hỗ trợ của trang thiết bị
chuyên dùng. Tuy nhiên hệ thống siêu thị và TTTM của tỉnh mới được hình thành,
còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm trong quá trình tổ chức, hoạt động kinh doanh.
2.2.4.4. Hội chợ triển lãm
Hội chợ triển lãm là một hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện
trong một thời gian và địa điểm nhất định để thương nhân trình bày, giới thiệu
hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội kí kết hợp đồng mua
bán hàng hóa và dịch vụ.
Hằng năm, Sở công thương Quảng Ninh kết hợp với các doanh nghiệp
thương mại trong và ngoài tỉnh tổ chức hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu, quảng
bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Hội chợ thường được tổ chức và dịp giáp Tết và
thường đặt địa điểm tại TP. Hạ Long. Một trong những điểm mới của hội chợ tại
Quảng Ninh chính là sự ra mắt của Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Mỗi xã,
phường một sản phẩm năm 2015 được tổ chức lần đầu tiên tại Quảng Ninh từ
27/4 – 2/5/2015 tại TP. Hạ Long.
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NỘI THƢƠNG
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

3.1.1. Quan điểm
Những quan điểm, định hướng phát triển nội thương cũng luôn theo sát
những quan điểm phát triển chung về kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh: Phát
triển thương mại nói chung và nội thương nói riêng tỉnh Quảng Ninh tương xứng
với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Phát triển thị trường nội địa Quảng Ninh trở
thành một bộ phận quan trọng của thị trường cả nước, gắn kết chặt chẽ với thị
trường vùng KTTĐPB. Chú trọng khai thác tiềm năng và phát triển hơn nữa thị
trường nông thôn, miền núi, hải đảo. Nâng cao năng lực và vai trò quản lí của Nhà

nước đối với hoạt động nội thương. Khai thác sức mạnh tổng hợp của các thành
phần kinh tế, kết hợp nhiều loại hình kinh doanh nhằm tạo môi trường kinh doanh
đa dạng, thuận lợi theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tuân thủ
20


theo quy định của pháp luật. (5) Phát triển thị trường bán lẻ theo hướng văn minh,
hiện đại, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt nội thương gắn với hiệu quả kinh tế xã
hội và bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp
phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư.
3.1.2. Mục tiêu
3.1.2.1 Mục tiêu chung
Xây dựng và phát triển nội thương theo hướng hiện đại dựa trên cơ cấu
ngành hợp lí với sự tham gia của các thành phần kinh tế, vận hành trong môi
trường cạnh tranh có sự quản lí và điều tiết của Nhà nước. Trên cơ sở đó, nâng cao
vai trò của ngành thương mại trong việc tăng giá trị tăng thêm, đóng góp vào GDP
của tỉnh; thu hút lao động, tạo việc làm mới, kết nối sản xuất và tiêu dùng nội địa,
điều khiển và dẫn dắt sản xuất theo nhu cầu của thị trường; nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho người dân.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2015-2020 tăng từ 18-20%/năm, định hướng giai đoạn 2021-2030
tăng 20-25%/năm.
Tỷ trọng GDP của hoạt động thương mại bán buôn, bán lẻ chiếm khoảng 10
- 12% trong tổng GDP toàn tỉnh và 29 - 30% GDP ngành dịch vụ (giai đoạn 2015
– 2020) và định hướng 2021 – 2030, tỉ lệ đóng góp của thương mại bán buôn, bán
lẻ tăng lên khoảng 15 - 18% GDP toàn tỉnh và 30 – 35% GDP ngành dịch vụ.
3.1.3. Định hƣớng
- Phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh với quy mô khác nhau, tăng về
số lượng, mới về hình thức hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, phù

hợp với quy luật lưu thông hàng hóa.
- Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài
hòa giữa thương mại truyền thống và hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của thị trường trên từng địa bàn.
- Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng,
phù hợp với tính chất, trình độ sản xuất, xu hướng và phương thức thỏa mãn của
tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu quản lí vĩ mô của Nhà nước.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3.2.1. Khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức thƣơng mại truyền thống
và hiện đại
Phát triển các doanh nghiệp hoạt động nội thương trên cơ sở khuyến khích
phát triển hài hòa các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ theo các loại hình. Cụ thể:
- Phát triển các doanh nghiệp bán lẻ của các thành phần kinh tế theo các
hình thức: trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp; TTTM, siêu thị, chuỗi siêu
21


thị vừa và nhỏ; các cửa hàng; chợ tổng hợp, chợ chuyên doanh; mạng lưới bán
hàng lưu động; bán hàng qua mạng,…
3.2.2. Thu hút vốn đầu tƣ
Áp dụng những ưu đãi đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên
địa bàn tỉnh. Nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế bằng cách khuyến khích
các doanh nghiệp, đầu tư xây dựng, có các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín
dụng,..Trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể hoặc chi tiết để phát triển các
khu kinh tế, khu đô thị và khu dân cư mới, các địa phương phải dành quỹ đất để
xây dựng chợ. Bố trí vị trí, diện tích phù hợp với quy hoạch, đáp ứng cho việc xây
dựng chợ trong thời gian trước mắt và lâu dài.
3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực
Khuyến khích thu hút các nhà quản trị kinh doanh trong và ngoài nước vào
hoạt động ngành thương mại nhằm nâng cao năng lực quản lí, hiệu quả kinh doanh

tại các cơ sở kinh doanh thương mại. Đồng thời cũng có các giải pháp đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành, hỗ trợ kinh phí đào tạo nhằm khuyến khích phát triển
tiềm năng cho các nhà kinh doanh, thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ, tăng
cường khả năng ứng dụng công nghệ trong quản lí kinh doanh thương mại.
3.2.4. Đổi mới phƣơng thức và tăng cƣờng công tác quản lí Nhà nƣớc
Tăng cường hiệu quả công tác quản lí thương mại – dịch vụ trên địa bàn tỉnh
được tiến hành thông qua việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, chính sách
và cơ chế quản lí thương mại. Trong đó có một số giải pháp như: đổi mới mô hình
tổ chức và quản lí theo hướng tăng cường quan hệ liên ngành; đấu tranh chống
buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt,
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới, công tác quản lí thị trường, chống buôn lậu và
các hành vi kinh doanh trái phép lại càng trở nên cần thiết.
3.2.5. Tăng cƣờng hợp tác liên kết thị trƣờng Quảng Ninh với các thị trƣờng
trong và ngoài nƣớc
Đẩy mạnh quá trình liên kết thị trường của tỉnh Quảng Ninh với thị trường
các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước trên cơ sở phát huy lợi thế và bảo đảm
lợi ích của các bên tham gia.Quá trình liên kết thị trường có thể được triển khai
theo những hướng ưu tiên hàng đầu cho việc thiết lập các mối liên kết thị trường
giữa Quảng Ninh với các tỉnh trong VKTTĐPB, đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng. Tổ
chức nghiên cứu thị trường và tổ chức xúc tiến thương mại với các thị trường
trọng điểm của VKTTĐPB và các tỉnh lân cận để xác định lợi thế so sánh và khả
anwng trao đổi hàng hóa giữa Quảng Ninh với các thị trường cụ thể. Trên cơ sở
đó, đưa ra phương án cụ thể, chủ động trong việc điều chỉnh và định hướng cơ cấu
sản xuất, thương mại trên địa bàn tỉnh cho phù hợp.
3.2.6. Giải pháp khác
22


KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu hoạt động nội thương của tỉnh Quảng Ninh từ năm

2000 tới nay, tác giả rút ra một số kết luận như sau:
1. Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động
nội thương nói riêng và thương mại nói chung hình thành và phát triển sớm. Với
vị trí địa lý độc đáo mà ít tỉnh có được là tiếp giáp với vùng biển Vịnh Bắc Bộ
giàu tiềm năng, vùng Đồng bằng sông Hồng – một vùng kinh tế phát triển năng độ
và nằm cạnh nước láng giềng Trung Quốc có cửa khẩu quốc tế Móng Cái lớn nhất
miền Bắc, đồng thời Quảng Ninh cũng nằm trong nhiều hành lang kinh tế hợp tác
giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Điều này mang lại
nhiều lợi thế cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và quá trình hoạt
động thương mại nói riêng.
2. Quảng Ninh đã phát huy được lợi thế của mình bằng sự hình thành và
phát triển ngành nội thương từ rất sớm. Tiếp nối sự phát triển đó tới ngày nay,
quy mô của thị trường nội địa ngày càng lớn được thể hiện thông qua TMBLHH
tăng liên tục và đứng vị trí 15/63 tỉnh, thành. TMBLHH bình quân đầu người có
sự cải thiện rõ rệt và ở vị trí 9/63 tỉnh, thành cả nước. Hàng hóa lưu thông trên địa
bàn tỉnh ngày càng đa dạng, nâng cao về chất lượng đáp ứng không chỉ nhu cầu
của người dân trong tỉnh mà còn tạo sự hài lòng cho khách du lịch với các sản
phẩm đặc trưng mang thương hiệu Quảng Ninh. Hoạt động của ngành ngày càng
sôi động nhờ huy động được đông đảo lực lượng tham gia kinh doanh thuộc tất cả
các thành phần kinh tế, vừa hỗ trợ, vừa cạnh tranh hình thành thị trường nội địa
thống nhất, đa dạng. Cùng với đó là sự hình thành, phát triển các hình thức tổ chức
từ truyền thống tới hiện đại. Hệ thống cửa hàng bán lẻ và chợ đã trải khắp tất cả
các khu vực trên địa bàn tỉnh với quy mô và mật độ khác nhau. Ngược lại, dải đô
thị của tỉnh lại là nơi tạo đà phát triển cho các siêu thị và TTTM. Với những nhân
tố đặc biệt đã mang lại cho Quảng Ninh những điểm nhấn trong hoạt động nội
thương thông qua một số hình thức bán lẻ tiêu biểu. Khi đến với Quảng Ninh thì
không thể không nhắc tới chợ Hạ Long 1, chợ Móng Cái hay một loại hình chợ
đặc biệt là chợ cá (chợ chuyên kinh doanh hàng thủy sản). Cùng với đó là hệ thống
siêu thị, TTTM đã tạo nên bước chuyển trong hoạt động bán lẻ, thói quen tiêu
dùng của người dân, đồng thời tạo nên điểm nhấn tạo sự thu hút với khách du lịch

khi đến với Quảng Ninh.
Tuy nhiên, những ưu đãi của tự nhiên cùng với sự phát triển vượt bậc về
kinh tế, hệ thống đô thị của khu vực phía Tây đã tạo nên sự khác biệt về quy mô,
trình độ và mức độ sôi động của ngành nội thương so với tiểu vùng phía Tây. Điều
này được thể hiện rất rõ thông qua mức độ đóng góp của TMBLHH & DTDVTD
23


của các địa phương, mật độ phân bố các loại hình bán lẻ hàng hóa, lượng hàng hóa
lưu thông cũng như các nhu cầu khác về dịch vụ thương mại.
3. Để hoạt động nội thương phát triển ổn định, từ nay tới năm 2020, tỉnh
cần thực hiện một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống bán lẻ theo hướng văn
minh, hiện đại, tiện lợi, từ đó nâng cao vai trò của nội thương trong nền kinh tế
của Tỉnh. Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh chủ yếu tập trung vào các giải
pháp tổng thể mở rộng quy mô thị trường nội địa, nâng cao chất lượng hàng hóa
và dịch vụ. Đồng thời có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm huy động
nguồn vốn nhằm phát triển cơ sở hạ tầng cũng như thu hút đông đảo hơn nữa đội
ngũ thương nhân tham gia kinh doanh. Đồng thời việc phát triển hệ thống kinh
doanh bán lẻ cũng phải đồng bộ đi đôi với các chương trình phát triển kinh tế - xã
hội trên toàn tỉnh. Hi vọng trong tương lại, Quảng Ninh sẽ phát huy hơn nữa
những lợi thế sẵn có để đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong kinh tế, cùng đất
nước hướng tới một nền kinh tế năng động hòa nhập cùng khu vực và thế giới.
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC CÔNG BỐ
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển và phân bố hệ thống chợ ở
tỉnh Quảng Ninh, Kỉ yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ VIII (quyển 2, trang
748), TP. Hồ Chí Minh, 1-2/11/2014

24




×